Viết cho những người bạn,
Hơn một tuần lễ nay, tôi thực sự quan tâm đến một sự kiện sai trái, một hành động nhằm bôi nhọ thanh danh nhạc sĩ Trúc Hồ, cô giáo Diệu Quyên và người trẻ yêu nước Hồng Thuận, đang được loan tải một cách vô ư thức trên mạng internet.
Tôi băn khoăn không biết những người bạn của tôi nghĩ ǵ? Đời sống thường ngày của họ ra sao? điều tệ hại này ảnh hưởng đến gia đ́nh họ như thế nào?
Một số người lo âu đă chia xẻ với tôi rằng: họ chờ đợi, thậm chí đ̣i hỏi nhạc sĩ Trúc Hồ và cả Diệu Quyên phải nói ǵ đó để phân trần phản bác lại kẻ dựng chuyện, bôi nhọ thanh danh người đấu tranh. Những người này lư luận rằng: nhạc sĩ Trúc Hồ có thể lên đài truyền h́nh SBTN, để tŕnh bày những ǵ anh muốn.
Nhưng theo dơi trên đài truyền h́nh SBTN cho đến nay, tuyệt nhiên không có một mảy may phàn nàn, hay chia xẻ ǵ về những bôi nhọ kể trên. Tịnh. Không.
SBTN đă là tài sản của cộng đồng. Là phương tiện truyền thông tố cáo tội ác của csvn. Là nơi kết tụ nghĩa t́nh cưu mang thương binh và cô nhi quả phụ của quân lực VNCH hàng năm. Là nơi lưu giữ ngọn lửa đấu tranh ở hải ngoại. Là nơi hội tụ tinh thần đấu tranh của người dân trong và ngoài nước.
SBTN đă được Nhạc sĩ Trúc Hồ giữ ǵn như thế. Một nhân cách đáng quư.
Hôm 4 tháng 10, trên tường của FB, nhạc sĩ Trúc Hồ đă viết một stt ngắn:
“hôm nay Trúc hồ và Diệu Quyên dẫn đứa em gái dễ thương đi ăn sushi rồi đi uống boba để động viên và an ủi v́ những bài viết bôi nhọ không đúng sự thật gần đây... tội nghiệp... một cô gái trẻ nặng ḷng với quê hương, dành cả tuổi xuân của ḿnh để tranh đấu cho sự công b́nh và tự do cho người VIỆT trong nước...... nhưng c̣n quá trẻ để phải hứng chịu những sự vu khống đó ......sao trên đời lai có người ÁC như thế, vi sao? cố lên cô bé..... đường đi c̣n rất dài...”
kèm theo là tấm ảnh chụp hai vợ chồng Trúc Hồ-Diệu Quyên và Hồng Thuận.
Tôi thật sự xúc động khi đọc stt của anh. Nhạc sĩ Trúc Hồ lớn hơn tôi tưởng.
Từ năm 1975 đến năm 2005: một hế hệ trẻ của người Việt hải ngoại đă trưởng thành.
Bên cạnh những kiến thức được trang bị từ nền giaó dục khai phóng của các nước Dân Chủ, những người Việt trẻ này đă được cha mẹ truyền dạy lư do tại sao họ có mặt ở đây; tại sao họ không được sống và lớn lên trên chính quê hương xứ sở Việt Nam của họ và tại sao nhân quyền vẫn bị chà đạp tại Việt Nam.
Những điều này, đă khiến người trẻ Việt Nam hải ngoại có ư thức chính trị khá cao. Tại Hoa Kỳ, họ tham gia vào ḍng chính; họ làm việc trong các văn pḥng dân biểu và giúp giới chức Hoa Kỳ có một cái nh́n đúng đắn về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Hồng Thuận ở trong hàng ngũ những người trẻ nhiệt huyết đó.
Em đă tham gia các cuộc vận động hành lang các văn pḥng dân biểu cho những dự luật về Nhân Quyền. Tham gia biểu t́nh tố cáo tội ác cộng sản. biểu t́nh chống Trung Cộng xâm lăng, là phóng viên của đài phát thanh Chân Trời Mới.
Và việc làm ư nghĩa nhất của Hồng Thuận là thực hiện được một dự án chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam, trong khuôn khổ của chương tŕnh học và thực tập của Đại Học UC San Diego và tổ chức International Organization for Migration (IOM)
Có lẽ chúng ta chưa quên, vào cuối năm 2007, đài truyền h́nh NBC Hoa đă chiếu một chương tŕnh phóng sự về việc giải cứu những bé gái Việt Nam bảy, tám tuổi bị đưa vào con đường mại dâm ở CamBốt. Các cháu đă bị cha mẹ bán cho bọn buôn người.
Chúng ta có thể tiếp tục làm ngơ trước việc cha mẹ bán con thơ qua biên giới?
Có thể tiếp tục làm ngơ trước một nền giáo dục biến con người thành những những h́nh nhân vô đạo đức, vô trách nhiệm, vô cảm, tự tước bỏ những giá trị căn bản thiêng liêng của con người.?
Suốt chiều dài lịch sử từ ngày Hùng Vương dựng nước, người phụ nữ Việt Nam chưa bao giờ phải ra đi hàng loạt bán ḿnh cho ngoại nhân v́ miếng cơm manh áo. Nhưng dưới sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản, điều này đă xảy ra
Chúng ta có cam tâm để việc này tiếp tục tái diễn?
Hồng Thuận, một cô gái tuổi đôi mươi, đă bỏ đời sống đầy đủ ở hải ngoại, về Việt Nam, để hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào ḿnh hiểu rơ tệ nạn buôn người, để lên án và chống lại tệ nạn chà đạp nhân phẩm phụ nữ đó.
Đây là một việc làm đáng khích lệ, nếu không muốn nói là đáng kính trọng và ngưỡng phục.
Việc làm này cần phải được nhân rộng ra khắp quê hương Việt Nam.
Cần thêm các bạn trẻ và những người có ḷng ở hải ngoại có điều kiện về Việt Nam, phối hợp với các bạn trẻ và người dân trọng nước mở những khoá hướng dẫn, những buổi nói chuyện không những về việc chống tệ nạn buôn người, mà c̣n phải hướng dẫn người dân hiểu được những quyền Dân Sự và Chính Trị của họ. Những quyền này đă bị nhà nước cộng sản Việt Nam tước đoạt.
Một điều quan trọng chúng ta cần hiểu thật rơ đó là: Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam, không của riêng một nhóm hay một đảng phái nào.
V́ thế cờ đỏ, biểu ngữ hay h́nh tượng của các lănh tụ cộng sản v.v… là những vật biểu tượng của riêng đảng cộng sản Việt Nam. Chúng vô giá trị đối với dân tộc Việt Nam. V́ thế chúng không thể là một đe doạ đối với người yêu nước.
Mến chúc nhạc sĩ Trúc Hồ, Diệu Quyên và Hồng Thuận Chân Cứng Đá Mềm
Phạm Diễm Hương
Ngày 7 tháng 10 năm 2013
Vũ Tuân shared Diem Huong Pham's status.
Copy từ FB của Vũ Tuân ( Kỳ Văn Cục )
Bookmarks