Results 1 to 3 of 3

Thread: "Việt Dương Nhân và Cát Bụi" - Nguyễn Hữu Nhật - Sương Anh diễn đọc

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968

    "Việt Dương Nhân và Cát Bụi" - Nguyễn Hữu Nhật - Sương Anh diễn đọc


  2. #2
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Location
    Góc Trời Tự Do
    Posts
    968

    "Việt Dương Nhân và Cát Bụi" - Nguyễn Hữu Nhật

    Sau tập thơ Bốn Phương Ch́m Nổi, Việt Dương Nhân trong những nhà thơ ở Paris, với sức sáng tác sung măn, lại gửi đến quư bạn thơ thi phẩm, Cát Bụi, đă nói lên được nhân sinh quan của Việt Dương Nhân về thân phận con người trong cuộc đời tạm bợ nầy, Cát Bụi gửi đến lời chúc tốt :

    Mong cầu đây đó vui cười.
    Đừng cho Cát Bụi...ngậm ngùi ngày mai.

    Việt Dương Nhân coi thơ như vầng trăng, như ánh mặt trời và thơ c̣n là chiếc thuyền đưa những tâm hồn đau khổ, từ bờ bên nầy, sang qua bờ bên kia hạnh phúc. Thơ đă giải thoát cho chính tác giả khỏi những băn khoăn, phiền muộn một đời ray rức :

    Không thắc mắc, bồi hồi ǵ nữa.
    Mà thấy nhẹ nhàng thanh thản...thôi.

    Trong nỗi vui mừng t́m ra ư nghĩa tốt lành của đời sống riêng ḿnh, Việt Dương Nhân hân hoan chia xẻ cùng mọi người :

    Xin tặng cho đời...một vườn bông
    Xin tặng cho đời...những nụ hồng
    Xin tặng cho đời...hương thơm ngát
    Xin tặng đời...lời hát êm trong...

    Vườn hoa, nụ hồng, hương thơm và tiếng hát là những ǵ tượng trưng cho hạnh phúc con người mà Việt Dương Nhân, qua tập thơ Cát Bụi, muốn gửi tặng cho đời. C̣n chính tác giả :

    Cố quên bao chuyện âu sâu
    Thả hồn theo gió ḥa vào hư không.

    Nỗi âu sầu không chỉ một đời riêng tác giả mà nó giàn rộng ra, cùng khắp quê hương, nơi mà Việt Dương Nhân vẫn gắn bó :

    Ai về quê Mẹ xin cho gởi,
    Một khối t́nh thương rải khắp nơi.

    Khát vọng thanh b́nh cho một quê hương từng binh lửa lâu dài, nồi da sáo thịt, củi đậu lại nấu đậu chỉ v́ thứ học thuyết mang từ bên ngoài vào mà anh em trong nhà tương tàn. Tựa hồ như đồng ruộng quê nhà chỉ hợp với tiếng ḥ, lời ca vọng cổ, tâm hồn nông dân đất Việt chưa thấm được cái cuồng động của nhạc Rock Tây phương, Tâm hồn Việt Nam là ‘’bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn’’. Thứ học thuyết, giai cấp đấu tranh, gây oán chuốc thù chỉ càng làm cho đất nước suy yếu. Việt Dương Nhân lo lắng :

    Một đời tâm trí chẳng an,
    Khối sầu măi đọng ngập tràn trong tim.

    Nhà thơ sinh ra từ những mùa hoa đậu bắp ở B́nh Chánh, Gia Định, những ngơ tre mát rượi ngày hè, những đêm trăng sáng ngó các ngọn dừa như đuôi chim công x̣e ra trên nền trời đất bạc.
    Việt Dương Nhân ra đời sớm, thân lập thân, sức mạnh duy nhất nơi tuổi thơ là t́nh cảm của một con người không chịu sống lệ thuộc vào người khác, Ba mất sớm. Mẹ có một đời riêng cũng không vui. Người chị dâu khe khắt. Với một tuổi thơ không có tuổi thơ, Việt Dương Nhân rời nhà, xa ruộng đồng và lên tỉnh, Bây giờ nhớ lại ḷng c̣n buồn bă :

    Tay nâng ly rượu, rượu cũng hững hờ !
    Hớp vô một ngụm, cay bờ môi thâm...

    Sài G̣n, trong thơ Việt Dương Nhân, như lăng quên, như nhung nhớ, v́ ‘’ Sài G̣n là nơi chôn nhao, cắt rún’’. C̣n Paris, ‘’c̣n Paris, con khôn lớn trên đời’’. Gia Định, Sài G̣n và Paris, ba địa danh lớn lao trong đời nhà thơ. Từ một em bé gái mười hai tuổi rời nhà cho tới nay một thiếu phụ trên năm mươi vẫn xa nhà. Nhưng nhờ thấm thấu tinh thần nhà Phật, Việt Dương Nhân hiểu rằng ''trong ba ngàn thế giới lớn, nơi đâu chẳng là nhà'', nhưng ngôi nhà thời thơ ấu và t́nh thương Mẹ vẫn thường dậy lên trong ḷng tác giả bao mối cảm hoài :

    Dĩ văng buồn !
    Gởi lại đất Sài G̣n !
    Dĩ văng sầu !
    Cất dấu ở Paris !
    Một đời hai dĩ văng,
    Sẽ chôn nơi chốn nào ?

    Rún phải cắt, nhau có thể chôn, nhưng dĩ văng dù buồn hay vui, người ta khó có thể chôn được nó, bởi v́ nó là một phần của đời sống, hay chính nó kết lại thành đời sống. Việt Dương Nhân từng chôn chặt dĩ văng ở trong ḷng. Nó bật dậy, sống lại mạnh mẽ trong thơ, không ai chôn được dĩ văng. Người ta biến nó thành một sức mạnh tâm hồn, đẹp như t́nh mẫu tử :

    Căn pḥng xưa cũ vẫn c̣n
    Con về cho mẹ đở ṃn xác tâm.

    Người chối từ dĩ văng cũng như một dân tộc chối từ lịch sử của ḿnh ? Việt Dương Nhân đi nhiều nơi trên thế giới và dù muốn hay không, tác giả của tập thơ Cát Bụi cũng là dân sống ở Paris lâu năm, những xa hoa cũng từng trải, nhà thơ vẫn tâm sự chân t́nh về một dĩ văng nhiều thua thiệt, đau buồn của ḿnh. Không một lời trách cứ. Bởi Việt Dương Nhân coi mỗi đời người như một cánh lá. Từ khi xuân xanh tới lúc thu vàng :

    Nh́n qua song cửa buổi chiều nay
    Thấy bao chiếc lá hững hờ bay
    Trên cành rơi xuống, dường kinh hăi
    Như sợ chân người dẫm nát...thay !

    Khoảnh khắc thấy được cái ngắn ngủi của đời sống, nhà thơ hiểu ra lẽ đạo, mọi vui buồn trong đời không lớn lao như người ta tưởng, và dù cho có lớn lao đến đâu, những vui buồn ấy cũng nằm trong cái mỏng manh, qua đi rất nhanh :

    Nh́n bầu trời xanh xanh.
    Tiếng chim hót trên cành.
    Mùa xuân đi qua nhanh.
    Kiếp người sao mỏng manh!

    Chỉ có thơ, thơ chôn đi được nỗi buồn và làm sống lại niềm vui, ngay trong lúc sáng tác, Việt Dương Nhân trở thành một người cầm bút không phải v́ muốn đua chen chữ nghĩa với đời, mà v́ chính trong ḷng có bao nhiêu điều nếu không viết ra th́ khổ lắm. Trước hết là nuối tiếc một thời đă qua :

    Đêm khuya im vắng buồn tanh,
    Mượn cây bút nhỏ dệt thành bài thơ.
    Thẩn thờ hồn mộng, tâm mơ,
    Phải chi trở lại tuổi thơ thuở nào...

    Một tuổi thơ không quần áo đẹp, không đồ chơi, không đủ ăn và hơn thế nữa, không được vỗ về, an ủi. Tự kiếm sống bằng hai bàn tay trắng. Nụ hoa vươn lên. Rồi nở. Nở không v́ ḿnh mong muốn. Mối t́nh đầu đời lỡ dở với dư vị đắng cay :

    Tội thân hoa
    Không dám nói một lời
    Phải chấp nhận
    V́ đời cần sự sống.

    Ước mơ của người con gái, thuở Việt Dương Nhân mái tóc chớm xanh, trong thanh bạch không mong giàu có, trong thất thế không trông địa vị, chỉ một ḷng thao thức được trở thành :

    Chẳng phải v́ một chút lợi danh.
    Nó mơ từ độ tóc c̣n xanh.
    Mơ thành thi sĩ, hay văn sĩ,
    Mà sự học hành quá mỏng manh !

    Bỏ học, đi làm, rồi vừa đi làm vừa đi học, trong hoàn cảnh nào cũng khó khăn. Cái khó khăn trước hết của một người có nhan sắc bị lưới đời vây bủa, cùng với trách nhiệm tự ràng buộc gánh vác, chia xẻ cùng những người thân yêu cơ cực, tất cả như một hàng rào ngáng đường tiến thân cho một thiếu nữ con nhà nghèo. Chúng ta trân trọng một tấm ḷng thành thật :

    Đời Kiều không nghĩa lư ǵ !
    C̣n em biết gọi là chi giữa đời ?
    Kiều, mười lăm năm chơi vơi.
    Em, bốn mươi sáu năm đời khá lâu.

    Người nào không yêu quư mẹ ḿnh thật là một bất hạnh lớn lao. Do t́nh cảnh ngoài ư muốn, những năm nhà thơ bé bỏng, bà mẹ không được ở gần để che chở, chăm sóc khiến nhà thơ phải sống nay đây, mai đó vất vả vô cùng. Vậy mà Việt Dương Nhân vẫn một ḷng yêu quư mẹ, biết ơn sinh thành của mẹ. Năm tháng làm ṃn mỏi thể xác nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn phơi phới, nồng ấm t́nh người muôn thuở :

    Thân con như đă ră rời,
    Mà ḷng vẫn giữa như thời xuân xanh.

    Thời của xuân xanh, thời của t́nh yêu mới lớn, thời của giọt sương cũng ra châu ngọc, thời của cánh c̣ trắng vút bay trên hàng dừa nước, những cánh đồng lúa vàng B́nh Chánh từ ngă ba Phước Cơ về Hưng Long, những địa danh nổi tiếng thời chiến như Bà tà, Tân Nhựt, tân Kiên... Nơi mà :

    Bao nhiêu chất chứa t́nh thương,
    Thương về quê Mẹ vấn vương vạn sầu...

    Phần đông người ta muốn thời gian đi chậm, đồng nghĩ với sự kéo dài đời sống, tại sao Việt Dương Nhân lại mong ước :

    Ta muốn gào lên cho vỡ đất trời
    Cho tan nát hết cơi đời nầy đây
    Thời gian hỡi ! sao cứ hững hờ bay
    Hăy nhanh đi chớ, cho đời qua mau.

    Câu trả lời thật giản dị, thời gian không phải là ‘’đơn vị sống’’ ở kiếp nầy, bởi t́nh yêu theo Việt Dương Nhân, không tính bằng năm, bằng tháng, mà được tính bằng những kiếp người

    Xin hẹn kiếp sau ta sẽ nói,
    Kiếp nầy đành gói trọn riêng thôi... !

    Mười năm nhớ lại một người, của mùa thu cũ, nỗi nhớ khôn nguôi. Không nói ra được th́ phải viết. T́nh yêu là mâu thuẫn ? Ngày mong qua mau. Nhưng đêm th́ muốn chậm lại :

    Đêm nay nhớ lại một người,
    Của mùa thu cũ hơn mười năm qua.

    Bởi v́ đêm có những giấc mộng, trong giấc mộng người thường gặp người, khi mộng tàn canh, người tỉnh dậy cô đơn :

    Chợt tỉnh rồi, ôm thương nhớ bơ vơ
    Ḷng nuối tiếc, muốn đêm dài muôn thuở !

    Thơ Việt Dương Nhân, có nhiều chỗ như văn nói mộc mạc, thiếu chải chuốt, nhưng cũng nhờ thế mà tiếng ḷng của nhà thơ có được ngôn ngữ riêng biệt, không bị ảnh hưởng tiếng nói của bất kỳ nhà thơ nào. Nó là tiếng kêu tụ nơi tâm hồn tác giả :

    Nhờ gió làm ơn gặp một người
    Nói rằng : ta đợi mỏi ṃn hơi
    Hăy về cho kịp, không ta chết
    Xin giúp dùm ta nhé gió ơi !

    T́nh yêu, trong đời một người đàn bà, dù thuở xuân hay buổi tàn thu, bao giờ cũng là một ám ảnh khôn nguôi, người đàn bà có thể chịu sống thiếu thốn mọi thứ, chỉ trừ t́nh cảm :

    Hồn ta như đă lâng lâng
    Bỏ chăn gối lạnh một lần nữa đây !

    Nhưng một người đàn bà biết suy nghĩ, như Việt Dương Nhân, hai lần khổ hơn so với những phụ nữ khác không bận ḷng v́ t́nh yêu quê hương. Quê hương làm động tâm nhà thơ không chỉ h́nh ảnh bà mẹ già ở quê nhà chờ mong con cháu về xum họp. Quê hương không chỉ là những trẻ thơ tan tác trong chiến tranh và trôi dạt thời hậu chiến. Nó c̣n là tiếng ca ai oán của làn hơi ''vọng cổ hoài lang'' của ông sáu Lầu. Nhớ chồng khi nghe tiếng trống. Tiếng trống đêm thời Pháp thuộc đưa những người yêu nước đi đày. Nhà thơ cho biết ông nội của ḿnh làm ''tay sai'' cho ''thực dân'' mà người cha lại đi ''kháng chiến'' chống Pháp. Nghịch cảnh gia đ́nh đó không làm giảm ḷng gắn bó của Việt Dương Nhân với quê mẹ Việt Nam. Nhà thơ cảm ơn Paris, đất dung thân, nhưng biết ơn Sài G̣n và tạ ơn quê nhà Gia Định. Nhớ măi từ bát canh chua cá Ngác, tới miếng dừa nước trong veo. Mùi rơm rạ sau mùa gặt. Đặc biệt là vọng cổ, một loại h́nh nghệ thuật dân gian, giọng sầu thảm, nhưng hơn bất kỳ thứ dân ca nào trên thế giới, bởi sau khi cất lên được tiếng than người ta thấy nhẹ ḷng. Vọng cổ, bản chất là thơ, có thể dựng thành ca kịch với nhiều thể điệu khác nhau. Nhị hồ, tức đàn c̣, một thứ vĩ cầm Đông phương d́u dặt. Phải là người miền Nam mới thấm thấu được cái hay của vọng cổ. Nó đặc biệt như cây đàn guitar phím trũng, chứa đầy những thanh âm :

    ''Trưởng huynh ơi ! Đời em là một cánh chim đơn, với cuộc sống thăng trầm gặp bao cơn giông tố, giờ đây em xin bỏ đời cát bụi, cặm cuội ngồi nhà mà cầu nguyện thế gian, và cầu cho Quốc Thái Dân An, mong đất Mẹ Việt Nam có một vầng trăng sáng, rồi đây với những tháng ngày Nắng-Mới, đàn chim Việt sẽ vỗ cánh bay về''.

    Vọng cổ, dưới ng̣i bút Việt Dương Nhân, không hề ai oán. Thú vị vô cùng khi chúng ta h́nh dung, trên bờ sông Seine có một người phụ nữ phương Đông bề ngoài Tây hóa, mà trong ḷng lại rất Việt Nam, vẫn âm thầm soạn các bài vọng cổ :

    ''Lấy lửa công minh mà đốt quyền độc trị, cho nước Việt ḿnh có Dân chủ Tự do, và nhà nhà được cơm no áo ấm, hưởng mọi quyền người như tất cả nhân sinh, hơn hai mươi ba năm chiến chinh đà nguội lạnh, mà sao c̣n nghi ngút lửa thù căm...''

    Việt Dương Nhân với tư cách nhà thơ hay soạn giả các bài ca vọng cổ, trước sau vẫn chỉ là người đa cảm, biết thương yêu và chia xẻ cùng thân thích, bạn bè, thương nhớ quê nhà và ḷng cháy bỏng một niềm mơ ước chung cho cả dân tộc ḿnh.
    "Hăy làm sao cho sáng ngời nước Việt, cho dân tộc ḿnh một cuộc sống b́nh yên".

    Nhưng ở đây, trong bài viết nhỏ nhoi nầy, tôi chỉ muốn nói tới một Việt Dương Nhân nhà thơ. Nhà thơ của Sài G̣n ba trăm tuổi 1668-1998, nơi mà nước mắt và tiếng cười của nhà thơ từng đổ ra, bật lên với bao kỷ niệm :

    Yêu em từ thuở vào đời,
    Khi cành hoa búp lả lơi gió chiều.
    Áo dài tha thướt dập d́u,
    Màu hoa cà tím mỹ miều nhởn nhơ.

    Em là Gài G̣n, em là kỷ niệm, em là ngày sáng nắng bừng lên ở phía chân trời quê mẹ. C̣n ta, Việt Dương Nhân, thường đêm thao thức nơi quê người, ngồi viết một ḿnh, một bóng :

    Ta c̣n ngồi viết mấy ḍng,
    Cho vơi đi bới nỗi ḷng nầy đây !

    Bạn đọc yêu thơ Việt Dương Nhân, qua Bốn Phương Ch́m Nổi, c̣n t́m gặp được một tâm hồn sau bao đau thương vẫn :

    Bây giờ c̣n mộng với mơ,
    Dệt lên được mấy vầng thơ cuối đời.

    Nhưng tới Cát Bụi, chúng ta chỉ thấy một Việt Dương Nhân thanh thản, không buồn vui, không mơ mộng, thoát ra khỏi được ảo ảnh ‘’chấp ngă’, vươn tới một không gian rộng lớn :

    Cố gắng vượt qua lượn sóng đời,
    Vượt luôn giông băo giữa trùng khơi
    Thân c̣n hiện hữu trong trời đất,
    Bốn bể lanh quanh thế mà thôi...!

    Nếu không tự giải thoát được, theo Việt Dương Nhân, ngôi nhà cũng như cuộc đời, khi cuộc vui tàn, tiếng đàn, giọng hát lắng ngưng, những người khách xa dần rồi khuất hẳn, chỉ c̣n trơ lại chủ nhà với nỗi buồn nhiều hơn trước khi có cuộc vui :

    Đêm nay nhà thật là vui,
    Đàn ca ngân hát, ôi thôi tưng bừng.
    Cuộc vui nào, khỏi tàn ngưng ?
    Ḿnh ta c̣n lại, bỗng dưng thấy buồn.

    Không chỉ cuộc t́nh, mà toàn bộ cuộc sống, tự thân nó đă là Cát Bụi. Anh và em, ở đây, như bản thể và tha nhân, ḿnh và người, giữa nhà thơ và sự mơ mộng chỉ c̣n lại sự nhớ thương :

    Tỉnh rồi, anh biến đi dâu ?
    Để em ở lại ôm sầu nhớ thương.

    Nguyễn Hữu Nhật

    ***

    Thay lời tựa thi tập
    "Cát Bụi"

    của Việt Dương Nhân



    Tôi từ đâu đến đây không biết

    Về nơi nao Cát Bụi chẳng hay
    Thân chuyển măi ṿng quay bất tận
    Tâm một viền trăng sáng đâu lay...

    *


    Cảm ơn bạn đọc thơ tôi

    Tiếng ḷng của kẻ bồi hồi nhớ quê
    Cánh đồng im lặng tái tê
    Cánh chim lẻ bạn bay về chiều xưa

    Trên bờ ao cũ nắng thưa

    Tiếng cười trẻ dại bây giờ c̣n vang
    Dù đời sớm gặp phũ phàng
    Cha đi kháng chiến, mẹ sang thuyền người

    Tuổi thơ chiếc bóng bên trời

    Khuya lau nước mắt sầu đời bạc đen
    Đêm mong soi tỏ ngọn đèn
    Để coi chiếc bóng ḿnh quen một ḿnh

    Thơ tôi là cơi lặng thinh

    Chung quanh thiếu một cái t́nh người ta
    Năm mười hai tuổi rời nhà
    Bước chân mỗi bước xót xa phận nghèo

    Phố phường bước nhỏ mừng reo

    Đầu đời tinh lỡ buồn theo tháng ngày
    Trước sau trắng hai bàn tay
    Hai bàn tay trắng vốc đầy thương yêu

    Thơ tôi chiếc lá cuối chiều

    Rụng bay đất khách nghe nhiều đắng cay
    Cánh sen bùn lắm phương nầy
    Vẫn mơ phương ấy ṿng tay mẹ hiền

    Chỉ mong đời bớt đảo điên

    Mười phương Phật độ b́nh yên nẻo về
    Thương ḿnh khi tỉnh, lúc mê
    Chập chờn hư, thực lạnh tê một đời

    Cảm ơn bạn đọc thơ tôi

    Bốn Phương Ch́m Nổi người ngồi tĩnh tâm
    Tiếng đàn, giọng hát, lời ngâm
    Chỉ như bè nổi âm thầm qua sông

    Tới bờ vắng lặng hư không

    Buồn vui của những chuyện ḷng sớm quên
    Bởi chính hồn ḿnh chưa yên
    Hỏi thân Cát Bụi ưu phiền sao qua

    Thơ tôi cảm tạ gần xa

    Tấm ḷng tri kỷ nở hoa sen vàng.

    *


    Tạ ơn các bạn gần xa

    Đem ḷng thương mến tặng hoa bằng lời
    Mai sau mỗi người một nơi
    Hương thơm c̣n gởi lại đời mến thương

    Nguyễn Hữu Nhật

    (Na Uy, Oslo 1/1999)



    __________________
    "Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
    Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
    Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
    Căm giặc cộng (BÁN) non sông Hồng Lạc"
    (YTKCPQ)

    "Cộng sản c̣n thống trị trên quê hương - Ta c̣n phải đấu tranh"
    Blog - MGP - VNCH - Viet.no

  3. #3
    Thim7CM
    Khách

    Tuyệt vời

    NHững áng thơ tuyệt vời,
    Những tâm hồn tuyệt vời,
    Những con người tuyệt vời
    Tất cả trẻ mãi với đời.

    TBCM

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 25-05-2012, 06:38 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 28-07-2011, 06:07 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 01-12-2010, 05:15 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 31-08-2010, 02:32 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •