Page 141 of 174 FirstFirst ... 4191131137138139140141142143144145151 ... LastLast
Results 1,401 to 1,410 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1401
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    5.2.3. Hợp tác toàn diện về văn hóa giáo dục

    1). Việt Nam cam kết giáo dục nhân dân về 16 chữ vàng và 4 tốt

    * Ngày 21-2-2013, Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên BCT dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang Bắc Kinh. Hai bên đă kư một thỏa thuận hợp tác toàn diện cho giai đoạn 5 năm từ 2014-2019.

    * Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cam kết, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc VN (MT/TQ/VN), ông sẽ vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt 16 chữ vàng và 4 tốt để hoàn thành tốt thoả thuận của hai bên từ khi b́nh thường hóa năm 1990. Ông Nhân cho biết MT/TQ/VN sẽ triển khai chức năng và nhiệm vụ mới trong Hiến pháp 2013 là “giám sát phản biện xă hội” để tăng cường hiểu biết của nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.

    * Việt Nam sẽ thực hiện Cung Văn hoá Việt-Trung tại Hà Nội. Trong 15 năm, kể từ 2005 Việt Nam đă cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lănh vực: báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, truyền h́nh sang tham quan học hỏi và tŕnh diễn ở Bắc Kinh.

    2). Giáo dục thanh niên



    Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Bí thư Thứ nhất TƯ Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh giao lưu với các đại biểu thanh niên hai nước.



    Hữu nghị giữa hai đoàn thanh niên khu tự trị VN & Trung Quốc.

    Theo một hiệp định, mỗi năm Trung Cộng cấp 130 suất học bổng cho sinh viên VN, đồng thời VN chỉ cấp 15 học bổng cho sinh viên Trung Cộng, có nghĩa là Bắc Kinh đào tạn cán bộ tương lai cho họ.

    Việt Nam đưa những đoàn thanh niên sang thăm viếng, hợp tác hữu nghị với thanh niên sắc tộc của các khu tự trị. Nổi bật nhất là Liên hoan thanh niên VN-TQ được tổ chức vào ngày 26-11-2013, 3,000 thanh niên do Nguyễn Thiện Nhân hướng dẫn tham dự liên hoan. Trong diễn văn, ông Nhân cho biết: “Đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước kết chặt quan hệ hai đảng, hai nước, không ngừng đơm hoa kết trái, vun đắp t́nh hữu nghị của hai dân tộc”.

    Định hướng dư luận, Lập Viện Khổng Tử, nằm trong hợp tác văn hoá giáo dục cho thanh niên.

    16 chữ vàng và 4 tốt là chiêu bài ngụy trang cho chương tŕnh 30 năm để VN hội nhập vào đại gia đ́nh các dân tộc Trung Quốc, nói thẳng ra là chương tŕnh bán nước của đảng CSVN.


    C̣n tiếp...

  2. #1402
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    5.2.4. Trung Cộng di dân vào Việt Nam

    *Bọn Tàu khựa vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi luông tuồng như đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Măn Châu, Nội Mông. Bọn họ đă có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng người Hoa cả.

    Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000 hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxit Tây Nguyên đến Cà Mau, có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân, mà thực chất là binh sĩ, t́nh báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc pḥng, cơ xưởng…

    * Những người di dân tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.

    1). Khu phố Tàu B́nh Dương



    Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố (Chữ Tàu trên cổng vào).



    khu công nghệ cao Khu thể thao.


    Tờ Việt Báo tại hải ngoại có bài viết tựa đề: “Cờ Trung Quốc treo rợp B́nh Dương: Dân Việt có nguy cơ mất đất”

    Theo bài báo th́ “Cờ Trung Cộng treo tưng bừng tại Bỉnh Dương để mừng Quốc Khánh lần thứ 90 của Trung Cộng bởi v́ người Hoa đang cư ngụ đông đảo ở Phố Tàu nơi đây.

    Một bài viết có tựa đề “Phố người Hoa, Rừng người Hoa, ṣng bạc người Hoa,…và người Hoa” c̣n đưa ra quan ngại rằng “trong một tương lai không xa, con cháu người VN sẽ không c̣n được sống trên quê hương ḿnh”.

    Bài báo viết tiếp:

    “Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở B́nh Dương, nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt sẽ chỉ được sử dụng một phạm vi bao nhiêu bởi v́, biển, rừng, đô thị đều có bóng dáng của người Hoa.

    Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó chen chân vào. Phố Tàu ở B́nh Dương mang tên Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện 1,000 giường, một khu phức hợp: thể thao, hội nghị, tiệc cưới, một sân golf, các cửa hiệu thương mại và một khu giải trí.

    Bọn Tàu khựa sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực VN không được vào kiểm tra cần thiết để nắm quyền kiểm soát khu vực.

    Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy hỏi quyền lực quốc gia c̣n đâu nữa?

    C̣n tiếp...

  3. #1403
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    6* Những bản tuyên bố chung của lănh đạo CSVN

    6.1. Thỏa thuận 4 điểm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh


    Ngày 22-8-2006, Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh thúc đẩy tăng cường quan hệ toàn diện và nhất trí với Hồ Cẩm Đào 4 khía cạnh:

    *Thứ nhất. Lănh đạo cao cấp hai bên phải duy tŕ “quan hệ gần gũi” thông qua những cuộc viếng thăm cấp cao.

    * Thứ hai. Quan hệ kinh tế thương mại phải được nâng lên nấc thang cao mới, cụ thể hơn.

    * Thứ ba. Vấn đề lănh thổ phải luôn luôn đạt được “sự đồng thuận”, bảo đảm ổn định lâu dài. (Nếu đồng thuận th́ ổn định)

    * Thứ tư. Hai bên thống nhất về chính sách ngoại giao, quốc pḥng để có nền tảng phát triển bền vững và hữu nghị.

    Năm 2009, tỉnh Hải Nam và Việt Nam nhất trí hợp tác toàn diện về chiến lược quân sự.

    (Tại sao một quốc gia lại phải hợp tác với một tỉnh của quốc gia khác?)

    6.2. Bản tuyên bố chung của Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011

    1. Hai bên đă thông báo cho nhau về t́nh h́nh mỗi Đảng, mỗi nước.

    2. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    3. Hai bên đă nh́n lại và tổng kết 20 năm kể từ khi b́nh thường hóa quan hệ (1990), khẳng định t́nh hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quư báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền măi cho các thế hệ mai sau.( Thôn tính tương lai)

    6.3. Bản tuyên bố chung của Trương Tấn SangTrong bản tuyên bố chung ngày 21-6-2013 được kư bởi Trương Tấn Sang và Tập Cận B́nh, có đoạn ghi như sau:

    Dân sự: Đào tạo nhân dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến. Khai thác lănh thổ, lănh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải và du lịch.

    – Chính trị: Xây dựng nguồn máy đảng, và nhà nước xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban lư luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán chính cao cấp.

    – Quân sự: Quân đội, quốc pḥng, khí tài, an ninh, ngoại giao.

    Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh.

    (Đường dây nóng tự quản với Bắc Kinh là nhận lịnh trực tiếp từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh)

    *Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế "bất xâm phạm" từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng người Việt Nam.

    “Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các tỉnh, khu vực của hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, hợp tác toàn diện với 4 khu tự trị của Trung Quốc gồm có: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam”.

    Trước hết Trung Cộng muốn Việt Nam hội nhập với 4 khu tự trị để trở thành 5 khu tự trị gồm có: Măn, Tạng, Hồi, Mông và khu tự trị mới là Việt Nam. Và cờ Trung Cộng trở thành 6 ngôi sao mà VN đă dùng để chào mừng Tập Cận B́nh vừa qua.

    Thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Cộng mà đ̣i hợp tác toàn diện với 7 tỉnh Việt Nam, tạo điều kiện dễ dàng và hợp pháp cho thương lái, nhân viên Trung Cộng được đi khắp mọi nơi để nắm t́nh h́nh các mặt, biết rơ địa h́nh địa vật, đường đi lối về, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản để khi cần th́ xử dụng.

    Trên Facebook, nhà b́nh luận Trần Trung Đạo nêu nhận xét như sau: “Đọc bản tuyên bố chung mới thấy số phận chùm gởi của CSVN phụ thuộc sâu xa vào cây cổ thụ già Cộng Sản Trung Quốc đến mức độ nào. Sự khiếp nhược và ươn hèn thể hiện rơ đến mức chỉ trong một văn bản 8 điểm mà có tổng cộng 29 lần “nhất trí”.

    C̣n tiếp...

  4. #1404
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    7* Cộng Sản Việt Nam bị cấy sinh tử phù

    Trung Cộng đang nắm trong tay những con bài tẩy bằng văn bản chính thức đă được các lănh đạo CSVN kư và cam kết thi hành. Công hàm bán nước Phạm Văn Đồng chỉ là con bài thứ nhất mà thôi. Những lá bài khác như biên bản bí mật ở Thành Đô năm 1990 và những bản tuyên bố chung đă được kư kết như đă nêu trên.

    Thiên la địa vơng đă bày ra để khống chế và trừng trị Hán ngụy Việt Nam nếu phản chủ. Các vị trí chiến lược chủ yếu như rừng đầu nguồn, Lào, Campuchia, Tây Nguyên, hệ thống giao thông cao tốc xuyên Việt…và những sư đoàn của đạo quân thứ năm dưới lớp áo công nhân, thương nhân…khiến cho số phận của lănh đạo CSVN thê thảm như con cá nằm trên tấm thớt của Trung Cộng.

    Khi Tập Cận B́nh niệm thần chú th́ bộ tứ “hùng dũng sang trọng” vừa ôm đầu vừa gật đầu lia lịa.

    8* V́ sao Trung Cộng không muốn đưa nội vụ ra ṭa án quốc tế?

    * Ngày 2-6-2014 báo South China Morning Post tường thuật rằng ngày 1-6-2014 Thứ trưởng Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội vẫn chưa quyết định bao giờ sẽ yêu cầu toà án trọng tài quốc tế phân xử tranh chấp, nhưng nói đó là tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc.

    Trước đó, Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết là VN đă chuẩn bị bằng chứng cho hồ sơ pháp lư nầy, nhưng mọi việc sẽ do Bộ Chính Trị quyết định.

    Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ lại lên tiếng là kiện chẳng ăn thua ǵ.

    Có thể dùng câu “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói, hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm” để biết bản chất của CSVN trong vấn đề nầy.

    V́ sao Trung Cộng không muốn nội vụ được đưa ra toà án quốc tế?

    * Không phải TC sợ bị thua kiện, v́ họ đă có khả năng vô hiệu hóa vụ kiện 100% bởi quyền phủ quyết ở HĐ/BA/LHQ, mà cũng không phải v́ Trung Cộng sợ dư luận quốc tế, v́ nếu sợ th́ đă không làm ngang tàng như thế..

    * Điều mà Trung Cộng mong muốn là “những mâu thuẩn trong gia đ́nh” phải để gia đ́nh giải quyết. Tập quán Á Đông là nếu đưa chuyện nôi bộ gia đ́nh ra ngoài th́ chẳng khác ǵ “vạch áo cho người xem lưng”. Điều Trung Cộng muốn là Việt Nam phải là một trong đại gia đ́nh các dân tộc Trung Quốc mà Nguyễn Văn Linh đă lặn lội từ Hà Nội đến Thành Đô để thỉnh cầu hồi năm 1990.

    Đây là phép thử, xem CSVN có đủ can đảm để thoát ra đại gia đ́nh các dân tộc TQ đó không?


    Nếu quan sát kỹ những tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh và Trần Công Trục nêu trên, th́ có thể đoán được lănh đạo CSVN vẫn c̣n hèn nhát, v́ không dám phản chủ, nên chỉ dám nói mà không dám làm. Hơn nữa Việt Cộng đă bị cấy sinh tử phù và niền chiếc ṿng kim cô lên đầu rồi th́ chẳng c̣n hành động can đảm nào nữa cả.

    Hăy chờ xem!


    9* Kết luận

    Giả sử như Wikileaks không tiết lộ biên bản bí mật ở hội nghi Thành Đô năm 1990, hoặc xem như không có nó, th́ những hành động của đảng CSVN cũng đă bị lên án là bán nước, hèn nhát v́ đă đặt đất nước, dân tộc Việt Nam dưới tay bọn Trung Cộng. Sự thật hiển nhiên đó không thể vối căi được.

    Việt Nam đă lệ thuộc vào Trung Cộng từ lâu rồi. Ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung Cộng, đă nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam đă được sát nhập vào Trung Cộng, như sau: “Việt Nam và Trung Quốc đă hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xă hội giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai nhà nước ổn định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xă Hội Chủ Nghĩa”.

    Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hăy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông th́ thấy rơ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)

    “Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”.


    Trúc Giang

    Minnesota Tháng 6-2014

    http://vietvungvinh.com/2013/index.p...lieu&Itemid=83

  5. #1405
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kiện Trung Quốc, Việt Nam được ǵ ngay cả khi thua?


    Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm tŕnh bày lại những ư kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

    Uy tín quốc gia

    Vấn đề Việt Nam có nên kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối v́ khi một vụ kiện xảy ra khả năng thắng hay thua mỗi bên không ai biết trước được v́ c̣n tùy theo các yếu tố có chứng minh là thỏa đáng và thuyết phục tới mức nào.

    Tuy nhiên nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế cũng như về Biển Đông vừa qua cho rằng Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển mà theo công ước luật biển 1982 của UNCLOS quy định thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đă liều lĩnh với con bài chủ quyền lỏng lẻo khi chủ quan cho rằng Ṭa án quốc tế không thể can dự vào vấn đề này v́ Bắc Kinh có quyền chọn lựa chấp nhận tham dự vào vụ kiện hay không.

    Yếu tố không tham gia đă khiến nhiều người lo ngại đem Trung Quốc ra ṭa là tốn công sức và làm vấn đề nặng nề hơn. Tuy nhiên khi nh́n vào Philippines, nước đă mạnh mẽ đưa hành động xâm lăng của Trung Quốc ra ṭa quốc tế th́ Việt Nam có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm nếu nghiêm túc tiến hành những bước cần thiết cho vụ kiện.

    Khi Philippines chấp nhận mang Trung Quốc ra ṭa quốc tế có nghĩa là Manila chấp nhận việc Trung Quốc từ chối. Tuy nhiên Phi cũng hiểu rằng sự từ chối sẽ làm Trung Quốc mất nhiều thứ trong khi Phillipines không hề mất điều ǵ.

    Cái mất nặng nhất thuộc về Trung Quốc đó là uy tín quốc gia. Trong khi nỗ lực và hết sức tốn kém để kiến tạo quyền lực mềm trên khắp thế giới bao gồm tiền bạc và các Viện Không Tử, Bắc Kinh đang khó khăn lắm để đặt nền tảng văn hóa Trung Quốc nhằm chinh phục thế giới với triết lư Đông phương, vốn theo đuổi quan niệm ḥa nhă, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

    Nếu không tham gia vụ kiện của một nước nhỏ hơn, Trung Quốc phải đối diện với mất mát to lớn về uy tín đối với các nước khác, đặc biệt là những nước nhỏ, đang dựa dẫm vào kinh tế Trung Quốc để phát triển. Sự tin cậy cần thiết của các nước sẽ không c̣n khi biết rằng người bạn khổng lồ rất khó để mà đặt ḷng tin vào, ngay cả ḷng tin của một hợp đồng mua bán.

    Các nước lớn hơn như Hoa Kỳ hay liên minh EU, Nhật Bản sẽ đưa ra những ràng buộc có tính kỹ thuật để hàng hóa Trung Quốc gặp trở ngại với lư do trả đũa v́ Trung Quốc đă không tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong lúc Nhật đă thấy và có biện pháp mạnh với Trung Quốc, hành động bất tuân luật pháp của Bắc Kinh trong các vụ kiện sẽ giúp cho Tokyo có thêm lư do thuyết phục người dân nước họ thay đổi quan niệm về một Trung Quốc hiền ḥa vô hại như trước đây họ từng nghĩ.

    Đối với Việt Nam, khi Trung Quốc trưng ra những bằng chứng bất lợi về công hàm Phạm Văn Đồng, bản đồ và sách giáo khoa công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc có thể là một trở ngại lớn mà nhiều viên chức chính phủ cho là sẽ khó vượt qua. TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan cho biết ư kiến của ông về vấn đề này:

    “Do hoàn cảnh khách quan đặc biệt do hai cuộc kháng chiến mà có thể giữa hai nhà nước, hai đảng có những thỏa hiệp, những tactic, gọi là thỏa hiệp mang tính chiến thuật. Những thỏa hiệp ấy có liên quan đến vấn đề biển đảo và do đó bây giờ về phía Việt Nam cũng có những điều khó ăn khó nói.

    Tuy nhiên nếu Việt Nam nhận thấy được, về mặt nhà nước, đây là một khúc quanh, một bước ngoặt th́ nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài kể cả những người yêu chuộng Việt Nam, yêu chuộng ḥa b́nh công lư, hoàn toàn có thể xây dựng bằng được hồ sơ để đưa Trung Quốc ra ṭa về hai phương diện thủ tục và nội dung pháp lư.”

    Chắc chắn sẽ thắng?

    Nh́n chung hoàn cảnh lịch sử và t́nh trạng về công hàm ấy Giáo sư Luật Erik Franckx, trong Hội thảo "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" diễn ra tại Đà Nẵng vừa qua, với tư cách là một thành viên của Ṭa trọng tài thường trực ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lănh hải của Trung Quốc chứ không hề nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa.

    Giáo sư Erik Franckx cho biết vào năm 1958 khi công hàm được đưa ra cũng có nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lănh hải 12 hải lư và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc” mà không hề đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” v́ vậy không thể cho rằng Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.

    Dù sao đây là một ư kiến đáng ghi nhận và phần việc c̣n lại Việt Nam phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi mang vấn đề này ra ṭa quốc tế.

    Tuy nhiên nếu xét về luật biển UNCLOS 1982, ngay cả Hoàng Sa-Trường Sa đang tranh chấp đi nữa th́ việc đem giàn khoan vào vùng biển ấy cũng khiến Trung Quốc thua kiện trước ṭa án quốc tế. Giáo sư Phạm Quang Tuấn, người theo dơi và có nhiều bài viết phản biện về Biển Đông cho biết nhận định của ông:

    “Nếu kiện vụ giàn khoan th́ hầu như chắc chắn sẽ thắng, c̣n nếu kiện chủ quyền của Hoàng Sa-Trường Sa rất là khó nói.

    Kiện giàn khoan chắc chắn là thắng v́ theo luật biển th́ luật này có nói rơ ràng khi mà có một vùng biển đang tranh chấp giữa hai quốc gia th́ hai bên phải tránh làm bất cứ điều ǵ có vẻ khiêu khích hay đơn phương hành động mà phải thương lượng với nhau trước đă. Vụ này rơ ràng rằng nước Tàu nó không thương lượng với Việt Nam trước khi nó đem giàn khoan vô vùng đó mà đó là vùng đang tranh căi giữa hai quốc gia thành ra Tàu nó làm như vậy là chắc chắn trái với luật quốc tế rồi. Đă có những vụ án trong quá khứ xảy ra tương tự như vậy và cũng được ṭa xét xử.

    Hầu như ai cũng thấy là Tàu nó làm trái luật v́ vậy đem vụ này ra kiện v́ nó mang giàn khoan vào mà không thương lượng trước với Việt Nam trong vùng tranh căi là nó đă trái luật.”

    GS. Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu hai khóa của Quốc hội cho rằng quốc hội phải yêu cầu chính phủ đưa vụ kiện ra ṭa án quốc tế và đồng thời ra nghị quyết về việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam:

    “Quốc hội cần phải ra nghị quyết về vấn đề này. Trong nghị quyết đó th́ Quốc hội cũng nên yêu cầu chính phủ phải đưa vụ này ra ṭa án quốc tế, c̣n cụ thể chúng ta kiện như thế nào th́ việc ấy giao cho chính phủ để tính toán đầy đủ những cái lư lẽ làm sao cho có lợi nhất trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc.”

    Kiện Trung Quốc để giành phần thắng có thể Việt Nam phải gian nan v́ những chứng lư mà Trung Quốc đưa ra, tuy nhiên nếu Trung Quốc biết rằng các chứng lư ấy khó thuyết phục ṭa án và từ chối tham dự phiên ṭa th́ Việt Nam đương nhiên hưởng lợi. Thế giới sẽ thấy được hai mặt của vấn đề mà mặt tích cực sẽ được Việt Nam chiếm lấy.

    Ngay cả nếu Trung Quốc ra ṭa và vụ kiện kéo dài th́ cái lợi của Việt Nam c̣n lớn hơn: Cơ hội để cả nước nh́n lại những ǵ mà Trung Quốc đă và đang mang tới cho dân tộc.



    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014155854.html

  6. #1406
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đối phó Trung Quốc, cần hành động ngay


    Đă tới lúc không thể chần chờ mà phải lập tức hành động ngay để đối phó với sự ngang ngược lớn lối của Trung Quốc từ lúc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam hơn tháng qua.

    Hành động ḥa b́nh

    Hành động ngay lập tức c̣n mang lại cho chính phủ nhiều điều lợi hơn, là khẳng định của phó giáo sư tiến sĩ kiêm luật sư Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển (VUSTA) ở Hà Nội, trong bài trả lời phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện. Trước hết Ông cho biết:

    LS Hoàng Ngọc Giao: Trước hiện trạng Trung Quốc càng ngày càng thô bạo và dùng vũ lực trên hiện trường thực địa, càng ngày càng trắng trợn vu khống vu cáo trên trường quốc tế kể cả ra Liên Hiệp Quốc mà phía ḿnh hiện chưa có hành động ǵ th́ đúng là ở địa vị người dân cảm thấy rất bế tắc, không biết rồi lănh đạo sẽ quyết như thế nào.

    Tất nhiên hành động ở đây là hành động ḥa b́nh và bằng những biện pháp chính trị, ngoại giao hoặc pháp lư, những hành động cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố.

    Thanh Trúc: Trong tư cách một chuyên gia về Công Pháp Quốc Tế, thưa luật sư Hoàng Ngọc Giao, những việc cần làm ngay tức khắc trong thời điểm này là ǵ?

    LS Hoàng Ngọc Giao: Thứ nhất, về mặt chính trị ngoại giao, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề này, phải ra nghị quyết về hành vi dùng vũ lực của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái với qui định của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Với tư cách là thành viên Việt Nam có quyền đệ đơn để Hội Đồng Bảo An xem xét việc Trung Quốc đang có hành vi đe dọa an ninh và ḥa b́nh ở khu vực Đông Nam Á.

    Thanh Trúc: Thưa ông, trường hợp này sẽ bị phủ quyết bởi Trung Quốc, một trong năm quốc gia thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc?

    LS Hoàng Ngọc Giao: Tất nhiên chúng ta biết Trung Quốc có thể veto, phủ quyết, nhưng việc mà Việt Nam đưa ra yêu cầu như vậy và nó được đưa vào chương tŕnh nghị sự của Hội Đồng Bảo An cũng là một thắng lợi lớn của Việt Nam. Tại Hội Đồng Bảo An c̣n 14 quốc gia khác, nếu tính rằng Trung Quốc có thể veto, nếu tính rằng Nga không dám lên tiếng v́ c̣n đang có lợi ích với Trung Quốc, th́ c̣n Anh - Mỹ - Pháp là những thành viên thường trực và các nước thành viên không thường trực khác. Người ta sẽ nh́n nhận cái công lư ở đây như thế nào, cái này là hành động mà Việt Nam cần phải làm ngay.

    Nếu chưa khởi kiện được ngay th́ Việt Nam cũng có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề về các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam cũng như của các nước liên quan, đề nghị Hội Đồng Bảo An trưng cầu ư kiến, tư vấn cái gọi là legal opinion (quan điểm pháp lư) của Ṭa Án Công Lư Quốc Tế. Hội Đồng Bảo An hoàn toàn có thẩm quyền làm việc này mà không cần phải câu chuyện giải quyết tranh chấp. Và nếu Hội Đồng Bảo An làm được việc là yêu cầu Ṭa Công Lư Quốc Tế ra một cái legal opinion (quan điểm pháp lư) về vấn đề chủ quyền ở biển Đông th́ theo tôi việc này cũng rất thuận lợi cho Việt Nam.

    Thanh Trúc: Thưa câu hỏi tiếp là nếu Trung Quốc vẫn phủ quyết chuyện vừa nói th́ sao?

    LS Hoàng Ngọc Giao: Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc th́ chúng ta biết chỉ những vấn đề đe dọa ḥa b́nh và an ninh quốc tế th́ mới biểu quyết và có sự đồng thuận của năm ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, có nghĩa là lúc đó Trung Quốc được dùng quyền phủ quyết. C̣n trong trường hợp này, đây không phải là vấn đề liên quan đến an ninh ḥa b́nh mà là vấn đề lấy ư kiến tư vấn của Ṭa Án Công Lư Quốc Tế. Với nội dung đó th́ không nhất thiết phải có sự đồng thuận của cả năm ủy viên thường trực mà chỉ cần đa số là có thể thông qua được quyết định đưa ra Ṭa Án Công Lư Quốc Tế để lấy ư kiến về tư vấn pháp lư th́ cũng đă là một thắng lợi rất tốt rồi.

    Thời điểm rất thuận lợi

    Thanh Trúc: Đó là phương cách đấu tranh về chính trị, ngoại giao và pháp lư mà ông cho rằng nếu thực hiện được ngay th́ chính phủ Việt Nam sẽ có lợi?

    LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu chính phủ Việt Nam cần tỏ rơ bản lĩnh chính trị th́ cần quyết định ngay bởi v́ đây là thời điểm rất thuận lợi cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Cái thứ nhất là sự ủng hộ của quốc tế về chính nghĩa đối với Việt Nam có thể nói rất rơ ràng. Cái thứ hai, ḷng dân trong nước mong muốn khởi kiện ngay. Có hành động pháp lư là có lợi cho chính phủ và nhà nước để khẳng định niềm tin của nhân dân trong việc chính phủ và nhà nước kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Tăng thêm niềm tin của dân đối với nhà nước th́ cái này có lợi cho chính phủ.

    Cái thứ ba nữa, việc khởi kiện ngay c̣n một ư nghĩa rất quan trọng, đó là khẳng định cho thế giới và quốc tế biết trong các tuyên bố của chính phủ Việt Nam rằng Việt Nam đầy đủ căn cứ về lịch sử và pháp lư th́ bây giờ chúng ta thực hiện bằng hành động khởi kiện để khẳng định rằng chúng ta đầy đủ căn cứ cho nên chúng ta thách thức Trung Quốc và các cơ quan tài phán quốc tế. Trung Quốc từ chối th́ thế giới người ta sẽ nghi ngờ tất cả các yêu sách của Trung Quốc.

    Cái thứ hai là Ṭa Án Quốc Tế Về Luật Biển cũng là một địa chỉ mà chúng ta khởi kiện. Cái thứ ba, như Philippines đang làm, là Ṭa Án Trọng Tài Thường Trực La Hague. Công cụ pháp lư là chúng ta có, cho nên chính phủ Việt Nam phải quyết định khẩn trương và đúng thời điểm hiện nay.

    Thanh Trúc: C̣n nếu chần chờ và để chậm đi cơ hội th́ điều bất lợi ǵ sẽ xảy ra thưa ông?

    LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu để chậm đi th́ ở đây câu chuyện nguy hiểm là thế này: Trung Quốc theo ư đồ họ tuyên bố có thể tháng Tám này họ rút. Họ rút theo kế hoạch và họ sẽ tuyên truyền là biển của tôi th́ tôi vào, tôi làm. Họ rút được như thế th́ lần sau họ lại vào nữa. Nếu chúng ta khởi kiện từ bây giờ th́ nó c̣n thêm một ư nghĩa nữa là hành động pháp lư của chúng ta sẽ làm cho Trung Quốc, ở những bước xâm lấn tiếp theo, phải chùn tay trước công luận quốc tế. C̣n nếu chúng ta không làm ǵ th́ rất dễ dàng đối với họ vào rồi ra. Thậm chí vào một lần xong sau đó lại đẩy sâu xuống phía Nam, đồng thời với nó là câu chuyện ở Gạc Ma họ c̣n phát triển mạnh hơn nữa.

    Theo tôi, liên quan đến câu chuyện ở Gạc Ma th́ chính phủ Việt Nam phải ra tuyên bố ngay bây giờ. Việt Nam luôn khẳng định Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam yêu cầu về chủ quyền. Bây giờ ở Gạc Ma, Trung Quốc đă tổ chức san lấp cát để xây dựng các căn cứ. Điều này trái với cả DOC và tuyên bố chung với ASEAN về hành vi ứng xử là không thể nào mở rộng tất cả những cái đó để làm xấu đi t́nh h́nh. Trung Quốc đang làm việc đó cho nên ngay bây giờ chính phủ Việt Nam cần phải có một tuyên bố rơ rệt để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Gạc Ma. Cái chính là phải làm sao buộc họ chấp nhận theo đúng luật quốc tế rút giàn khoan đi.

    Thanh Trúc: Xin luật sư đừng quên là, trong những việc cần làm ngay mà ông đề nghị năy giờ, Việt Nam lúc nào cũng có thể gặp cảnh há miệng mắc quai bởi công hàm ngoại giao mà ông thủ tướng Phạm văn Đồng đă kư với Trung Quốc hồi năm 1958.

    LS Hoàng Ngọc Giao: Về giá trị pháp lư của công hàm hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng kư hồi năm 1958 th́ Bộ Ngoại Giao Việt Nam đă ra một số tuyên bố giải thích. Theo tôi hành động cần làm ngay bây giờ là Quốc Hội phải ra một nghị quyết để vô giá trị cái công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng đi. Thẩm quyền của quốc hội là hoàn toàn có thể băi bỏ những văn bản nào không phù hợp. Ngay bây giờ Quốc Hội Việt Nam cần phải có một văn bản một nghị quyết để vô giá trị công hàn năm 1958 và có căn cứ đầy đủ trong đó. Việc đó cũng cần phải làm ngay.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014074524.html
    Last edited by Tigon; 25-06-2014 at 12:49 PM.

  7. #1407
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu chuyện trái vải thời giàn khoan Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một câu chuyện dài



    Điểm tập kết vải ở thị xă Chí Linh (huyện Chí Linh) và huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), người bán nhiều hơn người mua.

    Kể từ ngày giàn khoan HD 981 của Trung Quốc cắm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hàng ngàn câu chuyện không tốt lành ập xuống nhân dân Việt Nam, trong đó, đáng kể nhất vẫn là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời lại chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi cái gián khoan này. Những nông dân trồng vải ở Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc phải dở khóc dở cười ra sao với cái giàn khoan này?

    Trái vải bị bỏ rơi…

    Một nông dân tên Tuất, ở Lục Ngạn, chia sẻ: “Nói chung là giá vải năm nay không cao như năm ngoái, năm ngoái giá vải nó cao hơn th́ thu hoạch được nhiều hơn, năm nay th́ không được mấy. Năm nay giá vải nó rẻ hơn, năm nay t́nh h́nh như thế này th́ ḿnh không xuất cho nó – Trung Quốc, mà nó cũng không lấy của ḿnh. Nhưng mà năm nay giá không được tốt, đầu mùa th́ giá khoảng 20 ngàn một kư, c̣n giờ th́ chỉ có gần mười ngàn một kư thôi!”

    Theo ông Tuất, mùa vải năm nay trái sung măn, phải nói là bội thu về sản phẩm, những trái vải tṛn, căng mẩy và không có sâu bọ đă khiến ông nhiều lần nh́n vườn vải thiều mà khấp khởi hy vọng rằng năm nay sẽ khấm khá hơn mọi năm, chuyện sắm sửa trong nhà cũng như cho con cái tiền ăn học sẽ rộng tay hơn một chút. Thế nhưng đến ngày thu hoạch, mọi chuyện lại hoàn toàn khác!

    Kế hoạch trồng trọt đều tùy thuộc vào chỉ định của thương nhân TQ. Chính v́ thế, khi thương lái Trung Quốc bỏ thị trường Việt Nam th́ người nông dân chỉ c̣n biết chép miệng và loay hoay t́m hướng để tự cứu ḿnh

    Nếu như năm ngoái, vải đầu mùa được thương lái mua với giá hai mươi ngàn đồng trên mỗi kí lô, nhưng năm nay, vải đầu mùa chỉ bán được cao nhất là mười lăm ngàn đồng trên một kí lô trong khi đó, chất lượng vải năm nay đạt hơn rất nhiều so với năm ngoái.

    Và cũng khác với không khí mua bán tấp nập mọi năm, mùa vải năm nay việc mua bán diễn ra chậm chạp, nhiều vườn vải rơi vào t́nh trạng chín bói, chuyển sang trạng thái lên men và gây thối…

    Và năm ngoái, vải giữa mùa bán được từ bảy đến mười hai ngàn đồng trên một kư th́ hiện tại, chỉ cần bán được với giá năm ngàn đồng một kư là chủ vườn đă mừng khấp khởi. V́ nguồn vải thiều bị khủng hoảng thừa trong khi đầu ra không có bởi thương lái Trung Quốc đă bỏ hẳn thị trường vải thiều Việt Nam.

    Trong khi đó, mọi kế hoạch nông nghiệp ở các tỉnh Tây Bắc đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ở đây từ cam, quưt, nhăn lồng, vải thiều… đều nhắm đến Trung Quốc, kế hoạch trồng trọt đều tùy thuộc vào chỉ định của thương nhân Trung Quốc. Chính v́ thế, khi thương lái Trung Quốc bỏ thị trường Việt Nam th́ người nông dân chỉ c̣n biết chép miệng và loay hoay t́m hướng để tự cứu ḿnh.

    Và hướng tự cứu của nhà nông Tây Bắc nói riêng cũng như các tỉnh miền Bắc nói chung trong mùa vải thiều này chính là thị trường miền Nam. Mặc dù không dần dập và chộn rộn như thị trường Trung Quốc, nhưng thị trường miền Nam lại mang đến cho nông dân miền Bắc một niềm tin mới.

    Miền Nam hứa hẹn

    Nếu như trong những năm 1980, khi miền Bắc rơi vào nạn đói do nền kinh tế tập trung bao cấp, nhiều gia đ́nh miền Bắc không c̣n ǵ để sống, phải dắt díu nhau vào miền Nam t́m đất hứa và miền Nam đă mở rộng ṿng tay hào hiệp để đón những người Bắc xa xứ bằng nhiều hướng khác nhau, trong đó có người làm ăn thành đạt, cũng có người xin ăn lây lất qua ngày… Th́ hiện tại, thị trường miền Nam một lần nữa làm mảnh đất hứa cho trái vải thiều miền Bắc.

    V́ miền Nam ít trồng được cây vải mà người miền Nam lại rất thích trái vải, chính v́ thế, việc tiêu thụ trái vải ở miền Nam trở nên dễ dàng, thuận lợi. Hơn nữa, người miền Nam rộng lượng và chi tiền không bị ki bo, keo kiệt
    Một người ch
    uyên bỏ mối vải thiều ở miền Trung và miền Nam, tên Hóa, chia sẻ: “Hai bốn kư bỏ tại trên này th́ ba trăm lẻ năm ngh́n, sáng xuất ra là ba trăm mốt, nhưng bỏ sỉ th́ ba trăm lẻ năm ngh́n, bảo đảm hàng đẹp chứ không phải vải hư vải thối. Có hai loại là vải đai xanh với đai đỏ, là vải thiều chứ không phải vải u, vải này hạt nhỏ. Năm nay được mùa vải nên giá mới rẻ thứ chứ, mọi năm đâu có rẻ thế này, mọi năm tầm này phải bán hai lăm ba mươi ngh́n một kư chứ giờ có hai mươi, mười tám ngh́n một kư chứ mấy. Rẻ hơn nhiều, rẻ hơn năm bảy giá, do nó không sang Trung Quốc được, mọi năm Trung Quốc nó thu mua nhiều th́ hàng ḿnh mới đắt.”

    Theo ông Hóa, ban đầu, cứ ngỡ rằng Trung Quốc không mua vải của người Việt, nông dân sẽ chết đói v́ không tiêu thụ được vải và một viễn cảnh những gốc vải bị chặt tả tơi để trồng cây khác hiện dần trước mắt. Thế nhưng khi những nhà buôn miền Bắc quyết định đổ xô vào miền Nam th́ câu chuyện đă hoàn toàn khác.

    V́ miền Nam ít trồng được cây vải mà người miền Nam lại rất thích trái vải, chính v́ thế, việc tiêu thụ trái vải ở miền Nam trở nên dễ dàng, thuận lợi. Hơn nữa, người miền Nam rộng lượng và chi tiền không bị ki bo, keo kiệt, chính v́ thế việc mua bán ít có chuyện “c̣ kè bớt một thêm hai”, việc trả chác chua ngoa hiếm xăy ra, chỉ cần phải giá là mua, không phải giá th́ đi, chuyện mua bán đối với người miền Nam vừa dễ thương vừa hào sảng, phóng khoáng.

    Và có lẽ chính v́ thế mà một số nhà buôn miền Bắc đă bỏ hẳn ư định nối lại thị trường với Trung Quốc, đào sâu vào thị trường miền Nam. Chính thị trường miền Nam đă cứu cây vải thiều xứ Bắc. Với giá thành hiện tại, có những ngày nhà vườn mang vải ra chợ đầu mối quá nhiều, mỗi kí lô vải sụt xuống c̣n ba ngàn đồng, nghĩa là một kí vải mua chưa được nửa ổ bánh ḿ thịt. Nhưng tại các chợ miền Nam, giá mỗi kí vải vẫn dao động từ hai mươi đến hai mươi lăm ngàn đồng, vẫn bán rất chạy và không khí chợ miền Nam luôn làm cho nhà buôn miền Bắc lần đầu đưa vải vào miền Nam lâng lâng hy vọng.

    Khác với việc buôn bán với nhà buôn Trung Quốc, bắt nhà buôn Việt Nam phải hầu hạ, chầu chực và đôi khi gài thế để ứ hàng, cuối cùng phải bán đổ bán tháo… Các nhà buôn miền Nam luôn nói thẳng và cảm thấy không vừa giá th́ tuyên bố không mua, nếu đúng giá th́ vui vẻ nhận hàng. Hầu như làm việc với nhà buôn miền Nam luôn tạo cảm giác gần gũi, dễ sống gấp triệu lần so với việc phải chơi với nhà buôn Trung Quốc.

    Chính v́ thế, theo ông Hóa, thị trường miền Nam sẽ thay thế cho thị trường Trung Quốc trong nhiều năm tới và ông lấy làm hối tiếc tại sao không nghĩ sớm đến việc đưa nông sản vào miền Nam mà bán để dễ dàng và thuận tiện nhiều thứ mà lại dây dưa với người Trung Quốc quá lâu dài để rồi hàng trăm thứ hệ lụy không đáng có đă ập lên đầu người dân Việt Nam.


    Câu chuyện trái vải thời giàn khoan Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một câu chuyện dài, bởi nó liên quan đến người nông dân và nó phản ánh tâm tư của nhà nông Việt Nam trước bối cảnh lịch sử hết sức rối ren của đất nước mà trong đó, phần lỗi lại thuộc về một thứ ǵ đó thuộc cấp độ vĩ mô.



    Nhóm phóng viên tường tŕnh từ Việt Nam.

    http://www.rfa.org/vietnamese/report...014065414.html

  8. #1408
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngư dân Đà nẵng nói về biển Đông

    Nhóm phóng viên tường tŕnh từ Việt Nam

    Với ngư dân, đặc biệt là ngư dân ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, biển Đông và ngư trường Hoàng Sa là cái nôi sinh sống, là nguồn tồn tại được lưu truyền từ nhiều đời để mỗi khi ra khơi, ngư dân lại háo hức, mơ mộng về những chuyến tàu đầy ắp cá tôm, một mùa lưới bội thu… Nhưng đó là chuyện đă xưa cũ, hiện tại, những con cá mập sắt của Trung Quốc đang là mối đe dọa kinh hoàng đối với ngư dân.

    Kiếp nạn trên biển

    Anh Vĩnh, một ngư dân quận Thanh Khê, Đà Nẵng, cho biết: “Th́ không được lại gần giàn khoan thôi, th́ cảnh sát biển của ḿnh c̣n không tới gần th́ huống ǵ tàu cá của ḿnh. Th́ nó cắm giàn khoan trên biển của ḿnh, cách Lư Sơn 90km chi đó, nó đâu cho ḿnh lại gần, trong ṿng bán kính 11 hải lư là nó không cho tới gần, tới là nó đâm, nó ví chạy vậy đó, tàu ḿnh là tàu nhỏ, tàu nó là tàu lớn mà!”

    Theo anh Vĩnh, chưa năm nào thời tiết và đời sống lại khắc nghiệt như năm nay, ngư dân phải đối diện với ba kiếp họa cùng một lần, đó là kiếp họa giá thị trường, kiếp họa nhà buôn Trung Quốc và kiếp họa bị nhấn ch́m trên biển.

    * Ở kiếp họa thứ nhất là giá thị trường, anh Vĩnh nói rằng giá xăng dầu tăng mỗi lúc một cao, trong khi đó, nếu như trước đây ra khơi chỉ cần chạy tốc độ trung b́nh từ sáu đến chín hải lư trên mỗi giờ. Với tốc độ này, tàu sẽ ít hao tốn xăng dầu. Nhưng hiện tại, mỗi khi ra ngư trường Hoàng Sa, phải chạy ở tốc độ cao nhất có thể được khi đi ra để đảm bảo an toàn và đánh bắt vào buổi tối, đánh bắt xong là lo cuốn lưới, thu dọn, cuống cuồng quay về để pḥng tàu Trung Quốc bắt gặp. Một khi chạy với tốc độ bất thường như thế sẽ tốn nhiên liệu vô cùng.

    Bên cạnh đó, mọi thứ nhu yếu phẩm và dược phẩm mang theo trên tàu cũng rất đắt đỏ trong lúc này. Chưa cần nói chi đến bị đâm ch́m tàu mà chỉ bị rượt đuổi liên tục trong vài ngày, không bủa lưới được, lương thực cạn dần, xăng dầu dự trữ cũng vơi th́ chuyện thua lỗ tiền tỉ rơ dần trước mắt. Nhưng đáng sợ nhất là Trung Quốc ít khi nào rượt đuổi tàu mới ra khơi, chúng để ư và đợi cho việc đánh bắt được hai phần ba chặng đường th́ bắt đầu rượt đuổi, lúc đó không kịp cuốn lưới, cá cũng không kịp thu hoạch và nếu đầy cá th́ chúng sẽ húc liên tục cho đến khi nào ch́m tàu mới bỏ đi.

    * Kiếp họa thứ hai là nhà buôn Trung Quốc, có một nghịch lư là ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc hành hạ, ám hại nhưng khi hải sản vào bờ, lại phải chấp nhận bán cho nhà buôn Trung Quốc mới có hy vọng lấy được vốn hoặc kiếm lăi. V́ hiện tại, các thị trường màu mỡ của Việt Nam từ hải sản cho đến hoa quả, phế liệu, cao cấp hơn là khoáng sản đều nằm trong tay người Trung Quốc. Chính v́ thế, dù có không muốn th́ đa phần ngư dân đều phải thụ động bán sản phẩm cho nhà buôn Trung Quốc.

    Chỉ vài tuần trở lại đây, ngư dân Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung mới đoạn tuyệt với nhà buôn Trung Quốc.

    Nhưng khi quyết định đoạn tuyệt với họ, một bài toán hóc búa mới lại xuất hiện, đó là nếu không bán cho nhà buôn Trung Quốc th́ bán cho ai với sản phẩm trong tay đang dần hư hỏng một khi nhà buôn các nước khác đă không thèm chơi với thị trường Việt Nam bởi nó đă Trung Quốc chiếm hữu, độc quyền.

    * C̣n kiếp họa bị nhấn ch́m trên biển, nếu như trước đây, chỉ riêng chuyện thời tiết khắc nghiệt, sóng gió thất thường không thôi đă làm cho ngư dân điêu đứng. Hiện tại, khi xuất bến, ngư dân thắp nhang khấn vái trời yên bể lặng và khấn Đức Thánh Trần thương t́nh phù hộ cho ngư dân khỏi gặp bọn hải tặc trá h́nh nhà nước có tên ‘tàu hải giám Trung Quốc’.

    Anh Vĩnh nhấn mạnh, suy cho cùng, hải tặc chỉ cướp và giết khi ḿnh có tài sản và chống đối, đằng này không những cướp giết mà chúng c̣n nhấn ch́m khi ḿnh đă bỏ chạy. Chúng c̣n tệ hơn hải tặc rất nhiều.


    Có chồng nghề biển hồn treo cột buồm

    Với những ngư dân, việc gặp phải nhiều kiếp nạn trên biển làm họ đau đầu th́ với vợ con, người thân của các ngư dân, những kiếp nạn tiềm ẩn trên biển mà chồng, cha, anh của họ phải gặp luôn làm họ mất ngủ, bất an, thậm chí có người bị suy tim v́ lo lắng.

    Chị Thương, vợ của một ngư dân đánh bắt xa bờ, hiện đang sống tại Thanh Khê, Đà Nẵng, chia sẻ: “Tàu Trung Quốc mà nó đâm tàu ḿnh th́ ḿnh sợ, trước tiên chồng không về với vợ, cha không về với con, rồi chồng là lao động chính, lấy ai lo cho con ăn học, trang trải cuộc sống, lo chứ sao không lo. Mà nghe Trung Quốc tông th́ không thể xóa được, con người sẽ càng ngày càng cuồng, nghe Trung Quốc tông th́ sẽ càng cuồng, thà băo tố hại bị ch́m hay sao th́ vẫn buồn ghê lắm, buồn không thể tả, nhưng có thể là nó sẽ phai nhưng Trung Quốc mà tông ḿnh th́ ḿnh đứt từng khúc, từng khúc mang cái hận, cái thù Trung Quốc đến mức độ nào luôn.

    Giờ ḿnh phải nhờ hội nghề cá của ḿnh, luật sư, các báo đài trong và ngoài nước hỗ trợ ḿnh để ḿnh kiện Trung Quốc để lấy lại cái của ḿnh. Anh cứ thử nghĩ đi, nếu Trung Quốc nó làm anh như thế th́ anh sụp đổ như thế nào, nói thiệt là đâu dễ mà dựng được cái của, nhiều người, nhiều đời, nhiều kiếp mới dựng được cái của, giờ nó hại ḿnh thế này th́ biết khi nào ḿnh ngớt đầu lên để làm lại được cái của đó.”

    Theo chị Thương, t́nh h́nh biển Đông ngày càng căng thẳng hơn và rơ ràng là người Trung Quốc có dă tâm cũng như định hướng trong thủ đoạn của họ. Vào đầu tháng 5, họ chỉ cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, sau đó dùng tàu hải giám xua đuổi các tàu cảnh sát biển Việt Nam, nếu có nặng lắm cũng chỉ là đâm tàu làm vở boong ở mức độ vừa phải. Nhưng đúng một tháng sau, ngày 1 tháng 6 th́ mọi chuyện hoàn toàn khác.

    Trung Quốc tăng cường tàu chiến dày đặc trên biển Đông và thái độ hung hăng cũng nâng lên cấp độ mới, nặng nề hơn, họ đâm một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần như vỡ toác mũi tàu vào ngày 1 tháng 6. Sau đó, họ đâm ch́m tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khiến cho ngư dân của huyện đảo Lư Sơn bị thiệt mạng.

    Điều này cho thấy một mặt Trung Quốc lu loa trên các phương tiện truyền thông thứ luận điệu hàm hồ của họ, mặt khác, họ tăng cường giết tróc để đẩy bật ngư dân ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Và một khi đă dàn đủ số lượng và phương tiện chiến đấu, họ sẽ tăng cường giết tróc mạnh tay hơn. Bởi v́ với ngay chính cư dân Trung Quốc cũng đă bị nhà cầm quyền Trung Cộng giết không gớm tay ở Thiên An Môn, huống ǵ là người Việt Nam.

    Đặc biệt, chị Thương nói rằng việc máy bay MH 370 bị rơi trên biển Đông không biết có thật hay là dàn cảnh mà kể từ khi máy bay này bị mất tích, Trung Cộng mang tàu chiến vào khu vực biển Đông, sau đó không bao lâu, họ lại mang giàn khoan và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và hiện tại, chiến tranh có vẻ như sắp nổ ra.

    Mọi động thái của người Trung Quốc đều được chị Thương để ư kỹ lưỡng và xâu chuỗi theo thời gian, bởi chị có chồng và con trai đều là ngư dân trên biển Đông. Chị Thương nói rằng với t́nh h́nh này, tháng sau chị sẽ không cho chồng con ra khơi nữa. V́ lúc đó mọi chuyện sẽ ghê gớm khôn lường!


    http://www.rfa.org/vietnamese/report...014060110.html

  9. #1409
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thương lái Trung Cộng mua hoa Thanh long miền Trung



    Mặc dù đă bị lừa gạt nhiều lần nhưng người nông dân một số nơi không bao giờ chịu suy nghĩ v́ sao ḿnh bị gạt và ai đă gạt ḿnh, chỉ đơn giản, họ nghe có tiền là bán, không cần nghĩ đến chuyện lâu dài




    Hoa Thanh long ruột đỏ tại một vườn miệt miền Tây Nam Bộ.

    Nếu như trước đây, nhà buôn Trung Quốc sang Việt Nam mua lá điều non, rễ hồ tiêu, rễ sim, mật gấu, móng trâu, sầu riêng non, đỉa, rong biển cùng hàng loạt các nông sản, hải sản khác khắp ba miền đất nước th́ hiện nay, họ tập trung vào miền Trung để mua hoa thanh long trước khi nở một ngày với giá cao tương đương giá trái.

    Những kẻ tiếp tay cho thương lái Trung Quốc

    Một nông dân tên Lương, chuyên trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc, B́nh Thuận, chia sẻ: “Ở huyện HàmThuận Bắc này th́ bây giờ nhu cầu xuất thanh long rất nhiều, mấy trăm ngàn hecte v́ lúa không đáp ứng được nhu cầu của người dân, người dân thấy thanh long lên giá nên vừa rồi họ trồng thanh long nhưng không biết bên huyện căn cứ vào cái ǵ mà phạt người dân rất cao, cứ 400 trụ trở lên là phạt sáu triệu đồng. Thanh long là cây làm giàu nhanh nhất của tỉnh B́nh Thuận này, mà không xuất được tức là người dân chấp nhận nghèo. Tức là khi Trung Quốc qua mua hoa như vậy th́ không thấy chính quyền đả động ǵ, và chắc chắn chính quyền cũng chẳng biết lái họ mua làm ǵ.”

    Theo ông Lương, chuyện thương lái Trung Quốc lừa nông dân Việt Nam vốn là chuyện như cơm bữa, chắng có ǵ là lạ lẫm cả, chỉ có lạ lẫm chăng là người nông dân Việt Nam thật thà đến độ bị lừa gạt nhiều lần mà vẫn cứ tin, hễ cứ nghe nhiều tiền là làm, chẳng lường trước hậu quả tai hại của nó, thậm chí có những cán bộ đầu ngành phát biểu nghe cứ như trẻ con không biết ǵ.

    Như trường hợp ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh B́nh Thuận đă khẳng định trên báo Đất Việt rằng không có thông tin về việc thương lái Trung Quốc thua mua hoa thanh long, ngày trước có người đến mua nhưng dân không bán.

    Ông Hưng cho rằng: “Vào mùa này, người dân không để cho thanh long ra quả, v́ người dân dưỡng cây và mùa này cây cho ra hoa nhiều mà giá lại rẻ. Nếu ai mua hoa về cho trâu, ḅ ăn th́ có chứ chưa có hiện tượng thương lái Trung Quốc mua hoa thanh long”.

    Cũng về vấn đề này, ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long B́nh Thuận cho biết, chưa nghe thông tin thương lái Trung Quốc thu mua hoa thanh long. Theo ông Hiệp, tuy không biết thương lái Trung Quốc thu mua hoa thanh long với mục đích ǵ nhưng theo ông đây là việc tốt, việc bán hoa thanh long giúp người dân tăng thêm thu nhập hơn.

    Trong khi Trung Quốc cũng đang hướng đến việc xuất khẩu thanh long mà lại có nhiều thương lái thu mua hoa thanh long của Việt Nam, ông Hiệp cho rằng việc này không ảnh hưởng đến thanh long nước ta, viêc thu mua chỉ với mấy ngàn/kg và mua ít th́ không đáng lo ngại. Nếu mà mua hoa thanh long với hàng trăm ngàn/kg th́ mới đáng lo.

    Với ông Lương, đây là những ví dụ điển h́nh mà ông lấy làm bức xúc và cho rằng đó là một phát biểu ngu xuẩn của một cán bộ chức trách, hoặc nếu không ngu xuẩn th́ cũng có vấn đề mờ ám trong quan hệ với các nhà buôn Trung Quốc. Bởi không thiếu kẻ mang danh là cán bộ của nhân dân nhưng lại tiếp tay cho nhà buôn Tàu Cộng để hại người Việt Nam chỉ v́ mấy đồng hoa hồng của họ.

    Riêng với ông Lương, ông đă quyết tâm đoạn tuyệt với bất kỳ nhà buôn Trung Quốc nào trong gần mười năm nay nên nếu như có cắt tỉa, bỏ bớt hoa thanh long để giữ cho cây đậu trái đạt yêu cầu th́ ông cũng không bao giờ bán số hoa bỏ đi này cho họ, dù số tiền có lên đến cả chục triệu đồng ông vẫn để lại ủ làm phân hoặc cho trâu giẫm. Đó cũng là cách ông làm để thể hiện ḷng yêu nước trong t́nh h́nh dầu sôi lửa bỏng trên biển Đông hiện nay.

    C̣n tiếp...

  10. #1410
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nông dân vẫn chưa nhận ra chân tướng kẻ gian

    Một nông dân khác, tên Nghĩa, ở Hàm Tân, B́nh Thuận, chia sẻ: “Bây giờ là có hai vấn đề, ḿnh mua phân rẻ của nó, nó bán phân. Mà trong phân là có vi trùng, vi rút làm cho trái thanh long bị nấm. Thứ hai nữa là giống ở Tây Nguyên, nó mua gốc tiêu th́ ở đây nó đi mua hoa thanh long để triệt thị trường thanh long ở đây, thanh long ra hoa, nó mua hoa làm ǵ có thanh long được. Nó ghê thế mà bộ chính trị của đảng Cộng sản nó không biết ǵ, nó vẫn muốn hữu nghị, vẫn muốn 4 tốt 16 chữ vàng th́ làm sao?”

    Theo Ông Nghĩa, sở dĩ người Trung Quốc vẫn có thể ngang nhiên sang mua hoa thanh long trong mùa cây kết trái và không dừng ở đó, họ c̣n chọn những bông hoa đúng yêu cầu của họ, nghĩa là c̣n một ngày nữa mới nở và mỗi chùm ba bông phải nặng được từ 9 lạng cho đến một kư mốt là v́ một phần do người nông dân quá ham lợi trước mắt, phần khác do những tay c̣ vốn là người có máu mặt đối với nông dân.

    Mặc dù đă bị lừa gạt nhiều lần nhưng người nông dân một số nơi không bao giờ chịu suy nghĩ v́ sao ḿnh bị gạt và ai đă gạt ḿnh, chỉ đơn giản, họ nghe có tiền là bán, không cần nghĩ đến chuyện lâu dài. Thật ra, nguyên nhân chính dẫn đến điều này cũng do người nông dân vốn đă từng quá sức nghèo khổ và hiện tại vẫn chưa thoát được nghèo, đối diện với băo giá và thất nghiệp.

    Phần khác, họ không có thông tin, nếu có chăng chỉ là những chương tŕnh của nhà nước phát thanh, phát sóng lúc nào cũng tô hồng chính sách và những luận điệu theo kiểu nhà nước luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của ngành nông nghiệp nhằm giúp người nông dân nhanh làm giàu. Chính v́ nghe như thế nên nông dân luôn mơ hồ rằng một nhà buôn đă có các cán bộ dẫn dắt th́ đương nhiên là nhà buôn tốt. Và người nông dân cũng ít hiểu biết, thậm chí không biết ǵ về hợp đồng, văn bản kư kết mua bán nên chỉ nói bằng miệng và làm, đến khi đổ vỡ, không biết kiện ai…

    Trong khi đó, cây thanh long đang mùa đơm nụ, những bông hoa nặng được ba lạng trở lên là những bông đậu trái tốt và đó cũng là nơi tập trung năng lượng của cây. Ngay trong ngày gần nở hoa, mọi thứ năng lượng ở gốc sẻ tận hiếng cho những bông hoa này, nếu ngắt cuống hoa, lượng mủ sẽ chảy liên tục và không ngưng nghỉ trong ṿng hai đến ba ngày bởi lúc, mủ của những bông hoa lớn rất lỏng. Đây là tố chất chỉ có ở một số cây đặc biệt, trong đó có cây thanh long.

    Và một khi bị ngắt những bông hoa lớn, năng lượng của cây sẽ suy kiệt, dẫn đến t́nh trạng rễ cây liên đới bên dưới bị thối, chỉ cần một trận mưa biển, cây thanh long có thể gục đổ mà không rơ nguyên nhân. Một khi người Trung Quốc dám mua hoa thanh long với giá tương đương trái của nó th́ đương nhiên là có chuyện chẳng lành. Rất có thể, mùa sau, cây thanh long sẽ suy kiệt và cho trái rất ít. Trong khi đó, lượng trái cây từ Trung Quốc nhập sang Việt Nam trong hai tháng trở lại đây giảm đáng kể.

    Rất có thể đây là chiến lược lâu dài của người Trung Quốc nhằm củng cố thị trường đang bị hụt dần của trái cây Trung Quốc tại Việt Nam.

    Nhóm phóng viên tường tŕnh từ Việt Nam.



    http://www.rfa.org/vietnamese/report...014132749.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •