Page 8 of 8 FirstFirst ... 45678
Results 71 to 80 of 80

Thread: Bành Trướng Bá quyền Bắc Kinh và Việt Nam

  1. #71
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Việt-Trung kỷ niệm quan hệ ngoại giao
    BBC



    - Nhân kỷ niệm 63 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh tổ chức chiêu đăi trong không khí có phần không hào hứng bằng mọi năm.

    Truyền h́nh Việt Nam trong phóng sự về buổi chiêu đăi hôm 18/1 trích đoạn bài phát biểu của Đại sứ Nguyễn Văn Thơ, trong đó ông Thơ đề cập tới điều mà ông gọi là "sự thật khách quan", rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc c̣n tồn tại một số "khác biệt hoặc bất đồng trên vấn đề này hoặc vấn đề khác".

    Việt Nam và Trung Quốc b́nh thường hóa quan hệ năm 1991 sau một thời gian ngắt quăng

    Trong vấn đề c̣n tồn đọng liên quan tới Biển Đông, ông Nguyễn Văn Thơ nói hai bên đă đạt được "nhận thức chung về các nguyên tắc cơ bản để giải quyết", và bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam và Trung Quốc sẽ từng bước t́m ra biện pháp giải quyết phù hợp "thông qua hiệp thương hữu nghị, trên tinh thần b́nh đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau và luật pháp quốc tế".Ông đại sứ nói Hà Nội và Bắc Kinh đă "giải quyết được hai trong ba vấn đề lịch sử để lại".

    Trong toàn bộ bản tin của VTV, không thấy không khí phấn khởi tươi cười như các buổi chiêu đăi thông thường, mà ngược lại vẻ mặt cử tọa tỏ ra căng thẳng.

    Hoạt động ngoại giao Việt-Trung hôm 18/1 diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Việt Nam trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.

    Ông Abe được lănh đạo Việt Nam tiếp đón một cách nồng ấm, trong khi ông khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

    Chuyến thăm gây căng thẳng

    Nhật Bản và Trung Quốc đang bất đồng sâu sắc về tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và đang nắm kiểm soát.

    Bắc Kinh gọi quần đảo này là Điếu Ngư và nói đây là lănh thổ của Trung Quốc.

    Thịnh t́nh của Việt Nam dành cho Nhật Bản có thể làm Trung Quốc phật ư.

    "Tôi đọc một số b́nh luận thấy nực cười, rằng Việt Nam lôi kéo nước này, nước kia để chống Trung Quốc. Chống Trung Quốc là [cáo buộc] không có cơ sở, và cũng không phải lợi ích của Việt Nam."
    Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ


    Cũng trong bản tin thời sự phát sóng buổi sáng 19/1 trên VTV, truyền h́nh nhà nước Việt Nam tường thuật nội dung một cuộc họp báo của Đại sứ Nguyễn Văn Thơ với các phóng viên Trung Quốc nhân dịp năm mới.

    Khi trả lời phóng viên Tân Hoa Xă về chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Việt Nam, ông Thơ khẳng định nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam là "độc lập tự chủ, ḥa b́nh và hợp tác phát triển".

    "Việt Nam làm bạn với tất cả các nước".

    Ông đại sứ nói Việt Nam muốn các nước lớn như Nhật Bản và Trung Quốc "đóng góp vào ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng chung".

    Ông Nguyễn Văn Thơ nói một cách khá gay gắt: "Tôi đọc một số b́nh luận thấy nực cười, rằng Việt Nam lôi kéo nước này, nước kia để chống Trung Quốc".

    "Chống Trung Quốc là [cáo buộc] không có cơ sở, và cũng không phải lợi ích của Việt Nam. Chúng ta không bao giờ làm như vậy trong lịch sử."

    Báo chí Trung Quốc chỉ mô tả ngắn gọn lễ kỷ niệm của sứ quán Việt Nam trong tường thuật của ḿnh.

    Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cho hay Đại sứ Thơ đă "bác lại những tin đồn về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Abe, đồng thời bày tỏ, Việt Nam hy vọng tích cực duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển chung".

    Ngày 19/1 cũng là dịp kỷ niệm trận hải chiến 1974, sau đó Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam.

    Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 18/1/1950, nhưng có một thời gian dài hai bên cắt đứt quan hệ và chỉ b́nh thường hóa sau hội nghị Thành Đô năm 1990.

    Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ebration.shtml

  2. #72
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc tiếp tục chạy đua vơ trang trên con đường không có điểm tới

    (Nguyễn Văn Huy)




    “...Như người phóng lao phải theo lao, Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục cuộc chạy đua vơ trang trên con đường không có điểm tới, không những vừa tốn kém và vô ích mà c̣n mang tiếng xấu bành trướng...”





    Thái độ thách đố của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Nhật Bản đang có nhiều biểu hiện bất lợi cho Trung Quốc. Thứ nhất là sự thắng cử của phe diều hâu trong cuộc bầu cử quốc hội Nhật với tân thủ tướng Shinzo Abe, người chủ trương tái vơ trang lại Nhật Bản. Thứ hai là cuộc chạy đua vơ trang, đặc biệt là hải quân và không quân, giữa các quốc gia trong vùng Đông Á đang gia tăng tốc độ, vượt khỏi tầm với của lực lượng quân sự Trung Quốc.



    Tái vơ trang Nhật Bản

    Trung Quốc đă hố to khi đưa cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên một tầm vóc mới : đe dọa sử dụng vơ lực và kích động tâm lư bài Nhật trên qui mô toàn quốc.

    Phản ứng tự nhiên của người Nhật biểu lộ qua cuộc bầu cử quốc hội ngày 16/12/2012, đảng Tự Do Dân Chủ (LDP-Liberal Democratic Party) đă thắng lớn và giành lại chính quyền từ đảng Dân Chủ Nhật Bản (DPJ-Democratic Party of Japan). Ông Shinzo Abe, chủ tịch đảng LDP, trở thành thủ tướng.

    Khác với những thủ tướng tiền nhiệm thuộc đảng DPJ, luôn luôn tỏ ra ḥa hoăn và nhượng bộ Bắc Kinh để duy tŕ những quan hệ thương mại với Trung Quốc, Shinzo Abe chủ trương cứng rắn với Trung Quốc để tiếng nói của Nhật Bản được tôn trọng. Phần lớn những bộ trưởng trong chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe là những thành phần cực hữu, như phó thủ tướng đặc trách tài chánh Taro Aso, bộ trưởng kinh tế Akira Amari, thư kư chánh văn pḥng Yoshihide Suga, bộ trưởng tư pháp Sadakazu Tanigaki... Chương tŕnh cầm quyền của thủ tướng Abe cũng khá giản dị : tái vơ trang và mạnh về kinh tế. Cụ thể hơn : tu chỉnh lại hiến pháp để Nhật Bản có thể tự bảo vệ và bơm 185 tỷ USD vào kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng.

    Trong chương tŕnh tu chỉnh hiến pháp, Shinzo Abe chủ trương hủy bỏ "Chương II : Từ khước chiến tranh, theo đóĐiều 9 : Thành tâm ước muốn một nền ḥa b́nh quốc tế dựa trên công lư và trật tự, dân chúng Nhật Bản từ khước quyền phát động chiến tranh như là một quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, hay quyền đe dọa, hay quyền sử dụng sức mạnh quân sự như là phương tiện để giải quyết những xung đột quốc tế. Để đạt mục đích kể trên, Nhật Bản sẽ không bao giờ duy tŕ các lực lượng quân sự lục quân, hải quân và không quân, hay một lực lượng quân sự nào", đặc biệt là "cho phép quốc hội ban bố t́nh trạng khẩn trương và trong thời kỳ khẩn trương những sắc lệnh của quốc hội là luật".

    Ngoài ra Shinzo Abe c̣n dự định duyệt lại Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật và tạo điều kiện cho giới trẻ Nhật làm quen với các loại vũ khí trong các chương tŕnh giáo dục khi đất nước bị đe dọa. Là đệ tử ruột của cựu thủ tướng Junichiro Koizumi, người chủ trương phục hồi tinh thần vơ sĩ đạo, Shinzo Abe muốn phục hồi lại quyền thăm viếng đền Yasukuni-jinja, nơi tôn vinh những người đă v́ Nhật hoàng hy sinh cho tổ quốc, mà hậu ư là tôn vinh các tướng lănh Nhật bị Hoa Kỳ xử tử sau chiến tranh, phủ nhận những hành vi vô nhân đạo của quân đội Nhật trong chiến tranh và phủ nhận các bản án tội phạm chiến tranh trong thời gian từ 1946 đến 1948.

    Cũng nên biết sau khi bị Hoa Kỳ đánh bại năm 1945 và áp đặt bản hiến pháp ḥa b́nh năm 1947, các chính quyền Nhật Bản tập trung vào việc phục hồi và phát triển kinh tế, nền an ninh của Nhật Bản nằm dưới quyền bảo vệ của Hoa Kỳ. Đó là những ǵ đă xảy ra cách đây 60 năm.

    Bước vào năm 2013, t́nh h́nh đă rất khác. Bàn cờ chiến lược của thế giới đă thay đổi rất nhiều : khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương không c̣n là độc quyền của Hoa Kỳ, Trung Quốc đang có khuynh hướng bành trướng ra Biển Đông bằng cách chiếm giữ những nguồn tài nguyên dưới ḷng biển, bất chấp chủ quyền của các quốc gia trong khu vực và đe dọa sự qua lại của các tàu bè trong khu vực. Trong khi Hoa Kỳ, mặc dù vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới, vừa ra khỏi hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan đầy tốn kém và đang lúng túng phục hồi nền kinh tế tŕ trệ, không c̣n đủ khả năng bảo vệ Nhật Bản như trước. Tái vơ trang Nhật Bản không những không c̣n là một trở ngại đối với Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh Châu Âu mà c̣n là một hy vọng đối với các quốc gia nhỏ bé và yếu kém hơn trong khu vực. Do đó những tu chỉnh và ư định duyệt lại những hiệp ước đă kư với Hoa Kỳ của chính quyền Shinzo Abe nằm trong lô gích tái vơ trang Nhật Bản và có nhiều triển vọng trở thành hiện thực trong năm 2013 này.

    Để thực hiện những chủ trương trên, chuyến công du đầu tiên của thủ tướng Shinzo Abe không phải là sang Hoa Kỳ hay các quốc gia phát triển Châu Âu mà là ba quốc gia ASEAN : Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, địa bàn đầu tư tương lai của các doanh nhân Nhật sau khi rút khỏi Trung Quốc trong những ngày sắp tới. Chuyến viếng thăm này c̣n có thêm ư nghĩa là trấn an hai quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, đó là Indonesia và Việt Nam. Theo thủ tướng Shinzo Abe, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku không chỉ là vấn đề của Nhật Bản mà cả với các quốc gia Đông Nam Á : phải chặn đứng tham vọng bành trướng của Trung Quốc ra Biển Đông và buộc Trung Quốc tôn trọng những nguyên tắc về quyền ứng xử trên biển (DOC-Declaration of Conduct).

    Thật ra Nhật Bản đă và đang thực hiện chương tŕnh tái vơ trang từ nhiều năm qua, đặc biệt là hải quân, dưới h́nh thức tân trang và thay thế những tàu tuần tiểu của Đội Pḥng Vệ (SDF-Seft Defence Forces) đă cũ và lỗi thời (so với Hoa Kỳ). Theo tuần san quốc pḥng IHS Jane’s Defence Weekly của Mỹ, ngày 27-1-2012, Nhật Bản vừa cho hạ thủy một tàu khu trục (destroyer) mang tên 22DDH, dài 248 m, trọng tải 19500 tấn, tốc độ 30 hải lư/giờ, trị giá hơn một tỷ USD. Trên nguyên tắc, đây là một tàu chở trực thăng có khả năng vận chuyển 14 trực thăng, 50 xe chiến đấu và 4000 binh lính, tương đương với hàng không mẫu hạm Cavour của Ư, dài 244 m, hay Charles de Gaulle của Pháp, dài 267 m. Trong thực tế, chỉ trong một thời gian ngắn tàu DDH này có thể trở thành hàng không mẫu hạm, v́ tất cả trang thiết bị quân sự trên tàu đều được thiết kế như một hàng không mẫu hạm, nghĩa là tất cả các tầng hầm và thang máy có thể vận chuyển 12 phản lực cơ chiến đấu tàng h́nh F35B lên và hạ cánh thẳng như trực thăng. So với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (dài 304 m, trọng tải 60000 tấn, tốc độ 32 hải lư/giờ) mà Trung Quốc vừa cho hạ thủy, tàu khu trục DDH22 nhẹ hơn, luớt nước nhanh hơn và được trang bị tối tân hơn. Cũng nên biết hiện nay Nhật Bản đang đóng 5 tàu chở trực thăng loại này : 2 tàu Hyuga (11 trực thăng) và 2 tàu DDH22 (14 trực thăng), tất cả sẽ đi vào hoạt động vào năm 2014-2016.

    Ưu điểm của Nhật Bản trong chương tŕnh tái vơ trang này là khả năng tự sản xuất, không cần mua bằng sáng chế của bất cứ ai. Khi cần, chỉ trong một thời gian ngắn các đại tổ hợp tư nhân Nhật Bản có thể sáng chế và sản xuất các loại tàu chiến, chiến đấu cơ, phi đạn, tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới. Nhắc lại, Nhật Bản đă làm chủ kỹ thuật chế tạo động cơ tàu ngầm không tiếng động từ thập niên 1980 (công ty Toshiba bị trừng phạt v́ bán cho Liên Xô kỹ thuật chế tạo động cơ tàu ngầm không tiếng động năm 1987). Do đó, yêu cầu tái vơ trang chỉ là h́nh thức v́ trong thực tế Nhật Bản đă và đang xúc tiến chương tŕnh này từ năm 2005 để ứng phó với sự gia tăng ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc.

    Trừ khi bị tấn công bằng hạt nhân, chiếc ô dù bảo vệ của Mỹ hiện nay chỉ c̣n là h́nh thức, Nhật Bản đủ khả năng tự vệ và giáng trả đích đáng mọi tấn công trên không, trên biển và trên đất liền bằng các loại vũ khí chính quy (conventional). Hệ thống pḥng không của Nhật có thể nói ngang với Hoa Kỳ và Do Thái.



    Chạy đua vơ trang trong khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương

    Theo một báo cáo gần đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS-Center for Strategic and International Studies) của Mỹ, trong năm 2012 ngân sách quốc pḥng của các quốc gia Châu Á vượt hẳn Châu Âu. Năm 2011, ngân sách quốc pḥng của 5 quốc gia hàng đầu Châu Á đă tăng gấp đôi so với năm 2000 : hơn 224 tỷ USD, bằng 87% tổng số chi phí quốc pḥng của toàn Châu Á (260 tỷ USD), theo đó Trung Quốc : 89,8 tỷ, Ấn Độ : 37,3 tỷ, Nhật Bản : 58,4 tỷ, Nam Hàn : 29 tỷ và Đài Loan : 10 tỷ. Theo dự đoán của tuần san quốc pḥng Jane’s Defence, ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc tăng trung b́nh từ 13 đến 15%/năm từ hơn 20 năm qua, từ 119,8 tỷ USD năm 2012 lên tới 238 tỷ USD năm 2015. Đối với dư luận quốc tế, sự gia tăng đều đặn ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc là bất b́nh thường, do đó cần phải đề pḥng.

    Nhưng đề pḥng bằng cách nào ? Chỉ có một câu trả lời : chạy đua vơ trang.

    Cuộc chạy đua vơ trang này không t́nh cờ, nó bắt đầu từ năm 2005 khi ngân sách quốc pḥng Trung Quốc vượt hẳn Nhật Bản và đứng hạng thứ hai sau Hoa Kỳ (739,3 tỷ USD năm 2011). Trước sự gia tăng không b́nh thường này, v́ Trung Quốc không bị một đe dọa nào, các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương đă đồng loạt gia tăng ngân sách quốc pḥng từ 10 đến 15%/năm, đặc biệt trong ba lănh vực : phi đạn tầm xa, hải quân và không quân để không bị bỏ rơi trong cuộc chạy đua vơ trang này. Một vài thí dụ : Ấn Độ dự trù mua 126 phi cơ chiến đấu Rafale của Pháp (12 tỷ), Nhật Bản đặt mua 42 phi cơ tàng h́nh F35 của Mỹ (21 tỷ), Nam Hàn dự tính mua 60 phi cơ chiến đấu mới, Đài Loan tân trang lại 145 phi cơ F16 (3,7 tỷ), Indonesia mua hơn 20 phi cơ F16 tân trang. Những trang bị này rất tốn kém, vượt khỏi tầm tay của những quốc gia nghèo và yếu kém hơn.

    Tuy nhiên cho dù có nghèo hơn, trước sự đe dọa quân sự của Trung Quốc, các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Việt Nam, Indonesia và Philippines cũng buộc phải gia tăng ngân sách quốc pḥng : Việt Nam : 3,3 tỷ USD (tăng 8,92%), Indonesia : 8,1 tỷ USD (tăng 8,8%), Philippines : 2,3 tỷ USD, Malaysia : 4,3 tỷ USD, để tân trang hoặc mua các loại máy bay chiến đấu, trực thăng, tàu ngầm, tàu tuần tiễu, phi đạn pḥng không, hệ thống truyền tin mới hơn.

    Những quốc gia không liên quan trực tiếp đến những tranh chấp chủ quyền đất đai và hải đảo với Trung Quốc như Nga và Hoa Kỳ cũng không đứng yên. Vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của vùng Đông Á quá lớn để Nga và Hoa Kỳ không thể bỏ qua. Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga dự trù chi 780 tỷ USD trong 10 năm để tân trang lại quân đội, chủ yếu là sản xuất 400 đầu đạn liên lục địa, 600 chiến đấu cơ đời mới Sukhoi T50 và các loại tàu chiến mới để hiện diện tích cực hơn tại Châu Á - Thái B́nh Dương. Tổng thống Barack Obama cho biết trọng tâm quốc pḥng của Hoa Kỳ trong những năm tới hướng về Châu Á - Thái B́nh Dương, nghĩa là tăng cường hợp tác quân sự với Nam Hàn, Nhật Bản và Úc để cân bằng cán cân quân sự với Trung Quốc.

    Cuộc chạy đua vơ trang này có lợi cho ai? Ngoài những mục tiêu chiến lược nhắm tới : duy tŕ vai tṛ cường quốc quân sự quốc tế và hù dọa đối phương, cuộc chạy đua này không mang lại lợi lộc cho ai cả. Tất cả những loại vũ khí mới này rất tốn kém, vấn đề là chúng có thể mới ngày hôm nay nhưng sẽ lỗi thời ngày mai, do đó phải thường xuyên thay thế. Cái ṿng lủng củng này không bao giờ chấm dứt nếu không có một cuộc chiến tranh đại qui mô thật sự để tiêu thụ lượng vũ khí tồn kho. Nh́n lại lượng vũ khí của các cường quốc quân sự Mỹ, Nga và Trung Quốc hiện nay, nếu không bán lại cho những quốc gia nghèo yếu hơn th́ phải hủy bỏ. Những nghĩa địa máy bay quân sự của Mỹ, tàu ngầm của Nga và xe tăng của Trung Quốc là một phí phạm ngân sách lớn. Số lượng vũ khí hạng nhẹ của Trung Quốc bán cho các quốc gia nghèo và các tổ chức phiến loạn tại Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ đang làm thiệt mạng và tàn tật cho hàng ngàn người mỗi ngày.

    Trong cuộc chạy đua này, có lẽ Hoa Kỳ chiếm ưu thế hơn những cường quốc quân sự khác nhờ bán vũ khí, nhưng số nợ mà Hoa Kỳ vay để đầu tư vào quốc pḥng đang đè nặng lên vai dân chúng Mỹ, do đó không thể tiếp tục kéo dài. Nhưng quốc gia chịu nhiều áp lực nhất có lẽ là Trung Quốc, những lợi tức mang lại hàng trăm tỷ USD mỗi năm nhờ bắt dân chúng thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu không được dùng để đem lại phúc lợi cho dân chúng như làm trong sạch hóa bầu trời, kéo dài tuổi thọ của người dân, nâng cao mức sống. Mặc dù là cường quốc kinh tế và quân sự thứ nh́ sau Hoa Kỳ, lợi tức đầu người Trung Quốc thuộc vào hạng trung b́nh hoặc nghèo : 8 500 USD/năm, hạng 121/226 quốc gia (WB 2011). Đó là chưa kể khối lượng nhân sự và những kỹ thuật tiên tiến nhất được sử dụng để sản xuất và sáng chế những loại vũ khí mới thay v́ đầu tư kiến thức để phát minh ra những sản phẩm mới.

    Bắc Kinh đă hố to khi khởi đầu cuộc chạy đua vơ trang này. Với khối lượng khổng lồ quân nhân, xe quân sự, tàu chiến và chiến đấu cơ đủ loại đang có trong tay, nếu không phát động một cuộc chiến tranh qui mô, chi phí bảo tŕ và bảo hành là một gánh nặng lớn : hơn phân nửa ngân sách quốc pḥng hàng năm dùng để trả lương, mua xăng dầu và bảo tŕ dụng cụ chiến tranh. Như người phóng lao phải theo lao, Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục cuộc chạy đua vơ trang trên con đường không có điểm tới, không những vừa tốn kém và vô ích mà c̣n mang tiếng xấu bành trướng.

    Nguyễn Văn Huy

  3. #73
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Việt Nam học gì từ vụ Philippines kiện Trung Quốc?
    (Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân)



    “…hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của ḿnh bao gồm những ǵ, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Ṭa cho ḿnh can thiệp. Không rơ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của ḿnh chưa…”





    Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, băi cạn Scarborough và Biển Đông đă tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Ṭa Trọng tài được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.

    V́ thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS không giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, và v́ Trung Quốc đă bảo lưu không chấp nhận thủ tục này cho tranh chấp phân định biển, câu hỏi trước tiên là Ṭa có thể phán quyết ǵ về hồ sơ của Philippines không?

    Ch́a khóa của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là thiết kế hồ sơ sao cho Ṭa không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, mà cũng không phải phân định biển.

    Việc đưa tranh chấp ra ṭa là một bước tiến cho việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Nỗ lực của Philippines để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là một sự sáng tạo mà Việt Nam cũng có thể rút kinh nghiệm.

    Nhưng hồ sơ của Philippines có thể vượt qua được sự trốn tránh luật pháp đó hay không, và Ṭa có thẩm quyền để, hay có đồng ư, phán quyết như Philippines mong muốn hay không, th́ c̣n là câu hỏi.

    Tuân thủ UNCLOS

    Thông báo khởi kiện của Philippines đưa ra 13 điểm, bao gồm yêu cầu Ṭa phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc phải tuân thủ UNCLOS, nhằm cản trở lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, và những điểm chính sau.

    Điểm 2: Các yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi ḅ là không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị

    Điểm yếu của Philippines ở đây là Trung Quốc chưa hề tuyên bố chính thức rằng các yêu sách biển của họ ở Biển Đông là dựa trên đường lưỡi ḅ.

    Trung Quốc có thể tuyên bố rằng các yêu sách biển của họ là dựa trên UNCLOS, dựa trên quan điểm các đảo, hay một số đảo, thuộc Hoàng Sa, Trường Sa được hưởng đầy đủ các cơ chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Ṭa có sẽ cho rằng không có đảo nào được hưởng cơ chế EEZ? Khả năng đó là thấp. Ṭa có sẽ cho rằng EEZ của các đảo này không thể vươn ra đến vị trí của các “yêu sách biển của TQ đựa trên đường lưỡi ḅ”?

    Ṭa có thể làm điều đó cho đoạn đường lưỡi ḅ trong khu vực Scarborough-Luzon, cách Hoàng Sa, Trường Sa hơn 200 hải lư. Nhưng cho các khu vực khác gần hai quần đảo này hơn th́ không chắc là Ṭa có thẩm quyền để làm điều đó, hay sẽ đồng ư. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc dùng lập luận này th́ lập luận dựa trên “quyền lịch sử” sẽ bị loại bỏ.

    Như vậy, điểm này có thể được Ṭa công nhận và vô hiệu hóa đường lưỡi ḅ trong khu vực Scarborough-Luzon, nhưng không chắc được Ṭa công nhận cho những khu vực khác.

    Dù sao đi nữa, điểm này có khả năng làm sáng tỏ về cơ sở của các yêu sách biển của Trung Quốc, và có thể là một cái bẫy để triệt tiêu khả năng Trung Quốc dùng lập luận dựa trên “quyền lịch sử”.

    Điểm 4: Đá Vành Khăn (Mischief) và đá Ken Nan (McKennan) không phải là đảo mà là một phần của thềm lục địa của Philippines

    Điểm 6: Đá Ga Ven (Gaven) và đá Xu Bi (Subi) không phải là đảo và không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và v́ vậy xây cất của Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp

    Toà có thể công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan, Ga Ven, Xu Bi không phải là đảo (nếu sự thật là đá Ken Nan và Ga Ven là thấp hơn mức thủy triều cao).

    Nhưng để công nhận là đá Vành Khăn, Ken Nan là một phần của thềm lục địa của Philippines, hay xây cất của Trung Quốc tại đá Ga Ven, Xu Bi là bất hợp pháp, Ṭa phải cho rằng những đảo như Ba B́nh, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Ṭa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Ṭa có thẩm quyền để làm điều thứ nh́.

    Hai điều này có ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam phải xác định đá Ken Nan và Ga Ven có cao hơn mức thủy triều cao hay không, và quyết định quần đảo Trường Sa có EEZ vươn ra đến bốn đá này hay không. Nếu có, Việt Nam phải yêu cầu Ṭa cho ḿnh can thiệp.

    Điểm 8: Băi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) là đá, không được hưởng cơ chế EEZ cách các đá này hơn 12 hải lư, và việc Trung Quốc đ̣i biển cách các đá này hơn 12 hải lư một cách bất hợp pháp

    Rất có thể là Ṭa sẽ công nhận rằng băi cạn Scarborough, đá Gạc Ma (nơi Trung Quốc tàn sát binh lính Việt Nam năm 1988), Châu Viên và Chữ Thập là đá và không có EEZ.

    Nếu vậy, Ṭa sẽ công nhận rằng việc Trung Quốc đ̣i biển cách Scarbrough hơn 12 hải lư là bất hợp pháp.

    Nhưng để công nhận rằng việc Trung Quốc đ̣i biển cách đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập hơn 12 hải lư cũng là bất hợp pháp, Ṭa phải cho rằng những đảo như Ba B́nh, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ, hay EEZ của các đảo này không vươn ra đến các đá trên. Không chắc Ṭa sẽ làm điều thứ nhất, và không chắc Ṭa có thẩm quyền để làm điều thứ nh́.

    Việt Nam phải xác định rằng đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập có được hưởng cơ chế EEZ hay không. Nếu cho là có, Việt Nam phải yêu cầu Ṭa cho ḿnh can thiệp để khẳng định quyền lợi.


    Công an Việt Nam giải tán người biểu t́nh
    ở Hà Nội đ̣i chủ quyền biển đảo

    Điểm 9: Trung Quốc không được cấm Philippines khai thác tài nguyên trong vùng nước lân cận với băi cạn Scarborough và đá Gạc Ma, cũng như phải chấm dứt các hoạt động không phù hợp với Công ước trong vùng kế cận những băi cạn và đá này

    Philippines không nói rơ khái niệm "vùng nước lân cận" và vùng “kế cận” là ǵ. Nếu đó là lănh hải 12 hải lư th́ Ṭa sẽ không có thẩm quyền để cho rằng băi cạn Scarborough và đá Gạc Ma là của nước nào, và sẽ không thể công nhận điểm này.

    Điểm 10: Philippines được hưởng 12 hải lư lănh hải, 200 hải lư EEZ cùng với thềm lục địa tính từ đường cơ sở quần đảo

    Nếu không có chồng lấn th́ sẽ không có vấn đề ǵ cản trở Philippines được hưởng các vùng biển trên. Nhưng thực tế là EEZ và thềm lục địa của Philippines có chồng lấn với lănh hải 12 hải lư của các đảo, đá Trường Sa. Nếu quần đảo Trường Sa có đảo có EEZ th́ sẽ có thêm chồng lấn với EEZ của các đảo này.

    Để công nhận là Philippines được hưởng các vùng biển trên mà không có chồng lấn với EEZ thuộc Trường Sa, Ṭa phải cho rằng những đảo như Ba B́nh, Thị Tứ, Bến Lạc và Trường Sa Lớn không có EEZ. Không chắc Ṭa sẽ làm điều đó.

    Việt Nam phải quyết định đảo nào của quần đảo Trường Sa có EEZ, và nếu có đảo có EEZ th́ Việt Nam phải yêu cầu Ṭa cho ḿnh can thiệp để bảo vệ EEZ đó.

    Câu hỏi tiếp

    Philippines đă thách Trung Quốc ra một trọng tài quốc tế từ năm 2011. Sau khi Trung Quốc không hưởng ứng, Philippines đă tuyên bố sẽ đơn phương đưa quan điểm của ḿnh ra một Ṭa Trọng Tài của UNCLOS, và cuối cùng họ cũng đă làm điều đó.

    Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay v́ chỉ nói xuông về luật quốc tế. Hành động của Philippines cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc.

    Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippines sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm.

    Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện th́ hồ sơ của Philippines có vẻ yếu trong nhiều điểm, trừ cho vùng EEZ trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể là chiến thắng pháp lư trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippines.

    Có thể là mục đích của Philippines là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để triệt tiêu những lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc có thể toan dùng, nhằm sẽ tấn công tiếp trong tương lai. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippines không được Ṭa công nhận để tuyên tuyền tối đa cho các yêu sách của họ.

    Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện th́ hồ sơ của Philippines có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của ḿnh bao gồm những ǵ.

    V́ vậy, hành động của Philippines đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của ḿnh bao gồm những ǵ, để có thể quyết định phải phản ứng thế nào, thí dụ như yêu cầu Ṭa cho ḿnh can thiệp.

    Không rơ Việt Nam có sẵn sàng để xác định về quyền lợi và yêu sách của ḿnh chưa, nhưng việc xác định đó không phải là điều xấu, và không sớm th́ muộn Việt Nam cũng phải làm.

    Dương Danh Huy và Phạm Thanh Vân
    Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese

  4. #74
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung cộng đe dọa thế giới
    Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) -





    Đó là lời cảnh báo của chính phủ Nhật Bản đưa ra trong cuốn Bạch thư Quốc pḥng được phổ biến trong ngày 31/07/2012.

    Thế giới (nhất là người Việt Nam) hoàn toàn đồng ư và chia sẻ nỗi lo lắng của chính phủ Nhật, nhưng rất tiếc lời cảnh báo này được đưa ra một cách muộn màng và khả năng để giải quyết mối đe dọa này không có nhiều và không dễ dàng chút nào.

    Tôi gọi lời cảnh báo này là rất muộn màng v́ chúng ta thử nh́n lại mối đe dọa này không đến một cách ngẫu nhiên và đột biến mà nó đă hiện hữu rất lâu và được nuôi dưỡng bởi một lịch sử và một tham vọng mang tính truyền thống, được kế thừa liên tục bởi những con người tự cho ḿnh có sứ mệnh khai hóa những dân tộc khác v́ coi họ như “man di mọi rợ” !?

    Người Hán chưa bao giờ có ư định chia sẻ không gian sinh tồn với những dân tộc khác, nhất là với những dân tộc có sức mạnh ngang bằng họ, họ vẫn quan niệm rằng thế giới chỉ có một “mặt trời” hay “một ngọn núi th́ không thể có hai con hổ”. Với họ không hề có khái niệm cộng sinh hoặc hỗ tương giữa các dân tộc và các nền văn minh. Họ không hề có khái niệm b́nh đẳng chủng tộc, họ chỉ có một chữ “độc”, độc tôn, độc tài, độc quyền, độc cứ.

    Trong lịch sử mấy ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt là mấy ngàn năm phải chống lại dă tâm thôn tính và nô dịch của người Hán, cho nên trong tâm thức của tất cả những người Việt yêu nước và có ḷng tự hào dân tộc đều luôn nghi kỵ và cảnh giác trước người Hán.

    Người Việt chúng ta chia sẻ không gian sinh tồn và văn hóa với Hán tộc nhưng không bao giờ ông cha chúng ta nhầm lẫn kẻ xâm lược là “đồng chí” là “anh em”, không bao giờ “nhầm lẫn” tai hại đến mức như Tố Hữu và đảng cộng sản Việt Nam (CSVN): “Bên ni biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương”.

    Ông bà chúng ta từ đời này sang đời khác vẫn khẳng định: “Nam quốc sơn hà nam đế cư, tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”.

    Cha ông chúng ta không bao giờ tự đầu độc ḿnh và đầu độc cả dân tộc bằng khẩu hiệu “16 chữ vàng và 4 tốt”!?.

    Ngày hôm nay khi đối diện với sự hung bạo của Hán tộc trên biển Đông chúng ta mới biết cái trí tuệ của ông cha chúng ta và cái giá phải trả để chúng ta có được giang sơn gấm vóc này và chúng ta thấy tự hào v́ chúng ta là kẻ kế thừa của một dân tộc anh hùng.

    Liên tiếp những năm qua Trung cộng (TC) đă hành xử với ngư dân chúng ta bằng cái cung cách của bọn hải tặc chứ không phải cách hành xử của một cường quốc có trách nhiệm, như bắt cóc đ̣i tiền chuộc, bắn giết ngư dân trong tay không một tấc sắt, dùng tàu lớn đâm ch́m tàu của chúng ta, hoặc cướp tài sản và hải sản.

    Hành xử như kẻ cướp không phải là độc quyền của đảng cộng sản (CS) Trung hoa mà là bản chất của tất cả các đảng CS. Dân tộc chúng ta đang đối diện với hai hiểm họa: hiểm họa CS và hiểm họa Hán tộc.

    Với ưu thế của một nền kinh tế lớn, sức mạnh quân sự và ngoại giao cũng tăng lên, TC đang đi theo chiều hướng của một thế lực bá quyền đế quốc, họ o ép, áp đặt đ̣i hỏi chủ quyền cực kỳ phi lư lên các nước láng giềng. Không những với các láng giềng nhỏ yếu như Việt Nam, Phi Luật Tân mà TC cũng gây hấn và không hề che dấu tham vọng lănh thổ với một nước lớn như Nhật Bản. Trong cuốn Bạch thư Quốc pḥng vừa công bố chính phủ Nhật đă mô tả TC như một thế lực đe dọa thế giới!

    Ở đây có một điều mỉa mai và cay đắng.

    Từ trước đến nay Nhật Bản xem TC như một đối tác quan trọng cả về kinh tế lẫn chiến lược. Có một thời Nhật Bản c̣n theo đuổi chủ trương coi mối quan hệ Trung-Nhật quan trọng hơn là mối quan hệ Nhật-Mỹ!

    Chúng ta thấy sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nay, Nhật Bản là một quốc gia nhận được nhiều sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và đă trở thành một cường quốc kinh tế, một đầu tàu của nền kinh tế thế giới, có tiếng nói và ảnh hưởng quan trọng trên chính trường khu vực và quốc tế. Nhưng khác với Mỹ, châu Âu, Úc, Canada, Nhật Bản chỉ là một anh con buôn thuần túy, đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu và không quan tâm đến bất cứ điều ǵ ngoài lợi nhuận. Đối với người Nhật một thế giới tốt đẹp là một thế giới mang lại nhiều lợi nhuận nhất, chứ không phải là một thế giới mà những giá trị Tự do, Dân chủ, Nhân quyền được nh́n nhận như một nền tảng cốt tử cho nền an ninh và thịnh vượng của nhân loại.

    Chính v́ chính sách và tầm nh́n thiển cận đó mà người Nhật đă không hề xấu hổ khi bắt tay với các chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới như TC, cộng sản Việt Nam và bọn quân phiệt Miến Điện. Nhật Bản chính là một trong những thế lực đă nuôi dưỡng một nhà nước TC lớn mạnh như ngày hôm nay, để rồi phải hối tiếc khi biết ḿnh đă “dưỡng hổ di họa” th́ đă muộn.

    Sự sai lầm này không chỉ có người Nhật và người Mỹ phải trả giá, mà VN chúng ta và Philippines là nạn nhân trực tiếp của cái sản phẩm này.

    Với VN, ở trên bộ TC luôn t́m mọi cách, mọi thủ đoạn để lấn chiếm đất đai. Ở trên biển TC dùng 16 chữ và và 4 tốt để hợp thức hóa mưu đồ ăn cướp với sự đồng lơa của người đồng chí CSVN.

    TC ngày hôm nay đă đủ tự tin để từng bước thực hiện tham vọng bá chủ khu vực và thế giới. Với Nhật Bản họ công khai đ̣i chủ quyền trên quần đảo Lưu Cầu (trong đó có cả Okinawa). Tờ Hoàn cầu Thời báo khuyến khích nhà cầm quyền và giới quân sự TC phải “thu hồi” quần đảo Lưu Cầu kể cả bằng biện pháp quân sự!

    Quần đảo Lưu Cầu có một vị trí chiến lược sinh tử không những đối với Nhật bản-TC mà c̣n đối với cả Mỹ. Việc muốn chiếm quần đảo Lưu Cầu bằng vũ lực chứng tỏ những cái đầu “Đại Hán” đă quá nóng đến độ điên rồ.

    Hiện nay thực lực của quân đội TC c̣n thua kém Mỹ rất xa mà giới diều hâu trong quân đội đă có ư tưởng phiêu lưu như thế th́ 5-10 năm nữa khi thực lực của họ vượt lên th́ sự nguy hiểm sẽ như thế nào? Đây là một thách thức không chỉ với Nhật bản mà trong tương lai c̣n là thách thức với cả Hoa Kỳ.

    Chính v́ nhận thức như vậy mà tại nước Mỹ hiện nay đă có những tiếng nói cảnh báo hiểm họa TC từ những chính trị gia có thế lực của cả hai đảng Dân chủ và Cộng ḥa và cả các học giả tên tuổi.

    Mới đây cơ quan CSIS (Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở tại Washington) đă đưa ra một khuyến cáo với chính phủ Mỹ là nên tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Á để đối phó với sự trỗi dậy của TC, cụ thể là người Mỹ nên triển khai ít nhất một tàu ngầm hạt nhân tấn công tại đảo Guam.

    TC đang thực hiện kế hoạch lấn chiếm, đặt thế giới vào trạng huống đă rồi. Hoa đông là vùng biển mà TC muốn thay đổi trật tự hiện có.

    Nhưng Hoa đông là một vùng biển dày đặc những căn cứ quân sự lớn của Nhật và Mỹ không dễ ǵ TC dám “sờ” tới lúc này, hơn nữa về nhu cầu chiến lược TC đặt ưu tiên việc chiếm biển Đông của VN và những quần đảo tại đây để tạo thế đối trọng với Mỹ trong trường kỳ.

    Biển Đông của VN có một trữ lượng dầu khí khổng lồ nếu cướp được kho tàng này TC sẽ có trong tay nguồn dự trữ năng lượng chiến lược phục vụ cho nhu cầu phát triển trong vài thập niên tới mà không phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu vừa đắt đỏ vừa nhiều rủi ro.

    Quan hệ Mỹ-Trung đă xấu đi nhanh chóng trong thời gian gần đây v́ tham vọng và ư đồ xấu xa của TC, và quan hệ này sẽ tiếp tục suy đồi trong thời gian tới. Việc Mỹ xoay trục chiến lược từ Âu châu – Đại Tây Dương sang Á châu Thái B́nh Dương, việc Mỹ chuyển 60% lực lượng quân sự đến vùng Đông Á này và triển khai quân đội cùng với việc đặt căn cứ quân sự tại Úc làm TC bất an, nếu Mỹ tiếp tục cho bố trí ở khu vực này hệ thống phi đạn pḥng thủ th́ chắc chắn TC sẽ có hành động đáp trả.

    TC sẽ không để ḿnh bị bao vây và mất thế thượng phong vào tay Mỹ, họ sẽ hành động trong thời gian sắp tới để giành ưu thế hầu đặt Mỹ vào thế bị động. Cách tốt nhất để đạt mục tiêu này là TC sẽ nhanh chóng chiếm quần đảo Trường Sa của VN để làm căn cứ quân sự. Họ sẽ triển khai hệ thống phi đạn tầm trung và tầm xa ở Trường Sa. Việc biến Trường Sa thành một căn cứ quân sự và cho triển khai phi đạn (kể cả phi đạn hạt nhân) sẽ đặt toàn bộ vùng Đông nam Á và nước Úc vào tầm hỏa lực của TC, như vậy lực lượng hải quân hùng hậu của Mỹ (nhất là những Hàng không mẫu hạm tối tân) sẽ đối diện với khả năng bị tấn công bằng phi đạn của TC và như vậy TC sẽ đẩy lực lượng hùng hậu này ra xa hơn, không tiếp cận được lănh thổ của họ và an ninh của nước Úc cũng như những căn cứ Mỹ tại Úc không c̣n là bất khả xâm phạm nữa.

    Để thành công trong mục tiêu chiến lược này TC sẽ phiêu lưu trong thời gian sắp tới và VN chúng ta sẽ mất Trường Sa là điều gần như trông thấy v́ đảng CSVN hiện nay hoàn toàn tê liệt, không có viễn kiến cũng như không có quyết tâm chính trị để bảo vệ đất nước. Hơn nữa CSVN vẫn u mê trong tâm thức nô lệ giặc Tàu, bằng chứng là ngày 01/08 vừa qua đảng CSVN và Quân đội CS đă tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng và hết lời ca tụng, nhớ ơn CS Trung hoa! C̣n những quan chức cấp cao của cộng sản Việt Nam như Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh và mới đây là Đại tá, Tiến sĩ Trần Đăng Thanh đă một lần nữa đề cao mối quan hệ này và nhắc nhở mọi người là phải “nhớ ơn” Trung quốc và căm thù Mỹ!?

    Trung cộng đang ráo riết chuẩn bị cho việc thôn tính biển Đông, bước đi đầu tiên của chiến lược này là TC đă cho thành lập một đơn vị hành chánh cấp địa khu để quản trị cái gọi là thành phố Tam Sa (trong đó có HS và TS của VN), họ c̣n thành lập một bộ chỉ huy quân sự ở Hoàng Sa như một căn cứ tiền phương để quân sự hóa biển Đông. Theo tuần báo Time của Mỹ một căn cứ tiền phương tại vùng biển Đông có thể dễ dàng lên đến 10 ngàn quân! (theo RFI).

    Những ngày gần đây, TC một mặt trấn an thế giới, mặt khác lại có những hành động quyết đoán để từng bước thay đổi tương quan lực lượng trên những vùng biển chiến lược, bằng cách cho triển khai ồ ạt những phương tiện chiến tranh hiện đại tại biển Đông và biển Hoa đông.

    Với mục tiêu và tham vọng đó (mà báo chí TC gọi là “Trận chiến Nam hải”) việc TC chiếm Trường Sa của VN chỉ là vấn đề thời gian, và cũng chính việc chiếm TS của VN sẽ đẩy t́nh h́nh an ninh khu vực leo thang lên một bước nghiêm trọng mới và quan hệ Mỹ-Trung, Nhật-Trung sẽ càng xấu đi. Mới đây ngày 14/1 năm 2013, TC chỉ thị cho quân đội TC sẵn sàng tư thế chiến tranh là một chỉ dấu nghiêm trọng nhất cho an ninh và ḥa b́nh tại khu vực Đông Á và thế giới.

    Nhưng những diễn biến nghiêm trọng này là không tránh khỏi v́ mục tiêu và quyền lợi chiến lược của các siêu cường Mỹ + Nhật-Trung đă trở nên mâu thuẫn sâu sắc.

    Chiến tranh Nhật (Mỹ)-Trung sẽ bùng nổ và đây sẽ là cơ hội cho nhân dân VN chúng ta giành lại chủ quyền đất nước từ tay đảng CS, lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa cùng với những phần đất, phần biển đă mất.

    Đứng trước viễn cảnh thế giới và khu vực, người Việt trong và ngoài nước cần nhận thức một thực tế rằng: đảng CSVN hoàn toàn không có tương lai, để từ nhận thức đó chúng ta nên có thái độ cương quyết đ̣i hỏi nhà cầm quyền Hà nội phải thực thi Dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

    Bản thân giới lănh đạo CS tuy vẫn tiếp tục chính sách đàn áp, mị dân và bưng bít thông tin nhưng trong ḷng họ không c̣n tự tin khi nh́n thấy tương lai đảng CS hoàn toàn bế tắc và mờ mịt… Đây là cơ hội cho các lực lượng chính trị yêu nước và dân chủ hoạch định đường lối đấu tranh phù hợp và khả thi dựa trên tinh thần đoàn kết và bao dung v́ tương lai đất nước.


    Huỳnh ngọc Tuấn
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #75
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ

    Tiến sĩ Tŕnh Ánh Hồng


    Gửi cho BBCVietnamese.com từ Mỹ


    Nhiều trí thức Trung Quốc cho rằng nước họ phải học Việt Nam về cải tổ chính trị

    Kể từ năm 2006, cải tổ chính trị ở Việt Nam đă được thực hiện theo cách tương tự ở Trung Quốc trong nửa cuối thập niên 1980 trước khi tàn sát Thiên An Môn năm 1989 làm mọi sự chựng lại.

    Đặc biệt, một cơn sốt truyền thông c̣n mô tả Việt Nam là đi trước Trung Quốc về cải tổ chính trị, sau khi Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị của chính phủ về hệ thống đường sắt cao tốc năm 2010. Giới cải cách Trung Quốc xem vụ này là tiến bộ rất đáng kể trong quá tŕnh xây dựng cơ chế kiểm tra ở tầng mức cao nhất trong chính trị Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sớm cho phép để hai người nắm chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, giống như ở Việt Nam.

    Trước đó, người Trung Quốc c̣n ca ngợi tiến bộ của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực cải tổ lớn: tranh đua chức Tổng Bí thư, bầu trực tiếp Đại biểu Quốc hội (người Trung Quốc được cho hay một số ứng viên độc lập đă giành được ghế trong Quốc hội), và Quốc hội Việt Nam bác bỏ một số ứng viên bộ trưởng do Thủ tướng đưa ra. Báo chí Trung Quốc nói với độc giả rằng các phiên họp Quốc hội Việt Nam có thể xem trực tiếp, và không phải chuyện hiếm khi các quan chức cao cấp lúng túng, toát mồ hôi trước câu hỏi khó của dân biểu.

    Ai ngưỡng mộ ai?

    Mặt khác, một số người Việt lại có thể nói rằng thay đổi chính trị ở Trung Quốc đáng được Việt Nam ngưỡng mộ. Trung Quốc đă bỏ tù vài thành viên Bộ Chính trị và tử h́nh nhiều cán bộ ở cấp bộ trưởng, cấp tỉnh v́ tham nhũng. Suốt nhiều thập niên, nông dân Trung Quốc được phép bầu trưởng thôn và bí thư xă cũng được chọn một cách cạnh tranh, trong khi ở Việt Nam, những việc như thế chỉ mới được thí điểm.

    Một người bạn Việt Nam bảo tôi rằng sự ngưỡng vọng lẫn nhau như thế có thể xem là hội chứng “cỏ nhà người khác xanh hơn”. Tôi đồng ư, v́ ở cả hai nước, đảng cộng sản không tỏ ra có dấu hiệu sẵn sàng chia sẻ quyền lực với người khác. Một dấu hiệu cho thấy cả hai đảng sẵn sàng ở lại nắm quyền vĩnh viễn là sự h́nh thành “thái tử đảng” ở cả Hà Nội và Bắc Kinh. Một lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ngay từ thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, rằng “chúng ta chỉ có thể tin con cháu của ḿnh”. Sự thách thức mang tính tổ chức chống lại Đảng bị loại hẳn ở hai nước và thường bị trừng phạt nhanh chóng. Nghề báo cũng là nghề nguy hiểm nhất. Kết quả là, ở cả hai nước, khủng hoảng xă hội đă hằn sâu thêm như các vụ tranh chấp đất gần đây ở Ô Khảm và Tiên Lăng.

    Dân làng Trung Quốc đă có thể tự bầu trưởng thôn

    Với những sự tương tự căn bản như trên, có vẻ hài hước khi bàn nước nào “tiến bộ hơn” về cải tổ chính trị. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng thảm cỏ dân chủ ở Việt Nam dường như xanh hơn Trung Quốc một chút, đặc biệt khi xét về tiềm năng tương lai. Niềm tin này chủ yếu được củng cố bằng việc so sánh hiến pháp hai quốc gia.

    Cải tổ chính trị ở Việt Nam gặp ít hạn chế hiến pháp hơn, nếu ta so sánh những điều quan trọng nhất trong phần đầu của hai bản hiến pháp. Tôi ngạc nhiên khi biết câu nói “Của dân, do dân và v́ dân” của Abraham Lincoln được nhắc lại y chang trong Hiến pháp Việt Nam. Nó cũng nói “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp Việt Nam c̣n nhấn mạnh “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, mở ngỏ để có thể giải thích rơ hơn về tam quyền phân lập. Những từ này không hề có trong Hiến pháp Trung Quốc.

    So sánh Hiến pháp

    Hiến pháp Việt Nam không nhấn mạnh bản chất “xă hội chủ nghĩa” của nhà nước”. Nhưng Hiến pháp Trung Quốc, ngay điều đầu tiên, không chỉ tuyên bố Trung Quốc là “nhà nước xă hội chủ nghĩa” mà c̣n cảnh cáo ngăn cấm việc “phá hoại hệ thống xă hội chủ nghĩa”. Hiến pháp Trung Quốc đ̣i hỏi nhân dân Trung Quốc “chiến đấu chống lại các thế lực, ở cả trong nước và nước ngoài, thù địch và có ‎ định phá hoại hệ thống xă hội chủ nghĩa của Trung Quốc”. Trong khi đó, điều đầu tiên của Hiến pháp Việt Nam chỉ nói “Nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ”. Ở điều Ba, Việt Nam chỉ nói “nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” mà không nhắc đến “chủ nghĩa xă hội”.

    "Hiến pháp Trung Quốc nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sẽ tồn tại thời gian dài, c̣n của Việt Nam không thấy nhắc đến từ này. Việc đưa cụm từ này vào hiến pháp cho thấy Đảng Cộng sản cố t́nh đặt tiền đề cho việc đàn áp lớn ở trong nước."

    Một điều khác có thể so sánh là quan niệm “đấu tranh giai cấp dưới chế độ xă hội chủ nghĩa”. Hiến pháp Trung Quốc nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sẽ tồn tại thời gian dài, c̣n của Việt Nam không thấy nhắc đến từ này. Việc đưa cụm từ này vào hiến pháp cho thấy Đảng Cộng sản cố t́nh đặt tiền đề cho việc đàn áp lớn ở trong nước.

    So sánh hai hiến pháp, ít nhất về mặt ngôn từ, có vẻ như ở Việt Nam, những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa lập hiến và bản chấp trung lập của nhà nước được tôn trọng nhiều hơn – v́ thế có nhiều khoảng trống hơn cho cải tổ chính trị tiếp theo. Hiến pháp Trung Quốc phản dân chủ hơn. Ở Trung Quốc gần đây, một số trí thức đề nghị lập ra “chính thể một đảng lập hiến”, rơ ràng lấy cảm hứng từ “chế độ quân chủ lập hiến” để thỏa hiệp giữa chế độc độc đảng và dân chủ. Nếu thực sự có một chính thể lạ đời như vậy, Việt Nam có thể sẵn sàng hơn một chút và Bắc Kinh chắc chắn sẽ học ǵ đó từ Hà Nội.

    Ngoài ra, tôi lạc quan về Việt Nam hơn một chút khi so sánh sự biến đổi xă hội hậu cộng sản ở hai nước. Ở đây, “hậu cộng sản” ám chỉ việc từ bỏ các học thuyết Stalin-Mao-it, cải tổ kinh tế và mở cửa với thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc đă vượt qua điểm bế tắc năm 1989 cùng khủng hoảng chính thể kèm theo sau đó, và nay tự tin hơn khi Trung Quốc nhanh chóng trở thành tân siêu cường. Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai nói với thế giới rằng họ đă t́m ra con đường hiện đại hóa mới bằng cách bác bỏ dân chủ và tự do. Ôn Gia Bảo – thủ tướng ít quyền lực – là lănh đạo duy nhất c̣n cổ vũ “cải tổ chính trị”. Chẳng ai nói theo ông. Trong phiên họp gần đây của Quốc hội Trung Quốc, “cải tổ chính trị” gần như trở thành cấm kị.

    Nhiều người dễ nói với bạn rằng ở Trung Quốc hôm nay, có nhiều tự do trí thức hay thậm chí tự do ngôn luận. Nó thể hiện qua các tranh luận trái chiều trên và ngoài mạng. Thậm chí có cả cổ vũ chính trị - cả chủ nghĩa tự do, tân tự do, tân tả, tân Mao, cựu Mao, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiếu chiến, tân phát xít, tân Nho giáo. Nhưng sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng một nền văn hóa lành mạnh sẽ sinh ra từ sự bừng nở trí thức này. Phần nào đó, Trung Quốc hôm nay rất giống nước Đức (1919-1933), hay Nhật Bản thập niên 1920 và 1930. Ở hai nước giai đoạn đó, trên bề mặt là sự cạnh tranh của nhiều hệ tư tưởng, nhưng rốt cuộc chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa dân tộc quá khích đă chiến thắng.

    "Ở Việt Nam, t́nh cảm bài phương Tây, bài Mỹ không thu hút như ở Trung Quốc. Chủ nghĩa tự do phương Tây cũng có đôi chút ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam, như thể hiện qua Tuyên ngôc Độc lập của Hồ Chí Minh. "

    Tại Trung Quốc, xu hướng này đă phát triển cùng t́nh cảm chống phương Tây, đặc biệt là bài Mỹ, mặc dù sự thăng tiến của Trung Quốc là nhờ giao thiệp với phương Tây. Chủ nghĩa dân tộc mới này không chỉ phản dân chủ mà c̣n mang tính bành trướng. Theo nó, lịch sử hiện đại Trung Quốc là “100 năm ô nhục”. Nó xem nhiều nước là kẻ thù của Trung Quốc mà Việt Nam là kẻ gây rối khu vực. Việt Nam bị cho là vô ơn cho dù Trung Quốc đă giúp đỡ trong thập niên 1950 và 1960. Việt Nam đă quên béng “bài học” mà Trung Quốc đă dạy trong chiến tranh Việt – Trung 30 năm trước, không biết về khả năng quân sự hiện nay của Trung Quốc mà lại mong Hoa Kỳ hỗ trợ. Theo những người dân tộc chủ nghĩa bàn luận trên mạng, mà cũng được ủng hộ của nhiều trí thức, viên chức dân sự, quân sự, cuộc chiến đầu tiên khi Trung Quốc đă trở thành quyền lực toàn cầu sẽ có thể là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhật Bản và Ấn Độ cũng nằm trong danh sách trả thù, nhưng đó là kẻ thù khó hơn và chiến tranh sẽ có hậu quả quốc tế nghiêm trọng hơn.

    Chính thể Việt Nam chưa gặp khủng hoảng nghiêm trọng như Trung Quốc 1989. Chúng ta không rơ liệu những cải tổ chính trị hiện nay sẽ tiếp tục để chính thể hạ cánh nhẹ nhàng, hay cải tổ sẽ đi đến mức khiến Đảng đối diện t́nh h́nh tương tự như Trung Quốc năm 1989. Nhưng ta biết từ năm 2006, Việt Nam đă thảo luận và thí điểm cải tổ theo một cách chưa hề có ở Trung Quốc.

    Ở Việt Nam, t́nh cảm bài phương Tây, bài Mỹ không thu hút như ở Trung Quốc. Chủ nghĩa tự do phương Tây cũng có đôi chút ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam, như thể hiện qua Tuyên ngôc Độc lập của Hồ Chí Minh. Thật không thể h́nh dung một chính khách Mỹ, dẫu là Lincoln, lại được Hiến pháp Trung Quốc trích dẫn. Ở Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc không đi chung với tư tưởng phản dân chủ như ở Trung Quốc. Thái độ đó với Mỹ và phương Tây chắc chắn có tác động đến những nỗ lực v́ dân chủ.

    Để kết luận, chính thể cộng sản ở Trung Quốc phản dân chủ hơn và khuyến khích chủ nghĩa dân tộc bài phương Tây hung hăng hơn. Không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không dân chủ hóa. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng Việt Nam có vị thế tốt hơn để tiến hành thêm cải tổ chính trị.

    Tác động qua lại về dân chủ hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam là thế này. Cải tổ ở Việt Nam cho phép những thảo luận hay thậm chí cổ vũ chính trị vốn không dễ xảy ra ở Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có những cải tổ nghiêm túc, nó sẽ tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho Việt Nam. Nhưng nếu Trung Quốc không cải tổ, Việt Nam sẽ đối diện một láng giềng bành trướng và dân tộc quá khích. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ nhận biết được tương lai khi nó đă xảy ra.

    Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Trình Ánh Hồng (Yinghong Cheng) một sử gia người Mỹ gốc Hoa, Phó Giáo sư tại Đại học Delaware State, Hoa Kỳ.


    BBC

  6. #76
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Vô ơn bạc nghĩa” (Nguyễn Đại)



    ...Nhân nói về chuyện vô ơn bạc nghĩa, lại nhớ đến ngài đại tá – PGS – TS –NGUT - Trần Đăng Thanh. Ông nói : “họ (Trung Quốc) đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa...”





    Một trong những chủ đề nóng nhất hiện nay là việc góp ư cho “bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp”. Nhóm trí thức trang Bauxite đă công bố và kêu gọi mọi người kư tên vào bản góp ư của ḿnh, đến nay đă thu được hơn 2000 chữ kư. Tôi đang phân vân kư hay không th́ đọc được một phản biện của “dư luận viên” Đông La. Vị này cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) có công giúp dân tộc giành được độc lập từ tay Pháp và Mỹ, do đó, xóa bỏ sự lănh đạo đương nhiên của ĐCS là “vô ơn bạc nghĩa”. Ư kiến này cũng có lư đấy chứ!

    Cùng lúc đó, tôi lại đọc được phản biện của G.S Hoàng Xuân Phú. Trong đó, ông tŕnh bày “nếu có công suy ra đương nhiên giữ quyền lănh đạo th́ phải trao quyền cho các chúa Nguyễn và cứ thế…” Tôi là người ba phải nên thấy cũng đúng. Vậy làm sao để có bản HP “không vô ơn bạc nghĩa”? Xin đề xuất một giải pháp.

    Trong lĩnh vực dựng nước, chúng ta phải nhớ đến hai vị: Vua Hùng và Nguyễn Hoàng. Không có vua Hùng th́ không có đất nước, tức là … không có ǵ cả. Không Việt Nam, không nhà Lê, nhà Trần và không cả Đảng Cộng Sản. Vậy quyền lănh đạo đất nước chắc chắn phải có sự tham gia của con cháu vua Hùng. Nhưng nếu không có Nguyễn Hoàng th́ không có miền Nam ngày nay. Nếu bỏ quyền lănh đạo của Nguyễn Hoàng cũng là vô ơn bạc nghĩa. Vậy điều 4 HP nên sửa thành “ĐCS, Vua Hùng và Nguyễn Hoàng là những lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội.”

    Nếu như công lao của Vua Hùng và Nguyễn Hoàng là “dựng nước”, tức biến từ “KHÔNG” thành “CÓ”, th́ chúng ta cũng không thể quên ơn những vị đă “cứu nước” khi nước đă mất. Trước khi giành độc lập năm 1945, ta đă có 2 thời kỳ mất hẳn nước sau đó giành lại được. Ngô Quyền chính là người đầu tiên xưng quyền tự chủ sau thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Và Lê Lợi đă giành lại Việt Nam sau khi đất nước thuộc về tay giặc Minh. Vậy để tránh “vô ơn bạc nghĩa”, điều 4 HP nên sửa thành “ĐCS, Vua Hùng, Nguyễn Hoàng, Ngô Quyền, Lê Lợi là những lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội.”

    Ngoài ra, lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh giữ nước với kẻ thù truyền kiếp là giặc Tàu. Không có những vị anh hùng giữ nước th́ chúng ta đă bị Tàu “ăn thịt” từ lâu rồi. Lê Hoàn chống Tống, Lư Thường Kiệt chống Tống, Trần Hưng Đạo chống Nguyên, Quang Trung chống Thanh. Vậy chúng ta cũng phải thêm vào HP “ĐCS, Vua Hùng, Nguyễn Hoàng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Lê Hoàn, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung là những lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội.”

    Nội dung của một bản hiến pháp tùy thuộc rất nhiều vào “tiêu chí” của người soạn thảo. Chính v́ vậy mà Nhà nước mới kêu gọi góp ư và ông Phan Trung Lư mới tuyên bố “không có vùng cấm ngay cả những vấn đề nhạy cảm”. Với tiêu chí v́ dân, v́ nước ta sẽ có một bản hiến pháp khác với tiêu chí v́ quyền lợi cá nhân, đảng phái. Xét theo tiêu chí “không vô ơn bạc nghĩa”, chúng ta có thể có điều 4 Hiến pháp tạm ổn như trên.“Tạm ổn” bởi v́ c̣n rất nhiều người có công khác mà không thể kể hết được: Về văn hóa có Lư Công Uẩn, Lê Quư Đôn, Đoàn Thị Điểm. Y học có Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh. Âm nhạc có Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Hoàng Việt…

    Nhân nói về chuyện vô ơn bạc nghĩa, lại nhớ đến ngài đại tá – PGS – TS –NGUT - Trần Đăng Thanh. Ông nói : “họ (Trung Quốc) đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”. Xét theo tiêu chí “không vong ân bội nghĩa” ở trên th́ không lẽ đưa… Trung Quốc vô lực lượng lănh đạo? Cái này th́ tôi thua. Như vậy là phản bội Tổ Quốc. Xin thứ lỗi cho tôi, Trần Đăng Thanh.

    4/2/2013
    Nguyễn Đại
    Nguồn: huynhngocchenh/blogdspot.fr

    [1] Để ngắn gọn, người viết bỏ bớt 2 chữ “con cháu”, xin bạn đọc tự thêm vào.

    [1] Nhà Giáo Ưu Tú

  7. #77
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Từ anh hùng đến bạo chúa


    Nguyễn Hưng Quốc


    Ở Việt Nam, đảng Cộng sản thường hay nói: Họ là những người có công trong việc giành độc lập cho đất nước từ tay thực dân Pháp vào năm 1945, bởi vậy, chỉ có họ mới xứng đáng giữ vai tṛ lănh đạo đất nước, hơn nữa, độc quyền lănh đạo đất nước. Mỗi lần nghe những câu nói như vậy, tôi lại nhớ đến các nhà độc tài ở châu Phi và châu Á: Hầu hết đều bắt đầu “sự nghiệp” tàn phá đất nước của họ như những anh hùng!

    Th́ Pol Pot (1925-1998) cũng là một “anh hùng” của Campuchia đấy chứ? Ông đă lănh đạo đảng Cộng sản Campuchia lật đổ Norodom Sihanouk, “giải phóng” đất nước của ông và có “công” biến Campuchia thành một nước “xă hội chủ nghĩa thực sự”. Kết quả, ai cũng biết: thứ nhất, ông đă giết khoảng từ một triệu đến ba triệu người, tức khoảng 25% dân số Campuchia; thứ hai, biến Campuchia suưt trở lại thời kỳ đồ đá trong ṿng ba năm; và cuối cùng, biến Campuchia thành thuộc địa của Việt Nam, ít nhất trong ṿng hơn 10 năm, từ 1978 đến 1989.

    Muammar Muhammad Abu Minyar al-Gaddafi (1942-2011) cũng là một “anh hùng” của Libya, hơn nữa, có lúc, c̣n được xem là “anh hùng” của cả châu Phi đấy chứ? Ông đă lật đổ được vua Idris, giải thể chế độ quân chủ, thành lập Cộng ḥa Ả Rập Libya với “định hướng” xă hội chủ nghĩa, tiến hành các cuộc “cách mạng b́nh dân” và hỗ trợ các phong trào đấu tranh độc lập ở một số nước châu Phi. Kết quả? Với Libya, kinh tế th́ kiệt quệ, đối ngoại th́ bị cô lập, đời sống dân chúng th́ vô cùng điêu đứng. Với bản thân ông th́ bị thế giới nh́n như một con chó điên, và cuối cùng, con chó điên ấy bị kéo lên từ ống cống để đền tội.

    Dù sao Pol Pot lẫn Gaddafi cũng đều đă chết. Ở châu Phi hiện nay vẫn c̣n một số “anh hùng” khác chưa bị đền tội. Trong số đó, “nổi tiếng” hơn cả là Robert Mugabe ở Zimbabwe.

    Sinh năm 1924, lúc Zimbabwe c̣n là một thuộc địa của Anh, Mugabe, cũng giống như nhiều nhà lănh đạo Việt Nam, tham gia cách mạng từ nhỏ và cũng chịu đựng cảnh bắt bớ và tù tội liên miên. Nhưng khác với giới lănh đạo Việt Nam, ông rất chịu khó học tập. Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, trở thành thầy giáo, ông c̣n học, chủ yếu bằng cách hàm thụ, ở một số đại học ở Nam Phi và Anh, để lấy thêm sáu cái bằng nữa, gồm: bằng Cử nhân về Quản trị và Cử nhân Giáo dục (từ Đại học Nam Phi), Cử nhân Khoa học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ Khoa học và Thạc sĩ Luật (tất cả đều từ trường Đại học Mở rộng London). Trong số các bằng ấy, hai bằng về luật được ông học trong thời gian ông c̣n ngồi trong nhà tù, từ 1964 đến 1974.

    Từ thập niên 1960, Mugabe nổi lên như một anh hùng trong phong trào du kích chống chính quyền da trắng của Ian Smith để giành độc lập cho nước ông. Những án tù đày càng làm tăng uy tín của ông trong dân chúng. Ra khỏi nhà tù năm 1974, ông được bầu làm lănh tụ Liên hiệp Quốc gia Phi châu Zimbabwe (ZANU), cuối cùng, năm 1980, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Zimbabwe độc lập. Sau đó, năm 1987, ông trở thành tổng thống. Từ đó đến nay, ông liên tục tái đắc cử tổng thống: 1990, 1996, 2002 và 2008.

    Nhưng dưới sự lănh đạo của ông, đất nước Zimbabwe ra sao?

    Sau 30 năm chịu sự lănh đạo “thiên tài” của Mugabe, Zimbabwe, từ một quốc gia được xem là giàu có ở châu Phi đă biến thành một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Tổng sản phẩm nội địa của Zimbabwe vào năm 2012 là khoảng 500 đô la trên đầu người; tỉ lệ thất nghiệp vào năm 2009 là 95%; trị giá một Mỹ kim vào năm 2008 là 430.000 (gần nửa triệu) đồng bạc Zimbabwe. Không có nước nào trên thế giới có đồng tiền bị mất giá nhanh như đồng bạc Zimbabwe. Ngay trước khi độc lập, một đồng Rhodesia (tên cũ của Zimbabwe) trị giá một nửa bảng Anh. Năm 1987, Zimbabwe in tiền riêng, thoạt đầu, một đồng Zimbabwe cao hơn một đô la Mỹ. Sau đó, đồng tiền cứ mất giá liên tục; mỗi lần quá mất giá, chính phủ lại in tiền mới; khi tiền mới lại mất giá, họ lại in loại tiền khác. Cứ thế, liên tục.

    Lạm phát ở Zimbabwe không được gọi là lạm phát. Mà là siêu lạm phát (superinflation). Ở những nơi khác, lạm phát vài trăm, hay thậm chí, chỉ vài chục phần trăm là đă thấy khủng khiếp. Ở Zimbabwe, ví dụ vào năm 2008, lạm phát lên đến hàng tỉ tỉ phần trăm! (Con số lạm phát chính xác vào tháng 11 năm 2008 là 79.600.000.000% (bảy mươi chín ngàn sáu trăm tỉ!) Có lúc cả tỉ đồng Zimbabwe không đủ để mua một ổ bánh ḿ. Để cứu văn t́nh h́nh kinh tế, v́ không ai c̣n tin tưởng vào đồng tiền Zimbabwe nữa, từ năm 2009, chính phủ chấp nhận đồng Mỹ kim là đồng tiền chính thức để mua bán khắp nơi. Đến lúc ấy lại nảy sinh một vấn đề khác: V́ vật giá ở Zimbabwe quá rẻ, mua cái ǵ cũng chỉ có mấy xu, do đó, nếu bạn cầm một tờ 5 đô la, chẳng hạn, người bán hàng sẽ không có tiền để thối lại. Đưa tờ một đồng, người ta cũng không có tiền cắc để thối lại.

    Để thấy “công lao” của Mugabe, chúng ta có thể nh́n vào bản đồ biểu tổng sản phẩm nội địa của Zimbabwe từ năm 1980 đến năm 2005 dưới đây:

    ​​
    Về phương diện y tế, tuy Zimbabwe có giảm tử suất của trẻ sơ sinh nhưng tuổi thọ trung b́nh của người dân th́ càng ngày càng giảm, từ 59.1 tuổi vào năm 1980 xuống c̣n 45.1 tuổi vào năm 2008.

    Năm nay, Mugabe đă gần 90 tuổi. Báo chí tường thuật trong nhiều cuộc họp hay hội nghị kể cả với các chính khách thế giới, ông ngồi ngủ gục ngon lành! Gần đây, ông bị bệnh, phải sang Singapore chữa trị. Thế nhưng ông vẫn không có ư định từ chức. Ông vẫn cho chỉ có ông mới xứng đáng để lănh đạo đất nước. Rất nhiều người đối lập bị ông giết chết; vô số người khác bị ông bỏ tù. Với bàn tay sắt, ông chà đạp lên cả dân chủ lẫn nhân quyền, bất chấp sự phê phán và lên án của quốc tế.

    Tin mới nhất liên quan đến Zimbabwe: Đầu năm 2013, Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe tuyên bố, sau khi trả tiền lương cho các công chức, trong quỹ của họ chỉ c̣n lại có hai trăm mười bảy đô la (217 dollars). Họ định sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Chi phí cho cuộc bầu cử dự định là khoảng 104 triệu. Bây giờ với cái ngân khố trống rỗng như vậy, họ lo là sẽ không thể tổ chức bầu cử được!

    A! Ít ra Zimbabwe cũng c̣n nghĩ đến chuyện bầu cử!

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  8. #78
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hậu họa “Giải Pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh
    Minh Diện (Blog Bùi Văn Bồng) -





    Ông Vơ Trần Chí, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nói Nguyễn Văn Linh là người “Lội ngược ḍng lịch sử!”. Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng bản thân ḿnh từng “Lên bờ xuống ruộng!”. Nguyễn Văn Linh c̣n là người “bước lỡ nhịp” và tên tuổi ông được gắn với một khái niệm đầy tai tiếng là “Giải pháp đỏ”.

    Trong tiểu sử Nguyễn Văn Linh, ghi tên thật của ông là Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc), sinh ngày 1-7-1915, tại xă Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngày 1-5-1930, ông bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo.

    H́nh như có sự nhầm lẫn năm sinh, hoặc năm ông bị bắt đi tù, bởi điều luật của nước Pháp không xử tù tuổi vị thành niên. Ví dụ ông Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, bị bắt 1930, năm 1931, khi ra ṭa đă 17 tuổi, vẫn được tha bổng v́ c̣n vị thành niên. Nguyễn Văn Linh khi ra ṭa mới 14 tuổi 10 tháng, mà bị xử tù chung thân th́ vô lư?

    Trong tiểu sử của Nguyễn Văn Linh, không ghi ông học ở trường nào, tŕnh độ văn hóa ra sao, hầu như cả cuộc đời ông dấn thân hoạt động cách mạng, vào tù ra tội, gắn bó với phong trào quần chúng, ở những nơi ác liệt.

    Nguyễn Văn Linh
    Từ năm 1957 đến năm 1960, Nguyễn Văn Linh đă từng làm Bí thư đặc khu ủy Sài G̣n – Gia Định. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, làm Bí thư (1961-1964), rồi Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. H́nh như từ những năm tháng đó, Nguyễn Văn Linh đă “lên bờ xuống ruộng” rồi.

    Ngày 10-4-1975, tại Trung ương cục miền Nam, Lê Đức Thọ, từ Hà Nội vào công bố quyết định thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, trao quyết định Bí thư đặc khu Sài G̣n-Gia Định cho Vơ Văn Kiệt, Lê Đức Thọ làm Phó bí thư. Nguyễn Văn Linh không c̣n là Phó bí thư nữa, mà chỉ phụ trách mảng phong trào nổi dậy.

    Cũng như các lần thay đổi trước, tổ chức không nêu ra lư do, và Nguyễn Văn Linh cũng không băn khoăn, ông chấp hành sự phân công một cách b́nh thản. Ông Vơ Văn Kiệt và Vơ Trần Chí cho rằng, đó là một trong những phẩm chất đặc biệt của Nguyễn Văn Linh.

    Năm 1976, Nguyễn Văn Linh lại được làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Vơ Văn Kiệt làm Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhận dân thành phố. Chưa đầy một năm, ngày 20-12-1976, tại Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ IV, Nguyễn Văn Linh được bầu tiếp vào Ủy viên Trung ương đảng, Ủy viên Bộ chính trị, và Ban bí thư Trung ương, nhưng phải nhường chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho ông Vơ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị. Nguyễn Văn Linh được phân công làm Trưởng ban Cải tạo xă hội chủ nghĩa, Trưởng ban Dân vận Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, và Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam. Ba cái ghế ấy không thể so sánh với cái ghế Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

    Mặc dù ở vị trí hữu danh vô thực như vậy, Nguyễn Văn Linh vẫn chưa được yên. Ông Lê Duẩn cho rằng Nguyễn Văn Linh quá nhẹ tay trong cải tạo xă hội chủ nghĩa, nhẽ ra phải xóa bỏ triệt để tư sản lại kêu gọi họ tự cải tạo, ḥa nhập vào xă hội mới, đem tài lực góp phần xây dựng đất nước. Có lần Nguyễn Văn Linh nói với tôi và Đ́nh Khuyến, Trưởng cơ quan Thường trú Thông tấn xă Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: “Anh Ba, cũng như chúng tôi đă từng được những nhà tư sản Sài G̣n cưu mang trong thời kỳ hoạt động bí mật, bây giờ biến họ thành nạn nhân sao đành!”.

    Ư thức “đền ơn đáp nghĩa” của Nguyễn Văn Linh bị Đỗ Mười cho là hữu khuynh, không “không Bôn-sê-vích”. Đă xảy ra những cuộc tranh luận căng thẳng giữa Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt và Đỗ Mười. Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt bảo vệ quan điểm cải tạo từng bước, phân biệt đối tượng cụ thể, tận dụng kinh nghiệm thương trường của giới công thương chế độ cũ, đặc biệt đối với những người có công với cách mạng để xây dựng và phát triển thành phố. Đỗ Mười bảo vệ quan điểm của Lê Duẩn, phải xóa sạch tư sản. Kết quả, đầu năm 1978, Nguyễn Văn Linh mất chức Trưởng ban Cải tạo xă hội chủ nghĩa.

    Cũng trong thời gian đó, có người bới lại chuyện Nguyễn Văn Linh sang Campuchia tháng 6-1975, đi suốt 200 km, qua ba 3 tỉnh mà không phát hiện ra những thay đổi bất thường của Khmer đỏ, để xảy ra những biến cố bất ngờ!

    Đó là thời kỳ bĩ cực nhất của Nguyễn Văn Linh.

    Ông đă xin rút ra khỏi Bộ chính trị vào cuối nhiệm kỳ.

    Vốn là người hết sức trầm tĩnh, kín đáo, nhưng Nguyễn Văn Linh đă tâm sự với Vơ Trần Chí: “Bởi v́ ḿnh thấy các anh ấy không muốn ḿnh ở đó nên xin rút!”.

    Đỗ Mười
    Đỗ Mười mang tinh thần “Bôn-sê-vích” và “bàn tay sắt” vào miền Nam đánh tư sản. Ông ta thực hiện y trang như những ǵ ḿnh từng làm ở Hải Pḥng năm 1955, Hà Nội 1960, xóa sạch tàn dư tư bản chủ nghĩa, đề xây đựng nền kinh tế xă hội, với tham vọng 15 năm sau theo kịp Nhật Bản, như Tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố ngày 2-7-1976, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI.

    Thực tế ngược lại hoàn toàn với tham vọng ngông cuống và siêu thực đó. Sau cải tạo thành phố Hồ Chí Minh kiệt quệ, các nhà máy xí nghiệp không có nguyên liệu sản xuất phải đóng cửa, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hệ thống giao thông vận tải ngưng trệ, lưu thông phân phối tắc nghẽn, chợ búa gần như ngừng hoạt động, đời sống của cán bộ nhân dân cùng cực. Tài liệu chính của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lúc đó công bố “Kế hoạch năm năm không đạt, tăng trưởng âm, lạm phát phi mă, gần ba triệu dân thành phố thiếu đói”.

    Đỗ Mười đă đẩy Sài G̣n “tiến” kịp Hà Nội, biến “Ḥn ngọc Viễn Đông” thành “Ḥn than bùn xó bếp” như cách nói của nhà báo Ba Dân lúc đó. Thật mỉa mai khi các nhà khoa học nổi tiếng như Chu Phạm Ngọc Sơn, Châu Tâm Luân, được động viên nghiên cứu những công tŕnh khoa học như “Bo bo giàu dinh dưỡng hơn gạo”, “Khoai lang bổ hơn bột ḿ”, “Thành phần đạm trong rau muống”…

    Trước kia Hà Nội có thơ “Gia công gai quy, lộn cổ sơ mi, bơm ruột bút bi, vá ni lon rách”, bây giờ Sài G̣n cũng nổi tiếng không kém với “Nuôi lợn trên gác, phục hồi bu gi, gia công cán ḿ, tái chế dép xốp!”.

    Trong cái thế gần chạm đáy kiệt quệ ấy, Nguyễn Văn Linh được tái bổ nhiệm Bí thư Thành ủy, thay Vơ Văn Kiệt ra Trung ương làm Chủ nhiêm Ủy ban Kế hoạch nhà nước.

    Phải nói, nếu hơn mười năm trước Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú đă dũng cảm t́m lối thoát cho nông dân bằng biện pháp “khoán chui”, th́ những năm 1980-1981, Nguyễn Văn Linh đă cứu công nhân và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bằng “xé rào” thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp.

    Hiệu quả lănh đạo Thời kỳ đầu
    Đổi mới đă đưa Nguyễn Văn Linh
    lên tem bưu điện, nhưng rồi...
    Nguyễn Văn Linh đă tập hợp chung quanh ḿnh một đội ngũ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng móc nối với tư bản nước ngoài để phá thế bị bao vây cô lập. Những công ty Cholimex, Dereximco, Imexco lần lượt ra đời, trực tiếp làm ăn với một số công ty Hồng Kong, Đài Loan, như Globai, Thai Hing Long, nhập khẩu sợi dệt, xăng dầu, thuốc lá, men bia, xuất khẩu đậu phộng, vừng, tôm khô, mực khô. Thực hiện việc trao đổi hàng hóa, khoán sản phẩm, mua nguyên liệu bán sản phẩm v.v...

    Nhờ việc xé rào này, 20.000 công nhân ngành dệt có việc làm, ngành giao thông vận tải có xăng dầu hoạt động, và bộ mặt Sài G̣n khởi sắc trở lại.

    Cũng như “khoán chui” của Kim Ngọc, việc “xé rào” của Nguyễn Văn Linh lọt tới “thiên đ́nh” và cuồng phong nổi lên, bắt đầu bằng cuộc ra quân của Bộ Tài chính.

    Ngày 12-3-1982, đoàn thanh tra 28 thành viên từ Hà Nội hùng hổ tiến vào Công ty Direximco, tuyên bố nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hơn ba tháng liên tục, moi móc hết 50 mặt hàng và đến từng đơn vị làm ăn với Dereximco, kiểm tra từng tờ hóa đơn. Ngày 25-6- 1983, Đoàn thanh tra kết luận việc xé rào của thành phố Hồ Chí Minh vi phạm nghiêm trọng chủ trương đường lối của đảng, chính phủ, chỉ có 1 công nhưng 7 tội, cần phải xử lư nghiêm khắc. Ông Đỗ Mười lên tiếng: “Làm bí thư Thành ủy mà để xảy ra như thế sao không từ chức!”.

    May cho Nguyễn Văn Linh, lần này Lê Duẩn không vội nghe theo Đỗ Mười.

    Tháng 3-1983, khi Lê Duẩn sang Liên Xô chữa bệnh, các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Vơ Chí Công vào Đà Lạt nghỉ mát. Tranh thủ điều kiện thuận lợi, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ và các lănh đạo chủ chốt của thành phố Hồ Chí Minh khéo léo tổ chức “Hội nghị Đà Lạt” thành công.

    Nguyễn Văn Linh bố trí một số giám đốc nhà máy, xí nghiệp làm ăn được nhờ xé rào như Nguyễn Thị Đồng, nhà máy dệt Thành Công, Bùi Văn Long, Tổng công ty dệt may, Nguyễn Văn Thụy, Công ty thuốc lá, lên Đà Lạt trực tiếp gặp ba nhà lănh đạo đảng, nhà nước.

    Tôi c̣n nhớ buổi sáng hôm ấy ở khách sạn Palace, ông Nguyễn Văn Linh nói với bà Nguyễn Thị Đồng và Bùi Văn Long: “Phải khéo léo thuyết phục các anh! Mời bằng được anh Năm xuống thăm cơ sở th́ mới thấy hết cái việc ḿnh làm!”.

    Bà Nguyễn Thị Đồng với giọng nói rổn rảng, không biết ngán ai bao giờ, bởi gia đ́nh bà có tới hơn 10 người là bộ đội, thương binh, liệt sĩ. Bà nói với ông Trường Chinh: “Anh hăy xuống nhà máy gặp công nhân, người ta vừa mới sống lại đấy. Rồi anh để họ sống th́ để bóp chết th́ bóp!?”

    Trước thái độ cương trực của bà Đồng, ông Trường Chinh đă phải mỉm cười gật đầu, thực hiện một chuyến đi thực tế ư nghĩa nhất, và đó là tiền đề cho sự thay đổi tư duy, từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường của ông.

    Đại hội đảng toàn quốc lần VI, với bài diễn văn đúc kết từ thực tế “xé rào” ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh đă nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số đại biểu, ông trở thành Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Có lẽ đây là một trường hợp hăn hữu, một người được bầu làm Tổng bí thư của đảng, nhận được sự đồng thuận của dân.

    Sau đại hội đảng VI, Nguyễn Văn Linh đă tiến hành nhiều cải cách quan trọng. Ông chọn khâu lưu thông phân phối làm đột phá khẩu đổi mới. Ông nói: “Giải quyết vấn đề phân phối lưu thông v́ nó là cái gốc liên quan đến quá tŕnh sản xuất, tới tổng thể cơ chế quản lư nền kinh tế quốc dân”.

    Những chính sách nổi bật trong thời kỳ này là: Tách tài chính ra khỏi ngân hàng. Lập kho bạc nhà nước. Bơm tiền lưu thông. Xóa bỏ ngăn sông cấm chợ. Lấy khoán 100 làm cơ sở khoán 10, giao quyền tự chủ cho nông dân.

    Chỉ trong một thời gian ngắn đă kéo lạm phát từ 240% xuống 61%. Từ chỗ cả nước không đạt 21 triệu tấn lương thực, phải nhập mỗi năm 500.000 tấn lương thực, năm 1989 đă dư 1 triệu tấn gạo.

    Về đối ngoại, Nguyễn Văn Linh muốn phá thế bao vây của các nước phương Tây và Trung Quốc. Tại hội nghị Bộ chính trị ngày 20-5-1988, đă ra Nghị quyết 13 về điều chỉnh đường lối đối ngoại, theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ môi trường ḥa b́nh, phát triển kinh tế. Trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo New York, Nguyễn Văn Linh nói về mối quan hệ với Mỹ: “Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ với nhân dân và chính phủ Mỹ. Chiến tranh kết thúc 15 năm rồi mà chưa có quan hệ b́nh thường là quá chậm. Việt Nam sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trên con đường b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ”.

    Ngoài việc đổi mới về kinh tế, và đổi mới về đối ngoại, Nguyễn Văn Linh c̣n đổi mới về văn hóa xă hội, dân sinh, dân chủ. Chủ trương cởi trói cho văn nghệ sĩ nói riêng, trí thức nói chung, ông đă vén bức màn đen tối, minh oan cho những nạn nhân bị oan ức, đọa đày trong vụ “Nhân văn giai phẩm” và đă khích lệ giới cầm bút viết những tác phẩm chân thực.

    Ngày 25- 5-1987, Nguyễn Văn Linh cho ra đời mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân, từ đó những bài viết của ông kư bút danh NVL liên tục xuất hiện trên mặt báo. Ông nói: “Chống tiêu cực là đă thành nhiệm vụ quan trọng, dọn đường cho việc thực hiện Nghị quyết đại hội VI, và các Nghị quyết của đảng, nhằm đưa nước nhà ra khỏi khó khăn đến ổn định t́nh h́nh mọi mặt, làm dân bớt khổ”. Ông yêu cầu: “Nhà báo phải có tấm ḷng cương trực, yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi, ghét kẻ làm xấu để lên án”. Nguyễn Văn Linh xác định lấy báo chí làm vũ khí, nhà báo là lực lượng ṇng cốt chống tiêu cực tham nhũng. Ông nói “đánh giặc ngoại xâm chủ yếu bằng súng đạn, đánh giặc nội xâm phải dùng vũ khí ngôn luận. Báo chí là sức mạnh, là thứ bọn tiêu cực sợ nhất!”, Nguyễn Văn Linh chỉ thị tất cả các cơ quan đảng, chính quyền phải trả lời chất vấn của báo chí, phải xử thật nghiêm những trường hợp tham nhũng, ăn hối lộ, ức hiếp dân mà báo chí đă nêu. Nhiều vụ án tưởng đă ch́m vào quên lăng đă được đưa ra xét xử.

    Ông thường xuyên gặp gỡ anh em làm báo, ngoài hành lang các hội nghị, hoặc kêu tới nhà ông uống cà phê, ăn sáng nói chuyện. Ông không phân biệt báo lớn, báo nhỏ, báo đảng báo đoàn thể, nhưng rất coi trọng những nhà báo viết bài trung thực, có sức lan tỏa. Khi gặp chúng tôi, ông thường hỏi: “Dân đang nghĩ ǵ, đang làm ǵ, và cần ǵ?”. Khi chúng tôi nói cho ông nghe những bức xúc của dân ông hỏi: “Nếu dân nghĩ vậy th́ ḿnh làm sao?”.

    Nguyễn Văn Linh tỏ thái độ đồng t́nh với Trần Xuân Bách về cơ chế dân chủ và đổi mới chính trị. Có lần ông nói với anh em báo chí: “Anh Trần Xuân Bách nói rất đúng. Dân chủ không phải là ban ơn, là mở rộng dân chủ, mà đó là quyền của dân với tư cách người làm chủ lịch sử, không phải là ban phát, do tấm ḷng của người lănh đạo này hay người lănh đạo kia. Dân chủ là khởi động trí tuệ dân để tháo gỡ khó khăn đưa đất nước theo kịp thời đại!”.

    Nửa đầu của nhiệm kỳ Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh là một con người như vậy. Đất nước đổi mới từng ngày, nhà cửa mọc lên khang trang, nụ cười xuất hiện trên môi người, Việt kiều về quê rất đông, và hầu như không có những vụ khiếu kiện tập thể... Đại hội VI của đảng cộng sản Việt Nam xóa quan liêu bao cấp, thực hiện đổi mới và mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là với Mỹ và phương Tây, đă làm Trung Quốc rất khó chịu, t́m cách phá ngang.

    Gần cuối nhiệm kỳ, Nguyễn Văn Linh bị Trung Quốc cài bẫy. Trong bài này, sự tác động do Liên Xô, Đông Âu sụp đổ và vai tṛ của Đỗ Mười thế nào chưa bàn đến. Nhưng đó là nguyên nhân chính đă làm cho Nguyễn Văn Linh thay đổi hẳn quan điểm, dẫn tới dân-nước và bạn bè quốc tế bị bất ngờ và thất vọng.

    Có thể nói cái mốc ấy bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô, Trung Quốc từ 3 đến 5-1990 đến bây giờ, dù những người tư liệu c̣n hạn chế, nhưng nh́n lại một cách khách quan, vẫn vừa tiếc, vừa buồn, vừa trách Nguyễn Văn Linh.

    Với Hội nghị Thành Đô, Việt Nam như bị Trung Quốc... nướng

    Theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, và Lư Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) ngày 30-8-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề b́nh thường ḥa quan hệ hai nước.

    Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu B́nh có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chức Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.

    Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung Quốc khăng khăng không muốn bàn chuyện b́nh thường hóa, mà đ̣i phải giải quyết vấn đề Campuchia trước, tại sao bây giờ họ lại bàn vấn đề b́nh thường hóa?

    Ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao nhận định: Sự thay đổi đột ngột của Trung Quốc là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải t́m cách thoát ra.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên muốn phá ta.

    Quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác.

    Ông triệu tập họp Bộ chính trị và nếu ư kiến: “Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xă hội chủ nghĩa” (!?).

    Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, đặc biệt là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm đă tác động rất lớn tới ông, lảm cho ông mất b́nh tĩnh.

    Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Vơ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!”. Quan điểm của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng... ủng hộ.

    Và thế là, ngày 2-9-1990, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn pḥng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, v́ Nguyễn Cơ Thạch không đồng quan điểm, Trung Quốc không thích Nguyễn Cơ Thạch.


    Theo Trần Quang Cơ, Trung Quốc đă đánh lừa Việt Nam một cách trắng trợn. Họ nói Đặng Tiểu B́nh sẽ gặp Phạm Văn Đồng nhưng Đặng không xuất hiện. Ông Vơ Văn Kiệt nói: “Nhẽ ra anh Tô không nên đi!”. Mà Đặng Tiểu B́nh là ǵ mà chính Phạm Văn Đồng cũng muốn gặp để rồi bị dính chùm trong vụ tham dự Hội nghị Thành Đô? Từ đó Trung Quốc thêm vinh danh và đạt được ư đồ thâm hiểm lâu dài là ḱm hăm, phá ngang đường lối đổi mới và kéo Việt Nam đi theo quỹ đạo của Trung Quốc. Cũng từ quan điểm đưa ra đầy thỏa hiệp Trung-Việt này mà cái 'bào thai' đẻ ra con ngáo ộp “Diễn biến ḥa b́nh” và sau này củ cà rốt đỏ chót “16 chữ vàng”, “4 tốt” trở thành ṿng kim cô thít chặt Việt Nam...

    Vấn đề Campuchia, Trung Quốc vẫn giữ thái độ như ngày 24-8-1990, đ̣i cấu trúc thành phần chính phủ ḥa hợp dân tộc Campuchia theo công thức: 6+2+2+2+1 (6 người phe chính phủ Hun sen, 2 người phe Khmer đỏ, 2 người phe Hoàng gia, 2 người phe đảng dân chủ, và Sihanouk). Điều này hoàn toàn trái với công thức: 6+2 +2 +2 mà Hun Sen và Siha Nouk đă thỏa thuận tại Tokyo.

    Ông Trần Quang Cơ viết: “Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu ‘Giải pháp Đỏ’, Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà!”.

    Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là “Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ phe Xă hội chủ nghĩa!”. Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xă hội, t́m mọi cách bảo vệ phe xă hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc ḿnh và làm mất niềm tin của bạn bè!

    Khi Trung Quốc đưa công thức 6+2+2+2+2+1 ra, ông Phạm Văn Đồng nhắc Nguyễn Văn Linh thận trọng. Phía Trung Quốc liền mời Phạm Văn Đồng ra chỗ khác để Nguyễn Văn Linh kư. Ông Phạm Văn Đồng đă thấy nguy, nhắc Nguyễn Văn Linh sửa sai, nhưng Nguyễn Văn Linh nói: “Không sao đâu!”.

    Từ Thành Đô về, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sang Campuchia gặp Hengsomrin và Hunsen trao đổi về Hội nghị Thành Đô. Nhưng Campuchia không chấp nhận công thức ấy và nói thẳng Việt Nam, Trung Quốc không có quyền can thiệp vào Campuchia. Xương máu của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ta đổ trên chiến trường Campuchia đă bị Nguyễn Văn Linh bán rẻ cho Trung Quốc!

    Trung Quốc nói giữ bí mật Hội nghị Thành Đô nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài b́nh luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Việt Nam đă nhượng bộ nhiều hơn làm vừa ḷng Trung Quốc.



    Nguyễn Văn Linh đă thất bại trong sách lược “Giải pháp Đỏ”, bị Trung Quốc tách ra khỏi các mối quan hệ với phương Tây với nhiều mở hướng tốt đẹp cho sự nghiệp đổi mới, chỉ v́ nghe Trung Quốc xúi cho bùi tai là làm thành tŕ bảo vệ Xă hội chủ nghĩa. Nói đúng hơn Nguyễn Văn Linh đă bị Trung Quốc lừa một vố đau.

    Theo ông Trần Quang Cơ: “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô v́ chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xă hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến ḥa b́nh” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đă dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “Giải pháp Đỏ”.

    Ông Nguyễn Cơ Thạch nói: “Trung Quốc đă sử dụng Hội nghị Thành Đô để phá mối quan hệ Việt Nam với các nước, chia rẽ nội bộ ta, kéo lùi tiến tŕnh đổi mới của ta!”

    Phạm Văn Đồng tỏ ra ân hận v́ không ngăn được Nguyễn Văn Linh kư thỏa thuận Thành Đô. Nguyễn Văn Linh tránh trớ: “Anh Tô nhớ lại xem! Không phải tôi đồng ư. Tôi chỉ nói nghiên cứu xem xét và bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng”.

    Cái gọi là “đúng” của Nguyễn Văn Linh là từ luận điểm câu nhử, đe dọa của Trung Quốc: “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xă hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đă phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”. Và, không hiểu Trung Quốc làm cách nào mà nó như thứ bùa mê thuốc lú để Nguyễn Văn Linh lư giải: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào th́ Trung Quốc vẫn là một nước Xă hội chủ nghĩa!”.

    Từ Hội nghị Thành Đô trở về h́nh như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28-8-1990, tuyên bố chấm dứt “Những việc cần làm ngay”. Ông nói “Bận quá! Vả lại tôi viết để “mồi” cho các nhà báo viết tiếp để đấu tranh kiên quyết liên tục!”. Ông c̣n viết: Không nên đi xe ngoại, rằng: “Ta về ta tắm ao ta”...

    Đó là một lời nói dối, bởi sợi dây trói vừa được cởi ra trong khoảng thời gian 3 năm 4 tháng đă bị thít lại chặt hơn, và chính ông là người đầu tiên đă liên kết với Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi là có trí tuệ nhất trong Bộ chính trị lúc đó.

    Nguyễn Văn Linh đă đưa Việt Nam tiến lên một bước, nhưng rồi chính ông lại kéo Việt Nam lùi lại, ông mở cái cửa nhỏ thoát ra khỏi một ngơ cụt nhưng rồi chính ông lại đóng sập cánh cửa ra biển lớn của dân tộc v́ ư thức bảo thủ và giáo điều của ông!

    Nguyễn Văn Linh đă tự lội xuống ruộng, đúng hơn tự d́m ḿnh vào vũng bùn Thành Đô, và để mất sự kính trọng nhẽ ra ông được hưởng.


    Minh Diện

    http://www.bvbong.blogspot.com/2013/...-van-linh.html

  9. #79
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cuộc chiến biên giới Việt – Trung tháng 2 năm 1979
    Thủy Giang


    Cuộc chiến biên giới tháng 2 năm 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược rơ ràng là một cuộc chiến cố t́nh bị lăng quên – bị lăng quên v́ sự phản bội của Đảng Cộng sản Việt Nam!

    Ba mươi bốn năm về trước, lúc 5 giờ 25 phút sáng ngày 17/2/1979, tiếng đại pháo của quân Trung Cộng đồng loạt khai hỏa trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Phong Thổ, Lai Châu đến địa đầu Móng Cái, mở đầu một cuộc chiến, mà đối với giới lănh đạo Bắc Kinh là “dạy cho quân côn đồ Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu B́nh. Đối với giới lănh đạo của CS Việt Nam là “trận đánh xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc”, như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn. C̣n đối với quốc tế th́ đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.

    Dù gọi dưới danh xưng ǵ đi nữa th́ cuộc chiến này vẫn là một trong những trận chiến thảm khốc nhất Việt Nam dưới gốc độ hủy diệt và dă man trong một khoảng thời gian rất ngắn.

    Không có bất cứ số liệu nào chính thức và đáng tín cậy về con số thương vong của quân dân hai bên tham chiến, tuy nhiên con số mà người ta ước lượng là trên 100 ngàn người cho cả hai phía sau gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979.

    Trên đường tấn công, quân Trung Cộng nă súng không thương tiếc đối với bất kỳ ai, bất kỳ vật ǵ mà họ gặp trên đường tiến quân. Sư đoàn 163 của Trung Cộng nhận được lệnh từ cấp trên là “sát cách vô luận” tức“ giết người không bi buộc tội” do vậy lính Trung Cộng đă thẳng tay sử dụng đại bác, hỏa tiển, súng phun lửa, ḿn và kể cả xăng để tiêu diệt từ làng này sang làng khác, hết chục người này đến trăm, đến ngàn người khác.

    Nếu như, ở Bát Xát, thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị hăm hiếp, bị giết một cách dă man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, th́ tại thôn Tổng Chúp, xă Hưng Đạo, huyện Ḥa An, Cao Bằng, trong ngày 9/3/1979, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đă giết 43 người gồm 23 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

    Kết quả đó đă được Đặng Tiểu B́nh hả hê xác nhận chủ tâm dă man này trong một bài nói chuyện đúng vào ngày rút quân của Trung Quốc, nguyên văn, “Mười một ngày này trên đường trở về đă quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang này hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”

    Ngày này, ba mươi bốn năm sau, dường như không c̣n chút vết tích ǵ về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước câu hỏi lớn và đau đớn nhất trong ngày này là - đây là một sự lăng quên vô t́nh hay phản bội ? Bởi toàn bộ hệ thống truyền thông, báo chí chính thống của nhà nước không hề nêu lên một chữ dù chỉ để nhắc nhớ như đă từng nhắc nhớ về những cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ?

    Trong hàng loạt những hoạt động tưởng nhớ, đền ơn những người có công với đất nước người ta không hề nghe đến những người đă hy sinh cho Tổ quốc trong trận chiến với “quân Trung Quốc xâm lược” vào tháng 2 năm 1979. Trên các tỉnh phía Bắc, nơi xảy ra cuộc chiến, những tấm bía nào có ghi dồng chữ “quân Trung Quốc xâm lươc” đều bị xóa sạch.

    Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người đă hy sinh trong trận chiến nhưng lại đ́u hiu đến ngậm ngùi. Nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển h́nh chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa ấy các anh đă cầm súng và hy sinh, và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay đă biến vào hư không, âm thầm như nhũng cái chết vô danh. Những nấm mộ này vẫn đang nằm trong lăng quên của nhiều người, ngoại trừ nỗi buồn đau của người thân các anh.

    Đáng lẽ ngày này phải có lễ kỷ niệm, bởi v́ đó là ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam, tàn phá biên giới giết hại nhân dân Việt Nam. Đó là một dấu mốc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương. Đáng ra phải có lễ kỷ niệm, nhưng v́ sao vậy? Đó là do sức ép của nhà cầm quyền Trung Cộng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vừa ăn cướp vừa bịt miệng nạn nhân với những mỹ từ nào là “16 chữ vàng” nào là “4 tốt”.

    Liệu pháp “16 chữ vàng” và “4 tốt” xuất hiện trong bối cảnh nào mà đă xóa sạch mọi vết tích của trận chiến ngày 17/2/1979. Thậm chí nó c̣n muốn hủy diệt sức đề kháng trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?

    V́ sao h́nh ảnh “16 chữ vàng” và “4 tốt” đă thay chỗ cho những khuôn mặt đau thương, những thân h́nh tàn phế cùng những hy sinh không đếm được của hàng chục vạn chiến sĩ, đồng bào trong cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 – Nguyên do là v́ nhóm cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đă cam tâm cúi đầu làm tay sai cho tập đoàn bành trướng bá quyền Đại Hán.

    Hàng ngàn năm sống bên cạnh Trung Quốc đă cho người Việt Nam quá nhiều kinh nghiệm và bài học. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay v́ luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của dân tộc nên mới nhận kẻ thù truyền kiếp của dân tộc làm bạn, rồi bây giờ cũng v́ quyền lợi riêng, nên cúi đầu cam tâm thần phục Bắc Kinh, và ép buộc nhân dân phải đớn hèn theo họ!

    Cuộc chiến biên giới tháng 2 năm 1979 chống quân Trung Quốc xâm lược rơ ràng là một cuộc chiến cố t́nh bị lăng quên – bị lăng quên v́ sự phản bội của Đảng Cộng sản Việt Nam!

    Thủy Giang

  10. #80
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện làng Ô Khảm: Vẫn chẳng hơn ǵ v́ “Đảng” c̣n đó



    Lư Anh
    TB Online




    Tháng 09/2011, dân chúng thôn Ô Khảm, thị trấn Lục Phong, huyện Sơn Vĩ, tỉnh Quảng Đông, xuống đường biểu t́nh phản đối viên bí thư chi bộ đảng cộng sản thôn giữ chức vụ này 40 năm, cướp đoạt nhiều đất đai của người dân trong thôn. Kết quả họ làm được một việc trước nay chưa ai làm được: Đuổi những kẻ thay mặt đảng Cộng sản TQ lănh đạo ra khỏi thôn.



    Tháng 12/2011, Uông Dương, Bí thư ĐCSTQ tỉnh Quảng Đông, cử ngay một đoàn điều tra xuống Ô Khảm, sau đó ông lại xuống tận nơi đối thoại trực tiếp với người dân. Khá công tâm và biết tôn trọng dân, Uông Dương đă giải quyết sự kiện Ô Khảm theo luật pháp. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uông Dương, các nông dân bị giam trong vụ Ô Khảm được trả tự do, khu công nghiệp chiếm đoạt đất của dân đang xây dựng cũng phải đ́nh lại. Những tên công an dùng bạo lực đàn áp dân, bị trừng phạt. Một số tên c̣n bị truy tố.

    Tuy nhiên, dưới ách thống trị của ĐCSTQ, dù đă giành được quyền làm chủ, cuộc sống vẫn c̣n bế tắc. Sau một năm người dân thôn Ô Khảm “giành được quyền làm chủ”, ruộng đất bị cướp đoạt vẫn không thể thu về toàn bộ, số ruộng đất đă lấy lại được, v́ hoàn cảnh này nọ, đă không sao sử dụng được. Ông Lâm Tổ Loan, Chủ nhiệm Hội đồng Quản trị thôn Ô Khảm, đă... hối hận tại sao ḿnh lại đứng lên đ̣i quyền làm chủ! Qua đó có thể kết luận, những quốc gia c̣n bị đảng cộng sản thống trị, nếu không lật đổ chúng, dù người dân giành được quyền tự trị, vẫn không thoát khỏi sự bao vây và cùm kẹp của chế độ độc đảng.



    Ô Khảm một năm về trước

    Cuộc tranh căi giữa người dân thôn Ô Khảm với nhà cầm quyền địa phương có nguồn gốc sâu xa. Dân làng nói bấy lâu nay nhà cầm quyền địa phương thu đất nhưng không trả tiền bồi thường thỏa đáng. Để bày tỏ thái độ tức giận, từ tháng 09/2011, họ xuống đường biểu t́nh chống bọn tham quan ô lại chiếm đoạt đất đai. Tại cuộc biểu t́nh diễn ra trong tháng 11/2011, người dân thôn Ô Khảm đập tan bức tường xây quanh khu đất bị thu hồi để phát triển dự án, sau đó xông vào lục soát các văn pḥng của chính quyền thôn.

    Đến khi ông Tiết Cẩm Ba, một cư dân của thôn bị công an đánh chết, dân chúng Ô Khảm bất chấp những lời đe dọa của nhà cầm quyền, xuống đường biểu t́nh đ̣i trừng trị thủ phạm. Họ đuổi hết cán bộ đảng, quan chức và công an địa phương ra khỏi thôn rồi thành lập Hội đồng Quản trị Lâm thời điều hành công việc trong thôn. Lần đầu tiên tại quốc gia cộng sản đông dân nhất thế giới, một làng quê đông dân, đă giành được quyền tự quản.

    Quá nhục nhă, nhà cầm quyền huy động trên ngàn cảnh binh bao vây thôn Ô Khảm. Hàng trăm dân làng phải đối đầu với lực lượng an ninh. Các con đường vào làng bị chặn và cảnh sát được trang bị vũ khí canh gác ở các cửa ngơ vào bên trong. Dân địa phương t́m cách không để cảnh sát vào bên trong thôn. Những người bên ngoài không mấy dễ dàng lấy được thông tin về những ǵ đang xảy ra trong thôn Ô Khảm. Mặc dù bị nhà cầm quyền bao vây, người dân thôn Ô Khảm vẫn chiến đấu đến cùng, quyết định đến ngày 21/12 sẽ tổ chức một cuộc biểu t́nh lớn chống lại sự áp bức của chính quyền.

    Trước t́nh trạng đó, nhà cầm quyền t́m cách kiểm duyệt thông tin, phong tỏa cô lập ngôi làng nhưng không thành. Trong khi đó người dân làng cũng tổ chức đội tuần tra riêng để tự bảo vệ. Họ c̣n lập một “trung tâm báo chí” để tiếp đón các nhà báo nước ngoài về đưa tin vụ Ô Khảm, thanh niên trong làng dùng các trang mạng đưa tin tức ra bên ngoài. Cuối cùng tiếng vang của Ô Khảm đă đẩy chính quyền vào chân tường, không c̣n cách nào khác là phải nhượng bộ.

    Trước thái độ kiên quyết của dân Ô Khảm, từ Bí thư Tỉnh ủy Uông Dương đến các nhà lănh đạo ĐCSTQ tỉnh Quảng Đông và huyện Sơn Vĩ đều khiếp sợ. Họ nhượng bộ, cam kết giải quyết mọi khiếu nại, để người dân thôn Ô Khảm hủy bỏ cuộc biểu t́nh ngày 21/12/2011. Đại diện dân chúng thôn Ô Khảm là ông Lâm Tổ Loan được mời tham dự cuộc thảo luận ḥa giải với phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông Chu Minh Quốc, Bí thư Cộng sản huyện Sơn Vĩ Trịnh Nhạn Hùng. Sau cuộc họp sáng ngày 21/12, những người thay mặt ĐCSTQ họp với đại diện thôn Ô Khảm công nhận Hội đồng Quản trị Lâm thời là một tổ chức hợp pháp.

    Ông Lâm Tổ Loan, từng bị giam và bị đe dọa đưa ra ṭa về tội kích động nhân dân phá rối trật tự trị an xă hội, được bầu với số phiếu cao nhất. Thay v́ nằm trong tù, ông và một số bạn ông trở thành người lănh đạo thôn. Nhiều lời b́nh luận hoan nghênh lối giải quyết bất bạo động ở thôn Ô Khảm, một số người nói rằng dân Ô Khảm đă đạt được chiến thắng.

    Tuy nhiên tấm gương Ô Khảm có vẻ mong manh. Ông Viên Dụ Lai, một luật sư Trung Quốc, b́nh luận: “Vụ Ô Khảm chắc chắn không dừng lại ở đây. Liệu đảng cộng sản thực sự nuốt hận mà không tính đến chuyện trả thù?”.

    Một số người khác lo rằng, sau khi sự chú ư của công chúng phai mờ đi, nhà cầm quyền sẽ truy lùng những người tổ chức biểu t́nh và kiếm cách trả thù. Nhiều người lo ngại, một đám mây đen sẽ có thể một lần nữa kéo đến Ô Khảm. Ông Trương Kiến Thành và nhiều lănh đạo khác của cuộc nổi dậy giờ đây không dám đi ra khỏi làng. Ông cho biết: “Ở bên ngoài, tôi bị những người mặc thường phục theo dơi, sách nhiễu. Đây là một kiểu cảnh cáo, tôi khá bi quan về tương lai”.

    Dưới đây là thực tế chứng minh những dư luận lo cho tương lai thôn Ô Khảm bị “trả đũa” hoàn toàn đúng sự thật.



    Ô Khảm một năm sau

    Đầu năm 2012, người dân Ô Khảm thực hiện quyền làm chủ xóm làng, bầu ông Lâm Tổ Loan làm Chủ nhiệm Hội đồng Quản trị thôn. Một năm sau, ngày 05/02/2013, kư giả Đài truyền h́nh Phượng Hoàng (Phoenix Television) Hương Cảng, đến t́m hiểu t́nh h́nh thôn Ô Khảm sau một năm người dân tự quản lư xóm làng, khám phá ra rất nhiều điều không sao tưởng tượng nổi: Số đất đai bị đảng viên cộng sản và cán bộ cướp đoạt bán cho các nhà đầu tư trục lợi chưa thu về được. Càng kinh ngạc hơn là, ông Lâm Tổ Loan, Chủ nhiệm Hội đồng Quản trị thôn Ô Khảm, một năm về trước từng tích cực đấu tranh, đă vô cùng hối hận về chuyện một năm trước đă tích cực tham gia đấu tranh đ̣i quyền lợi cho người dân. Ông nghĩ ḿnh đă làm những chuyện tự mang lại phiền phức cho ḿnh.

    Theo tường thuật của kư giả Phoenix Television, một năm trôi qua, ông Lâm Tổ Loan không thay đổi nhiều lắm, nhưng... qua mấy câu nói của ông, có thể cảm thấy ông hoàn toàn khác một năm trước. Ông Lâm nói: “Tôi rất sợ tiếng chuông điện thoại reo lên, hoảng sợ khi nh́n thấy người khác, sợ nghe tiếng chuông phía trước cửa nhà ḿnh reo ầm lên. Tại sao? Bởi v́ hiện nay tôi đứng ngồi không yên, nói hay nói dở đều cảm thấy không ổn, nói thật nói giả đều sợ người khác... tóm lại trong ḷng tôi vô cùng phức tạp, làm ǵ cũng sợ, lúc nào cũng sợ bị kẻ khác tấn công, nên phải pḥng bị ...”.

    Dân chúng trong thôn cũng bàn tán về hiện tượng sau khi giành được quyền quản lư thôn, hầu như các vị trong Hội đồng Quản trị đang bị một sức ép nào đó nên không c̣n tích cực hoạt động như trước nữa. Một số người c̣n nói, hầu như tất cả các vị trong Hội đồng Quản trị thôn Ô Khảm được người dân bỏ phiếu bầu ra nay đều hối hận về chuyện một năm trước ḿnh đă tham gia đấu tranh đ̣i quyền làm chủ. Bởi v́ từ khi giành được quyền làm chủ, thôn Ô Khảm hầu như bị cô lập với “thế giới bên ngoài”. Khu biệt thự sang trọng xây dựng xong trước khi xảy ra cuộc biểu t́nh tính đến nay gần 2 năm rồi mà vẫn bỏ trống, các nhà đầu tư, những người giàu có ở ngoài thôn Ô Khảm không ai dám đến đầu tư hoặc mua bán những ngôi nhà trong khu vực đó. Số đất đai do Hội đồng Quản trị thôn quản lư cũng không làm ǵ ra tiền để làm cho thôn xóm ngày càng giàu thêm. Trong khi đó, người dân thu được một số ít đất về cũng không bán được, sản xuất càng không được v́ số đất đó hiện nay không thể trồng trọt được. T́nh h́nh này dẫn đến những cuộc tranh luận và đấu lư trong các ủy viên Hội đồng Quản trị, ngày càng sinh ra nhiều mâu thuẫn.

    Một số nhà báo Hương Cảng cho rằng, trong chế độ độc đảng ở Trung Quốc ngày nay, dân chủ tự trị là chuyện vô cùng mới mẻ, những chuyện người dân Ô Khảm làm trong năm vừa qua không khác ǵ người mù ṃ mẫm trên con đường rộng thênh thang, không thể trong chốc lát t́m ra hướng đi đúng đắn. Nhưng cũng không nên thấy ông Chủ nhiệm Lâm Tổ Loan hối hận đă đấu tranh giành quyền tự trị th́ phủ định giá trị của dân chủ. Điều quan trọng, trong một đất nước đang bị đảng cộng sản thống trị, bất luận thế nào, việc đầu tiên là phải làm cho đảng này tan ră, mới thật sự xây dựng một xă hội thực sực dân chủ, quyền làm người mới được bảo đảm hoàn toàn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2012, 12:07 PM
  2. Replies: 9
    Last Post: 12-12-2011, 03:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2011, 10:22 AM
  4. Replies: 167
    Last Post: 06-07-2011, 12:07 PM
  5. Replies: 24
    Last Post: 15-06-2011, 01:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •