Thuở ấu thơ
Ba tôi mất khi tôi chưa tṛn 6 tuổi, em kế vừa 4 tuổi và em út th́ mới 20 tháng. Má tôi một nách 3 con, không được sự trợ giúp ǵ từ bên nội dù chỉ một xu. Gia đ́nh nội tôi- ḍng họ Lâm- giàu có nhất nh́ ở tỉnh G̣ Công thời bấy giờ với nhiều bất động sản và ruộng đất. Bên nội di dân từ Tàu sang vào những năm 1900.V́ là người Tàu nên họ rất trọng con trai mà má tôi chỉ sanh được 3 cô con gái.
Má tôi kể có một lần bà Tư chị của ông Nội hỏi má tôi :
- Con được bao nhiêu đứa con?
- Dạ được 3 đứa con gái.
- Vậy là mầy mậu lúi rồi.
Đúng là mậu lúi thật. Sau khi ba tôi mất, má tôi ráng núm níu ở lại với bà Nội một thời gian ( ông Nội mất trước ba một năm ), một căn phố trong dăy phố đâu lưng với ḷ bánh ḿ Yến Phi. Má tôi có hỏi xin Nội một bàn máy may để má tôi may mướn kiếm chút đỉnh tiền bỏ túi. Bà tôi không đồng ư.
Sau một thời gian má tôi xin Nội cho về quê ngoại ở Phước Trung với hai bàn tay trắng, không có một chút vốn liếng ǵ để sinh nhai.
Ông ngoại tôi là một nhà nho, nhà thơ và thầy thuốc Đông y, sống bằng nghề nông. Bà ngoại tôi mất khi má tôi mới 11 tuổi. Ông ngoại lấy vợ kế nên chúng tôi không thể ở chung, chúng tôi tá túc nhà của cậu Út, kế bên nhà ông ngoại. Lúc này cậu đă lấy vợ và có 3 cô con gái nhỏ hơn tôi.
Sáu chị em gái chúng tôi sống bên nhau rất là vui vẻ, hể một đứa bị ho gà là cả đám c̣n lại “sủa” theo. Hể một đứa bị trái rạ là năm đứa con lại gải tiếp. Chúng tôi thương yêu và nhường nhịn nhau, mợ tôi rất hiền nên chị chồng em dâu không có ǵ đáng tiếc xảy ra.
Trong số mấy anh chị em của má, d́ Tư thương má nhất, có lẽ v́ cảnh goá bụa của má tôi. D́ đă mua lại miếng đất của cậu Sáu tôi kế bên nhà ông Ngoại. D́ xây cho chúng tôi một căn nhà ngói, vách ván bổ kho, cho bộ trường kỹ, tủ thờ cẩn xa cừ và bộ ván bằng gổ cẩm lai, nằm mát ơi là mát. Công ơn của d́ đối với chúng tôi thật bao la và ấm áp, tiếc là sau 75 d́ theo các con qua Canada định cư và mất bên ấy. Chúng tôi chưa có dịp đền đáp ơn d́. Ở trên trời cao d́ có linh thiêng hăy chứng giám cho ḷng thành của chúng con.
Cuộc đời thơ ấu của tôi trôi êm đềm bên cạnh mẹ và hai em. Buổi tối má tôi may vá (bàn máy may cũng là của d́ Tư mua cho), chúng tôi chơi trên bộ ván, bày mền gối, tập vở ra để bán hàng. Ban ngày ngoài giờ học, tôi tham gia tṛ chơi bắn thun, bắn kè (bi), nhảy c̣ c̣, đánh tên, bá quang, nhảy dây, hay thả diều vào mùa khô. Tôi bắt chước đám con trai chẻ tre làm khung diều, lấy giấy báo làm thân diều và lấy chỉ may của má làm dây thả diều. Dù diều của tôi không đẹp, không bay cao như những con diều khác nhưng ba chị em tôi vẫn thích và chơi đùa với nhau.
Thỉnh thoảng tôi cũng tham gia đánh trận giả với đám con trai cùng xóm, bắn súng bằng tay chuối tươi hay bắn ống thụt ( một loại trúc có thân rổng và dài. Chặt một khúc không có mắt, dùng phần c̣n lại có mắt khoảng hai lóng tay, nhét vào đó một khúc cây ngắn hơn thân trúc đă chặt vừa đủ để xuyên qua thân trúc. Dùng đoạn cây đó thụt một bông keo chưa nở từ đầu nầy của thân trúc xuyên qua đầu kia ). Nếu bị bắn trúng ở tầm gẩn th́ cũng rất đau.
Rồi mùa mưa đến, tôi đi thọt ổ kiến vàng, lấy trứng kiến xào chung với sáp để câu cá rô khi mùa luá trổ đồng đồng. Bị kiến vàng cắn đau lắm, nhứt là khi bị nước tiểu?? của nó văng vô mắt, mắt bị cay xè đau thấu mấy ông trời, nhưng khi nghĩ tới những con cá rô béo ngậy th́ các cơn đau giảm đi rất nhiều.
Tôi hay qua Tăng Ḥa, la cà ở bến xe ngựa để xin lông đuôi ngựa về câu cá bóng kèo. Cá kèo không ở nước sâu mà nước chỉ hơi xấp xấp khỏi mặt ruộng một chút. Tôi dùng lông đuôi ngựa, một đầu cột vào cần trúc, đầu c̣n lại thắt dây tḥng lọng. Khi đầu cá kèo ngóc khỏi mặt nưóc, tôi dùng dây tḥng lọng tṛng vào đầu cá và giựt lên.
Nói th́ dễ nhưng làm th́ rất khó nhất là những lần đầu. Làm riết rồi quen cộng thêm chút kiên nhẩn tôi câu cũng không tệ.
Tuổi thơ của tôi là vậy đó, vui chơi hồn nhiên với bạn bè, với đồng ruộng, với sông nước, với cỏ cây. Việc học của tôi không có vấn đề ǵ, mỗi năm đều lên lớp cho đến lớp Năm th́ tôi bị khựng lại v́ môn Toán của tôi có vấn đề. Toán chẳng phải là cộng trừ nhân chia ǵ nửa mà c̣n phải t́m câu trả lời, giải bài toán và t́m đáp số.
Cạnh nhà tôi là nhà của d́ Ba tôi, chồng d́ là thầy giáo dạy trường Tăng Ḥa nơi tôi đang theo học. D́ dượng có cô con gái bằng tuổi tôi, học chung một lớp với tôi. Chị ấy học rất giỏi, năm nào cũng lảnh thưởng hạng nhứt từ lớp Năm cho tới lớp đệ Nhất. Tôi rất ngưỡng mộ chị và cũng rất ghen tị khi nhận ra rằng tôi không có Ba để được Ba dạy dỗ như chị.
Tôi thường ngồi núp bên ngoài cửa sổ bàn học của chị hy vọng có thể nghe lén tiếng giảng bài của dượng, tiếng la rầy của dượng với chị mà thấy ḷng xót xa và tủi thân quá mức. Có lúc tôi ra ngoài vườn ngồi khóc một ḿnh v́ không ai giúp tôi giải bài toán hay những thắc mắc của tôi về bài luận văn. Tôi không dám hỏi dượng Ba v́ ông ấy rất nghiêm khắc và xa cách. Má tôi th́ bận rộn với mưu sinh, mà có lẻ với những bài văn bài toán tôi không hiểu, má tôi cũng chẳng giúp được ǵ.
D́ Tư tôi cũng là cô giáo dạy ở trường tôi, nhà d́ ở xă Tăng Hoà. D́ thương chúng tôi nhưng d́ cũng bận rộn với cuộc sống của d́ vả lại dượng của tôi cũng thật là nghiêm khắc, hồi nhỏ tôi rất ít khi dám lại gần hay nh́n dượng khi thấy cặp chân mày của dượng cau lại.
Từ cái không biết nầy đưa tới cái không biết khác. Môn Toán của tôi bị tuột hậu. Thầy giáo lớp Nhất của tôi lúc đó là thầy Thoại. Lớp học với gần 50 học sinh, thầy không có thời giờ để hỏi han từng đứa, mà tôi lại cũng không dám hỏi thầy. Bây giờ nghĩ lại thấy ḿnh thật là ngu. Tại sao lại không dám hỏi???
Lúc bấy giờ là năm 1963, du kích đánh phá khắp nơi. Có một lần họ bắn vào trường học làm cả đám học sinh chúng tôi chạy tán loạn như bầy ong vở tổ. Hên là không có đứa nào bị thương. Bệnh xá cạnh trường học có d́ Hai lao công bị thương ở chân, sau nầy bị tật cả đời chân đi cà thọt.
Rồi trường học đóng cửa. Chị tôi và tôi cùng một số bạn khác đi học tư ở G̣ Công bằng xe ngựa. Năm đó tôi thi rớt Đệ Thất. Tôi c̣n nhớ rất rơ đề thi của bài luận văn: Em hăy b́nh giảng câu:” Dùng hàng nội hóa là yêu nước”. Tôi chẳng hiểu mô tê hàng nội hoá là hàng ǵ và tại sao dùng nó là yêu nước??? Nếu đề văn ghi: Dùng hàng sản xuất trong nước là yêu nước th́ có lẻ tôi viết được vài ḍng. Tôi bỏ giấy trắng. C̣n về đề toán th́ là toán động tử, xe chạy ngược chiều với thời gian là 9 giờ kém 10. Tôi cũng chẳng hiểu mô tê 9 giờ kém 10 là mấy giờ??? Bỏ giấy trắng luôn.
Tôi ở lại lớp Nhất thêm một năm nửa, nhưng không đến trường học v́ trường vẩn c̣n đóng cửa. Tôi cùng một số bạn đi bộ đến G̣ Công để học tư v́ đường sá bị du kích đấp mô luôn. Tuyết, Ngọc Sương và tôi chia nhau đứa th́ mang tập vở của cả ba; đứa th́ mang nước uống và trái cây, khi th́ chùm ruột, khi th́ me, khế ổi và muối
ớt, toàn là cây nhà lá vườn, ngon ơi là ngon; đứa th́ mang cơm. Bọn con trai th́ có Thành, Phước, Trần văn Năm, La văn Năm ( lai Tây đen, sau 75 đă định cư ở Pháp), Văn, Vơ ( hai anh em sinh đôi)... cùng nhau lội bộ vừa đi vừa về 14 cây số mỗi ngày để học tư.
Chỗ chúng tôi học là nhà mà thầy Tiển mướn để dạy chúng tôi. Lớp học đa số là đám chúng tôi từ Tăng Ḥa, một số ở xóm Chốn và Giồng Nâu...Ngôi nhà ở bên tay trái và bên này cầu Long Chiến nếu đi từ hướng Thị xă, bên kia lộ từ lớp học nh́n ra là Bệnh viện cũ.
Tôi không biết thầy Tiển của chúng tôi có phải là anh của anh Phan văn Tiên vừa mới mất không? Nếu là thầy th́ bây giờ thầy ở đâu? Thầy khỏe không? Em vẫn nhớ ơn thầy rất nhiều v́ nếu không có thầy dạy thêm cho em khi chiến tranh xảy ra, thầy đă khai thông đầu óc mù mịt của em lúc bấy giờ để em biết 9giờ kém 10 là mấy giờ, để em làm được những bài văn hay với những kiến thức về văn b́nh giảng, th́ không biết cuộc đời em đă đi vào ngă rẻ nào rồi. Cám ơn thầy rất nhiều.
Năm học đó tôi thi đệ Thất với dề luận văn : Em hảy b́nh giảng câu “ Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Vậy là trúng tủ rồi. Đề toán th́ ṿi nưóc chảy vô hồ với lổ mọi rỉ ra. Tôi làm được tuốt luôn. Tôi đậu hạng 51. Cũng không tệ.
Má tôi vui mừng khôn xiết, khen tôi hết lời. Má nấu nồi chè tàu thưng để thưởng tôi. Vị ngọt của đường, vị béo của nước cốt dừa, của đậu xanh, đậu phọng, phổ tai và mùi thơm của lá dứa như vẩn c̣n đọng lại ở đầu lưỡi tôi mỗi khi nhớ lại.
Tôi nh́n má mà ḷng xôn xao xúc động và thương má vô cùng. Trong kư ức của tôi,
lúc bấy giờ mỗi khi, tôi gặp khó khăn tôi mới thấy mất cha là một điều mất mát lớn, nhất là mất cha khi tuổi đời c̣n quá nhỏ. Nhưng bù lại chúng tôi đă có được một bà mẹ tuyệt vời,suốt cuộc đời thưong yêu và hy sinh cho con cái.
Má tôi muôn năm.
Phước Trung
Bookmarks