Page 158 of 174 FirstFirst ... 58108148154155156157158159160161162168 ... LastLast
Results 1,571 to 1,580 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1571
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Có nên đánh Trung Cộng không ?

    Ba Búa :- Ới Thằng Tàu to con kia nó đánh tôi !

    - Rồi anh làm ǵ để đối đầu với nó, chẳng lẽ cứ đưa mặt ra cho nó đánh hoài?

    Ba Búa : -Đó chỉ là xung đột trong gia đ́nh . Hơn nữa , nó to con , lấy ǵ mà đánh .

    -Vậy th́ " gia đ́nh "giải quyết với nhau đi !La làng làm ǵ cho mất công.

    Ba Búa :- Ráng nhịn đến sau ngày 5 tháng 8 th́ hết chuyện

    - Chờ xem !!!

  2. #1572
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Ô hay ! bà(hay ông ?)Tigon nầy tụ dung nêu danh tôi mà lấy ḷi nói của thằng Thanh cổ lùn !! Ẩu thật !!
    C̣n nhu ta đây ...dù hèn cũng thể ; it ra Chệt mà động đến sọi lông chân của ta , th́ it ra phải ăn 3 búa ,rồi sau đó tính tiếp nha .

    Lầm ...lộn rồi ! Tuỏng ai cũng hèn nhu đám 4 tên và toàn Đảng cs ôn vật hay sao ???

  3. #1573
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Ô hay ! bà(hay ông ?)Tigon nầy tụ dung nêu danh tôi mà lấy ḷi nói của thằng Thanh cổ lùn !! Ẩu thật !!
    C̣n nhu ta đây ...dù hèn cũng thể ; it ra Chệt mà động đến sọi lông chân của ta , th́ it ra phải ăn 3 búa ,rồi sau đó tính tiếp nha .

    Lầm ...lộn rồi ! Tuỏng ai cũng hèn nhu đám 4 tên và toàn Đảng cs ôn vật hay sao ???
    Dạ thưa anh, nếu vợ hay bồ của anh gốc Hoa th́ anh làm sao ạ? :p

  4. #1574
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Dạ thưa anh, nếu vợ hay bồ của anh gốc Hoa th́ anh làm sao ạ? :p
    Hỏi khó !!Nếu bồ hay vọ ta là gốc Hoa th́ coi lại tại sao chỗ khác không đụng mà đụng đến soi lông chân ta làm chi ??
    Để khoan hồng và gia ân răn dạy th́ cho ăn một cái... cán búa. Cho nhó đ̣i !!!!

  5. #1575
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Hỏi khó !!Nếu bồ hay vọ ta là gốc Hoa th́ coi lại tại sao chỗ khác không đụng mà đụng đến soi lông chân ta làm chi ??
    Để khoan hồng và gia ân răn dạy th́ cho ăn một cái... cán búa. Cho nhó đ̣i !!!!
    Ông Dr Trần đang đọc ông có vợ là người gốc Hoa, tôi muốn hỏi ông để đo đạc cái thái độ và phản ứng của 1 người Việt thật có vợ gốc Hoa :p

    Ông Trần thông cảm, nhắc tới chỉ là việc làm chuyên môn tâm lư, chứ tôi không chê gái Hoa, v́ tôi đă từng có người yêu đầu đời lai Hoa, tên Đặng thu Thuỷ đang ở Mỹ và người thứ hai Hoa chính gốc là Lư tương Mai đang ở Úc ;)

  6. #1576
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Ô hay ! bà(hay ông ?)Tigon nầy tụ dung nêu danh tôi mà lấy ḷi nói của thằng Thanh cổ lùn !! Ẩu thật !!
    C̣n nhu ta đây ...dù hèn cũng thể ; it ra Chệt mà động đến sọi lông chân của ta , th́ it ra phải ăn 3 búa ,rồi sau đó tính tiếp nha .

    Lầm ...lộn rồi ! Tuỏng ai cũng hèn nhu đám 4 tên và toàn Đảng cs ôn vật hay sao ???

    Hay nhẩy ? Đâu phải tự dưng mà tui nêu đại danh Ba Búa trong mẩu đối thoại đó . Tại ông đặt câu hỏi trước " Đánh hay không đánh ?" làm ǵ .

    Nếu đánh được th́ họ đă đánh từ ngày cái giàn khoan " khủng " đó ló đầu trên mặt biển rồi .C̣n bây giờ , " nó" đă an toàn trên xa lộ như mọi người thấy , hỏi vậy để vuốt đuôi à ?

  7. #1577
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Họ là những người rất can đảm : Hội Nhà Báo VN


    July 5th, 2014

    Ngày 04/07/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) đă chính thức ra đời tại Việt Nam.

    IJAV do một một nhóm nhà báo độc lập khởi xướng. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực là nhà báo, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh của Ḍng Chúa Cứu Thế Sài G̣n – là những cây bút được tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp vào danh sách 100 Anh hùng thông tin, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm năm nay.

    RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch IJAVN về sự kiện này.

    RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập vừa được thành lập. Thưa anh, ngày ra đời của Hội lại trùng với ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4/7. Sự trùng hợp này là ngẫu nhiên hay có chủ ư?

    Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nói như nhà thơ Bùi Minh Quốc – Phó chủ tịch IJAVN, đây là một sự ngẫu nhiên thú vị, nhưng lại đặc biệt có ư nghĩa. Thông thường ngày ra đời của một tổ chức phải gắn với một ư nghĩa nào đó. Ư nghĩa lại phải sinh ra từ sự kiện, sự kiện càng có tầm th́ ư nghĩa càng sâu sắc.

    Ư nghĩa ấy gắn với bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 vào thời khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tính chất độc lập của bản tuyên ngôn này lại rất phù hợp với tính cách độc lập của Hội các nhà báo tự do. Nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng đến một sự tách rời hoàn toàn khỏi ư đồ thực dân của nước Anh th́ nhiệm vụ của báo giới độc lập Việt Nam vào lúc này và trong những năm tới cũng không khác biệt, tức không chỉ độc lập với các hội đoàn nhà nước mà c̣n phải đóng góp cho quốc gia để ǵn giữ nền độc lập nước nhà trước họa xâm lăng Trung Quốc.

    RFI : Thưa anh, tại Việt Nam đă có Hội Nhà báo tồn tại từ rất lâu rồi, như vậy có nghĩa là Hội này không làm được nhiệm vụ của ḿnh ?

    Lẽ dĩ nhiên, không cần phải đẻ ra thêm một hội đoàn nào khác nếu Hội Nhà báo Việt Nam thể hiện đúng tiếng nói tự do báo chí. Song trong rất nhiều trường hợp, hội đoàn nhà nước này đă chỉ phản ánh quyền tự do ngôn luận một chiều theo cung cách bảo thủ, giáo điều và lợi ích nhóm của cơ quan tuyên giáo ; chứ không phải là nguyện vọng, tâm tư và chí khí của đại đa số người viết báo ở Việt Nam. Rất nhiều vấn nạn đă và đang tồn tại trong các lĩnh vực kinh tế, xă hội, giáo dục, y tế, văn hóa, tôn giáo và cả chính trị cần phải được phản biện và thay đổi ; nhưng có thể nói công luận hầu như không biết đến sự có mặt, càng không biết về sự lên tiếng của Hội nhà báo Việt Nam.

    Một trong những tiêu điểm phủ rộng toàn bộ xă hội là trước bản Hiến pháp năm 2013 với tinh thần thụt lùi quá rơ, Hội Nhà báo Việt Nam đă làm ǵ để cải tạo, hay chẳng làm ǵ cả? Hoặc một số trường hợp báo chí và nhà báo bị cơ quan an ninh quy kết điều luật 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ…” – một điều luật đă bị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia đánh giá là mơ hồ và cần phải hủy bỏ.

    Gần đây nhất là trường hợp báo Pháp luật và Xă hội bị khởi tố liên quan đến một bài viết về các những khuất tất trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, nhưng Hội nhà báo Việt Nam đă tuyệt đối im lặng. Hay có thể hiểu công cuộc chống tham nhũng sẽ có thể nhào xuống vực thẳm nếu toàn bộ báo chí nhà nước bị bịt miệng ?

    Nếu Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động theo cách “báo chí trùm mền” và thỏa hiệp cao cấp như thế th́ hội đoàn này làm sao có thể đại diện cho hơn 17.000 nhà báo có thẻ, cho một con số gấp đôi như thế người viết báo không có thẻ, hay bảo vệ cho những nhà báo bị xâm hại được?

    Đây chính là nguyên do sâu sắc. IJAVN sinh ra là nhằm cải thiện những ǵ mà thực tế báo chí chưa được cải thiện, hoặc chẳng có hy vọng ǵ được cải thiện. Là một tổ chức dân sự độc lập nằm trong xă hội dân sự Việt Nam, IJAVN phải mang tính cách độc lập trong hành động của ḿnh. Đó là lư do v́ sao IJAVN phải đặc biệt độc lập với Hội Nhà báo Việt Nam về quan điểm, nội dung hoạt động, nhân sự điều hành và tài chính.

    RFI : Quan điểm độc lập của IJAVN được thể hiện như thế nào?

    Nói lên sự thật ! Quan điểm đầu tiên là phải nói sự thật. Cần thay đổi năo trạng khi định nghĩa về các vấn đề chính trị – xă hội. Với tư cách là một tổ chức dân sự độc lập, tất nhiên IJAVN phải giữ tính cách khách quan và tôn trọng tuyệt đối tinh thần đa nguyên, trong đó có đa nguyên chính trị.

    V́ lẽ đó, tất cả những biểu hiện can thiệp vào hoạt động báo chí bằng lối chỉ đạo và định hướng một chiều, độc đoán đều không phù hợp với đường lối của IJAVN. IJAVN sinh ra không phải để trùm chăn mà để phản biện đối với những chính sách và hành vi bất công của chính quyền, với mục tiêu cuối cùng là làm cho xă hội thanh sạch và dân chủ hơn.

    RFI : Nhưng lâu nay chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra khó chấp nhận thậm chí dị ứng với những tiếng nói phản biện, có thể họ vẫn cho Hội Nhà báo Độc lập là một tổ chức đối lập?

    Nếu ḷng họ không đủ trong sáng và tiến bộ, th́ hiển nhiên họ luôn coi chúng tôi là những kẻ đối lập và cần phải bị loại trừ. Gần đây trên báo Quân Đội Nhân Dân lại có một bài viết nhắc lại về “cần cảnh giác với các hội đoàn dân sự”, trong đó đề cập đến tổ chức hội nhà báo độc lập và lại đặt câu hỏi không khác trước đây là “độc lập hay đối lập?”. Tôi cho rằng đó là một câu hỏi vừa bảo thủ vừa ấu trĩ và chẳng thể thuyết phục được nhiều người, trong bối cảnh sau gần bốn chục năm từ năm 1975, hậu quả mà thể chế chính trị một đảng gây ra cho xă hội đă khủng khiếp đến thế nào.

    Là một nhà báo đă từng viết phản biện cho nhiều tờ báo nhà nước như Vietnamnet, Thanh Niên, Tầm Nh́n…, tôi biết rằng có đến 90-95% người viết báo hiện nay chẳng thích thú ǵ với chính sách can dự tự do thông tin của các cơ quan tuyên giáo và quản lư báo chí, và ít nhất 2/3 trong số họ mang phản ứng ngấm ngầm đối với chính sách rào cản tự do thông tin như thế. Tuy nhiên những người này, v́ nhiều lư do tế nhị, vẫn phải im lặng.

    C̣n nếu đă sinh ra IJAVN th́ chúng tôi sẽ cố gắng làm đúng chức năng của xă hội dân sự, nghĩa là cầu thị, tôn trọng đa nguyên và phản biện, tác động nhằm điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách. Chính sách và hành vi của Nhà nước càng bất công và sai lầm, mức độ phản biện của báo chí độc lập càng cao và mức độ thông tin cho cộng đồng quốc tế càng lớn.

    Nhưng nếu chính quyền có được những chính sách và hành động gần gũi với lợi ích của xă hội và đại đa số người dân, đặc biệt là người nghèo, tại sao những tổ chức dân sự độc lập như IJAVN lại phải phản đối? Ngược lại, khi đó chúng tôi sẽ đồng thuận với Nhà nước và thậm chí trong một chừng mực nào đó c̣n ủng hộ cả những chính khách có đường lối cải cách và tiến bộ xă hội.

    Với tinh thần và quan điểm hành xử như vậy của IJAVN, không ai có thể quy chụp chúng tôi là tổ chức đối lập hay đối kháng chính trị, v́ như thế sẽ trái ngược lương tâm nhân loại, phản bác tất cả những điều khoản trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đă tham gia kư kết, đồng thời trái luôn với chính Hiến pháp Việt Nam.

    RFI : Vậy IJAVN sẽ làm thế nào để có tiếng nói phản biện đúng nghĩa?

    Muốn có tiếng nói phản biện th́ cần có phương tiện chuyển tải tinh thần và nội dung phản biện. Chúng tôi sẽ xây dựng những diễn đàn cho người viết báo và cả những người không viết báo nhưng quan tâm đến t́nh cảnh đất nước và hoạt động thực chất của IJAVN. Nhưng khác với hoạt động trước đây của xă hội dân sự chủ yếu diễn ra trên mạng, diễn đàn của IJAVN sẽ hướng đến tự do ngôn luận và tự do báo chí bằng h́nh thức offline, nghĩa là diễn ra ngoài đời.

    Song song với các diễn đàn này, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng một trang báo, được xem là cơ quan ngôn luận của IJAVN, nhằm chuyển tải tinh thần phản biện đến độc giả và chính quyền. Trong mục tiêu kỳ vọng của chúng tôi, trang báo này trong 10 năm tới phải cố gắng vươn tới một đẳng cấp quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn như có thể so sánh với tờ Bangkok Post của Thái Lan, hay hơn nữa là tờ Straits Times của Singapore. C̣n triển vọng nhất th́ phải so sánh được với tờ Le Monde của Pháp.

    RFI : Như vậy liệu có tham vọng lắm hay không, trong khi hiện thời lực lượng người viết báo độc lập ở Việt Nam c̣n rẩt mỏng, và số người được coi là nhà báo thực thụ có lẽ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, liệu những thành viên ban đầu của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và những thành viên sau này có đáp ứng được tiêu chí nhà báo hay không ?

    Đây chính là lư do mà chúng tôi băn khoăn khi xây dựng tiêu chí để mọi người tham gia vào IJAVN. V́ nếu xét theo đúng tiêu chuẩn một nhà báo thực thụ th́ phải có ít nhất một số tác phẩm báo chí trên hệ thống truyền thông nhà nước, truyền thông xă hội hoặc truyền thông quốc tế, đồng thời phải có thâm niên hoạt động trong nghề báo. Chưa kể đến việc phải có thẻ nhà báo nếu xét theo tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tất nhiên sẽ chỉ có một ít người thỏa măn được những tiêu chuẩn này.

    Chỉ có điều, với giới nhà báo tự do thuộc truyền thông xă hội th́ không cần tính tới tiêu chí phải có thẻ nhà báo, mà theo thông lệ quốc tế, chỉ cần dựa vào số lượng bài viết và đạt được uy tín người viết báo. V́ thế trước mắt chúng tôi không quá cầu toàn về việc tất cả các thành viên của IJAVN đều phải là nhà báo theo đúng nghĩa của từ này. Hăy xem các thành viên, không phân biệt thâm niên và uy tín xă hội, đều là người viết báo. Cách nh́n này cũng tương tự đối với các hội đoàn dân sự c̣n khá thiếu chuyên nghiệp trong một xă hội dân sự c̣n sơ khai ở Việt Nam.

    Nhưng tính chuyên nghiệp phải bắt nguồn từ việc tổ chức lại các hoạt động sơ khai. IJAVN sẽ hướng đến mục tiêu trở thành một nghiệp đoàn báo chí độc lập và mang tính chuyên nghiệp. Phần lớn những tay viết trẻ từ giới blogger và cả facebooker hiện nay sẽ cần được đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước để có thể trở thành những nhà báo chuyên nghiệp trong tương lai không xa.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng sẽ có một tỉ lệ nào đó trong lực lượng báo chí nhà nước sẽ cùng tham gia với chúng tôi trong tương lai gần, khi diễn ra làn sóng giao thoa giữa báo chí “lề phải” và “lề trái” với những tín hiệu đang bắt đầu xuất hiện. Đó là những nhà báo và cộng tác viên báo chí có chuyên môn và muốn thể hiện tiếng nói độc lập, muốn nói lên sự thật, muốn cùng tham gia xây đóng góp cho diễn đàn độc lập của những người viết báo ở Việt Nam. Chẳng lẽ trong 17.000 nhà báo có thẻ ở Việt Nam, không có lấy 1% số đó có năng lực viết báo và có thể c̣n viết báo quốc tế hay sao?

    RFI : Vấn đề không chỉ là năng lực mà có lẽ c̣n là ḷng can đảm nữa. Trong làng báo nhà nước hiện nay thường là người viết đều biết cách tự kiểm duyệt. Bên cạnh đó, ở Việt Nam các nhà báo thường được xă hội trọng vọng, có được một số đặc quyền. Liệu người ta có thể mạo hiểm để tham gia một tổ chức ngoài Nhà nước hay không ?

    Đúng là cần ḷng can đảm. Đây là một tiêu chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới và của báo chí tự do quốc tế đặt ra đối với các nhà báo quốc tế, đặc biệt là những phóng viên chiến trường. Trên cả chuyên môn, đó là ḷng can đảm, nhưng ở Việt Nam có lẽ vẫn c̣n là điều hơi xa xỉ. Nỗi sợ hăi vẫn c̣n bị đè nén trong từng con người, trong tư tưởng, và người ta vẫn thường ví von nỗi sợ hăi đó nằm dưới một ṿng kim cô ḱm tỏa.

    Đó chính là ṿng kim cô về tư tưởng, với “siêu Tổng biên tập” là Ban Tuyên giáo Trung ương và các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành. Các cơ quan quản lư báo chí đang g̣ bó, hạn chế quyền tự do sáng tác của rất nhiều phóng viên trong số các nhà báo có thẻ ở Việt Nam. Đây chính là rào cản vô cùng lớn mà các nhà báo cũng như các cộng tác viên báo chí chưa có thẻ ở Việt Nam cần phải vượt qua, nếu muốn hướng tới một sự tự do trong thể hiện quan điểm và tự do biểu đạt.

    RFI : Lúc năy anh có so sánh với các hội đoàn dân sự, nhưng nghề báo cần có năng khiếu và đạo đức nghề nghiệp, nên đây là một tổ chức nghề nghiệp chứ không phải một tổ chức như Mặt trận Tổ quốc hay phong trào dân chủ. Nếu những tiêu chí được mở rộng, liệu có thể dẫn đến việc lạm dụng?

    Tất nhiên là không bao giờ chúng tôi muốn Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam trở thành một tổ chức “Mặt trận” theo nghĩa ôm đồm tất cả các thành phần, đối tượng. Trên hết, đây là một tổ chức nghề nghiệp, và như vậy phải có tiêu chí nghề nghiệp của nó. Vấn đề chuyên môn như vừa nêu bắt đầu từ năng khiếu, và sau đó là lao động nghề nghiệp báo chí.

    Một thực trạng đặt ra đối với giới báo chí Việt Nam là tại sao cho tới giờ những bài viết trên báo chí quốc tế của giới truyền thông Việt Nam hầu như vắng bóng. Và nếu có xuất hiện chỉ là một vài bài viết của giới truyền thông xă hội, hay c̣n gọi nôm na là truyền thông “lề dân” mà thôi.

    Như vậy khi muốn xây dựng một nền báo chí độc lập chuyên nghiệp th́ phải có tờ báo độc lập,và như vậy phải có những cây viết độc lập chuyên nghiệp, có nghĩa là phải đào tạo. Nhưng đào tạo không thôi th́ chưa đủ, ngay trước mắt cần có những cây viết từ “lề phải” thâm nhập vào “lề trái”, có một sự giao thoa với nhau. Đồng thời phải đặt ra những tiêu chuẩn để xét duyệt đối với những hội viên mới của Hội Nhà báo Độc lập trong thời gian sắp tới. Không ôm đồm, dàn trải mà sẽ phải có những tiêu chí phân loại lọc lựa chặt chẽ để thấy được năng lực làm báo.

    RFI : Về vấn đề đào tạo, anh cũng biết là các trường báo chí ở Việt Nam hàng năm cho ra rất nhiều cử nhân báo chí, nhưng số người trở thành nhà báo thực thụ không có bao nhiêu…

    Tôi cũng có thời gian phỏng vấn các sinh viên tốt nghiệp khoa báo chí, cách đây hai mươi năm rồi. Và tỉ lệ mà tôi chọn được lúc đó là 5%, có nghĩa là 20 người chỉ chọn được một người. Sau này tôi nghe nói là số người chọn được c̣n thấp hơn nữa. Đó là thực trạng trong việc đào tạo về báo chí ở Việt Nam hiện nay. Thành thử tôi cũng không quá kỳ vọng về việc đào tạo những blogger và facebooker trở thành các nhà báo chuyên nghiệp có thể thành công một cách dễ dàng, mà phải mất rất nhiều thời gian. Thậm chí có thể cần từ 10 tới 20 năm để đào tạo một thế hệ làm báo.

    Đây là một vấn đề cần tới sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới có chuyên môn về báo chí, v́ họ đă có kinh nghiệm rồi. Trong thời gian sắp tới nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thu xếp để có mối liên kết, hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ, để có thể gởi một số cây viết trẻ có năng khiếu ra nước ngoài đào tạo, thậm chí là những người đang viết báo ở Việt Nam để đào tạo lại. Như vậy mới có thể hấp thu tiến bộ của báo chí thế giới để nâng cấp cho nền báo chí độc lập tại Việt Nam.

    RFI : Có nghĩa là IJAVN có đặt nặng quan hệ với các tổ chức quốc tế về nghề báo?

    Tất nhiên đó là một kênh quan hệ không thể thiếu, có thể nói là chất xúc tác chính đối với Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Và đây cũng là một ưu thế của IJAVN so với mối quan hệ quốc tế quá đơn điệu và chủ yếu thiên về h́nh thức từ trước tới nay của Hội Nhà báo Việt Nam. Xin lưu ư rằng mặc dù chỉ tập hợp đa số những tay viết không chuyên, nhưng giới truyền thông xă hội ở Việt Nam, chứ không phải hơn 800 tờ báo của nhà nước, từ ít nhất năm 2011 đến nay đă trở thành nhân tố chính trong việc chuyển tải các thông tin, t́nh h́nh và loại bài phân tích, nhận định trong nước ra cộng đồng quốc tế.

    Sau khi IJAVN h́nh thành, chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với những tổ chức phi chính phủ quốc tế về báo chí như Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ), Tổ chức Freeedom House…, cùng một số tờ báo quốc tế có uy tín. Và tất nhiên, những nhà báo nhà nước có thể tham gia vào IJAVN trong thời gian tới sẽ có điều kiện để giao lưu và học hỏi nhiều hơn từ báo giới quốc tế.

    Cũng nhân việc ra đời của IJAVN, chúng tôi xin chuyển đến một số chính phủ quan tâm đến hiện t́nh dân chủ ở Việt Nam như Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, các nước Bắc Âu, các tổ chức phi chính phủ như RSF, CPJ, Freedom House, Văn bút Quốc tế và các cơ quan báo đài quốc tế như RFI, VOA, BBC, RFA cùng báo đài Việt ngữ hải ngoại… lời cám ơn của giới truyền thông xă hội Việt Nam về sự hỗ trợ và bảo vệ của họ đối với các nhà báo đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền phải chịu rủi ro và thiệt tḥi trong những năm qua.

    RFI : Trong điều lệ hoạt động của IJAVN có một đoạn gây thắc mắc: “Trong trường hợp v́ lư do biến cố hoặc bất khả kháng mà Chủ tịch Hội không thể điều hành, Phó chủ tịch thường trực Hội sẽ đảm nhiệm công tác điều hành Hội…”. Nội dung này cần được hiểu một cách b́nh thường hay c̣n v́ lư do tế nhị nào khác?

    À, đó là phương án “Người thay thế” của IJAVN. Mọi người đều biết h́nh thành một tổ chức về tự do báo chí ở Việt Nam là hoàn toàn không dễ dàng. Vào năm 2009, chỉ một tổ chức dân sự cấp câu lạc bộ về báo chí tự do của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mà c̣n bị chính quyền khép vào tội “phản nghịch”, th́ có thể hiểu vấn đề của IJAV giờ đây là phức tạp hơn nhiều.

    C̣n hiện nay, dù t́nh h́nh nhân quyền đă khả quan hơn so với thời Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, những nhà báo độc lập vẫn luôn phải pḥng ngừa t́nh huống xấu nhất có thể xảy ra. Tức là họ sẽ bị chính quyền quy chụp chính trị và bị bắt bớ, cho dù việc thành lập IJAVN là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam tham gia kư kết vào năm 1982, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam gia nhập thành viên vào năm 2013, và với chính Hiến pháp Việt Nam.

    Nếu t́nh thế đó xảy ra, chúng tôi phải sắp sẵn phương án “Người thay thế” để duy tŕ sự tồn tại của IJAVN. Chúng tôi đều ư thức rất nặng ḷng rằng không thể có tự do báo chí nếu không có tự do cá nhân, và ngược lại.

    RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa được thành lập, đă vui ḷng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.


    http://www.basam.info/2014/07/05/241...t/#more-133184

  8. #1578
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sao lại đi học kẻ thù?

    July 5th, 2014


    Được biết người ta mới cử một đoàn cán bộ cấp vụ sang Trung Quốc để học xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

    I. Những người được cử đi học được ǵ?

    - Được một chuyến tham quan du lịch (bằng tiền nhà nước cũng tức là của dân đóng góp).

    - Được nghe cán bộ Trung Quốc thuyết giảng cái ǵ Trung Quốc cũng hay cũng giỏi để mà thán phục.

    - Được ăn cơm Tàu, được chiêu đăi nồng hậu, có quà cáp hoặc được thưởng thức gái Trung Quốc. Ăn cơm Trung Quốc th́ phải nói hữu nghị với họ, biết ơn họ mặc dầu họ đang cướp biển, đảo của nước ḿnh. Cũng có người trở thành thân Trung Quốc hoặc thành người của họ, về sẽ tuyên truyền cho họ.

    Người có “sáng kiến” chủ trương việc đi học này c̣n có ư tỏ cho “nước bạn” biết là thần phục họ, coi họ là bậc thầy trong công tác và kinh nghiệm hay để mong ông Tập qua đường dây nóng gợi ư với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử vào vị trí cao trước Đại hội Đảng Việt Nam khóa XII tới.

    II. Họ học được ǵ?

    Cứ đem “Tuyển tập Hồ Chí Minh” ra học và dạy th́ có đủ lời hay, ư đúng trong mọi công tác, kể cả công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

    Hăy đọc lại các nghị quyết của Đảng Lao động và Đảng Cộng sản cũng đă thấy tiêu chuẩn “Cán bộ là đủ Đức, Tài; Đức là chủ yếu” được ghi nhiều lần rồi. Trong các nghị quyết và tài liệu cũng đă từng ghi “lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải là người có đạo đức và năng lực và được tín nhiệm”, vấn đề là có thực hiện đúng thế không, việc ǵ phải sang Trung Quốc về nói là học được những điều đó.

    “Lựa chọn quần chúng ưu tú, được thử thách để kết nạp vào Đảng và Đảng viên phải tiên phong gương mẫu trong mọi việc” cũng đă có trong các chỉ thị, nghị quyết cả rồi, phải đâu đoàn cán bộ phải sang Trung Quốc mới học được đem về những điều tưởng là “mới” ấy!

    Hơn nữa, cứ tổng kết từ Việt Nam ta cũng thiếu ǵ kinh nghiệm phong phú, cần ǵ phải đi học ai. Trong kháng chiến gian khó ác liệt có điều kiện thử thách thực tế nên phát triển Đảng cũng như tuyển chọn, đề bạt cán bộ đúng nhiều, có sai cũng rất ít. Trong ḥa b́nh, chức quyền nhỏ nhất cũng phải là Đảng viên mới được giao nên nhiều người chẳng v́ lư tưởng chẳng tiên phong gương mẫu cũng t́m mọi cách để được vào Đảng. Tiếp đến tham nhũng tràn lan “dột từ nóc” (Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói), rồi “mua quan bán chức”, ưu tiên “con ông cháu cha” nên Đảng suy thoái, người có thực tài, thực đức, cương trực th́ gạt bỏ, một số có học hàm dễ kiếm bằng giả, cơ hội, vô tài, bất đức, nịnh bợ th́ được trọng dụng.

    Nghe đâu c̣n có chủ trương hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi nơi sẽ gửi 100 cán bộ sang Trung Quốc để họ đào tạo. Nếu đúng th́ đây là chủ trương “gửi trứng cho ác”!

    Nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ làm ǵ?

    Trước hết họ đối xử nhiệt t́nh nồng hậu, họ sẽ “mua” và gài bẫy “mỹ nhân kế”, đây là nghề truyền thống của họ, họ đă thực hiện thành công ngay cả đối với những người lănh đạo cao nhất của một số nước. Họ sẽ tuyên truyền cho 200 cán bộ đó: Trung Hoa là trung tâm của thiên hạ, sẽ là siêu cường lănh đạo thế giới. Họ sẽ giáo dục chính trị, văn hóa Trung Quốc cho thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm làm “phiên thần” của “Đế chế Đại Hán tộc”.

    III. Sao lại vào lúc nước sôi lửa bỏng đương diễn ra?

    Trong khi Trung Quốc đang lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, thái độ hung hăng bạo ngược, quyết tâm tiến chiếm biển, đảo của chúng ta và thóa mạ ta “đưa đứa con hoang đàng trở về nhà” mà Đảng, Chính phủ hoặc một nhóm nào đó lại làm những việc có tính chất “làm thân”, “cầu ḥa” như nêu trên đây, th́ thật là nhục nhă.

    Kẻ xâm lược th́ phải gọi là kẻ thù, không thể khác. Năm 1979, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói thế lực bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta, rất đúng.

    Trong t́nh h́nh ác liệt, một mất, một c̣n như hiện nay mà gửi cán bộ cho nước thù đào tạo để làm thân th́ thử hỏi trong họ c̣n có chút nào ḍng máu Lạc Hồng và chút nào chí khí quật cường của dân tộc Việt Nam nữa không?

    N. T. V.

    Tác giả gửi BVN.

    Xem thêm:

    Đoàn cán bộ Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu về công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc: xaydungdang.org.vn


    http://www.basam.info/2014/07/05/241...di-hoc-ke-thu/

  9. #1579
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tin mới nhận được :

    Ông Huỳnh Anh Trí, một tù nhân lương tâm bị chế độ CS kết án 14 năm tù giam đă qua đời vào lúc 13:30' ngày 5/7/2014 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, hưởng dương 43 tuổi.





    RIP .

    Tên Huỳnh Anh Trí đă đi vào lịch sử đấu tranh của Dân Tộc Việt

    ( * Thưa với bạn trẻ mới quen trên FB : Đây cũng là 1 trả lời cho câu hỏi của bạn " Tại sao người Việt Hải Ngoại chống Cộng Sản " )
    Last edited by Tigon; 05-07-2014 at 10:39 PM.

  10. #1580
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phụ thuộc Trung Quốc do lợi ích nhóm chi phối?


    Các chuyên gia kinh tế tại hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” tỏ ra lo ngại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

    Ông Doanh đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta giao quá nhiều dự án cho nhà thầu Trung Quốc như vậy. Có bao nhiêu lợi ích quốc gia, bao nhiêu lợi ích cho ai?”Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, Việt Nam đă trao quá nhiều công tŕnh cho nhà thầu Trung Quốc theo h́nh thức EPC: 23/24 nhà máy xi măng; 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông, khai khoáng (bauxite), cho thuê rừng và đất rừng ở vùng biên giới.


    “Trung Quốc là bậc thầy về mua chuộc, đút lót. T́nh trạng kinh tế chúng ta phụ thuộc phải chăng là do lợi ích nhóm chi phối mạnh”.

    Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh


    Ông nói: “Trung Quốc là bậc thầy về mua chuộc, đút lót. T́nh trạng kinh tế chúng ta phụ thuộc phải chăng là do lợi ích nhóm chi phối mạnh”.

    Các doanh nghiệp Trung Quốc đă mua lại công ty CP của Thái Lan để trở thành nhà cung cấp thức ăn gia súc lớn nhất Việt Nam, hay trúng thầu hầu hết các dự án lớn của Đài Loan như Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

    Báo cáo của hải quan Việt Nam cho biết, năm 2012 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỉ đô la Mỹ trong khi báo cáo của Trung Quốc cho biết, cùng năm này, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 34 tỉ đô la Mỹ.

    “Như vậy, có chênh lệch tới 5,2 tỉ đô la Mỹ qua đường tiểu ngạch”, ông Doanh nhận xét.

    Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoảng sản, 49/62 dự án xi măng, 16/27 dự án nhiệt điện, và rất nhiều dự án giao thông.

    Tất cả các dự án này bị chậm tiến độ có khi đến 3 năm, chất lượng thiết bị kém. Nhà thầu Trung Quốc đem toàn bộ vật tư, phụ tùng, phụ kiện sang thi công dự án, kể cả các thiết bị có thể chế tạo tại Việt Nam; họ đem cả lao động phổ thông sang làm tại các công tŕnh mà họ làm tổng thầu.

    Chẳng hạn, Nhà máy Alumin Lâm Đồng gói thầu là 466 triệu đô la Mỹ, song nhà thầu phụ Việt Nam chỉ nhận được 170 tỉ đồng (chưa đến 8 triệu đô la Mỹ); nhà máy Alumin Nhân Cơ có giá trị hợp đồng là 499 triệu đô la Mỹ, giao cho thầu phụ Việt Nam chỉ 53 tỉ đồng (2,5 triệu đô la Mỹ).

    “Trung Quốc đă thắng thầu hầu hết các dự án ở Việt Nam. Khi đấu thầu quốc tế rộng răi th́ chỉ có các nhà thầu Trung Quốc tham gia, các nhà thầu nước khác không muốn tham gia nữa”, ông Thụ nói.

    “T́nh trạng này là do các chủ đầu tư không có lương tâm”, ông Thụ nhận xét.

    Ông Thụ cho biết, Hiệp hội của ông đă gửi báo cáo lên Thủ tướng và Chủ tịch nước đề nghị kiểm tra lại toàn bộ các dự án công nghiệp do Trung Quốc đang thi công dở dang để huy động lực lượng trong nước và các nhà thầu nước ngoài khác hoàn chỉnh các dự án này.

    Hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” do Pḥng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay 3-7-2014.

    T. G.

    Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/117035/...chi-phoi?.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •