Page 24 of 26 FirstFirst ... 1420212223242526 LastLast
Results 231 to 240 of 254

Thread: Kinh tế CHXHCNVN

  1. #231
    Dac Trung
    Khách
    Vỡ Nợ và Lừa Đảo

    Bạn thân,
    Có những lằn ranh khó phân biệt nổi. Đó là lằn ranh của tâm ư, giữa thiện và ác, thí dụ như khi đốt tiền của người khác. Đứng về mặt kinh doanh, người ta nói đó là vỡ nợ, khi doanh nhân không trả nợ nổi nữa. Nhưng có thật hay không, khi người ta gom đủ thứ tiền thiên hạ và xài cho những thứ không ai kiểm soát nổi – và có người gọi đó là lừa đảo.

    Thí dụ, như vụ vỡ nợ 100 tỷ đồng tại Sài G̣n.

    Số tiền này không nhỏ, v́ tương đương 4,9 triệu USD.

    Bản tin từ thông tấn VietnamNet hôm Thứ Ba cho biết hàng chục người đă kéo đến nhà của 1 người phụ nữ tại Q.3, TP.SG để vây hăm đ̣i nợ, số tiền ước tính khoảng hơn 100 tỷ đồng.

    Vụ bao vây đ̣i nợ này diễn ra từ chiều đến đêm 4/2 tại ngôi nhà của bà T.T.Q.H (SN 1966) tại con hẻm 658 đường Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3.

    Bản tin viết:

    “Các nạn nhân cho biết, người “dính líu” ít nhất vài chục triệu đồng, người nhiều nhất lên đến vài chục tỷ đồng. Theo họ ước tính, khoản tiền bà H đă nợ và tạm chiếm đoạt của nhiều người lên đến hơn 100 tỷ đồng.

    Theo các nạn nhân, trong nhiều ngày qua, họ đă liên lạc qua điện thoại, thậm chí đă nhiều lần đến tận nhà t́m bà H nhưng không thấy tung tích bà này ở đâu. Nhiều người trong số các nạn nhân là người quen biết lâu năm, thậm chí là bà con họ hàng và hàng xóm của bà H.

    Ông Trung (một người em họ của bà H) kể: trước đây vài năm ông được bà H khuyên đầu tư mua xe tay ga các loại như: SH, Air Blade…từ bà để bán lại kiếm lời. Tham khảo thị trường, xác định mua xe từ bà H bán lại cho những nơi khác thu lợi được vài triệu đồng/chiếc nên ông Trung bắt đầu làm ăn với người chị họ của ḿnh.

    Ông Trung xác nhận “Ban đầu chị ấy làm ăn rất uy tín, nhận tiền giao đủ xe cho tôi bán lại. Gần đây tôi gom từ nhiều nguồn giao cho chị hơn 2 tỷ đồng, chị ấy cầm tiền rồi im lặng…Tôi nhiều lần gọi điện thoại, t́m đến nhà, nhưng chị tôi mất tích luôn”...”

    Gần 5 triệu đôla... vỡ nợ. Đó là kết quả của hiện tượng xài tiền người khác. Nếu buôn bán chân thật mà thua lỗ, th́ gọi là vỡ nợ. Nếu gian, th́ gọi là lừa đảo.

    Than ôi, đă có những vụ lớn hơn rất là nhiều, mà rồi cũng êm thôi.

    Vinashin, Vinalines... đều là các trường hợp xài tiền dân và làm mất tới hàng chục tỷ đôla. Nên gọi đó là vỡ nợ hay lừa đảo? Hay là rút ruột tài sản quốc doanh?

    Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chẻ nhỏ Vinashin và phần th́ sáp nhập với Vinalines, phần th́ cho tách rời ra... để xóa hết sổ sách kế toán Vinashin, để rồi chẳng ai ḍ ra chỗ nào là vỡ nợ, chỗ nào là lừa đảo nữa... Th́ lằn ranh vỡ nợ, lừa đảo làm ǵ ḍ ra nữa.

    http://vietbao.com/D_1-2_2-349_4-203659_15-2/

  2. #232
    Dac Trung
    Khách
    Đất nông nghiệp giảm nhanh: Lỗi của quy hoạch

    http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/ch...y-hoach-i22424

    Đất lúa giảm, đất cho giáo dục, y tế cũng hao hụt

    10 năm qua, gần 350.000 ha đất lúa đă chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, đến năm 2020 sẽ mất tiếp 300.000 ha nữa ... trong khi đất cho trường học, bệnh viện vẫn thiếu.

    http://www.baomoi.com/Dat-lua-giam-d...ut/148/7209608.

    Diện tích đất trồng lúa giảm nhanh

    Với đà này, TS. Nguyễn Văn Ngăi (ĐH Nông lâm TP.HCM) cho rằng, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ c̣n cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.

    TS. Đỗ Kim Chung (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) phân tích, an ninh lương thực không chỉ bó hẹp ở những nông sản có chứa tinh bột (chủ yếu là lúa gạo) mà c̣n gồm cả lương thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người.

    Theo TS. Chung, một trong những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước là chúng ta phải nghĩ đến quy hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất cho khu công nghiệp và đô thị. Mỗi năm Việt Nam dành 70.000 ha đất nông nghiệp cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị.

    “Việc đất canh tác giảm dần trong khi năng suất tăng có hạn dẫn đến khả năng thiếu hụt lương thực trong thời gian không xa.”, TS. Chung cảnh báo.

    http://www.baomoi.com/Dien-tich-dat-...48/2783022.epi

    http://www.tin247.com/dien_tich_dat_...-21431760.html

    VN Sẽ Cạn Quỹ Hưu Từ 2020, Suy Tính Tăng Tuổi Về Hưu

    Việt Nam cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2029? Đó là lời cảnh báo từ cơ quan ILO, và cho biết quỹ hưu VN sẽ thâm thủng kể từ 2020.

    Báo Pháp Luật Việt Nam nêu vấn đề này để cho biết nhà nước có thể sẽ phải tăng tuổi hưu...

    http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-203578_15-2/


    Ư kiến độc giả (1)
    Được gửi bởi Đảng viên mới (Guest) vào 02/05/2013

    Chết tớ rồi ! Vậy mà đ/c đại tá Trần đăng Thanh quăng cáo đăng viên như tớ và giáo sư đại học, sinh viên ,cán bộ,công chức phải lo giữ sổ hưu ,đừng lo cho đất nước trước hoạ đồng hoá nhân dân Việt nam . đừng biểu t́nh chống Tàu , đừng chống Đảng ,để đảng "no" mọi việc ! Từ nay đến 2020 chỉ c̣n hơn 5 năm nữa thôi ! Liệu Đảng c̣n sống đến 5 năm nữa không nhỉ ? Lại thêm 2500 trí thức cao cấp từ hàng Cựu Phó Thủ Tướng,Bộ trưởng tư pháp, ngoại trưởng đ̣i bỏ điều 4 Hiến Pháp và giải tán Đảng nữa rồi Thôi t́m đường "vượt biên qua Mỹ "cho rồi ...

  3. #233
    Dac Trung
    Khách

    đổ tiền mua nhà ở ngoại quốc

    Tài liệu thống kê của nhà cầm quyền Việt Nam cho hay, số tiền mặt của người Việt Nam ở hải ngoại - được gọi là “kiều hối” đổ về trong năm 2012 lên đến 11 tỉ đô, tăng 20% so với năm trước ...

    Theo VietNamNet, hàng tỉ đô la “kiều hối” đă chảy ngược vào thị trường bất động sản các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Hoa Kỳ.

    VietNamNet dẫn lời ông Trần Quang Đại, trưởng pḥng Ngoại Hối Maritime xác nhận rằng lượng “kiều hối” từ Châu Âu và Hoa Kỳ gửi về Việt Nam, đổ vào thị trường bất động sản thông qua ngân hàng này giảm sút rơ rệt. Tại Huế, ḍng “kiều hối” trong năm 2012 chảy về chỉ c̣n một nửa so với năm 2011, tương tự như tại Đà Nẵng.

    C̣n theo ông Nguyễn Hoàng Nam, cán bộ sàn giao dịch bất động sản Info., người Việt ở hải ngoại cắt giảm đầu tư vào địa ốc ở Việt Nam v́ cho rằng thị trường này không c̣n an toàn.

    VietNamNet dẫn phúc tŕnh của Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam nói rằng ḍng đầu tư bất động sản của người dân ở Việt Nam chảy ngược ra ngoại quốc tăng vọt đáng kể trong ṿng ba năm trở lại đây. Đại diện hiệp hội này cho biết, nhiều công dân Việt Nam đă “tranh thủ” bay sang Hoa Kỳ và Úc Châu mua nhà ...

    Cũng theo VietNamNet, mặc dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng người ta biết chắc rằng làn sóng đầu tư địa ốc của người dân Việt Nam đổ vào Hoa Kỳ khá mạnh.

    Theo một nguồn tin khá vững chắc, một ngân hàng thương mại đă tung hàng tỉ đô mua một loạt ít nhất 30 căn nhà ở một tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ hồi năm 2010, và đều thanh toán cho người bán bằng tiền mặt. Dư luận chưa quên, mới đây, ông Phạm Đ́nh Nguyên, một thương gia Việt Nam đă bỏ ra 900,000 đôla để mua lại thị trấn Buford thuộc bang Wyoming, Hoa Kỳ.

    VietNamNet cũng dẫn phúc tŕnh của Coldwell Banker Singapore nói rằng hồi năm 2010, tỉ lệ người Việt Nam mua nhà ở đảo quốc này chiếm 3.2% số lượng giao dịch bất động sản của Singapore.

    Phong trào mua nhà đất của người Việt Nam ở ngoại quốc đă thúc đẩy một loạt công ty mua bán, dịch vụ thương mại bất động sản lên mạng chào hàng. Lần đầu tiên trong năm qua, dự án căn pḥng cao cấp ở thủ đô London được rao bán tại Hà Nội với giá 7 triệu bảng Anh.
    ...


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UQ2fvvInnqU

  4. #234
    Dac Trung
    Khách
    VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ LẠM PHÁT 2 CON SỐ TRONG NĂM 2013

    Tin Hà Nội - Hầu hết các chuyên gia kinh tế tham dự một cuộc hội thảo diễn ra tại Hà Nội hôm qua đều cảnh cáo rằng tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2013 sẽ là hai con số. Phúc tŕnh chính của cuộc hội thảo mang tựa đề Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nh́n chính sách năm 2013, cho rằng tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm nay ít nhất là 10%, cao hơn năm rồi. Trước đó, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă chỉ thị phải kềm chế lạm phát dưới mức 6%. Theo một chuyên viên Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách của trường Đại Học Kinh Tế, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đó là con số không dễ ǵ đạt được. Phúc tŕnh của nhóm này c̣n tiên đoán rằng không có nhiều triển vọng kinh tế trong năm nay tại Việt Nam.

    C̣n nếu có những dấu hiệu cải thiện vào 6 tháng cuối năm th́ cũng không đáng kể. Một chuyên viên kinh tế khác tham dự cuộc hội thảo này cho rằng t́nh h́nh Việt Nam trong năm 2013 sẽ rất khó khăn v́ không c̣n động lực mở rộng sản xuất, nên các hăng xưởng chỉ hoạt động cầm cự. V́ vậy nền sản xuất trong nước không phát triển nổi. Theo nhóm chuyên viên này, các công ty ở trong nước sẽ phải vượt qua nhiều sức ép để tồn tại. Rất nhiều t́nh h́nh kinh tế được phác họa là không sáng sủa được các chuyên viên kinh tế tham dự cuộc hội thảo này vạch ra, chẳng hạn như cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng theo chiều hướng bất lợi; hối suất sẽ tăng cao, tổng sản phẩm quốc nội GDP sẽ tiếp tục thấp, và thấp nhất trong ṿng 12 năm qua.

    http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-69615_1...-nam-2013.html


    Việt Nam có nguy cơ lạm phát 2 con số trong năm 2013

    Hầu hết các chuyên gia kinh tế tham dự một cuộc hội thảo diễn ra tại Hà Nội hôm 30 tháng 1 đều cảnh cáo rằng tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2013 sẽ là hai con số ...

    Phúc tŕnh của nhóm VEPR c̣n tiên đoán rằng “không có nhiều triển vọng kinh tế trong năm nay tại Việt Nam.” C̣n nếu có những dấu hiệu “cải thiện” vào 6 tháng cuối năm th́ cũng không đáng kể.

    Ông Bùi Trinh, một chuyên viên kinh tế khác tham dự cuộc hội thảo này cho rằng t́nh h́nh Việt Nam trong năm 2013 sẽ “rất khó khăn.” Ông này nói: “V́ không c̣n động lực mở rộng sản xuất, nên các hăng xưởng chỉ hoạt động cầm cự. V́ vậy, nền sản xuất trong nước không phát triển nổi.”

    Theo nhóm chuyên viên VEPR, các công ty ở trong nước sẽ phải “vượt qua nhiều sức ép để tồn tại.”

    Rất nhiều t́nh h́nh kinh tế được phác họa là không sáng sủa được các chuyên viên kinh tế tham dự cuộc hội thảo này vạch ra, chẳng hạn như cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng theo chiều hướng bất lợi; hối suất sẽ tăng cao...

    Cũng theo ông Bùi Trinh, tổng sản phẩm quốc nội - GDP sẽ tiếp tục thấp, và thấp nhất trong ṿng 12 năm qua.

    Theo dư luận, tiên đoán của các chuyên viên kinh tế từ cuộc hội thảo nói trên cho thấy, định hướng kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng cho năm 2013 hầu như phá sản hoàn toàn...

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.UQ2gHfInnqU

    Kinh Tế VN Đang Đuối Từ Từ, Xuất Khẩu Gạo, 125.000 Dân Đói; Tới 40 quỹ ngoài ngân sách nhận cả trăm ngh́n tỷ đồng, xài bí ẩn, khỏi đếm


    HANOI -- Nền kinh tế Việt đang suy yếu từ từ, theo lời các chuyên gia trong một cuộc hội thảo ở Hà Nội, được báo Đất Việt ghi lại.

    Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cho biết trong năm 2012, cả nước có trên 125.000 người thiếu ăn.

    T́nh h́nh thiếu ăn khôi haà ở chỗ VN là nước xuất cảng gạo nhứt nh́ thế giới. Và càng bi hài thêm, khi báo Tiền Phong nói rằng VN hiện có 40 quỹ được cấp tiền hàng năm hàng trăm tỷ đồng nhưng không hề có sổ sách chi xài ǵ cả -- nghĩa là, xài ǵ th́ xài, không ai kiểm tra...

    Báo Đất Việt nêu viễn ảnh bi thảm là triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012, trong khi lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013...

    Các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nh́n chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1 đă nói rằng ngay cả vấn đề lạm phát th́ cũng chỉ giải quyết phần ngọn.

    Bản tin ghi nhận rằng, khi nh́n ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.

    Tuy nhiên, độc chiêu của kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa là cứ đập phá rồi xây cũng tốt.

    Báo Đất Việt kể:

    “...điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè ḷng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả, ông Trinh nhấn mạnh.”

    Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ghi theo Tổng cục Thống kê cho thấy số liệu t́nh h́nh kinh tế - xă hội tháng 1/2013. Theo đó, cả nước có 30.900 hộ thiếu đói, tương ứng với 125.400 người thiếu đói, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước.

    Một bài viết trên báo Dân Trí của nhà b́nh luận Lê Chân Nhân nêu vấn đề rằng: “Quốc gia xuất khẩu gạo, sao để trẻ thiếu ăn?”

    Bài báo quy trách nhiệm cho các quan chức lănh đạo:

    “Một câu hỏi thật nhức nhối, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo nhất nh́ thế giới, nhưng c̣n có nhiều nơi dân ḿnh không có gạo để ăn, tội nghiệp nhất là trẻ em. Chúng ta không thiếu gạo, vậy th́ chúng ta thiếu ǵ? Câu trả lời ṣng phẳng và chính xác nhất là thiếu trách nhiệm...

    Thấy dân khổ mà vẫn vô tâm, biết trẻ em đói phải ăn ngô, ăn khoai thay gạo mà vẫn nhắm mắt quay lưng, chỉ lo cho thân ḿnh th́ không xứng đáng làm lănh đạo, điều hành quản lư một địa phương. Buồn thay, không ít quan chức chỉ biết thu vén cho bản thân, gia đ́nh. Ngày tết quà cáp đầy nhà, thực phẩm thừa mứa, nhưng không hề chạnh ḷng hay trắc ẩn đối với người nghèo, nói chi đến trách nhiệm. Cái đáng sợ là sự thiếu trách nhiệm, nhưng nguy hiểm nhất đó là con người thiếu ḷng trắc ẩn, mà cái thiếu đó lại rơi vào người làm quan mới kinh khủng.”

    Và đặc biệt, báo Tiền Phong nói rằng có nhiều quỹ xài tiền rất bí ẩn tại VN.

    Bản tin tựa đề “Quỹ Nhà nước trăm tỷ: Bí ẩn chi tiêu” ghi lời “PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đề cập nhiều quỹ nhà nước được đầu tư hàng trăm tỷ mỗi năm nhưng không biết chi tiêu thế nào.

    Theo ông Đặng Văn Thanh, điểm đáng chú ư hiện nay là chúng ta có Luật Ngân sách Nhà nước nhưng ngân sách ngày càng nhỏ đi trong tổng số quỹ tài chính của Nhà nước, song lại chưa có luật điều chỉnh. Bên cạnh ngân sách Nhà nước có tới 40 quỹ ngoài ngân sách. Có những quỹ tới hàng chục ngh́n, thậm chí cả trăm ngh́n tỷ nhưng chi tiêu ra sao, h́nh thành thế nào th́ không ai biết.

    “Tôi làm đại biểu Quốc hội 5 năm, kiến nghị mấy lần nhưng chưa một quỹ nào báo cáo công khai trước Quốc hội về tiền chi tiêu thế nào. Quanh đi quẩn lại là kết quả xóa đói giảm nghèo… Hôm trước, ngồi ở Ủy ban về các vấn đề xă hội của Quốc hội nghe một loạt quỹ của Bộ Y tế thấy nhiều vấn đề lắm. Có những quỹ được đầu tư hàng chục năm nay như Quỹ Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam nhưng tiền tiêu thế nào, sàng lọc, bồi bổ con người thế nào, chống bệnh hiểm nghèo thế nào không rơ”- Ông Thanh nói...”

    http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-203415_15-2/

  5. #235
    Dac Trung
    Khách
    Việt Nam phải bảo lănh cho Vinashin món nợ $600 triệu

    Tập đoàn tài chính Credit Suisse Group AG nhiều phần sẽ chấp nhận một kế hoạch tái cấu trúc lại món nợ khó đ̣i $600 triệu mà “quả đấm thép” Vinashin ỳ ra từ hai năm trước với sự hậu thuẫn cam kết của nhà cầm quyền Hà Nội.

    Hăng tin tài chính Bloomberg cho hay như vậy theo các nguồn tin riêng hôm Thứ Ba về một kế hoạch nhằm giải quyết món nợ mà Vinashin vay của hơn hai chục nhà tài trợ do Credit Suisse làm đại diện.

    Credit Suisse đă gửi thư cho các chủ nợ của món nợ nói trên, cho biết họ chấp thuận đề nghị của phía Vinashin và đề nghị họ cũng nên chấp nhận, theo một nhân vật không được nguồn tin nêu danh tính.

    Theo kế hoạch tái cấu trúc món nợ, số tín dụng $600 triệu mà Vinashin vay năm 2007 cộng với tiền lời chưa trả sẽ được bảo đảm bởi trái phiếu do Bộ Tài Chính CSVN phát hành.

    Tháng 12, 2010, Vinashin đă không có tiền để trả kỳ trả nợ đầu tiên $60 triệu. Dịp này, bùng lên những tin tức cho thấy “quả đấm thép” này có tài sản rất ít trong khi nợ ngang dọc trong ngoài nước lên hơn $4 tỉ không có ǵ để trả. Đến lương của hàng ngàn công nhân tại nhiều nhà máy cũng bị ỳ ra không trả.

    Chủ tịch tổng giám đốc Vinashin là Phạm Thanh B́nh, cùng một số ông lớn khác trong tập đoàn hồi năm ngoái đă bị kết án “cố ư làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng.” Từ đó, người ta mới được biết những tội lỗi tày trời của kẻ cầm đầu tập đoàn kỹ nghệ từng được coi là mũi nhọn để đưa Việt Nam trở thành một nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới.

    Cho đến đầu năm 2010 người ta vẫn thấy Vinashin “báo lăi.” Điều này cho thấy quan chức quốc doanh nhà nước CSVN chuyên môn dối trá t́nh h́nh kinh doanh thực tế.

    Hăng tin Bloomberg gọi điện thoại cho ông Trương Văn Tuyển yêu cầu ông b́nh luận về tin nói trên nhưng không thấy trả lời. Phát ngôn viên cho Credit Suisse ở Hongkong là Josephine Lee cũng từ chối trả lời.

    Sau khi món tín dụng $600 triệu được cho vay, chủ nợ đă thay đổi một số v́ được các công ty kinh doanh tài chính mua qua bán lại. Khoảng phân nửa tín dụng do một số công ty nhỏ ở Á Châu làm chủ.

    Theo bản tin Boomberg, tập đoàn Vinashin đề nghị chuyển món nợ hiện nay thành món nợ đáo hạn 12 năm, lăi suất 1% sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với vốn cũ và khoảng $22 triệu tiền lời chưa trả.

    Chi phí pháp lư có thể lên đến $2.5 triệu có thể phải trả khi bắt đầu tái cấu trúc món nợ. Món nợ hoàn toàn được Bộ Tài Chính CSVN bảo lănh.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UOXqNfInnqU

    An entity of Vietnam’s finance ministry will issue the securities, and the government department will fully guarantee the debt, the person said.

    http://www.bloomberg.com/news/2013-0...-its-debt.html

  6. #236
    Dac Trung
    Khách
    Việt Nam lún sâu lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

    Monday, February 11, 2013 5:46:06 PM


    HÀ NỘI (NV) - Việt Nam ngày càng lún sâu vào ṿng lệ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế.


    Một số phụ nữ cố gắng đẩy một chiếc xe chở đầy các thùng trái cây nhập cảng từ Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn.

    Thời Báo TBKTVN hôm Thứ Bảy vừa qua nêu ra các con số chứng minh sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc. Báo chí ở Việt Nam đă nhiều lần báo động về t́nh trạng thâm thủng mậu dịch ngày một dâng cao của Việt Nam với Trung Quốc mà một quan chức của Bộ Công Thương Hà Nội nói là khuynh hướng đó “b́nh thường”.

    Theo TBKTVN, Trung Quốc dẫn đầu trong 8 thị trường Việt Nam nhập cảng nhiều nhất năm 2012, chiếm tới 25.3% tổng số kim ngạch nhập cảng.

    “Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).”

    TBKTVN viết. “Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: Khí đốt 53.2%, phân bón 50.7%, rau hoa quả 48.8%, thuốc trừ sâu 46.1%, điện thoại các loại và linh kiện 45.4%, vải 43.4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32.2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30.2%, sắt thép 29.5%, hóa chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26.6%, xơ sợi 26.4%, ô tô nguyên chiếc 25.1%...”

    Tổng Cục Thống Kê thuộc Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số hồi cuối năm ngoái cho thấy Việt Nam chỉ xuất cảng được sang Trung Quốc một lượng hàng phần lớn là nguyên liệu, và khoáng sản với trị giá 12.2 tỉ USD trong khi nhập cảng từ Trung Quốc tới 28.9 tỉ USD, tức là thâm thủng mậu dịch tớ 16.7 tỉ USD.

    Con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc suốt nhiều năm qua gia tăng nhanh chóng.

    Nếu chỉ tính từ năm 2007 đến nay, người ta thấy Việt Nam thâm thủng năm 2007 với Trung quốc là 9.145 tỉ USD. Năm 2008 thâm thủng 11.116 tỉ USD; năm 2009 thâm thủng 11.532 tỉ USD. Năm 2010 thâm thủng 12.710 tỉ USD và năm 2011 thâm thủng 13.467 tỉ USD.


    Việt Nam lệ thuộc phần lớn vào Trung Quốc cả nguyên liệu, trang bị máy móc sản xuất đến hàng hóa tiêu dùng. Ngày 3 tháng 10 năm 2012, báo NLĐ phải kêu rằng hàng hóa của Trung Quốc “Thượng vàng, hạ cám ǵ cũng nhập”.

    Cả những đồ tệ hại như “gà thải loại” đến các loại hàng giả, hàng nhái đến trái cây tẩm ướp hóa chất độc hại, các loại “phụ gia” gây ung thư cũng nhập bầy bán gần như công khai khắp nơi.

    “Không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, chính ngạch”. Báo NLĐ ngày 3 tháng 10, 2012 viết.

    Một chuyên gia kinh tế nói Việt Nam đang trở thành “băi phế thải” các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

    Ông Đào Ngọc Chương, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Á Châu của Bộ Công Thương b́nh luận t́nh trạng nhập siêu ngày càng lên cao của Việt Nam với Trung Quốc là “B́nh thường”. Nhưng ngay từ năm ngoái, người ta đă thấy có nhiều bài viết phân tích mối quan hệ mậu dịch, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

    Lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.

    “Hàng hóa Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam không chỉ gia tăng chênh lệnh về cán cân thương mại giữa hai nước mà c̣n gây bất lợi cho sản xuất trong nước. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến việc Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của đối phương một khi chiến tranh thương mại xảy ra. Bởi phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị.” Báo Sống Mới SMO ngày 3 tháng 10, 2012 từng viết.

    Trong khi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa sản xuất ở Việt Nam không bán được, hàng tồn kho rất lớn th́ hàng Trung Quốc bán phá giá vẫn cứ ồ ạt đổ vào Việt Nam.

    Một trong những thí dụ là các loại sắt thép.

    “Sự gian lận của các doanh nghiệp Trung Quốc được tiếp tay bởi doanh nghiệp nhập khẩu cùng sự bàng quang của các cơ quan chức năng, thép Trung Quốc đang bức tử thép Việt. Theo Hiệp Hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn mà ngành thép đang phải đối mặt khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 20% doanh nghiệp nữa sẽ đóng cửa. Với thực trạng đến cuối tháng 9 năm 2012 lượng thép tồn kho ước khoảng 330 ngh́n tấn và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng, có lẽ, số doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam phải đóng cửa chưa dừng lại ở đây.” SMO báo động.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.URo7CfInnqU

  7. #237
    Dac Trung
    Khách

    Nợ xấu và thiếu minh bạch

    February 13, 2013, 5:24 PM

    Banking in Vietnam Loses Appeal

    Vietnam could use foreign investors’ help fixing a banking system that is hobbling its economy, but slowing growth, bad loans and a lack of transparency make for a challenging sales pitch...

    http://blogs.wsj.com/deals/2013/02/1...ess-appealing/

    Ngân hàng VN 'muốn bán nhưng bị ế'


    Việt Nam có thể sử dụng các nhà đầu tư nước ngoài để khắc phục hệ thống ngân hàng yếu kém đang làm cản trở kinh tế, nhưng tăng trưởng chậm, nợ xấu và thiếu minh bạch khiến nỗ lực thu hút giới đầu tư không dễ dàng ...

    Chính phủ hiện sở hữu đa số -và trong một số trường hợp, 100% - tất cả năm ngân hàng có vốn nhà nước ...

    Một yếu tố khiến làm cho vấn đề tồi tệ hơn là thực trạng thiếu minh bạch và thực hành kế toán c̣n yếu, không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ...

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/busi...nvestors.shtml

  8. #238
    Dac Trung
    Khách
    ’Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’

    February 3, 2013

    (ĐVO) – Triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012. Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra trở nên mong manh. Chính sách điều hành kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.

    Đây là một trong những nhận định của các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nh́n chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1... Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính phủ phải tăng cường vay mượn thông qua trái phiếu bất chấp lăi suất cao và đẩy thêm gánh nặng về phí và thuế sang cho người dân.

    Theo chuyên gia Bùi Trinh, thời gian qua các nhà tư vấn kinh tế về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề tiền tệ nhằm ngăn cản sự gia tăng của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác.

    Ngay cả vấn đề lạm phát th́ cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giảm mạnh. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP khoảng 22% trong giai đoạn 2000-2005 th́ đến 2006-2011 là dưới 10%. Bên cạnh đó nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất từ giai đoạn năm 2000 đến nay, tỉ lệ này ngày càng nhỏ đi.

    “Năm 2000 sản xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng giá trị gia tăng, đến giai đoạn hiện nay sản xuất 19 đồng chỉ tạo ra chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một lượng tiền lớn bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo ra một lượng hàng hóa ít hơn sẽ làm phá vỡ quan hệ tiền – hàng và góp phần làm tăng chi phí của hàng hóa sản xuất trong nước”, ông Bùi Trinh nói.

    Nh́n ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.

    Nghiên cứu của chuyên gia Bùi Trinh và Ths Nguyễn Viết Phong cũng chỉ ra kịch bản tăng trưởng GDP cho năm 2013 có thể đạt được từ 4% đến 5% trong điều kiện tăng trưởng về các yếu tố tổng cầu vẫn được đảm bảo và hiệu quả đầu tư không thay đổi so với năm 2012.

    Tuy nhiên, điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè ḷng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả’, ông Trinh nhấn mạnh.

    Khi nền sản xuất bị giảm tốc độ tăng trưởng, các khoản thu ngân sách gặp khó khăn dẫn tới bội chi ngân sách, nợ nần tăng thêm. Nếu đầu tư của khu vực tư nhân cũng gặp khó do tín dụng gần như không tăng sẽ không chỉ gây nên nguy cơ suy giảm kinh tế mà biện pháp khắc phục suy giảm bằng cho vay ồ ạt trong điều kiện giá năng lượng, giá dịch vụ trong nước tăng mạnh và giá cả thế giới cũng tăng sẽ tạo ṿng xoáy phức tạp hơn về nguy cơ lạm phát mới.
    Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn ở cả phía cung lẫn cầu.

    TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, kinh tế 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012 do chưa có cuộc cải cách nào lớn thực sự được thực hiện ngoại trừ sự khởi động mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng.

    “Lạm phát cao trong năm 2013 có thể trở lại khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Nhiều khả năng Chính phủ không đạt được mục tiêu này. Dự báo của chúng tôi cho rằng làm phát 2013 có thể hướng tới mức 10%”, TS Thành nhận định.

    TS Lưu Bích Hồ th́ cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 duy nhất có một điểm sáng là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. “Chỉ có nông nghiệp là tạo ra giá trị thật, hạt gạo, hạt thóc và xuất khẩu thật. Hai lần khủng hoảng kinh tế đều do nông nghiệp ‘cứu’. Do vậy không nên nh́n vào con số xuất siêu, thặng dư v́ đó chỉ là con số ảo”, TS Bích Hồ khẳng định.

    Lợi ích nhóm làm xói ṃn uy tín

    Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2012 ngành ngân hàng có những khủng hoảng nhỏ và đỉnh cao là một số lănh đạo ngân hàng bị bắt và nhiều tin đồn lan truyền. Điều này làm cho lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng thương mại với nhau cho vay qua đêm phải có cầm cố thế chấp.

    Năm 2012 cũng là năm nhiều ngân hàng không đ̣i được tiền đă cho vay. Lưu lượng giao dịch ngân hàng giảm dần và lăi suất liên ngân hàng cũng giảm.

    “Các chính sách đổ xô vào những cú sốc lớn – như bất động sản – trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ th́ không ai để ư. Hiện tượng phá sản ngành thủy sản (cá tra, cá ba sa) chính là một ví dụ điển h́nh cho các tín hiệu về chỉ số vĩ mô, giá không được lưu ư”, TS Thành nói.

    Việc điều hành giá thời gian qua như sự can thiệp vào thị trường vàng và dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong đó, các giao dịch mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… sẽ phải thực hiện qua tài khoản, theo TS Thành tư tưởng chính sách rất hay và đúng.

    “Một nền kinh tế kinh tế vàng không vào quỹ lưu thông và tiền chạy qua tài khoản là rất đúng, nhưng cách làm theo kiểu g̣ vào như hiện nay th́ bản thân tôi và nhiều chuyên gia kinh tế ngờ rằng đó chỉ là cách cứu các ngân hàng trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói ṃn uy tín của Chính phủ”, TS Thành lo ngại.

    Description: Theo TS Thành Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói ṃn uy tín của Chính phủ”
    Theo TS Thành: “Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói ṃn uy tín của Chính phủ”

    Những gợi ư

    Giới chuyên môn đưa ra nhiều gợi ư chính sách năm 2013. Theo đó cần phục hồi đà tăng trưởng kinh tế bằng cách nỗ lực giảm lăi suất cho vay ra và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn.

    TS Lưu Bích Hồ cho rằng, Chính phủ phải tập trung số 1 vào tái cơ cấu chứ không phải là lạm phát. Cần phải chấn chỉnh lại sự điều hành và nh́n bài học về sự không đồng bộ, sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính. Tím ra nguyên nhân nói mà không làm được, hoặc nói nhiều làm ít, làm không hiệu quả.

    TS Thành gợi ư, Chính phủ thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nợ để tiếp tục được cấp vốn nếu có dự án kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn hàng xuất khẩu.

    Phục hồi thị trường bất động sản bằng biện pháp giữ lăi suất cho vay mua nhà trong khoảng 10-12%/năm, kỳ hạn 15-20 năm và có thể điều chỉnh theo lạm phát được kỳ vọng có thể làm một động lực mạnh để tăng lực cầu các căn hộ tại phân khúc b́nh dân.

    Xử lư nợ xấu bằng cách thành lập công ty mua bán nợ tập trung hoặc trực tiếp bơm vốn cho hệ thống ngân hàng tự xử lư hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên. Ngoài ra, xử lư nợ xấu cũng sẽ gắn với việc sắp xếp dứt điểm các ngân hàng thương mại yếu kém đang là nhân tố gây bất ổn thanh khoản của hệ thống.

    Bích Ngọc

    http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-k...yu-mt-cch.html

  9. #239
    Dac Trung
    Khách
    Các Chuyên Gia Kinh Tế Cùng Đưa Ra Nhận Định Bi Quan: Kinh Tế VN Sẽ Thê Thảm Hơn, Năm 2013 C̣n Chết Nhiều Hơn, Lợi ích nhóm đang chi phối chính sách đầu tư của nhà nước...

    HANOI -- Kinh tế Việt Nam trong năm 2013 sẽ c̣n thê thảm hơn so với năm 2012, theo nhận định của PGS.TS Trần Đ́nh Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của Tiền Phong.

    GS Thiên đưa ra lời tiên đoán đầu năm cho trọn năm 2013: “...doanh nghiệp c̣n chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề ḷng tin suy giảm.”

    Trong khi đó, thông tấn TTXVN vẽ ra chân trời maù hồng: GDP đầu người Việt Nam có thể tới 3.000 USD vào năm 2020...

    Trong khi đó, thông tấn VEF viết theo tn từ báo Đầu Tư, ghi nhận lời ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lư cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, nói: “...dường như t́nh h́nh đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.” Đặc biệt ông Tuấn nói các nhóm lợi ích đang chi phối chính sách kinh tế VN.

    Báo Tiền Phong qua bài tựa đề “Cơ hội nói thật và làm thật,” có vẻ như ám chỉ rằng trước giờ nhà nước chỉ “nói dối và làm gian lận.”

    Báo naỳ ghi lời PGS.TS Trần Đ́nh Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về kinh tế năm 2013.

    Ông Thiên nói:

    “Giờ là lúc có triển vọng nhất do t́nh h́nh kinh tế cũng đă xuống gần đến đáy rồi. Theo quy luật rồi cũng phải đi lên, miễn là chúng ta đừng để “ngất” quá lâu ở đáy. Chính phủ đang tập trung giải tỏa nhưng chưa biết thế nào. Tái cơ cấu là phải làm triệt để...

    Năm 2011 tôi đă nói đấy là năm c̣n khó hơn năm 2008, thời điểm khủng hoảng tác động đến Việt Nam. C̣n cụ thể hơn th́ nó c̣n khó hơn cả so với năm 1986, thời điểm thực hiện Đổi Mới.

    Nhiều người phản ứng làm ǵ đến mức so sánh dữ dội thế. Tôi bảo lạm phát giờ 20%, thấp hơn mức lạm phát tới 700% năm 1986 nhưng nay t́nh h́nh khó khăn rất khác so với trước đây.

    Thứ nhất, lạm phát hiện nay là lạm phát thị trường trong bối cảnh mở cửa hội nhập. Có những biến số mà Việt Nam không thể kiểm soát được. Cái nữa là nay sướng quen rồi. Mô h́nh tăng trưởng dựa vào vốn quen rồi. Giờ bỏ vốn ra là chết.

    Năm 2012, tôi cũng mang tiếng bi quan khi nói t́nh h́nh sẽ khó hơn cả năm 2011. Thực tế ai cũng thấy t́nh h́nh khó khăn thật, đến mức Chính phủ phải nhận khuyết điểm. Cái khó này cũng buộc người ta phải nh́n ra những vấn đề đang phải đối mặt.

    C̣n 2013, th́ lại tiếp tục khó hơn nữa. Với t́nh h́nh vốn như thế này th́ doanh nghiệp c̣n chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề ḷng tin suy giảm.”

    ...Cơ hội lớn nhất hiện nay là nói thật và làm thật, v́ có muốn che giấu cũng không được. Tất cả bệnh tật đă lộ ra rồi. Vấn đề c̣n lại là xử lư từng căn bệnh ra sao, cái nào trước, cái nào sau. Tuy nhiên, đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia. Nợ xấu của ngân hàng theo báo cáo mới nhất là 400.000 tỷ đồng.”

    Con số 400.000 tỷ đồng VN này là gần 20 tỷ đôla.

    Trong khi đó, thông tấn TTXVN ghi nhận về Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia th́ chính phủ VN hy vọng sẽ có “GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020...”

    Tuy nhiên, nói th́ năm nào cũng nói y hệt như nhau về “Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lư cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiệc chính sách an sinh xă hội trong từng giai đoạn...” Năm nào cũng lặp laị như thế. Nhưng làm th́ tiền bạc sứt mẽ, trôi tuột như ra biển, ra sông...

    Đặc biệt VEF ghi theo báo Đầu Tư đă có bản tin tựa đề “Nhà nước rút lui để đột phá,” trong đó ghi nhận lời “ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lí cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, cảm thấy tiếc nuối khi nói về những điểm đột phá của nền kinh tế Việt Nam...

    Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam cũng được cho là "tới hạn" và buộc phải thay đổi. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, so với những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đă trải qua, dường như t́nh h́nh đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.

    Song, nếu lại đi chậm, vụt mất cơ hội tái cơ cấu trong năm 2013-2014 để sẵn sàng bước vào năm 2015 hội nhập đầy đủ, th́ kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức sống c̣n hơn.”

    http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-204010_15-2/

  10. #240
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Ông Vương Đình Huệ thôi chức bộ trưởng tài chính

    Có thể Việt Nam là nước duy nhất thế giới không cần một bộ trưởng tài chính đương nhiệm. Có cặp 3Dũng + “nửa Nô Ben” B́nh với cỗ máy in tiền là quá dư.

    Tin này đặc biệt cho các bác nào ước mong là Việt Nam thay đổi Hiến Pháp để giảm bớt quyền uy của đảng Cộng sản.



    Ông Vương Đình Huệ thôi bộ trưởng tài chính

    Ông Vương Đình Huệ sẽ tập trung vào công việc Trưởng ban Kinh tế Trung ương
    Tin cho hay, theo phân công của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Vương Đình Huệ thôi kiêm nhiệm chức bộ trưởng tài chính để tập trung công việc Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng.
    Báo Tuổi Trẻ nói Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ phụ trách Bộ Tài chính cho tới khi Quốc hội họp kỳ tới để bầu ra bộ trưởng tài chính mới.
    Ông Ninh từng làm bộ trưởng tài chính từ 2006 cho tới năm 2011, khi ông Huệ lên kế nhiệm ông.
    Ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN phân công chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương ngay sau khi ban này được thành lập cuối tháng 12/2012.
    Ông Huệ sinh năm 1957, quê Nghệ An, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế.
    Ông giữ chức Tổng kiểm toán Nhà nước từ tháng 7/2006 - 8/2011.

    Mâu thuẫn vai trò?

    Khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chính, ông Vương Đình Huệ đã từng được ca ngợi là nhân vật lãnh đạo trẻ tuổi và gây ấn tượng trong nội các Chính phủ.
    Khi ông được giao chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đã có bình luận về một sự 'mâu thuẫn vai trò' của vị trí này và vị trí bộ trưởng tài chính.
    Tiến sỹ Lê Đăng Doanh lúc đó nói với BBC: "Tôi nghĩ rằng nên sớm để ông Vương Đ́nh Huệ thôi vị trí Bộ trưởng Bộ tài chính để tập trung vào nhiệm vụ bên Ban kinh tế Trung ương".
    Theo ông Doanh, trong vị trí Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Vương Đ́nh Huệ có chức năng thẩm định các chính sách, quyết định được tŕnh ra Bộ chính trị và Trung ương.
    "Trong khi đó ông lại tiếp tục là Bộ trưởng Bộ Tài chính, phải tŕnh ra chính phủ các quyết sách. Các chính sách chính phủ quyết rồi lại phải tŕnh ra Bộ Chính trị."
    "
    Cuối cùng ông Vương Đ́nh Huệ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương lại phải đi thẩm định lại những ǵ ông Vương Đ́nh Huệ Bộ trưởng Bộ Tài chính đă tŕnh ra chính phủ."
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...gdinhhue.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. CHXHCNVN trong các bảng xếp hạng quốc tế
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 156
    Last Post: 01-03-2013, 04:25 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 23-07-2012, 08:38 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 07-12-2011, 05:42 AM
  4. Replies: 21
    Last Post: 20-06-2011, 08:29 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •