Bài học nào từ đảng Việt Tân?
Mộc Lan DCVOnline

Trong chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vừa qua, có nhiều bài viết khen và chê xoay quanh các nhân vật giữ vị trí then chốt là hai ông Trúc Hồ và Nguyễn Đ́nh Thắng. Nhưng lạ lùng rằng, người ta c̣n nhắc tới một tổ chức khác nữa, đó là đảng Việt Tân, dù rằng tổ chức này, hay những người đại diện cho tổ chức này, đă không hề tham gia phát động chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư ngay từ lúc bắt đầu.
Một bài viết làm tôi chú ư là bài "Nhân chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư, bàn về yếu tố Đảng Phái Chính Trị" của tác giả Trường Giang. Xin được trích dẫn một đoạn như sau:
Người trẻ có khả năng chuyên môn trong xă hội th́ nhan nhăn, nhưng t́m một bạn trẻ vừa có khả năng, vừa có tinh thần đấu tranh cho Đất Nước không đâu hơn là phải nh́n vào các đảng phái, các tổ chức chính trị. Đảng phái, tổ chức chính trị là môi trường cho các bạn trẻ tập dấn thân, học hỏi kinh nghiệm và có thể trở thành những nhà lănh đạo sau này. Ban tổ chức chọn ba người đại diện. (Vô t́nh) Một người thuộc đảng phái, một người thuộc hội đoàn, và một người nghệ sĩ không đảng phái, không hội đoàn. Hăy tạm không nói đến những lănh vực như tuổi tác, thế hệ, ba vị này cũng đă đại diện cho ba thành phần khác nhau trong xă hội. Sự đại diện như vậy cũng khá bao quát. Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái? Đảng Việt Tân làm ǵ mà ta phải xa lánh?
Tôi cũng đă có lúc từng đặt câu hỏi,
"Đảng Việt Tân làm ǵ mà ta phải xa lánh?"
Một thời gian dài tôi không biết Việt Tân là ǵ. Tôi có biết phở Ḥa v́ tại Trung Tâm Eden–Virginia có một tiệm phở Ḥa. Nhưng chỉ ăn phở mà không biết lai lịch của tiệm. Chỉ cách đây khoảng ba năm, một người bạn ở California nói với tôi, "Việt Tân mà không biết? Ai ở Cali cũng rành cái đảng này!" Thế nhưng lúc tôi hỏi tại sao th́ anh ta buông thơng: "Nói ra dài ḍng lắm. Cứ lên Net đọc th́ biết". Và dĩ nhiên tôi lên Net. Chỉ sau vài tiếng, tôi đọc được khá nhiều điều về Việt Tân.
Ở đây, tôi xin được thưa rằng tôi sẽ không nêu ra những lời khen, tiếng chê đảng Việt Tân. Ở đây – như tựa bài – tôi chỉ muốn dựa vào những dư luận quanh đảng Việt Tân để t́m ra một vài điều cho bản thân ḿnh mà thôi.
Câu hỏi một của Trường Giang,
"Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái?" Câu hỏi này khiến tôi nghĩ tới một câu hỏi khác cho chính ḿnh: "Tại sao tôi không muốn tham gia đảng phái chính trị?"
Trước tiên, cần nêu rơ một đặc tính cơ bản của các đảng phái chính trị, đó là "Mục đích thành lập của một đảng chính trị là tham chính", nói một cách khác, một đảng chính trị là một tổ chức được lập ra với mục tiêu chủ yếu là nắm lấy chính quyền của một nước.
Như vậy, nếu tôi không muốn tham gia vào bộ máy cầm quyền th́ tại sao tôi cần vào đảng? Nếu chỉ muốn "dấn thân và học hỏi kinh nghiệm" th́ tôi có thể tham gia các tổ chức khác như Hướng Đạo, Phong Trào Hưng Ca, các hội đoàn, các tổ chức cộng đồng tại địa phương, v.v. Như Hướng Đạo là tổ chức nổi tiếng toàn cầu về phương pháp huấn luyện thuật lănh đạo (leadership) từ trên trăm năm nay, c̣n Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali là một tổ chức cộng đồng non trẻ nhưng có những thành quả đáng chú ư trong hoạt động chính trị ḍng chính; những tổ chức ấy có cần bắt gốc từ đảng phái chính trị nào đâu.
Trúc Giang viết
"Có người nói rằng các đảng phái chính trị đấu tranh nhằm cướp chính quyền". Theo tôi, có lẽ người ta không nghĩ thế, có lẽ họ nghĩ rằng v́ có mục đích chủ yếu là nắm được chính quyền nên nhiều khi các đảng phái bất chấp thủ đoạn, rồi từ đó hành động đấu tranh không c̣n "v́ dân, v́ nước" nữa mà chỉ v́ quyền lợi riêng của đảng phái ḿnh. V́ thế, người ta cảm thấy nhẹ nhơm hơn, tin tưởng hơn với các tổ chức xă hội dân sự hơn là với các đảng phái.
Nói như vậy không có nghĩa tôi đả phá việc tham gia đảng chính trị. Tôi rất biết ơn những người tham gia đảng phái với nguyện vọng "tham chính để phục vụ". Hai trong số những người ấy là cô Lê Thị Công Nhân và bà Aung San Suu Kyi. Lê Thị Công Nhân đă từng nói rằng nếu ai cũng không chịu làm chính trị th́ cuối cùng chỉ toàn những kẻ xấu nắm quyền. Quả thật, nếu không nhờ có bà Suu Kyi ứng cử th́ Quốc hội Miến Điện sẽ măi măi chỉ toàn những tướng lănh độc tài mà thôi.
Câu hỏi thứ hai của Trường Giang, "Đảng Việt Tân làm ǵ mà ta phải xa lánh?"
Theo sự hiểu biết của tôi, khi anh bạn ở Cali nói "Việt Tân" là ư muốn ám chỉ "Việt Tân–Hoàng Cơ Minh", một tổ chức kháng chiến đă gây nên sự thất vọng năo nề cho nhiều người, dẫn đến hậu quả rất nhiều người trở thành "dị ứng" với hai chữ "Việt Tân". Nhưng trong câu của Trường Giang th́ "Việt Tân" ở đây lại là "Việt Tân-Đỗ Hoàng Điềm/Hoàng Tứ Duy". V́ c̣n có một Việt Tân khác, đó là "Việt Tân–Trần Xuân Ninh".
Sau khi t́m hiểu về Việt Tân, tôi thường nghe phần phát thanh Tâm Thức Việt Nam của bên ông Trần Xuân Ninh (c̣n được nhiều người gọi là "Việt Tân nguyên trạng") và Radio Chân Trời Mới bên ông Hoàng Tứ Duy (c̣n được gọi là "Việt Tân cải cách").
Trong nhiều lần, ông Trần Xuân Ninh phê b́nh đường lối "chệch hướng" của "Việt Tân cải cách". Tuy chưa lần nào nêu thẳng tên Việt Tân "bên kia", nhưng ông Ninh vẫn đưa ra những luận điểm về việc ông không tin tưởng vào đường hướng hoạt động của Việt Tân-Đỗ Hoàng Điềm/Hoàng Tứ Duy. Ông Ninh cho rằng đường lối "đấu tranh bất bạo động" và "tổ chức các xă hội dân sự cho Việt Nam" của Việt Tân (cải cách) là không thực tế, không đáng theo, v.v.
Trần Xuân Ninh chỉ là một, c̣n nhiều bài viết khác từ nhiều người khác nêu ra những hành động mù mờ, không rơ ràng trong cách làm việc của Việt Tân (cải cách). Như khi thấy người ta biểu t́nh th́ đứng ké vào rồi sau đó bảo rằng Việt Tân tổ chức cuộc biểu t́nh đó. Hành động mà người ḿnh bảo là "mượn đầu heo nấu cháo". Nói tóm lại, nhiều ư kiến từ nhiều năm và từ nhiều phía cho thấy lư do tại sao cần "xa lánh" Việt Tân (cải cách). Và Thỉnh Nguyện Thư chỉ là giọt nước tràn ly.

Nguồn: mikkelbo.com
Hư thực chuyện này ra sao? Xin trả lời, tôi không biết. Tôi không có dịp tiếp xúc với các thành viên hay các hoạt động của đảng Việt Tân để t́m hiểu nên không thể kết luận xấu tốt cho đảng Việt Tân được. Tôi chỉ có thể qua đó thấy rằng
một khi ḷng tin bị phá hủy th́ xây dựng nó lại là điều hết sức khó khăn.
Tôi nhận ra rằng dù chỉ trong phạm vị rất nhỏ hẹp là viết bài tôi cũng cần phải làm với sự cẩn thận hết ḿnh. Bài viết của tôi có thể hay, có thể dở nhưng chắc chắn không thể cẩu thả trong các chi tiết liên quan tới người thực, việc thực, bởi v́ một khi bạn đọc t́m ra những sai sót do sự lười biếng của người viết th́ bạn đọc sẽ "xa lánh" ngay. Tới lúc đó sẽ rất mất công t́m cách "un-do" những lỗi lầm ḿnh đă làm, rất mất công để lấy lại ḷng tin của bạn đọc.
Thành thực mà nói, nhiều khi tôi cũng thấy ngán những quy định khó khăn của DCVOnline, như câu trích phải có nguồn rơ ràng, không thể nói "h́nh như là" hay "nhớ đâu đó rằng",… Ngoài ra, c̣n phải t́m biết người nói câu đó là ai, bởi nhiều khi người nói câu đó là một kẻ rất "trời ơi", tức là "no-good credit", câu đó dù hay cách mấy cũng không xài được nữa. Nhiều bài tôi viết xong, gởi đi, bị "đá" về, phải viết lại, rồi viết lại, rồi viết lại,… thế nhưng đó là quy định mà tôi phải theo. DCVOnline dù không là đảng phái chính trị nhưng vẫn là một tổ chức, mà tổ chức nào cũng có những quy định riêng, tiêu chuẩn riêng của tổ chức ấy.
Tôi đồng ư với tác giả Trường Giang là tham gia vào tổ chức sẽ giúp cho thành viên thu lượm kiến thức và kinh nghiệm nhanh chóng hơn, có lề lối hơn, đỡ chán nản hơn, v.v. Nhưng chỉ với một điều kiện, đó là tổ chức ấy phải khuyến khích thành viên ḿnh làm những điều đàng hoàng, hợp lư trong tinh thần tôn trọng con người và trật tự xă hội. Nếu như tâm lư
"ngại ngùng với yếu tố đảng phái" là có thực th́ đó càng là lư do thúc đẩy các đảng phái phải t́m cách lấy được ḷng tin yêu của quần chúng bằng những hành động cụ thể, v́ trong thời đại hiện nay, người dân không c̣n dễ bị dẫn dụ như trước nữa.
Đặc biệt lần này tôi không dẫn nguồn cho những điều tôi đưa ra trong bài. Tôi để dành phần t́m kiếm trên Net cho các bạn, v́ chỉ có như thế các bạn mới t́m thấy thông tin từ nhiều phía để từ đó rút ra kết luận cho chính ḿnh, và như thế các bạn sẽ không bị ai dẫn dụ cả.
Mộc Lan
© DCVOnline
Nguồn
Bookmarks