Results 1 to 2 of 2

Thread: Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?

    Bao giờ chính quyền Cộng Sản mới dám công bố những con số chính thức ?


    Năm nay tṛn 25 năm ngày quân đội Việt Nam triệt thoái khỏi Campuchia.

    Tṛn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp.
    Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc pḥng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
    Tuy nhiên, theo số liệu mà một cựu chuyên viên tổ nghiên cứu về Campuchia của Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra con số tử vong có thể lên tới năm chục ngàn, hoặc thậm chí cao hơn nữa.
    "Trong tay tôi có con số thống kê của ngành Quân y, Tổng cục Hậu cần, số thương vong trong mười năm, cả bị thương và hy sinh là hơn 156.000.
    "Trong đó, hy sinh gần 39.000. Đây là số liệu của ngành Quân y, của Tổng cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam", Đại tá Thắng nói với BBC.
    Từ Paris, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy đưa ra một số liệu khác.
    Ông nói: "Những con số đưa ra hiện nay cũng chưa chính xác lắm... Nhưng người ta nói khoảng 55.000 binh sỹ, tức là bộ đội cộng với thanh niên xung phong Việt Nam đă hy sinh trên chiến trường Campuchia thời gian đó."
    Theo ông Huy, năm 1979, khi Việt Nam bắt đầu phát động phong trào đưa các lực lượng sang Campuchia, nhiều thanh niên Việt Nam được vận động sang quốc gia láng giềng để dọn dẹp chiến trường.
    Tiến sỹ Huy nói: "Thanh niên Việt Nam được vận động trong những đội thanh niên xung phong để qua đó dọn chiến trường và đồng thời để chuẩn bị cơ sở khi bộ đội tiến quân, th́ họ đi sau lưng để dọn chiến trường.
    "Tôi thấy số người chết năm 1979 không biết là bao nhiêu, nhưng trong suốt mười năm, tôi nghĩ con số khoảng 55 ngàn người."

    'Tài liệu mật'



    Hơn 39.000 binh lính VN đă thiệt mạng trong khoảng mười năm can thiệp ở Campuchia.

    Là người từng tham gia theo dơi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia từ Bộ Ngoại giao, như tự giới thiệu, ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lănh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong này.
    "Tôi cũng là người theo dơi Campuchia và theo dơi cuộc chiến Việt Nam ở Campuchia, qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc pḥng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần ǵ đó,
    "Th́ con số đó là 100.000, mười vạn, quân t́nh nguyện Việt Nam đă hy sinh tại Campuchia đă hy sinh trong 13 năm có mặt ở Campuchia", ông Hùng nói:
    B́nh luận về ư nghĩa và những con số thương vong này, Tiến sỹ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên luật học Đại học Havard từ Hoa Kỳ nói:
    "Ngoại trưởng (Việt Nam) Nguyễn Cơ Thạch đă nói một câu rất chí lư là v́ vấn đề thương vong đó, cho nên từ nay không bao giờ Việt Nam gửi quân đội ra hải ngoại đấu tranh nữa.
    "Đó là kết luận rất lư chí và điểm đó cũng rất đúng với chiến trường của các nước khác khi mà ở lại quá mức cần thiết. Ví dụ như là Hoa Kỳ ở lại Trung Đông bây giờ."
    Theo chuyên gia về luật học này, bài học rút ra là phải biết cách 'thoát ra khỏi' một cuộc chiến tranh ra sao.
    Ông Tài nói: "Nguyên tắc căn bản là đă vô chiến tranh, th́ phải có một lối ra, phải có một 'exit', một tư duy 'exit' th́ mới được."


    'Biết ơn'

    Nh́n lại sự kiện diễn ra 25 năm về trước, cũng như đánh giá ư nghĩa cuộc can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam, vốn dẫn đến sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ năm 1979 ở Campuchia, nhân dịp này, Tiến sỹ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu người Campuchia từ Đại học Leeds, Anh quốc nói:
    "Về vấn đề nhân đạo, tôi nghĩ người Campuchia, phần lớn người Campuchia biết ơn đối với sự hy sinh của quân đội nhân dân Việt Nam là giải phóng người Campuchia."
    Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia đang nghiên cứu tại Trung tâm Ḥa b́nh và Hợp tác này, t́nh h́nh chính trị ở Campuchia và nhận thức của các đảng phái ở Campuchia hiện nay cũng có sự không thống nhất về hành động can thiệp quân sự của quân đội Việt Nam trước đây.

    "Ở Campuchia cũng có nhiều vấn đề v́ nhiều đảng phái, phe phái chính trị khác nhau, như vậy cũng có một nhóm người phản đối việc Việt Nam giải phóng Campuchia và gọi đó là việc xâm lược của Việt Nam đối với đất nước Campuchia", Tiến sỹ Vanarith Chheang nói thêm.
    Là một phóng viên theo các chuyển biến gần đây trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, phóng viên Hồng Nga của BBC tiếng Việt chia sẻ thêm với tọa đàm.
    "Đối với một bộ phận những người đă t́m hiểu lịch sử, hay những người đă sống trong thời kỳ Khmer Đỏ chẳng hạn, tôi nghĩ rằng chắc chắn họ vẫn có một sự hàm ơn đối với quân đội Việt Nam, bởi v́ đă đặt dấu chấm hết cho một thể chế vô cùng tàn bạo như vậy. Thế nhưng đối với giới trẻ có một sự quan ngại, bởi v́ họ không biết được về lịch sử của nước họ.
    "Nó cũng giống như giới trẻ ở bất cứ đất nước nào, không riêng ǵ ở Việt Nam chẳng hạn, th́ họ không nắm được những ǵ đă xảy ra. Và tinh thân bài Việt Nam thật sự gây lo ngại trong lúc này. Khi tôi nói chuyện với một số thanh niên, th́ cảm thấy rằng thứ nhất họ không biết ǵ về lịch sử, và thứ hai là họ có một cái nh́n khá phiến diện đối với sự tham gia của Việt Nam trong ṿng mười năm, trong một thập niên như vậy ở đất nước Campuchia."

    Tự mâu thuẫn?

    Liên Hợp quốc ngày nay không chỉ lên án chế độ diệt chủng của Khmer Đỏ, mà c̣n đem ra xét xử nhiều thành viên của chính quyền này về các tội ác chống nhân loại.
    Khi được hỏi, liệu LHQ có tự mâu thuẫn ǵ hay không khi cũng chính chế độ này mấy chục năm về trước lại được LHQ công nhận cho giữ một chiếc ghế đại diện ở quốc tế, Tiến sỹ Vannarith Chheang nêu quan điểm:
    "Khi đó thời gian đang là chiến tranh lạnh, như vậy vấn đề LHQ chấp nhận chiếc ghế của Khmer Đỏ cũng phản ánh chính sách của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ cùng các nước phương Tây khác và cả Trung Quốc nữa, cũng ủng hộ Khmer Đỏ, để làm thế nào không cho ảnh hưởng của Việt Nam lan truyền hiệu ứng Domino (domino effects) ở trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đông Dương. Như vậy đó là vấn đề chính trị và trong thời gian chiến tranh lạnh."

    Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy b́nh luận thêm:
    "Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đă tiến chiếm miền Nam, đă gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính v́ vậy, cái nh́n của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc dù Việt Nam đă đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
    "Nhưng mà h́nh ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nh́n xấu. Như vậy, mặc dù Việt Nam đă đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nh́n thiện cảm với Việt Nam, mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...
    "Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính trị, chứ không liên quan ǵ đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu trở lại vấn đề này, phải nh́n lại vấn đề khách quan thời đó là nước Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nh́n Việt Nam như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự b́nh yên của miền Nam thời đó."

    'Con bài mặc cả'

    Trung Quốc không ủng hộ nhiều cho phiên ṭa xét xử Khmer Đỏ, theo nhà nghiên cứu người Campuchia.
    Trung Quốc được cho là quốc gia đă từng ủng hộ, hậu thuẫn chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ mạnh mẽ nhất từ khi lực lượng này nắm quyền ở Campuchia năm 1975 cho tới năm 1979, và Bắc Kinh cũng tiếp tục ủng hộ Khmer Đỏ sau khi chính quyền này sụp đổ, tan ră.
    Được hỏi liệu ngoài những nguyên nhân chính trị ra, liệu Trung Quốc có gặp vấn đề ǵ về mặt 'đạo lư' ở đây hay không khi được cho là đă 'tiếp tay' cho Khmer Đỏ 'diệt chủng' và gây nhiều tội ác chống nhân loại ở Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang nói:
    "Cũng có vấn đề đạo lư đối với Trung Quốc về vấn đề chế độ Khmer Đỏ và đặc biệt là Ṭa án xét xử chế độ Khmer Đỏ hiện nay đang diễn ra ở Campuchia, th́ phía Trung Quốc cũng không ủng hộ nhiều để đem lại vấn đề lịch sử, đặc biệt là sự liên kết của Trung Quốc trong việc ủng hộ Khmer Đỏ."

    Trở lại với việc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, khi được hỏi liệu quyết định này có liên quan thế nào đến sự kiện mang tên Hội nghị Thành đô, chỉ một năm sau đó, năm 1990 giữa lănh đạo Việt Nam với lănh đạo Trung Quốc, ông Đặng Xương Hùng nêu quan điểm:
    "Lúc đó, để b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta (Việt Nam) một mặt đă tuyên bố đơn phương rút quân, không kèm thêm điều kiện ǵ nữa, chúng ta đơn phương rút quân khỏi Campuchia, và rút quân hoàn toàn vào tháng 9/1989.
    "Cùng lúc đó chúng ta đă sửa lại lời nói đầu của Hiến pháp, sửa lại Điều lệ Đảng, bỏ cái "Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp". Tất cả những sự kiện như thế, để chuẩn bị cho vấn đề b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc...
    "Việt Nam muốn b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mà Việt Nam chỉ có con bài lúc đó thế mạnh đó là vấn đề Campuchia, do đó việc đi đến thỏa thuận Thành Đô, là việc đi đến b́nh thường hóa quan hệ hai nước gắn chặt với việc giải quyết vấn đề Campuchia," cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...khoi_campuchia
    Last edited by Lehuy; 26-09-2014 at 07:10 PM.

  2. #2
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    “Bất cứ ai trở về nguyên vẹn từ chiến trường Campuchia đều là may mắn,”

    Câu trên là của ông Nguyễn Thành Nhân, 50 tuổi, một cựu chiến binh tham chiến ở Campuchia và là tác giả của một cuốn tự truyện Mùa Xa Nhà viết về cuộc chiến ở Campuchia.
    Được đưa đến Campuchia khi mới 20 tuổi, ông Nhân đă chiến đấu từ năm 1984 cho đến 1987 trong một đơn vị chiến đấu tiền phương ở gần biên giới Thái Lan-Campuchia – nơi những trận chiến đẫm máu nhất với Khmer Đỏ đă diễn ra.
    Bản gốc của cuốn tự truyện này bị chính quyền Việt Nam cấm. Cuốn sách kể lại những gian khổ của người lính Việt Nam và t́nh đồng đội của họ trong lúc họ phải t́m cách để giữ mạng ở một nơi mà người dân cưu mang họ vào ban ngày và đối mặt với kẻ thù vào ban đêm.

    Các bác có thể vào link dưới đây để đọc cuốn Mùa Xa Nhà.
    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1055


    Trên đây là một trang trong nhật kư của ông Nhân mô tả trận chiến năm 1986

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 06-12-2011, 01:28 AM
  2. TRUNG QUỐC CÓ THỂ DÙNG BAO NHIÊU LÍNH ĐÁNH VIỆT NAM?
    By Hoang Tam Hong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 17
    Last Post: 18-08-2011, 11:53 AM
  3. Replies: 6
    Last Post: 08-08-2011, 08:25 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 30-07-2011, 11:12 AM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •