TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
Tác giả: Peter Macdonald
Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
Chương 24: Cuối cùng là hoà b́nh
Đúng, chúng ta đă thắng Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ chúng ta đang bị rung chuyển trước nhiều vấn đề. Chúng ta không đủ ăn. Chúng ta là một nước nghèo, kém phát triển. Tiến hành chiến tranh, thật đơn giản; nhưng quản lư một đất nước, thật cực kỳ khó khăn.
Phạm Văn Đồng
Về mặt tài chính, cái giá của chiến tranh Việt Nam thật đồ sộ đổi với Hoa Kỳ nhưng nhỏ nhoi đối với Bắc Việt Nam. V́ người Liên Xô và người Trung Quốc thanh toán phần lớn hoá đơn. Đến cuối cùng, người Mỹ tốn mỗi năm 30 tỷ đô la; Liên Xô và Trung Quốc mỗi nước khoảng 1 tỷ đô la.
Năm 1965, Alexei Kossyguine Thủ tướng chính phủ Liên Xô đến Hà Nội và hứa viện trợ mỗi năm tương đương một tỷ đô la ngoài những triệu đô la mà Liên Xô đă chấp nhận cho Việt Nam. (Ông cũng đề nghị, không được hoan nghênh, chế độ Hà Nội t́m kiếm một giải pháp hoà b́nh với Hoa Kỳ). Trung Quốc cũng vậy tỏ ra rất hào hiệp suốt những năm dài chiến tranh; ngoài việc viện trợ vật chất và tài chính, Trung Quốc đă gửi sang hàng ngh́n chuyên gia và cố vấn; ở miền Bắc Việt Nam đă có trên 40.000 huấn luyện viên và kỹ thuật viên Trung Quốc.
Về mặt con người, chiến tranh Việt Nam c̣n đắt giá hơn nhiều khi Nixon vào ghế tổng thống, khoảng 30.000 quân Mỹ đă chết ở Việt Nam; một năm sau, c̣n thêm 10.000 người chết. Kết thúc chiến sự, những con số công khai về tổn thất của Mỹ trong toàn bộ thời gian chiến tranh là như sau: Khoảng 46.000 chết trong chiến đấu (trong đó 13.000 lính chuyên nghiệp khoảng 13%) cộng thêm khoảng 10.000 binh sĩ chết v́ tai nạn máy bay hoặc tai nạn khác; khoảng 300.000 binh sĩ bị thương. Các lực lượng liên quân hơn 5.200 người chết: 4.407 Nam Triều tiên, 469 Úc và Niu Zilân, 350 Thái Lan.
Tổn thất trong quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam được phân phối như sau: khoảng 137.000 chết và 300.000 bị thương. Đối với dân thường miền Nam Việt Nam, những con số đáng tin cậy là từ 355.000 đến 415.000 chết và gần 750.000 bị thương.
Về phía cộng sản, Quân đội nhân dân Việt Nam và quân giải phóng miền Nam không tính những người không chiến đấu-đă phải chịu những tổn thất nặng nề. Ông Giáp cho là có 600.000 người chết (bao gồm những người hy sinh trong chiến đấu, và tất cả những người bị sốt rét và các bệnh nhiệt đới khác); về phía ḿnh, Washington đưa tin quân cộng hoà miền Nam Việt Nam có 800.000 người chết và Việt Cộng, một triệu.
Ở miền Bắc chiến tranh đă gây nên 400 triệu đô la tổn thất về vật chất kỹ thuật (nhưng người ta thấy khó ḷng mà thống kê được những con số thiếu chính xác này). Với một tổng thu nhập hằng năm là 1,7 triệu đô la (năm 1972) vào loại thấp nhất châu Á, Hà Nội chắc chắn phải nhiều năm mới khôi phục được.
Khi ngừng bắn đă được thực hiện ở miền Nam Việt Nam đă có hơn nửa triệu người tị nạn. Trợ cấp hàng năm của chính phủ cho những người tị nạn chỉ đạt được chưa đầy một nửa ngày chi tiêu trong chiến tranh của Hoa Kỳ. Lyndon Johnson đă chết ngày 23 tháng giêng năm 1973 trước khi kư Hiệp định Paris 5 ngày. Hiệp định qui định:
Ngừng bắn tôn trọng hiện trạng, các lực lượng quân đội của hai bên phải ở lại trên những vị trí họ đang đóng ngày này.
Rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam.
Trao đổi tù binh chiến tranh trong phạm vi 60 ngày.
Cấm đưa thêm lực lượng vào miền Nam Việt Nam đối với cả 2 bên.
Hai hội đồng chịu trách nhiệm kiểm tra tiệc tôn trọng lệnh ngừng bắn.
Nói cách khác, sau những năm thương lượng, Hoa Kỳ phải chấp nhận một tối thiểu tuyệt đối: rút hết toàn bộ quân đội, đổi lấy sự trở về của tù binh chiến tranh. Tất cả những nỗ lực của họ, những thương vong của họ không phục vụ cho ai hết, v́ quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam không suy chuyển ở lại tại chỗ, sẵn sàng để tiếp tục chiến đấu.
Ngày 9 tháng 8 năm 1974 Tổng thống Nixon (được bầu lại năm 1972) phải từ chức sau vụ Watergate; Phó Tổng thống Gerald Ford thay thế. Một chi tiết nhỏ về lịch sử thú vị, những người có trách nhiệm trong vụ trộm Watergate là nhóm quan chức chính phủ đă giấu dư luận những vụ ném bom bí mật ở Campuchia.
Chiến tranh chống Mỹ đă khép lại, nhưng Vơ Nguyên Giáp không có ư định nghỉ ngơi. Đối với ông, đó chỉ là một thời gian ngắt quăng ngắn ngủi trong cuộc marathon cho đến khi nước Việt Nam thống nhất mới kết thúc.
Ở hội nghị lần thứ 21 họp tháng 10 năm 1973, các nhà lănh đạo miền Bắc quyết định ưu tiên cho một cuộc tấn công quân sự, chiến tranh tâm lư chuyển xuống hàng thứ hai. Tất cả cho hành động cuối cùng mà họ gọi là "giải phóng” miền Nam.
Ông Giáp là Tổng tư lệnh đă gần 20 năm và đảm nhiệm thêm trách nhiệm chinh trị cao. Các lực lượng quân đội Bắc Việt Narn không ngừng được tăng cường; quân đội của ông bây giờ đứng thứ ba thế giới với 800.000 người. Ông cũng phải để tâm dành thời gian cho không quân và hải quân. Đó là một gánh rất nặng cho riêng một người.
Bên ngoài có nhiều lư do để nghĩ rằng miền Nam giữ quyền độc lập sau khi quân Mỹ rút. Quân đội cộng hoà miền Nam gồm 450.000 binh sĩ, hơn 100.000 thuộc lực lượng hải quân và không quân. Ngoài ra, c̣n một nửa triệu quân địa phương và dân quân, một dạng địa phương của lực lượng du kích của ông Giáp: Nên nhớ rằng có rất nhiều người dân thường Nam Việt Nam phản đối các h́nh thức thống nhất với miền Bắc.
Tất nhiên một trong những nhóm người sợ nhất việc thống nhất là các thành viên của lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam trước đây cũng như hiện nay, nếu quân cộng sản đến, th́ chắc chắn họ là những người đầu tiên bắt vào tù hoặc hành quyết. Sau đó là những nhà buôn đă làm giàu v́ có quan hệ với Hoa Kỳ; khi người ta giơ ngón tay lên cho họ, tiền của của họ sẽ không có cách ǵ cứu văn được. Và vô số các công chức, cũng như nhiều người đă làm việc cho quân Mỹ, những người ít nhiều đă giúp đỡ Hoa Kỳ giữ lấy miền Nam; nhiều người trong số họ chẳng được lợi lộc ǵ nhiều về kinh tế, nhưng không thể qua mắt những kẻ tố cáo. Cuối cùng là những công dân b́nh thường, họ biết rằng khi những người miền Bắc tới đây đời sống họ càng xuống thấp, v́ bóc lột miền Nam để kích thích nền kinh tế nghèo nàn của miền Bắc. Tính đến sự phản đối mạnh mẽ ấy, ư thích chống lại quân cộng sản đủ mạnh để đẩy lùi họ (lư lẽ cuối cùng là số phận của họ trông chờ vào quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam).
Về mặt tổ chức tốt, huấn luyện tốt, được trang bị một học thuyết quân sự tiến bộ trong những năm dài chiến đấu bên cạnh quân Mỹ, quân đội miền Nam phải chứng tỏ họ có bản lĩnh cao. Mặc dầu vậy, các đơn vị chiến đấu chỉ c̣n nửa quân số c̣n lại là bộ phận dư thừa. Năm 1974 tiếp theo những khó khăn về kinh tế, tổng thống Thiệu đă giảm mạnh ngân sách quốc pḥng, ông đă phải cắt bớt lương, những phụ tùng thay thế, xây dựng trận địa, đạn dược cho huấn luyện; binh lính chỉ có quyền hưởng hai đôi giày một năm mà không phải ba đôi như trước... và yếu tố quan trọng nhất, tấm ḷng không ở đấy.
Sự ra đi của quân Mỹ không làm ǵ để tăng thêm hư hỏng, hủ hoá, gian lận, và chính sách gia đ́nh trị có mặt ở khắp nơi. Tinh thần, hiệu quả, kỷ luật không ngừng xuống cấp. Phần lớn những người lính mới ra đi từ những gia đ́nh theo chính sách phân loại từ nhiều năm nay: những người thanh niên có anh ruột đang chiến đấu trong hàng ngũ Việt Cộng được gọi vào lính cộng hoà miền Nam; các thành viên của Việt Cộng lẫn vào trong quân đội cộng hoà v́ không có công ăn việc làm nơi họ sinh sống. Thật không đáng ngạc nhiên khỉ những người cộng sản chuyển sang tấn công, quân đội cộng hoà miền Nam tan ră trong ṿng vài ngày. Một số đơn vị hoặc cá nhân chiến đấu kịch liệt-những người tích cực nhất hoặc những người không có ǵ để mất-nhưng họ chỉ là một thiểu số.
Văn Tiến Dũng ngày 5 tháng giêng 1975 được cử giữ chức tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài G̣n, tổ chức cuộc tấn công ngày 8 tháng 4 năm 1975 trên 5 mặt trận khác nhau với 22 sư đoàn chia thành 5 quân đoàn. Ngày 25 tháng 3 Huế thất thủ; ngày 30 đến Đà Nẵng (ngày 7 tháng 4 Lê Đức Thọ người đă đàm phán hoà b́nh ở Paris, đến miền Nam Việt Nam để quan sát trận tấn công). Ngày 17 sự kiện đưa đến những hậu quả khắc nghiệt và khủng khiếp Phnom Penh thủ đô Campuchia rơi vào tay Khơme đỏ Pol Pot. Ngày 29, những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Sài G̣n; ngày 30 đại tá Bùi Tín nhận sự đầu hàng của thủ đô miền Nam. Tất cả đă kết thúc. Để đến lúc này, phải chiến đấu 30 năm.
Quân đội cộng hoà miền Nam không thể chống cự nổi trận tấn công cuối cùng. Vân Tiến Dũng kể: "Sau khi chiến thắng quân Mỹ và quân ngụy, chúng ta đă chiếm được một số lượng vũ khí và vật chất kỹ thuật. Chúng ta đă bố trí một lực lượng vũ trang mạnh và một số trang bị kỹ thuật hiện đại để giải phóng miền Nam".
Đúng như điều họ đă làm.
Mai Thế Chính người đă phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đă kể cho tác giả nghe câu chuyện sau đây:
“Tôi cưới vợ tháng 4 năm 1967, vợ tôi rất lo lắng cho tôi. Trong 6 tháng, chúng tôi có quyền gửi và nhận những bức thư, nhưng không bao giờ tôi cho vợ tôi biết hoàn cảnh thiếu thốn của chúng tôi, tôi không bao giờ nói rằng chúng tôi thiếu ăn, chúng tôi bị ngập lụt, và bom bỏ như mưa xung quanh. Trái lại tôi lại nói với cô ấy rằng nếu tôi chết, cô vẫn chưa đến 30 tuổi, cô phải đi tái giá. Tôi cũng nói với cô rằng, nếu cô đă quá 30 tuổi, th́ tuỳ cô quyết định ở lại với các con hoặc đi bước nữa. Đó là điều tôi viết cho vợ tôi.
Tôi đă tham dự cuộc tổng tấn công vào Sài G̣n. Năm quân đoàn tấn công theo 5 hướng khác nhau. Tôi ở Quân đoàn 3 tấn công Sài G̣n từ hướng Tây. Đơn vị tôi đă bắt đầu chiến đấu trên Tây Nguyên, trước khi theo đường 17 và phía Đông. Phần lớn thời gian quân địch, quân ngụy bỏ chạy, nhưng ở một vài nơi, chúng chiến đấu dữ dội. Hàng ngh́n lính ngụy bị bắt làm tù binh. Ở nhiều nơi quân địch bỏ lại hàng đống lớn quần áo, mũ và vũ khí bên vệ đường, mà họ vứt bỏ để làm người thường dân.
Có sự thi đua tích cực xem ai là người đầu tiên cắm lá cờ trên dinh Độc Lập, tất cả phải lỗ lực để đạt được vinh dự đó. Cuối cùng, Quân đoàn 2 là những người đầu tiên. Rất tiếc đă không phải là chúng tôi.
Sau thắng lợi, mọi gia đ́nh chiến sĩ đều mong đợi người thân trở về. Lúc này, vợ tôi đang học Đại học ở Hà Nội. Họ bảo cô rằng nếu bỏ trường đại học về đi gặp chồng th́ mất một năm học hoàn toàn, nhưng cô ấy cứ đi, hy vọng chồng cô trở về.
Khi mọi chuyện đă kết thúc, tôi theo đường bộ từ Sài G̣n ra Hà Nội, mất ba ngày. Ngày 1 tháng 6 tôi đă trở về và đă gặp vợ tôi.
Phải hơn một năm để thực hiện thống nhất miền Nam và miền Bắc-một năm khủng khiếp v́ lo sợ và lộn xộn. Đối với nhân dân Mỹ, h́nh ảnh trên truyền h́nh về những người vừa móc vào mắt xích trực thăng vừa kêu la vừa rơi xuống mái nhà đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài G̣n là khúc tưởng mềm cho thời kỳ dai dẳng và thảm hại của lịch sử nước Mỹ. Đối với những người khác, không phải là kết thúc mà là một sự bắt đầu mới.
Sau khi thống nhất, một triệu người đàn ông, đàn bà và trẻ con rời miền Nam Việt Nam: những người Boat people đầu tiên. Khoảng 100.000 người ở lại được tập trung vào những trại "cải huấn". Một số ít bị cầm tù trong 3 năm hoặc hơn; ban ngày, nói chung họ đi chặt tre trong rừng, buổi tối dành cho những buổi huấn luyện làm cho họ nhận rơ sai lầm. Nói chung không đến nỗi dễ sợ như người ta tưởng. Những bài học của chiến dịch cải cách ruộng đất 1956 c̣n chưa quên; mục tiêu bây giờ là xoá đi và cải tạo mà không phải tiêu diệt.
Ít lâu sau việc giải phóng miền Nam, ông Giáp và các ủy viên Bộ Chính trị khác đă vào Sài G̣n để thưởng thức thành quả của thắng lợi. Nhưng họ chưa thể kết thúc, chưa thể.
Ở Campuchia, Pônpôt trở thành người chủ đất nước tổ chức một vụ khủng bố trắng toàn xă hội. Đa số dân thành thị bị đuổi về làm việc ở nông thôn bằng vũ lực. Ai chống lại sẽ giết, gần như tất cả những nhà tri thức, kể cả bác sĩ, nhà khoa học và công chức phải suy nghĩ, tổ chức lại và lănh đạo họ là mối nguy hiểm cho chế độ mới. Các thành phố suy sụp và chết-cũng như vậy trong những vùng nông thôn đối với mùa màng, và những người nông dân đói không hy vọng cày cấy trở lại.
Cái kinh nghiệm tàn nhẫn ấy của chủ nghĩa xă hội khoa học trả giá bằng sinh mệnh của 2 hoặc 3 triệu người dân Campuchia không ai biết con số chính xác: có quá nhiều đầu lâu để mà đếm. Cuộc diệt chủng chấm dứt khi lực lượng quân giải phóng miền Nam tràn sang đất Campuchia tháng 12 năm 1978, một kế hoạch hành quân do ông Giáp đề xuất và lănh đạo (họ phải ở lại cho đến tháng 12 năm 1989).
Năm 1980 Văn Tiến Dũng kế tục sự nghiệp của ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng. Ông Giáp vẫn c̣n ở lại Bộ Chính trị, và phụ trách công tác Khoa học và Kỹ thuật; nhiều năm ông làm Phó Thủ tướng.
Tháng 7 năm 1991 một tháng trước ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80, Vơ Nguyên Giáp không c̣n ở trong Bộ Chính trị.
Bookmarks