“NƯỚC MỸ CỦA TÔI”


VÀ CUỘC TẤN CÔNG THỨ HAI


Sơn Tùng


Tối 20.9.2001, trong thông điệp đặc biệt đọc trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ về cuộc khủng bố tấn công chín ngày trước, Tổng thống George W. Bush nói:

“Ngày 11 tháng 9, kẻ thù của tự do đă gây chiến chống lại đất nước chúng ta. Người Mỹ đă biết những cuộc chiến tranh, nhưng trong 136 năm qua, chúng ta đă lâm chiến trên lănh thổ nước ngoài, trừ một lần vào ngày chủ nhật năm 1941.
“Người Mỹ đă biết đến những tổn thất của chiến tranh, nhưng không phải ở trung tâm một thành phố vĩ đại vào một buổi sáng an b́nh. Người Mỹ đă biết đến những cuộc tấn công bất ngờ, nhưng trước đây chưa từng có cuộc tấn công nào nhắm vào hàng ngàn thường dân. Tất cả những điều này đă đến với chúng ta chỉ trong một ngày, và màn đêm đă buông xuống trên một thế giới khác: một thế giới mà tự do bị tấn công.
“Tối nay, người Mỹ có nhiều câu hỏi: Ai đă tấn công đất nước chúng ta?”

Một tuần lễ sau, người Mỹ đă có câu trả lời: Kẻ đă lén lút tấn công nước Mỹ ngày 11.9.2001 là Osama Bin Laden và tổ chức khủng bố Hồi giáo quá khích Al Qaeda của hắn đặt căn cứ tại Afghanistan được chính quyền Taliban dung dưỡng.

Mấy tháng sau, quân đội Mỹ mở chiến dịch tấn công Afghanistan, lật đổ chế độ Taliban và truy lùng Osama Bin Laden. Nay, sau tám năm chiến tranh hao người tốn của, người Mỹ vẫn chưa bắt hay giết được Osama Bin Laden. Hắn vẫn c̣n lẩn trốn trong vùng núi non hiểm trở ở biên giới Pakistan và loạn quân Taliban vẫn tiếp tục chiến đấu, kiểm soát nhiều khu vực trên lănh thổ Afghanistan. Không mấy ai tin rằng t́nh h́nh nước này sẽ ổn định khi quân Mỹ ra đi vào tháng 7.2011 theo kế hoạch được loan báo trước của Tổng thống Obama.

Trong khi đó, Al Qaeda vẫn tiếp tục âm mưu tấn công nước Mỹ bằng chiến thuật khủng bố mà sự thất bại chỉ là nhờ may mắn của người Mỹ - từ vụ toan làm nổ một chuyến bay thương mại với hơn 200 hành khách trên bầu trời Denver vào ngày lễ Giáng sinh 2009 đến một chiếc xe chứa đầy chất nổ được phát hiện giữa thành phố New York vài tháng sau.

Và nay, thành phố New York lại đang là mục tiêu của một cuộc tấn công khác, dưới một h́nh thức khác, tuy không có người chết và nhà cửa sụp đổ, nhưng không kém hung hiểm. Ngày 3.8 vừa qua, Hội đồng Bảo quản Di tích (Landmarks Preservation Commission) TP New York đă biểu quyết với số phiếu tuyệt đối 9-0 bác bỏ tính cách di tích lịch sử của một cao ốc được xây từ 150 năm trước toạ lạc tai số 45-47 Park St., dọn đường cho dự án xây dựng một thánh đường và trung tâm văn hoá Hồi giáo tại đây.

Quyết định này đă châm ng̣i cho một cuộc tranh luận gay gắt giữa phe ủng hộ và phe chống đối dự án này. Trung tâm của cuộc tranh luận là ngôi thánh đường Hồi giáo dự định xây cất chỉ cách “Ground zero”, khu đất của Trung tâm Mâu dịch Thế giới đă sụp đổ trong cuộc tấn công ngày 11.9.2001, có 600 feet (khoảng 200 mét).

Trong khi hơn 60 phần trăm cư dân thành phố New York chống đối dự án này th́ người ủng hộ nhiệt t́nh nhất lại là ông Thị trưởng Michael R. Bloomberg. Ngày 3.8, trước mặt những lănh tụ đại diện cho nhiều tôn giáo, với Tượng Nữ Thần Tự Do ở phiá sau lưng, Ông Bloomberg nói với giọng khích động hiếm thấy:
“Khi chạy tới hai toà cao ốc đang bốc cháy, không ai trong những người tiếp cứu hỏi: ‘Anh cầu nguyện Thượng đế nào? Đức tin của anh là ǵ?’ Chúng ta không thể vinh danh những người đă hy sinh mạng sống anh hùng ấy bằng cách khước từ chính những quyền hiến định mà họ đă chết để bảo vệ… Tôi tin rằng đây là một trắc nghiệm cũng quan trọng như sự phân cách giữa giáo hội và quốc gia, và điều hết sức quan trọng là chúng ta quyết định đúng.”

Những lời lẽ thật hay đẹp. Và, Ông Bloomberg, một tỉ phú đă đổi từ đảng viên Cộng Hoà sang Độc Lập và đă làm thị tưởng New York 8 năm rưỡi, nói thêm: “Toà nhà này là tài sản của tư nhân và sở hữu chủ có quyền dùng vào việc thờ cúng. Chính quyền không có bất cứ quyền năng nào để chối từ quyền ấy.”

Nghe thật chính đáng và đầy tinh thần thượng tôn hiến pháp. Nhưng những người chống đối lại có cái nh́n khác, và có lư do cũng rất chính đáng, để không coi đây là một thánh đường b́nh thường như những thánh đường khác:
- Tại sao lại chọn địa điểm quá gần “ground zero”?
- Thầy tu (Imam) Feisal Abdul Rauf, người đứng đầu dự án, có tư tưởng cực đoan.
- Kinh phí hơn 100 triệu Mỹ kim từ đâu mà ra?

Ground zero” không phải chỉ là nơi Trung tâm Mậu dịch Thế giới đă sụp đổ, hay chỉ đơn giản là nơi đă diễn ra một tội ác trọng đại. Hơn thế, đó là một chiến địa, là nơi đă thấm máu của ba ngàn con người, hầu hết là người Mỹ, đă bị tàn sát vào ngày định mệnh ấy. Đó là một đền thờ của quốc gia, cũng như Trân Châu Cảng, để tưởng nhớ những nạn nhân của tội ác do Hồi giáo cực đoan gây ra trên đất Mỹ.

Những người chống đối nói rằng cuộc tấn công ngày 11.9 do Hồi giáo cực đoan tiến hành nhân danh cuộc thánh chiến chống lại phương Tây, và đă dùng kinh Koran cùng những nguyên tắc Hồi giáo để biện minh cho hành động giết người. Mục tiêu của chúng là đem thánh chiến vào nước Mỹ để tung ra một cuộc đụng độ của hai nền văn minh, cùng lúc đang diễn ra trên khắp thể giới để áp đặt một đế quốc Hồi giáo dựa trên giáo luật Shariah. “Ground Zero” chính là nơi Hồi giáo cực đoan đă chọn để đưa chiến tranh vào nước Mỹ.

V́ vậy, xây dựng một thánh đường Hồi giáo tại đây là một thách thức về tôn giáo, là cố ư tát vào mặt những nạn nhân, gia đ́nh họ, và toàn thể dân Mỹ. V́ vậy mà những người chủ trương đă không lùi bước trước những chống đối và cũng không chấp nhận một khu đất khác xa hơn. Họ biết rằng toà nhà cao 13 tầng này, gồm một giáo đường và một trung tâm văn hoá Hồi giáo với một hội trường 500 chỗ ngồi, sẽ tạo một bóng đen khổng lồ áp đảo “ground zero”, được dùng như một biểu tượng của Hồi giáo chinh phục nước Mỹ. Nếu Hồi giáo có thể xây thánh đường tại chiến địa 11 tháng 9, họ có thể áp đặt ư muốn của họ bất cứ tại đâu.

Thầy tu Feisal Abdul Rauf, linh hồn của dự án xây thánh đường cạnh “ground zero”, bị cáo buộc là một người Hồi giáo chiến đấu không hối cải, một người đạo Hồi phiêu lưu. Ông ta từng công khai tuyên bố rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một phụ tùng của cuộc tấn công ngày 11 tháng 9. Nói cách khác, theo cái nh́n của Thầy tu Rauf, người Mỹ đă tự đem sự tàn ác đến cho ḿnh. Ông ta kêu gọi du nhập luật Shariah vào toà án Mỹ. Vắn tắt, ông ta công khai t́m cách Hồi giáo hoá nước Mỹ.

Thầy tu Rauf cũng bị tố là một người Hồi giáo đạo đức giả. Ông ta dùng Hiếp pháp Hoa Kỳ để đ̣i được tự do tôn giáo trong khi hô hào áp dụng luật Shariah, theo đó hoà trộn giáo hội và quốc gia, và ức chế tôn giáo khác. Người Hồi giáo đang sử dụng tự do của người Mỹ trong mưu toan tiêu diệt tự do của người Mỹ.

Rauf không chịu tiết lộ nguồn gốc của số tiền hơn 100 triệu Mỹ kim để thực hiện dư án và chính quyền Mỹ cũng không bận tâm t́m hiểu xuất xứ của số tiền không nhỏ ấy. Hơn thế nữa, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ coi Rauf là một “nhà tu Hồi giáo ôn hoà”, và c̣n dùng tiền của dân đóng thuế để cử Rauf “công du” vùng Trung Đông với sứ mạng tạo “sự hiểu biết lớn hơn” về đạo Hồi và các cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ. Dĩ nhiên ông ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội để kiếm tiền, gây quỹ xây dựng ngôi thánh đường Hồi giáo ngay cạnh “ground zero”, nơi được những người chống đối gọi là khu “đất thiêng liêng”.

Tổ chức ACLJ (American Center for Law & Justice) đă nạp đơn kiện Hội đồng Bảo tŕ Di tích về quyết định bác khước tính cách di tích lịch sử của toà nhà số 45-47 Park St. với sự hậu thuẫn của một số tổ chức khác, và nhiều nhân vật tên tuổi của hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Cuộc chiến c̣n tiếp diễn trên b́nh diện quốc gia.

Nếu coi “ground zero” là chiến địa của cuộc tấn công ngày 11/9.2001 th́ nay nó đang bị tấn công lần thứ hai, và nếu lần này Hồi giáo lại thắng nữa, e rằng USA có ngày sẽ biến thành “United States of Arabia” như một nhà b́nh luận trên tờ Washington Times đă chua cay tiên đoán.

Nhưng, nước Mỹ không phải chỉ bị “Hồi giáo ôn hoà” tấn công trên mặt trận không tiếng súng, cùng lúc với “Hồi giáo cực đoan” âm mưu khủng bố bằng bom đạn. Trong gần hai năm vừa qua, dân Mỹ đă nhận ra những quyền tự do hiến định của ḿnh đang bị mất đi dần dần, từng mảng một, trong lúc chính quyền mỗi ngày một bành trướng để kiểm soát từ kinh tế, tài chính, đến sức khoẻ, y tế, mặc sức chi tiêu với Đảng Dân Chủ kiểm soát cả hai viện Quốc hội và một ông tổng thống Dân Chủ có khuynh hướng “xă hội chủ nghiă”.

Nước Mỹ đang trên đà phá sản và tiến tới xă hội chủ nghiă kiểu Âu Châu bằng những quyền lực không do dân bầu ra cấu kết với nhau (toà án, truyền thông báo chí, các trường đại học, các viên chức bàn giấy, Hollywood, vân vân).

Năm ngoái, trước khi được bán với giá một đô-la (1 USD) cho chồng một nữ dân biểu Đảng Dân Chủ, tạp chí Newsweek đă vui mừng chạy một tựa đề lớn: “WE ARE ALL SOCIALISTS NOW”.

Hai tháng trước, cơ quan thăm ḍ ư dân của Đảng Dân Chủ (Democracy Corps) hỏi dân Mỹ “how well the term ‘socialist’ fit President Obama”. Kết quả: 55 phần trăm trả lời “well” hay “very well”. Cũng trong tháng ấy, một cuộc thăm ḍ của Viện Gallup cho thấy 42 phần trăm dân Mỹ tự coi ḿnh là bảo thủ (conservative) - một tỉ lệ cao lịch sử, 35 phần trăm trung dung (moderate), 20 phần trăm tự do cấp tiến (liberal). Ba phần trăm c̣n lại được xem như thuộc thành phần xă hội, cộng sản, vô chính phủ, phát-xít, quốc xă...

Có những dấu hiệu cho thấy dân Mỹ đă bừng tỉnh sau cơn mê “Thay đổi” (Change) và đang chờ đợi để bước vào pḥng phiếu vào tháng 11 tới đây mà kết quả sẽ quyết định tương lai nước Mỹ “của tôi”.

Năm 2001, sau 13 năm trở thành công dân Mỹ trên giấy, lần đầu tiên vào sáng ngày 11 tháng 9, tôi đă có cảm nghĩ rơ ràng “nước Mỹ của tôi” khi nh́n hai toà nhà chọc trời ở New York cháy ngùn ngụt trước khi sụp đổ trên màn ảnh computer tại văn pḥng của sở ở Washington DC, và sau đó da trắng, da đen, da vàng đă ôm nhau khóc.

Rồi khi lái xe về nhà và bị kẹt trên đường phố hàng giờ, nh́n cột khói đen lớn bốc lên từ phiá Ngũ-giác-đài bên kia sông Potomac, tôi tưởng như đang sống lại cảnh Tết Mậu Thân ở Sài-G̣n và thầm khấn nguyện: “Xin Thượng đế phù hộ cho nước Mỹ… của tôi”.

Mấy ngày sau, tôi đă chăm chú nghe thông điệp của Tổng thống Bush như một nhà lănh đạo đất nước của ḿnh, và có thể đă hiểu sâu xa những điều ông nói hơn là nhiều người Mỹ khác, hậu duệ sung sướng của những người di dân trước đây nhiều thế hệ đă tạo lập nên quốc gia vĩ đại tự do này, nhất là khi nghe ông Bush nói về cuộc chiến sắp tới để bảo vệ đời sống tự do:

“Diễn tiến của cuộc chiến đấu này chúng ta chưa biết, nhưng kết quả th́ chắc chắn. Tự do và sự sợ hăi, công lư và sự tàn bạo đă luôn luôn ở trong t́nh trạng chiến tranh với nhau, và chúng ta biết Thượng đế không đứng trung lập giữa những điều ấy.”

Phải là những người đă sống trong sự sợ hăi và tàn bạo, như tôi, mới cảm nhận sâu xa ư nghĩa những lời nói trên đây.

Gần mười năm đă trôi qua, cuộc chiến đấu cho tự do và công lư của đất nước này vẫn c̣n tiếp tục, có phần c̣n quyết liệt và hiểm nguy hơn lúc khởi đầu.

Xin Thượng đế phù hộ cho “nước Mỹ của tôi.”

Sơn Tùng
13.8.2010
amsfv@aol.com