Chuyện Cái Nón Lá

Lần “đáo xứ cố hương” vừa rồi, tôi có theo bà vợ Ninh-Ḥa đến thăm ngôi trường Trần B́nh Trọng, để t́m lại chút kỷ niệm xưa, mà bà cho là dễ thương nhất trong đời một người con gái, cho dù đến bây giờ tất cả chỉ là như khói như sương mà sao cứ măi c̣n đọng lại ở đâu đó trong hồn nàng.
Ngôi trường đă thay tên từ cái thuở thiên hạ đổi đời, sau cái ngày hai miền thống nhất để “miền Nam th́ nhận họ, c̣n miền Bắc th́ nhận..hàng”, nên không c̣n cái cảm giác thân quen, mặc dù bây giờ chúng tôi vẫn đang trở lại bằng những con đường xưa lối cũ.
Chúng tôi đến vào đúng lúc tan trường. Nh́n các em học tṛ từng nhóm bước ra khỏi cổng mà ḷng dạ cứ bồi hồi, nhớ da diết một thời xa xưa cũ. Những em học sinh bây giờ dường như có ít nhiều khác với bọn chúng tôi xưa. Đặc biệt trong đám nữ sinh, có thiếu đi cái điều ǵ đó.
Măi đến khi về nhà, ngồi bàn bạc lại chuyện xưa- nay, chúng tôi mới khám phá ra cái điều thiếu vắng ấy chính là: Cái Nón Lá.
Không hiểu từ lúc nào, Cái Nón Lá đă biến mất trong những cô học tṛ, những cô con gái dễ thương ở quê tôi. Cái Nón Lá với những chiếc quai hồng, quai đỏ, quai tím, quai xanh,… đă một thời làm khổ biết bao nhiêu thằng con trai và cũng đă từng làm giàu thêm cho kho tàng văn chương thi phú.
Bây giờ làm sao t́m lại được cái cảnh “nghiêng nghiêng vành nón che làn tóc.. “, ” mùa hè Ninh Ḥa nắng mờ con mắt, tôi đứng nh́n em đội nón qua cầu ” và tôi không hiểu nếu ” Ninh Ḥa, những ngày trời trở gió ” th́ các nàng sẽ lấy cái ǵ để che…cái áo. Hèn ǵ ông nhà thơ Lê Hân ở tận bên Canada, đă biết dùng cái cặp táp để thay cho Cái Nón Lá… trong bài thơ Nữ Sinh thật dễ thương:
Cặp ôm che.. ngực xuân th́
Em đi hoa cỏ thầm th́ trông theo
Áo dài tay đỡ ṿng eo
Hai bên hông hở thơ trèo vào thăm…..

Tôi dám chắc như đinh đóng cột là chàng trai Ninh Ḥa đa t́nh nào trạc tuổi tôi ngày ấy, cũng đă từng có thời chạy theo hoặc chết lên chết xuống v́ những cái quai nón hồng, đỏ, tím, xanh…buớc ra từ các cổng trường Trần B́nh Trọng, Bán Công, Đức Linh.. hay xa hơn nữa là Vơ Tánh, Huyền Trân, Lê Quí Đôn, Tương Lai, Kim Yến.. ở Nha Trang.
Nhưng đẹp và dễ thương hơn vẫn là những mối t́nh học tṛ trường huyện.
Ngày đó, có nhiều chàng (và nàng) thuộc ḷng bài thơ..khi không có nón.. của ông Nguyễn Bính. Nhiều cô cậu đă nắn nót chép bài thơ “Bươm Bướm Ngày Xưa” dấu kỹ trong ngăn cặp táp..và cả trong ngăn nào đó của trái tim mới bắt đầu đập..lạc nhịp của ḿnh. Bây giờ, nếu có dịp trở lại Ninh Ḥa, đứng trước cổng ngôi trường cũ, chắc chắn từ một nơi thật sâu trong kư ức, bài thơ xưa sẽ ” đột xuất”trở về:
Học tṛ trường huyện ngày xưa ấy
Em tuổi bằng anh, lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ
Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cổng mới tan mơ
Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới nhớ
T́nh anh như chuyện bướm xưa thôi…
Cuộc đời vốn đă là những hố bờ ngăn cách. Vậy mà chiến tranh (và đau đớn thay cả đến lúc có ḥa b́nh nữa) th́ cái thế hệ của những ” ngày xưa thân ái ” đó lại chia ĺa tứ tán. Kẻ chân mây người góc bể. Kẻ ở người đi ai cũng ..đoạn trường.
Vậy mà trong trời đất bao la lại có những con đường chạy theo kiểu ṿng tṛn khép kín, để bao nhiêu năm sau, ở một thành phố có cái tên lạ hoắc nào đó trên xứ người, nhiều chàng bất ngờ “đụng đầu” tái ngộ với “cái quai nón” ngày xưa, hoặc đă từng đội chung “lá sen tơ” của một ngày nàng quên mang theo nón lá.
Tôi đă từng nghe được khá nhiều tâm sự của các chàng Ninh Ḥa, bây giờ tóc đă hoa râm:
Nửa đời mới gặp lại nhau
Ngước nh́n mái tóc ngả màu thời gian
Cái ngày cùng học trường làng
Chép thơ Nguyễn Bính gởi sang cho ḿnh
Đêm nằm nhớ nụ cười xinh
Lá sen tơ ấy chúng ḿnh cầm tay
Thế mà nay.. đau ḷng thay
Cái con bướm trắng đă bay xa rồi
Mỗi người ở một phương trời
Vẫn không quên được cái thời xưa xa
Cho dù nay đă ông bà…
Lá sen tơ ấy vẫn là sen tơ
Ước ǵ trở lại tuổi thơ
Để… cùng đội lá sen tơ với ḿnh…
C̣n tiếp...
Bookmarks