Văn Cao: một thiên tài bị lưu đày
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) -
P2
Nhà thơ NGHIÊM BẰNG - THU HÀ ghi
http://vietbao.vn/Van-hoa/Mua-xuan-d.../40186268/181/
Nhạc sĩ Văn Cao (Ảnh: thethaovanhoa.vn)
Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong tác phẩm “ Đêm giữa ban ngày”, kể lại lời Văn Cao nói với ông về Tố Hữu hay Trường Chính chủ trương đánh “Nhân Văn”, kể lại chuyện ông lănh tụ Trường Chinh cho gọi Nguyễn Tuân và Văn Cao lên cảnh cáo sau vụ “ Nhân Văn – Giai Phẩm” < *1 *> (xem thú thích dưới bài)
Ảnh: nhạc sĩ Văn Cao viết “Tiến quân ca” lúc 21 tuổi - Ảnh do tác giả cung cấp
Xuân Diệu đấu tố Văn Cao là trùm phản động, là đầu sỏ chống cộng < *2*> (xem chú thích cuối bài)
Với tất cả tội trạng tày trời do Xuân Diệu đấu tố Văn Cao công khai trên báo chí, tội của Văn Cao có khi c̣n to hơn tội của bà nhà văn Thụy An và ông Nguyễn Hữu Đang (cùng bị án 15 năm tù giam, 05 năm quản thúc v́ hai người này bị cho là đầu sỏ gây ra vụ án chống đảng “ Nhân văn – giai phẩm”). Sở dĩ Văn Cao thoát tù mọt gông v́ ông chính là tác giả Quốc ca.
Ngay sau vụ “Nhân Văn”, nhà nước cộng sản tính lấy một bài hát “Cách mạng tiến quân” của Đỗ Nhuận làm bài quốc ca, thay bài “Tiến quân ca” của Văn Cao nhưng việc không thành. Mấy năm sau, năm 1981 nhà nước mở cuộc thi quốc ca trong suốt hai năm, quyết thay bài hát của tên phản động đang bất đắc dĩ dùng làm quốc ca; nhưng mấy trăm bài dự thi thay đổi quốc ca, không bài nào được chọn (v́ quá tẻ nhạt) để thay thế bài ca lịch sử của Văn Cao.
Nếu không có bài quốc ca che chắn, có lẽ Văn Cao có thể đă chết trong tù Cộng sản? Một Văn Cao mềm mỏng, nồng nàn, say đắm, lăng mạn tận cùng (với các ca khúc bất diệt: “Buồn tàn thu”, “Suối mơ”, “Bến xuân”, “Trương Chi”, “Thiên Thai”...) trong một Văn Cao tỉnh bơ, quyết liệt, lạnh băng, thần kinh thép, thậm chí dữ dằn, sắt máu: “thề ăn gan uống máu quân thù”... “đường ta đi xây xác quân thù”... đến cùng tận khi một ḿnh một xe đạp, đến tiệm hút thuốc phiện ở Hải Pḥng, dương khẩu súng lục số 7165 của tổ chức (do Nguyễn Đ́nh Thi trao) nhắm thẳng vào đầu Đỗ Đức Phin (bị Việt Minh cho là tay sai của Nhật) tuyên án từng lời đanh thép: tao bắn mày v́ mày là Việt gian tay sai giặc Nhật! Đoạn, Văn Cao bóp c̣ súng cái đoàng, đầu Đỗ Đức Phin nức toác, tóe máu; rồi ông thủng thẳng nhét súng vào thắt lưng, đủng đỉnh đạp xe đi như đang dạo mát...
Sau này, cả cuộc đời c̣n lại, Văn Cao vô cùng ân hận v́ đă bắn chết một con người là Đỗ Đức Phin. Đến nỗi, sự sám hối quằn quại khôn xiết này đă khiến ông không c̣n dám gơ lên piano những giai điệu lăng mạn tuyệt đẹp thuở ban đầu kiểu “Suối mơ”, “Bến xuân”... nữa; v́ ông có cảm giác tay ḿnh c̣n nhuốm máu đồng loại. Thế mà, có những kẻ vô lương tâm, can dự vào việc giết chết hàng chục triệu đồng bào vô tội của ḿnh mà vẫn vênh mặt tự hào, chẳng một chút ăn năn sám hối!
Nghe nói Văn Cao c̣n bắn sẩy (bắn hụt) hai mật thám Nhật tại Hà Nội là Cung Đ́nh Vạn và Vơ Văn Cẩm (không biết có phải v́ ông căm thù quân Nhật từng giết bố vợ ḿnh là cụ Nghiêm Xuân Huyến - một chủ báo, chủ xuất bản lớn Hà Nội từng bị Nhật thủ tiêu trong tù?). Một con người như thế không dễ ǵ thỏa hiệp, đầu hàng, thà chết cho điều ḿnh tin yêu hơn là phải sống như một chiếc bóng trong suốt hơn ba mươi năm bị giam lỏng trong án tù thả rông: “Nhân văn - Giai phẩm”...
Có lần, Văn Cao kể cho người viết bài này (trong một bàn rượu đơn sơ “cuốc lủi”, lạc rang, đậu phụ mắm tôm, với bạn tâm giao: nhà văn Mạc Phi, nhà văn Sơn Tùng...) rằng: “Sau vụ Nhân Văn, anh em “chống đảng” chúng tôi, ngoài mấy người bị án tù 15 năm, tất cả đều bị đi cải tạo lao động trên Tây Bắc. Trong chặng đường đi đày trên tàu hỏa, dù tôi đang đau dạ dày nặng sắp chết vẫn bị điệu đi, mấy lần tôi đă toan nhảy xuống đường tự tử khi tàu chạy, nhưng h́nh bóng đàn con lóe lên trong đầu như ánh chớp, h́nh bóng bà Băng (bà Nghiêm Thúy Băng – phu nhân nhạc sĩ) c̣ng lưng nuôi đàn con bơ vơ mất bố, tôi liền bỏ ư định tự sát để tiếp tục sống hèn mà trở về nuôi con...”
Có lẽ men “cuốc lủi” làm Văn Cao cảm động, tay ông run run, kể tiếp: “Thảm nhất là khi ở nơi cải tạo lao động, đến bữa ăn, cứ thấy ḿnh ngồi bàn nào là anh em (cùng bị đi đày lao động) lại t́m sang bàn khác ngồi, không ai chịu ngồi cùng bàn ăn với kẻ đầu sỏ Nhân Văn, đến nỗi chị nuôi trại đi đày phải xẻ một suất cơm ôi cá thối cho tôi ngồi một ḿnh một bóng mà ăn cho khỏi chết đói chứ nào có ngon lành ǵ...”
Ngày 30 tháng tư 1975, ngày kết thúc 30 năm chiến tranh, theo mấy người con và mấy người bạn thân của nhạc sĩ kể lại, Văn Cao im lặng không nói ǵ, không reo mừng ḥ hét vỗ tay vỗ chân rầm rập trong hàng ngh́n ca khúc khẩu hiệu điếc tai như phần lớn đồng nghiệp đă hét. Có lẽ, ông nghĩ rằng, nhờ chiến thắng này mà có thể thân phận “tù tại ngoại” của ông cũng sẽ được giải phóng, thoát án giam lỏng nhân văn chăng?
Dồn nén khát vọng tự do mấy chục năm, dồn nén khát vọng ḥa b́nh mấy chục năm, dồn nén khát vọng mùa xuân mấy chục năm, dồn nén khát vọng thoát khỏi “nhà giam tư nhân” mấy chục năm, dồn nén khổ đau buồn hận mấy chục năm, dồn nén oan ức bị chà đạp mấy chục năm, chợt một sáng cuối đông, đầu xuân năm 1976, vỡ ̣a cảm xúc, vỡ ̣a nước mắt nhỏ giọt yêu thương, nhỏ giọt mật đắng nghẹn ngào lên từng phím đàn thành giai điệu Văn Cao “Mùa xuân đầu tiên” chăng?
Thành ra, “Mùa xuân đầu tiên” chính là lời reo vui của đắng cay, niềm rưng rưng kiếp nạn giải thoát, nỗi hoan ca ngục tù gặp nắng gió mênh mông...?
Xin xem thêm tài liệu tổng kết vụ án “Nhân Văn - Giai Phẩm” (NVGP) của đại tá công an A 25 Thái Kế Toại đă in công khai trên rất nhiều trang mạng, để thấy thân phận của Văn Cao suốt ba mươi năm dưới chế độ “ưu việt gấp triệu lần tư bản” thê thảm là dường nào < *3 *> (xem chú thích cuối bài)
Qua lời tự thú của vị đại tá công an phụ trách theo dơi văn hóa văn nghệ trên, ta thấy số phận kẻ trọng tội NVGP bị lưu đày trong chính căn pḥng ḿnh, trên chính quê hương ḿnh của Văn Cao và các bạn hữu NVGP của ông hầu như đă bị tước quyền công dân, tước hết quyền sáng tạo nghệ thuật, bị “giam tại nhà”, bị đấu tố, bị làm nhục, bị cải tạo lao động hà khắc; không khác mấy so với những kẻ thua trận Việt Nam cộng ḥa bị tù tội trong danh phận học tập cải tạo sau năm 1975...
Không thấu hiểu hoàn cảnh sống bị chà đạp, bị lăng nhục, vùi dập, bị đói khổ, bị mất hết tự do nơi Văn Cao suốt ba mươi năm, chúng ta sẽ không cảm nhận được hết nỗi vui của người tù vừa t́m thấy một khe hở gió nắng, được vụt lóe với khói trên sông, với tiếng gà trưa hiu quạnh trong nỗi đau nghẹn ngào “Mùa xuân đầu tiên” này...
Chính nỗi đau buồn kia đă đẩy Văn Cao tới chân tường của cô đơn, lưu đày ông vào ly rượu và khói thuốc. Chứng nghiện rượu đă giúp Văn Cao phần nào quên đi thực tại thê thảm, giúp ông có nghị lực để sống qua thời thương khó. Nhiều đêm, không ngủ được, thức khuya để t́m ảo giác trong men rượu, thấy bóng ḿnh in trên tường, Văn Cao chợt rùng ḿnh hoảng sợ, ngỡ là công an mật nửa đêm xuyên tường đến hỏi cung ông, suưt nữa làm ông co cẳng ù té chạy...
Suốt một đời Văn Cao không chạy thoát khỏi bóng ḿnh, không thoát khỏi kiếp lưu đầy thiên bẩm của một nghệ sĩ lớn mà thời đại dường như không đủ chỗ cho ḿnh tỏa bóng. Đành thu bóng lại như con mèo nghệ thuật nằm cuộn tṛn trong đống tro tàn cải tạo tại gia mà ăn năn hối cải về tội chống đảng của ḿnh.
Đâu rồi chàng trai Văn Cao yêu đời, yêu người, tự do tự tại, thanh b́nh, phiêu lăng miền thiên giới, thần tiên sống lẫn con người, lăng mạn tới tận cùng chân trời góc bể trong những ca khúc tiền chiến tuyệt tác? Xin cùng nghe lại bản nhạc đầu tay tuyệt diệu của trang thiếu niên 16 tuổi, và xem lại lời của ca từ “ Buồn tàn thu”:
Buồn Tàn Thu
Ai lướt đi ngoài sương gió, Không dừng chân đến em bẽ bàng, Ôi vừa thoáng nghe em mơ ngay bước chân chàng, Từ từ xa đường vắng. Đêm mùa thu chết, nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng. Em ngồi đan áo ḷng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng. Người ơi c̣n biết em nhớ mong, T́nh xưa c̣n đó xa xôi ḷng. Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên Chim với gió bay về, chàng quên hết lời thề. Áo đan hết rồi, cố quên dáng người, Chàng ngày nào t́m đến? C̣n nhớ đêm xưa kề má say sưa Nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần. Thôi t́nh em đấy, như mùa thu chết rơi theo lá vàng.
“Buồn tàn thu” một nỗi buồn đẹp, trong veo dù t́nh em tưởng “chết rơi theo lá vàng”. Cái buồn của t́nh yêu “ em thương nhớ chàng” Văn Cao kết hợp hồn nhạc ngũ cung với chất khải huyền Thánh ca Thiên Chúa giáo rất cổ thi; như người chinh phụ nhớ chinh phu “ Chinh phụ ngâm” Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, như thần thiếp nhớ quân vương “ Cung oán ngâm khúc” Nguyễn Gia Thiều, Kiều nhớ Thúc Sinh trong mùa thu chết “Rừng phong thu đă nhuốm màu quan san” Nguyễn Du thuở lục bát “ người lên ngựa, kẻ chia bào” của “ bụi hồng dặm cuốn chinh an”...
Cái buồn của con người gặp cái buồn của trời đất, rất “ mang mang thiên cổ sầu” Văn Cao. Chàng thiếu niên 16 tuổi đă kư thác đời ḿnh trong vàng thu lá chết, lấy lá vàng mùa thu làm chiếc diều của của nghệ thuật muôn đời siêu thoát. Chàng tự lưu đày ḿnh vào mùa thu một cách tự nguyện. Chàng chết đuối theo vàng thu ch́m nghỉm để bất tử trong giai điệu du dương, sang trọng, như danh họa Nga gốc Do Thái Levitan phó linh hồn cho mùa thu Nga vĩnh cửu sơn dầu...
Ngay từ 16 tuổi, bằng sự lăng mạn tận cùng qua “ Buồn tàn thu”, Văn Cao đă sung sướng được đắm ch́m vào vương quốc Cái - Đẹp. Chàng dùng nỗi buồn làm rượu, làm lương thực hằng sống nuôi dưỡng những giai điệu du dương lăng mạn đẹp nhất của nền tân nhạc Việt Nam thuở ban đầu trong năm kiệt tác vô song:” Buồn tàn thu”, “ Suối mơ”, “ Bến xuân” (lời Phạm Duy) “ Trương Chi” và “ Thiên Thai”...
Dường như năm bản nhạc lăng mạn trên là năm bản thánh ca của tâm hồn con người, đưa ta thoát mọi phàm tục để được thánh hóa, được thăng hoa tới muôn vàn mê đắm, thoát khỏi hận thù mà bất tử với thương yêu? Bản t́nh ca của nỗi buồn, của Cái - Đẹp ban sơ được hát lên cùng thiên giới thiêng liêng niềm hoài niệm trần thế; nơi suối nguồn róc rách mê ly chảy ra từ năm ḍng kẻ nhạc Văn Cao, theo giai điệu thiên thần réo rắt thanh tao kia mà rót vào hồn ta hơi thở đất trời, rót vào tai ta chất men say của niềm ham sống, của tin yêu và hoài vọng. Âm nhạc Văn Cao nâng cánh con người bay lên cơi đẹp, cơi mê, cơi thần tiên, cơi hằng sống là v́ thế chăng?
Chừng như Văn Cao đă ngầm kư gửi thân phận ḿnh vào hai ca khúc lăng mạn một cách siêu nhiên có phần kỳ bí, huyền nhiệm: “ Thiên thai” và “ Trương Chi”, vừa mang phong cách cao sang, nền nă, cổ điển của nghệ thuật Apollon - thần ánh sáng và thi ca, vừa mang phong cách ma mị, xuất thần, cuồng si của nghệ thuật Dionysos - thần rượu nho (theo quan niệm về bi kịch Hy Lạp của Nietzsche)?
Văn Cao, ngay từ độ đôi mươi, đă tự đày ải ḿnh lên miền thiên giới trong đại kiệt tác “ Thiên Thai”. Cuộc nhập “Thiên Thai” ấy không chỉ có hai chàng Lưu Nguyễn mà thực ra đă có ba chàng: người tham gia khí muộn vụ thiên hành lên cơi tiên ấy chính là Văn Cao:
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
Kià đường lên tiên, ḱa nguồn hương duyên
theo gió tiếng đàn xao xuyến
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
Mấy cung tŕu mến như nước reo mạn thuyền
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát trên bờ Đào Nguyên
Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian
Có một mùa đào ḍng ngày tháng chưa tàn qua một lần
Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn
Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên
đây đó nỗi ḷng mong nhớ
Này khúc bồng lai
là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
Đàn xui ai quên đời dương thế
Đàn non tiên đàn khao khát khúc t́nh duyên
Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần
Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ṛn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn ḷng ta
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
Nhớ quê chiều nào xa khơi Chắc không đường về
Tiên nữ ơi!
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
T́m Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca c̣n rền trên cơi tiên
Văn Cao và hai chàng Lưu Nguyễn đă nhập “Thiên Thai” nghệ thuật. Nơi đó, Cái Đẹp chính là tiên nữ, khởi nguồn mọi xúc cảm hồn người. Nghệ thuật, nói cho cùng KHÔNG VỊ BẤT CỨ ĐIỀU G̀, v́ nó là cái chân thiện mỹ đă được thánh hóa, được đóng dấu thiên giới cao sang. Tột cùng của nghệ thuật là sự thoát tục, sự thăng hoa con người lên những thế giới khác, tâm hồn khác, rung động khác, mê ly khác, ảo diệu khác... do con đ̣ của tưởng tượng chở ta sang bờ bên kia của sự thật, bờ bên kia của thế giới.
Những giai điệu thần tiên mê ly hết mực Văn Cao đă đưa hồn ta du nhập cùng ba chàng lăng tử Lưu - Nguyễn - Văn vào cơi trời. Thiên Thai ấy, tiên nữ ấy, nghê thường ấy hóa ra không ở đâu xa, lại ở chính nơi hồn ta khi được âm nhạc thiên tài Văn Cao đánh thức...
Văn Cao hóa thân vào bi kịch nghệ thuật Trương Chi, hay chính hồn chàng Trương Chi đă ám lấy cuộc đời Văn Cao trong một ca khúc hay đến rợn người, hay đến ngờ có ma trong giai điệu du dương ch́m lắng, thê lương, rờn rợn liêu trai, khuya khoắt ngồi nghe một ḿnh có thể nổi da gà:
Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ
Vương vất heo may hoa yến mong chờ
Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ.
Ḷng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang,
Chập chùng đêm khuya thức ai pḥng loan
Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
Đây đó từng song the hé đợi đàn.
Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân
Ḥ khoan mơ bóng con đ̣ trôi
Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời
Anh Trương Chi
Tiếng hát vọng ngàn xưa c̣n rung,
Anh thương nhớ.
Oán trách cuộc từ ly năo nùng.
Đ̣ trăng cắm giữa sông vắng.
Gió đưa câu ca về đâu?
Nh́n xuống đáy nước sông sâu.
Thuyền anh đă ch́m đâu!
Từng khúc nhạc xa vời
Trong đêm khuya d́u dặt tiếng tơ rơi.
Sương thu vừa buông xuống
Bóng cây ven bờ xa mờ xóa ḍng sông
Ai qua bến giang đầu tha thiết,
Nghe sông than mối t́nh Trương Chi
Dâng úa trăng khi về khuya,
Bao tiếng ca ru mùa thu.
Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn
C̣n nghe như ai nức nở và than,
Trầm vút tiếng gió mưa
Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?
Ḷng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn
Về phương xa ai nức nở và than,
Cùng với tiếng gió vương,
Nh́n thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đ̣ xưa.
Đ̣ ơi! Đêm nay ḍng sông Thương dâng cao
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gơ ván thuyền,
Ta ca trái đất c̣n riêng ta.
Đàn đêm thâu
Trách ai khinh nghèo quên nhau,
Đôi lứa bên giang đầu.
Người ra đi với cuộc phân ly,
Đâu bóng thuyền Trương Chi?
Bi kịch Trương Chi chính là bi kịch của nghệ thuật, bi kịch cuộc đời, hơn nữa là bi kịch của thiên tài và thời đại, bi kịch của Văn Cao và chế độ…H́nh như Văn Cao đă đổi vai cho chàng ca sĩ thiên tài Trương Chi trong câu chuyện cổ diễm t́nh, được kể lại bằng hồn Văn Cao với giai điệu bi ca, khốc ca, hú ca, Mỵ Nương ca?
Hồn Trương Chi u uẩn, u u trong gió sương vương vấn trên sông, đêm đêm đă lấy đi hết nước mắt nàng Mỵ nương ân hận ngh́n đời. Nay hồn ấy, t́nh đơn phương yêu đến chết ấy lại nhập vào hồn Văn Cao với giai điệu sầu thương, nức nở, lấy đi bao giọt khóc của người nghe nhạc hôm nay.
Thương thay chàng Trương Chi Văn Cao đă dâng hiến cả tâm hồn và thân xác ḿnh cho t́nh yêu con người, cho t́nh yêu thời đại, yêu đến nỗi cuồng điên kiểu Xuân Diệu: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” nhưng đă bị thời đại đáp lại bằng “cú đớp chính trị” Nhân Văn Giai Phẩm tàn mạt cả một đời.
Nàng Mỵ Nương cuộc đời, nàng Mỵ Nương thời đại không chấp nhận t́nh yêu đơn phương tận hiến ấy, yêu và ca hát như con ve tới chết cho nàng, v́ nàng, một t́nh yêu phi điều kiện, phi chính trị. Cũng như Trương Chi, Văn Cao đă bị nàng Mỵ Nương - Thời đại phụ t́nh, hớp hết hồn chàng, rút hết gan ruột chàng trong các ca khúc kháng chiến bất hủ: “Trường ca Sông Lô”, trong “ Tiến quân ca”, trong “ Làng tôi”, trong “Tiến vế Hà Nội”, trong “ Ngày mùa”… ăn ốc đổ vỏ, rồi nhốt chàng vào mật thất cô đơn như một huyệt mộ của tự do trá h́nh có tên là căn gác chật hẹp 108 Yết Kiêu, Hà Nội, thuê 15 đồng một tháng (ở tù tại gia mà phải thuê a?)...
Trương Chi đă yêu, đă chết cho mối t́nh lư tưởng đơn phương, thân xác tan vào sông nước và hồn hóa thành đá quư làm chén ngọc cho Mỵ Nương gieo nước mắt thương t́nh thành sông. Văn Cao không ném thân xác ḿnh vào cát bụi để được chết v́ yêu như Trương Chi; nhưng linh hồn ông, âm nhạc ông đă đang và măi măi sẽ được người đời yêu thương đón nhận. Hồn Văn Cao c̣n hát măi tiếng tuyệt vời Trương Chi trên ḍng sông âm nhạc, nơi sẽ có hàng ngh́n Mỵ Nương xinh đẹp mong ước chàng sống lại để hậu thế được yêu chàng như lời thơ R. Tagore vẽ hộ t́nh yêu mai sau dành cho chàng Trương Chi - Văn Cao:
“Nàng ơi / tất nhiên là nàng sẽ ra đời / trong một thế kỷ nào đó / xin nàng tha thứ cho / nếu quả v́ tôi kiêu hănh / vẽ dáng nàng đang đọc thơ tôi / khi trăng rọi im ĺm qua khe chữ / tôi biết đêm nay / dưới trăng mờ / nàng thắp đèn chờ / dù nàng biết chẳng bao giờ nhà thơ (nhạc sĩ - chua thêm TMH) đến nữa …” (bản dịch từ tiếng Anh của Cao Huy Đỉnh)
Tiền bối Văn Cao ơi!
Âm nhạc sang trọng bậc nhất nước Việt của ông c̣n sống măi. Những bài hát rất hay, rất quư phái cao sang đầy chất thánh ca của ông vẫn hằng tụng ca con người, tụng ca Cái Đẹp, như một cứu cánh góp phần cứu chuộc dân tộc ta, đất nước ta đang có cơ bị diệt vong bởi chính sự băng hoại của những tà thuyết phi nhân. Xin được gọi ông bằng tên gọi thường nhật tŕu mến nhất mà thế hệ đi sau ông vẫn hằng được gọi thầm tên ông: ANH VĂN; như ngày xưa thi thoảng được hầu rượu ông nơi quán rượu gần rạp xiếc. Vâng, anh Văn suốt một đời sống chết cũng chỉ v́ hai chữ Nhân Văn thiêng liêng, cao cả này mà thôi...
Sài G̣n ngày 23-01-2013
Trần Mạnh Hảo
danlambaovn.blogspot .com
____________________ _____________
Phần chú thích:
Chú thích <*1*>:
“Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa ḿnh, có làm khổ ḿnh thật, do ḷng đố kỵ mà ra. Ḿnh cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói ǵ th́ nói, trong ḷng Tố Hữu vẫn c̣n một chút ǵ của nhà thơ chứ. Bề ngoài th́ thế đấy - Tố Hữu lănh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê b́nh thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche (tiếng Pháp, có nghĩa là cuộc quân hành dài, ư nói Trường Chinh) mới là kẻ sáng tác ra vụ Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy[2] vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche c̣n cho mời ḿnh và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Ḿnh nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu th́ ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy th́ chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi ḿnh đến c̣n có ư này nữa: Lúy muốn ḿnh phải hiểu - tôi đă chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ c̣n cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_t...i_Ph%E1%BA%A9m
Chú thích <*2*>:
"Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhăn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đă thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lư và tiến bộ. (...)
Vào đời giữa thời phát-xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lúc lớn lên nhạy cảm nhất lại là lúc chủ nghĩa đế quốc Pháp Nhật toát ra cái chất cuối mùa đồi trụy nhất, phản động nhất, Văn Cao đă ngộ độc rất nặng. (...)
Trong bài hát Trương Chi, Văn Cao gán cho người đánh cá cái khinh bạc tột độ của ḿnh, không coi nhân quần ra cái ǵ hết, chỉ có một ḿnh ḿnh trên trái đất; hơi lạnh của chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối toát ra như một âm khí nặng nề:
Ngồi đây ta gơ mạn thuyền
Ta ca trái đất c̣n riêng ta! (...)
Những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, những ư nghĩ phiêu lưu, t́m thi vị xa vời, mới lạ trong cách mạng, là một chặng đường tất yếu của tư tưởng nhiều người; mơ ước “Hải quân Việt Nam”, “Không quân Việt Nam” lúc đó cũng là một trạng thái của ḷng yêu nước.
Nhưng ta phải giật ḿnh khi nhớ lại những lời hát:
Ta là đàn chim bay trên mây xanh
Mắt nh́n trong khói những kinh thành tan...
...Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ta không trách tŕnh độ chính trị của ta và của tác giả khi đó c̣n thấp. Chúng ta giật ḿnh v́ cái lối bay để mà bay, tự say lấy ḿnh đó là tiền thân của cái lối “Hăy đi măi” của Trần Dần; chúng ta giật ḿnh hơn nữa là cái máu anh hùng chủ nghĩa làm cho Văn Cao sảng khoái nh́n thấy “những kinh thành tan” dưới bom đạn mà không chút xót thương, và “chiến công ngang trời” kia lại là của “không quân Việt Nam”, mà không nói là chiến tranh tự vệ!
Mấy bài thơ năm 1946, 1948 của Văn Cao, có dụng ư tốt, nhưng cũng bộc lộ cái tính chất nghệ thuật của Văn Cao, thích khúc mắc, khó hiểu, thích loè lên lấp lánh, pha với sự lập dị, chộ người, toát ra một màu vị tan ră, như bài "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc", hay như bài "Ngoại ô mùa đông 46" (Văn nghệ số 2, tháng 4-5/1948):
Ta đi trong nhà đổ
Nghe thời gian đă nhạt khúc ân t́nh
Tuy pḥng the chiếc áo trẻ sơ sinh
C̣n xiêm hài dành hương phấn cũ…
...
Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp
Gió lạnh khi qua viện tàng thư
Cháy cong queo, b́a giữ chút di từ
Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche… (...)
Giả dối như một con mèo, kín nhẹn như một bàn tay âm mưu trong truyện trinh thám, bài thơ Anh có nghe thấy không? lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói ǵ. Văn Cao gọi ai là “chúng nó”? Đối lập với ai là “chúng ta”?
Bao giờ nghe được bản t́nh ca
Bao giờ b́nh yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả (...)
Trên đất nước ta, “chúng nó” là Mỹ-Diệm ở miền Nam, là tay chân Mỹ-Diệm ở miền Bắc, là bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm; chúng nó là thế đấy (...)
Những con người của chúng ta, từ Cách mạng tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng thành dần dần và mănh liệt, để đi tới “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, dù chúng ta có c̣n khuyết điểm, nhược điểm ǵ, cả Trái đất cũng biết chúng ta vĩ đại!" (Xuân Diệu, Dao có mài mới sắc Nxb Văn học, Hà Nội 1963, tr. 101-114. Bản điện tử do Lại Nguyên Ân cung cấp, tài liệu Talawas)
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/2010...n-xiii-van-cao
Chú thích <*3*>:
“VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM TỪ GÓC NH̀N CỦA ĐẠI TÁ CÔNG AN
Được đăng bởi nguyentrongtao và VANDANVIET.COM
NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo giơi văn nghệ sĩ và văn hóa) đă gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đă đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đă chỉnh sửa lại bài viết của ḿnh và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hăy đọc nó như đọc một “góc nh́n” về sự thật.
VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH - LÊ HOÀI NGUYÊN
Xin trích một số đoạn trong tài liệu này, để chứng minh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm 1955 -1958 chỉ là một trào lưu t́m dân chủ, t́m tự do cho văn học nghệ thuật, không hề mang tính phản động, lật đổ chế độ như chính quyền cộng sản đă vu cáo, để đàn áp các đồng chí của Văn Cao một cách khốc liệt, như từng xảy ra mà đại tá công an A 25 Thái Kế Toại đă chứng minh và kết luận một cách khoa học, thấu t́nh đạt lư, khiến kẻ viết bài này miễn b́nh luận:
“Tác giả (tức đại tá công an A 25 Thái Kế Toại) tin rằng Nhân Văn – Giai Phẩm (NVGP) không phải là một vụ án gián điêp phản động. Các văn nghệ sỹ trí thức NVGP không có mục đích lật đổ chế độ. Họ chỉ mong muốn ĐCSVN, chính phủ sửa chữa những sai lầm và xây dựng ngay một nền dân chủ pháp trị, một đời sống tinh thần có tự do tư tưởng, một đời sống văn học nghệ thuật tự do sáng tạo…
…C̣n vụ án được đem xét xử công khai có thể nói đấy là một vụ án xử v́ mục đích chính trị chưa đủ chứng cứ cấu thành tội danh hoạt động gián điệp mà động cơ của nó có thể có sự lợi dụng để khuất lấp tai tiếng và bảo vệ vị trí của chính những người lănh đạo Đảng đă mắc sai lầm trong CCRĐ
…Nội dung bản án kết tội NVGP trong phiên xử án như sau:
“Chúng là những tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành,hoạt động có tổ chức, thực hiện âm mưu của địch, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lư đê hèn nhất, những hoạt động phá hoại thâm độc nhất, để cuối cùng lật đổ chế độ chúng ta ở miền Bắc…”
…- Nhà nước cộng sản huy động hầu hêt các phương tiện thông tin đại chúng của chính quyền tham gia phê phán. Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Quân Đội Nhân dân, Tạp chí Học Tập, Tạp chí Văn Nghệ, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Văn Nghệ Quân Đội, Tạp chí Điện Ảnh… Đặc trưng của các cơ quan ngôn luận cộng sản là chỉ cho phép sự phê b́nh chính thống, không cho phép người bị phê b́nh được nói lại…
…-Huy động các cơ quan quản lư trí thức, văn nghệ sỹ tổ chức các cuộc kiểm thảo, phê b́nh đấu tố những người tham gia NVGP, sau khi đấu tố đương sự phải viết bản tự thú tội để công khai hóa trên các phương tiện tuyên truyền…
…-Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của hệ thống công an để bắt bớ, đàn áp...
…-Sử dụng các biện pháp quản lư hành chính như khai trừ Đảng, khai trừ BCH khai trừ hội viên các hội VHNT, treo bút không cho xuất bản tác phẩm có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cách chức, chuyển công tác, hạ lương, đưa ra khỏi biên chế, bắt buộc cư trú ở những vùng xa Hà Nội, đưa đi cải tạo bằng lao động chân tay ở nông trường, nhà máy, hợp tác xă nông nghiệp…
…- Ngoài ra gia đ́nh các đối tượng c̣n phải chịu sự đối xử khắc nghiêt của các cơ quan quản lư xă hội và toàn xă hội như việc học hành, thi cử, phân công công tác, lấy vợ lấy chồng…
…Đáng lẽ có những h́nh thức kỷ luật chỉ có thời hạn vài ba năm nhưng cuối cùng kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới. Các đối tượng hết hạn tù và quản chế đang là công dân b́nh thường nhưng vẫn bị quản lư như người mất quyền công dân…
Nói chung là cái biện pháp tổng hợp ấy có một mănh lực vô h́nh ghê gớm, nó làm tê liệt ṃn mỏi sức lực và tinh thần của một bộ phận trí thức tinh hoa trong thời gian dài 30 năm…
…Năm 1958 là năm đen tối của họ (NVGP), bị đấu tố, kỷ luật, ngồi tù, cải tạo lao động…
…Trong thời gian này Hồ Chí Minh đi thăm Liên Xô, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên có ghé thăm Bắc Kinh, chứng kiến và có thể học hỏi các kinh nghiệm tổ chức phong trào đánh phái hữu. Việt Nam cử Tố Hữu, Huy Cận và Hà Xuân Trường sang học tập kinh nghiệm, chính sách của Trung Quốc…
... Bản thân Trường Chinh cũng không thể đẩy cao hơn tốc độ cuộc chiến chống NVGP v́ ông ta không c̣n đầy đủ quyền lực như trước nữa…
…Phải nói rằng ngôn ngữ văn học miền Nam đă đi trước hiện đại hóa so với ngôn ngữ văn học miền Bắc mấy chục năm. Phải chăng đó là hậu quả của việc thủ tiêu cuộc cách mạng văn học của NVGP?”
(hết trích bài của đại tá công an A 25 Thái Kế Toại)
http://dotchuoinon.com/2011/04/10/v%...chu%E1%BA%A9n/
Bookmarks