Page 3 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 21 to 30 of 53

Thread: QLVNCH: Những trận đánh cuối cùng.

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân Nhân VNCH Tử Trận Vào Cuối Tháng 3-1975 Trên Băi Biển Thuận An (Tại Thôn An Dương) Huế


    KHAI QUẬT MỘT NẤM MỒ TẬP THỂ CỦA QUÂN NHÂN VNCH
    TỬ TRẬN VÀO CUỐI THÁNG 3-1975
    TRÊN BĂI BIỂN THUẬN AN (TẠI THÔN AN DƯƠNG) HUẾ

    Huy Phương/Người Việt Saturday, November 27, 2010

    Cải táng132 bộ hài cốt, 8 thẻ bài, 1 căn cước

    Hy sinh trong ngày tàn cuộc chiến
    HUẾ (NV) - Vào cuối tháng 3 năm 1975, trong khi quân đội VNCH rút khỏi Vùng I Chiến Thuật, chúng ta đă để lại trên chiến trường, nhất là ở các băi biển Thuận An, thuộc tỉnh Thừa Thiên hàng ngh́n chiến sĩ, tuy thiện chiến, nhưng cuối cùng đành phải buông súng và chết trong tức tưởi.
    Nghĩa trang mới, nơi cải táng 132 hài cốt tử sĩ VNCH thiệt mạng trong những ngày cuối cùng cuộc chiến, tháng 3/75, ở Thừa Thiên.
    Tại thôn An Dương, thuộc quận Phú Vang Huế, một địa điểm chỉ cách với bờ biển Thuận An 2km về phía Nam, cuối tháng 3 năm 1975, dân chúng sau cuộc chiến đă chôn cất rất nhiều chiến sĩ của chúng ta ngay trên băi biển. Với sự mong mỏi của đồng bào làng An Dương, nhất là những người đă tự tay chôn cất những người tử nạn, từ bao nhiêu năm nay, là làm sao để cải táng và di dời những hài cốt xiêu lạc này vào một khu đất khô ráo xa bờ biển, v́ sau hơn 35 năm, nước biển đă lấn chiếm đất liền và nhất là trận băo lụt năm 1999 đă cuốn một số hài cốt ra khơi.
    Cho măi đến tháng 7 năm nay (2010), với sự trợ giúp tài chánh của đồng bào hải ngoại, Hoa Kỳ và Canada, và được sự đồng ư của chính quyền địa phương, đồng bào thôn An Dương đă có phương tiện di dời hài cốt của các tử sĩ từ ngoài bờ biển vào đất liền với mộ phần khang trang.
    Trong dịp này đồng bào thôn An Dương chỉ sưu tầm được 132 bộ hài cốt gói trong poncho. Tiếc thay, trong số này chỉ có 8 thẻ bài và một căn cước của những người đă hy sinh. Căn cứ vào số quan, hầu hết các từ sĩ chết ở tuổi 20, 22 vào tháng 3 năm 1975.
    Số 132 bộ hài cốt này được cải táng, mỗi hài cốt được đặt vào một quan tài riêng, loại quan tài nhỏ gọi là cách tiểu hay cái quách. Mỗi mộ phần có đánh dấu nhưng chỉ có hài cốt có thẻ bài là có tên.


    Hiện nay việc cải táng và xây bia mộ đă hoàn tất tốt đẹp, đồng bào thôn An Dương có ước nguyện là tổ chức một lễ trai đàn chẩn tế cho chư vị âm linh, cô hồn trong cuộc chiến vừa qua, nhất là những tử sĩ đă bỏ ḿnh tại băi biển An Dương.
    Người đă có tấm ḷng nhân ái, vận động từ bà con, thân hữu tại hải ngoại để có đủ số tiền $8,000.00 để cải táng và xây lăng mộ là chị Tố Thuận là người sinh sống từ nhỏ tại làng An Dương, nơi có phần mộ tử sĩ và đă chứng kiến qua các biến cố tang tóc vào cuối tháng 3 năm 1075 tại Thuận An. Chị Thuận hiện nay cư ngụ tại Sacramento, là một quả phụ VNCH. Chồng chị là anh Lê Văn Hội, một hạ sĩ quan Quân Cảnh thuộc TTHL Đống Đa, Huế đă mất tích vào những ngày cuối cuộc chiến (tháng 3 năm 1975) tại băi biển Đà Nẵng.
    Bia thờ trong khu nghĩa trang nơi vừa cải táng 132 tử sĩ VNCH.
    Chúng tôi xin gởi đến đồng bào hải ngoại danh sách 8 tử sĩ đă bỏ ḿnh tại băi biển Thuận An thuộc thôn An Dương, Huế vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975 với hy vọng rằng có gia đ́nh t́m được con, em, chồng hay bạn bè qua những tấm thẻ bài này.
    Danh sách các quân nhân VNCH tử trận tại băi biển Thuận An - Huế vào tháng 3-1975 (đă t́m thấy thẻ bài). Căn cứ vào số quân trên thẻ bài, chúng tôi xin ghi lại năm sinh của các tử sĩ để gia đ́nh dễ nhận ra thân nhân của ḿnh.
    1. Nguyễn Văn Vân sinh năm 1954 SQ:74/144-016 Loại máu O.
    2. Tiếc Dục sinh năm 1955. SQ:75/145-256 Loại máu: A.
    3. Trần Ngọc Anh sinh năm 1954 SQ: 74/108- 532 Loại máu: O.
    4. Lê Văn Phương sinh năm 1953 SQ: 73/156-263 Loại máu : O.
    5. Trần Văn Được sinh năm 1954 SQ: 74/164- 292 Loại máu; A+B.
    6. Đinh Văn Kiêm sinh năm 1943 SQ: 63/212-486 Loại máu: O.
    7. Ngô Đắc Hùng sinh năm 1955 SQ: 75/ 206-046 Loại máu O.
    8. Nguyễn Văn Dục sinh năm 1937 SQ: 57/000-706 Loại máu: O.
    9. Hồ Thành Bảy sinh ngày 20/1/1931 tại Phong Dinh.
    Cha: Hồ Văn Miên; Mẹ: Nguyễn Thị Chon.
    Địa chỉ: Xă Tân B́nh, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định.



    Hiện nay v́ sự an toàn của quư ân nhân hiện nay đang c̣n ở tại quê nhà, mọi sự liên lạc, xin gọi cho chị Tố Thuận ở số (916) 273-2989 để được hướng dẫn bốc mộ nếu có thân nhân trong số có thẻ bài, cũng như để rơ thêm chi tiết, hay gọi cho Huy Phương (949) 241-0488 là người đang giữ các thẻ bài của quư vị tử sĩ.
    Nếu cần biết thêm chi tiết của cuộc cải táng (có chiếu đoạn phim bốc mộ), xin theo dơi buổi buổi nói chuyện của chúng tôi với chị Tố Thuận trong chương tŕnh Huynh Đệ Chi Binh của đài truyền h́nh SBTN, vào ngày Thứ Năm 2 tháng 12 vào lúc 1:00PM và Thứ Bảy 4 tháng 12 vào lúc 10:00PM (giờ California).


    -------------------------------------


    Hành tŕnh đi t́m chồng của một quả phụ VNCH
    Friday, December 10, 2010
    Người về trên chiếc thẻ bài
    Huy Phương/Người Việt

    WESTMINSTER - Một quả phụ Việt Nam Cộng Ḥa, biệt tin chồng trong suốt 35 năm từ những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, nay, nhận được tin tức từ nước ngoài truyền về, người quả phụ ấy t́m lại được mộ chồng, chỉ cách căn nhà đang ở có... 15 km.
    Câu chuyện bắt đầu từ tin tức về việc người dân An Dương, quận Phú Vang, Huế, gần đây cải táng 132 hài cốt tử sĩ Việt Nam Cộng Ḥa hy sinh trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, tháng 3, 1975.
    ... 35 năm trước
    Sáng ngày 21 tháng 3, 1975, trong cơn hỗn loạn của thành phố Huế, khi quân đội rút về phía Nam và dân chúng gánh gồng chạy loạn, bà Lê Thị Tịnh đem các con chạy vào Đà Nẵng. Ngang qua Dạ Lê, bà ghé thăm người chồng, Thượng Sĩ Đinh Văn Kiếm, trưởng Tổng Đài Siêu Tần Số, thuộc Tiểu Đoàn I Truyền Tin, Sư Đoàn I Bộ Binh (SĐ 1 BB).
    Tại đây, Thượng Sĩ Kiếm nói với vợ, hăy “yên tâm đem các con đi trước, anh sẽ theo đơn vị đi sau.”
    Họ chia tay, không biết rằng, đó là lần cuối cùng gặp mặt...
    Sau ngày Sài G̣n thất thủ, nhiều người chạy giặc vào Sài G̣n đă bắt đầu trở về. Bà Tịnh vẫn biệt tin chồng. Qua nghe ngóng tin tức, bà biết “nhiều anh em Sư Đoàn 1BB bỏ xác tại băi biển Thuận An trong lúc chờ tàu vào cứu nạn.” Nghe theo lời khuyên, bà Tịnh nhiều lần cố t́m về băi biển này để ḍ la tin tức.
    Mấy ngày đầu, đường sá bị phong tỏa. Thời gian sau, dấu vết nhạt dần, rồi không c̣n nữa. Không ai dám hé môi tiết lộ một lời.
    Ḷng bà Tịnh nhen nhúm chỉ một niềm hy vọng: “Biết đâu anh lại có cơ hội lên tàu di tản sang Mỹ.”
    Bà Tịnh chờ đợi!
    Một năm, rồi 2 năm, rồi 5 năm trôi qua, tin chồng vẫn biệt mù.
    Bà Tịnh, như hầu hết những người vợ lính cam phận, tần tảo nuôi bốn đứa con trai và một con gái khôn lớn. Nỗi buồn nguôi ngoai cùng ngày tháng.
    Người con trai đầu của bà Tịnh, tên Khuê, năm 1980, mới 12 tuổi, đă ra đời vất vả kiếm cơm, với một chiếc b́nh nhôm và cái ca nhựa, bán nước trà theo những chuyến xe lửa Bắc-Nam mỗi ngày ghé qua ga Huế hay bên chợ Đông Ba.
    Một buổi tối, bà Tịnh không thấy con về. Hai ngày sau, bà lên ga Huế, ra chợ Đông Ba, hỏi thăm đám bạn bè của con. Không một tin tức.
    “Thằng Khuê” mất biệt như cha nó 5 năm về trước, không một dấu vết. Bà Tịnh không biết tŕnh báo với ai, cũng chẳng biết phải đi đâu để t́m con. “Thằng Khuê,” c̣n sống hay đă chết, mất xác nơi đâu?
    Bỗng đâu tin tức tràn về
    Ba mươi lăm năm sau cuộc chiến là 35 năm bà Tịnh sống trong chờ đợi, niềm chờ đợi tuyệt vọng về tin tức của chồng và đứa con trai đầu ḷng.
    Các con bà Tịnh nay đă có gia đ́nh. Bà Tịnh - người mẹ ngày xưa - nay là bà nội, bà ngoại của một đàn cháu đông đúc. Mỗi lần thắp nén hương trên bàn thờ chồng là mỗi lần bà thầm nghĩ: “Không biết anh chết ở đâu, xác bỏ nơi nào.”
    Bà đâu có ngờ, chồng bà vẫn ở bên bà đấy thôi. “Anh nằm gần chị đây thôi, trên băi biển Thuận An, cách nhà chỉ 15 cây số.”
    Chỉ 15 cây số, nhưng bà không hề hay biết, trong quảng thời gian dài hơn nửa đời bà, 35 năm!
    Một hôm, người em của chồng bà, là Đinh Văn Xuyên, một cựu quân nhân thuộc Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh, hiện cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ, gọi về, loan tin rằng, qua báo chí, người ta t́m thấy dấu tích của ông Kiếm tại băi biển Thuận An trong một lần bốc mộ, nhờ tấm thẻ bài mang tên người xấu số.
    Di hài Thượng Sĩ Kiếm được dân làng An Dương cải táng vào trung tuần tháng 12 vừa rồi. Tin tức từ trong nước ra được hải ngoại, nay lại bay về quê hương. Hai vợ chồng “ở rất gần nhau,” mà tin lại loan đi hàng vạn dặm mới về đến người cô phụ.
    Bà Tịnh, ngay lập tức, cùng các con và người em gái của ông Đinh Văn Kiếm, đem lễ vật về lạy trước nấm mộ tập thể, trong đó có chồng ḿnh, cha ḿnh, anh ḿnh.
    Trong tấm mồ tập thể ấy, Thượng Sĩ Đinh Văn Kiếm đă yên nghỉ cùng anh em đồng đội và đồng bào của ông trong những ngày cuối của cuộc chiến.
    Gia đ́nh ông Kiếm, gồm các em của ông, hiện đang sống tại hải ngoại, nói sẽ giúp phương tiện để đưa ông về nằm chung với phần mộ của gia đ́nh. C̣n tạm thời, ông vẫn nằm bên cạnh bạn bè, chiến hữu - những người đă 35 năm chung một nấm mồ xiêu lạc, oan khuất trên đường chạy loạn.

    Một trường hợp khác.
    Cũng nhờ tên tuổi trên một chiếc thẻ bài c̣n lại, ông Trịnh Quốc Thuận, ở Maryland, Hoa Kỳ, nhận ra người bà con cô cậu ruột của ḿnh, là ông Trần Văn Được, sinh năm 1954, thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.
    Gia đ́nh đă được báo tin ông Thuận bỏ ḿnh tại băi biển Thuận An hồi tháng 3, 1975, nhưng không t́m ra hài cốt. Chuyện kể rằng, hồi tháng 4, 1975, khi Sài G̣n chưa thất thủ, một chiến hữu cùng trung đội với ông, sống sót về được Sài G̣n, ghé qua, báo tin cho gia đ́nh đồng đội, rằng ông Được đă chết trên băi biển Thuận An. Trên đường rút lui, trước khi lên tàu, Trần Văn Được chết v́ trúng mảnh đạn pháo kích của địch quân.
    Anh Được có một người em song sinh hiện sinh sống tại Sài G̣n. Gia đ́nh thường gọi Được là Đen, và người em, Trần Tự Lập là Trắng. Năm 18 tuổi, anh Được t́nh nguyện vào binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và thường xa nhà, nên gia đ́nh không biết anh thuộc đơn vị nào, trú đóng ở đâu.
    Song thân anh Trần Văn Được ngày nay đều đă không c̣n, ông bà, cũng như nhiều bậc cha mẹ khác trong chiến tranh, cho măi đến khi nằm xuống, thương xót, nhưng không được biết một tí ǵ về tin tức, không t́m ra dấu vết những người con đă chết trong chiến trận.
    Người lính Thủy Quân Lục Chiến Trần Văn Được ngă xuống lúc mới 21 tuổi, hăy c̣n quá trẻ, chưa hề lập gia đ́nh.
    Mong anh yên nghỉ. Đời người lính biển, tác chiến trên bộ, theo định mệnh đă chết trên một băi biển, và giờ đây lại được chôn cất trên băi biển, dưới những hàng dương mùa Đông gào khóc theo cơn gió giật. Nơi đây, mảnh đất miền Trung cằn cỗi mà anh đă đem hết đời lính để bảo vệ, giữ ǵn, nay giữ lấy anh, đưa về cát bụi.
    Tiếng sóng vỗ vào bờ cát mỗi đêm ngày đă ru anh, người lính trẻ xa nhà, ngủ giấc ngh́n thu.

    Huy Phương

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Những ngày cuối cùng của Truờng Bộ Binh

    Nguyễn Ngọc Thạch

    Sau thời gian phục vụ tại Sư đoàn 5 Bộ Binh, tôi đuợc thuyên chuyển về Truờng Bộ Binh theo nhu cầu hoán chuyển các sĩ quan có kinh nghiệm chiến truờng về các quân truờng. Chức vụ sau cùng là Truởng pḥng Kế hoạch của Truờng Bộ Binh

    Truờng Bộ Binh là một quân truờng chuyên đào tạo các sĩ quan trừ bị cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Lúc truớc trường tọa lạc ở Thủ Đức, đến đầu năm 1974 th́ dời ra Long Thành, một cơ sở mới nằm bên cạnh quốc lộ 15, đuờng Sài G̣n - Vũng Tàu và cách quận lỵ Long Thành 5 cây số. Tại đây Truờng Bộ Binh kết hợp với Truờng Thiết Giáp và Trung tâm Huấn luyện Yên Thế, noi huấn luyện Biệt Kích, lập thành Huấn khu Long Thành. Trung tuớng Nguyễn Vĩnh Nghi là Chỉ huy truởng Truờng Bộ Binh kiêm Chỉ huy truởng Huấn khu Long Thành.

    Đến đầu tháng 4, 1975, trong lúc đất nước đang lâm vào t́nh trạng vô cùng nguy ngập, Quân đoàn I và Quân đoàn II đã di tản, Cộng quân vào đến Nha Trang, th́ Trung tuớng Nguyễn Vinh Nghi đuợc chỉ định ra làm Tư lệnh Tiền phuong Quân đoàn III, trấn đóng ở phi truờng Thành Sơn, phía bắc thị xă Phan Rang để ngăn chặn địch đang ào ạt tiến vô nam.

    Đại tá Trần Đức Minh đang là Chỉ huy phó đuợc Bộ Tổng Tham Mưu chỉ định lên thay thế làm Chỉ huy truởng Truờng Bộ Binh, kiêm Chỉ huy truởng Huấn khu Long Thành.

    Đầu tháng 4, 1975 Truờng Vơ Bị Quốc Gia là truờng si quan hiện dịch, di tản từ Đa Lạt về Long Thành và tạm trú chung với Truờng Bộ Binh. Ba tuần sau Truờng Vơ Bị cho làm lể mản khóa hai khóa 28 và 29 ra truờng cùng một lúc, c̣n lại hai khóa 30 và 31.

    Cũng vào đầu tháng 4, 1975 Cộng quân bắt đầu gia tăng áp lực, mở các cuộc tấn công vào Huấn khu Long Thành. Đặc công VC đa mấy lần định xâm nhập Trung tâm Huấn luyện Yên Thế, nhung đa bị Biệt kích Lôi Hổ tiêu diệt gọn. Truờng Thiết Giáp cũng bị tấn công liên tục, nhung nhờ tài chỉ huy khéo léo với nhiều kinh nghiệm chiến truờng của Đại tá Tám, nên đã giử vững đuợc căn cứ này cho đến cuối cùng.

    Ngày 9 tháng 4, 1975 Cộng quân tấn công vào thị xă Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh chỉ cách Sài G̣n 80 cậy số về huớng Đông và cách Huấn khu Long Thành chừng 30 cây số đuờng chim bay. Trong trận tấn công này lực luợng địch gồm có Sư đoàn 7 Bắc Việt làm mũi chủ công từ huớng Đông Bắc đánh vào thị xă Xuân Lộc, đồng thời Su đoàn 341 Bắc Việt từ huớng Tây Bắc đánh vào khu vực pḥng thủ của Su đoàn 18 BB/QLVNCH và Su đoàn 6 Bắc Việt đánh Dầu Giây.

    Quân trú pḥng ở Xuân Lộc gồm toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ Binh/QLVNCH cùng các lực luợng của Địa Phưong Quân và Nghĩa Quân, duới quyền chỉ huy của Chuẩn tuớng Lê Minh Đảo, đã chống trả vô cùng mănh liệt. Tất cả các mủi tấn công của quân Bắc Việt đều bị chận đứng. Riêng mủi chủ công của Sư đoàn 7 Bắc Việt đã lọt vào đuợc vào vài nơi trong thị xă nhung đả bị quân ta chận đánh quyết liệt và ngày hôm sau bị ta phản kích dữ dội, hai bên giành nhau từng căn nhà, từng mảng tuờng.

    Liền khi đó Quân đoàn III cấp tốc tăng viện cho Xuân Lộc gồm Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Trung đoàn 8 thuộc Su đoàn 5 Bô Binh, Liên đoàn 2 Biệt Động Quân, vừa di tản từ Quân khu II về, và một bộ phận của Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, theo huớng quốc lộ 1 từ Biên Ḥa tiến lên để giải tỏa áp lực địch.

    Đặc biệt Không Quân Việt Nam cũng đa huy động tối đa để yểm trợ, và sự yểm trợ lần này rất là hữu hiệu, v́ ngoài phi cơ chiến thuật, Không Quân Việt Nam đã sử dụng cả phi cơ vận tải C130 cải biến để chở những khung vỉ sắt chứa nhiều quả bom hạng nặng như bom Daisy Cutter 15.000 cân Anh, bom CBU-55, mà phía Hoa Kỳ thuờng sử dụng để phát quang làm băi đáp trực thăng hay vị trí pháo binh, và nhiều phuy xăng JP4 dùng làm bom napalm. Máy bay bay trên cao độ 15.000 đến 20.000 bộ để tránh pḥng không địch và đuợc điều khiển bằng vô tuyến cho roi đúng vào các mục tiêu ấn định. Có hai quả bom CBU-55 đã rơi trúng vào nơi đóng quân của Sư đoàn 341 CSBV, gây tổn thất nặng nề cho địch và làm cho tinh thần cán binh CSBV dao động mạnh v́ tuởng là bom B52. Tuớng Cộng Sản Trần Văn Trà đích thân xuống mặt trận xem xét t́nh h́nh, thấy không chiếm đuợc Xuân Lộc nên bèn quay sang đánh ṿng ngoài nhằm vào các đơn vị VNCH đang tăng viện về huớng Biên Ḥa.

    Nếu như lúc đó Hoa Kỳ chịu giúp miền Nam Việt Nam thêm một thời gian ngắn nữa để yểm trợ cho Quân lực VNCH chỉ bằng không lực mà thôi th́ các sư đoàn CSBV sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng, v́ họ đã công khai xuất đầu lộ diện trở thành những mục tiêu rất tốt cho các pháo đài bay B52 và như thế, t́nh h́nh có thể đảo nguợc đuợc nhu đã xảy ra ở trận chiến Triều Tiên năm 1950.

    Nhắc lại trận chiến Triều Tiên ngày 25 tháng 6 năm 1950 quân đội Cộng Sản Bắc Hàn do Trung Cộng yểm trợ đánh đuổi quân đội Đồng Minh mà chính yếu là Hoa Kỳ, chạy dài từ Bắc xuống Nam cho đến tận cùng bán đảo, chỉ c̣n giử đuợc phần đất vùng Pusan. Ngày 15 tháng 9 năm 1950 duới sự chỉ huy tài ba của Tuớng Douglas Mc. Arthur đã điều quân xuất thần cho đổ bộ ở Inchon, một bờ biển phía Tây ngang Hán Thành và cách vi tuyến 38 về phía Nam 100 dậm. Đây là một kế hoạch vô cùng tinh vi và táo bạo, đa đánh thẳng vào hậu phuơng địch, cắt đứt mọi đuờng tiếp tế luơng thực đạn duợc và đã làm cho các su đoàn của cộng quân đang tiến sâu về phía Nam hoàn toàn bị tê liệt, kiệt huệ và đưa đến kết quả 125.000 quân Cộng Sản Bắc Hàn phải ra đầu hàng.

    Ngày 20 tháng 4, 1975 Su đoàn 18 Bộ Binh, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, và lực luợng Tiểu khu Long Khánh rút khỏi Xuân Lộc theo liên tỉnh lộ 2 về Bà Rịa. Từ đây Sư đoàn 18 lên xe về Long B́nh, c̣n Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ra bảo vệ thị xă Vũng Tàu. Cuộc rút lui đã diễn ra êm thắm, tổn thất không đáng kể, riêng Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh truởng kiêm Tiểu khu truởng Tiểu khu Long Khánh trên đuờng rút lui đã bị thuơng, bị bắt và sau đó bị cầm tù ở Bắc Việt.

    Ngày 22 tháng 4, 1975 Truờng Bộ Binh và Truờng Vơ Bị đuợc lệnh di tản về Thủ Đức. Truờng Bộ Binh chỉ di tản một nửa quân số về Thủ Đức, c̣n một nửa quân số ở lại Long Thành để giử truờng chờ ngày trở lại.
    Khi về đến Thủ Đức, Truờng nhận lại trách nhiệm pḥng thủ Huấn khu Thủ Đức và đồng thời sẳn sàng các Tiểu đoàn SVSQ để về tăng cuờng bảo vệ Thủ đô.

    Trong lúc này Trung tuớng Nguyễn Băo Trị, Tổng cục truởng Tổng cục Quân Huấn có chỉ định Đại tá Lộ Công Danh hiện đang là Liên đoàn truởng Liên đoàn SVSQ của Truờng Bộ Binh tạm thời thay thế Thiếu tuớng Lâm Quang Thơ làm Chỉ huy truởng Truờng Vơ Bị Quốc Gia.

    Đem 26 tháng 4, 1975, Cộng quân mở cuộc tấn công đại qui mô vào Huấn khu Long Thành, Truờng Bộ Binh ở Long Thành bị mất liên lạc, tôi và nguời mang máy truyền tin phải leo lên lầu nuớc thật cao ở trong Truờng Bộ Binh Thủ Đức để t́m cách liên lạc với Đại tá Lê Văn Phú hiện đang chỉ huy tại Truờng Bộ Binh Long Thành. V́ ông ra ngoài giao thông hào ở địa thế thấp nên máy truyền tin không liên lạc xa đuợc, nhung nhờ tôi leo lên cao nên bắt liên lạc lại đuợc với Truờng Bộ Binh ở Long Thành. Đại tá Phú cho biết hiện Cộng quân đang mở các cuộc tấn công rất là ác liệt nhung không chọc thủng nỗi pḥng tuyến quá kiên cố của ta. Ông cung cho biết là Truờng Thiết Giáp vừa bị thất thủ, Đại tá Tám Chỉ huy truởng Truờng Thiết Giáp vừa mới qua hợp ở Truờng Bộ Binh, trên đuờng về ông đã bị Cộng quân phục kích và bị mất liên lạc vào khoảng 6 giờ chiều. Riêng Trung tâm Huấn luyện Yên Thế th́ hoàn toàn bị mất liên lạc kể từ chiều hôm đó.

    Sáng sớm hôm sau, tôi đi cùng với Đại tá Minh lên Biên Ḥa để t́m phuơng cách chống đở cho nửa truờng c̣n lại ở Long Thành. Đuờng đi lúc đó vắng tanh, chúng tôi gặp Thiếu tá Ḥa Quận truởng quận Thủ Đức đang lăng xăng điều động các lực luợng của chi khu, tôi có hỏi về t́nh h́nh trên lộ tŕnh đi, th́ ông ta khuyên không nên đi trong lúc này rất là nguy hiểm, v́ hiện đang có đụng độ gần khu vực Chợ Đồn. Nhưng v́ nóng ḷng nửa truờng c̣n lại ở Long Thành nên chúng tôi quyết phải đi .

    Khi tới Biên Ḥa, thành phố thật vắng lặng nhu một thành phố chết. Chúng tôi chạy thẳng vô Bộ chỉ huy của Tiểu khu Biên Ḥa, lúc đó chỉ c̣n gặp có Trung tá Thới, Tham muu truởng của Tiểu khu là c̣n đang làm việc. Buớc vào văn pḥng ông, chúng tôi nhìn thấy một cảnh tuợng bấn loạn đang xảy ra, một ḿnh ông phải vừa lo điều động các lực luợng của Tiểu khu đang chống trả kịch liệt với địch, đồng thời ông phải lo phuong tiện trực thăng để đi cấp cứu Trung tá Quận truởng quận Long Thành. Đêm qua, lực luợng Địa Phuơng Quân và Nghĩa Quân của chi khu Long Thành đã anh dũng chiến đấu chống trả quyết liệt, bắn cháy một số chiến xa địch, cầm cự cho đến sáng mới bị tràn ngập. Trung tá Quận truởng đã chạy thoát đuợc ra ngoài và dùng máy vô tuyến liên lạc về Tiểu khu xin cứu viện.

    V́ t́nh trạng quá căng thẳng của Tiểu khu Biên Ḥa và v́ Trung tá Thới đang quá bận rộn, thấy không thuận tiện bàn thảo ǵ đuợc, nên chúng tôi phải rời bỏ Tiểu khu Biên Ḥa để đi vô căn cứ Long B́nh, nơi đặt Bộ chỉ huy của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Tại đây, tôi đuợc gặp lại các bạn bè cùng các niên truởng tay bắt mặt mừng kể lể mọi chuyện mà quên đi chiến trận đang gần kề. Mặc dù trong t́nh thế cực kỳ sôi động như vậy nhưng nói chung, Thủy Quân Lục Chiến vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, không hề nao núng, vẫn quyết tâm chận địch trên đầu dốc 47 của quốc lộ 15 và c̣n nhắn nhủ với Truờng Bộ Binh Long Thành là phải đồng tâm hiệp lực quyết ngăn chặn không cho nón cối dép râu buớc vô Sài G̣n.

    Đại tá Minh cứ lấy làm tiếc là đang ở quân truờng gồm toàn những SVSQ đang thụ huấn nên không có khả năng chiến đấu như các đon vị tác chiến truớc đây. Nhớ lại thời hành quân sang Kampuchia, ông là chiến đoàn truởng, và tôi là sĩ quan hành quân, Chiến đoàn đặc nhiệm gồm có Trung đoàn 9 của Su đoàn 5 Bộ Binh, 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân và 1 Thiết đoàn Kỵ Binh. Chúng tôi đã tấn công vào tận sào huyệt của VC nằm sâu bên kia biên giới Việt Miên, quét sạch các mật khu an toàn của VC, tịch thu rất nhiều kho vũ khí, lương thực, đạn duợc của Cộng quân, đem lại nhiều chiến thắng vẻ vang cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Sau khi phối hợp cùng các đơn vị bạn và liên lạc chỉ thị rơ ràng cho Đại tá Phú xong, chúng tôi liền quay về Thủ Đức. Và trên đuờng trở về chúng tôi c̣n thấy rơ các ruơng ḿn chất nổ đã đuợc đặt sẳn hai bên cầu sông Đồng Nai. Theo như kế hoạch đã định th́ sau khi rút quân xong th́ cầu Đồng Nai phải bị giật xập không cho thiết giáp và cơ giới của Cộng quân vuợt qua sông. Mà nếu Cộng quân có khả năng làm cầu nổi th́ ta sẽ dùng phi cơ oanh tạc.

    Truờng Thiết Giáp đã thất thủ, Trung tâm Huấn luyện Yên Thế đã mất liên lạc, quân Long Thành đã bị tràn ngập, giờ đây Truờng Bộ Binh Long Thành đuơng nhiên trở thành tiền đồn ngăn chặn địch mà Cộng quân quyết phải thanh toán cho bằng đuợc để tiến thẳng về Sài G̣n.

    Trong đêm đó, 27 tháng 4, 1975, Cộng quân tấn công dữ dội quyết thanh toán cho bằng đuợc Truờng Bộ Binh Long Thành, nhung đã bị lực luợng pḥng thủ của truờng chống trả quyết liệt. Măi cho đến sáng th́ Đại tá Phú cho biết là t́nh h́nh rất là nguy ngập không thể nào chống đở nỗi nữa vì Cộng quân quá đông, cho nên sau cùng ông đành phải ra lệnh cho rút lui theo như kế hoạch đã định.

    Sau này, theo tài liệu của Cộng Sản Bắc Việt th́ ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 304/CSBV đã đụng độ dữ dội với các đơn vị Nam Việt Nam ở khu vực Nuớc Trong (Cộng quân gọi Huấn khu Long Thành là Khu vực Nuớc Trong). Sau khi chiếm đuợc Khu vực Nuớc Trong rồi, nhung khi tiến quân về huớng cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài G̣n - Biên Ḥa, Sư đoàn 304/CSBV vẫn bị chận đánh và phải đợi đến ngày 29 mới chiếm đuợc cầu này.

    Sáng ngày 30 tháng 4, 1975 vào lúc 8 giờ 30, Đại úy Hiếu, Tiểu đoàn truởng Tiểu đoàn 5/SVSQ/TBB đang chỉ huy pḥng tuyến mặt xa lộ báo cáo là thấy đoàn xe thiết giáp và xe motolova của Cộng quân đang di chuyển trên xa lộ tiến về Sài G̣n. Tôi hết sức ngạc nhiên v́ theo như kế hoạch đã định th́ cầu Đồng Nai phải bị giật sập không cho thiết giáp và cơ giới của VC vuợt qua sông.

    Tôi liền liên lạc báo cáo về Biệt khu Thủ Đô, trong lúc đó th́ Trung tâm Hành quân/BKTĐ không ra lệnh dứt khoát mà chỉ nói là tùy nghi đon vị. Không một chút do dự, Đại tá Minh liền xác quyết trách nhiệm một cách rất rơ ràng là: “Bổn phận của chúng ta là quân đội là phải bảo vệ đất nuớc, thấy địch là đánh”. Tôi liền truyền lệnh của Đại tá Chỉ huy truởng đến các đơn vị, đồng thời gọi cho Hiếu chấm tọa độ và điều chỉnh để các khẩu đội súng cối 81 ly tác xạ chính xác vào mục tiêu. Đồng thời tôi gọi cho các pháo đội pháo binh 105 ly, 155 ly và 175 ly chuẩn bị sẳn sàng, đây là các loại pháo binh để yểm trợ tầm xa, mà Quân đoàn III gởi tạm ở đây. Nhung trong giờ phút quyết liệt này tôi dự trù sẽ sử dụng để bắn thẳng, trực xạ, súng 175 ly đuợc đặt trên thiết giáp nên dễ dàng di chuyển.

    Bị sức kháng cự mạnh mẽ của Truờng Bộ Binh nên Cộng quân liền đổi huớng tấn công thẳng vào Truờng Bộ Binh. Một chiếc thiết giáp T54 ủi sập chuớng ngại vật ở cổng chính và chạy thẳng vào trong, vừa chạy vừa bắn phá loạn xạ. Trong khi đó th́ súng đại liên ở cầu Bến Nọc mà VC vừa chiếm đuợc, bắn xối xả vào truờng ở phía cổng số 9 tức cổng sau của Truờng Bộ Binh.

    Lúc đó súng nhỏ bên ta bắn trả dử dội tóe lửa vào chiếc chiến xa nhung không diệt đuợc nó. Tôi thấy rơ chiếc chiến xa khi nó tới gần, súng trên pháo tháp quay qua bắn sập Trung tâm Hành quân, v́ trên nóc có nhiều cần ăng ten nên dễ nhận, Thiếu tá Lầu thuộc Truờng Tổng Quản Trị đang ở trong đó may mắn thoát nạn. Trong khi đó Đại tá Minh cùng bộ chỉ huy nhẹ đang ở cách đó không xa.

    Khi chiến xa này chạy xuống tới cổng số 9 th́ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các SVSQ do Thiếu tá Long chỉ huy giử mặt hậu của Truờng Bộ Binh nên quay đầu chạy nguợc lại.

    Chúng tôi đã t́m cách kêu gọi đối phuơng ra đầu hàng nhưng không có kết quả. Sinh viên Si quan có thấy nguời lái chiến xa đứng lên duờng như có ư định đầu hàng nhung rồi lại ngồi xuống và lại bắn phá tiếp tục làm chết và bị thuơng một số chiến hửu trong đó có Thiếu tá Vuong Bá Thuận bị găy chân, Trung tá Ông Nguyên Tuyền bị tử thuơng v.v…

    Mặc dù chưa từng ra chiến trận nhung tinh thần chiến đấu của các Sinh viên Si quan rất là hào hùng anh dũng. Nhưng với súng truờng không thể nào hạ đuợc chiến xa, cho nên tôi gọi Đại úy Ngữ, Đại đội truởng ĐĐ663/ĐPQ là đơn vị bảo vệ truờng dùng súng M72 để hạ chiếc chiến xa này. Khi nó chạy tới khỏi khu Tiếp tân đến gần miếu Tiên sư th́ bị ĐĐ663 bắn đứt xích nằm tại chỗ, nhung súng trên pháo tháp vẫn c̣n quay bắn phá lung tung. Liền khi đó có một SVSQ thuộc Tiểu đoàn 1/SVSQ, đây là Tiểu đoàn của binh chủng Không Quân gởi sang học quân sự, đang ở pḥng tuyến gần đó nhanh nhẹn ḅ ra leo lên pháo tháp và liệng một quả lựu đạn vào bên trong xe tiêu diệt hẳn. Đại úy Ngữ lục soát trong xe lấy đuợc ba khẩu súng c̣n đang bốc khói mang lên tŕnh Đại tá Chỉ huy truởng và cho biết là họ đã bị khóa xích trong xe nên không thể nào ra đầu hàng đuợc.
    Và liền sau đó không lâu vào khoảng 10 giờ 20 phút th́ nghe Tổng thống Duơng Văn Minh tuyên bố ngung bắn chờ lệnh bàn giao. Sau đó Đại tá Minh ra lệnh cho tôi gọi cho các đơn vị ngung chiến đấu. Tất cả mọi nguời đều rơi nuớc mắt khi nghe tin này, Đại úy Trác ̣a lên khóc. Tôi vẫn c̣n nhớ lời Đại tá Minh nói lúc đó: “Nhiệm vụ của chúng ta là quân đội là phải tuân hành lệnh thuợng cấp, kêu đánh là đánh, kêu đầu hàng là đầu hàng”. Tôi bỏ về pḥng thay đồ dân sự và lập tức lấy xe gắn máy phóng nhanh ra cổng, Đại úy Băo bên Liên đoàn Sinh viên đang đứng đâu gần đó liền nhảy lên theo. Chúng tôi vừa thoát ra khỏi cổng th́ Cộng quân cũng vừa ập vô tới.

    Khi chúng tôi ra đến xa lộ th́ thấy đoàn xe thiết giáp và motolova của cộng quân đang từ từ tiến vô Sài G̣n mà không c̣n một lực luợng nào ngăn chặn nữa. Và vào lúc 11 giờ 30 phút chiếc chiến xa dẫn đầu cánh quân này đa tiến vô dinh Độc Lập trong lúc Tổng thống Duong Văn Minh cùng nội các cuối cùng đang rộng cửa đón chờ để làm lể bàn giao.

    Nhưng ngay vừa khi vừa vô đến dinh Độc Lập th́ Cộng quân liền hiện rơ nguyên h́nh là một đội quân xâm lăng từ miền Bắc vào, không có ǵ là Mặt trận Giải phóng miền Nam, do nhân dân miền Nam nỗi dậy, không có ǵ là ḥa giải ḥa hợp dân tộc, không có ǵ là để bàn giao. Họ liền bắt nhốt tất cả từ Tổng thống Duơng Văn Minh đến các Tổng Bộ truởng và bắt Phó Thủ tuớng Nguyễn Văn Hảo dẫn đến Kho bạc để tịch thâu 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam và cũng kể từ đó miền Nam đã thực sự mất vào tay Cộng Sản.

    Để biết thêm chi tiết về những giờ phút cuối cùng của Truờng Bộ Binh sau khi quân CSBV vào tiếp thu Huấn khu Thủ Đức, tôi xin trích đoạn trả lời cuộc phỏng vấn với tạp chí Văn nghệ Tiền Phong, nhân kỷ niệm 25 năm ngày miền Nam Việt Nam lọt vào ṿng thống trị của cộng sản, của Đại tá Trần Đức Minh, vị Chỉ huy truởng cuối cùng của Truờng Bộ Binh, ông đã tâm sự như sau:

    ………..Khoảng hơn một giờ sau khi im tiếng súng, đại diện một đơn vị Bắc Việt đến, Họ yêu cầu tôi thi hành lệnh của Tổng thống Duơng Văn Minh và Chuẩn tuớng Nguyễn Hữu Hạnh để bảo đảm không nổ súng nữa. Tôi giao cho họ số vũ khí bắt đuợc trên chiếc xe tăng bị bắn cháy và nói với họ lo chôn cất những nguời bị chết trong xe đó…
    …..Trong khi nói chuyện, đại diện quân Bắc Việt yêu cầu tôi triệu tập Chỉ huy truởng của các Quân truờng trong Huấn khu Thủ Đức đến gặp họ. Tôi cho biết không thấy Huấn khu truởng cũng như những nguời có trách nhiệm khác đâu cả. Cuối cùng họ đành bảo tôi thay mặt Huấn khu bàn giao tất cả các trường hiện có ở Thủ Đức. Tôi cho lệnh tập họp ở Vũ đinh truờng, sau đó tuyên bố bàn giao Huấn khu Thủ Đức theo đúng chỉ thị của Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Sự việc diễn ra rất ngắn ngủi, chỉ có khoảng vài trăm nguời mặt mày ngơ ngác, bần thần. Rồi loáng một cái, chẳng c̣n ai mặc quân phục nữa. Sinh viên Si quan mặc đồ dân sự lủi thủi lê chân ra phía cổng chính. Tôi bùi ngùi nh́n theo tủi hổ …Chiều hôm đó đến luợt tôi trút bỏ quân phục và đuợc yêu cầu “nghi riêng” ở trên lầu của tư dinh Chỉ huy truởng, trong khi một Bộ chỉ huy quân Bắc Việt ở duới lầu. Đem đó tôi lên con sốt, trong lúc chập chờn nửa tỉnh nửa mê tôi đã khóc thật nhiều. Lúc này tôi mới thắm thía cảm nghiệm đuợc cái lẽ vô thuờng mà truớc kia tôi chỉ hiểu đuợc bằng lư trí…

    Định mệnh đa bắt tôi đóng vai tuồng “hàng thần lơ láo”, và đây là điều tủi nhục nhất trong đời tôi. Cho đến khi viết những ḍng này niềm tủi nhục ấy vẫn hằn sâu trong tâm khảm tôi, và hẳn rằng khôn khuây cho đến khi sang bên kia thế giới./.

    Nguyễn Ngọc Thạch

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Hồi kư -Tiểu đoàn 4 TQLC Ḱnh Ngư vào những năm tháng sau cùng!

    Mũ xanh Phạm văn Tiền F/20


    Khi nhắc tới Tiểu đoàn 4 TQLC là người ta nghĩ ngay đến trận đánh B́nh Giă, cũng như Tiểu đoàn 5 gắn liền với trận Mộ Đức, Quảng Ngăi, và Tiểu đoàn 2 với trận phản phục kích tại quận Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Đây là những trận đánh lịch sử của QLVNCH. Toàn thể các vị Tiểu đoàn trưởng đều đă hy sinh cùng hầu hết các sĩ quan Tham mưu trong đơn vị.

    Trận B́nh Giă xảy ra vào những ngày cuối tháng 12-1964 khi khóa 19 Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt vừa mới ra trường. Có 5 tân sĩ quan về đơn vị mới, th́ 2 đă bị thương năng, và 2 tử trận. Đặc biệt sự hy sinh đáng tiếc của Thủ khoa Vơ Thành Kháng và Niên trưởng Nguyễn Hùng là một mất mát vô cùng lớn lao cho QLVNCH, những người con yêu tổ quốc, đă được rèn luyện công phu suốt nhiều năm trời dưới mái trường Vơ bị. Niên trưởng Trần Ngọc Ṭan Đại đội trưởng khóa 16 Đà Lạt cũng đă bị thương rất nặng, thất lạc trong rừng sâu nhiều ngày và sự sống c̣n là điều rất may mắn, hy hữu.

    Ngày xưa các thẩm quyền thường gọi Tiểu đoàn 4 là Tiểu đoàn Hoàng-Gia, trong những lúc trà dư tửu hậu.Tuy đây chỉ là lời nói đùa nhưng nh́n chung th́ cũng có phần hữu lư, v́ đơn vị nầy đă từng được chỉ huy bởi các Đại bàng Lạng Sơn và Tango, 2 vị Trưởng và Phó Tư Lệnh Sư Đoàn. Phần đông các sĩ quan chỉ huy xuất sắc, ṇng cốt trong Binh chủng cũng đă xuất thân từ Tiểu đoàn nầy. Nhắc lại chuyện xưa chẳng qua là dip để nhớ lại những kỷ niệm của một thời để thương và để nhớ, một giai đoạn lịch sử vàng son nhất của người lính Mũ xanh sát Cộng QLVNCH.

    Vào những ngày tháng Ba buồn thảm hàng năm, để tưởng nhớ tất cả các chiến sĩ QLVNCH thuộc mọi Binh Chủng đă nằm xuống một cách thật oan uổng, trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến tại bờ Nam cửa biển Thuận An, đặc biệt nhất là các chiến hữu Mũ xanh Ḱnh Ngư Tiểu đoàn 4 TQLC.

    Người viết xin ghi lại những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời binh nghiệp của ḿnh ở đơn vị Tiểu đoàn 4 nầy, dù chỉ có duyên phục vụ vỏn vẹn 2 năm trời, nhưng những t́nh cảm thân quư của người lính Mũ xanh Ḱnh Ngư măi măi là những kỷ niệm tốt đẹp nhất trong đời ḿnh bằng một thứ t́nh “Huynh đệ chi binh” trân trọng, quư hiếm.

    Từ một tên Thiếu úy “sữa” mới ra trường đến khi đảm trách chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 TQLC, được thăng cấp Thiếu tá vào năm 1972 trong trận tái chiếm lại Cổ thành Quảng Trị, tôi có lẽ là người may mắn nhất chưa một lần bị thương nặng phải vào ra bệnh viện, mặc dầu đă có mặt hầu như đầy đủ trong các cuộc hành quân, chỉ trừ hơn nửa năm vắng mặt theo học khóa Basic School tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1969.

    Sau trận đánh Cổ thành Quảng Trị, Sư đoàn TQLC lại phải vô cùng vất vả, c̣n phải hy sinh biết bao xương máu nữa, để tiếp tục chiếm lại những vùng đất bị mất vào tay giặc vào mùa Hè đỏ lửa 1972. Cánh B Tiểu đoàn 2 do tôi đảm trách gồm Đại đội 2 của Đại úy Từ Đức Thọ và Đại đội 5 của Đại uư Huỳnh văn Trọn phải chiến đấu ngày đêm, giành giật từng tấc đất với kẻ thù trên mặt trận vùng phía Bắc Chợ Cạn. Với địa thế toàn những đồi cát trắng trống trải, không thuận lợi cho việc tiến quân, cùng những cơn gió rét lạnh cắt da đă làm chậm bước tiến quân rất nhiều. Đơn vị đă bị tổn thất khá nặng, số binh sĩ bổ sung không bằng số thương binh hao hụt mỗi ngày. Thượng cấp biết được t́nh h́nh nên đă điều động Tiểu đoàn 5 TQLC thay thế. Niên trưởng Thiếu tá Trần Vệ Tiểu đoàn phó, người thay thế tôi cũng đă bị thương nặng trong chuyến đổi quân nầy.

    Tiểu đoàn 2 chúng tôi được lui về phía sau để nghỉ dưỡng quân và tái trang bị, pḥng thủ bảo vệ Bộ chỉ huy Lữ đoàn 147 tại đồi cát “Hội Yên”. Vào một buổi trưa trời không nắng, tôi nhận được lệnh tŕnh diện Đại bàng Lạng Sơn, lư do sẽ cho biết sau.Tôi được thông báo là sẽ thuyên chuyển về làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 4 thay thế Đại úy Trịnh Hữu Phước, c̣n Trung tá Nguyễn Đằng Tống thay Trung tá Trần Xuân Quang trong chức vụ Tiểu đ̣an trưởng, Thiếu tá Nguyễn Phúc Định từ Tiểu đoàn Sói biển cũng được điều động về làm Trưởng ban 3 thay Trung úy Trần Kim Tài, Đại đội trưởng Đại đội chỉ huy kiêm nhiệm.

    Một thoáng bất ngờ cộng thêm một ít buồn man mát trong ḷng. Nhưng dầu sao đây cũng là một cái lệnh mà vị Tư lệnh muốn dặn ḍ đặc biệt cho tôi, thay v́ chỉ cần ban ra một quyết định để thi hành. Cá nhân tôi đă có quá nhiều chuyện buồn nơi đơn vị cũ và việc ra đi lúc nầy cũng là môt cơ hội tốt.. Nhưng làm sao tôi không khỏi đau ḷng khi phải rời xa đơn vị thân yêu mà ḿnh đă từng phục vụ trong suốt hơn sáu năm trời. Tôi nhớ những người lính c̣n lại rất ít ỏi của tôi trong trung đội đầu đời, thương những thuộc cấp của Đại đội 5 mà tôi là người Đại đội trưởng đầu tiên kể từ ngày thành lập. Rồi đây tôi sẽ phải nói lời chia tay với họ, nhất là những chiến hữu thuộc Bộ chỉ huy cánh B, những người đă cùng tôi luôn chịu thiệt tḥi khổ sở nhất, hy sinh rất nhiều nhưng quyền lợi th́ chẳng được bao nhiêu.Thật sư là tôi đă không cầm được nước mắt khi hấp tấp nói lời chia tay với họ, nhưng dầu sao đây là cái lệnh phải thi hành.

    Tôi nhớ măi, đó là cái buổi chiều buồn mây đen xám xịt cuối tháng 11-1972. Bầu trời âm u, cùng những cơn mưa dầm tầm tă, trên chiếc thiết vận xa M 113 do người tài xế lái c̣n có thêm Hạ sĩ 1 Lê Hồng Quảng Nam, người đă cùng tôi khổ cực, sống chết thủy chung suốt nhiều năm trời, đây là món quà đặc biệt mà thương cấp đă ưu ái dành cho tôi được mang theo trong chuyến đi nầy.

    Trung tá Tống đă đón tôi tại Bộ chỉ huy Tiểu đoàn vào lúc trời nhá nhem tối. Trên các tuyến đầu lửa đạn các đơn vị vẫn c̣n đang giao tranh, tiếng gầm thét của phi cơ cùng đủ loại pháo binh địch, ta rơi rớt khắp đó đây. Trong căn lều vải nằm ven biển sóng vỗ ŕ rào, có quá nhiều thương binh từ các đại đôị tuyến trên đưa về. Những y tá và các người lính Đại đội chỉ huy đang bận rộn băng bó và di tản họ về lại tuyến sau. Qua hệ thống liên lạc truyền tin các Đại đội vẫn c̣n đang bị đè nặng dưới áp lực của địch, binh sĩ luôn giữ chặt tay súng chiến đấu dưới các giao thông hào.

    Những người lính Ḱnh Ngư rất vui mừng đón tiếp chúng tôi như người thân thuộc xa cách nhiều năm nay mới trở về. Họ niềm nở lo cho tôi chỗ ăn, chỗ ngủ. Dĩa cơm gạo sấy cùng một ít nước c̣n lại trong chiếc bidong chiều hôm đó quả đă làm tôi cảm thấy ấm ḷng. Những ám danh đàm thoại khác lạ nhưng rất thân thiện, êm tai mà tôi chưa từng được nghe ở đâu bao giờ. Bạch Yến, Sao Mai, những danh xưng đặc biệt chỉ dành cho Tiểu đoàn phó, và các vị Đại đội trưởng không rơ xuất xứ từ bao giờ nhưng đă được mọi cấp quen thuộc sử dụng hàng ngày.

    Đại đội 1 do Trung uư Huỳnh văn Xuân xử lư thường vụ, là đơn vị bị tổn thất nhiều nhất th́ đang bảo vệ Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đại đội 2 do Đại uư Ngô hữu Đức chỉ huy, người giàu kinh nghiệm và thâm niên nhất. Đại đội 3 Trung uư Mai văn Hiếu, Đại đội 4 Trung úy Dương tấn Tước làm Đại đội trưởng. Cả 2 anh đều xuất thân cùng một khóa nên rất thân t́nh, hết ḷng thương yêu thuộc cấp và gắn bó giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi rất dễ cảm thông v́ cùng xuất thân từ một quân trường “Mẹ”. Đại đội chỉ huy do Trung úy Trần Kim Tài đảm trách, rất nghiêm nghị nhưng rất hết ḷng với mọi công tác được giao phó.

    Trước khi về đơn vị mới nầy, tôi được báo trước những ǵ đă xảy ra qua lời dặn ḍ của vị Tư lệnh Sư đoàn. Tiểu đoàn vừa thất bại trong một cuộc lui binh làm mất đi một số chiến xa tăng phái của Thiết đoàn 17 từ vài ngày trước. Binh sĩ đă bị mất tinh thần rất nhiều, và sự có mặt của tôi và Trung tá Tống cũng không ngoài mục đích và lư do nầy.

    Chúng tôi đă đến thăm từng vị trí chiến hào vào sáng ngày hôm sau khi đến đơn vị. Địch vẫn c̣n bám ta rất sát, rất nguy hiểm khi phải di chuyển băng qua những đồi cát trống, nơi địch đang ŕnh rập kiểm soát sự chuyển quân của ta.

    Biết được ư của địch thế nào cũng thừa thắng xông lên, nên thượng cấp đă đặc biệt lưu ư chúng tôi là lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác. Chúng tôi đă bàn bạc rất kỹ với các đơn vị trưởng về những t́nh huống xấu rồi sẽ xảy ra, thiết lập một kế hoạch để sẵn sàng đối phó. Hệ thống pḥng thủ phải tu bổ lại vững chắc, tăng cường thêm nhiều bao cát nơi các ổ súng cộng đồng Đạn dược, nhất là lựu đạn và ḿn Claymore phải được tận dụng tối đa quanh tuyến pḥng thủ. Thiết lập thêm nhiều hỏa tập pháo binh tiên liệu để khi cần tác xạ ngay đúng lúc.

    Đúng như tiên đoán, địch đă điều động nguyên cả Trung đoàn tấn công sau đó một tuần. Nhờ sự yểm trợ của các Pháo đội cơ hữu, binh sĩ lên tinh thần chiến đấu suốt đêm đă đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch. Cuối cùng chúng bị thảm hại và phải rút quân trước khi trời sáng, để lại gần 30 xác cùng nhiều vũ khí đủ loại trong ṿng đai pḥng thủ. Thừa thắng xông lên, quân ta đă chiếm lại vùng đất và các chiến xa bị mất vào hôm trước.

    Tiểu đoàn 4 TQLC đă có được một chiến thắng phục thù. Thiếu tướng Tư lệnh đă đến thăm ngợi khen binh sĩ tại chiến trường, và ra lệnh cho đơn vị về phía sau nghỉ dưỡng quân và tái trang bị.

    Đă có nhiều thay đổi nhân sự trong thời gian nầy. Đại úy Dương công Phó từ Tiểu đoàn 5 về thay thế Trung úy Xuân chức vụ Đại đội trưởng đại đội 1, sau khi măn khóa học Đại đội trưởng tại trường Bộ binh Thủ Đức. Đại úy Nguyễn Tri Nam từ Trung tâm huấn luyện TQLC ra thay Thiếu tá Nguyễn Phúc Định về làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 8, trong chức vụ Trưởng ban 3. Nam cũng vừa học xong khóa Basic School TQLC từ Mỹ trở về. Là một sĩ quan tham mưu xuất sắc, thông minh nhanh nhẹn, tánh t́nh hoà nhă với mọi người, rất siêng năng và hết ḷng thương yêu thuộc cấp. Anh chưa bao giờ làm Đại đội trưởng tác chiến, nhưng lại là người được thăng cấp Thiếu tá và đảm nhận chức vụ Tiểu đoàn phó đầu tiên của khóa 22 A Vơ bị trong Sư đoàn.




    Một tháng sau đó đơn vị lại có lệnh lên đường chuẩn bị cho một cuộc hành quân mới. Hành quân tiến chiếm lại Cửa Việt trước ngày hiệp định Paris về cuộc chiến Việt Nam có hiệu lực Một lực lượng Đặc nhiệm Tango cấp thời được thành lập do Đại tá Tư lệnh phó chỉ huy, cộng thêm Thiết đoàn 20 chiến xa tăng phái. Đây là một cuộc hành quân thần tốc “Nhị thức bộ binh thiết giáp”.Tiểu đoàn 4 là lưc lương xung kích chính, sau nầy được tăng viện thêm 2 Đại đội của Tiểu đoàn 2. Các lưc lượng tiến chiếm đă hoàn tất công tác được giao phó trước giờ ngưng bắn 2 phút. Nhưng sau đó v́ sự lật lọng gian manh của địch, chúng ta đành phải rời bỏ vị trí mà ta chiếm được, sau 3 ngày đêm nằm chịu trận mà không có bất cứ một sự yểm trợ nào. Sự tổn thất của các đơn vị tham chiến lần nầy quá lớn lao về nhân sự cũng như vũ khí bỏ lại tại chiến trường.

    Đầu tháng 10 năm 1973, Trung tá Nguyễn Đằng Tống được lệnh về làm Lữ đoàn phó Lữ đoàn 147 với Trung tá Đỗ Hữu Tùng Lữ đoàn trưởng. Thiếu tá Trần Ngọc Toàn vừa về nước tháng 8-1973, sau khi măn khóa học Chỉ huy và Tham mưu TQLC Hoa kỳ được thượng cấp chỉ định thay thế. Đây là đơn vị đầu đời của Niên trưởng từ khi mới ra trường, cá nhân tôi vẫn làm phó Tiểu đoàn 4 TQLC nầy cho đến giữa tháng 1-1975, được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 TQLC, Đại úy Nguyễn Tri Nam vừa được thăng cấp Thiếu tá thay thế tôi chức vụ nầy.



    H́nh ảnh một sĩ quan TQLC/QLVNCH


    Thời gian sau nầy có nhiều thay đổi nhân sự trong Tiểu đoàn, Đại úy Ngô Hữu Đức được thuyên chuyển về làm Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 7 TQLC, Trung úy Tô Thanh Chiêu cũng từ Tiểu đoàn 5 về thay thế chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2. Chiêu có người anh ruột là Dân biểu VNCH, nhưng anh lại là người thích ở đơn vị đấm đá.. Nước da ngăm đen, da mặt sần sùi, trông thật dữ tợn, nơi bàn tay phải chỉ c̣n 4 ngón không ai rơ nguyên do, nhưng thật sự anh lại là người hiền nhất và rất có uy với thuộc cấp. Thẳng thắn và hay chọc quê “tếu”với bạn bè, giọng cười hô hố đặc biệt, không đẹp trai, nhưng lại có duyên ngầm. Người yêu của anh là một cô gái rất đẹp, con một chủ quán giàu có ở băi trước Vũng Tàu.

    Đại úy Dương Công Phó cũng được về học khóa Bộ binh cao cấp. Sau nầy, anh là Trưởng ban 3 của Tiểu đoàn 18 tân lập. Trung úy Trần Kim Tài vừa thăng cấp Đại úy thay thế chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 1. Trung úy Dương Tấn Tước, vị sĩ quan độc thân suốt đời, yêu lính hơn yêu chính bản thân ḿnh, vừa được thăng cấp Đại úy có lệnh thuyên chuyển về làm Đại đội trưởng Đại đội Viễn Thám “A”, Trung úy Vơ văn Gắt Đại đội phó thay chức vụ Đại đội trưởng đại đội 4.

    Do t́nh h́nh xáo trộn chung của đất nước và v́ nhu cầu đ̣i hỏi cấp bách của chiến trường vào những ngày đầu tháng ba 1975, Bộ Tổng tham Mưu QLVNCH đă quyết định điều động phần lớn các lực lượng TQLC về Nam gồm các Lữ đ̣an 258, 369. Chỉ c̣n lại Lữ đoàn 147 do Đại tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy, gồm các Tiểu đoàn 3,4,5,7, 2 Pháo binh cùng Đại đội Viễn thám của Đại úy Nguyễn tấn Lực. Thay vào đó, là 2 Liên đoàn Biệt Động Quân với trang bị và quân số thiếu hụt. Đây là khởi điểm cho tất cả sự bỏ ngơ sau nầy ở mặt trận Bắc Quảng Trị.

    Măi cho đến chiều tối ngày 8-3-1975, địch bắt đầu mở cuộc tấn công đầu tiên thật mănh liệt vào Trung đội tiền đồn tại đồi 51 căn cứ Tư Tưởng, hướng Tây quốc lộ 1, cây số 23 vùng Cổ Bi, Hiền Sĩ. Đơn vị được chỉ huy bởi Thiếu úy Nguyễn văn Sáng Đại đội phó Đại đội 2, đă chiến đấu chống trả can trường, đẩy lui nhiều đợt xung phong biển người của địch. Lần liên lạc sau cùng qua hệ thống vô tuyến, anh yêu cầu pháo binh chụp thẳng trên đầu ḿnh v́ vị trí pḥng thủ đă bị địch tràn ngập. Anh đă tử thương sau đó trong cuộc cận chiến bằng lựu đạn với kẻ thù.

    Sáng sớm ngày hôm sau, Thiếu tá Trần Ngọc Toàn điều động toàn bộ lực lượng c̣n lại, nhờ sự yểm trợ thật chính xác của các phi vụ A 37 thuộc không lực Vùng 1 chiến thuật, ta đă hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh. Xác địch nằm ngổn ngang trong các băi ḿn của hàng rào pḥng thủ, hơn 20 tên bị ta bắt sống ẩn trú trong các bụi rậm. Đây là trận đánh lớn nhất và sau cùng của đơn vị TQLC vào những ngày cuối cùng tại mặt trận Quảng Trị. Mặc dầu thời gian nầy, cá nhân tôi đă là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 TQLC rồi, nhưng v́ 2 đơn vị pḥng thủ liên quan với nhau trên chạm tuyến, qua hệ thống liên lạc hàng ngang, nên tôi nắm rất rơ t́nh h́nh.

    Lữ đoàn 468 cũng cấp tốc được thành lập với các Tiểu đoàn tân lập 14-16-18. Đại úy Mai văn Hiếu cùng toàn thể Đại đội của anh thuyên chuyển về Tiểu đoàn tân lập 16, Trung úy Hồng Minh So Đại đội phó thay thế chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2. Trung úy Huỳnh văn Xuân lại về làm Đại đội trưởng Đại đội chỉ huy. Chiêu cũng vừa thăng cấp Đại úy sang làm Đại đội trưởng Đại đội 3. Đại úy Nguyễn Minh Trí từ Tiểu đoàn 9 Mănh hổ cũng được thuyên chuyển về làm Trưởng ban 3 trong thời gian nầy.

    Thiếu tá Niên trưởng Đinh Long Thành được lệnh bàn giao chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 với Thiếu tá Trần Ngọc Toàn vào ngày 20-3-1975 trong sự thiếu chuẩn bị, hấp tấp vội vàng. Không đủ thời gian nắm rơ được t́nh h́nh đơn vị, mọi việc điều hành chỉ trông cậy vào Tiểu đoàn phó Nguyễn Tri Nam và các vị Đại đội trưởng.

    Nam và Chiêu là hai người thân nhất và có quá nhiều kỷ niệm với tôi. Nhưng số phận đă không may xảy đến cho họ vào buổi chiều ngày 24-3-75 khi các anh đang điều động binh sĩ rải tuyến đóng quân. Cả 2 đều đă hy sinh trong những giờ phút sau cùng bằng loạt đạn bắn tỉa của tên du kích. Đây là một thiệt hại vô cùng to lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự tan hàng quá sớm của Tiểu đ̣an 4 vào những ngày cuối cùng tại băi biển Thuận An. V́ mất hệ thống chỉ huy, các Đại đội chỉ c̣n cách tự lo liệu lấy thân, nên Trung úy Hồng Minh So đă dẫn nguyên Đại đội 2 của ḿnh lên tàu vào sáng ngày 26-3-1975 cùng với Bộ chỉ huy Lữ đoàn. Đại đội trưởng Đại đội 4 Vơ văn Gắt th́ tập họp binh sĩ c̣n lại tuyên bố tan hàng, mạnh ai nấy lo, v́ có lệnh “ Các đơn vị tự lực cánh sinh” từ Sư đoàn TQLC qua lời chuyển tiếp của thẩm quyền Đại Dương, Đại úy Đan tùy viên Tư lệnh. Riêng Tiểu đoàn trưởng Đinh Long Thành th́ bị kẹt cứng trên chiếc tàu mắc cạn, cùng đủ loại binh sĩ thuộc nhiều đơn vị khác nhau, không c̣n cấp chỉ huy, và Niên trưởng đă may mắn thoát nạn về tới Sài G̣n trước ngày miền Nam thất thủ.

    Cuộc chiến đấu của những người lính Mũ xanh thuộc Lữ đoàn 147 cùng nhiều đơn vị bị bỏ rơi lại tại tuyến đầu, đă bị kết thúc một cách thua thiệt oan uổng ngoài dự đoán của mọi người. Gần 3000 binh lính đủ mọi Binh chủng đă bị trói tay tại mặt trận vào những ngày cuối tháng ba 1975, đă là trang bi kịch đen tối trong chiến sử Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Họ sớm bắt đầu cuộc đời tù đày khi đất nước chưa lọt vào tay giặc.

    Cũng tháng ba năm 1971 của 39 năm về trước, vào các ngày 22-23 Lữ đoàn 147 do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy đă phải di tản chiến thuật trong cơn Uất hận Hạ Lào. Bằng cuộc hành quân có tên “Lam Sơn 719”, các cấp chỉ huy cao cấp nhất của QLVNCH đă ném toàn bộ binh sĩ thiện chiến nhất của ḿnh vào đất địch tại vùng rừng núi Tchépone hẻo lánh xa xôi, nơi không phải là đất nước ḿnh. Tứ bề thọ địch, hàng ngàn chiến sĩ anh dũng đủ mọi Binh Chủng phải chiến đấu kiên cường trong điều kiện bất lợi hoàn toàn.




    Để rồi vào tháng ba năm 1975 cũng chính những chiến sĩ quả cảm Lữ Đoàn 147 được chỉ huy bởi Đại tá Nguyễn Thế Lương thêm một lần thọ nạn, họ cũng bị bức tử từ những cấp chỉ huy cao nhất của ḿnh, bằng một cái lệnh vất bỏ không thương tiếc. Nói theo một chiến hữu Ḱnh Ngư, nhà văn Cao Xuân Huy th́ đó là ngày “Tháng ba găy súng”. Súng của chúng tôi có phải bị bẻ găy không khi mà vẫn c̣n có thể tiếp đạn cho chúng tôi chiến đấu! Ngày 26-3 là ngày “Người cày có ruộng”, ngày 26-3 là ngày cả một Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH bị khoảng một Đại đội du kích Việt Cộng bắt sống. Chuyện không bao giờ tin được đă xảy ra . Hỏi Trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan. Hỏi ai đây, trách nhiệm ai đây về chuyện ô nhục nầy của Quân sử!

    Súng đă găy và Tiểu đoàn 4 TQLC, một đơn vị tác chiến hàng đầu của QLVNCH cùng toàn thể những chiến sĩ quả cảm thuộc đủ loại Binh Chủng tại nơi tuyến đầu lửa đạn, cũng đă phải tan hàng theo vận nước nổi trôi. Một cuộc lui binh chưa từng được được viết ra trong binh pháp, và cũng chưa đơn vị nào đem ra áp dụng bao giờ. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng đem đến sự đại bại thảm hại nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam Tự Do.

    Quốc hận 30-4-2010
    Mũ xanh Phạm văn Tiền F/20

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    TỔ QUỐC GHI ƠN
    Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc


    Tháng Tư Đen lại đến sau 37 năm, tôi xin trích một bài từ Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIG̉N của Thành Giang nói về chuyến bay của Tinh Long 7 trong giây phút cuối cùng của cuộc chiến để tưởng nhớ đến các anh hùng Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă Vị Quốc Vong Thân.


    NGƯỜI HÙNG PHI CÔNG: TRƯỞNG PHI CƠ TRANG VĂN THÀNH VÀ BẢY DŨNG SĨ KHÔNG QUÂN
    Phi công, trưởng phi cơ, trung úy Trang Văn Thành sinh ngày 16/9/1947 tại Rạch Gía, t́nh Kiên Giang. Mồ côi cha năm lên 9 tuổi. Cha của Thành là ông Trang văn Cánh, một nhân viên làm việc cho Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Tàu “bobo”của ông đă bị Việt cộng phục kích và tấn công. Ông Cảnh bị trọng thương rơi xuống sông, ông cố bơi vào bờ nhưng đă qua đời v́ vết thương trầm trọng.

    Cậu bé mồ côi cha Trang Văn Thành được mẹ gửi vào trường để theo học Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, Việt Nam. Trường luyện thép Thiếu Sinh Quân này đă trui luyện một Trang Văn Thành dũng cảm trong chiến tranh, có tinh thần chống cộng cao độ, quyết chiến đấu và đă tử trận cùng phi hành đoàn dũng cảm AC119K của ông, trong ngày Sàig̣n thất thủ 29 tháng tư năm 1975.
    Trang Văn Thành gia nhập Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Ḥa năm 1968, ngành phi công. Ông du học Hoa Kỳ năm 1969 và trở về Việt Nam giữa năm 1970. Ông đă phục vụ cho phi hành Xích Long 413, vận tải cơ C119, loại phi cơ chuyên chở hành khách và hàng hóa với tư cách hoa tiêu phụ. Một năm sau, ông được thụ huấn hoa tiêu chánh và rổi trở thành trưởng phi cơ AC119K của phi hành đoàn Vận tải cơ Chiến đấu Tân lập Tỉnh Long 821. Sau khi phi đoàn Vận tải chuyên chở hành khách, Xích Long 413 giải tán vào cuối năm 1971.


    Trung Úy Trang Văn Thành trong thời gian bay huấn luyện C-119 tại Hoa Kỳ


    Trung úy Trang Văn Thành trong ngày nhận đôi cánh bay

    Trung úy Thành đă chọn vận tải cơ tác chiến cho sự nghiệp quân đội của ông. Trong khi đó Trang Văn Thành có nhiều cơ hội và khả năng để về phục vụ trên một loại vận tải cơ không chiến đấu. Lúc đó, Trang Văn Thành đă kết hôn với chị Vơ Thị Ḥa là cháu gái của thiếu tướng Vơ Xuân Lành, Tư lệnh Phó Không quân, nhân vật đứng hàng thứ hai của Không lực Việt Nam Cộng Ḥa. “Đường chú chú đi, đường cháu cháu đi”. Thành đă không nhờ vả người chú vợ đầy quyền lực. Ông đă hiên ngang chọn lựa con đường chiến đấu trực tiếp trên chiến trường, để c̣n có cơ hội bảo vệ đất nước và “thù cha phải trả”.

    TRẬN CHIẾN CHƯA TÀN
    Sau hai tiếng đồng hồ chịu đựng trận mưa pháo long trời lỡ đất do Cộng sản Việt Nam dội vào phi trường Tân Sơn Nhất. Khơi dậy cơn phẫn nộ của dũng sĩ Trang Văn Thành, con người không khuất phục định mệnh, không khoanh tay chờ địch đập pháo sát hại, không ngồi yên đợi kẻ thù tràn đến tàn sát “C̣n nhân viên, c̣n phi cơ, c̣n súng đạn, phải c̣n chiến đấu”. Thành đă phân tích, so sánh và quyết định: Chết v́ bị đạn pháo kích của địch ở phi trường hoặc chết v́ đạn pḥng không của giặc trên không trung cùng ư nghĩa của sự chết. Nhưng chiến đấu để chết là cái chết oanh liệt, vô cùng ư nghĩa của một quân nhân gan dạ có tránh nhiêm bảo vệ quê hương, v́ dân, v́ nước, v́ sự an nguy của ngừoi thân, bằng hữu và bá tánh.
    “Thù cha phải trả”giấc mơ bao năm trời, ông đă thức trắng thâu đêm bay tên toàn cơi quê hương, trên không phận đường ṃn Hồ Chí Minh, để săn đuổi và diệt địch. Giờ đây, giặc đă t́m đến nhà. Tại sao lại phải cuối đầu rút cổ chờ chết trong bốn bức tường phi đoàn nhục nhă này? Trang Văn Thành đă quyết định phải bay lên không, chiến đấu và diệt địch trước khi ông gục ngă v́ kẻ thù.
    Trang Văn Thành mạnh dạn đứng lên, dơng dạc kêu gọi đồng đội, tự điều động phi hành đoàn dự bị của ông để bay lên không quyết tử chiến. Dù thời điểm đó, Bộ Tư Lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Pḥng và Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đă tê liệt và đang trên đà tan ră.
    Trong đám đông của hơn 40 nhân viên phi hành hiện diện tại phi đoàn Tỉnh Long 821, AC119K. Người ta đă nh́n ông trong sự ngạc nhiên, thương hại với ư nghĩ thầm lặng “Thằng điên”. Khi cuộc chiến VN đă hoàn toàn kết thúc và thua cuộc, ai ai cũng đang t́m đường bôn tẩu, kiếm cách đưa vợ con và thân nhân ra khỏi nước Việt Nam, để tránh một cuộc trả thù và tàn sát của Việt cộng.
    Trong ư chí của Thành hoàn toàn trái ngược, với ông trận chiến vẫn chưa tàn và cuộc chơi chiến tranh chỉ mới bắt đầu. Ư nghĩ trả thù cho thân phụ đang bùng cháy mănh liệt trong tâm tư người sĩ quan mang mối thù cha cao ngất. Cuồn cuộn dâng lên theo những tiếng nổ xé nát không gian của kẻ thù.
    Sự im lặng của mọi người vỡ tan. Trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người kỹ sư phi hành dũng cảm, tự cảm thấy ḿnh phải có trách nhiệm thi hành phi vụ để bảo vệ thủ đô. Là một nhân viên phụ tá ngành Kỹ sư Phi hành, nghề nghiệp vững, nhiều tâm huyết phục vụ cho đất nước, đă năm năm chia xẻ những ngọt bùi và gian nguy cùng viên phi công Trang Văn Thành. Há, không sờn gian nguy! Tuy Quốc Tuấn không nằm trong danh sách phi hành đoàn dự bị của Trung úy Thành. Đồng ư nghĩ cứu nước, đáp lời kêu gọi của Thành, Tuấn bước ra khỏi đám đông, trước sự ngơ ngác của mọi người, Quốc Tuấn đă có hàng trăm phi vụ bay đêm với Trung úy Thành, người mà Tuấn vô cùng ngưỡng mộ, quư mến trong t́nh đồng đội, do tư cách của Trang Văn Thành đă đối xử tốt đẹp với anh em. Người làm việc rất “hợp rơ” với Tuấn.
    Tiếng x́ xào vang lên trong phi đoàn. Lần lượt sĩ quan phi công Trung úy Trần Văn Hiền, Sĩ quan Điều hành viên, Sĩ quan Hồng ngoại tuyến, một Hạ sĩ quan Hỏa châu, Trung sĩ Chín và Hạ sĩ quan Vũ khí Phi hành dũng cảm khác, lặng lẽ đứng lên tỉến về phía Trang Văn Thành, theo tiếng gọi của non sông. Họ cùng hỗ trợ Trang Văn Thành đứng lên diệt giặc, sống và chết có nhau trong những giây phút tử sinh cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam. Họ đă thành lập một phi hành đoàn bất thường, đoàn kết và gan dạ. Một phi hành đoàn thực sự có tinh thần chiến đấu duy nhất c̣n sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Ḥa. Họ đă chiến đấu thế cô, không có phi cơ đồng đội phụ trợ, không cần phi vụ lệnh, không được lệnh của cấp trên, từ Bộ Tư lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc pḥng hay lệnh của Tổng Thống VNCH. Tất cả đều đă ră ngũ và đă bôn tẩu. Họ đă thi hành công tác theo mệnh lệnh lương tâm của một quân nhân có trách nhiệm.
    Gương mặt đầy phẫn nộ cho vận nước đảo điên của trung úy Trang Văn Thành thể hiện lần cuối cùng tại cửa phi đoàn Tỉnh Long 821, trước khi họ lên đường chiến đấu và diệt địch, Thành buồn bă tuyên bố lời cuối cùng với viên sĩ quan này gạn hỏi ư kiến:
    - Trung úy có cần tôi ghi tên phi hành đoàn của trung úy vào sổ trực hành quân và báo cáo lên Không đoàn không Trung úy?
    - Ứ! Vô ích. Sổ trực hành quân phi đoàn tôi đă xé rồi, cơ quan đầu năo c̣n nữa đâu mà báo cáo cho mất công chứ. Giờ đây, chúng tôi tự nguyện chiến đấu cho đất nước v́ trách nhiệm của một quân nhân, mà không cần đến lệnh của cấp trên. Không làm phiền thiếu úy đâu. Chúng tôi phải gấp rút lên đường thôi!

    NHỮNG GIỜ TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG
    Chiếc phi cơ AC119K của trung úy Trang Văn Thành gầm thét náo động phi trường Tân Sơn Nhất. Mang một chút sinh lực phấn khởi đến cho những tâm hồn đang bấn loạn với thể xác đă ră rời v́ trận mưa pháo kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vừa qua và c̣n đang tiếp diễn ác liệt. Sức nổ và sự tàn phá khủng khiếp, chẳng những nó hủy hoại vật chất, cả tinh thần và hồn phách của những chiến sĩ Không quân đang hiện diện trong ḷng trận chiến cũng tan biến.
    alt
    Ḥa lẫn tiếng động cơ là những loạt đạn pháo kích dữ dội của Cộng sản VN rơi vào sân bay Tân Sơn Nhất. Một bầu không khí hăi hùng của chiến tranh, Cộng sản Bắc việt đă có công triệt hạ Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, cho mục tiêu chiến thắng cuối cùng để đoạt lấy chính quyền từ tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Hầu áp đặt một chế độ độc tài gian tham tại Miền Nam VN.
    Phi cơ của trung úy Thành rời khỏi phi đạo, rẽ mũi bay về bên trái, hướng tây của Thủ đô Sàig̣n. Tránh né đạn pḥng không dầy đặc ở phía đông bắc phi trường Tân Sơn Nhất. Ông nhanh nhẹn cho phi cơ bay lên cao độ, làm các ṿng chờ ở phía tây Thủ đô yên tĩnh, hầu quan sát t́nh h́nh chiến sự. Vừa mới bay lên không ông cần nhiều thời gian để quan sát, theo dơi và chọn lựa các mục tiêu trước khi ra tay sát thủ.
    Sau khi phi cơ cất cánh, trong hai tiếng đồng hồ vắng bặt âm thanh của máy bay, người ta cứ ngỡ đó là chiếc vận tải cơ chiến đấu AC119K hèn nhát, đă cất cánh bay đi và đă di tản khỏi nước Việt Nam.
    Mất gần hai tiếng đồng hồ bay lượn trên bầu trời Đồng Tháp Mười ven đô, phía tây của thành phố Sàig̣n chờ trời sáng, đồng thời quan sát kỹ lưỡng các mục tiêu. Rồi con “Hắc đại bàng dũng mănh” lại gầm thét ồn ào, lù lù xuất hiện trở lại trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất.
    Bấy giờ, đă 7 giờ hơn. Mặt trời đang lên, thành phố Saig̣n đang bừng sáng ở phía đông. Sân bay Tân Sơn Nhất đang bị sang bằng, mịt mù khói lửa. Vài đám khói trắng để lộ các mục tiêu dàn đại pháo của địch đang rót vào phi trường. Tọa độ phát hiện tại những cánh rừng thưa gần xóm mới, hướng Bắc của quận G̣ Vấp ven đô.
    Có lẽ Hà Nội đă rút tỉa kinh nghiệm sự thất bại nặng nề trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Hàng trăm xác Việt cộng phơi thây trên quốc lộ 1, do hỏa lực của vận tải cơ chiến đấu AC47, phi đoàn Hỏa Long đă bắn hạ, khi họ tấn công vào Sàig̣n bằng hướng tây bắc, đồng ruộng bằng phẳng, trống trải, ít dân cư, phi cơ dễ dàng tác xạ, rải đạn lên chúng. Lần này, chúng tiến chiếm Sàig̣n bằng hướng đông bắc, gần rừng thưa, để trà trộn vào những khu đông dân cư, tránh né những cuộc không tập với hỏa lực hùng hậu của Không quân VNCH.

    SAI MỘT VÁN CỜ.
    Khi chiến cuộc VN bắt đầu mở rộng, Quân đội Hoa Kỳ ào ạt đổ vào phục vụ ở VN. Họ đă bị tổn thất nặng nề qua hai chiến thuật “Du kích chiến, bắn sẻ rồi lẫn trốn an toàn, và Việt cộng đă dùng chiến thuật thứ hai “Tấn công biển người, càn quét địch quân hiệu quả và nhanh chóng. Gây nhiều tổn hại nhân mạng đối phương.

    Để chống lại Chiến thuật Tấn công biển người vô cùng lợi hại, gây nhiều tổn thất cho Quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ đă phải nghiên cứu và sáng tạo ra các loại Vận tải cơ Chiến đấu. Họ đă dùng phương pháp rải đạn trên một vùng rộng lớn, dài hàng cây số, bằng những loại vũ khí liên thanh, tác xạ bằng điện, mỗi khẩu bắn cùng một lúc bởi 6 ṇng súng xoay tṛn trên 6.000 viên đạn cho một phút. Khoảng cách của mỗi viên đạn đến mục tiêu đều đặn trên mặt đất độ ba tấc

    Thoạt đầu, Quân đội Hoa Kỳ thí nghiệm bằng vận tải cơ có trọng tải nhẹ, đó là vận tải cơ chiến đấu AC47. Phương pháp rải đạn này đă đem đến nhiều kết quả lớn lao. Hoàn toàn bẻ găy chiến thuật tấn công biển người vô nhân đạo của Cộng sản Việt Nam. Lùa dân sự (dân công) càn quét quân đội địch, trước khi lực lượng vũ trang chính quy của họ nhập cuộc, tiến vào mục tiêu và tịch thu chiến lợi phẩm.
    Phát triển lớn hơn nữa, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu cải tổ các lọai vận tải cơ có trọng tải lớn hơn, đó là AC119G. Rồi dẫn đến, các loại vận tải cơ chiến đấu trang bị các dàn súng đại bác bắn liên thanh 20 ly, AC119K và AC130. Loại vận tải cơ chiến đấu AC130 tối tân nhất của Mỹ chỉ được sử dụng bởi không lực Hoa Kỳ hoạt động ở VN.
    Cuộc chiến tranh VN mỗi ngày càng bộc phát và leo thang dữ dội. Sự tổn thất nặng nề của Việt Cộng do những phi cơ vận tải chiến đấu, trang bị vũ khí liên thanh chống biển người hữu hiệu do Hoa Kỳ chế tạo, Cộng sản Bắc việt đă phải cầu cạnh với Cộng sản Quốc tế Liên Sô tăng viện nhiều loại vũ khí tối tân hơn, nhằm chống lại các loại phi cơ lợi hại của Hoa kỳ. Cuối thập niên 60, cuộc chiến tranh VN đổi hướng. Phe Cộng sản cho xuất hiện nhiều loại hỏa tiễn pḥng không tự động SAM và các loại hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7. Những loại hỏa tiễn mới này đă gây khốn đốn cho cả Không lực Hoa kỳ lẫn Không quân Việt Nam Cộng Ḥa.
    Suốt giai đoạn Chiến tranh VN, để vô hiệu quả Không quân Việt Nam Cộng Ḥa; Việt cộng đă luôn sử dụng hai chiến thuật: Điệu hổ ly sơn hoặc điệu hổ nhập hầm ( bẫy), hầu bảo toàn lực lượng trước sức mạnh của Không quân đối phương. Khi họ dùng một lực lượng chính quy đông đảo để tấn công, càn quét địch và để tránh khỏi một cuộc tàn sát do phi cơ đối phương gây ra.
    Chiến thuật Điệu hổ ly sơn là một phương pháp chiêu dụ phi cơ đánh sai lạc mục tiêu. Chúng phải dùng đến những toán cảm tử cực nhỏ, chỉ 2 hoặc tối đa là 3 người. Họ sử dụng pḥng không và vũ khí bắn ra toàn là đạn lửa chiếu sáng. Các nhóm cảm tử này được đặt ở những vị trí có địa thế bị phi cơ nghi ngờ, nhiều đồi và rừng, họ bố trí rất cẩn thận với hầm trú ẩn sâu và an toàn, gắn những mục tiêu họ đă dự định sẽ tấn công.
    Toán quân “nhử địch” này có nhiệm vụ bắn máy bay bằng đạn lửa, để chiêu dụ phi cơ, các phi công lầm tưởng những nơi bắn máy bay đó là những lực lượng chính của Việt cộng. Phi cơ sẽ mất nhiều thời giờ đến tác xạ và thả bom các tọa độ giả tạo do họ dàn dựng, mà phi công quên đi mục tiêu chính là đồn bót hoặc căn cứ đang bị Việt cộng tấn công.
    Trong khi đó, lực lượng chính quy tấn công đồn bót, căn cứ địch, lại xuất phát từ những địa điểm trống trải, yên tĩnh như đồng ruộng, ít bị phi cơ nghi ngờ là con đường chuyển quân. Chúng sẽ tấn công chớp nhoáng và nhanh nhẹn rút lui theo các lộ tŕnh an toàn đó.
    Chiến thuật “Điệu hổ ly sơn” này của Việt cộng đôi khi cũng bị tổ trác, khi họ gặp phải những phi công trực thăng vũ trang hoặc hoa tiêu vận tải chiến đấu đă sinh sống ở miền quê Việt Nam, biết rơ chiến thuật lừa phỉnh này, Họ luôn đi t́m những mục tiêu chuyển quân âm thầm, yên tĩnh, khu vực ít bị nghi ngờ. Đột nhiên rải đạn đánh phá, đă đem đến những kết quả mỹ măn, nhiều xác Cộng quân phơi thây bất ngờ, không c̣n cơ hội mang xác ra đi.
    Trung úy Trang Văn Thành đă rời vào cái bẫy của Cộng sản Bắc việt, ông đă bị trúng kế “Điệu hổ nhập hần (bẫy)”. Khi năy quan sát trên không phận ở phía tây Thủ đô Sàig̣n. Trung úy Thành chỉ khám phá và ghi nhận được những dàn trọng pháo và hỏa tiễn của Việt Cộng đang bắn vào Thủ đô. Chúng đă được đặt rải rác từ những cánh rừng thưa ở mạn Bắc của Xóm Mới, thuộc Quận G̣ Vấp. Cho nên ông đă bất cẩn khi chọn lựa và bay ngang quận G̣ Vấp để đánh lên mạn Bắc.
    Cộng sản Bắc việt đă âm thầm mai phục phi cơ. Lén lút đưa những dàn pḥng không và hỏa tiển tầm nhiệt vào bên trong quận G̣ vấp. Một xóm nghèo nàn đông dân cư, thuộc ngoại ô hướng Bắc thủ đô Sàig̣n. Một chốt chặn đường phi cơ hạ hoặc cất cánh tại đầu phi đạo Tân Sơn Nhất.
    Cộng sản Việt Nam đă tiên đoán trước Không quân Việt Nam Cộng Ḥa sẽ phải xuất phát và tấn công vào họ từ những vùng an toàn nhất. Việc âm thầm di chuyển những dàn phóng không và hỏa tiễn vào quận G̣ Vấp là nhất sách với hai cái lợi của sự bất ngờ: Dù phi cơ có phát giác ra họ, phi công cũng không dễ dàng tác xạ vào nhà dân, gây tổn thương lớn đến sinh mạng người dân. Thứ hai là những dàn pḥng không được đặt ở đầu phi đạo sẽ có thể bất ngờ bắn hạ, ngăn chận những phi cơ cất cánh để tấn công vào lực lượng quân sự của họ. Hoặc có thể bắn hạ các phi cơ di tản ra khỏi nước VN. Trung úy Thành đă bị trúng kế “điệu hổ nhập hầm”.
    Giờ hành động đă điểm. Trước khi cho phi cơ bay vào mục tiêu, chuẩn bị trận đánh không địa của chiến đấu cơ AC119K. Trung úy Thành đă hội ư cùng phi hành đoàn lần cuối truớc khi ông quyết định đưa vào trận chiến.
    - Các anh em có ư kiến ǵ? Chúng ta có nên tiến vào mục tiêu diệt địch bây giờ hay không?
    Tất cả những gương mặt đều tự tin trong im lặng. Tất nhiên họ đă hiện diện trên phi cơ là họ chấp nhận một cuộc tử chiến, quần thảo với địch, cứu nguy thành phố Sàig̣n đang trong cơn sốt sụp đổ, sắp rơi vào tay địch. Chính vợ con và thân nhân của họ cũng sẽ gánh chịu hậu quả của sự trả thù thê thảm sau một cuộc bại trận, do phe Cộng sản nham hiểm sẽ chiến thắng. Không c̣n chọn lựa nào khác, nếu phải hy sinh. Một giọng phát ra từ máy liên thoại phi hành đoàn:

    - Quyết định thi hành phi vụ này là chúng tôi đă chấp nhận sự hy sinh. Tùy theo quyết định của Trung úy.
    Trung úy Trang Văn Thành lái chiếc phi cơ bay bọc từ phái nam thủ đô Sàig̣n ṿng lên hướng bắc để đánh ṿng bay đầu tiên vào các mục tiêu đă được phi hành đoàn ghi nhận. Một tràng liên thanh ầm ỹ, ṇng súng minigun xoay tṛn, khói bốc lên, lửa đỏ lóe sáng, 6.000 viên đạn tua tủa bay ra khỏi các ṇng súng trong một phút, tạo thành những vệt đạn lửa trăi rộng gần một cây số, nằm trong tầm tác xạ của loại vũ khí độc hại này, địch sẽ không c̣n cơ hội sống.
    Tiếp nối các ṿng bay tấn công và diệt địch thứ hai rồi thứ ba. Tiếp tục cuộc chiến đấu đầy dũng cảm, cam go để bảo vệ thủ đô. Mỗi một ṿng bay trút hàng ngàn quả đạn đại bác 20 ly xuống đầu địch nơi ven đô. Ba ṿng bay tác xạ đầu tiên của phi cơ vào các tọa độ đặt dàn trọng pháo và hỏa tiễn của địch. Việt cộng đă phải im bặt trong hơn nữa tiếng đồng hồ, kể từ khi con diều hâu xuất hiện và gầm thét ồn ào trên bầu trời Sàig̣n. Chiến sĩ không quân đang hiện diện trong phi truờng Tân Sơn Nhất t́m được một ít phấn khởi, ngoi ra khỏi hầm trú ẩn ngộp ngạt, t́m những giây phút thoải mái. Hàng triệu đôi mắt hướng về chiếc phi cơ cứu tinh đang bay lượn ở hướng đông, sắp sửa nhả đạn, tác xạ ṿng bay thứ tự xuống đầu địch.
    Phi hành đoàn đă chiến đấu không mỏi mệt, không đầu hàng, không bỏ chạy. Mỗi lúc chiếc phi cơ AC119K lại tiến sâu vào trận địa dày đặc pḥng không, trọng pháo của địch quân đang cố xâu xé Thủ đô Sàig̣n.

    60 GIÂY ĐỐI DIỆN TỬ THẦN
    Trung úy Thành đă hạ phi cơ xuống thấp hơn các ṿng bay trước, để đánh địch quân và điều chỉnh. Ông hy vọng cao độ 2.000 bộ, với tầm tác xạ và hiệu quả hơn. Nhưng cao độ này khá nguy hiểm cho một loại vận tải cơ bay chậm chạp, nó nằm trong tầm bắn trả của pḥng không và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch. Trung úy Thành dự định sẽ rải 2 thùng đạn đại bác liên thanh 20 ly để phá hủy và dập tắt các ṇng súng thuộc dàn đại pháo của Việt Cộng, Những tọa độ ông vừa mới phát hiện được trong ṿng bay đă qua.
    Phi cơ của Trang Văn Thành chưa kịp tiến gần mục tiêu của địch. Nó đă bay và lọt vào ổ pḥng không bí mật phía đông phi trường. Địch đă im lặng, giữ bí mật đặt dàn pḥng không này trong quận G̣ Vấp, một khu phố nghèo nàn phía đông, bên ngoài ṿng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
    Tám nhân viên phi hành đoàn AC119K hiện diện trên phi cơ cùng một cảm nhận những tiếng nổ rung chuyển không gian, xung quanh chiếc phi cơ của họ. Dàn pḥng không của địch đă đồng loạt nả đạn lên không, tấn công chiếc AC119K nổ rợp trời như pháo bông nổ giữa ban ngày. Đợt tấn công đầu tiên gồm bốn quả pḥng không đă không gây thiệt hại nào cho phi cơ.
    Mấy giây tử thần ngắn ngủi trôi qua. Phi hành đoàn lại cảm nhận một tiếng nổ đơn độc khác, ảnh hưởng trầm trọng trực tiếp đến phi cơ. Toàn thân chiếc máy bay rung chuyển dữ dội theo tiếng nổ. Họ đă kinh hoàng nh́n thấy lửa đỏ lẫn miếng đạn pḥng không phóng ra, kèm tiếng nổ ấm và bịt kín từ trong ḷng động cơ bên trái.
    Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa! Họ đă biết chắc chắn chiếc phi cơ đă bị trúng đạn pḥng không SA7 của Việt Cộng.


    Viên phi công Trưởng phi cơ dũng cảm, 28 tuổi. Trung úy Trang Văn Thành không hề nao núng. Ông rất tin tưởng vào tài nghệ lái máy bay của ông, với hơn 2.000 giờ bay, ông đă trải qua không biết bao nhiêu lần phi cơ bị hư hỏng phải đáp khẩn cấp an ṭan. Một trách nhiệm đặt trên vai người Trưởng phi cơ, phải làm mọi cách để đoàn viên phi hành của ông được toàn mạng. Tám sinh mạng trên phi cơ hiện đang nằm trong bàn tay tài nghệ của viên phi công trưởng phi cơ.
    Trung úy Trang Văn Thành b́nh tĩnh, một bản tánh chung của những người phi hành, họ đă được trui luyện ḷng can đảm, ngay từ những giờ bay đầu tiên, đó là sự b́nh tĩnh, hành động chính xác và phải làm mọi cách để được đáp b́nh an và toàn mạng.
    Thành dơng dạc trên máy điện thoại của phi hành đoàn. Ông công bố t́nh trạng phi cơ đang nguy ngập với lệnh đáp khẩn cấp.
    - Phi hành đoàn, chú ư! Đây, Trưởng phi cơ! Phi cơ chúng ta đă bị trúng đạn pḥng không. Tất cả nhân viên phi hành đoàn hăy b́nh tĩnh, ngồi vào ghế, buộc giây an toàn. Tôi đang làm thủ tục đáp khẩn cấp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

    Vừa ra lệnh,Trung úy Thành vội vă hạ mũi và nghiêng phi cơ về bên trái, theo hướng phi đạo Tân Sơn Nhất, đang nằm ở hướng 3 giờ của chiến phi cơ. Trong ư nghĩ của Trung úy Thành đă có sẵn một quyết định rơ rệt. Ông b́nh tĩnh dặn ḍ các nhân viên trong pḥng lái.
    - Bằng mọi giá chúng ta phải mang phi cơ ra khỏi vùng đông đúc dân cư của Quận G̣ Vấp. Nếu phi cơ của chúng ta không lết kịp đến phi đạo. Tôi sẽ quyết định cho phi cơ làm crash ngay tại các cánh đồng vắng xung quanh phi trường.

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    TỔ QUỐC GHI ƠN
    Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc
    P2





    “THƯỢNG ĐẾ” CƯỚP LẤY TAY LÁI PHI CƠ
    “Thượng đế” đă cướp lấy cần lái phi cơ từ tay người phi công Việt Nam Cộng Ḥa tài ba và dũng cảm Trang Văn Thành. Phi cơ vừa nghiêng bên trái, gia tăng sức ép của không khí đè nặng lên vết thương vốn đă trầm trọng nơi động cơ trái vừa bị pḥng không SA7 xé nát, những mối giáp của 3 phần cánh: cánh trong, động cơ và cánh ngoài của phi cơ đă bị rạn nứt khi đạn nổ, không c̣n chịu nổi sức ép của không khí.
    Cánh ngoài, bên trái của phi cơ đột nhiên găy xếp lên không, lôi động cơ trái găy đổ theo, rồi ră ra. Nó giựt mạnh những đường dây cáp điều khiển cánh lái nghiêng của phi cơ, làm đứt ĺa, khiến cần lái phi cơ vuột khỏi tầm tay của viên phi công, rồi đập mạnh về phía trước bảng phi cụ.

    Trung úy Trang Văn Thành kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ không c̣n trong tầm tay điều khiển an toàn của ông nữa. Đồng lúc, 2 chiếc bàn đạp điều khiển cánh lái đuôi phương hướng cũng đập mạnh về trước, khi những dây cáp điều khiển nối liền từ cánh lái đuôi đến bàn đạp cũng bị giựt đứt ĺa và rời khỏi phi cơ.
    Phi hành đoàn bàng hoàng cảm nhận cái chết cận kề. Người này loạng choạng chụp lấy dù cá nhân, người kia tháo gỡ dây an toàn, người nọ ṃ mẫm đến cửa thoát hiểm. Đôi tay Trung úy Trang Văn Thành nhanh nhẹn chụp lấy lại cần lái, cố gắng điều khiển, đồng lúc chân ông cḥi đạp trên cần điều khiển cánh lái phi cơ đều lỏng toát, không có một tác động nhẹ, khi toàn bộ hệ thống dây cáp điều khiển ba bộ cánh lái phi cơ đều đứt gọn. Trang Văn Thành rùng ḿnh, toát mồ hôi lạnh, gào thét thất thanh trên máy liên lạc phi hành đoàn, Ông kinh hoàng, thúc giục đồng đội thoát thân.
    - Tất cả nhảy dù ra khỏi phi cơ, mau lên, mau lên, mau lên…
    Thân phi cơ bắt đầu nghiêng đổ hẳn về một bên. Các đồng hồ ngưng hoạt động, tốc độ phi cơ đứng hẳn giữa bầu trời và chuyển đổi sang trạng thái rơi tự do. Hệ thống điện bị cắt đứt. Tất cả bắt đầu im lặng theo sự rơi chao đảo trong 40 giây mặc niệm cuối cùng của sự chết!
    Các động cơ đă hỏng v́ sự rối loạn, tan ră của phi cơ. Tất cả kim đồng hồ dàn phi cụ, đồng loạt rớt xuống số 0. Cánh trái, thân nối liền đuôi phi cơ đă găy đổ và rời khỏi phi cơ đang bay lơ lững trên không. Hệ thống điều khiển tê liệt. Phi hành đoàn kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ của họ không c̣n là một chiếc máy bay thăng bằng, bay bổng trên không trung nữa. Đó là một khối sắt vô dụng đang rơi vùn vụt trên bầu trời Sàig̣n.
    Trung úy Trang Văn Thành tuyệt vọng, buông xuôi và đầu hàng định mệnh. Tám người phi hành đoàn cùng cảm nhận trong hăi hùng với cái chết cận kề trong sức rơi của vùn vụt của phi cơ xuống mặt đất, trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất của buổi sớm, ngày 29 tháng tư năm 1975. Cơ hội thoát hiểm của phi hành đoàn gần như chấm dứt khi họ đang ở vào trạng thái rơi tự do của hai vật thể riêng biệt: trọng lượng con người tách rời trọng lượng phi cơ, con người không c̣n là điểm tựa tên mặt phẳng của chiếc máy bay. Bàn tay của viên kỹ sư phi hành đă mấy lần đụng chạm đến cần khóa cửa thoát hiểm bên cạnh chiếc ghế ngồi của ông, được đặt dưới sàn trong ḷng pḥng lái phi cơ, bao lần nó đă vuột khỏi tầm tay v́ sức rơi chao đảo, nghiêng ngă và lơ lửng trong ḷng phi cơ.
    Chiếc phi cơ nghiêng đổ hẳn về một phía, Những đôi mắt kinh hoàng của họ trừng trừng khiếp đảm nh́n xuống ḷng đất cứng rắn hăi hùng, phút chốc nữa đây phi cơ của họ sẽ phải va chạm nổ vỡ tung. Những quả tim, bấn lọan hồi hộp theo cảm nhận của sự chết trong 40 giây ngắn ngủi c̣n sót lại qua sức rơi chao đảo của phi cơ từ 2.000 bộ xuống mặt đất.


    Tinh Long 821 AC-119 Phi hành đoàn cuối cùng của KhôngQuân Việt Nam Cộng Ḥa hy sinh cho Tổ Quốc sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ngay trên không phận ṿng đai phi trường Tân Sơn Nhất Thủ Đô Sài G̣n.

    Tử thần đang chào đón họ trong 40 giây của sự sống cuối cùng, 40 giây để thở, tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, 40 giây của tâm hồn rối loạn, để cảm nhận sự chết của một con người, truớc khi tất cả đều dập tắt theo tiếng nổ kinh hoàng, sự va chạm của phi cơ vào ḷng đất.
    Mười giây sau cùng, Trung úy Thành đă nhắm nghiền đôi mắt đầy lệ thương xót cho người vợ trẻ và hai con dại vẫn hiện hữu trên thế gian. Họ đang lo lắng và chờ đợi một “cuộc di tản không bao giờ có” của chàng đă hứa. Viên kỹ sư phi hành ngồi ở chiếc ghế phía sau, trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người đă dũng cảm t́nh nguyện, chấp nhận chuyến bay trên phi vụ sinh tử cuối cùng của Trung úy Thành, ông đă cùng chung hoàn cảnh một vợ và hai con thơ đang ṃn mỏi trông đợi cha về.
    Tâm hồn phi hành đoàn ch́m vào bóng tối theo tiếng nổ long trời, hồn biến, xác tan, để đi vào cơi an lạc, chấm dứt một đời người kiêu dũng trên không trung. Để rồi tên tuổi các anh vẫn sống măi trong ḷng người và lịch sử của Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, với ư chí sắt đá “hiến thân cứu nước”và quyết tâm “v́ dân diệt bạo”.
    CHỐNG CHỎI TỬ THẦN
    Kể từ khi xuất hiện loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt độc hại trên địa cầu, do khối Cộng sản Quốc tế yêu chuộng, chủ chiến, chuyên gây rối trên thế giới, xúi giục và yểm trợ những chính trị gia độc tài quốc tế, tham vọng gây chiến tranh để cướp giựt lănh đạo, gạt bỏ những sự lựa chọn người tài ba ra điều hành đất nước của nguời dân, áp đặt những chế độ độc tài lên họ, đánh hỏa mù để hưởng tư lợi cá nhân. Chúng đă sáng tạo ra những loại chiến cụ mới gây khiếp đảm cho khối tự vệ, yêu chuộng tự do, công bằng và dân chủ. Trong đó có Miền Nam Việt Nam. Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Ḥa đă gặp rất nhiều khó khăn và thiệt hại nặng nề với hàng lọat phi cơ bị bắn hạ bằng loại vũ khí tầm nhiệt SA7 lợi hại này.
    Trong chiến tranh, không ai có thể lo lắng hơn những nhân viên phi hành của Không lực Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ. Những người phải đối diện trực tiếp với loại vũ khí ghê gớm SA7 này. Mỗi nhân viên phi hành của Không quân đều đă phải suy tính, tự học và luyện tập để chuẩn bị cho chính ḿnh một con đường thoát hiểm nhanh nhẹn nhất truớc những đe dọa của loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp, nhanh chóng và chính xác như loại hỏa tiễn tầm nhiệt của khối Cộng sản.
    Phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành cùng tâm trạng lo âu và đă tiên liệu truớc những sự nguy hiểm của loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên các phi vụ của chiến trường Miền Nam Việt Nam.
    Ngay khi phi hành đoàn của họ đă cảm nhận phi cơ của họ đă bị trúng đạn pḥng không. Tám nhân viên phi hành hiện diện trên phi cơ đều cùng có một cảm nghĩ và hành động t́m kiếm cá nhân, hay họ phải chú tâm đặc biệt đến những cánh cửa thoát hiểm gần họ nhất, ngỏ hầu nhanh chóng thực hiện một cuộc thoát hiểm cấp tốc khỏi phi cơ truớc khi nó không c̣n điều khiển được nữa. Trung úy Trang Văn Thành đă không tiên đoán trước được phi cơ của ông sẽ găy cánh trong 10 giây sau tiếng nổ. Nhân tính dũng cảm và quyết tâm cố mang phi cơ ra khỏi khu phố G̣ Vấp đông đảo, sự an toàn cho sinh mạng người dân. Ông đă kêu gọi đồng đội b́nh tĩnh, ở lại phi cơ. Bày nhân viên phi hành đă tuân lệnh, sáu người đă không thoát hiểm được khỏi phi cơ và chết tan xác theo chiếc máy bay định mệnh.
    Tại pḥng hàng hóa của phi cơ nơi trang bị 4 khẩu súng minigun 6 ṇng và 2 khẩu đại bác liên thanh 20 ly, cùng hàng tấn đạn dược và hỏa châu. Pḥng làm việc của các chuyên viên vũ khí phi hành.
    Nhân viên phi hành chống chỏi tử thần dữ dội nhất để thoát khỏi bàn tay của thần chết, đó là trung sĩ Chín, nhân viên vũ khí phi hành. Ông đang bám chặt ở cánh cửa hành khách bên phải của chiếc phi cơ, kể từ khi chiếc máy bay của họ bị trúng đạn pḥng không.
    Trung sĩ Chín vẫn c̣n đủ b́nh tĩnh, bám chặt khung cửa, vật lộn với thời gian, chiến đấu với tử thần. Trung sĩ Chín vất vả, quần thảo để tháo gỡ chiếc chốt pin khóa chặt dàn phóng trái sáng vào chân, chúng án ngữ kín mít ở cửa pḥng hành khách, ông không thể nào rướn người ra khỏi phi cơ.
    Đă mất 10 giây trong sức rơi vùn vụt, cực nhanh của phi cơ. Trung sĩ Chín may mắn giật được chốt pin khóa dàn phóng trái sáng, nó rời khỏi chân dàn phóng rơi xuống mặt sàn phi cơ, để lộ một khoảng trống của khung cửa bao la. Đúng lúc chiếc phi cơ nghiêng đổ về bên phải, Trung sĩ Chín dùng hết sức b́nh sinh dồn lên đôi chân cứu rỗi, nhanh như cắt, ông búng mạnh đôi chân vào thành phi cơ, để truợt chân người rơi ra khỏi đống thép vô dụng đang lao vùn vụt xuống mặt đất.
    Trung sĩ Chín rời phi cơ khi chiếc máy bay của ông đang rơi và cách mặt đất độ 600 bộ, chừng 200 mét. Trong 10 giây ngắn ngủi sau cùng c̣n sót lại cho sự sống. Chín đă lảo đảo trong không khí, đôi tay vẫn chới với, quờ quang t́m kiếm khóa giật để bung dù, chiếc dù đeo lủng lẵng chỉ một bên của thân người gây nhiều khó khăn.
    Chiếc dù vừa bọc gió đúng lúc trung sĩ Chín cũng vừa rơi xuống mặt đất. Ông đă thoát nạn, nhưng đă bị chấn thương nhẹ nơi cột xương sống.
    Đồng lúc một tiếng nổ rung chuyển trời đất, quả cầu lửa rựng lên, sức nóng bức của bom đạn ḥa lẫn xăng cháy dữ dội, hắt vào người trong khoảng cách gần 100 thước, nơi Chín đă vừa rơi xuống từ phi cơ hư hỏng, vô phương cứu chữa.
    Tuần lễ sau, trung sĩ Chín đă t́m đến nhà anh trưởng phi cơ Trung úy Trang Văn Thành. Lúc đó chị Vơ Thị Ḥa là vợ anh Thành đă đi vắng. Chín đă kể lại những chi tiết trên chuyến bay cuối cùng của Không quân Việt Nam Cộng Ḥa với chị Bùi Vơ Thanh, chị ruột của chị Ḥa. Trung úy Thành và 6 đồng đội khác đă không thoát khỏi phi cơ và đă tử trận theo con tàu AC119K, lúc 8 giờ sáng ngày 29/4/1975 tại Tân Sơn Nhất.
    Trung sĩ Chín xác nhận trung úy Thành đẽ đền nợ nước, chết theo phi cơ. Một hung tin mà gia đ́nh chị Ḥa đă biết mấy hôm trước do các nguồn tin từ những người bạn thân cùng đơn vị của anh Thành đă lén báo tin và xác nhận về cái chết anh dũng của anh Thành.
    Trang Văn Thành đă tự điều động một phi hành đoàn c̣n đầy đủ tinh thần chiến đấu và tự nguyện hiến thân cho đất nước. Một phi hành đoàn duy nhất c̣n sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Ḥa và của Quân đội Miền nam Việt Nam. Họ đă làm nên trang chiến sử oanh liệt cuối cùng trong giây phút kết thúc chiến tranh Việt Nam, và Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa này đă tan ră và “bại trận”.
    KINH NGHIỆM HỎA TIỄN TẦM NHIỆT SA7
    Nhiều nguồn tin, suy đoán không chính xác và họ cho rằng nhân viên phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành đă chết trên phi cơ, ngay sau khi đạn pḥng không SA7 nổ tại động cơ. Họ đă chết trước khi phi cơ găy cánh và rơi xuống đất. Điều này đúng hay sai?
    Qua kinh nghiệm nhiều chiếc phi cơ của Không quân Việt Nam Cộng Ḥa bị pḥng không hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn rơi, sự suy đoán này không chính xác.
    Thứ nhất, trái đạn hỏa tiễn tầm nhiệt là một loại đạn cá nhân, nó nhỏ và nhẹ để dễ di chuyển, so với các loại bom miểng của đại bác hay hỏa tiễn khác có tầm sát hại rộng lớn. Mục đích chính của loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không chủ đích phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành trên không trung. Mục đích chính là nó phá hủy phi cơ. Quả đạn nổ làm rối loạn và hủy họai động cơ máy bay, hủy diệt sức kéo hoặc đẩy phi cơ đi tới. Đồng thời, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 cũng làm rạn nứt lớp vỏ của cánh phi cơ, với những loại máy bay mang động cơ trên cánh. Nó hủy diệt sự chịu đựng sức ép của không khí đè lên mặt cánh và gây ra sự găy đổ. Khiến phi cơ bị hủy hoại cả hai: sức kéo hoặc đẩy của động cơ và phá hủy bộ cánh lái điều khiển chiếc máy bay.
    Lư do thứ hai, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không thể phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành. Loại hỏa tiển tầm nhiệt đặc biệt này chỉ t́m sức sống, chui vào và nổ bên trong ḷng động cơ. Động cơ được bao bọc bởi một lớp vỏ thép cứng rắn, đă cản trở hầu hết miểng bom, sức công phá không văng tung tóe, rồi miểng quả đạn phải xuyên qua nhiều lớp vỏ của cánh và vỏ của thân phi cơ, khiến nó không thể sát hại quân nhân không quân phi hành như những loại bom đạn thường khác. Dựa trên những dữ kiện chính xác qua ba truờng hợp của Không quân VNCH bị bắn rơi bởi pḥng không SA7. Phi hành đoàn đă bị tử nạn v́ sự chậm trễ của họ. Phi cơ nhanh chóng chuyển đổi trạng tháng rơi tự do, tách rời trọng lượng con người ra khỏi điểm tựa trên mặt bằng phi cơ, họ không c̣n đứng vũng để mở cửa hoặc đến gần cửa để thoát hiểm. Chúng ta biết rằng, khi phi cơ đang ở trạng thái rơi tự do. Cả hai trọng lượng con người và trọng lượng phi cơ tách rời nhau như hai vật thể riêng biệt cùng rơi trên không gian, nên con người cũng ở trạng thái lơ lửng trong ḷng phi cơ.
    Trường hợp thứ nhất: Một chiếc F5 hai động cơ phản lực đă bị trúng đạn pḥng không SA7. Một máy bay phản lực bị phá vỡ trên không, động cơ c̣n lại chỉ nằm cách động cơ kia không quá một mét, không bị hề hấn ǵ, máy nổ vẫn tốt. Ghế phi công đặt cách động cơ bị phá hủy độ 3 mét. Phi công vẫn b́nh an vô sự, ông đă không nhảy dù ra khỏi phi cơ, vẫn bay và cố mang phi cơ về đến phi trường và đáp khẩn cấp an toàn xuống phi đạo. Sỡ dĩ, hệ thống cánh lái điều khiển phi cơ bay về là v́ động cơ phản lực F5 được đặt trên thân phi cơ, không liên hệ ǵ đến cánh và các bộ phận điều khiển chiếc máy bay. SA7 đă không hủy diệt được các hệ thống cánh lái điều khiển chiếc phi cơ F5 này.
    Trường hợp thứ hai: Một chiếc EC47, Không thám điện tử, thuộc phi đoàn 718, phi cơ bị trúng đạn pḥng không SA7 tại mật khu của địch. Chỉ một ḿnh viên sĩ quan Điều hành viên có chuẩn bị, đă nhảy dù ra khỏi phi cơ truớc khi máy bay găy cánh, rơi tự do. Ông đă sống sót, bị địch bắt làm tù binh. V́ thế chiếc ghế của điều hành viên đặt gần động cơ bị phá hủy nhất, độ hai thước. Viên sĩ quan này đă không bị miểng hỏa tiễn SA7 gây thương tích hoặc sát hại. Toàn bộ đoàn viên phi hành đoàn khác đều chậm trễ, trong trạng thái phi cơ rơi tự do, không thoát hiểm được và chết theo phi cơ.
    Trường hợp thứ ba: tương tự chiếc phi cơ Không thám điện tử EC47. Trung sĩ Chín, vũ khí phi hành của phi hành đoàn AC119K, cũng đă nhảy dù thoát hiểm khỏi phi cơ, nhờ may mắn khi ông đang ở trong trạng thái rơi tự do, nhưng ông có chuẩn bị đă bám ở cửa phi cơ không có cánh cửa. Vị trí làm việc của ông trong pḥng hành khách là nơi gần động cơ bị phá hủy nhất, ông đă không bị miểng đạn SA7 gây thương tích hoặc sát hại, tương tự viên sĩ quan Điều hành viên EC47.
    Cả ba truờng hợp chứng tỏ quả đạn pḥng không SA7 không có chủ đích sát hại phi hành đoàn bằng sức công phá của miểng đạn. Nó chỉ nhằm hủy hoại phi cơ để sát hại phi công và phi hành đoàn, những ai thiếu chuẩn bị, chậm trễ, không rời khỏi phi cơ truớc khi nó chuyển đổi sang trạng tháo rơi tự do.
    Như vậy, phi hành đoàn muốn toàn mạng phải chuẩn bị sẵn dù và nhảy ra khỏi phi cơ trước khi phi cơ găy cánh hoặc động cơ hư hỏng không c̣n sức kéo hoặc đẩy, đưa đến trạng thái phi cơ rơi tự do.
    Nhận diện sự khác biệt giữa hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 và các loại đạn pḥng không khác ở chỗ, loại SA7 chỉ nổ ngay bên trong ḷng động cơ với âm thanh tiếng nổ khác thường do động cơ đă bịt kín. Tiếng nổ ấm và nhỏ hơn các loại tiếng nổ của đạn pḥng không khác. Các loại đạn pḥng không thường khác chỉ có khuynh hướng chạm nổ và phá hủy mặt dưới của thân và cánh phi cơ, do dưới đất bắn lên không. Miểng đạn của nó không bị sự cản trở nào nên tầm sát hại rộng lớn hơn. Vả lại, các loại pḥng không thường khác không nhất thiết phải trúng vào động cơ và cũng khó có thể đánh trúng chính xác vào phi cơ đang bay với tốc độ. Ngoại trừ, phi đạn SA7 sẽ bay đuổi theo sức nóng của động cơ, phát nổ và phá hủy.
    CẢM PHỤC L̉NG DŨNG CẢM CỦA PHI HÀNH ĐOÀN AC119K
    Ḷng dũng cảm đáng kính của phi hành đoàn AC19K ở chỗ, giờ phút lâm nguy cuối cùng, tính mạng bị đe dọa. Xem nặng tính mạng của người dân. Tất cả nhân viên phi hành đều tuân lệnh trưởng phi cơ, nán lại, không rời bỏ phi cơ, tiếp sức trưởng phi cơ cố hoàn thành nhiệm vụ mang phi cơ ra khỏi thành phố đông đúc dân cư, có thể sát hại nhiều người dân. Để rồi phi cơ bị găy đổ chỉ 10 giây sau tiếng nổ của đạn pḥng không SA7, trước khi họ đạt đuợc ước nguyện mang phi cơ ra khỏi thành phố.
    Trung sĩ Chín đă t́m đến cửa thoát hiểm ngay sau khi đạn nổ tại động cơ. Ông đă dừng lại khi nhận lệnh của trưởng phi cơ, chỉ 10 giây phi cơ găy cánh đưa đến trạng thái rơi tự do. Trong sự tuyệt vọng, thúc dục đoàn viên thoát hiểm khỏi phi cơ của Trưởng phi cơ. Chín đă vất vả chống chọi với tử thần, mất một nửa khoảng thời gian lộ tŕnh phi cơ rơi trong không trung. Ông may mắn thoát hiểm và đă bị trọng thương.
    US COPYRIGHT 2005, BY THÀNHGIANG
    Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIG̉N của Thành Giang là những tư liệu đă được cấp phát bản quyền Hoa Kỳ 2005. Tài sản của tác giả và thân nhân cung cấp tin tức cùng h́nh ảnh những vị anh hùng tử trận trên chuyến bay AC119K của Không lực Việt Nam Cộng Ḥa tại Tân Sơn Nhất.

    Lôi Bằng

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771


    Những người trấn cửa cuối cùng của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH
    Hoàng Khởi Phong



    Đầu năm 1975 v́ nhu cầu chiến trường, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù phải chia ra làm hai cánh quân hoạt động cách xa nhau. Đại Tá Phan Văn Huấn và hai Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 1 và Số 2 đang hành quân nhảy toán trong khu vực Bắc Tân Uyên, Biên Ḥa.

    Riêng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh hành quân tại Tây Ninh. Giữa Tháng Tư 1975, lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi toàn bộ liên đoàn rút về trấn giữ Sài G̣n, và được trải ra để hoạt động trong một vùng khá rộng chung quanh đô thành Sài G̣n – Chợ Lớn – Gia Định.



    Ngày 26 Tháng Tư, Đại Tá Phan Văn Huấn – Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đă ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài – Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về pḥng thủ Bộ Tổng Tham Mưu.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong th́ trời đă về chiều. Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Đại Tá Ṭng Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Mưu đón tiếp niềm nở. Kế đó Đại Tá Ṭng giao việc pḥng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Đức, Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Đó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Đại Tá Ṭng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.

    Trung Tá Đức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong ṿng thành, để cố thủ bên trong ṿng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong ṿng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi v́ cố thủ hay tử thủ ǵ đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù.

    Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngă Ba Cây Thị, khi địch đă tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đă lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống. Trong t́nh h́nh đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít.

    Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đă dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngơ, từng khu phố… Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, th́ chẳng khác ǵ nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế pḥng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn tŕnh bày ư niệm pḥng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Đức đồng ư để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.

    Ngay từ khi mới ngừng xe ở trước cổng chính của Bộ Tổng Tham Mưu, Thiếu Tá Phạm Châu Tài đă nh́n thấy một điều, ông phải bung quân ra xa. Phải chặn địch ngay trên những con đường chính dẫn về Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc đó trời đă nhá nhem tối, Thiếu Tá Tài tạm thời cho quân tập trung vào sân banh của Bộ Tổng Tham Mưu, và đó có lẽ cũng là một đêm hiếm hoi mà binh sĩ của ông tạm có thể coi là có dịp nghỉ ngơi, để lấy lại hơi thở cho chính họ, trước khi phải lao vào trận đánh cuối cùng.

    Trong thâm tâm Thiếu Tá Phạm Châu Tài, ông sinh ra ngay tại đất Gia Định này, lớn lên tại Sài G̣n nên ông có thể nhắm mắt cũng biết, để có thể ngăn chặn địch xung phong vào Bộ Tổng Tham Mưu, đơn vị của ông phải bung ra xa. Phải chặn đánh địch xâm nhập ngay từ khi chúng mới ló đầu ra ở Bà Quẹo, Ngă Tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả, Trung Tâm Tiếp Huyết, đường Vơ Di Nguy…

    Với một địa bàn quá rộng như thế, phải cần quân số của cả Liên Đoàn, nghĩa là ba ngàn người. Thế nhưng toàn thể Liên Đoàn được đưa về Sài G̣n không phải chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là pḥng thủ cho Bộ Tổng Tham Mưu. Rất nhiều nơi quan yếu khác cần đến những người lính Biệt Cách Dù, những người lính chuyên về đánh đêm trong thành phố.

    Đêm 26 Tháng Tư qua đi trong yên tĩnh, trọn buổi sáng 27, Thiếu Tá Phạm Châu Tài lo bố trí quân tại những địa điểm cần thiết, để có thể chận đánh, tiêu diệt những chiến xa mở đường của địch quân. Sau khi rải quân xong, Thiếu Tá Phạm Châu Tài được lệnh lên tŕnh diện Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.

    Từ cổng ngoài của Biệt Khu Thủ Đô, một chiếc xe tuần tiễu Quân Cảnh dẫn đường cho xe của Thiếu Tá Tài đến văn pḥng của ông tư lệnh. Trong lúc này Tướng Nguyễn Văn Minh đang bàn thảo với Tướng Đỗ Kiến Nhiễu, chung quanh hai vị tướng này có vài đại tá.

    Nh́n thấy Thiếu Tá Tài đi cùng người lính Quân Cảnh, tướng Minh đứng dậy tiến hẳn ra bắt tay rất niềm nở, và nói với Thiếu Tá Tài: “Em về đúng lúc lắm”. Sau một cuộc tiếp xúc ngắn không đầy mười phút, Tướng Minh yêu cầu Thiếu Tá Tài qua thăm phối hợp với Đại Tá Châu Văn Tiên – Tỉnh Trưởng Gia Định. Nhiều năm sau này Thiếu Tá Tài được biết, ngay sau buổi hội kiến ngắn ngủi đó (ngày 27 Tháng Tư), Trung Tướng Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô biến mất.

    Buổi chiều 27 Tháng Tư, Bác Sĩ Ngô Thế Vinh cưỡi Vespa đến thăm Thiếu Tá Phạm Châu Tài tại Bộ Tổng Tham Mưu. Bác Sĩ Ngô Thế Vinh mang từ trong cốp xe ra một cặp rượu cho Thiếu Tá Tài và nói: “Có Hổ Xám về đây tôi thấy ấm ḷng”.

    Thiếu Tá Tài đưa Bác Sĩ Vinh lên sân thượng của building số 1, một ṭa nhà cao sáu tầng nằm đối diện với cổng số 1 của Bộ Tổng Tham Mưu, ở đó Thiếu Tá Tài chỉ tay ra xa, giải thích cho bạn biết những nơi ông đă rải quân chặn địch. Từ nóc ṭa nhà cao nh́n ra tứ phía, bạt ngàn tầm mắt là nhà cửa của dân chúng, kể cả những cao ốc khác nằm đó đây trong ḷng Sài G̣n, tất cả như co ḿnh lại, lún xuống thấp để chờ những cơn mưa.

    Không phải những cơn mưa đầu mùa, mà là những cơn mưa pháo mà Cộng quân đă từng bắn không thương tiếc vào An Lộc, Kon Tum, B́nh Long, trên đại lộ kinh hoàng, trên Liên Tỉnh Lộ 7B… Vào lúc này dân khắp nơi đổ xô về Sài G̣n, khiến cho dân số thủ đô của miền Nam gia tăng đến chóng mặt.

    Dễ chừng có tới bốn triệu con người trong một thành phố chật hẹp. Trên sân thượng này Thiếu Tá Phạm Châu Tài và Bác Sĩ Ngô Thế Vinh cùng không nói nhiều, chỉ trao đổi với nhau những câu ngắn và gọn, nhưng dường như họ đồng cảm với nhau về những suy nghĩ. Cả hai đều có điều kiện để cao bay xa chạy, thế nhưng cả hai cùng đứng lại.

    Bác Sĩ Ngô Thế Vinh khi nói với bạn, không bao giờ dùng tên hay cấp bậc. Với ông, Thiếu Tá Phạm Châu Tài là “Hổ Xám”. Danh hiệu này đă thành từ nhiều năm nay do một sự t́nh cờ, từ khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài c̣n là các toán A trưởng, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ.

    Các người bạn Mỹ khi phát âm TÀI không chuẩn, nghe như TAI (TIGER), và danh hiệu HỔ XÁM ra đời từ đó. Hổ Xám không phải là một danh hiệu gọi cho kêu, cho oai. Để có được danh hiệu này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài đă cống hiến cho quân đội toàn bộ tuổi trẻ của ông, đă lao ḿnh vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt mười năm chinh chiến.

    Và nếu như HỔ XÁM phải nằm xuống, sẽ có rất nhiều máu của địch quân phải đổ ra. Chính v́ vậy mà trong những ngày sau cùng, đă có rất nhiều lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài được các người quen có thế lực, có tiền của rủ ra ngoại quốc, song chưa bao giờ ông có ư nghĩ bỏ lại anh em, bỏ lại đồng đội.

    Chẳng những thế từ khi cơn băo lửa dấy lên từ bờ sông Thạch Hăn, thổi dọc theo dăy Trường Sơn, thổi xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống phía Nam, Hổ Xám Phạm Châu Tài chưa bao giờ có ư nghĩ đầu hàng, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt. Ông cũng không có thời giờ để nghĩ đến vợ con, ngay cả lúc đă được đưa về trấn cửa Bộ Tổng Tham Mưu, chỉ cách nơi vợ con ông trú ngụ trên đường Trương Minh Giảng gần Đại Học Vạn Hạnh không đầy ba cây số.

    Ngày 27 Tháng Tư rồi cũng qua đi, nh́n chung không khí Sài G̣n cực kỳ sôi động. V́ phải đôn đốc binh sĩ dưới quyền, nằm rải rác chung quanh Bộ Tổng Tham Mưu, trong ngày 27 Tháng Tư, có đôi lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài ghé ngang cổng Phi Long của phi trường. Ông nh́n thấy những đoàn người t́m cách chạy trốn ra ngoại quốc qua ngả phi trường. Không mấy hứng thú trước cảnh này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay về với các binh sĩ của ông.

    Trong đêm 27 Tháng Tư, ông cảm nhận được bầu không khí thoi thóp không phải chỉ của Sài G̣n mà thôi. Những tiếng động ầm ́ từ phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng súng đại bác bắn đi từ Phú Lâm vọng về, thỉnh thoảng những ánh đèn nhấp nháy của những chiếc máy bay đơn lẻ vụt qua trên nền trời tối sẫm.

    Sáng ngày 28 Tháng Tư, trong lúc đang thị sát binh sĩ tại những ổ kháng cự, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được điện thoại của một sĩ quan Pḥng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, tự xưng là Đại Úy X (đă quá lâu nên Thiếu Tá Phạm Châu Tài quên mất tên của vị sĩ quan này). Qua điện thoại vị sĩ quan này lớn tiếng:
    - Tôi báo động cho thiếu tá biết, thằng Cao Văn Viên đă bỏ đi rồi.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài ôn tồn nói với vị sĩ quan này:
    - Đại úy không nên dùng những ngôn ngữ đó. Dù sao Đại Tướng Viên cũng là Tổng Tham Mưu Trưởng của toàn thể quân đội, và việc bỏ đi của Đại Tướng Cao Văn Viên thuộc về lịch sử. Để lịch sử sau này sẽ phán đoán việc làm của đại tướng. Tôi sẽ tới Pḥng 3 ngay bây giờ, chuyện đâu c̣n có đó.

    Khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài quay trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, ông không gặp vị sĩ quan đă gọi điện thoại cho ông.

    Hầu như Pḥng 3 trống trơn, Thiếu Tá Tài không c̣n tin vào cặp mắt của ḿnh. Xe cộ chạy dọc ngang, các sĩ quan cao cấp có xe Jeep chở đầy đồ đoàn trên xe. Người ta chạy tứ tung, kêu gọi nhau ơi ới. Nh́n ra ngoài cổng chính cũng như cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu người ta ra vào lũ lượt. Vẫn c̣n những toán lính Quân Cảnh mang sắc phục hành sự tại hai điếm canh, song h́nh như họ cũng đứng đó bất lực như Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

    Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn pḥng của Đại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các pḥng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu năo của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vắng lặng như tờ.

    Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về tŕnh diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Đại Tá Ṭng – Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nh́n thấy bóng dáng ông Đại Tướng Cao Văn Viên. Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm ǵ. Ngay cả ông Đại Tá Ṭng cũng biến mất không thấy tăm hơi.

    Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe c̣n kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng. Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không t́m ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.

    Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Đại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu – Biên Ḥa, để tŕnh bày t́nh h́nh ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều.

    Vào khoảng 3 giờ chiều, Đại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, th́ t́nh h́nh ở Bộ Tổng Tham Mưu đă dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đă không c̣n hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của ḿnh.

    Khoảng 4 giờ rưỡi chiều, một nhân viên của Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với Thiếu Tá Tài, mời lên gặp Đại Tá Trần Văn Thăng, một sĩ quan thâm niên của Cục An Ninh Quân Đội, không hiểu do lệnh của ai, đă được đưa về thay thế cho Đại Tá Ṭng trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu.

    Khi hội kiến xong trở ra, Thiếu Tá Tài nhận thấy Đại Tá Thăng có lẽ là người phúc hậu, một cấp chỉ huy đàng hoàng tử tế, chứ không phải một sĩ quan tác chiến dầy kinh nghiệm. Thật t́nh mà nói th́ Đại Tá Thăng không phù hợp với t́nh thế dầu sôi lửa bỏng trong lúc này.

    Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù th́ thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường.

    Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông pḥng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đề bắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm pḥng thủ.

    Tất cả chỉ xảy ra trong ṿng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đă bị hư hại nặng. Măi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh Việt Cộng, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa, bị bỏ lại ở ngoài Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên phản bội Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.

    Sau khi Đại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép RA khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, c̣n người VÀO, th́ có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai c̣n nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn.

    Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách Dù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực pḥng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài t́nh h́nh lắng dịu.

    Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đă có một Tổng Tham Mưu Trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. V́ Tướng Cao Văn Viên đă chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu Tổng Tham Mưu Trưởng. Dầu sao th́ sự hiện diện của một ông tướng cũng văn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu năo này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lănh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.

    Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lănh hội họp với nhau ngay tại pḥng khánh tiết của Tổng Tham Mưu Trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong t́nh thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này. Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng.

    Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham Mưu Trưởng c̣n có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về t́nh trạng đơn vị, và nhắn nhủ:

    - Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Đă có giải pháp.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nh́n thẳng vào mắt các tướng lănh trong pḥng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:

    - Tôi xin cam đoan với quư vị tướng lănh và các vị sĩ quan trong pḥng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng Việt Cộng.

    Kế đó Trung Tướng Có hỏi Thiếu Tá Tài có cần ông giúp đỡ ǵ không.

    Thiếu Tá Tài nhân đó xin rút một biệt đội của ông đang phải nằm án ngữ tại Lục Quân Công Xưởng về, để tăng cường cho quân số pḥng thủ Bộ Tổng Tham Mưu, v́ cả đơn vị có một ngàn người c̣n phải chia mất một phần tư lực lượng, bị xé quá mỏng không có được một đại đội làm tuyến pḥng thủ cuối cùng trong Bộ Tổng Tham Mưu.

    Nghe vậy Trung Tướng Có bốc điện thoại gọi và cho kết quả ngay. Buổi họp cấp kỳ tại Bộ Tổng Tham Mưu diễn ra không lâu, sau khi các sĩ quan cao cấp rời khỏi pḥng khánh tiết, cái không khí đ́u hiu của buổi sáng lại diễn ra. Tuy nhiên buổi chiều đó biệt đội pḥng thủ tại Lục Quân Công Xưởng được trả về cho Thiếu Tá Tài.

    Đêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chăi.

    Cho dù trên cái ṿm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững ḷng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ. Đêm 29 Tháng Tư năm 1975, có thể là một đêm dài vô tận với hầu hết mọi n

    gười quân như dân, ai nấy đều co ḿnh lại chờ sáng, thậm chí mắt căng ra không ngủ được, nhưng với Thiếu Tá Phạm Châu Tài th́ khác, ngoại trừ những lúc phải đi kiểm soát binh sĩ dưới quyền, ngoại trừ những lúc phải chỉ huy, ông đă ngủ rất ngon trong những giờ trống.

    Sở dĩ Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngủ ngon, v́ ông đă xác định hẳn cho cá nhân ḿnh cũng như toàn đơn vị một ư chí duy nhất: Giữ cho được Bộ Tổng Tham Mưu không phải chỉ một đêm nay, mà là nhiều đêm sau nếu cần, cho tới khi nào có được giải pháp cuối cùng cho miền Nam.

    Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Sài G̣n qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với ḿnh là giờ phút cuối cùng đă điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn ḍ họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của Cộng Sản đă được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng.

    Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đă tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi ǵ. Bên ngoài ṿng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra ḷ này đă có một bài thực tập tốt về chống chiến xa.

    Hai chiến xa của địch đă bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Sài G̣n. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh Cộng Sản, với quần áo c̣n có lá cây ngụy trang trên nón.

    Tới Ngă Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độ với Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngă Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người LÍNH cuối cùng.

    Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ th́ Cộng Quân đă có mặt tại ṿng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.

    Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách cũng đă rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến pḥng thủ cuối cùng cũng đă thiết lập xong. Mấy trăm người LÍNH hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.

    Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Pḥng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đă khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí pḥng thủ trong ṿng đai Bộ Tổng Tham Mưu.

    Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa buông súng.

    Thiếu Tá Tài bỏ pḥng tuyến trở vào một văn pḥng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Độc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội.

    Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Đại Tướng Dương Văn Minh cất lên:

    - Đại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.

    - Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Kích Dù pḥng thủ Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác pḥng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rơ về ngưng bắn là thế nào.

    Sau một khắc ngần ngừ, Đại Tướng Minh nói:

    - Ḿnh không c̣n một cái ǵ để đánh cả. Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia.

    - Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.

    Đầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:

    - Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đă ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đă bắn cháy 6 chiếc tăng của Cộng Sản trong khu vực này, mà không hề hấn ǵ cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong bao nhiêu năm sẽ…

    - Tùy các em.

    - Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.

    Lại một phút nặng nề nữa trôi qua. Sau cùng Tướng Minh nói:
    - Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây. Tùy các em.

    Và rồi điện thoại bị cúp.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với pḥng tuyến của ḿnh. Ông đă đi qua những hành lang rộng, những văn pḥng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lănh nào, một sĩ quan cao cấp nào.

    Khi nghe câu nói cuối cùng của Đại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Độc Lập, Thiếu Tá Tài đă định tŕnh bày cho Đại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, v́ không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người LÍNH.

    Quay trở ra pḥng tuyến của ḿnh, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn c̣n súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.

    Đúng vào lúc đó th́ tiếng Đại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia tới BÀN GIAO, mà lệnh ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN.

    Các cánh quân Cộng Sản từ xa vẫn tiếp tục xít chặt ṿng vây quanh Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng dường như súng th́ đă ngưng nổ, và tất cả ch́m trong một sự im lặng ngột ngạt.

    Khoảng 15 phút sau dân chúng cư ngụ ở gần Bộ Tổng Tham Mưu kêu gọi rối rít:

    - Các ông ơi, đừng đánh nhau nữa. Ḥa b́nh rồi. Đi về nhà đi thôi.

    Dân chúng ùa tới mang rất nhiều quần áo dân sự, đặc biệt là những áo thun, đưa cho các binh sĩ Biệt Cách Dù:

    - Thôi đừng mặc quân phục nữa, thay đồ đi.

    Thiếu Tá Phạm Châu Tài tập họp binh sĩ dưới quyền lần chót. Ông không c̣n ra lệnh cho thuộc hạ nữa, mà nói với những người anh em không may mắn của ông một lần cuối cùng:

    - Chúng ta là Biệt Cách Dù, không có vụ đầu hàng. Thôi tan hàng, và lặn cho kỹ. Không có vụ đầu hàng…. Biệt Cách Dù không thể đầu hàng…

    Hoàng Khởi Phong
    Last edited by alamit; 24-02-2013 at 08:32 AM.

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771



    Trận Đánh Cuối Cùng Của Quân Đoàn IV
    Trích trong bài hồi kư “Những ngày bên cạnh Đặng Phương Thành” của Trần Văn Lưu


    Vào cuối tháng 4 năm 1975, trong khi các Quân Đoàn I, II, III đă tan ră th́ các chiến sĩ Quân Đoàn IV vẫn gh́m chặt tay súng, quyết tâm bảo vệ mảnh đất cuối cùng của miền Nam tự do. Trung Đoàn 12 là thành phần trừ bị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh, lúc này do Chuẩn Tướng Trần Văn Hai làm Tư Lệnh, đang hoạt động tại khu Bến Tranh và Long Định kế cận quốc lộ 4.
    Đại Tá Thành được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn gọi về họp khẩn cấp. Theo tin tức nhận được từ bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn IV cho hay, lực lượng địch là hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 quân chính quy Bắc Việt, có chiến xa và đại pháo yểm trợ, từ biên giới Việt-Miên, đang băng Đồng Tháp Mười tiến về hướng Thủ Thừa-Tân An. Ư đồ của chúng là chiếm Thủ Thừa làm bàn đạp, sau đó đánh chiếm Tân An, cắt đứt Quốc Lộ 4, cô lập thủ đô Sài G̣n. Sư đoàn được lệnh phải tung quân ra chặn. Trung Đoàn 10 khi đó đang giải tỏa áp lực địch tại Kiến Ḥa. Trung Đoàn 11 đang hoạt động tại Cần Thơ, bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV. Chỉ c̣n Trung Đoàn 12 của Đại Tá Thành, tương đối rảnh tay hơn nên được chỉ định đi chặn địch.
    Khi Thành trở về bộ chỉ huy Trung Đoàn th́ các đơn vị trưởng trực thuộc và tăng phái đă có mặt sẵn sàng nhận lệnh. Ngoài thành phần cơ hữu, trung đoàn được tăng phái 2 chi đoàn thiết vận xa M-113 và tăng cường yểm trợ pháo binh 155 ly của Sư Đoàn. Có phi cơ bao vùng khi trung đoàn xuất phát. Liên lạc hàng ngang với Tiểu Khu Long An để tránh ngộ nhận. Lệnh hành quân cấp tốc được ban ra:
    - Lực lượng 1 gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, có đại đội trinh sát 12 tùng thiết, nhanh chóng vượt qua cầu Tân An, lấy vị trí này làm điểm xuất phát, tiến về hướng Thủ Thừa. Liên lạc hàng ngang với quận Thủ Thừa để tránh ngộ nhận.
    - Lực lượng 2 là 1 tiểu đoàn, xuất phát từ Tân Hương tiến về Rạch Chanh. Lục soát hai bên bờ và tiếp tục tiến về hướng Thủ Thừa. Liên lạc hàng ngang với các đơn vị bạn để biết thêm t́nh h́nh và tránh ngộ nhận.
    - Lực lượng trừ bị gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, bố trí tại lăng Nguyễn Huỳnh Đức (khoảng giữa Tân Hương và Tân An sát quốc lộ 4) sẵn sàng tiếp ứng quân bạn khi được lệnh.
    - Bộ chỉ huy Trung Đoàn và Tiểu Đoàn 73 Pháo Binh 105 ly đóng tại Tân Hương. Bộ chỉ huy nhẹ sẽ di chuyển đến lăng Nguyễn Huỳnh Đức theo nhu cầu chiến trường.
    Lực lượng 1 xuất phát từ 6 giờ chiều. Đến 7 giờ 30 chạm địch lẻ tẻ. Quận Thủ Thừa đang bị địch pháo kích dữ dội bằng đủ loại pháo, cối. Tại Tân An cũng bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly. Khoảng 8 giờ 30, cánh 1 chạm địch rất mạnh. Địch có cả xe lội nước PT-76 kèm theo bộ binh tùng thiết. Đại đội Trinh Sát và chi đoàn Thiết Kỵ lập thành tích khởi đầu, bắn cháy ngay một thiết xa địch làm tinh thần binh sĩ lên cao. Kế tiếp là xe thứ 2 rồi xe thứ 3 của địch đă bị bên ta bắn cháy. Địch quân đă phải lùi lại không phải xông xáo như lúc đầu mới nổ súng. Được phi cơ soi sáng và chỉ điểm các vị trí pháo của địch để không quân và pháo binh ta tiêu diệt, làm sút giảm cường độ pháo kích của chúng. Đến 11 giờ đêm th́ địch im tiếng súng, dường như chúng đă rút để củng cố lực lượng.
    Cánh thứ 2 xuất phát lúc 5 giờ chiều. Đến 8 giờ tối thấy bóng dáng và nghe nhiều tiếng động khả nghi. Đơn vị tiếp tục tiến rất cẩn thận. Đến 9 giờ tối, địch khai hỏa trước rất dữ dội để cướp tinh thần bằng đủ loại vũ khí và pháo nặng, làm đơn vị phải đừng lại nghênh chiến. Hai cánh quân đều chạm địch rất nặng. Phi cơ được gọi đến soi sáng trận địa và hỏa long, phi cơ C-47 có trang bị đại bác 105 ly đến yểm trợ liên tục. Pháo binh của ta từ các vị trí kế cận cũng được lệnh của Sư Đoàn cho bắn tập trung TOT (time on target) vào những điểm nghi địch tập trung rất mănh liệt. Đến 12 giờ đêm th́ địch hoàn toàn im lặng. Cánh quân 1 và 2 được Thành chỉ thị kiểm tra, tổ chức địa thế pḥng ngự chờ sáng sẽ tấn công tiếp.
    Vừa tới 5 giờ sáng, địch nổ súng hỗ trợ cho bọn đặc công xâm nhập. Nhưng chúng đă làm mồi cho hàng rào ḿn claymore và hỏa lực của chiến sĩ ta. Hai cánh quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Khi trời vừa sáng rơ, từng đoàn phi tuần phản lực cơ A-37 thay nhau giội bom lên đầu địch. Hỏa lực pḥng không của địch rất mạnh, làm các phi cơ giội bom phải bay cao nên khó chính xác thả bom đúng mục tiêu. Sau khi nắm vững t́nh h́nh địch, Thành quyết định tung lực lượng trừ bị tham chiến. Tiểu đoàn trừ bị tùng thiết chi đoàn thiết kỵ M-113 bọc phía Nam Tân Hưng, ṿng ra sau đánh bọc hậu địch. Nhờ những rặng cây trâm bầu che khuất tầm quan sát của địch, quân ta được phi cơ hướng dẫn và chỉ điểm đă bất ngờ đánh vào sau lưng chúng. Cộng Quân đă không ngờ rơi vào t́nh huống lưỡng đầu thọ địch, nên hốt hoảng chạy ra đồng trống làm mồi cho phi cơ và pháo binh ta. Các phi công A-37 rất gan dạ, đă bay sát ngọn cây tránh hỏa lực pḥng không của địch để thả bom xăng đặc thiêu sống địch quân. Trận chiến kéo dài đến 3 giờ chiều mới được coi như chấm dứt. Địch để lại trận địa 3 xe thiết giáp bị cháy. Trên ba trăm xác Cộng Quân rải rác trên trận địa. Năm tên bị bắt sống cùng cùng với một xe lội nước PT-76. Ta tịch thu một đại pháo 130 ly ṇng dài, loại vũ khí mà địch từng tự hào đă trấn áp đè bẹp tinh thần quân ta. Ngoài ra ta c̣n tịch thu vô số kể các loại khác như đại bác không giật 75 ly, súng cối 82 ly, đại liên pḥng không 12 ly 8 cùng rất nhiều vũ khí nhỏ khác.
    Sau đó là tin chiến thắng gịn giă, làm nức ḷng dân Long An. Hai vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Sư Đoàn 7 lập tức bay tới thị sát trận địa. Tiếp đó là Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương, có tổng tham mưu trưởng QLVNCH tháp tùng, đến thị sát chiến trường ngay lúc c̣n vương mùi thuốc súng và xác địch ngổn ngang. Tổng Thống đă đích thân trao gắn Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cho Thành ngay tại mặt trận.
    Trung Đoàn 12 đă góp phần oanh liệt trong những trang sử cuối cùng của Quân lực VNCH. Trong trận này, tinh thần quân nhân các cấp cùng một ḷng, từ tiểu đoàn trưởng xuống đến tiểu đội trưởng, đă mưu trí và gan dạ, điều động binh sĩ thi hành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời hai chi đoàn thiết kỵ M-113 đă phối hợp với bộ binh rất nhịp nhàng, xông xáo tấn công như vũ băo làm địch phải kinh hồn táng đởm. Cũng phải nói đến các phi công phản lực A-37 đă gan dạ đến liều lĩnh, bay sát đầu giặc để tiêu diệt địch khiến phải phơi thây lền ên trên chiến địa. Trong sự gan dạ này, hai phi cơ A-37 đă bị địch bắn rơi. Một chiếc cháy và phi công nhảy dù ra. Một chiếc khác bị rơi xuống sông Vàm Cỏ Tây mất tích luôn.
    Điều quan trọng làm binh sĩ tin tưởng và phục tùng cấp chỉ huy là do gương sáng của các cấp lănh đạo như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam và Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, những vị đă và đang chỉ huy Sư Đoàn 7 Bộ Binh lúc đó. Cả hai đều là những vị tướng thanh liêm, cương quyết nhưng nhân từ, độ lượng. Tôi c̣n nhớ, trong buổi họp các đơn vị trưởng từ tiểu đoàn trưởng trở lên, Tướng Nam thường nhắc: “Chúng ta nên nặng về giáo dục hơn trừng phạt, nhất là đối với các sĩ quan trẻ mới ra trường, chưa kinh nghiệm, dễ bị quyến rũ và vi phạm kỷ luật. Ta hăy xét kỹ và phân tách từng trường hợp. Đừng v́ nhất thời, cái ǵ cũng kư giấy phạt th́ họ không có cơ hội chuộc lỗi để tiến thân. Như vậy chúng ta sẽ thiếu cán bộ chỉ huy sau này. Chính họ là vốn quư của đơn vị và quân đội chúng ta.” Lời vàng ngọc này tôi không bao giờ quên. Và chính Thành, cũng đă thấm nhuần tư tưởng của Tướng Nam, nên anh đă thu phục được nhân tâm của các quân nhân các cấp trong trung đoàn, để tất cả một ḷng theo anh và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.
    Sau ngày 30 tháng 4, thương và nghe lời gia đ́nh, Thành phải chấp nhận tŕnh diện như trăm ngàn người khác. Chúng điều tra, biết chính anh là người chỉ huy trận đánh và đă loại hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 thiện chiến Bắc Việt, đó là điều chúng không ngờ. V́ vậy, chúng bắt anh khai tới, khai lui, bắt anh thuyết tŕnh lại trận đánh trên bản đồ, chúng mới tin là thật. Đến khi di chuyển ra Bắc, tuy ở chung trong trại cấp Đại Tá, nhưng Thành không được đi lao động bên ngoài v́ sợ anh trốn. Nhưng một hôm, bỗng nhiên phát giác Thành vắng mặt, bọn chúng vội vă thông báo cho địa phương và mang chó săn đi t́m kiếm. Sau mấy ngày lẩn trốn, chúng bắt được anh rồi đưa về trại, tra tấn - kể cả những tên lính gác cũng được dịp vào đánh hôi trong hầm đá lạnh lẽo - để cố t́m ra ai là người tổ chức v́ tất cả đều không khai. Chân tay bị cùm nên anh chỉ gồng ḿnh hứng chịu cho đến khi chết. Liền đó, bọn giám thị trại và quản giáo bày cảnh Thành tự tử. Bắt người đội trưởng kư tên xác nhận. Khoảng giữa tháng 10 năm 1976, tôi ở trong tổ trực của trại Tám nên phải đi đào huyệt. Ṭ ṃ tôi muốn biết người vừa chết là ai, nên sáng hôm sau đi cắt tranh lợp nhà, lén tạt qua nơi ḿnh đào mộ hôm qua, lúc đó mới hay người nằm xuống chính là người bạn AET thân nhất trong cuộc đời quân ngũ của ḿnh: Cựu TSQ cố Đại Tá Đặng Phương Thành.

    Ông nguyên là Trung Tá, chức vụ cuối cùng là Quận Trưởng
    kiêm Chi Khu Trưởng Tam B́nh, Vĩnh Long.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    23/4/1975: Các Cuộc Dàn Xếp Giải Quyết T́nh H́nh VNCH
    Vương Hồng Anh


    Lời ṭa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm "Ngày 30-4-1975", nh́n lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi kư của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi kư của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc pḥng cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa; hồi kư của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, và tài liệu riêng của Việt Báo.

    * Cuộc họp tại Bộ Tổng Tham Mưu

    Để ổn định t́nh thế, 6 giờ chiều ngày 23/4/1975, với chức danh là Tổng trưởng Quốc pḥng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đă họp các tướng lĩnh tại văn pḥng Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp này, cựu Tướng Đôn nói "Dù có thương thuyết để đ́nh chiến, chúng ta cũng cố giữ những ǵ chúng ta có". Vị Tổng trưởng Quốc pḥng yêu cầu Đại tướng Viên, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 sắp xếp lại tuyến pḥng thủ để bảo vệ Sài G̣n và đoạn đường từ Sài G̣n.Cũng tại cuộc họp này, Đại tướng Viên đă báo cáo t́nh h́nh chiến sự và khả năng pḥng ngự của Quân lực VNCH tại khu vực ṿng đai thủ đô Sài G̣n và khu vực các tỉnh lân cận. Tướng Viên cho biết lực lượng Cộng quanh chung quanh Sài G̣n và Biên Ḥa đă lên đến 15 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn pháo binh, nhiều lữ đoàn thiết giáp và các đơn vị pḥng không sử dụng hỏa tiển SAM.

    * Các cuộc dàn xếp về nhân sự lănh đạo VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến

    Cùng với những diễn biến dồn dập về quân sự, những dị biệt và bất đồng về vấn đề nhân sự lănh đạo miền Nam cũng đang được các nhà hoạt động chính trị bàn thảo ráo riết, trong đó có cả sự tham dự "nhiệt t́nh" của Đại sứ quán Pháp.

    Theo hồi kư của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức, Ṭa Đại sứ Pháp đă nhảy vào chính trường Việt Nam. Cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochand đă gặp cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, lúc bấy giờ là Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc pḥng của nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng. Nhà ngoại giao này đă cho Phó Thủ tướng Đôn biết sứ quán Pháp có liên lạc với Hà Nội và nhấn mạnh thêm: "Nếu có thương thuyết th́ Cộng sản chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi". Ông Brochand cũng cho là ông Minh cần sự hợp của Tướng Đôn.
    Trước khi ra về, ông Brochard hỏi Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn: Ông Minh có thể gọi điện thoại cho ông được không? Tướng Đôn gật đầu. Mười phút sau, ông Dương Văn Minh gọi điện thoại cho Tướng Đôn và xin một cuộc hẹn. Mười giờ tối ngày 22/4/1998, Tướng Đôn gặp ông Minh. Tướng Đôn hỏi ông Minh:

    - Anh có thể thương thuyết với bên kia được không?
    - Được, nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng.

    Tướng Đôn cho rằng ông Minh biết Cộng sản Hà Nội đang chờ ông nắm quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với Tổng thống Trần Văn Hương v́ vị tân Tổng thống không thích ông Minh. Theo Tướng Đôn, việc này rất bất lợi nhất là sau khi VNCH bỏ Xuân Lộc. Ông Minh đề nghị Tướng Đôn đi gặp Đại sứ Mỹ Martin để thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương. Rời nhà ông Minh, ngay trong đêm 22/4/1975, Tướng Trần Văn Đôn đă đến nhà đại sứ Mỹ Martin dù đă gần 12 giờ khuya. Tướng Đôn kể lại khi ông vừa ngồi xuống trong pḥng khách th́ sĩ quan tùy viên của Đại sứ Hoa Kỳ đến nói nhỏ bên tai ông Martin. Vị đại sứ xin lỗi Tướng Đôn, bước vào pḥng riêng, khi trở ra ông nói: Có một phi cơ xin phép đáp xuống phi trường Manila, v́ bên đó Luật Tân nghi trên phi cơ có Tổng thống Thiệu nên họ điện thoại hỏi thử có đúng không. Hỏi lại th́ biết Tổng thống Thiệu c̣n ở trong Dinh Độc Lập.

    Cựu Tướng Đôn xin lỗi ông Martin v́ t́nh h́nh bắt buộc nên phải đến gặp vị đại sứ Hoa Kỳ trong giờ khuya. Sau đó, Tướng Đôn trao đổi với ông Marin về ư kiến của ông Dương Văn Minh và yêu cầu Đại sứ Martin đề nghị Tổng thống Trần Văn Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết với CSBV. Ông Martin hứa với Tướng Đôn là sẽ cố thuyết phục Tổng thống Hương. Bấy giờ là 1 giờ sáng ngày 23/4/1975...

    Cũng theo tài liệu của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, để t́m một giải pháp ổn định trước những biến động thời cuộc, ngày 23 tháng 4/1975, một một số tướng lănh và sĩ quan cao cấp do Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy Tham mưu, lúc bấy giờ đang giữ chức Tổng cục trưởng Quân Huấn; Trung tướng Vĩnh Lộc, nguyên Chỉ huy trưởng trường Cao Đẳng Quốc Pḥng, hướng dẫn, đă đến tư dinh của Tướng Trần Văn Đôn. Phái đoàn này đề nghị Tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc pḥng chỉ định người thay thế Đại tướng Cao Văn Viên trong chức vụ Tổng tham mưu trưởng v́ theo các vị này, Đại tướng Viên không c̣n thiết tha với quân đội nữa.

    Trước đề nghị của một số tướng lănh, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn nói: "T́nh thế sắp thay đổi, tôi không cần chỉ định ai, tự nhiên cũng có người thay thế." Khi đó, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị đề nghị: "Thôi Trung tướng làm Tổng trưởng Quốc pḥng kiêm luôn Tổng Tham Mưu trưởng đi." Cựu Trung tướng Đôn từ chối và nói: "Tôi đă về hưu lâu rồi, lâu nay không c̣n mặc quân phục nữa, nhưng nếu cần tôi cũng có thể đảm nhận vai tṛ Tổng Tham mưu trưởng lúc khó khăn này. Nhưng tôi thấy t́nh thế biến chuyển quá mau, chưa biết nó sẽ đi tới đâu." Tướng Trần Văn Đôn hỏi lại Trung tướng Trị: "Vậy th́ ai có thể thay thế Đại tướng Viên?" Trung tướng Trị trả lời: "Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, gần hai năm nay ông ấy không có làm việc."

    Theo lời cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ghi lại trong hồi kư th́ ông biết rơ khả năng của Trung tướng Thắng và đă gợi ư nhưng Tướng Thắng đă từ chối. Tướng Thắng xuất thân khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Nam Định-Thủ Đức năm 1952, là một trong bốn tiểu đoàn trưởng đầu tiên của binh chủng Pháo binh VNCH. Từ 1960-1969, ông đă giữ nhiều chức vụ quan trọng: đầu năm 1961, khi c̣n ở cấp trung tá, ông đă được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và chỉ 1 tháng sau, được thăng cấp đại tá. Tháng 10/1961, ông bàn giao chức vụ nói trên cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (1967 là Tổng Thống VNCH) và về làm Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, cuối năm 1962, ông được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, phụ trách về kế hoạch hành quân; được thăng Chuẩn tướng vào tháng 8 năm 1964, thăng Thiếu tướng tháng 11/1965 và giữ chức Tổng trưởng bộ Xây dựng Nông thôn trong nội các của Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (từ 1965-1967), Tổng Tham mưu phó đặc trách Địa phương quân-Nghĩa quân (tháng 9 năm 1967); cuối tháng 1/1968 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 (năm 1968), thăng trung tướng vào tháng 5/1968, một tháng sau ông xin thôi giữ chức tư lệnh Quân đoàn, trở lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức phụ tá Kế hoạch của Tổng Tham mưu trưởng (1969 đến 1972); năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương 5 năm để hoàn tất chương tŕnh cử nhân và cao học toán (trước đó ông đă thi đổ một số chứng chỉ Toán của đại học Khoa học với hạng ưu).

    Tại cuộc gặp gỡ nói trên, một số tướng lănh c̣n đề nghị với cựu Tướng Đôn là nên bắt tất cả những người Mỹ c̣n lại làm con tin để Mỹ tiếp tục viện trợ giữ miền Nam. Tướng Đôn trả lời với phái đoàn là chuyện đó đă có tin đồn rồi, thế nào Mỹ cũng biết và có kế hoạch đối phó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang chờ ở ngoài khơi sẽ đổ bộ với lực lượng hùng hậu, chừng đó, theo Tướng Đôn sẽ có đổ máu và t́nh thế sẽ rối rắm nguy ngập hơn nữa. Cựu Tướng Đôn cũng phân tích là hơn một ngàn người Mỹ c̣n lại ở Việt Nam muốn cùng với Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa để cùng chiến đấu đồng thời thúc đẩy, xoay chuyển dư luận Mỹ yểm trợ cho miền Nam. Cuối cùng cựu Trung tướng Trần Văn Đôn khuyên mọi người là cần phân biệt chính quyền Mỹ và những người Mỹ ở Sài G̣n. Ông nói rằng chính quyền Mỹ ở Sài G̣n chỉ có ông đại sứ đại diện mà thôi, bỏ rơi Việt Nam là chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ, chứ không phải là những người Mỹ đang ở Sài G̣n, nếu bắt một số người Mỹ ở Sài G̣n làm con tin th́ tội nghiệp cho họ và chẳng có ích lợi ǵ.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trận Đánh Cuối Cùng, Sài G̣n Thất Thủ

    TRỌNG ĐẠT .





    Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ c̣n Phan Rang và Phan Thiết trong tổng số 12 tỉnh, đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu 3. Trên thực tế cả hai Vùng 1 và 2 được coi như đă lọt vào tay quân thù, các sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 và Quân khu 1 phần th́ tan ră, phần đă bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

    Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đă khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn 2 bị tan ră, sư đoàn 23 và 7 liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các sư đoàn Việt Cộng cuối tháng 3 tại B́nh Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ c̣n 2000 người. Toàn bộ xe tăng , thiết giáp khoảng 470 chiếc , 380 khẩu pháo đều bị bỏ lại hết, một số ít bị phá hủy c̣n lại lọt vào tay kẻ địch.



    Các sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn 1 và sư đoàn TQLC đă bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6000 TQLC, 45% quân số của sư đoàn. Toàn bộ trên 400 khẩu pháo, 450 xe tăng coi như mất hết, một số lớn lọt vào tay Cộng quân. Các kho đạn, nhiên liệu tại miền Trung chưa kịp hủy cũng đă biến thành chiến lợi phẩm của địch. Phạm Huấn nói về sự thiệt hại do kế hoạch triệt thoái gây nên như sau:

    "Chiến lược 'đầu bé đít to' của ông Thiệu là rút bỏ vùng rừng núi Cao Nguyên, vùng ít dân, 'đất cằn sỏi đá' miền Trung, mang chủ lực quân, đại bác chiến xa về pḥng thủ vùng đông dân, mầu mỡ: miền đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải. Nhưng chỉ hai tuần lễ, khởi đầu bằng Quyết Định Cam Ranh triệt thoái khỏi Cao Nguyên ngày 14-3-1975, sau đó lệnh chính thức rút bỏ Huế ngày 20-3-1975, chiến lược 'Đầu bé Đít to' của ông Thiệu đă làm tan ră1/2 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và mất 2/3 Đất Nước.

    Tất cả lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của Quân đoàn II và Quân Đoàn I bị hủy diệt. 3 sư đoàn 1, 3, 23 Bộ Binh bị tan ră hoàn toàn. Các Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 2, 22 Bộ Binh, ba Sư Đoàn 1, 2, 6 Không Quân, 1 Lữ Đoàn Dù, 11 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Liên Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận, Quân Cụ, các Trường Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, Biệt Động Quân, Pháo Binh…bị thiệt hại từ 60 phần trăm đến 70 phần trăm quân số.

    Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa.

    'Thành quả' chiến lược 'Đấu bé Đít to' của ông Thiệu, trong 2 tuần, quả đă vượt xa mọi kỷ lục về thiệt hại trong cuộc chiến Việt Nam từ trước đến nay."

    (Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 98).



    Trong khi Đồng minh phản bội cắt giảm quân viện khiến ta thiếu hụt về nhiên liệu đạn dược, hoả lực giảm 60%, kế hoạch triệt thoái hỗn độn vô tổ chức của Tướng Thiệu lại càng làm cho t́nh h́nh xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất c̣n lại của miền Nam.

    "Chúng ta đă tiêu diệt và làm tan ră hơn 35 phần trăm sinh lực địch, lần đầu tiên diệt và loại khỏi ṿng chiến đấu 2 quân đoàn địch, hơn 40 phần trăm các binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất; ta thu và phá hơn 40 phần trăm cơ sở vật chất và hậu cần của quân ngụy, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số nhân dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu"

    (Văn Tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân trang 136.)



    Một điều vô cùng nguy hại là trong trong cuộc lui binh vội vă hỗn độn, các kho vũ khí đạn dược, quân dụng, cơ sở tiếp liệu… không kịp hủy đă lọt vào tay quân thù, đúng là giáo vào tay giặc, miền Nam đă đưa dao cho người ta giết ḿnh.



    Văn Tiến Dũng khoe.

    "bộ đội hy sinh và bị thương rất ít so với thắng lợi đă giành được, vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể. . .

    ... Ta thu đựợc của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược. Về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị ta đă có sức mạnh áp đảo quân địch.

    (ĐTMX trang 137).



    Vũ khí đạn dược, binh khí kỹ thuật của ta kể cả máy bay đă được Việt Cộng triệt để khai thác xử dụng để đánh lại ta khiến cho lực lượng địch ngày càng lớn mạnh như đi hia bẩy dặm, phải nói là kế hoạch lui binh của ta quá tệ đến nỗi máy bay chiến đấu mà c̣n để lọt vào tay quân thù.

    "Các chiến sĩ ta đă tranh thủ nghiên cứu, t́m ṭi và học sử dụng các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.

    Trong đội h́nh hành quân của ta bắt đầu xen lẫn những xe bọc thép M.113, xe tăng M.48, M.41, những khẩu pháo 105, 155 mi-li-mét, những máy thông tin chiến thuật PCR 25 của Mỹ. Đặc biệt là những máy bay chiến đấu A.37, F.5 lấy được của địch đă được các đồng chí lái máy bay chiến đấu của ta chuyển sang tập xử dụng. Khả năng ta lấy của địch, đánh địch chưa bao giờ phong phú và giầu có như trong chiến dịch này. Khả năng to lớn ấy làm cho hoả lực của ta càng áp đảo địch một cách ghê gớm và cũng làm cho tốc độ tiến công của ta càng cao"

    (Văn Tiến Dũng, ĐTMX trang 148).

    Trước khi phát động cuộc tổng tấn công, Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Bắc Việt hoạch định kế hoạch 2 năm để nuốt trọn miền nam, như thế địch cũng đă đánh giá cao lực lượng và khả năng tác chiến của quân ta nhưng kế hoạch di tản, tái phối trí lực lượng của Tướng Thiệu và những lệnh lạc lừng khừng không dứt khoát của ông đă tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho kẻ địch.

    "Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    (Văn Tiến Dũng, ĐTMX trang 29).

    Trong phim Vietnam history by Television, khi trả lời phỏng vấn, Văn Tiến Dũng cũng nói như vậy, y nói Bắc Việt dự trù hai năm để giải phóng toàn bộ miền Nam. Sự sai lầm chiến lược của ta đă dọn cỗ sẵn cho Việt Cộng xơi, khôn ba năm dại một giờ, lănh đạo của ta đă tạo thời cơ cho địch, rút ngắn thời hạn tổng công kích của chúng để biến thành kế hoạch chớp nhoáng.

    Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7 và tại Thừa Thiên - Đà Nẵng khiến cho cả hai quân đoàn của ta tan ră trong ṿng ba tuần lễ, đó là món quà tự trên trời rơi xuống của Việt Cộng. Địch bèn chớp thời cơ táo bạo tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài G̣n, lần này Việt Cộng xả láng dốc toàn bộ lực lượng vào cái mà chúng gọi là "Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử". Trong chiến dịch tháng 3 - 1975, Bắc Việt tung vào hai quân khu 1 và 2 của ta 14 sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đă tới chúng đưa nốt 3 sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc vào cộng với hơn một chục trung đoàn độc lập đă đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới gần 20 sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ hùng hậu của hơn hai chục trung đoàn xe tăng, pháo binh, pḥng không, công binh… Văn Tiến Dũng nói.

    "Chúng tôi nóng ruột chờ đón đồng chí Lê Đức Thọ vào, chờ đón những chỉ thị cực kỳ quan trọng của Bộ Chính trị vào thời điểm này của dân tộc.

    Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị lại họp. Phiên họp lịch sử ấy khẳng định: 'Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đă bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đă đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, Bộ Chính trị chủ trương: tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài G̣n trước mùa mưa."

    (ĐTMX trang 124).

    Việt Cộng phát hiện nhậy bén, nhanh tay nắm ngay lấy thời cơ. "Thời cơ giải phóng Sài G̣n càng ngày chín mùi"

    (ĐTMX trang 129.)

    Địch chớp thời cơ ngh́n năm một thuở, chưa bao giờ chúng gặp cơ hội béo bở như thế, cả một đạo binh to lớn hai trăm ngh́n người bỗng tan ră tháo chạy khỏi hai quân khu. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho kẻ địch, chúng tiến nhanh y như vào chỗ không người, Văn Tiến Dũng nói: "Cán bộ cơ quan tham mưu ở mặt trận lúc này phải thốt lên: 'Vẽ bản đồ không kịp bước quân đi'

    (ĐTMX trang 122.)

    Trong khi Việt Cộng hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh xả láng một ván bài chót th́ ta hầu như không thấy có một kế hoạch nào khả dĩ ngăn chận bước tiến của địch.

    "Để kịp phục vụ cho chiến trường sẽ được giải phóng sau cùng của cả nước, Quân khu 5 tổ chức một đoàn xe đặc biệt, chở thẳng vào Nam Bộ những thứ súng đạn cần thiết mà Khu 5 vừa thu được của địch và những thứ của bộ đội ta mà Khu chưa dùng hết khi giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam. Đoàn xe này do đồng chí thiếu tướng Vơ Thứ, Phó tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp chỉ huy chạy từ đồng bằng Quân khu lên Tây nguyên rồi đi xuống miền Đông Nam Bộ.

    Các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Công Tum nhộn nhịp khác thường. Các loại máy bay lên thẳng nặng, nhẹ, các loại máy bay vận tải và cả máy bay chở khách đặc biệt của ta đều được huy động, không những để chở người, chở đạn, chở vũ khí, chở sách, báo, phim ảnh, tranh vẽ, bản nhạc… mà c̣n chở hàng tấn bản đồ Sài G̣n - Gia Định vừa mới in xong ở Xưởng bản đồ Bộ Tổng tham mưu ta tại Hà Nội.

    Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mă, sông Hàn, các cảng Hải Pḥng, Cửa Hội, Thuận An, Đà nẵng cũng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng được bốc xếp kịp thời để các đoàn tầu vận tải của Bộ giao thông vận tải và tầu của Hải quân nhân dân đưa vào phía trong, nối dài đường biển qua các cảng vừa được giải phóng như Qui Nhơn, Cam Ranh.

    Phải có bằng ấy con đường và phương tiện mới đủ sức vận chuyển thần tốc ra mặt trận một số lượng quân đội và vật chất lớn chưa từng có của cách mạng nước ta."

    (ĐTMX trang 142).

    Trước cuộc chuyển vận bộ đội, súng đạn, quân nhu … ồ ạt vào Nam của quân thù, ta không thấy một kế hoạch cụ thể nào của Bộ Tổng tham mưu hay Dinh Độc Lập khả dĩ ngăn chận hoặc giảm bước tiến quân của địch như oanh tạc các đoàn xe, tầu vận tải, phục kích đánh công voa, giật sập cầu cống, phá đường … Thượng cấp của ta quan tâm tới cuộc pḥng thủ phần đất c̣n lại th́ ít mà lo cho kế hoạch "Tẩu vi thượng sách" của ḿnh th́ nhiều.



    Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan hiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm. Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến pḥng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc pḥng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về th́ Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan ră. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát ṿng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan ră, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang. Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân



    Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đă chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài G̣n, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài G̣n 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

    Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long B́nh, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đă bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.

    BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

    -Tấn công tuyến pḥng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

    - Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài G̣n.

    -Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài G̣n. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh c̣n nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ư định củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đ́nh binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.



    Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xă bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đă phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mănh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ng̣i nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.

    Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự b́nh tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.



    Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xă, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xă nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến pḥng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đă đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đă pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mănh không lùi một bước.



    Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.

    - Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.

    - Gia đ́nh binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đă có kế hoạch cho di tản gia đ́nh binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc pḥng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trận Đánh Cuối Cùng, Sài G̣n Thất Thủ
    p2
    TRỌNG ĐẠT
    .

    Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài G̣n Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.



    Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.

    Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài G̣n khỏi trở thành băi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lănh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

    Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức pḥng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long B́nh.

    Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến B́nh Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu c̣n có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.



    Năm tuyến pḥng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn pḥng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.



    Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ B́nh Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng G̣ gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long b́nh. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.



    Quân đội VNCH như chúng ta đă biết từ cuối tháng 3-1975 đă mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ c̣n 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.

    "Về tương quan lực lượng giữa hai bên th́ QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lănh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đă xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

    Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

    Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo"

    (Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.)

    Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.

    Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, c̣n lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.

    Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đă bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.

    Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.

    Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về G̣ Vấp.

    Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các băi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

    Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Vơ Đông Giang bác bỏ.

    Tại Biên Ḥa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được pḥng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.



    Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.

    Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài G̣n và Củ Chi bị gián đoạn.

    Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được t́nh h́nh phía nam, mặc dù bị VC tấn công.



    Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đă chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.

    Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngă Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá bị bắt.

    Cộng quân xâm nhập Ngă Tư Bẩy Hiền, trong ṿng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh tơi bời phải rút khỏi ngă tư Bẩy Hiền.

    Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đ̣i phải buông súng đầu hàng nếu không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài G̣n bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần v́ thấy pḥng tuyến của ta đă sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo kích của địch, chúng đă vào sát thành phố không hy vọng cứu văn được t́nh thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đă im bặt.



    Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn th́ Lê Đức Thọ ban lệnh cho các quân đoàn BV không chấp nhận đ́nh chiến “cứ tiến thẳng vào Sài G̣n tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.” Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngă Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ B́nh Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.

    Theo báo Sài G̣n Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An , họ có chụp h́nh những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của kư giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập th́ cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đă tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên. Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uư, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đă hoàn toàn thuộc về CS. Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người cấp bậc cao nhất là một Đại tá kư giả chiến trường (journaliste de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín. Báo chí VC năm 76 đăng tấm h́nh ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh: "Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành."

    Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên văn: "Các ông c̣n cái ǵ nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện".

    Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy Quân khu 4 vẫn c̣n nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân và ba sư đoàn BB chủ lực. V́ là một bọn nhà quê, VC không biết một tí ǵ về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ kư giấy đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu dân biểu Lư Quí Chung th́ cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh: "Các anh phải hàng hết."

    Chúng ta thấy rơ các thanh niên xuất thân từ một xă hội bán khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.



    Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng th́ các mặt trận quanh Sài g̣n đều im tiếng súng chỉ c̣n một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uư Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng th́ Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5 tự sát.

    Quân khu 4 vẫn c̣n nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam th́, trước khi tự sát ông đă thắp nhang lễ vái trước bàn thờ Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.



    Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ, của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đ́nh Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đă mở lựu đạn tự tử v́ chán chường thất vọng khi thấy đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra c̣n nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47 (sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không c̣n lối thoát.



    Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4 tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đă dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập pḥng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài G̣n dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uư Danh, tuỳ viên của Tướng Nam th́ ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái trước bàn thờ Phật tại văn pḥng.

    "Là một tư lệnh Quân đoàn, đă nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có ḷng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm."

    (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút kư của Trung úy Lê Ngọc Danh.)

    Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ư với quyết định của Tướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng ǵ cứu văn t́nh thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn Minh đă trả lời phỏng vấn: "Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân".



    Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài G̣n thất thủ cả tuần hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng Minh đầu hàng phản bội!.

    Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp t́nh huống v́ dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân cho ḿnh và đi bầu Quốc Hội VC th́ thật là thiếu tự trọng, một người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như vậy được. Trong khi có những Tướng lănh, quân nhân… tự sát để giữ danh dự cho QĐVNCH th́ lại có những nhà quân sự, công chức cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó c̣n huyênh hoang tuyên bố chỉ trích người này người nọ.



    Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài G̣n từ 26-4- 1975, bốn ngày sau pḥng tuyến của ta đă hoàn toàn sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đă đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đă sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 th́ đài BBC đă nói: "Hôm nay tại Sài G̣n ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng."

    Như thế mọi việc đă được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đă đến tay mà ông không phất được th́ chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về t́nh h́nh vô cùng bi đát của đất nước, ông đă khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh "cái núi xương sông máu của thành phố Sài G̣n" khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.



    Phần th́ ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn Cộng quân, phần v́ đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa trong hàng lănh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác đă "tẩu vi thượng sách", cha chung không ai khóc... Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không c̣n nữa. Lực lượng pḥng thủ dần dần ră ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân thù.



    Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn c̣n nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rơ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hăm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài G̣n như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót.

    Trận đánh cuối cùng đă kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài G̣n tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lănh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.

    Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Vơ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đă gần 30 năm.

    Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đă được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đă trở thành băi chiến trường tan nát v́ bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đă trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường .



    Trọng Đạt



    Tài Liệu Tham Khảo:

    Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

    Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam, 2000.

    Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

    Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

    Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.

    Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.

    Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.

    Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngơ Sài G̣n, nhà xuất bản Quân Đôi Nhân Dân, Hà Nội 2005.

    Dương Đ́nh Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.

    Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.

    Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

    The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.

    Stanley Karnov: Vietnam - A History, Penguin books 1991.

    Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.

    Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.

    Trần Việt Đại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài G̣n Nhỏ Dallas 2002.

    Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm NH́n Lại Từ Đầu, Sài G̣n Nhỏ Dallas 28-4-2006.

    Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ Ai C̣n Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.

    NgườiMỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.

    Lâm Lễ Trinh: Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.

    Hồ Đinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Đội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.

    Lewis Sorley, Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

    Cao Văn Viên: Tuyến Đầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mơ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.

    Mường Giang: Tiểu Khu B́nh Thuận Và Tháng 4-1975 Đẫm Máu Và Nước Mắt, Sài G̣n Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.

    Hồ Đinh: Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc, Sài G̣n Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.

    Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (RVNAF 1968-1975, Bill Laurie) , Nguyễn Tiến Việt dịch, Con Ong Việt số 71, tháng 5 -2006.

    Trần Trung Đạo: 30 Năm Nh́n lại, Con Ong Việt số 60, tháng 5-2005.

    Hải Triều, Trung Nghĩa: Bán Tiểu Đội Biệt Cách Dù & Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30-4-75, Sài G̣n Nhỏ, cuối tháng 4-2006.

    Nguyễn Văn Lục: Đi T́m Thời Gian Đánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài G̣n Nhỏ Dallas, 6-4-2007.

    Lê Ngọc Danh: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, (bút kư của sĩ quan tuỳ viên Tướng Nguyễn Khoa Nam), Bút Việt 28-4-2006.

    TRỌNG ĐẠT

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 16-02-2013, 12:19 PM
  2. Replies: 17
    Last Post: 30-05-2012, 03:58 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 16-04-2011, 03:34 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 14-01-2011, 05:29 AM
  5. Bữa Cơm Gây Quỹ Tương Trợ Thương-Phế Binh QLVNCH Tại Quê Nhà.
    By phamthangvu in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 18-10-2010, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •