Tờ Khai Sanh Oan Nghiệt
Tác giả : Phan ?
\Phan : Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đă nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007.
Sau đây là hồi kết bài viết mới của ông, với lời ghi: “Gởi chút niềm riêng...”*
1. …Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đă linh cảm được đại sự xảy ra! Thay v́ chạy trốn đ̣n như mọi lần cha về th́ tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đ̣n kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu.
Cha đuổi mẹ Ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà kia đứng khoanh tay nh́n cha tôi đá cái ḷ củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân v́ cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn b́nh thường và đă trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đ̣n kinh khủng. Ông đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi ḍng máu đỏ chảy dài xuống mặt th́ người đàn bà kia can ra, không cho đánh nữa. Bà ta mở bóp đầm, lấy ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.
Mẹ nắm tay tôi, lom khom v́ đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nh́n theo… tương lai của bà.
Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.
Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương v́ máu chảy đầm đ́a. Nội xua đuổi chúng tôi làm om x̣m cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ông ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu th́ đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa.
Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào ḷng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi c̣n tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân…
Tôi không c̣n khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng ra nh́n. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dơng dạc chỉ mặt chú Tư! "Đụ má mày chú Tư." Ông cho nó một đá văng ra ngơ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi ḅ ra ngơ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…
Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông băi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ leo lét đèn băo và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi th́ thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.
Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đă yên giấc. Họ bắt chúng tôi chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy đi đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả ra chứ không đưa đi trại giam.
Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đ̣i phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô c̣n đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…
Từ đó, chúng tôi sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đ́nh tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ông bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng th́ để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều v́ công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.
Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả gị thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn ḍ, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn v́ thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả gị dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! "Đụ má mày bà nội". Người dưng cười hả hê bao nhiêu th́ mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận c̣n thê thảm hơn thế.
Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "Đụ má". Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng Đụ má".
Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. D́ Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng d́, là người làm công việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). D́ mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những ǵ tôi c̣n nhớ được tới hôm nay.
Ông ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đă bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ông ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi.
Ông ngoại nói với chị em tôi như thế. Chúng tôi được ở nhà ngoại với d́ Hai, (d́ bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lăng đăng). Nhưng d́ biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, d́ biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu th́ mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng v́ đă có mẹ tôi lo.
Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đă đem may mắn đến gia đ́nh có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi th́ gia đ́nh ông bà ngoại đă đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ d́ Hai bị tâm thần nên không lập gia đ́nh, c̣n lại các d́ kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên.
Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ư chuyện cưới hỏi th́ chú Tư đă xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ông bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động v́ tội đưa người; chứa người vượt biên th́ c̣n ǵ để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.
D́ dượng ba của tôi đă âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài g̣n trong ngày. Nhưng d́ dượng đón chúng tôi khi xe đ̣ rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong g̣ mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.
2. Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba v́ hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc.
Cơ may bất ngờ là có một gia đ́nh vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lănh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được v́ gia đ́nh chú đă sang Mỹ từ lâu.
Ngày tháng, những gia đ́nh vượt biên cùng chuyến đă đi định cư, chỉ c̣n gia đ́nh tôi ở miết v́ không người bảo lănh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lănh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đ́nh tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng. Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đ́nh chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn apartment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.
Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới v́ hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang v́ tới Mỹ mấy ngày thôi đă lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu. Cuộc sống chúng tôi ổn định dần th́ bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu v́ giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai th́ ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng th́ gọi vợ Ut Thành! (Tôi đă bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của ḿnh và hoàn cảnh của mẹ v́ tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đă sắp 13).
Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đă cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc v́ nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê apartment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đă ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả apartment, năm tôi 13 tuổi.
Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đă có thể tự túc một ḿnh, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và tŕnh ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đă kư sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo. Tôi với thằng em, phản đối v́ chúng tôi đă thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần v́ mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lư do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.
Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó th́ sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đ́nh. Nếu cháu nhận thêm ư nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác th́ bác cảm ơn cháu thật nhiều." Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.
Chúng tôi trở về apartment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về t́nh cảm của người lớn! Tôi ước ǵ chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi v́ nhẫn đính hôn th́ bà đă trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của ḿnh hôn?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan t́nh cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé apartment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên apartment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…
C̣n tiếp...
Bookmarks