
Originally Posted by
Tigon
Trong một buổi gặp gỡ thu hẹp của mấy bà bạn cựu nữ sinh Trưng Vương của bà xă tôi tại San Jose, chuyện tṛ đang nổ như cái chợ, bỗng khựng lại, khi t́nh cờ chi. D. N. nói :
“Thế ra gia đ́nh tao cùng di tản trên con tàu Thị Nại HQ 502 với tụi mày à. A, sao cả tuần lễ trên tàu mà ḿnh không gặp được nhau. Ừ, người đông như kiến. Trên 5000 người. Khiếp thật!” Anh Ng., chồng chi. N. nói:” Khi ở trên tàu tôi xung phong trong toán nhà bếp, nóng như cái hầm. Lúc có điện lúc không. Cơm nấu suốt ngày mà không đủ. Lúc sống, lúc khê. Khi ra đi đại gia đ́nh chúng tôi có 20 người. Nếu kể cả thằng cháu P. bị rơi ở cầu tàu là 21. Bây giờ tổng số đă là 40…”
Ḷng tôi như có điện giựt. Cả một khung trời kinh khiếp đêm 29 rạng 30 tháng 3 năm cũ lại hiện ra rơ ràng. Cái khe sâu dài dọc theo cầu tàu đen thẫm, lấp lánh những lượn sóng trôi đi, trôi đi. Tiếng kêu thảng thốt của người đàn bà : “con tôi, con tôi rơi rồi. Oái con ơi là con ơi.” Lạ nhỉ. Quả đất tṛn thật. Tôi phải t́m gặp cho đươc người đàn bà ấy.
Bà D. t. L, qua điện thoại kể lể : “…một tay tôi cầm cái túi. Một tay tôi dắt thằng cháu P. bước lên cầu thang dốc ngược của con tàu. Người từ phía dưới cứ nống lên. Mà là người
nhà ḿnh cả chứ đâu. Gót giày tôi như kẹt vào khe cầu thang, chân tôi bỗng nghiêng đi, lao chao muốn ngă. Thế là tôi buông tay thằng nhỏ ra. Nó rơi ngay xuống khe tàu, mất tiêu. Tai tôi như chỉ c̣n thấy tiếng cháu kêu : me. L…Tôi kêu lên, nhưng có ai giúp được ǵ đâu. Mà có ai thấy ǵ đâu mà giúp. Tay tôi bỗng trống không. Tôi được người ta kéo lên sàn tàu. Tôi mê đi chẳng c̣n biết ǵ nữa sất. Bên tai tôi cứ như loáng thoáng tiếng kêu của nó. Từ đó, nói ông bỏ quá đi cho, tôi cứ ngơ ngẩn, chả c̣n thiết ǵ nữa cả. Tôi nằm như chết ở sàn tàu, chả thiết ăn uống ǵ . Khi đoàn tàu sửa soạn vào cảng ở Phi Luật Tân, mọi người lên sân chính để chào quốc kỳ lần cuối, trong tai tôi vẫn vang vang lời kêu của cháu : Mẹ L. ơi … V́ thế, trong giờ phút ấy tôi bỗng oà khóc và kêu lên…”
Vẫn lời kể của bà L. : “Lúc ấy cháu T t. P. được 6 tuổi rưỡi. Cháu nhờ trời cũng chịu ăn, chịu chơi nên cũng có da có thịt, chắc nịch. Mỗi khi cháu trái nắng, trở trời cháu cứ hay kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Tôi không quên được tiếng kêu ấy của cháu, ông à. Tiếng kêu ấy cứ vang vang ở trong đầu tôi, h́nh như không lúc nào dứt. Lúc thức, lúc ngủ, lúc tụng kinh, không lúc nào tôi không nghe thấy tiếng kêu ấy của con tôi, nên tôi nghĩ rằng con tôi c̣n sống. V́ thế suốt mấy chục năm, ngày nào tôi cũng thắp hương cầu Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn phù hộ độ tŕ cho cháu. Sau này chúng tôi trở lại đạo, tôi hàng ngày lại cầu xin Đức Mẹ Maria che chở cho cháu. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào đấng thiêng liêng và tôi vẫn tin rằng cháu c̣n sống ông à.”
Vẫn lời kể của bà L. : “Rồi cách đây ít năm, người VN từ hải ngoại về nước mỗi lúc mỗi đông. Tôi cũng về thăm lại làng xóm, thăm thân nhân. Trong câu chuyện qua lại giữa bà con, có
người nhắc rằng : nếu chị tin là cháu c̣n sống, th́ phải có người vớt được cháu. Chị thử đăng báo t́m xem thế nào. Không thiếu những trường hợp thất lạc con cái, rồi người ta cũng t́m lại được đấy. Thế là tôi nhờ đăng tin t́m cháu ở báo Tuổi Trẻ, th́ có 6 người cùng tuổi với cháu liên lạc với tôi. Người th́ ở ngay trong thành phố Saigon, người th́ ở dưới quê. Cũng là người tử tế cả. Có anh nói : thôi con không qua Mỹ đâu. Đă có vợ con và sống ở đây quen rồi, mẹ có thương con th́ cho con ít cây (vàng), con mua mấy mẫu ruộng. Th́ nghe thế biết thế, tôi cũng chưa có ǵ đích xác để quyết định cả. Trong 6 người nhận là con tôi, có một anh cao, giống thằng con tôi hiện ở Mỹ. Anh này hiện học nghề Đông Y, chưa vợ con ǵ cả. Với tôi anh ấy đối sử lịch sự, b́nh thường,không vồn vă mà chẳng đề nghị xin sỏ ǵ. V́ theo bà mẹ nuôi của anh kể lại th́ câu chuyện khá dài, nhiều uẩn khúc lắm”.
Vẫn theo lời kể của bà L. : ” Bà này giầu có lắm. Trước 75 bà là dược sĩ, có tiệm thuốc tây rất lớn. Bà đă có gần 10 người con do bà đẻ ra. Nhưng trong hoàn cảnh tang thương của thời
loạn lạc, có mấy người không nuôi được con, đem cho bà, bà đều nhận hết. Bà săn sóc trên mười đứa con, con đẻ cũng như con nuôi, như nhau. Đứa nào học được bà cho đi học. Nhiều đứa thành tài là kỹ sư, bác sĩ. Có đứa lớn lên xin về nhà bố mẹ đẻ, bà cũng vui ḷng, c̣n cấp vốn liếng cho để làm ăn. Có đứa làm ăn thất bại lại ḅ lên xin ở lại với bà, bà lại nhận nuôi nấng cả gia đ́nh vợ con nó như xưa. Bây giờ trong thời đổi mới, bà đang kinh doanh về ngành du lịch. Bà mua cả một khu rừng xây khách sạn, đắp núi non, vườn cảnh. Trong đó có những nhánh sông, bà cho xây cây cầu qua lại thật là đẹp. Nói ra có lẽ khó ai tin được. Bà ấy nói với tôi rằng thằng Mỹ do một bà bán chè ở bến sông Saigon cho bà ấy. Thằng nhỏ này trôi trên sông Saigon, có một người lái đ̣ vớt được, đưa lên bờ. Thằng bé bơ vơ, rét mướt khóc quá xá, nên cho đứng tạm cạnh bà bán xôi chè, đợi bố mẹ nó t́m đến. Nhưng chả thấy bố mẹ nó đâu, bà hàng xôi t́m đến bà dược sĩ bảo rằng : bà làm phước nuôi dùm thêm đứa nhỏ này. Hỏi bố mẹ con đâu, nó nói trong nước mắt : đi Mỹ rồi. Do đó bà dược sĩ mới đặt tên nó là Mỹ.”
Vẫn lời của bà L. :”Cái anh tên Mỹ này lớn lên trong gia đ́nh bà dược sĩ. Dù không ai nhắc nhở, nhưng anh ta vẫn tin rằng sẽ có lúc anh ta phải qua Mỹ đoàn tụ với cha mẹ ruột. Thời gian vùn vụt trôi, gần ba mươi năm cơ hội chưa đến. Trong khi chờ đợi, anh ta quyết không lập gia đ́nh, sợ lôi thôi khi đi đoàn tụ. Và để có một nghề qua Mỹ không cần học lại, anh ta học nghề đông-y-sĩ. Bà dược sĩ nói với tôi rằng, tuy là con nuôi, nhưng tôi thương thằng Mỹ như con ruột. Nó muốn ǵ, tôi không tiếc. Đấy cái cửa hiệu đông y đấy, rất khang trang, đủ mọi thứ thuốc, từ sâm nhung hảo hạng, đến các thứ quế đắt tiền, thứ ǵ tôi cũng đặt mua đầy đủ. Nó vừa sửa soạn là thầy lang vừa làm người bào chế, rất mát tay tuy chưa ra trường nhưng cũng đông khách lắm. Sang Mỹ chưa chắc ǵ đă có một cơ sở vững vàng như thế. Nhưng nó biết, nó tin là nó không ở đây lâu đâu. Thế nào nó cũng qua Mỹ đoàn tụ với bố mẹ ruột của nó. Nó muốn thế, tôi cũng sẵn sàng giúp nó được toại ư khi cơ hội đến. Nếu nó thực sự là con bà, bà chứng minh được nó là con bà, tôi sẽ cố gắng t́m mọi cách để nó về
với bà.”
Vẫn lời của bà L. :” Tôi trở lại Hoa Kỳ, tôi cứ nhớ cái thằng Mỹ này quá.Chắc chắn nó là con tôi. Nhưng bảo rằng chứng minh cụ thể th́ tôi chưa có cách. Tôi có đem chuyện này hỏi ông bác sĩ gia đ́nh. Ông bác sĩ nói rằng : Dễ lắm. Nếu nó là con bà, chỉ đem đi thử máu, thư? DNA là ra ngay. Th́ cái vụ thử nghiệm này th́ chắc rồi. Nhưng tôi lại không muốn làm thế. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, nhờ tôi thành tâm lễ bái, khẩn cầu, nên đấng thiêng liêng đă đưa đẩy cho tôi t́m thấy cháu. Bây giờ lại đem thử nghiệm th́ có khác ǵ không tin vào đấng linh thiêng nữa, nên tôi không làm. Nghe thế, ông bác sĩ ngồi thừ ra hồi lâu rồi hỏi tôi. Nếu nó là con bà, th́ nó không giống ông bà cái tai, cũng phải giống cái tóc chứ. Bà nh́n nó bà có thấy nó giống ai trong nhà không, chắc là phải giống ông nó nhà tôi. Khốn nỗi ông nhà tôi sang bên Mỹ được ít năm th́ mất. Ông mất cũng là tại tôi một phần. Ông cứ cằn nhằn tôi bao nhiêu năm : sao đang nắm tay nó bà lại buông tay ra. Làm ǵ cũng phải có ư có tứ chứ. Nắm thật chặt tay th́ nó đâu có rơi được. Đành rằng thế, nhưng nào tôi có muốn buông tay ra đâu. Trời xui đất khiến nó hoá như thế, chứ có người mẹ nào lại nỡ buông con ra cho nó rơi xuống sông hở ông. Thế là bao nhiêu năm đằng đẵng xót sa, rồi ông ấy mất. Lúc mất h́nh như ông ấy c̣n gọi trên nó trong phút lâm chung. Thế là bao nỗi cay đắng đổ cả trên đầu tôi. Thôi th́ trăm sự tôi trông vào đấng linh thiêng, Đức Quan Thế Âm khi trước và bây giờ là Đức Mẹ Maria. Đêm nào tôi cũng thắp hương, cầu khẩn.”
Vẫn lời bà L. :”Tôi thẫn thờ đau khổ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nó. C̣n thằng em nó hầu như tôi quên bẵng để mặc cho ông nhà tôi trông nom. Nhà tôi mất đi, trên bàn thờ bây giờ có h́nh ông ấy nhà tôi nữa. Hàng ngày khi đọc kinh, nh́n h́nh ông nhà tôi trên bàn thơ, tôi bảo : Ông có khôn thiêng th́ ông mách bảo cho tôi t́m ra thằng P. Một hôm, em thằng P. đi đánh banh về, từ trong nhà tắm đi ra, nó ngồi trước mặt tôi, lấy khăn lông lau đôi bàn chân. Nó lau kỹ lắm, khiến tôi chú ư. Sao mà hai ngón chân cái của nó lại xoè ra như người Giao Chỉ ngày xưaTôi hỏi nó sao thế. Nó bảo th́ ngón chân con nó thế. Đi giầy th́ hai ngón chân cái ép lại. Để chân không, nó lại xoè ra. Tôi trở lại VN, trở lại nhà bà dược sĩ. Bà vẫn ân cần, niềm nở đón tôi, và vẫn một mực nói : tôi sẽ trả con cho bà, với điều kiện bà phải chứng minh được nó đích thực là con bà. Th́ cũng là t́nh cờ thôi, hôm ấy thầy-lang-Mỹ lội xuống khúc sông trước nhà, bơi, tắm. Tắm xong, lúc ngồi ở nhà ngang anh ta ngồi lau chân, trời ơi, hai ngón chân cái của thằng Mỹ cũng xoè ra như thằng con tôi, em nó ở bên Mỹ. Không sai được nữa rồi. Tôi bỗng bật khóc và kêu lên P. ơi, con ơi. Thầy-lang-Mỹ trố mắt nh́n tôi. Bà dược sĩ cũng thảng thốt, đứng lên. Ba chúng tôi ôm choàng lấy nhau, nước mắt chan hoà. Thằng P. ôm tôi và nói : con là P. của mẹ đây, me. L. ơi. Bà dược sĩ th́ bảo : ” Sao trước đây bà không cho tôi biết tên nó trước đây là P..”
Vẫn lời bà L. :” Bà dược sĩ nói rằng : hàng ngày chúng tôi kêu nó là Mỹ.Nhưng những khi đau ốm, mê sảng, nó đều kêu : Mẹ L. ơi cứu P. Nhưng quả đúng 100% nó là con bà. Bà dược sĩ lại hỏi tôi, vừa cười vừa nói, trong người nó có vết tích ǵ đặc biệt không. Tôi đáp ngay : mông đít nó có một vết chàm. Thế là chúng hai chúng tôi lại ôm lấy nhau lần nữa. Và lần này th́
bà dược sĩ dành dọt nói : Đúng thằng Mỹ đây, khi bé có tên là P. Nó đích thực là con bà. Tôi dàn dụa nước mắt xà lại ôm lấy P. Hai mẹ con chúng tôi ôm nhau thật chặt. Tôi bấu vào vai
nó. Tôi nắm chặt cánh tay nó. Không rời ra được nữa đâu. Và trong lúc xúc động này, tôi lại hốt hoảng kêu lên : “Ối, con ơi, con ơi…” Tôi buông P. ra, buông con tôi ra, tôi chấp tay, đọc thầm một đoạn kinh tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời, Phật. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi quỳ xuống, tôi vái tứ phương. Tôi gọi tên nhà tôi. Ông ơi, tôi t́m thấy con rồi… Hai mẹ con tôi quay lại, thấy bà dược sĩ đứng nh́n chúng tôi, mếu máo với hai hàng lệ chảy. Chúng tôi, mẹ con tôi tiến tới, choàng tay ôm chặt bà vào ḷng. Tôi nói : Bà ơi! Bà là ân nhân của chúng tôi, bà mới thật là mẹ nó. Trời, Phật đă dẫn dắt nó là con bà. Con tôi cũng nói : Con xin đa tạ mẹ…Thật, chưa bao giờ tôi vui sướng như thế mà cũng khóc nhiều như thế. Và cũng chưa bao giờ tôi tin tưởng mạnh mẽ như thế vào sự huyền diệu của các đấng thiêng liêng.”
Cho đến khi chúng tôi viết những gịng này th́ Bà L. đă hoàn tất mọi thủ tục để đưa người con trai tên P. sang Mỹ đoàn tụ với gia đ́nh. Khi mọi việc đă xong, tên tuổi những người liên hệ sẽ được in đầy đủ trong bài viết.
Gần 30 năm đă qua. Một thời gian đủ dài để một thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Những con em chúng ta khi ra đi c̣n bé dại, nay đă không thiếu những người thành tài, có mặt trong hầu hết những sinh hoạt cao cấp nơi quê hương mới, là niềm vui sướng và hănh diện cho cha mẹ, cho cộng đồng.
Mọi liên lạc xin gửi về cho người viết, PO Box 888, La Jolla, Ca 92088. Đt : (858) 484-9193
Phan Lạc Tiếp
************
Kỳ sau sẽ là đoạn kết bẽ bàng .
Đón xem
Tigon
Bookmarks