Trương Chi -- chàng thuộc "giai cấp" khố rách áo ôm, nghèo mạt rệp, lại xấu xí. Chỉ được "tài" thổi sáo hay. Chỉ tội cái tài của chàng vô tích sự: không làm ra áo cơm. Người như vậy ai mà dám gả con gái cho?
Mỵ Nương -- nàng thuộc "giai cấp" thống trị! Cành vàng lá ngọc, lại xinh đẹp. Tương tư lăng mạn nhưng cũng khá thực tế: chỉ thích con trai có nhan sắc cỡ "Phan An", "Tống Ngọc" (hai thằng khỉ nào vậy?)
Mê tiếng sáo của chàng, như thấy nhan sắc của chàng hăi hùng quá! Nàng de lui: tuy cũng tương tư!
H́nh như kết chuyện, chàng nàng đều lăn kềnh ra chết cả?
*
* *
Tại sao người Việt quá bi thảm? H́nh như tận thâm tâm, người Việt bị bệnh thích sự "éo le" trong đời sống hàng ngày? Có phải người Việt cảm thấy "sướng" trước các sự oan nghiệt?
(Người Tây Phương họ cũng có sự ủy mỵ, nhưng h́nh như ít oan nghiệt hơn: Romeo và Juliet môn đăng hộ đối, cả hai đều có nhan sắc lộng lẫy!
-- Nhưng đó là chuyện tưởng tượng của Tây Phương.
"Chuyện t́nh" thật, và oan nghiệt khác của Việt Nam là Chiêu Lỳ và Trương Quỳnh Như: bà mẹ của nàng chê chàng nghèo kiết xác! Nàng chẳng dám bỏ nhà theo chàng!)
Và h́nh như cái sự yêu thích đau thương thống khổ này nó c̣n duy tŕ măi cho đến tận thời nay: nhà thơ Kiên Giang cho chàng theo "cua" nàng, nàng ngây thơ (làm bộ) đỏ mặt (thích lắm, như cũng phải giả bộ) cầu kinh lí nhí, chàng chai mặt bám riết.
-- Rồi nàng cũng lăn kềnh ra chết. Chàng ủ rũ kết hoa tang.
H́nh như chưa thơa măn đau khổ, nhà thơ bèn can đảm cho chàng chết dưới bóng cờ, dĩ nhiên là nàng khóc như mưa như bấc.
-- Sao nhà thơ không bắt chước ông Lev Tolstoi mà cho nàng cưới chàng (chắc chắn chàng sẽ bỏ nhà thờ!) khi chiến tranh tàn: dẫu biết cuộc sống của nàng và chàng sẽ vang tiếng lợn hét gà kêu?
*
* *
H́nh như cũng có một lần chúng ta có sự kết thúc "có hậu". Mười lăm tuổi đi lễ chùa, gặp anh chàng đẹp trai, ăn nói thật "confident" -- nàng mê (trai) tít. Họ cưới nhau. Nhà thơ bảo vậy.
-- Nhưng "oan nghiệt", là nhà thơ lại mất đi khi c̣n trong tuổi hai mươi!
*
* *
Nói chung, h́nh như người Việt Nam thích sự ủy mỵ đau khổ?
Bookmarks