Phúc tŕnh bloggers Việt Nam

Bảo Vệ Quyền Làm Người VN do ông Vơ Văn Ái dẫn đầu đă gặp gỡ các cơ cấu Liên hiệp Châu Âu liên quan đến Việt Nam. Phái đoàn cùng bản Phúc tŕnh đă được ông Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Châu Âu, Elmar Brok, giới thiệu tại cuộc họp của Ủy ban chiều ngày thứ hai 25/2. Đặc biệt, một cuộc Hội thảo bàn tṛn về bản Phúc tŕnh đă được tổ chức trong khuôn viên Quốc hội Châu Âu qua sự giới thiệu của bà Marietje Schaake, Dân biểu Quốc Châu Âu thuộc Ủy ban Đối ngoại đặc trách Chiến lược của Quốc hội Châu Âu cho Tự do Internet.




Nhân dịp này chúng tôi xin mời qúy thính giả theo dơi sau đây cuộc phỏng vấn hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu bà Marietje Schaake và ông Ramon Tremosa:

V́ nhân quyền và tự do internet


Ỷ Lan: Thưa bà Marietje Schaake, bà là chuyên gia và Báo cáo viên về Tự do Internet của Quốc hội Châu Âu, hôm nay bà chủ tọa cuộc thảo luận bàn tṛn về Tự do Internet tại Việt Nam. Trước hết xin bà cho biết v́ sao bà quan tâm tới vấn đề này?

Tôi nghĩ rằng mọi người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, blogger, nhà báo, đáng cho chúng tôi quan tâm và quan tâm nhiều hơn nữa trong lúc này. Marietje Schaake

Bà Marietje Schaake: Từ cơ bản tôi quan niệm rằng Liên hiệp Châu Âu là một cái ǵ lớn hơn một khối kinh doanh. Chúng tôi là cộng đồng đại biểu cho những giá trị đạo đức, và tôi liên hệ thường xuyên cũng như theo dơi hằng ngày với những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, các nhà báo, các nhà bất đồng chính kiến, các thành viên đối lập trên toàn thế giới. Những người này họ luôn mong đợi sự hậu thuẫn của Liên Âu, để bảo vệ các quyền cơ bản cho họ. Cho nên, tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm của chúng tôi, và là lư do v́ sao, đặc biệt trong sự tác động của những kỹ thuật mới, tôi quan tâm tới các tự do về kỹ thuật số và những người đấu tranh cho nhân quyền.

Ỷ Lan: Bản Phúc tŕnh Việt Nam được giới thiệu hôm nay trong cuộc thảo luận bàn tṛn mà bà là người điều khiển chương tŕnh để nói lên t́nh h́nh các bloggers và công dân mạng bị cầm tù, bị đàn áp tại Việt Nam chỉ v́ họ ôn ḥa sử dụng Internet. Trong khung hoạt động của Liên Âu và Quốc hội Châu Âu, làm sao hậu thuẫn cho những người này? Chẳng lẽ họ đành chịu đấu tranh trong âm thầm thôi sao, thưa bà?

Bà Marietje Schaake: Tôi nghĩ rằng mọi người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, blogger, nhà báo, đáng cho chúng tôi quan tâm và quan tâm nhiều hơn nữa trong lúc này. Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy cho nhân quyền và tự do Internet trong nghị tŕnh chính trị của Quốc hội Châu Âu.



Blogger Huỳnh Thục Vy một lần bị công an bắt ở TPHCM hôm 01-07-2012. Citizen photo.


Ỷ Lan: Nhân hỏi lư do đến tham dự bàn tṛn thảo luận về tự do Internet tại Việt Nam, ông Ramon Tremosa, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Barcelone, Tây Ban Nha, và cũng là Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Liên minh các nhà Dân chủ tự do Châu Âu đáp rằng:

Phải nh́n xem những cuộc vi phạm, như vấn nạn tự do Internet tại Việt Nam, để hiểu cuộc đấu tranh của từng thế hệ tiếp nối không ngừng hầu thu đạt thành quả cho tự do. Ramon Tremosa

GS Ramon Tremosa: Ở Âu Châu, chúng tôi tin rằng tự do là quyền chúng tôi đă thành công thu đạt một cách vĩnh viễn. Nhưng điều quan trọng là phải nh́n xem những cuộc vi phạm, như vấn nạn tự do Internet tại Việt Nam, để hiểu cuộc đấu tranh của từng thế hệ tiếp nối không ngừng hầu thu đạt thành quả cho tự do và các quyền cơ bản. Điều này cần thiết cho Châu Âu ngày nay, v́ nếu chúng tôi không tiếp tục tham gia đấu tranh tích cực, th́ nguy cơ đánh mất những tự do mà Châu Âu đă thu đạt qua trường kỳ lịch sử. Đó là v́ sao, khi tự do bị hăm dọa đâu đó trên địa cầu, như ở Việt Nam ngày nay, th́ chúng tôi người dân Châu Âu phải lấy hành động bảo vệ cho nhân dân Việt Nam, nếu không sẽ đến lượt chúng tôi, chúng tôi cũng bị đánh mất tự do. V́ vậy mà tôi luôn luôn nỗ lực quan tâm khi nhân quyền bị chà đạp bất cứ ở đâu. Hiện nay tại Việt Nam đang có cuộc đàn áp khổng lồ về các nhân quyền cơ bản này....

http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013122450.html