Sáu mươi năm hiệp định Genève 1954 và cuộc di cư vĩ đại
Bối cảnh lịch sử
Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh 1946 -1954 đă được 8 năm , hai bên đều mệt mỏi thiệt hại nhiều nhân mạng. Điện Biên Phủ, trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến này bắt đầu ngày 13-3-1954, quân Pháp yếu thế rơ rệt so với Việt Minh
Gần cuối tháng 3 Pháp chính thức yêu cầu Mỹ cho oanh tạc ồ ạt cứu nguy mặt trận, Tổng thống Eisenhower và Bộ tham mưu, các cố vấn ṭa Bạch ốc nghiên cứu kế hoạch rồi tham khảo ư kiến các vị đại diện Quốc hội. Giới Lập pháp đ̣i Hành pháp phải thực hiện 3 điều kiện để được Quốc hội ủng hộ: (1)
-Phải có sự tham gia các nước Đông nam Á, các nươc Liên hiệp Anh
-Pháp phải trả độc lập cho Việt, Mên, Lào
-Pháp phải ở lại chiến đấu chống CS
TT Eisenhower theo yêu cầu các vị đại diện Quốc hội cử ngoại trưởng Dulles vận động Anh, Pháp và các nước Đông nam Á tham gia liên minh quân sự. Mặc dù khẩn khoản xin Mỹ oanh tạc cứu nguy nhưng Pháp không chịu tham gia Liên minh và đi t́m ḥa b́nh v́ bị trong nước chống đối. Người dân, báo chí Pháp cho rằng cuộc chiến nay chỉ là đánh thuê cho Mỹ. Pháp tin tưởng vào Hội nghị Genève sẽ khai mạc ngày 26-4-1954, họ cho biết trường hợp nếu không kư được Hiệp định sẽ tiếp tục cuộc chiến. Người Anh bác bỏ lời mời của Mỹ tham gia Liên minh và tin tưởng vào Genève, chỉ tham gia chiên tranh nếu Hội nghị trở ngại. Mỹ khuyên Pháp tiếp tục cuộc chiến không tham gia Hội nghị, họ coi Genève là sự thất bại v́ sẽ phải nhường đất cho Cộng Sản, họ biết rằng các cường quốc Tây phương cũng như Cộng sản chủ trương chia đôi Việt Nam, trong lúc này Anh và Nga đă ngầm chủ trương như vậy.
Mỹ thất bại không cứu được ĐBP v́ Anh không chịu tham gia Liên minh mà Quốc hội yêu cầu.
Hiệp định Genève
Ngày 26-4 Hội nghị Genève (2) khai mạc để giải quyết các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Cuộc thảo luận Triều Tiên tại Genève không đạt kết quả. Ngày 7-5-1954 ĐBP thất thủ, phái đoàn Pháp bị mất mặt tại Hội nghị, cuộc họp thảo luận về Đông Dương thực sự bắt đầu ngày 8-5-1954.Các nước tham dự và đại diện gồm Anh, ngoại trưởng Eden; Pháp, Bidault, sau ngày 19-6 là Chauvel; Mỹ, Thứ trưởng ngoại giao Smith; Nga, ngoại trưởng Molotov; Trung cộng, Thủ tướng Chu ân Lai; Quốc gia Việt Nam, Nguyễn Quốc Định, đầu tháng 7 là Trần Văn Đỗ; Việt Minh Thủ tướng Phạm văn Đồng.
Hiệp định được kư kết ngày 20-7-1954 gồm 4 văn kiện
1- Hiệp định đ́nh chiến tại Việt Nam
2- Hiệp định đ́nh chiến tại Lào
3- Hiệp định đ́nh chiến tại Cao Mên
4- Tuyên bố cuối cùng, không có chữ kư
Phái đoàn Quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ không kư vào bất cứ văn kiện nào của Hiệp định.
Hiệp Định Genève đ́nh chiến ở Việt Nam gồm 6 chương 47 điều
Xin sơ lược
Chương I – Giới tuyến quân sự tạm thời, khu phi quân sự.
Thời hạn rút quân không quá 300 ngày từ 20-7
Chương II- Nguyên tắc và cách thức thi hành Hiệp định
Điều 14- Trong khi chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, mỗi bên phụ trách quản trị hành chánh khu vực của ḿnh. Thời hạn rút Hà nội 80 ngày, Hải dương 100 ngày, Hải pḥng 300 ngày.
Chương III- Cấm đem thêm quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí đạn dược mới vào căn cứ quân sự.
Chương IV –Tù binh và thường dân bị giam giữ
Thời hạn 30 ngày để trao trả tù binh
Chương V- Điều khoản linh tinh
Chương VI Ban Liên Hợp và Ủy hội quốc tế ở Việt Nam
Ủy hội quốc tế kiểm soát đ́nh chiến gồm Ấn độ (chủ tịch), Gia Nă Đại, Ba Lan.
Thứ trưởng quốc pḥng Tạ Quang Bửu đại diện Việt Minh kư
Thiếu tướng Henri Deteil thay mặt Tư lệnh Đông dương kư
Bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-1954 gồm 13 điểm (3)
Bản tuyên bố cuối cùng về tái lập ḥa b́nh Đông Dương không mang chữ kư của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị, trong đó điều 7 nói nguyên văn:
“Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7-1956”
Sau khi Hội nghị khai mạc được một tháng và một tuần, vào ngày 4-6-1954, người Pháp đă trao trả độc lập hoàn toàn cho chính phủ Quốc gia Việt Nam
“Thủ tướng Bửu lộc dồn nỗ lực vào việc điều đ́nh nhằm mục đích kiện toàn độc lập cho Việt Nam. Sau ba tháng vận động và thảo luận, ông đi tới kết quả là kư kết với chính phủ Pháp hai hiệp ước ngày 4-6-54. Như thế ông đă hoàn tất sứ mạng được giao phó và thỏa măn ư nguyện mà Quốc Trưởng Bảo Đại đă ấp ủ từ 1949” (4)
Việt Nam được độc lập hoàn toàn một tháng rưỡi từ 4-6 cho tới 20-7 th́ bị chia đôi
C̣n tiếp...
Bookmarks