
Originally Posted by
nguyenlocyen
LƯ LONG TƯỜNG
(1174 - ?)
Hoàng tử Lư Long Tường, là con Lư Anh Tông (1138-1175), em Lư Cao Tông và là chú Lư Huệ Tông (1211-1224). V́ vậy, người ta gọi ông là Hoàng tử hay Hoàng thúc. Ông cũng là Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) của Cao Ly và là ông tổ của một ḍng họ Lư (người Việt) ngày nay ở Hàn quốc.
Năm 1225, sau khi soán ngôi nhà Lư, Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lư. Lư Long Tường trước cảnh nguy vong, để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, ông đă mang đồ thờ cúng, vương miện và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời vua Lư Thái tổ, với khoảng sáu ngh́n gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hoá để vượt biển Đông, trên ba hạm đội. Sau thời gian dài lênh đênh trên biển gặp nhiều khó khăn, cũng đến được tỉnh Hoàng Hải ở bờ biển phía tây nước Cao Ly. Nương náu ở Trấn Sơn, phía nam phủ thành có một động gọi là Vi Tử Động. Mục đích ra đi của Lư Long Tường là để giữ việc thờ cúng tổ tiên như trường hợp Vi Tử đời Ân đă làm, nên ông đặt hiệu là Tiểu Vi Tử và nơi ở là Vi Tử Động. Tương truyền rằng vua Cao Tông của Cao Ly, ứng mộng thấy có một con chim khổng lồ bay từ phương Nam đến nước Cao Ly, nên khi nghe tin có đoàn người Lư Long Tường tỵ nạn, nhà vua lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, đồng ư cho đoàn người tị nạn ở lại dung thân.
Lư Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc ở đấy trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá. Ông mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng vơ đường dạy vơ (binh pháp, vơ thuật). Học tṛ theo học rất đông, lúc nào cũng trên ngh́n người.
Năm 1232, Khoát Đài đem quân Nguyên xâm lược Cao Ly bằng hai đường thủy bộ. Về đường thủy, quân Nguyên vượt biển tiến đánh Hoàng Hải, bị Lư Long Tường lănh đạo tướng sĩ, gia thuộc và quân dân địa phương đẩy lui. Năm 1253, Mông Kha đem quân Nguyên đánh Cao Ly lần thứ hai. Quân Nguyên tấn công Hoàng Hải cả đường thủy lẫn đường bộ. Lư Long Tường lănh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên suốt 5 tháng ṛng ră. Sau chiến công này, vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lư Long Tường làm Hoa Sơn Tướng quân. Nơi quân Nguyên Mông đầu hàng gọi là “Thụ hàng môn”, vua Cao Ly cho lập bia tại đây để ghi công Lư Long Tường (di tích này hiện nay vẫn c̣n) và cấp cho ông 30 dặm vuông đất làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên.
Thời gian sống ở Hoa Sơn, ông thường lên đỉnh núi ngồi trông về phương Nam là quê hương Đại Việt.
*- Thiết nghĩ: Ḍng họ Lư gốc Việt của Lư Long Tường, dung thân đất Cao Ly, sớm ổn định đời sống, mở trường dạy văn tập vơ cho ḍng tộc và dân bản xứ; ngoài ra đă tạo được kỳ công đánh đuổi quân Nguyên xâm lược tan tác. Do đấy cả vua và dân sở tại hết ḷng mến mộ. Vua Cao Tông nước Cao Ly đă phong tặng ông tước hiệu Hoa Sơn Quân và dân chúng c̣n gọi vùng đất này là Lư Hoa Sơn, ngoài ra Hoa Sơn là vùng đất đầu tiên khi Lư Long Tường nhập cư Cao Ly.
Tương truyền, tại Hoa Sơn có một ḥn núi gọi là Quảng Đại Sơn, trên đỉnh có một ḥn đá bằng phẳng, khi xưa Lư Hoàng Thúc thường lên đỉnh núi trông về quê hương Đại Việt ở phương Nam mà khóc, v́ thế ḥn núi này mang tên “Vọng Quốc Đàn” hay “Vọng Cố Hương”!. Ngày nay, với khoảng 3 triệu người Việt đang sinh sống khắp nơi trên thế giới, liệu rằng có được bao nhiêu người có ḷng vương vấn quê hương Việt Nam?! Và có ai dặn ḍ con cháu những thế hệ đời sau đừng quên cố quốc như Lư Hoàng Thúc; cháu chắc nhiều đời của ông, đă 800 năm sau, c̣n t́m về cố quốc. Con cháu của ông đă nhập vào ḍng chính và có danh tiếng. Ngày 6-11-1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hoà, Lư Thừa Văn là Tổng thống Nam Hàn đă nói rằng tổ tiên ông là người Việt.
Ngày nay tị nạn bằng thuyền phổ thông, có người lại nói: Lư Hoàng Thúc là “Ông tổ thuyền nhân” hay “Ông tổ tị nạn”.
Cảm phục: Lư Hoàng Thúc
Đảo điên triều chính, ngậm ngùi trông
Đành biệt giang sơn, vượt biển Đông
Hàn quốc dung thân, tṛn trịa nghĩa
Cố hương xa cách nghẹn ngào ḷng!
Nguyễn Lộc Yên
*- Bài này quí vị cũng có thể xem ở Calitoday.com (nơi tin tức mới- xem nhiều nhất, hoặc phần b́nh luận ở gần cuối trang)
Bookmarks