Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 26

Thread: LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HOÀNG THỨ LANG

  1. #1
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    LUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA HOÀNG THỨ LANG

    Thi Pháp Thơ Đường Luật

    Thi vận (vần của thơ)

    Thanh, Vận, Điệu là 3 yếu tố chính tạo ra thi nhạc, và nhạc là yếu tố làm cho thơ khác văn. Đó là nói về tính chất, nói về nội dung. C̣n nói về h́nh thức th́ thơ khác văn do vận. Văn không vần nên gọi là Tản Văn. Thơ có vần nên gọi là Vận Văn.
    Do đó trong ba yếu tố Thanh, Vận, Điệu. Vận chiếm địa vị quan trọng hơn cả.

    Vận là ǵ ?
    Sách xưa dạy:
    Vận là những tiếng đồng âm với nhau, những tiếng khi phát âm nghe na ná như nhau.
    Lưu Hiệp đời Lục Triều bên Trung Quốc, tác giả bộ Văn Tam Điêu Long, giải thích rằng:

    Đồng Thanh tương ứng vị chi Vận

    Giải như thế, Tàu cũng như Ta, có phần trừu tượng quá.
    Thật chẳng khác hỏi một thiếu nữ nhà cô ở đâu, cô đáp :

    Nhà tôi ở dưới đám dâu,
    Ở trên đám đậu có cầu bắc ngang

    Hoặc:

    Nhà tôi trở mặt ra sân,
    Ở xa có núi ở gần có sông

    Đi t́m cho ra nhà cô ấy, tất phải mất nhiều công sức, nhiều th́ giờ, và không tránh khỏi lạc đường lạc nẻo.
    Để giúp cho người làm thơ khỏi lạc đường và tới đích mau chóng, học giả Trung Hoa đă soạn nhiều bộ Thi Vận Tập Thành, thường gọi là sách quan vận, là vận thư. Đời Tùy có sách Thiết Vận, đời Đường có sách Đường Vận, Quảng Vận, đời Tống châm chước những bộ sách đời trước, soạn ra bộ Lễ Bộ Vận Lược, được triều đ́nh dùng làm chuẩn tắc cho thi vận trong việc khảo thí. Các đời sau cũng theo gương đời Tống, soạn ra những sách quan vận mới. Nhà Nguyên có sách Trung Nguyên Âm Vận, nhà Thanh có sách Bội Văn Vận Phủ, Trung Hoa Dân Quốc có Trung Hoa Tân Vận ...Sách Trung Hoa Tân Vận chưa được đem ra áp dụng. Được thông dụng nhất là Bội Văn Vận Phủ.

    Theo quyển vận thư này th́ thi vận xếp theo ngũ thanh (thượng b́nh, hạ b́nh, thượng, khứ, nhập) và có tất cả 106 vận. Thượng b́nh có 15 vận là Đông (phương Đông). Đông (mùa Đông), giang, chi, vi, ngư, ngu , tề, giai, khôi, chân, văn, nguyên, hàn, san. Hạ b́nh có 15 vận là tiên, tiêu, hào (hỗn hào), hào (hào kiệt), ca, ma, dương, canh, thanh, chưng, vưu, xâm, đàm, diêm, hàm. Hai thanh B́nh hợp lại gọi là Bằng, vần Bằng. C̣n vần Trắc th́ gồm tất cả các vận trong các thanh Thượng, Khứ, Nhập, tất cả có 76 vận. Để khỏi bị lạc vận, cổ nhân thường học thuộc ḷng những chữ xếp vào b́nh thanh và khi cần, mở sách ra tra cứu.

    Nước Việt Nam chưa có sách quan vận. Các cụ ngày xưa đều dùng sách Tàu khi làm thơ chữ Nôm cũng như khi làm thơ chữ Hán.

    Chúng ta ngày nay không c̣n làm thơ chữ Hán, và cũng rất ít người đọc thông chữ Hán, lại thêm nhiều chữ đă theo thời gian mà biến âm thanh. (Ví dụ Đông là Đông phương, và Đông là mùa Đông, và hào là hào kiệt và hào là hỗn hào, chúng ta đều đọc là Đông là Hào mà chưa chia ra thành những vận khác nhau, và Đông này không áp vận cùng Đông kia được, Hào kia không hợp vận cùng Hào này được.
    Đó là v́ Đông mùa và Đông phương, Hào này và Hào nọ, xưa kia đọc khác hẳn nhau, mà ngày nay th́ đọc giống nhau. Vậy cho nên những vận thư của Trung Hoa kể ra chỉ để các bạn thấy rằng cổ nhân rất xem trọng Vận, chớ không thể đem ra áp dụng cho việc t́m vần được nữa.

    Thơ Nôm xuất hiện từ đời Trần, nhưng trên 700 năm nay chưa có một quyển sách nào nghiên cứu về thi vận. Các cụ ngày xưa th́ dựa vào Vận Thư của Trung Hoa, chúng ta th́ dựa vào những tác phẩm lưu truyền của các cụ. Đối với các cụ thơ Nôm chỉ là một món tiêu khiển trong chốc lát, nên Vận thơ có chỉnh hay không chỉnh, các cụ không mấy quan tâm . Do đó mà có nhiều bài thơ rất hay nhưng có đôi chỗ vần không “tương ứng” không “na ná” như nhau. Thí dụ:

    Lác đác rừng phong hạt móc sa
    Ngàn Vu hiu hắt khí Thu mờ

    Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
    Người đồng châu trước biết bao xa

    Trời Thu ngăn ngắt mấy tầng cao
    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

    Đọc nghe thật không suông tai. Nhưng cũng lắm người bắt chước, v́ xưa bày nay làm và tin các cụ học rộng tài cao đă làm là phải đúng. Nhưng có đúng theo vận luật của Tàu không ? Không sai. Nhưng đối với những kẻ thẩm âm bằng đôi tai nghệ sĩ, th́ những vần gieo như thế nghe không hoàn hảo bao nhiêu.

    Đă công nhận Vận là một yếu tố của thơ, th́ vần thơ phải cho chỉnh đốn.

    Để gieo vần được chỉnh đốn, làng thơ quốc âm đă có chuẩn tắc truyền miệng cho nhau, và ai theo ai không theo tùy ư. Xin tŕnh bày ra đây để cùng các bạn nghiên cứu thêm:

    Để biết tiếng nào đồng âm với tiếng nào, chúng ta lấy những mẫu tự khởi đầu làm tiêu chuẩn, và để biết tiếng nào đồng thanh với tiếng nào, chúng ta lấy những dấu Không, Huyền, Sắc, Nặng, Hỏi, Ngă làm tiêu chuẩn. Như trước đă nói, để biết những tiếng nào cùng một bộ vận với nhau, cố giáo sư Trần Cảnh Hảo đề xướng ra phép dùng Khuôn và Dấu.

    Khuôn là ǵ ?

    Là một nhóm chữ do một hay hai nguyên âm (voyelle) ráp với 1 hay 2 phụ âm (consonne) thành vần (syllabe), tự nó có thể thành một chữ.. Thí dụ trong chữ Ban, Kinh, Cương, Luôn ... th́ An, Inh, Ương, Uôn là khuôn.

    Những chữ nào đồng một khuôn và đồng một thanh với nhau là đồng một bộ vận. Thí dụ những tiếng Ban, Bàn, Bán, Bạn, Bản, Băn là những tiếng đồng một khuôn, nhưng khác thanh. Nên Ban và Bàn đồng một bộ vận với nhau thuộc vần Bằng c̣n Bán Bạn Bản Băn thuộc vần trắc, tuy khác thanh nhưng vẫn cùng vần với nhau.

    Nói tóm lại là vận có hai loại: loại vần bằng và loại vần trắc. Những chữ đồng một khuôn và có dấu huyền cùng không dấu thuộc vần Bằng và cùng một bộ vận với nhau. Những chữ đồng một khuôn và có các dấu Sắc, Hỏi, Ngă, Nặng là thuộc vần Trắc và cùng một bộ vận với nhau. Thí dụ: Ban, Bàn, Can, Càn, Dan, Dàn, Đan, Đàn, Gan, Gàn, Han, Hàn, Khan, Khàn, Lan, Làn, Man, Màn, Phan, Phàn, Quan, Quàn, Ran, Ràn, San, Sàn v.v... là đồng một bộ vận với nhau.

    Đó là nói về loại vần Bằng. C̣n loại vần Trắc th́ khuôn giống nhau mà chữ này Thanh Thượng, chữ kia Thanh Khứ, cũng đều là đồng một bộ vận. Như Bán, Cán, Cạn, Đản, Đạn... đều đồng một bộ vận. Riêng những chữ về Nhập Thanh, tuy cùng thuộc loại vần Trắc, mà chữ có hậu phụ âm T tạo cho ḿnh một bộ vận riêng, chữ có hậu phụ âm P tạo cho ḿnh một bộ vận riêng. Những chữ có phụ âm C, CH cũng vậy. Những bộ vận này không thể lẫn lộn nhau và không thể nhập với những bộ vận về Thượng Thanh, Khứ Thanh.

    Thơ Đường luật ít khi dùng vần Trắc cho nên không cần đi sâu.

    Trong nhiều bài thơ vần Bằng được truyền tụng, chúng ta lại thấy có nhiều bài không theo quy tắc “đồng một khuôn”.
    Thí dụ bài Không Chồng mà chửa của Bà Hồ Xuân Hương:

    Trót lỡ ra rồi dám thở than
    Riêng hiềm v́ nỗi má hồng nhan
    Duyên thiên chưa thấy nhô đầu ngược
    Phận liễu sao đà nảy nét ngang
    Gánh nợ trăm năm chàng trút cả
    Khối t́nh ba kiếp thiếp riêng mang
    Chị em nhắn nhủ đừng chê trách
    Không có nhưng mà có mới ngoan

    Than, Nhan, Ngoan thuộc khuôn An, Ngang, Mang thuộc khuôn Ang, mà lại ghép vần với nhau, như thế là sái là không đúng. Cách gieo vần như thế không phải là hiếm, Trần Tế Xương cũng thường vấp phải:

    Trời không chớp bể với mưa nguồn
    Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
    Bối rối t́nh duyên cơn gió thoảng
    Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông
    Khăn khăn áo áo thêm bầy chuyện
    Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng
    Ngủ quách sự đời thây kẻ thức
    Bên chùa thằng trọc đă hồi chuông

    Những vận thuộc khuôn Uôn ghép với những vận thuộc khuôn Uông. Nếu chúng ta chịu khó “lắng tai Chung Kỳ” th́ nhận thấy khi đọc lên, Ang cũng như Uông ngân dài hơn An và Uôn. Thi nhạc của những câu mà vần không có chữ G ở sau kém hơn các câu có G.

    Nhưng thi vận chia làm hai thứ:
    - Chính Vận (vần chính).
    - Thông Vận (vần thông).
    Chính Vận là những vận đồng một khuôn.
    Thông Vận là những vận tuy không đồng một khuôn nhưng đọc lên nghe tương tợ, na ná như Nhan và Mang, Buồn và Chuông, Huông. Có nhiều địa phương đọc những chữ có G và không có G giọng giống in nhau. Chỉ những người từ Thanh, Nghệ, Tĩnh trở ra mới đọc đúng giọng và mới có thể phân biệt dễ dàng độ dài ngắn của những chữ có G và không G.

    Do đó với những chữ có G và không G, làng thơ chia làm hai phái. Một phái nhận là Đồng Vận, một phái cho là Lạc Vận.

    Chúng ta không nên cứng rắn quá, cũng không nên dễ dăi quá. Chúng ta chỉ nên ghép những vần có G với những vần không có G. Những vần không G với những vần có G, trong trường hợp “bất khả kháng”, nghĩa là chúng ta chỉ ép vận khi nào nhận thấy làm như thế tuy có phần thất về mặt âm vận nhưng thêm phần đắc về mặt t́nh tứ. Song nếu có thể tránh được th́ vẫn hơn.
    Chúng ta nên tránh ghép những vần: UA, U, Ư vào Ô, O, Ơ như bài Than Thời Loạn của Vua Lê chúa Trịnh:

    Lửa hồng từ dậy mái thành đô
    Đ̣i chốn lầm than chuyện được thua
    Xanh biếc thú quê người ẩn dật
    Bạc đen đường thế khách bôn xu
    Suy tường mỗi mỗi đau ḷng trí
    Tính quẩn trần trần nát dạ ngu
    Mong tới Vị Xuyên mà hỏi Lữ
    Rằng Thương xưa cũng thế này ư

    Bài thơ được truyền tụng là nhờ lời đẹp và phản ảnh thời thế, được các nhà làm sách thi tuyển thủ thứ là do ư thú, chớ không phải do âm vận. Những duyệt giả chuộng thanh điệu không thích bài này. Một bài thơ gồm được cả thanh điệu ư thú mới là hoàn hảo.

    Chúng ta cũng thường gặp trong thơ xưa, những vần AO, ÂU, IU, EO ... ghép lại với nhau. Như trong bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến:

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
    Nước biếc trông như tầng khói phủ
    Song thưa để mặc bóng trăng vào
    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào
    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

    Bài này là một danh tác, nên không mấy người dám chê vần Cao mà xuống vần Hiu nghe thật “chói tai". Chẳng những không dám chê mà c̣n khen hai vần đó đứng sát nhau gây nơi người đọc cái cảm giác “xa cách, rời rạc”, làm cho giác quan cảm thấy cảnh đă mênh mông thêm mênh mông, t́nh đă hiu quạnh thêm quạnh hiu. Cũng có người khen những vần Đô, Thưa, Xư, Ngư, Ư trong bài Than Thời Loạn ở trên là làm cho người đọc thêm thấy rơ cảnh loạn thời Lê Trịnh. Thấy rơ là nhờ sự lủng củng của vần gây nên.
    Khen như thế thật chẳng khác nào anh chồng si t́nh khen vợ ḿnh nhờ chột một mắt mà trở thành tuyệt thế giai nhân.
    Chúng ta không nên theo hùa.

    Thơ là tiếng của ḷng (tâm chi thanh). Thơ phải có nhạc mới dễ truyền cảm. Mà vần là một yếu tố quan trọng để tạo nhạc. Vậy chúng ta phải cố tránh những vần ép như những vần trên đây. Nếu không dùng được những vần Chính th́ nên dùng những vần Thông gần nhau (cận vận), càng gần nhau bao nhiêu th́ càng quư bấy nhiêu.

    Những Vần Thông gần nhau đi với những vần sau đây:

    ai với oai - ôi với ơi – ơi với nơi – au với âu – ay với ây, oay – ia với uya - ui với uôi – yêu với êu, iêu, iu - âm với ăm - ăn với ân - ong với ông hay ung - anh với oanh, ênh, inh, uynh - yên với iên, uyên...v.v...

    Chúng ta nên cẩn thận khi dùng những chữ đồng âm dị nghĩa như Trường là ruột và Trường là dài, Trường là chỗ nhiều người tụ họp (hội trường, trường học...). Bên Hán tự th́ mặt chữ khác nhau, bên quốc ngữ th́ khuôn giống nhau. Như thế bên Hán cũng như bên Việt đều là những chữ đồng vận và đều là Chính Vận. Nhưng không nên dùng gần nhau v́ dùng gần nhau sẽ kém nhạc, chẳng những kém mà c̣n hại là đằng khác:

    Tầm phương bước lạc đến công trường
    Thấy cảnh t́nh ai khỏi đoạn trường

    Nghe thật không suông tai !

    Đối với những tiếng đồng âm dị nghĩa trong thuần Việt cũng thế. Nếu không để chúng ở một “đầu sông tương”, một ở “cuối sông Tương”, như trong Thăng Long Thành Hoài Cổ của bà Huyện Thanh Quan, th́ ít ra phải để cách nhau ở một bến đ̣, nghĩa là có chen một vần khác ở giữa. Thí dụ như bài Cảm Tác (khuyết danh) sau đây:

    Mấy chục năm qua gió bụi mờ
    Tưởng rằng bớt đục hóa thêm nhơ
    Mặt đành bôi mặt gà chung mẹ
    Tay sẵn ngon tay gió phất cờ
    Ruột đứt non sông chờ vận hội
    Sầu vương cây cỏ đợi thời cơ
    Đêm đêm dưới nguyệt gươm mài hận
    Quang phục quê hương lật thế cờ

    Nguyên tắc xếp vần về bên loại vần Trắc cũng như bên vần Bằng. Xin cử một bài thơ vần trắc của Học Lạc làm mẫu:

    Vành mâm xôi oản đề thằng Lạc
    Nghĩ ḿnh ti tiện không đài các
    Văn chương vốn thiệt bợm mèo quào
    Danh phận không ra cái cóc rác
    Bởi thế bơ phờ thẹn núi sông
    Dám đâu vúc vắc nhạo cô bác
    Các thầy nếu chẳng biết ḷng cho
    Trong có ông thần ngoài cặp hạc

    Thơ gieo vận trắc nghe không du dương, uyển chuyển nên làng thơ ít ham thích, nhiều thơ vần trắc lưu truyền từ xưa đến nay không được bao lăm. Do đó các nhà thi học bảo rằng Luật Thi chỉ dùng vần Bằng, những bài dùng vần Trắc dù cho đúng niêm luật vẫn thuộc về cổ thể.

    Thơ vần Bằng mà dùng chính vận c̣n lưu truyền không ít. Xin trích một bài Mùa Nực Mặc Áo Bông của cụ Tú Xương làm mẫu:

    Bức sốt nhưng ḿnh vẫn áo bông
    Tưởng rằng ốm dậy hoá ra không
    Một tuồng rách rưới con như bố
    Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
    Đất biết bao giờ sang vận đỏ
    Trời làm cho bỏ lúc chơi ngông
    Gần chùa gần cảnh ta tu quách
    Cửa phận quanh năm sẵn áo sồng

    Bài thơ Tặng Vợ (Thương Vợ) của ông Tú sau đây vần gieo chính vận cũng thật là suông:

    Quanh năm buôn bán ở mom sông
    Nuôi đủ năm con với một chồng
    Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng
    Eo xèo mặt nước buổi đ̣ đông
    Một duyên hai nợ âu đành phận
    Năm nắng mười mưa, dám quản công
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
    Có chồng hờ hững cũng như không

    Vần gieo đă ḍn, t́nh lại thiết tha, giọng lại dí dỏm ! “Năm con với một chồng” có hai ư. Một là sáu miệng ăn, hai là năm con đó do một ông chồng sanh ra chớ không v́ “buôn bán ở mom sông” mà có nhiều con đâu ! Bà Tú mà nhận thấy cái hóm hỉnh này th́ cũng đấm cho ông ba cái đấm lưng là ít. Rồi lại nói “có chồng hờ hững cũng như không”. Cũng như không mà có đến năm con, vậy nếu “không như không” th́ bà Tú nuôi sao nổi ? Nội vẻ trào phúng kín đáo, và dễ thương đó, bài thơ cũng đủ có giá trị, huống c̣n t́nh tứ, c̣n văn chương mà vần chỉnh tề chiếm một phần quan trọng.

    Chúng ta đọc thêm bài Thu Cảm của Tương An Quận Vương, một bài thơ gieo vần cũng thật khéo:

    Bên cảnh bên t́nh khéo vấn vương
    Sầu Thu đưa hạ chạnh trăm đường
    Tiếng ve dày dặc nghe thêm thảm
    Mặt nguyệt tṛn hin ngó dễ thương
    Vàng thếp giếng ngô sa lá gió
    Bạc xuy dậu cúc nảy chồi sương
    Sầu chong trắng đĩa không yên giấc
    Lăm phá thành sầu đă hết phương

    Xúc cảnh mà sinh t́nh, rồi mượn cảnh nói t́nh. Văn chương trang nhă, hàm súc. Không cần đi sâu vào nội dung chỉ đọc năm vần Vương, Đường, Thương, Sương, Phương, cũng đă đủ khoái nhĩ. Thật là văn chương của bậc đại gia.

    Xem những vần thơ được truyền tụng từ xưa tới nay, chúng ta nhận thấy các nhà thơ chân chính đều chú trọng sự gieo vần, và những bài thơ hay đều dùng chính vận.

  2. #2
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Bàn về thơ Đường luật

    Thơ Đường luật (Luật thi)

    Tiền Mộc Yêm, tác giả sách Đường Ẩm Thẩm Thể nói rằng: “Luật đây là sáu luật, là luật ḥa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật h́nh án, nghiêm ngặt chặt chẽ, không được vi phạm”. Có thể giải thích thêm về thể cách của luật thi như sau:

    a. Trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết.
    b. Trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải khéo.
    c. Trong một bài, âm thanh cần phải chọn sao cho có sự cao thấp, bổng trầm.
    Tóm lại, ba điều kiện cần thiết của luật thi là niêm, luật và đối.

    Về đối ngẫu, Lưu Hiệp đời Lục Triều, tác giả sách Văn Tâm Điêu Long, đă phân biệt bốn cách là: Ngôn đối, Sự đối, Chính đối và Phản đối. Ngôn đối là đối bằng lời suông. Sự đối là đối bằng điển cố. Hai câu mỗi câu tŕnh bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ư, là chính đối. Nếu hai sự việc đó trái ngược nhau, th́ gọi là phản đối. Sự đối và phản đối khó làm hơn và có giá trị hơn là ngôn đối và chính đối.

    Đến thời Sơ Đường, Thượng Quan Nghi phân biệt sáu cách đối là:

    1. Chính danh đối, như càn khôn đối với nhật nguyệt.
    2. Đồng loại đối, như hoa diệp đối với thảo mao.
    3. Liên châu đối, như tiêu tiêu đối với hách hách.
    4. Song thanh đối, như hoàng ḥe đối với lục liễu.
    5. Điệp vận đối, như bàng hoàng đối với phóng khoáng.
    6. Song nghĩ đối, như xuân thụ đối với thu tŕ.
    (theo sách Thi uyển loại cách)

    Một bài luật thi hoàn chỉnh dùng vào việc ứng chế, ứng thí, có thể định nghĩa là một bài thơ tám câu hoặc năm chữ ngũ ngôn luật thi hoặc bảy chữ thất ngôn luật thi, phải theo những qui tắc nhất định về niêm, luật; bốn câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng đôi một.

    Ngoài những bài có bốn câu giữa đối nhau, cũng có những bài hoặc sáu câu toàn đối, hoặc tám câu toàn đối.

    Về vận, bài luật thi bắt buộc phải dùng vận chính (không được dùng vận thông, vận chuyển), căn cứ vào cuốn qui định vận bộ do triều đ́nh ban hành. Đời Đường Huyền Tông có cuốn “Vận Anh”, cải biên theo cuốn “Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn đời Tùy, rồi cuốn “Đường Vận” của Tôn Miễn, bổ khuyết sách trên.

    Về việc dàn ư, bài luật thi vốn có bố cục như sau: các câu 1, 2 là khởi (khai), các câu 3, 4 là thừa, các câu 5, 6 là chuyển, các câu 7, 8 là hợp (hạp). Ngoài các câu đầu và kết ra, trong những câu giữa, muốn nói ǵ cũng được, không có lệ nhất định. Chỉ trong những khoa thi về sau, bài luật thi mới có bố cục chật hẹp (phá, thừa, thực, luận, kết).


    Thơ Đường Luật

    "Thể thơ Đường luật, về h́nh thức, các nhà thi học đều công nhận là toàn hảo. Nhưng nó chỉ thích hợp với những t́nh cảm đă được tiết chế, với những tâm hồn trầm tĩnh, với những người nặng về đời sống nội tâm. Nó không c̣n thích hợp với người hiện đại, bởi ḷng luôn bị ngoại cảnh chi phối, rất ít khi được yên tĩnh, ung dung, nhịp ḷng và nhịp thơ không thể hài ḥa với nhau được thỏa đáng".

    Thơ có nhiều thể, thể nào cũng có ưu điểm, khuyết điểm hoặc nhược điểm. Chúng ta chọn thể thơ Đường luật là v́ thể thơ này thích hợp với tâm hồn của chúng ta. Thể thơ này đă bị các nhà Thơ Mới đả kích dữ dội ngót mười năm từ 1932 đến 1941. Bị công kích, đả đảo ngay khi thể thơ mới ra đời, đă bị một số danh gia, như Lư Thái Bạch, Hàn Sơn ... chỉ trích nặng lời, chớ chẳng đợi đến các thi nhân sanh sau hàng ngàn năm.
    Bị đả kích mà vẫn tồn tại bởi có những ưu điểm. Trừ những kẻ thiên kiến, những người không độ lượng, không ai phủ nhận, không ai nỡ hủy diệt, trái lại c̣n rũ ḷng ấp ủ nâng niu.

  3. #3
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Phép dụng tự

    Để mở đầu phần Thi Pháp Thơ Đường Luật, hôm nay Hoàng Thứ Lang xin trích bàn về Phép dụng tự.

    Thơ Đường thường dùng thực tự ít dùng hư tự.
    Các nhà thi học đời sau thường nhận xét rằng: "Thơ mà dùng hư tự không hay". Đó là lời của Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên. Người đồng thời cùng họ Triệu là Phạm Phanh nói thêm: "Thơ dùng nhiều thực tự th́ mạnh, dùng nhiều hư tự th́ yếu". Tạ Trăn cũng nói: "Dùng nhiều thực tự th́ ư giản mà câu mạnh, dùng nhiều hư tự th́ ư phồn mà lời yếu".
    Xét kỹ th́ Cổ Thi thường dùng hư tự, Luật Thi thường dùng thực tự. Đường nhân hay dùng thực tự, Tống nhân hay dùng hư tự.

    Nói là chuyên dùng, ưa dùng ... là chuyên dùng nhiều, ưa dùng nhiều tự loại này hơn tự loại kia đó thôi. Hư tự dùng để đẩy đưa lời thơ, để gắn nối chữ này với chữ nọ. Dùng nhiều thực tự quá câu thơ thành nặng nề. Dùng nhiều hư tự quá câu thơ trở nên lỏng lẻo bên lời, cạn cợt bên ư. Phải sử dụng sao cho thích ứng, cho cân xứng. Như thế mới là diệu thủ.

    Trong làng thơ Quốc âm, bà Huyện Thanh Quan hay dùng thực tự, bà Hồ Xuân Hương hay dùng hư tự. Tôn Thọ Tường thường dùng thực tự, Trần Tế Xương thường dùng hư tự.

    Dùng nhiều thực tự th́ thơ cô đọng chững chàng. Dùng hư tự vừa phải th́ thơ nhẹ nhàng bay bướm. Xin dẫn chứng:

    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Bát canh Quảng Vơ ơn c̣n nhớ
    Chén rượu Hồng Môn lệ khó ngăn
    (Tôn Thọ Tường)

    Tóc vướng hơi hương vườn thúy liễu
    Ḷng nương tiếng địch bến vi lô
    (Tú Xương)

    Sóng lớp phế hưng coi đă rộn
    Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Nghi ngút tro tàn nền đạo nghĩa
    Lờ mờ bụi đóng cửa trâm anh
    (Tôn Thọ Tường)

    Thà không trời đất không chi cả
    C̣n có non sông có lẽ nào
    (Phan Sào Nam)

    Chiếc bá buồn v́ phận mỏng mênh
    Giữa ḍng ngao ngán nỗi lênh đênh
    Lưng khoang t́nh nghĩa dường lai láng
    Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
    Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
    Giang chèo thây khách rắp xuôi ghềnh
    Ấy ai thăm ván căm ḷng vậy
    Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh
    (Hồ Xuân Hương)

    Đó là những câu dùng hư tự nhiều mà hay, nhất là câu thơ của Phan Sào Nam thật là hy hữu.

    Dùng hư tự mà không khéo th́ câu thơ thành non nớt, không truyền được cảm, mặc dù trong thơ có nhiều t́nh:

    Trên đài hiu hắt ngọn đèn hoa
    Gang tấc xem bằng mấy dặm xa
    Một kiếp đă đành rằng để vậy
    Chín trùng có thấu đến chăng là
    Ỏi tai ngán nỗi đàn ve gảy
    Tan mặt buồn tênh cái nhện sa
    Ví biết thân này chi khó bấy
    Quyền môn chen chúc chẳng bằng thà

    Đó là một bài thơ được truyền tụng nhan đề CUNG OÁN.
    Trong sách "Phép làm thơ" của Diên Hương chép là của Ôn Như Hầu. Theo Quách Tấn nhận xét th́ không phải, v́ bút pháp của Ôn Như Hầu rất già dặn, chải chuốt. Thơ trong Cung Oán Ngâm Khúc đă nổi danh là điêu luyện đến mức, và những câu sau đây, chỉ vài câu c̣n truyền tụng thôi, cũng đủ chứng minh rằng những câu thơ quá dễ dăi trên đây không phải là di sản của Ôn Như Hầu:

    Cơi thế lênh đênh thuyền hạo kiếp
    Lẽ trời lồng lộng vơng huyền cơ
    (Cảm tác - Ôn Như Hầu)

    Man mác cảnh đâu ngoài vạn dặm
    Bâng khuâng chuyện những mấy trăm năm
    (Nghe ếch kêu - Ôn Như Hầu)

    Lời thơ tự nhiên, lưu loát chớ không quê vụng như bài CUNG OÁN trên.

    Bài CUNG OÁN có nhiều chữ dư, tức là những chữ không cần thiết, chỉ đem vào cho đủ vế mà thôi. Chúng ta nên tránh.
    Chẳng những tránh dùng chữ thừa, mà c̣n tránh dùng một chữ đến 2 hoặc 3 lần, trừ khi cố ư nhấn mạnh, cố ư làm nổi bật một tứ thơ.

    Lỗi bị trùng chữ rất thường xảy ra. Đến các bậc lăo luyện vẫn nhiều khi vấp phải. Như Tố Như trong bài Vọng Phu Thạch.
    Nhưng v́ bài thơ có giá trị của viên ngọc liên thành, cho nên những vết nhỏ kia có thể bỏ qua. Tuy nhiên nếu viên ngọc toàn mỹ th́ càng quư bội phần.

    Tản Đà thỉnh thoảng cũng không tránh khỏi. Tiên sinh có bài THEO VOI ĂN BĂ MÍA cũng bị phạm lỗi này.

    Chúng ta không phải như Tố Như, Tản Đà nên đừng bắt chước.
    Huống nữa đă là lỗi th́ dù là của bậc đại gia văn chương đi nữa cũng không nên lấy đó làm gương.

    Tránh những chữ vô dụng, tránh những chữ trùng điệp.
    Lại c̣n phải tránh:
    1. Điệp thanh.
    2. Điệp âm.
    3. Điệp vận.


    Trong bài Phép dụng tự có đề cập đến việc bài thơ phải tránh:
    1. Điệp thanh
    2. Điệp âm
    3. Điệp vận

    Hôm nay xin được tiếp tục bàn về ba điểm trên. Trong phạm vi bài này chỉ bàn về Thơ Thất Ngôn Luật Thi mà thôi (Thơ Ngũ Ngôn Luật Thi sẽ bàn vào một dịp khác).

    1. Điệp thanh:

    Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trong các câu luật trắc vần bằng. Hai chữ ấy đều b́nh thanh th́ thượng đoản hạ trường, hoặc ngược lại (thượng trường hạ đoản), chớ đừng dùng cả hai hoặc đều đoản hay đều trường.
    Thí dụ 1 (cả hai đều cùng đoản b́nh thanh):

    Thành Loa vừa thấy xây vua Thục
    Ải Lạng quanh coi đuổi giặc Ngô
    (Nguyễn Đỉnh Ngọc)

    Câu thơ không có tiếng ngân, hơi thơ đọc xong là đứt không đủ sức đi vào ḷng người đọc người nghe.

    Tuy vậy vẫn c̣n đỡ hơn chữ thứ 4 và chữ thứ 7 đều cùng trường.
    Thí dụ 2 (cả hai đều cùng trường b́nh thanh):

    Nơn nà sắc nước nhờ ơn nước
    Ngào ngạt hương trời ngát dặm trời
    (Lê Thánh Tôn)

    Câu thơ quặp ở giữa lưng như bụi chuối bị gió thổi găy, âm hưởng nghe ch́m lỉm như tiếng trống bị đùn da. Lỗi này nên tránh.

    Thượng đoản hạ trường hoặc thượng trường hạ đoản thay đổi nhau th́ câu thơ mới hài hảo.

    Tuy nhiên nếu chữ thứ 4 có một trường b́nh thanh đứng kề th́ câu thơ lại đọc nghe êm tai.
    Thí dụ:

    Thay mười tám triệu người ăn nói
    Mở bốn ngàn năm mặt nước non
    (Trần Tế Xương)

    Mấy hàng tóc bạc từng dâu bể
    Một tấm ḷng son giải núi sông
    (Đặng Xuân Bảng)

    Nói tóm lại trong một câu Thất Ngôn th́ có hoặc 4 tiếng bằng 3 tiếng trắc, hoặc 4 tiếng trắc 3 tiếng bằng th́ những tiếng bằng trắc ấy phải có thanh độ khác nhau, câu thơ mới giàu âm nhạc. Trong mỗi câu ít nhất là phải có 1 tiếng trường b́nh th́ nghe mới êm. Nhưng chớ nên dùng nhiều trường b́nh quá. Nhiều trường b́nh làm cho câu thơ yếu ớt, giọng trầm trầm khó nghe. Trong một câu Thất Ngôn có 4 tiếng bằng th́ dùng 2 tiếng trường b́nh là vừa. Nếu một câu có 3 tiếng bằng mà dùng trường b́nh cả 3, hoặc 4 tiếng bằng mà dùng đến 3 trường b́nh th́ câu thơ nghe không được du dương trầm bổng, mặc dù không phạm lỗi ǵ cả.
    Thí dụ:

    Trời làm đá nát lại vàng sôi
    Thiên hạ trông mưa đứng lại ngồi
    Ngày trước biết ǵ ăn với ngủ
    Bây giờ lo cả nước cùng nôi
    Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
    Cá sợ ao khô vượt cả rồi
    T́nh cảnh nhà ai nông nổi ấy
    Quạt mo phe phẩy một ḿnh tôi
    (Trần Tế Xương)

    Chúng ta nhận thấy câu đầu có 3 trường b́nh thanh trên 4, âm thanh nghe không được hài mỹ bằng những câu mà thanh độ điều hoà là các câu dưới.


    2. Điệp âm:

    Điệp thanh th́ bằng vào thanh độ và chú trọng hai b́nh thanh là đoản b́nh và trường b́nh.
    Về điệp âm th́ lưu ư đến những tiếng cùng một âm căn, như ban bàn bán bản băn bạn, thanh thành thánh thảnh thănh thạnh ... những chữ mà một hay nhiều mẫu tự đứng trước hoặc đứng sau giống nhau, như ba bốn bữa, mây man mác, núi nặng nề ... bối rối mối, mây vây cây v.v... Những chữ đồng âm mà để gần nhau, nhất là ba hoặc bốn chữ cùng một lượt, th́ nghe như nói cà lăm, nói lắp bắp, rất chướng tai (cacophonie).

    Thí dụ:

    Thượng toạ thiền trung sư sự sứ
    Đ́nh tiền túy tửu phụ phù phu

    Đường về xóm cũ mây man mác
    Nhớ đến người xưa nặng nỗi niềm

    Gặp mặt cô nàng tôi bối rối
    May nhờ lúc ấy tối rồi thôi

    Chúng ta cùng đọc và nhận xét bài thơ sau đây:

    Vô Đề

    Tiếng gà bên gối tẻ tè te
    Bóng ác trông ra loé loẽ loè
    Non mấy trùng cao chon chót vót
    Hoa năm sắc nở lỏe ḷe loe
    Chim t́nh bậu bạn ḱa kia kĩa
    Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhe
    Danh lợi không màng ti tí tị
    Ngủ trưa chưa dậy khỏe kḥe khoe

    Nguyễn Thượng Hiền


    3. Điệp vận:

    Tương tự như điệp thanh. Điệp vận ở chữ thứ 4 và chữ thứ 7.
    Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.

    Thí dụ:

    Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng
    Ḷng ta ư gă mấy ai bằng

    Thôi thôi dại sớm thời khôn sớm
    Nhắn kẻ chưa què chớ vội khoe

    Hai đứa chung ḍng nước Cửu Long
    Thương nhau chẳng gặp nát tan ḷng

    Bẽ bàng lối cũ hoa chào gió
    Thổn thức canh trường nhạn khóc sương

    Quyên rầu rĩ tiếng chùng dây sắt
    Nhạn lẻ loi đường thẹn bóng gương

    Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
    Đường đi thiên thẹo quán cheo leo

    Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
    Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi

    Trai đu gối hạc khom khom cật
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng

    Xiếu mai chi dám t́nh trăng gió
    Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh


    Thơ Thất Ngôn chẳng những tránh điệp vận ở những câu có vần, mà phải tránh cả ở những câu không vần nữa. Và chẳng những phải tránh ở chữ thứ 4 thứ 7, mà c̣n phải tránh cả ở những chữ thứ 2 và thứ 6 nữa.

    Thí dụ:

    T́nh quê ấp ủ mùi hương cũ
    Tin bạn mơ màng bóng nhạn xa

    Nghĩ ḿnh vốn cũng đa t́nh lắm
    Mà dạ người thương chẳng tỏ tường

    Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
    Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 6 gọi là Tiểu Vận.
    Cả hai đều là bệnh của thơ.
    Những điểm này sẽ được nói thêm trong phần Thi Bệnh sắp tới.


    Thi bệnh

    Trong phần trước nói về Phép dụng tự, và bàn về làm thơ nên tránh những điệp thanh, điệp âm, điệp vận v.v... tức là tránh những bệnh của thơ.
    Thi bệnh không phải chỉ có bấy nhiêu, mà c̣n hàng chục bệnh khác nữa.
    Sau đây là phần trích bàn về:

    THI BỆNH

    Từ đời Tấn trở về trước, làng thơ không nói đến thi bệnh mặc dù bệnh đă có từ xưa. Đến đời Lục Triều (221-581) sang đời Tùy (581-621), các thi nhân gây ra phong trào nghiên cứu thanh vận, Thẩm Ước đề xướng thuyết Tứ Thanh, Bát Bệnh, được phần đông tao khách hưởng ứng, đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn.
    Ngũ Ngôn ở đây là Ngũ Ngôn cổ thể.
    Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Luật Thi đến đời Đường, nghĩa là gần nửa thế kỷ sau mới sản xuất.
    Cho nên tám bệnh của Thẩm Ước đưa ra không đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Đường Luật được. Mà chúng ta giảng cứu đây là giảng cứu về Luật Thi. Tuy vậy tưởng chúng ta cũng nên biết qua để làm giàu thêm cho cái vốn học vấn.
    Trước hết chúng ta nên biết rằng tám bệnh kia không phải Thẩm Ước đặt ra. Chính cũng như những bệnh dịch hạch dịch tả, bệnh phong bệnh lao ... ở ngoài đời. Những thi bệnh đă có trong thơ từ khi mới có thơ và thơ càng phát triển, thi bệnh càng sanh thêm nhiều. Thẩm Ước chỉ có công phát hiện và đặt cho mỗi bệnh cái tên. Để cho khách tri âm dễ nhận thấy bệnh, họ Thẩm mới giải rơ bệnh lư, mới tả rơ bệnh trạng, mới thuyết rơ bệnh căn.
    Nhận thấy được bệnh rồi th́ tránh bệnh hoặc trị bệnh không đến nỗi khó khăn.

    Sau khi Thi luật được điển chế th́ phần nhiều bệnh của Thơ Ngũ Ngôn không c̣n chỗ để xâm nhập. Song những bệnh này bị diệt trừ th́ những bệnh khác lại sanh sản. Bởi hễ đời c̣n người, người dẫu đă văn minh tiến bộ đến đâu, vẫn c̣n bệnh; th́ thơ c̣n chữ, dù chữ đă tinh luyện đến đâu, cũng vẫn c̣n bệnh như đời. Cho nên khách làng thơ Đường luật vẫn dùng những bệnh danh của Thẩm Ước để gọi những bệnh mới sanh trong thơ Cận Thể và tương tợ với những bệnh trong thơ Cổ Thể. Danh tuy đồng nhưng bệnh căn và bệnh trạng đều khác. Để bớt rườm rà, ở đây chỉ nói về những bệnh trong Thất Ngôn Luật Thi.

    Tám bệnh danh thường gặp của Thất Ngôn Luật Thi là:

    1. Bệnh B́nh Đầu
    2. Bệnh Thượng Vỹ
    3. Bệnh Phong Yêu
    4. Bệnh Hạc Tất
    5. Bệnh Bàng Nữu
    6. Bệnh Chánh Nữu
    7. Bệnh Đại Vận
    8. Bệnh Tiểu Vận


    Thi bệnh (tiếp theo)


    THI BỆNH (tiếp theo)

    Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về thi bệnh thứ nhất, đó là bệnh

    1. BỆNH B̀NH ĐẦU:

    Bệnh này nằm ở 2 hoặc 3 chữ đầu của 2 liên đứng kề nhau, tức là 2 hay 3 chữ đầu của 4 câu: 4 câu trước hoặc 4 câu giữa hoặc 4 câu sau trong bài bát cú.
    Hai hay 3 chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một tự loại. Nếu cùng một tự loại th́ đầu 4 câu trông bằng nhau như để thước mà xắn, nên gọi là B́nh Đầu.
    Bệnh b́nh đầu ở Ngũ Ngôn có thể do trùng thanh độ mà có.
    Bệnh b́nh đầu ở Thất Ngôn Luật Thi do đồng tự loại mà ra.
    Cổ thể (thơ cổ phong) th́ chỉ 2 câu liền nhau đă gây ra thi bệnh. Cận thể (thơ Đường luật) phải 4 câu liền nhau mới có thể sinh ra bệnh. Bệnh căn và bệnh trạng hai bên khác nhau là thế.
    Các bệnh khác đại để cũng vậy.

    Xin cử một vài thí dụ về bệnh B́nh Đầu:

    1.
    HOA SEN

    Nắng sưởi ao xanh nắng ửng hường
    Bèo lây cốt cách súng lây hương
    Sắc ngời Ngân hán thô màu gấm
    Bóng dợn Thiềm cung thẹn dáng gương
    Ơn nước nặng mang t́nh uỷ kư
    Ḷng tơ riêng vướng nợ văn chương
    Non xưa sực nhớ hồi ly biệt
    Tiếng hạc canh dài mộng vấn vương

    Liên Tâm


    2.
    LĂNG MAI XUÂN THƯỞNG

    Lưng ngựa ba đông dặm chiến trường
    Hoành sơn đá chất nghĩa Cần Vương
    Làu làu bóng rạng gương Hoàng Nguyễn
    Vọi vọi nền cao tiết Vũ Trương
    Ôm ấp hùng tâm bia chuốt ngọc
    Giữ ǵn trung cốt đất sanh hương
    Trăng lên ba biểu chờ tin hạc
    Một nén tinh thành gió bốn phương

    Tú Xương


    3.
    CUNG OÁN (1)

    Trước ốc huỳnh hôn đứng vẩn vơ
    Thêm ngao ngán cảnh chạnh ḷng thơ
    Hài hoa bước khẽ chiều tha thiết
    Mắt phụng trông chừng luống ngẩn ngơ
    Trướng bạc những khi hơi bích lọt
    Nhà vàng bao thuở thoả ân thừa
    Âm thầm luống chịu ḿnh u bế
    Đừng trách đời Đường hạn chẳng mưa

    Khuyết danh


    4.
    CUNG OÁN (2)

    Hay cợt người chi một chữ t́nh
    Thôi đừng dở rối lại buồn tênh
    Giọng rầu rĩ dế càng đưa tiếng
    Mặt ủ ê hoa khéo đạm h́nh
    Gió phảng phất chiều kề trước giại
    Nguyệt mờ mệt vẻ hé bên mành
    Đến Dương bao nả hơi xuân bén
    Đành để riêng ai chịu bất b́nh

    Khuyết danh


    Hai bài Cung Oán này là 2 bài thơ cổ khuyết danh (không biết tác giả). Trong sách "Phép làm thơ", Diên Hương ghi là của Ôn Như Hầu. Tuy nhiên nhiều người nghi ngờ là không phải của Ôn Như Hầu v́ bút pháp của Ôn Như Hầu rất lăo luyện, c̣n văn chương 2 bài Cung Oán này (cũng như những bài Cung Oán khác) có phần kém thôi xao. Hai bài này được trích dẫn ra đây chỉ để tŕnh bày về Thi Bệnh mà thôi.

    Hoàng Thứ Lang không có nhiều th́ giờ sao lục, sưu tập những bài thơ theo từng loại thi bệnh của nhiều tác giả để cùng các bạn phân tích cho thêm phần phong phú.
    Tuy nhiên, nếu có thể được th́ Hoàng Thứ Lang sẽ làm từ từ để có dịp hầu chuyện cùng các bạn.


    Thi pháp

    THI PHÁP: PHÂN TÍCH THƠ CỦA CÁC DANH GIA THI SĨ

    Topic nầy chỉ đơn cử mỗi tác giả 1-2 bài thơ điển h́nh, gặp đâu trích đó.
    Không thể trưng dẫn hết được, v́ quá nhiều. Và cũng không thể lượt qua hết các tác giả.

    1. NGUYỄN KHUYẾN

    VỊNH MÙA HÈ

    Biếng trông trời hạ nước non xa
    Ư khí ngày thường nghĩ đă trơ
    Cá vượt khóm rau lên mặt nước
    Bướm len lá trúc lượn rèm thưa
    Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu
    Xóm Liễu quanh khe chịu tiếng khờ
    Nhân hứng cũng vừa toan cất chén
    Sấm đông rầm rập gió nồm đưa

    Nguyễn Khuyến


    Phân tích:

    Chúng ta nhận thấy bài thơ này bị thất đối ở cả 2 cặp trạng và luận. Nặng nhất là thất đối ở những chữ cuối câu.


    Thơ Nguyễn Khuyến (tiếp theo)

    HỎI THĂM QUAN TUẦN BỊ MẤT CƯỚP

    Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
    Nó lại lôi ông đến giữa đồng
    Lấy của đánh người quân tệ nhỉ
    Xương gà da cóc có đau không
    Bây giờ mới thấy trầy da trán
    Ngày trước đi đâu mất mảy lông
    Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa
    Kẻo mang tiếng dại với phường ngông

    Nguyễn Khuyến


    Chúng ta nhận thấy bài này bị phạm lỗi đại vận và không chỉnh đối về phân tích tự loại.

  4. #4
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Thơ Nguyễn Khuyến (tiếp theo)

    CẢM HỨNG

    Ngày trước cũng lên lạy cửa trời
    Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi
    Nước non man mác về đâu tá
    Bè bạn lơ thơ sót mấy người
    Đời loạn đi về như hạc độc
    Tuổi già h́nh bóng tựa mây côi
    Đă hay nhờ được hao ṃn lắm
    Một thí ḷng son chửa rơ mười

    Nguyễn Khuyến

    Bài thơ này cũng vậy, bị thất đối.
    Cụ Nguyễn Khuyến là một đại danh gia thi sĩ cho nên nhiều người đời sau không dám chê v́ nghĩ rằng cụ học rộng hiểu nhiều nên làm th́ phải đúng, mà đúng th́ phải theo.
    Chúng ta phải khách quan mà nhận xét, không thể hùa theo như vậy. Cũng như nếu chúng ta viết sử th́ không thể nói Trần Thiêm B́nh, Lê Chiêu Thống là yêu nước được.


    Thơ Hồ Xuân Hương

    2. HỒ XUÂN HƯƠNG


    ĐÁNH ĐU

    Tám cột khen ai khéo khéo trồng
    Người th́ lên đánh kẻ ngồi trông
    Trai đu gối hạc khom khom cật
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng
    Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song
    Chơi xuân ai biết xuân chăng tá
    Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không

    Hồ xuân Hương


    Phân tích:

    Chúng ta nhận thấy bài thơ này bị phạm lỗi Đại Vận.


    Thơ Hồ Xuân Hương (tiếp theo)

    ĐÈO BA DỘI

    Một đèo một đèo lại một đèo
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
    Ḥn đá xanh ŕ lún phún rêu
    Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
    Đầm đ́a lá liễu giọt sương gieo
    Hiền nhân quân tử ai là chẳng
    Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

    Hồ xuân Hương

    Bài thơ này bị thất niêm, nhưng người đời sau không dám nói lên sự thật mà nói thác ra rằng đó là bài thơ phá cách.
    Đă là luật th́ không có phá. Chỉ có làm sai mà không kiểm lại trước khi lưu hành.

    Sách dạy: dù cho đó là danh gia thi sĩ, nhưng chúng ta không thể lấy cái sai của họ mà làm gương bắt chước theo.
    Cũng như chúng ta không thể bẻ cong ng̣i bút mà viết sách nói trái đất h́nh vuông !


    Thơ Hồ Xuân Hương (tiếp theo)

    CẢNH THU

    Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
    Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
    Xanh um cổ thụ tṛn xoe tán
    Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
    Bầu dốc giang sơn say chấp rượu
    Túi lưng phong nguyệt nặng v́ thơ
    Ơ hay cảnh cũng ưa người nhỉ
    Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ

    Hồ xuân Hương

    Thơ của Bà Hồ Xuân Hương có nhiều bài bị lỗi điệp ngữ, ngoại trừ những bài cố ư dùng kỹ thuật điệp ngữ pháp.


    Thơ Bà Huyện Thanh Quan

    3. BÀ HUYỆN THANH QUAN

    QUA ĐÈO NGANG

    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen đá lá chen hoa
    Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông rợ mấy nhà
    Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
    Dừng chân ngoảnh lại trời non nước
    Một mảnh t́nh riêng ta với ta

    Bà Huyện Thanh Quan


    Bài thơ này bị lỗi Tiểu Vận.
    Bà Huyện Thanh Quan được tiếng là người rất nghiêm khắc về luật thơ, nhất là chữ thứ 5 của mỗi câu. Nhưng Bà lại không tránh được chỗ này, chữ ta (chữ thứ 5 câu 8) sai luật làm thất niêm với chữ bóng, chữ thứ 5 câu 1 (v́ trắc và bằng không niêm với nhau được - theo phép niêm th́ câu 1 niêm với câu 8).

    Sách dạy: dù cho đó là danh gia thi sĩ nhưng chúng ta không thể lấy cái sai của họ để làm gương mà bắt chước theo.
    Cũng như chúng ta không thể nói trái đất h́nh vuông !!!


    Thơ Bà Huyện Thanh Quan (tiếp theo)

    THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước c̣n cau mặt với tang thương
    Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    Bà Huyện Thanh Quan

    Bài thơ này bị lỗi điệp ngữ.


    2. BỆNH THƯỢNG VĨ

    Bệnh Thượng Vĩ là bệnh mà 3 chữ sau cùng của 2 liên đứng kề nhau, nghĩa là 3 chữ sau của 4 câu đứng liền nhau, hoặc 4 câu đầu, hoặc 4 câu giữa, hoặc 4 câu cuối. Kỵ nhất là chữ thứ 5. Nếu 3 chữ cuối của 4 câu, nhất là chữ thứ 5, chữ làm thi nhăn cho câu thơ, đồng tự loại, th́ câu thơ như chỏng đuôi lên cao. Do đó mà gọi là bệnh Thượng Vĩ, tức là bệnh Chỏng Đuôi.
    Thí dụ:

    KHÓC TRƯƠNG QUỲNH NHƯ

    Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi
    Nỡ để duyên ai luống thiệt tḥi
    Buồn đốt ḷ vàng hương nhạt khói
    Sầu nâng chén cúc rượu không hơi
    Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng
    Ải bắc hồng sang bể tuyệt vời
    Một khối chung t́nh tan mấy mảnh
    Suối vàng ai cũng thấu ḷng ai

    Phạm Thái


    VIẾNG THÀNH HUẾ SAU NGÀY Đ̀NH CHIẾN

    Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng
    Sầu vương lau lách lạnh thành hoang
    Tro tàn thư viện duyên ngao ngán
    Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng
    Gầy gọ gió sương tùng Thế miếu
    Bẽ bàng trăng nước trúc Hương giang
    Trông vời Thiên mụ mây man mác
    Lơ lửng chuông hôm rụng tiếng vàng

    Tú Xương

    Những chữ ngao ngán, ngỡ ngàng, và Thế miếu, Hương giang tuy không đồng tự loại (một bên là trạng từ một bên là danh từ riêng) nhưng đều là tiếng đôi (từ kép), cho nên đứng sau tiếng Duyên, Bước, Tùng, Trúc, đều là danh từ chung, trở thành bộ ba gây ra bệnh Thượng Vĩ.

    Nếu chữ thứ 5 tức chữ thi nhăn, của Hạm liên và của Cảnh liên không đồng tự loại, th́ dù 2 chữ sau của cả 4 câu đều một tự loại cũng không bị bệnh. Thí dụ 4 câu giữa bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan, nhờ nhăn tự của Hạm liên là danh từ, nhăn tự của Cảnh liên là giời từ, nên tránh được bệnh.

    Bệnh Thượng Vĩ xưa nay thường bị vấp. Trong những tác phẩm lưu truyền của các danh gia, chúng ta thường gặp những bài bị bệnh. Bị bệnh là v́ thi nhân muốn cho câu thơ được già dặn hay dùng thực tự làm thi nhăn và quá chú trọng ở nhăn tự, nhiều khi quên nghĩ đến bệnh. Lúc đă nhận thấy lại tiếc chữ vừa ư, không muốn thay đổi.
    Cho nên muốn tránh bệnh Thượng Vĩ, chúng ta nên để ư đến chữ thứ 5 của 4 câu đi liền nhau, đừng cho trùng tự loại.


    Khắc Khoải

    Đă biết t́nh xa mộng khó đầy
    Mà nào tĩnh giấc giữa cơn say
    Đêm hiu hắt dệt làn sương mỏng
    Mắt ngẩn ngơ trông ánh nguyệt gầy
    Cuối nẻo hoa tàn lay lắt rụng
    Bên trời lá úa xạc xào bay
    Rồi đây lặng lẽ nh́n phương ấy
    Gửi gió niềm thương tụ mỗi ngày

    Lan Anh

    Lan Anh ơi,
    Bài nầy hay quá trời quá đất luôn á !!!
    Lan Anh làm thơ t́nh lăng mạn Đường luật hết sẩy con cào cào nè ... hay quá đi.
    Người ta khen tập thơ t́nh "Lưu Hương Kư" của Bà Hồ Xuân Hương v́ thời xưa chưa có chữ quốc ngữ (tức là chữ mà chúng ta hiện đang dùng), chỉ có chữ Hán và chữ Nôm lại không có trường lớp cho nên việc học rất khó khăn, v́ thế mà số người được đi học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi vậy cho nên con số văn nhân thi sĩ hết sức hiếm hoi. Nữ sĩ thơ Đường luật chỉ có Bà Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Mà Bà Huyện Thanh Quan th́ chỉ có 6 bài thơ Đường luật không phải thơ t́nh. Bà Hồ Xuân Hương th́ nhiều bài hơn, tập "Lưu Hương Kư" người đời sau nói là của Bà Hồ Xuân Hương trong đó có nhiều thơ t́nh Đường luật.
    Người ta khen cũng phải, v́ thời đó ngoài Bà Hồ Xuân Hương là người duy nhất ra, có ai làm thơ t́nh Đường luật đâu. Một người th́ đứng hạng nhất là lẽ tất nhiên.
    Ngày nay nhờ chữ quốc ngữ dễ học mà mọi người ai cũng đều đi học, và học tŕnh 20 năm là b́nh thường. Do đó thời đại bây giờ nhờ internet th́ thơ Đường luật không c̣n là "bí hiểm" như trước đây có nhiều vị đă nhận định.
    Bởi vậy nếu Bà Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan kể cả Bà Đoàn Thị Điểm có sống lại cũng phải thừa nhận "Sông Trường giang, sóng sau dồn sóng trước".
    Thơ t́nh Đường luật của Lan Anh như bài trên đây đă đạt đến chỗ vi diệu rồi !!!

    Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có cái hay là toàn bài chỉ có 8 câu, 56 chữ với nhiều qui luật rất khắc khe g̣ bó trói buộc. Vậy mà thi nhân có thể diễn tả hết tâm tư t́nh cảm nỗi ḷng của ḿnh kể cả những ẩn ư sâu kín ... nhưng người đọc vẫn hiểu được tường tận, không cần phải chú thích dài ḍng văn tự.
    Chỉ có 56 chữ thôi mà cô đọng không sót một ư nào của tác giả.
    Nhiều người ca ngợi thơ Đường luật, xét thấy cũng không phải ngoa ngôn.

    Lan Anh ơi, bài thơ hay lắmmmmmmmmmmmmmmmmmm mmmmmm mmm


    BÀI ĐỌC THÊM (BÀI ÔN)

    (Mọi người ơi ... trong khi relaxing, đọc bài này cho vui nha):

    Khi họa thơ Đường luật th́ trước nhất là phải làm một bài thơ Đường luật cho đúng niêm luật và thật chỉnh đối, đó là điều căn bản bắt buộc. Tiếp theo là phải theo những nguyên tắc sau đây:

    1. Hoạ vận, hay họa tá vận (mượn vần): người họa chỉ sử dụng lại 5 chữ vần của bài thơ xướng rồi muốn viết ǵ th́ viết, miễn là làm lại một bài thơ Đường luật mà thôi. Họa vận th́ có ba cách:

    a. Họa nguyên vận: giữ theo thứ tự các chữ vần trong bài xướng (1, 2, 4, 6, 8).
    b. Họa đảo vận: đảo ngược lại thứ tự các chữ vần trong bài xướng (8, 6, 4, 2, 1).
    c. Họa hoán vận: sắp xếp lại thứ tự các chữ vần theo ư ḿnh, miễn là đủ năm chữ vần của bài xướng, thường là sắp xếp lại theo kỹ thuật về vần điệu mà bài xướng không đạt.

    2. Họa luật: có hai cách là họa đồng luật và họa đối luật.

    a. Họa đồng luật: bài xướng ở thể nào th́ bài họa phải ở thể đó (chữ thứ hai của câu đầu trong bài xướng và bài họa cùng là bằng hay là trắc. Nói cách khác, cả hai bài xướng và hoạ đều cùng ở thể bằng hay cùng ở thể trắc giống nhau).
    b. Họa đối luật: bài xướng ở thể nào th́ bài họa phải ở thể ngược lại (bài xướng ở thể bằng th́ bài họa phải ở thể trắc, và ngược lại).

    3. Họa ư: ngoài họa vần, bài họa phải nói lên ư thuận hay ư nghịch với bài thơ xướng. Nếu bài xướng, nói về "cơi tiên" th́ bài họa có thể hoặc nói theo ư hay ngược lại ư của bài xướng về "cơi tiên" đó; hoặc nói lên một "cơi" khác tương tự hoặc ngược lại với "cơi tiên", chứ không có quyền họa lại bằng một bài mà chủ đề là "ăn nhậu" hay "ghen tương", chẳng hạn.

    4. Họa chữ: bài xướng dùng địa danh, nhân danh, chữ kép, chữ đơn, danh từ, động từ, thành ngữ, điệp ngữ ... th́ bài họa cũng phải dùng tương đương.

    Một bài họa hay nhất là hội tụ được cả bốn điểm nêu trên (vần, luật, ư, chữ) thường gọi là "họa phóng vận".

    Có một sự ấn định rất gắt gao cho bài thơ họa, mà từ xưa đến nay vẫn có người vấp phải, đó là luật "khắc lục" (chữ thứ sáu trong các câu có vần 1, 2, 4, 6, 8 của bài họa không được dùng trùng lại chữ thứ sáu trong các câu ấy của bài xướng).

    Nếu họa đúng cách như trên th́ các bài họa khó có những ư thơ độc đáo nhưng sẽ thăng hoa trí tuệ hơn (v́ phải tuân theo rất nhiều luật lệ khắt khe mà vẫn làm ra được một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh).
    Bởi vậy người ta nói: "Thơ Đường Luật là thơ của trí tuệ !".


    3. BỆNH PHONG YÊU

    Bệnh sanh ra do chữ thứ 2 và chữ thứ 7 trùng thanh độ.
    Thí dụ:
    Để bụng phải đeo điều nhẹ nặng
    Ôm tai mặc quách tiếng chê khen
    (Trần Tế Xương)

    In sáo vẽ cho thằng mặt trắng
    Bẻ c̣ tính lại cái lương vàng
    (Nguyễn Khuyến)

    Văn tự viết cho thiên hạ giữ
    Tính danh ghi để thế gian coi
    (Quán Vinh)

    Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
    Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
    (Hồ Xuân Hương)

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen đá lá chen hoa
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    (Bà Huyện Thanh Quan)

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
    (Nguyễn Khuyến)

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    (Nguyễn Khuyến)

    Bệnh Phong Yêu Hạc Tất trong thơ Thất Ngôn không mấy ai lưu tâm, trừ những người chuộng thanh vận, v́ chỉ là "bệnh ngoài da" không có ảnh hưởng bao lăm đến thi nhạc. Như đọc những câu thượng dẫn, chúng ta nghe không đến nỗi chói tai. Và những câu mà chữ thứ 2 và chữ thứ 7 đều là đoản b́nh thanh, nếu đặt trước chữ 2 hay chữ 7 một chữ trường b́nh thanh, th́ thanh âm của câu thơ trở nên hoàn toàn hài mỹ.
    Thí dụ:
    B́nh tước mặc tranh treo trước án
    Cầu ô sẵn nhịp bắc ngang sông
    (Trần Tế Xương)

    Gương nọ toan soi cho đẹp mặt
    Phấn kia không lẽ nỡ dồi chân
    (Trần Tế Xương)

    Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ ṭng
    Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
    Tôn Thọ Tường)

    Bệnh tuy nhẹ, nhưng nếu tránh được th́ càng hay, chúng ta nên tránh nhất là trong những câu có vần. Hễ chữ thứ 7, chữ hạ vần, là đoản b́nh thanh, th́ chữ thứ 2 nên dùng trường b́nh thanh. Hễ chữ thứ 7 là trường th́ chữ thứ 2 nên đoản. Đừng nên dùng trường thanh cả hai nơi. Nếu hai nơi đều là đoản thanh th́ nên dùng một trường b́nh thanh ở trước nơi nầy hoặc nơi kia, như trên đă nói. Như thế là ổn. Trường b́nh thanh cũng cứu được khỏi bệnh trong những câu lẻ mà chữ 2 và chữ 7 trùng thanh độ về Thượng, Khứ, Nhập, như câu "Cầm lái... bến".

  5. #5
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    4. BỆNH HẠC TẤT

    Bệnh hạc tất sanh ra ngay trong từng câu thơ Thất Ngôn.
    Bệnh danh xuất phát từ chữ thứ 4, là chữ mà làng thơ gọi là hạc tất nghĩa là đầu gối chim hạc.
    Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ là bị bệnh hạc tất.
    Thí dụ:
    Nghe lời phi pháp tai làm điếc
    Nghĩ nỗi nhân t́nh ruột lại đầy
    (Khuyết danh)

    Nghĩ câu năm nọ như ngày nọ
    Nhớ đến bao giờ khóc bấy giờ
    (Cựu thần nhà Lê)

    Đă từng tắm gội ơn mưa móc
    Cũng phải xênh xang hội gió mây
    (Nguyễn Công Trứ)

    Trăng thanh gió mát là tương thức
    Nước biếc non xanh ấy cố tri
    (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    Đầu tṛ tiếp khách trầu không có
    Bác đến chơi đây ta với ta
    (Nguyễn Khuyến)

    Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
    Ngơ trúc quanh co khách vắng teo
    (Nguyễn Khuyến)

    Bệnh hạc tất cổ nhân cũng ít lưu ư. Có nhiều câu đọc nghe chướng tai mà v́ chuộng ư thú hơn thanh vận, nên được nhiều người đề cao. Như câu thơ của Đỗ Phủ:
    Ba phiêu cô mễ trầm vân hắc
    Lộ lănh liên pḥng trụy phấn hồng
    (Sóng trôi lúa cô mễ làm ch́m sắc đen của mây
    Móc lạnh gương sen làm rụng màu hồng của phấn)

    Câu "Lộ lănh liên pḥng trụy phấn hồng" cũng như câu "Nhớ đến bao giờ khóc bấy giờ", giọng thơ nghe găy cúp. Thế mà Diệp Mộng Đắc đời Tống khen câu thơ của Đỗ Phủ là "Hàm cái càn khôn" nghĩa là ngậm che cả trời đất, và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khen câu thơ của cựu thần nhà Lê là "ảm đạm trầm thống, văn chương do ở chí t́nh, khiến người sau mấy trăm năm, c̣n muốn chung một giọt nước mắt".

    Câu của Nguyễn Bỉnh Khiêm "Trăng thanh gió mát... Nước biếc non xanh...", đọc nghe như bị ngút hơi mà Tản Đà cũng khen là "Tuy chưa thần tiên, cũng đă thanh cao đến tuyệt vậy".
    Diệp Mộng Đắc và Tản Đà nặng về tánh t́nh mà nhẹ về thanh điệu. Nếu là những người theo chủ trương âm nhạc trước hết th́ mấy câu kia chắc không lọt tai Chu Lang.

    Và cũng như bệnh phong yêu, bệnh hạc tất do 2 chữ thuộc đoản b́nh thanh gây nên, th́ chỉ đưa vào câu thơ một chữ trường b́nh thanh thay cho chữ thứ nhứt hoặc chữ thứ ba hoặc chữ thứ bảy th́ nguyên nhân phát sinh ra bệnh bị hóa giải ngay.

    Phong yêu và hạc tất là hai bệnh thuộc về thanh. Trong bài nói về điệp thanh khuyên chúng ta tránh phạm lỗi "điệp thanh" chính là để tránh hai bệnh phong yêu và hạc tất nầy đó.
    Trong bài nói về "điệp âm" và "điệp vận" khuyên nên tránh phạm hai lỗi nầy là để khỏi phải mắc những bệnh Bằng Nữu, Chánh Nữu là bệnh điệp âm và đại vận. Tiểu vận là bệnh điệp vận. Khuyên tránh trước rồi mới nói bệnh sau là cốt ư tránh gieo ấn tượng về bệnh mà xưa nay đă bị nhiều người đả kích.
    Trong khi nói về bệnh, những điều đă nói được lập đi lập lại, hoặc khai triển thêm những điều mới nói đại lược, để cho các bạn thêm thấm nhuần, hầu có thể đi đến diệu xử của thanh vận.

  6. #6
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Hỏi đáp về thơ Đường luật

    Posted by Triệu Thiên Kim:

    Kim chưa hiểu sao gọi là thông vận?
    Câu này Kim đọc tới đọc lui vẫn không thấy vần hay thông nhau chỗ nào:

    Túi rổng con ơi phải ngậm ngùi (nếu ui với ngùi th́ Kim hiểu)

    Cảm ơn trước nhiều.
    Kim úi uiiiiiiiiiiii

    Reply:
    Chính vận th́ dễ hiểu rồi v́ những chữ vần nhau theo chính vận phải cùng spelling với nhau (trừ phụ âm đầu). Thí dụ đông, hồng...

    Thông vận là rắc rối nhất. Theo định nghĩa "thông vận là những chữ không cùng spelling với nhau nhưng khi đọc lên chúng ta nghe âm hưởng gần giống nhau nên tạm chấp nhận cho là vần với nhau".
    Chính vận là luật nên dễ. Thông vận là qui ước nên khó thống nhất.
    Nhiều người không nắm vững nguồn gốc của thông vận nên làm thơ lạc vận.
    Trước nhất chúng ta cùng t́m hiểu do đâu mà có thông vận.

    Như chúng ta đă biết tiếng Hán đọc âm Việt của nước ta gọi là tiếng Hán-Việt là thứ tiếng Hán phát âm đời Đường v́ nhà Đường đô hộ nước ta lâu dài nhất trong lịch sử Bắc thuộc, lâu hơn cả nhà Đông Hán.
    V́ chữ Hán phát âm theo Đường nhân và Việt nhân có một số chữ bị biến âm thí dụ như hùng và hồng (sứ nói những nhà chép sử Việt Nam chắc có sự nhầm lẫn Hùng Vương, Hồng Bàng) hoặc một số chữ cổ như thỉ và thủy (Tần Thỉ Hoàng=Tần Thủy Hoàng) v.v... phần biến âm này nhiều không thể nhớ hết trong nhất thời.

    Thứ nữa là trong nhiều triều đại quân chú chuyên chế vấn đề kỵ húy phải được tôn trọng. Tức là phải cữ tên vua, hoàng hậu, thái tử ... hoặc các quan lớn địa phương nơi ḿnh ở. Từ đó có trường quy là các thí sinh sĩ tử khi làm bài thi phải tránh viết đích danh những chữ phải kỵ húy. Nếu vô t́nh hay cố ư phạm húy th́ dù làm bài hay cách mấy cũng đương nhiên bị đánh rớt. Do đó mà có một số chữ bị viết trại ra coi như đọc biến âm. Trải qua nhiều triều đại, chữ viết trại ra để tránh phạm húy cũng nhiều (trường quy có niêm yết những chữ để tránh phạm húy).
    Rồi do những lần di dân trong lịch sử, pha trộn thổ âm phương ngữ tiếng nói cũng bị biến âm tuy rằng cùng nguồn gốc và cùng nghĩa.
    Truy nguyên ra nguồn gốc của những chữ và tiếng bị biến âm (như đă nói trên), người ta xếp những chữ biến âm được tính vần theo chữ nguyên thủy, nhưng không thể gọi là chính vận (v́ khác spelling) mà gọi là thông vận nghĩa là tuy khác spelling nhưng chấp nhận là vần với nhau. Nếu nói theo ngôn ngữ luật pháp th́ chính vận là luật lệ c̣n thông vận là án lệ hoặc tu chính án.

    Phần này dài ḍng lắm, nói tóm tắt th́ khó thông suốt hết, v́ phải hiểu biết sơ sơ về ngôn ngữ học. Bây giờ chỉ nói sơ về phạm húy và biến âm do di dân.

    1. Phạm húy (tránh viết và nói tên vua chúa): thí dụ tên vua Tự Đức là Hồng Nhậm v́ vậy phải cữ tiếng hồng và tiếng nhậm. Vua Tự Đức cũng có tên là Th́ v́ vậy phài cữ tiếng Th́.
    Do đó Hồng biến âm là Hường, Nhậm biến âm là Nhiệm, Th́ biến âm là Thời.
    Từ đó ta thấy hồng nhan=hường nhan, má hồng=má hường, Ngô Th́ Nhậm=Ngô Thời Nhiệm, th́ giờ=thời giờ v.v...
    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên tên Nguyên nên khi gặp chữ nguyên phải đọc là nguơn thí dụ rằm thượng nguơn, Nguơn Thỉ Tiên Ông v.v...
    Vua minh Mạng tên Đảm nên gặp chữ đảm phải đọc là đởm như đảm lược=đởm lược v.v...
    Chúa Nguyễn Hoàng tên Hoàng nên chữ hoàng phải đọc là huỳnh như lưu hoàng=lưu huỳnh v.v...
    Nhiều lắm ... như đường=đàng, trường=tràng, cát=kiết, long=luông an=yên, b́nh=bằng, mạng=mệnh, thanh=thinh, diên=duyên, đảm đang=đởm đương, cang thường=cương thường, tiêu dao=tiêu diêu, dao=diêu v.v... và v.v...

    2. Biến âm (do di dân): nhiều đợt di dân từ miền này qua miền nọ, tiếng nói bị pha trộn thành biến âm như tôi=tui, trời ơi=trùi ui, hết rồi=hết rùi v.v... và v.v...
    Bởi vậy TTK mới thấy ơi vần với ui trong câu:
    Túi rổng con ơi phải ngậm ngùi

    Đại để thông vận là như vậy. Do đó chúng ta thấy có nhiều bài thơ các vần không giống nhau về spelling nhưng vẫn cho là "vần" với nhau theo thông vận.

    Tuy nhiên cũng có không ít người v́ không nắm vững nguyên tắc cũng như nguồn gốc của thông vận (chữ nào cùng nguồn gốc với chữ nào) nên họ làm thơ bị lạc vận không ít.

    Vấn đề thông vận cũng nhiêu khê lắm. Chắc ăn nhất là chúng ta nên làm thơ chính vận hoặc thông vận gần (cận vận) mà không nên làm thơ thông vận xa (viễn vận).

    Về viễn vận có một vài chữ mà đọc lên ít ai chấp nhận.
    Thí dụ ông Nguyễn Kim là thái tổ của triều Nguyễn Gia Miêu ở nước ta (nước ta có hai triều đại nhà Nguyễn là Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu. Nguyễn Tây Sơn phát tích ở ấp Tây Sơn tỉnh B́nh Định, Nguyễn Gia Miêu phát tích ở làng Gia Miêu tỉnh Thanh Hóa).
    Ông Nguyễn Kim tên Kim nên khi triều Tự Đức xử tử h́nh ông Cao Bá Quát can tội phản nghịch. Bạn Cao Bá Quát là Nguyễn Văn Siêu có làm bài thơ khóc Cao Bá Quát gặp chữ Kim phải biến âm thành Câm như sau:

    Ai điếu

    Duy biên thiên sử bích thiên cầm
    Nhất mộng du du nhất hảo âm
    Sơn hải di tang hà sứ ẩn
    Hương quan ly hận thử hồi thâm
    Văn chương hữu mạng tương chung thủy
    Thanh khí đồng bi tự cổ câm (kim 今)
    Ngô đạo vị kham phân hiển bối
    Âu y kỳ năi sĩ lưu tâm

    Phương Đ́nh Nguyễn Văn Siêu


    Bản dịch:

    Đàn c̣n bên vách sách bên màn
    Một giấc ngàn thu bặt tiếng vang
    Điên đảo non sông nḥa lối cũ
    Âm thầm đất nước ngấm bi thương
    Duyên văn đă kết đây cùng đó
    Nghĩa cũ dù ai nhớ chẳng buồn
    Đạo học tỏ mờ chưa dễ biết
    Cửa người khép nép măi sao đương (đang)


    Như bài thơ Thu Vịnh sau đây của Nguyễn Khuyến dùng thông vận. HTL đọc trên internet thấy có người đă phê b́nh ông Nguyễn Khuyến làm thơ sai (lạc vận):

    Thu vịnh

    Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
    Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
    Nước biếc trông chừng như khói phủ
    Song thưa để mặc bóng trăng vào
    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào
    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
    Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào

    Nguyễn Khuyến


    Ghi chú: Trong sách có nói các đại danh gia thi sĩ cũng có người làm thơ sai luật thất đối phạm thi bịnh. Nhưng chúng ta không nên thấy họ là đại danh gia thi sĩ mà nghĩ rằng họ hoàn toàn đúng rồi bắt chước theo, rốt cuộc chúng ta cũng bị sai !

  7. #7
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Bài I - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng - loại 3 vần

    BÀI I

    THƠ TỨ TUYỆT

    Thơ tứ tuyệt đă có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ư nghĩa của tác giả muốn tŕnh bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
    Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, th́ thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. V́ vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
    Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
    Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.

    1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối)

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

    BẢNG LUẬT:

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)

    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị g̣ bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Thuở ấy tuy c̣n tuổi ấu thơ
    Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ
    Xuân về nũng nịu đ̣i mua pháo
    Để đón giao thừa thỏa ước mơ

    Hoàng Thứ Lang


    2.
    Dơi mắt t́m ai tận cuối trời
    Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi
    Cay cay giọt lệ sầu chan chứa
    Mộng ước t́nh ta đă ră rời

    Hoàng Thứ Lang


    3.
    Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu
    Đôi ḿnh cách trở bởi v́ đâu
    Canh tàn khắc lụn hồn tê tái
    Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu

    Hoàng Thứ Lang


    2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối)

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng:

    BẢNG LUẬT:

    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị g̣ bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Đôi ḿnh cách biển lại ngăn sông
    Dơi mắt t́m nhau nhỏ lệ hồng
    Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm
    Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông

    Hoàng Thứ Lang


    2.
    Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man
    Mộng ước t́nh ta đă lụn tàn
    Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích
    Mi buồn lệ ứa măi không tan

    Hoàng Thứ Lang


    3.
    Rừng phong nhuộm tím cả khung trời
    Lá úa ĺa cành gió cuốn rơi
    Lối cũ đường xưa em đếm bước
    Miên man kỷ niệm đă xa vời

    Hoàng Thứ Lang


    Sau đây là Luật về Điệu thơ:

    Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu.

    Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau:

    1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.

    2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.

    3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau nầy khi "nhuyễn" rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay th́ tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu th́ tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không t́m được từ nào khác có ư nghĩa hay hơn th́ chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ.

    Hoàng Thứ Lang

  8. #8
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Bài II - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng - loại 2 vần

    BÀI II

    THƠ TỨ TUYỆT VẦN BẰNG - 2 VẦN

    Thơ Tứ Tuyệt Vần Bằng 2 vần cũng có hai thể:
    - Luật Trắc Vần Bằng.
    - Luật Bằng Vần Bằng.

    Đầu tiên, chúng ta cùng nhau t́m hiểu về Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần.

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần:

    1. THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI)

    BẢNG LUẬT:


    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị g̣ bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn.
    Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Trước khi đi vào chi tiết của bài Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần, chúng ta thử cùng nhau ngắt bài thơ Thất Ngôn Bát Cú ra thành nhiều bài Tứ Tuyệt để "nghiên cứu" và phân tích.

    Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt theo 4 cách như sau:
    - Bài 1: 4 câu đầu (1-4).
    - Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ).
    - Bài 3: 4 câu giữa (3-6).
    - Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ).

    Thí dụ: bài thơ sau đây:

    THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước c̣n cau mặt với tang thương
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    Bà Huyện Thanh Quan


    Ngắt ra:

    1.
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

    2.
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước c̣n cau mặt với tang thương
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    3.
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước c̣n cau mặt với tang thương

    4.
    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
    Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

    Nhận xét:

    Bài 1: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.
    Bài 2: Tứ Tuyệt 2 vần bằng.
    Bài 3: Tứ Tuyệt 2 vần bằng.
    Bài 4: Tứ Tuyệt 3 vần bằng.

    Như vậy bài thơ Tứ Tuyệt có loại 3 vần và có loại 2 vần.

    Phân tích kỹ hơn, chúng ta nhận thấy một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là do hai bài thơ Tứ Tuyệt ghép lại mà thành, 4 câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, 4 câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Điểm đặc biệt đáng lưu ư là 4 câu giữa (3-4-5-6) đối nhau từng cặp một (câu 3-4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau) theo phép đối thơ loại 7 chữ (c̣n gọi là đối ngẫu).
    Nếu chỉ làm thơ Tứ Tuyệt thường th́ chúng ta không cần làm có đối. Nếu làm thơ Thất Ngôn Bát Cú th́ bắt buộc phải có đối như đă nói trên.

    Dừng lại ở thơ Tứ Tuyệt, chúng ta có thể làm nhiều bài thơ Tứ Tuyệt cùng diễn tả chung một ư (một nội dung) gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên, dài bao nhiêu cũng được, nhưng nên ngắt ra từng đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Muốn làm loại 3 vần cũng được (như bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.Kh.). Muốn làm loại 2 vần cũng được (như bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang Hà Huy Hà). Muốn làm lẫn lộn (mixed) vừa 3 vần vừa 2 vần cũng được.

    Bây giờ trở lại ư chính của bài Tứ Tuyệt 2 vần bằng. V́ chưa làm thơ Thất Ngôn Bát Cú nên chúng ta chỉ làm thơ Tứ Tuyệt không có đối (tương tự như loại 3 vần mà chúng ta đă làm ở bài 1).

    Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu làm bài thực hành

    BẢNG LUẬT:


    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)


    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Xác pháo c̣n vương màu mực tím
    Thư t́nh vẫn thắm chữ yêu thương
    Nhưng ai lại nỡ quên thề ước
    Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường

    Hoàng Thứ Lang


    2.
    Đọc áng thơ sầu sa nước mắt
    Nghe lời giă biệt giọt châu rơi
    Trời cao nỡ đoạn t́nh đôi lứa
    Kẻ nhớ người thương khổ cả đời

    Hoàng Thứ Lang


    3.
    Yến phượng ĺa đàn ai oán thảm
    Uyên ương lẻ bạn ngẩn ngơ sầu
    Đôi ta cách trở ngàn sông núi
    Ngắm mảnh trăng tàn lệ thấm bâu

    Hoàng Thứ Lang


    4.
    Nếu chẳng cùng em chung lối mộng
    Anh vào cửa Phật nguyện tu hành
    Chuông chiều mơ sớm quên t́nh lụy
    Gởi lại am thiền mái tóc xanh

    Hoàng Thứ Lang


    2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI)

    BẢNG LUẬT:

    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)


    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị g̣ bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn.
    Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.


    Bài thơ thí dụ để minh họa:

    1.
    Hè về đỏ thắm màu hoa phượng
    Ánh mắt buồn tênh buổi băi trường
    Gạt lệ chia tay người mỗi ngă
    Âm thầm cố nén giọt sầu thương

    Hoàng Thứ Lang


    2.
    Trên sông khói sóng buồn hiu hắt
    Dơi mắt phương trời nhớ cố hương
    Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh
    Thương ai khắc khoải đoạn can trường

    Hoàng Thứ Lang

  9. #9
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Bài III - Câu đối trong thơ Đường luật

    CÂU ĐỐI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

    Câu đối là ǵ ?

    Định nghĩa:

    Câu đối là những câu văn đi sóng đôi với nhau từng cặp.
    Những câu đối ngắn từ 3 đến 4 chữ gọi là tiểu đối, thường áp dụng trong thơ Lục Bát và thơ Song Thất Lục Bát.
    Từ 5 đến 7 chữ gọi là đối thơ, thường áp dụng trong thơ Ngũ Ngôn Bát Cú và thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật.
    Từ 9 chữ trở lên gọi là đối phú, thường áp dụng trong các bài phú, các bài văn tế, thí dụ như bài Chiến Tụng Tây Hồ Phú hoặc bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.

    Trong bài nầy chúng ta chỉ cùng bàn về câu đối 7 chữ mà thôi. V́ câu đối 7 chữ được ứng dụng trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật mà chúng ta sẽ cùng nghiên cứu phân tích sau nầy.
    Về luật bằng trắc th́ mỗi chữ tương ứng vị trí của câu trước và câu sau, nếu chữ của câu trên bằng th́ chữ của câu dưới phải trắc và ngược lại. Thí dụ:

    Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
    Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

    Ngoài luật Bằng Trắc ra, một câu đối c̣n phải Chỉnh và Cân nữa.

    Chỉnh và Cân là phải tương xứng với nhau. Danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, tính từ phải đối với tính từ. Riêng tính từ cũng có nhiều loại, chữ gợi h́nh phải đối với chữ gợi h́nh, màu sắc đối với màu sắc thí dụ "vàng" phải đối với "trắng", "ớt đỏ" phải đối với "cà xanh" ... chữ tượng thanh phải đối với chữ tượng thanh, thí dụ "mưa rơi tí tách" phải đối với "gió thổi ŕ rào" ... Trạng từ như "băn khoăn" phải đối với trạng từ "thổn thức" ... Chữ nặng phải đối nặng, chữ nhẹ phải đối nhẹ cho cân xứng. Mùi vị đối với mùi vị. Số lượng đối với số lượng. Mùa tiết đối với mùa tiết, phương hướng đối với phương hướng, thành ngữ đối với thành ngữ, chuyên ngữ đối với chuyên ngữ ...
    Đừng quên vừa đối từ loại vừa đối bằng trắc.

    Và nhất là 2 câu phải đối ư nghĩa với nhau. Đối ư có nghĩa là chọi nhau, là cân (xứng) nhau.
    Thí dụ uống đối với ăn, mướp đối với bầu, giết đối với tha, Hạ đối với Thu, thấp đối với cao, ngắn đối với dài, biển đối với trời, núi đối với sông, cố quận đối với tha hương, đất lạ đối với trời xa, biển rộng đối với sông dài, xóm cũ đối làng xưa, uất hận đối với đau thương, má phấn đối với môi hồng , thiếu nữ đối với thanh niên, liệt nữ đối với anh hùng, phú đối với thơ, tiếng đối với lời, chữ đối với câu, nhạc đối với thơ v.v...
    Ngày xưa người ta cưới vợ gă chồng lựa nơi môn đăng hộ đối tức là hai bên gia thế phải tương xứng với nhau. Chúng ta có thể hiểu "đối" theo khái niệm này.

    PHÉP ĐỐI:
    Gồm có:
    - Đối luật (bằng trắc).
    - Đối ư.
    - Đối từ loại.
    - Danh từ riêng đối với danh từ riêng, danh từ chung đối với danh từ chung.
    - Tên người đối với tên người, tên nước tên địa phương đối với tên nước tên địa phương.
    - Từ kép đối từ kép, từ đơn đối từ đơn.
    - Hán-Việt đối Hán-Việt, Nôm đối Nôm (Nôm là tiếng thuần Việt).
    - vân vân ...

    Thí dụ:

    Quê người đón Tết không nghe pháo
    Đất khách chào Xuân chẳng thấy mai

    Chúng ta cùng nhau phân tích 2 câu trên:

    Câu trên: <--------------> Câu dưới:

    Quê (bằng, noun) <-----> Đất (trắc, noun)
    Người (bằng, noun) <-----> Khách (trắc, noun)
    Đón (trắc, verb) <-----> Chào (bằng, verb)
    Tết (trắc, noun) <-----> Xuân (bằng, noun)
    Không (bằng, adv) <-----> Chẳng (trắc, adv)
    Nghe (bằng, verb) <-----> Thấy (trắc, verb)
    Pháo (trắc, noun) <-----> Mai (bằng, noun)

    Câu đối 7 chữ th́ vế trên chữ thứ 7 (chữ cuối) luôn luôn là thanh TRẮC, vế dưới chữ thứ 7 luôn luôn là thanh BẰNG.

    Câu đối 7 chữ cũng có 2 bảng luật: luật trắc và luật bằng, như sau:


    1. BẢNG LUẬT TRẮC:

    T - T - B - B - B - T- T
    B - B - T - T - T - B - B

    Thí dụ:

    1.
    Phượng vĩ tươi hồng khi nắng Hạ
    Ngô đồng héo úa lúc mưa Thu

    2.
    Bán dạ kê thanh sầu bất giải
    B́nh minh điểu ngữ lệ nan càn

    (半 夜 鷄 聲 愁 不 解
    平 明 鳥 語 淚 難 乾)


    2. BẢNG LUẬT BẰNG:

    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B

    Thí dụ:

    1.
    Sau nhà chậu cúc vừa đơm nụ
    Trước ngơ cành mai mới trổ hoa

    2.
    Bần cư náo thị vô nhân vấn
    Phú tại thâm sơn hữu khách tầm

    (貧 居 閙 市 無 人 問
    富 在 深 山 有 客 尋)


    Chú ư: Phần câu đối nầy để ứng dụng cho Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật cho nên chữ cuối cùng của vế trên phải luôn luôn là thanh trắc.


    Hoàng Thứ Lang

  10. #10
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Bài IV - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng có đối

    BÀI IV - TỨ TUYỆT VẦN BẰNG CÓ ĐỐI


    1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI)

    Chúng ta bắt đầu với Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng có đối:

    A. BẢNG LUẬT 1 (3 vần):

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4)
    T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3)

    Thí dụ:

    Kẻ cuối người đầu một bến Tương
    Cùng nhau thức trọn suốt đêm trường
    Duyên thơ ư hợp ḷng lưu luyến
    Nghĩa bút tâm đồng dạ vấn vương

    Hoàng Thứ Lang


    B. BẢNG LUẬT 2 (2 vần):

    T - T - B - B - B - T - T (đối với câu dưới)
    B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối với câu trên)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)

    Thí dụ:

    Nguyệt lăo không se đường chỉ thắm
    Tơ ông chẳng buộc mối dây hường
    Trăng thề đă vỡ làm hai mảnh
    Biển thảm non sầu măi nhớ thương

    Hoàng Thứ Lang


    II. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI)

    A. BẢNG LUẬT 1 (3 VẦN):

    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
    B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3)

    Bài thơ thí dụ:

    Chia tay buổi ấy nát can trường
    Gió lạnh ga chiều trắng xóa sương
    Lảnh lót c̣i tàu tan bóng nguyệt
    Âm u cột khói quyện hàng dương

    Hoàng Thứ Lang


    B. BẢNG LUẬT 2 (2 VẦN):

    B - B - T - T - B - B - T (đối với câu dưới)
    T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối với câu trên)
    T - T - B - B - B - T - T
    B - B - T - T - T - B - B (vần)

    Bài thơ thí dụ:

    Nh́n theo mắt tủi tuôn ḍng nhớ
    Ngoảnh lại mi sầu ứa giọt thương
    Vẫy vẫy tay chào che ngấn lệ
    V́ đâu mỗi đứa một con đường

    Hoàng Thứ Lang

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Tiên lăng 2
    By zanbiill in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 23-02-2012, 03:09 AM
  2. Hai tên láng giềng
    By Vinh Phan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 26-06-2011, 05:55 AM
  3. Láng Giềng Tốt
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 1
    Last Post: 20-06-2011, 11:59 AM
  4. CÔNG LÀNG SEN
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 29-12-2010, 02:25 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •