Page 11 of 11 FirstFirst ... 7891011
Results 101 to 109 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #101
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và quan hệ Mỹ - Nhật - Trung
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2013-01-22

    Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật và TQ hiện là đề tài ngoại giao căng thẳng không những giữa hai nước mà c̣n ảnh hưởng cả tới Mỹ khi vai tṛ đồng minh với Nhật không cho phép Washington im lặng khi hiệp ước an ninh hai nước vẫn c̣n hiệu lực.


    Mặc Lâm phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng hiện giảng dạy môn bang giao quốc tế tại đại học George Madison nhằm lấy ư kíên của một chuyên gia trong lĩnh vực này:
    Lời cảnh cáo Trung Quốc

    Mặc Lâm: Thưa giáo sư trong tuần trước khi ngoại trưởng Nhật sang Washington để chuẩn bị cho chuyến đi của Thủ tướng Nhật th́ Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố rằng Mỹ nh́n nhận quần đảo Sensaku thuộc quyền quản lư của Nhật Bản và nhắc lại rằng Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật vẫn c̣n giá trị. Theo giáo sư th́ tuyên bố này có ư nghĩa như thế nào trong t́nh h́nh hiện nay?


    Điều này thật ra là một lời cảnh cáo Trung Quốc. Bởi v́ gần đây có những động thái gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

    GS Nguyễn Mạnh Hùng

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Điều này thật ra là một lời cảnh cáo Trung Quốc. Bởi v́ gần đây có những động thái gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Những vụ như Trung Quốc mang tàu đến rồi Nhật đuổi tàu Trung Quốc ra. Rồi Trung Quốc mang máy bay đến, Nhật lại mang máy bay lên đuổi ra. Từ những việc như vậy người Mỹ sợ những sự cố này có thể leo thang biến thành chiến tranh, thành ra họ xác nhận sự cam kết của họ để ngăn chặn Trung Quốc có thể leo thang thêm nữa tạo ra phản ứng của Nhật sẽ gây ra xung đột th́ buộc Mỹ phải tham dự vào cuộc xung đột đó.

    Chính người Tàu, một ông Tàu tên là Chang Yong Ninhan có một bài báo trong Global Times ông ấy nói rằng bởi v́ Mỹ-Nhật có Hiệp ước an ninh nên việc Trung Quốc bành trướng trên biển Hoa Đông sẽ trở nên khó khăn.

    Mặc Lâm: Thế nhưng Trung Quốc chứng tỏ họ không lùi bước cho nên ngay sau lời tuyên bố của ngoại trưởng Hoa kỳ th́ tàu hải giám của họ xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư và hôm nay họ tiếp tục lập lại hành động khiêu khích này, theo giáo sư họ làm như vậy có mục đích ǵ?

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc làm những hành động đó để chứng tỏ ḿnh không lùi bước nhưng một mặt khác th́ tôi không nghĩ rằng Trung Quốc sẵn sàng đi vào chiến tranh với Nhật, với Mỹ.


    Thứ nhất bởi v́ lực lượng không tương đồng với nhau. Thứ hai chính các nhà học giả, những nhà b́nh luận Trung Quốc cũng thấy rơ vấn đề biển Đông ( không phải Biển Đông theo cách nói của Việt Nam mà là East Sea, vùng biển Bắc Á) th́ Trung Quốc khó bành trướng ra được.

    Nhật sẽ không chùn tay

    Mặc Lâm: Giáo sư có nghĩ rằng trong một lúc nào đó khi Nhật chểnh măng hay dư luận trong nước của phe dân túy chính muồi th́ Trung Quốc sẽ chớp nhoáng gây một cuộc chiến ngắn ngủi và sau đó là léo dài nguyên trạng .... cách này họ đă từng làm đối với Hoàng sa của Việt Nam.

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết tôi nghĩ trường hợp ấy sẽ gần như không bao giờ xảy ra bởi v́ hai lư do. Lư do thứ nhất là ông Shinzo Abe thuộc thành phần cứng rắn của Nhật. Trong thời gian ông ấy làm thủ tướng ông đă nâng cấp cơ quan Pḥng vệ trở thành Bộ Quốc pḥng. Tức là lập trường của ông ấy đă có và Trung Quốc cũng biết sẵn như thế rồi. Điểm thứ hai về thực lực riêng việc tấn công Nhật thôi th́ cũng rất khó v́ Nhật có lực lượng tầu ngầm để pḥng thủ rất mạnh. Thứ ba nữa là Nhật có 40 ngàn binh sĩ Mỹ đang đóng ở đó nên rất khó cho Trung Quốc v́ khi đánh Nhật dĩ nhiên họ sẽ phản ứng. Với những tính toán như vậy th́ không một nhà quân sự nào chấp nhận một cuộc chiến tranh mà ḿnh sẽ thua.


    Việc tấn công Nhật thôi th́ cũng rất khó v́ Nhật có lực lượng tầu ngầm để pḥng thủ rất mạnh và có 40 ngàn binh sĩ Mỹ đang đóng ở đó nên rất khó cho TQ.

    GS Nguyễn Mạnh Hùng

    Khi Trung Quốc mang tàu ra th́ hành động chỉ mang tính biểu tượng mà người Mỹ gọi là brinkmanship tức là đi đến vực thẳm mà không vào vực thẳm… để xem anh nào nhắm mắt trước.

    Trong một bài viết của tôi về vấn đề Biển Đông, tức là biển Nam Trung Hoa th́ người Nhật biết rơ Trung Quốc muốn dùng chính sách nào để khiến các bên đối lực với họ bị mệt đi, mệt quá phải buông lúc ấy th́ anh Mỹ phải buông theo. Tức là “fatigue”, nó cứ ấn măi khiến ḿnh chùn tay th́ nó tiến lên. Tuy nhiên trong trường hợp của Nhật th́ có lẽ họ sẽ không chùn tay.

    Mặc Lâm: Đối với kinh nghiệm của nước Nhật th́ Việt Nam lănh hội được ǵ và áp dụng ra sao khi nội lực phân tán, mất đoàn kết và vũ khí lại quá yếu so với Trung Quốc?

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: T́nh trạng Việt Nam th́ khó hơn. Trong bài báo tôi vừa nói trong Global Times nhà b́nh luận Trung Quốc người ta vạch rơ, thứ nhất Trung Quốc ngày xưa không nghĩ đến biển, ngày nay họ là quốc gia lớn rồi nên sự phát triển của họ cần nhiên liệu nên do đó phải cần đến biển. Việc này là điều tự nhiên thôi.

    Nếu nh́n về phía Bắc vùng biển Hoa Đông (East Sea) th́ vùng này có Nhật Bản, Cao Ly (Hàn Quốc), liên minh giữa Nhật với Mỹ cho nên con đường này rất khó mà ra. Thứ hai nh́n về phía Ấn Độ dương th́ vùng biển này xa Trung Quốc mà Ấn Độ th́ rơ ràng không chịu Trung Quốc đe dọa. Chỉ c̣n đường đi qua Miến Điện th́ nước này đă đổi ư rồi… Ông tác giả này kết luận chỉ c̣n một con đường ra được là Biển Nam Trung Hoa thôi. V́ thế vùng biển này bị chặn mạnh nhất là Việt Nam và Philippines. Nhất là Việt Nam cho nên nếu nó ấn Việt Nam theo giải pháp “fatigue” để cho mệt rồi buông tay th́ họ sẽ có thể chiếm được. Đó là chính sách họ áp dụng cho Việt Nam ngày nay.

    Việt Nam muốn chống lại th́ dĩ nhiên phải có chiến thuật mềm dẻo, nhượng bộ họ họăc là phải t́m cách đối lực. Mà đối lực th́ họ vẫn c̣n nghi ngờ Mỹ. Giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay quan hệ quốc pḥng chưa đi tới mức độ đó. Ngoài ra phải có nội lực th́ nội lực hiện nay Việt Nam rất yếu.

    Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư.

  2. #102
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong 4 năm tới
    Việt-Long, RFA
    2013-01-24

    Tổng thống Barrack Obama là người đề ra và ra lệnh thực hiện chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á, nhưng vào khi nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2, ông xác định nước Mỹ sẽ theo chính sách ḥa hoăn, giao tiếp tích cực, không dính líu vào chiến tranh. Chính sách ngoại giao và quốc pḥng của Hoa Kỳ sẽ thực sự diễn tiến ra sao, và Việt Nam đứng vào đâu trong chính sách ấy?


    Ḥa giải, ḥa b́nh, không chiến tranh

    Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama chú trọng vào những vấn đề nội bộ nước Mỹ nhiều hơn là chính sách đối ngoại. Tuy nhiên phần nói về đối ngoại cũng cho thấy những mục tiêu của chính phủ Obama trong lănh vực này trong 4 năm sắp tới. Thêm vào đó, trong thành phần nội các mới của chính phủ Obama, công luận chú ư đến hai ông bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng sắp được phê chuẩn. Nh́n vào quan điểm và thành tích hoạt động của hai nhân vật này, người ta có thể thấy rơ hơn chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama trong các vấn đề quốc tế, v́ nhà lănh đạo luôn luôn phải chọn vào nội các những người cùng chí hướng, cùng quan điểm với ḿnh .

    Trước hết, bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama có điểm nào đáng chú ư về chính sách đối ngoại của nhà lănh đạo Hoa Kỳ ?

    Điều được chú ư đầu tiên là lúc Tổng thống Obama nói, đại ư là:

    “Toàn dân Hoa Kỳ vẫn tin rằng nền an ninh bền vững và nền hoà b́nh lâu dài không đ̣i hỏi chiến tranh măi măi. Những quân nhân Hoa Kỳ dũng cảm và thiện chiến hàng đầu thế giới, được rèn luyện trong lửa chiến trường, cùng với mọi công dân Mỹ nung nấu v́ những sinh mạng bị mất mát, tổn thất, đều hiểu rất rơ cái giá phải trả cho tự do. V́ thế người Mỹ luôn luôn luôn cảnh giác đối với những ai có thể gây hại cho ḿnh; nhưng Hoa Kỳ cũng từng giành được thắng lợi trong hoà b́nh, không phải chỉ cần chiến thắng trong chiến tranh. Hoa Kỳ đă biến chuyển được những kẻ thù không đội trời chung thành những người bạn đáng tin cậy nhất. Và những bài học đó cần phải được áp dụng vào thời đại ngày nay.”

    Như vậy điều mà Tổng thống Obama muốn nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ theo đuổi những biện pháp hoà b́nh, ḥa giải, với hậu thuẫn của sức mạnh quân sự và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Ông không nhắc trực tiếp đến chiến tranh khủng bố như trong vài ba năm trước đây, chỉ nhắc qua những kẻ có thể gây hại cho nước Mỹ, trong đó có thể bao gồm cả những lực lượng khủng bố lẫn những quốc gia gian manh quỷ quyệt, gồm Iran, Bắc Hàn, theo tên mà Tổng thống George W. Bush từng đặt cho họ trước đây.
    Đứng cạnh Tokyo nhưng ḥa hoăn với Bắc Kinh?

    Một điểm đáng chú ư khác trong bài diễn văn bày tỏ chính sách của hành pháp Mỹ trong 4 năm tới, là chỗ ông Obama nói rằng trong một thế giới hoà b́nh không ai có được phần lợi ích lớn hơn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nói cách khác, Hoa Kỳ là nước có lợi nhiều nhất trong một thế giới hoà b́nh, v́ Mỹ là siêu cường hùng mạnh nhất. Điều này đă được nói đến trước đây trên trang báo này. Như vậy Tổng thống Mỹ nhấn mạnh đến ư hướng hoà b́nh của Hoa Kỳ và chính sách giao tiếp tích cực với các quốc gia chống đối. sau khi Washington vừa khẳng định lập trường đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lănh hải ở biển Hoa Đông và biển Đông. Điều ǵ mâu thuẫn ở đây?

    Thực ra những lời hoa mỹ về ư hướng hoà b́nh của Tổng thống Obama cũng không phải được nói ra lần đầu tiên bởi một nguyên thủ Hoa Kỳ, mà đă được giới lănh đạo ở Washington nói tới nhiều lần trong nhiều năm qua. Đó cũng là chính sách lâu dài của Mỹ từ sau thời chiến tranh lạnh đến nay.

    Tuy nhiên không ai quên rằng gần đây Hoa Kỳ đă dính líu vào hai cuộc chiến lớn tại Iraq và Afghanistan, chưa kể trước đó quân đội Mỹ đă đi tiên phong trong các hoạt động quân sự trên khắp thế giới, như ở Kosovo và châu Phi. V́ thế nay Tổng thống Obama nhắc lại những điều đó như một lời xác định rằng Hoa Kỳ sẽ không bước vào một cuộc chiến nào khác, ngụ ư chỉ Bắc Hàn, Iran, có thể cả Trung Quốc nữa, trong bối cảnh Bắc Kinh ráo riết tăng cường quốc pḥng và bành trướng lănh hải, và Mỹ vừa đứng hẳn về phía Nhật để cảnh cáo Trung Quốc đừng có hành động đơn phương trong vấn đề chủ quyền ở Senkakư/ Điếu ngư.

    Hai nhân vật đối ngoại “bồ câu”?

    Nói đến châu Á th́ người châu Á chú ư đến hai nhân vật mới sắp ra trước Thượng Viện để được chấp nhận làm bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc pḥng. Trước hết là nghị sĩ John Kerry, người được đề cử thay bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ, sắp ra trước Thượng Viện để được phê chuẩn.

    Nghị sĩ John Kerry được nhiều thành phần trong công luận Mỹ tán thưởng là một người giàu kinh nghiệm đối ngoại. Ông từng là thành viên và trở thành chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ trong nhiều năm.

    Người Việt Nam chú ư đến ông Kerry v́ ông là cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam, chiếm được hai anh dũng bội tinh bạc và đồng, ba chiến thương bội tinh Purple Heart trong ṿng 1 năm, được về nước trước khi dứt ba năm nhiệm vụ. Từ đó ông trở thành một nhân vật phản chiến, sau đó nhờ tiếng tăm ấy ông trở thành phó Thống đốc Massachussetts, và đă bước vào Thượng Viện Hoa Kỳ từ năm 1985.

    Chính ông cũng là người đem những dự luật nhân quyền cho Việt Nam “bỏ vào ngăn kéo” để Thượng Viện khỏi thảo luận, mỗi khi Hạ viện chuyển lên với đa số gần 100% ủng hộ.

    Tuy nhiên công luận Hoa Kỳ khi nói về ông Kerry, và cả ông Chuck Hagel ứng viên bộ trưởng quốc pḥng nữa, h́nh như không ai nhắc đến Việt Nam hay biển Đông, biển Hoa Đông, hay Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, mà họ chú trọng đến lập trường của hai nhân vật này các vấn đề như Bắc Hàn, Iran, Israel, và chính sách giải trừ vũ khí hạt nhân.
    Châu Á, Việt Nam mong đợi ǵ ?

    Trong chính sách đối với Trung Quốc, Bắc Hàn, Nhật Bản th́ gần đây Mỹ bênh vực nước Nhật trong cuộc tranh chấp lănh hải với Trung Quốc, kềm chế tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn bằng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, ḥa hoăn và thương lượng với Trung Quốc song song với việc ngăn chống tham vọng bành trướng của nước này. Với Việt Nam, là nơi mà trước đó hai bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng Hoa Kỳ từng ghé nhiều lần, và tại Hà Nội Ngoại trưởng Hillary Clinton đă tuyên bố Washington nhất quyết bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và quyền kinh doanh khai thác biển Đông, th́ thời gian gần đây các giới chức hành pháp cũng như lập pháp của Hoa Kỳ ít nói tới Việt Nam, nhất là từ khi Hà Nội tỏ chính sách chiều lụy Bắc Kinh, kể lể công ơn của Trung Quốc mà quên đi những nợ máu của chiến sĩ và ngư dân c̣n đỏ tươi từ những năm 1974, 1979-1986, 1988 và gần đây hơn nữa, đồng thời nhắc lại Hoa Kỳ vẫn là kẻ thù xưa chưa bao giờ tốt với Việt Nam, quên hẳn mối quan hệ đang nồng ấm và tiền bạc đầu tư đang đổ vào. Washington dường như đang lui ra một khoảng để chờ xem thái độ hai mặt của Việt Nam bao giờ sáng tỏ, xem đó là kế sách nhất thời hay chiến lược lâu dài đă được Hà Nội khẳng định.

    Hành động của ông John Kerry đối với những dự luật nhân quyền từ Hạ viện đưa sang cũng chẳng phải do quan điểm cá nhân, mà c̣n là quan điểm của không ít nghị sĩ và nhiều nhân vật hành pháp Hoa Kỳ. Nếu khuynh hướng của Thượng Viện khác đi th́ nghị sĩ Kerry không thể làm như vậy.

    Tuy Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ mấy năm nay có nói đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, chính phủ Mỹ cũng từng có biện pháp với Việt Nam cách đây nhiều năm v́ vấn đề tự do tôn giáo, nhưng hiện nay theo chính sách chung của Hoa Kỳ đối với Việt Nam th́ có lẽ những biện pháp trừng phạt Việt Nam theo dự luật nhân quyền đ̣i hỏi đă bị coi là đi quá xa.

    Tổng thống Barrack Obama cần ông John Kerry làm Ngoại trưởng là v́ nhiều vấn đề khác mà người Mỹ coi là quan trọng hơn. Nói cách khác Việt Nam chỉ là đề tài thứ yếu trong chính sách của Hoa Kỳ, nhất là sau khi Việt Nam tỏ ra lạnh nhạt với Mỹ và muốn quy phục Trung Quốc.

    Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm thứ năm nơi mà sau đó ông được phê chuẩn làm bộ trưởng ngoại giao, nghị sĩ John Kerry cam kết nước Mỹ sẽ làm mọi điều cần thiết để Iran không thể có vũ khí hạt nhân, và Tehran phải chứng minh chương tŕnh hạt nhân là dành cho mục đích hoà b́nh. Ông cũng tuyên bố chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không phải được định h́nh chỉ bằng phi cơ tự hành viễn khiển và những sự bố trí lực lượng, mà c̣n là những kế hoạch an toàn thực phẩm, an toàn năng lượng, trợ giúp nhân đạo, cuộc chiến chống bệnh tật và nỗ lực cho phát triển, song song và dồi dào không kém những kế hoạch chống khủng bố. Ông Kerry cũng không nhắc đến Trung Quốc.

    chuck
    Nghị sĩ Chuck Hagel, ứng viên bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ- breibart.com photo
    Ứng viên bộ trưởng quốc pḥng đang chờ Thượng Viện phê chuẩn cũng là một cựu chiến binh Việt Nam, ông Chuck Hagel. Ông từng là tiểu đội trưởng bộ binh trên chiến trường Việt Nam, đoạt hai chiến thương bội tinh Purple Hearts. Một thời gian sau khi về nước, ông đă trở thành giám đốc hai công ty kỹ thuật và tài chính lớn. Ông bước vào Thượng Viện năm 1997 và về hưu năm 2009.

    Nghị sĩ Chuck Hagel thuộc đảng Cộng ḥa, nhưng cũng bị nhiều vị dân cử Cộng Ḥa chống đối v́ vấn đề Israel và Iran khi ông được đề cử làm bộ trưởng quốc pḥng, trong đó có cả nghị sĩ John McCain, người bạn thân mà ông Hagel từng giới thiệu trong cuộc tranh cử Tổng thống với ông Obama cách nay 8 năm. Tuy nhiên một nhân vật quan trọng của đảng Cộng Ḥa, tướng Colin Powell, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, nguyên Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đă hết ḷng ủng hộ ông, gọi đó là vị Bộ trưởng quốc pḥng mà quân đội Mỹ có thể tin cậy.

    Ông Hagel bị chống đối v́ bị coi là người trước đây có lập trường không muốn quân đội Mỹ can dự vào những cuộc khủng hoảng quốc tế, muốn giải trừ vũ khí hạt nhân đến chỉ c̣n số không, người từng chỉ trích Israel hiếu chiến, không kư nghị quyết ủng hộ Israel, từng phản đối cấm vận Iran, ủng hộ cắt giảm triệt để ngân sách quốc pḥng. Ông bị chỉ trích là người sẵn sàng làm yếu đi vị thế cường quốc quân sự của Hoa Kỳ.

    Iran và Trung Quốc hoan nghênh

    Trước khi tân Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố chính sách về Iran như trên th́ hôm 13 tháng 1, 2013, phát ngôn viên bộ ngoại giao Iran tuyên bố sự bổ nhiệm ông Chuck Hagel vào chức vụ Bộ trưởng quốc pḥng là một sự thay đổi thích ứng trong chính sách của Hoa Kỳ.

    Đến thứ năm 24 tháng 1, Israel vừa bầu ra một quốc hội với thành phần trung hữu chiếm 19 ghế, so với 31 ghế của liên minh cầm quyền; giới quan sát cho rằng chính phủ sắp tới của Tel Aviv sẽ phải chú trọng vào kinh tế và đời sống người dân hơn là trước đây chỉ chú trọng vào Palestine và Iran.

    Trong khi đó, từ Bắc Kinh báo China.org.cn cho rằng hai bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng mới của chính phủ Obama sẽ giúp tăng tiến mối quan hệ hoà b́nh với Trung Quốc. Báo này nhắc rằng nghị sĩ Kerry nhiều lần thăm Trung Quốc, từng tiếp xúc với nhiều thế hệ lănh đạo của Bắc Kinh, năm 2000 đă bỏ phiếu ủng hộ việc thiết lập quan hệ thương mại b́nh thường vĩnh viễn với Trung Quốc, từng chỉ trích chính sách của Tổng thống Bush về Đài Loan năm 2001.

    Tờ báo cũng nói ông Chuck Hagel được coi là “bồ câu” đối với Trung Quốc, là một người chủ trương không gây chiến với bất cứ nước nào trên thế giới. Báo China.org.cn kết luận rằng bộ trưởng Chuck Hagel có thể giúp Tổng thống Barrack Obama kềm chế những tướng lănh diều hâu của Ngũ Giác Đài luôn luôn coi Trung Quốc là mối đe dọa to lớn và thi hành những chính sách bất lợi cho Hoa Kỳ trong t́nh trạng kinh tế hiện nay.
    Vị trí của Việt Nam?
    japan-china-senkaku
    Tàu tuần duyên Nhật kẹp tàu cá Trung Quốc không cho vào hải phận Senkaku/ Điếu Ngư- asianews.it photo

    Trung Quốc, châu Á và Việt Nam không hề được nói tới ở Washington trong lúc hai ứng viên bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng bước vào tiến tŕnh điều trần để được Thượng Viện phê chuẩn. Ở biển Hoa Đông hôm thứ năm, tàu chiến Nhật Bản và ba tàu hải giám Trung Quốc đấu súng ṿi rồng phun nước với nhau ở Senkakư/Điếu Ngư. Tàu nhỏ của Đài Loan mon men toan đổ bộ nơi đó, phải quay đầu chạy về.

    Vậy trong chính sách đối ngoại sắp tới, Hoa Kỳ liệu có tiếp tục bảo vệ biển Hoa Đông cho Nhật Bản như vừa tuyên bố, có nhất quyết dành quyền tự do lưu thông và tự do khai thác nguyên liệu ở biển Đông? Hoa Kỳ đem 60% lực lượng quân sự sang Thái B́nh Dương để thi hành chính sách ḥa hoăn ấy bằng cách nào? Việt Nam đứng vào đâu trong t́nh thế ấy?

    Mời quư khán giả và độc giả đóng góp ư kiến.

  3. #103
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TT Obama kư lệnh hạn chế sử dụng súng


    Nhị Khê



    Một tháng sau ngày trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, tiểu bang Connecticut, bị một tên khùng xả súng bắn bừa băi giết chết 20 học sinh cùng 5 cô giáo và 1 vị hiệu trưởng, ngày 16/01/2013, TT Obama dũng cảm kư lệnh hạn chế sử dụng súng với quy mô lớn chưa từng thấy trong 20 năm qua.



    Quyết tâm hạn chế sử dụng súng của TT Obama

    Trong buổi lễ kư lệnh hạn chế sử dụng súng tại pḥng họp phía nam Ṭa Bạch ốc với sự có mặt của một số học sinh và đại diện gia đ́nh các nạn nhân trong vụ nổ súng ở trường Sandy Hook, TT Obama kêu gọi Lưỡng viện thông qua đạo luật hạn chế sử dụng súng nhằm ngăn chặn “trào lưu” dùng súng giết người ngày càng tăng, lợi dụng súng để gây các vụ bạo động.

    Mặc dù Lưỡng viện chưa thông qua, Obama vẫn dùng đặc quyền của Tổng Thống Hoa Kỳ kư ngay tại chỗ 23 sắc lệnh hành chính. Các sắc lệnh này tăng cường việc chấp hành những đạo luật về súng hiện đang thi hành và đổi mới việc trao đổi tin tức không cho các loại súng lọt vào tay những kẻ phạm tội hoặc những kẻ không được phép dùng súng.



    TT Obama c̣n ra lệnh tuyên truyền việc hạn chế sử dụng súng khắp nước Mỹ; yêu cầu người dùng súng phải có trách nhiệm và bảo đảm an toàn; xét lại mục đích cất giữ súng của người dân; huấn luyện nhân viên các trường học biết cách đối phó với những kẻ đến trường phá phách, giết hại học sinh.

    Chương tŕnh hạn chế sử dụng súng do TT Obama đề ra tốn kém 500 triệu Mỹ kim với nhiều biện pháp khác nhau.

    - Tổ chức lại việc kiểm tra người mua súng. Trước đây Hoa Kỳ có thiếu sót là những người mua súng tại hội chợ triển lăm súng hay trên Internet không qua sự kiểm tra.

    - Tăng cường ngăn chặn các tổ chức buôn lậu súng.

    - Tăng thêm khoảng 1,000 cảnh sát bảo vệ an ninh các trường và huấn luyện thêm chuyên viên bệnh tâm thần t́m hiểu trợ giúp các thanh thiếu niên có vấn đề. Cơ quan Pḥng Chống Dịch Bệnh (Centers for Disease Contron - CDC) được cấp 10 triệu Mỹ kim để thực hiện nhiệm vụ này.

    TT Obama cũng đặc cử B. Todd Jones, quyền giám đốc Cơ quan quản lư Rượu, Ma túy, Súng đạn và Chất nổ (Bureau of Alcohol, Tobacco, Firearms and Explosives - ATF), chính thức làm giám đốc ATF. Năm 2011, ông đă chỉ định Andrew Traver làm giám đốc, nhưng việc chấp nhận bị tŕ hoăn nhiều lần.

    Sau vụ thảm sát tại trường Tiểu học Sandy Hook và được bầu thêm một nhiệm kỳ TT, ông Obama đưa ra những quyết định cứng rắn ngăn chặn những vụ tàn sát tương tự xảy ra. Có điều, ông chưa nói rơ nếu gặp phản ứng của các thế lực chính trị ủng hộ súng, sẽ làm đến mức độ nào. Ông cũng nh́n nhận c̣n nhiều khó khăn để đi tới các đạo luật kiểm soát súng đạn, đồng thời nói rơ rằng, ông sẵn sàng đương đầu với Hiệp hội Súng trường Hoa Kỳ (National Rifle Association - NRA), tổ chức có 4 triệu 300 ngàn hội viên. Mặc dầu tổ chức này được sự ủng hộ rộng răi của các nghị sĩ Đảng Cộng Ḥa và sự tán trợ đáng kể của một số nghị sĩ Đảng Dân Chủ, ông vẫn dũng cảm cam kết tận dụng hết khả năng của ḿnh để vận động Lưỡng viện thông qua đạo luật mới về kiểm soát súng. TT Obama cho biết, một tháng sau vụ thảm sát ở trường Sandy Hook, có khoảng 900 người Mỹ chết v́ súng. Bởi vậy, cần có một đạo luật mới hạn chế việc sử dụng súng.

    Tờ New York Times loan tin, 4 ngày trước khi làm lễ tuyên thệ nhiệm kỳ 2 (20/01), TT Obama đưa ra những lời tuyên bố trên và kư 23 lệnh hành chánh về sử dụng súng, chứng tỏ hành pháp Obama quyết tâm đưa ra đạo luật chưa biết hiệu quả chính trị của nó ra sao, đang được 2 phía chống đối và ủng hộ sử dụng súng quan tâm đến. Đó cũng là “ḥn đá thử vàng” thử thách tài lănh đạo của ông trong 4 năm tới.



    Nghị viện tiểu bang Nữu Ước

    thông qua đạo luật NY SAFE Act

    Sau khi xảy ra vụ thảm sát tại trường Tiểu học Sandy Hook tṛn một tháng, ngày 14/01/2013, các nghị viên Hạ viện tiểu bang Nữu Ước thông qua Đạo luật Sử dụng Súng an toàn ở Nữu Ước (New York Secure Ammunition And Firearms Enforcement Act - NY SAFE Act) với tỉ lệ phiếu 104/43. Trước đó, Thượng viện tiểu bang cũng đă bỏ phiếu thông qua với tỉ lệ 43/18.

    Hai ông Andrew Cuomo và Sheldon Silver, Thống đốc và Chủ tịch Nghị viện tiểu bang Nữu Ước (Speaker of the New York State Assembly), cho biết Lưỡng viện Nữu Ước đă bằng ḷng sửa đổi đạo luật sử dụng súng an toàn, ban hành lệnh cấm sử dụng loại vũ khí tấn công, quy định những biện pháp mới không cho những người mắc bệnh tâm thần sử dụng súng.

    Khi kư ban hành đạo luật mới này, Thống đốc Andrew Cuomo nói: “Tôi tự hào là một người Nữu Ước, không chỉ v́ tiểu bang này có đạo luật đầu tiên, mà c̣n v́ Nữu Ước có đạo luật tốt nhất”.

    Tờ New York Times loan tin, sau khi Lưỡng viện thông qua đạo luật hạn chế sử dụng súng, Nữu Ước là tiểu bang đầu tiên sau vụ thảm sát trường Tiểu học Sandy Hook đưa ra đạo luật hạn chế sử dụng súng, cũng là tiểu bang quản lư sử dụng súng nghiêm khắc nhất Hoa Kỳ. Trong một cuộc họp báo, Thống đốc Andrew Cuomo nói: “Bây giờ là thời cơ thích hợp nhất để đề ra luật hạn chế sử dụng súng. Tôi cho rằng đó là một đạo luật toàn diện nhất Hoa Kỳ”.

    Một quan chức tiểu bang Nữu Ước cũng nói, đạo luật này quy định, một băng đạn chỉ được phép dùng tối đa 7 viên (trước đó chỉ hạn chế mỗi băng đạn 10 viên). Người đang sở hữu băng đạn nhiều viên có thời hạn một năm để bán ra ngoài tiểu bang. Sau đó, người nào bị xét thấy có băng đạn cấm sẽ bị truy tố tội h́nh sự. Các đại lư bán đạn phải đăng kư với tiểu bang, phải kiểm tra lư lịch của người mua, lưu trữ dữ kiện này trong hồ sơ điện tử. Ngoài ra, luật này c̣n đưa ra những h́nh phạt nặng hơn đối với những kẻ phạm tội sử dụng súng không hợp pháp.

    Chủ tịch Nghị viện tiểu bang Sheldon Silver cũng nói: “Hủy bỏ ngay loại vũ khí tấn công trên đường phố tiểu bang Nữu Ước là công việc quan trọng người dân mong muốn chúng ta phải làm ngay”.

    Ông Michael Bloomberg, Thị trưởng thành phố Nữu Ước, người đă chỉ trích quyết liệt các luật cho phép sở hữu súng dễ dàng, nói đạo luật của tiểu bang Nữu Ước cho thấy “Chúng ta có thể hành động nhanh chóng, không phân biệt đảng phái để thông qua những luật về súng giúp người dân an toàn hơn”.



    Phản ứng của NRA, GOA &

    những người chỉ nghĩ đến quyền lợi bản thân

    Sau khi Lưỡng viện tiểu bang Nữu Ước thông qua đạo luật kiểm soát súng đạn, ngày 14/01, trong cuộc họp báo cuối cùng của nhiệm kỳ 1, TT Obama diễn thuyết về kế hoạch kiểm soát súng đạn, bất chấp sự phản đối của các nghị sĩ Cộng Ḥa, Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA) và Hội Chủ súng Hoa Kỳ (Gun Owners of America - GOA). NRA và GOA dự đoán Lưỡng viện Hoa Kỳ sẽ không thông qua lệnh hạn chế sử dụng hoặc cấm dùng súng tấn công.

    Ngày 15/01, trước khi phó TT Joe Biden đưa ra đề nghị cố gắng cấm việc buôn bán các loại vũ khí tấn công để ngăn chặn các thảm họa về súng thường xảy ra tại Mỹ, David Keene, Chủ tịch NRA, nói với thái độ cứng rắn: “Những đề nghị mới về kiểm soát súng mà TT Obama đưa ra Quốc hội ngày 27/01 sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt của những nhân vật cứng rắn”.

    Giám dốc điều hành GOA là Larry Pratt cũng nói: “Chúng tôi cho rằng Quốc hội sẽ không thông qua đạo luật hạn chế sử dụng súng nghiêm ngặt hơn bây giờ”.

    Với quyền được giữ vũ khí đă quy định trong Tu chính án số 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, kiểm soát và hạn chế sử dụng súng xưa nay vẫn là vấn đề chính trị hết sức phức tạp. NRA và GOA đều có những phản ứng chống đối các biện pháp TT Obama đưa ra. Cả 2 đều tuyên bố họ đang chuẩn bị “cuộc chiến thế kỷ”, chống lại bất cứ quy định mới nào “vi phạm quyền công dân của người Mỹ.”

    Trước đó, NRA đưa lên truyền h́nh một đoạn phim quảng cáo phê phán TT Obama là kẻ vị kỷ khi ông cho nhân viên đặc vụ bảo vệ hai con gái của ḿnh mà không đồng ư để nhân viên vơ trang canh gác tại các trường học. Ṭa Bạch Ốc cực lực phê phán NRA đă đem 2 đứa trẻ nhà Obama vào chuyện tranh chấp chính trị.

    Sau khi vụ thảm sát tại trường Tiểu học Sandy Hook, các ông bà nghị Đảng Dân Chủ đều bày tỏ ḷng thương tiếc và đau buồn. Tuy nhiên, ngoài một số ít vị bằng ḷng “thảo luận” việc hạn chế sử dụng súng, số đông không muốn bàn đến chuyện này, càng không muốn đưa vấn đề này ra thảo luận trước Lưỡng viện. Nghĩ đến thất bại của Al Gore, ứng viên tranh cử TT của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2000, liên quan đến vấn đề hạn chế và cấm sử dụng vũ khí tấn công, từ đó đa số nghị viên Đảng Dân Chủ không c̣n muốn đả động đến chuyện hạn chế và cấm sử dụng súng tấn công.

    Sau ngày George W. Bush đắc cử TT nhiệm kỳ 1, năm 2006, Đảng Dân Chủ đồng t́nh với việc tự do sử dụng súng mới giành được đa số ghế ở Thượng viện. Trong 10 năm qua, nhiều nghị viên Đảng Dân Chủ đă bị loại ra khỏi nghị trường v́ thách đố với NRA. Ngay cả trong nhiệm kỳ 1 và hai lần ra tranh cử TT, Obama cũng không hề đả động đến vấn đề hạn chế sử dụng súng hoặc thách thức NRA. Bởi v́, uy tín chính trị của tổ chức này c̣n mạnh hơn cộng đồng Do Thái ở Mỹ. Chỉ trong năm 2010, NRA đă thu của các nhà sản xuất súng và các cửa hàng bán súng 253 triệu Mỹ kim tài trợ cho các chính khách ủng hộ sử dụng súng tự do. Năm 2004, NRA hiến cho Bush Con 4 triệu Mỹ kim làm quỹ tranh cử, giúp Bush đánh bại John Kerry. Bốn năm sau, tổ chức này lại giúp cho nghị sĩ Cộng Ḥa John Mcclain 40 triệu để đánh bại Obama, tiếc thay ông ta đă thất bại. Trong dịp Đảng Cộng Ḥa chọn người ra tranh cử TT Hoa Kỳ năm 2012, NRA cũng đă ủng hộ các chính khách Cộng Ḥa 18 triệu Mỹ kim.

    Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng có tổ chức phản đối sử dụng súng bất hợp pháp, đó là Hội Các Thị trưởng Phản đối Sử dụng Súng Bất hợp pháp (Mayors Against Illegal Guns). Chủ tịch hội này là ông Michael Bloombeg, Thị trưởng thành phố Nữu Ước, người vừa kêu gọi hành pháp Obama quản lư nghiêm ngặt việc sử dụng súng. Ông cũng là người mạnh dạn phê phán NRA dùng tiền của các nhà sản xuất và tiệm bán súng ủng hộ các chính khách cực hữu để gây ảnh hưởng của ḿnh và bảo vệ việc sử dụng súng tự do.

    Chính trường Hoa Kỳ và việc sử dụng súng ở Mỹ quả là phức tạp, liệu TT Obama có làm được như ư muốn không? Theo các nhà quan sát, kiểm soát súng và chống bạo lực học đường đang được coi là thách thức lớn đối với TT Obama trong nhiệm kỳ thứ 2. Tuy nhiên... đây cũng là cơ hội để ông thể hiện bản lĩnh chính trị cùng năng lực lănh đạo của ḿnh.

  4. #104
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Căng thẳng Biển Đông: Thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ


    Scott Stearns

    29.01.2013
    BỘ NGOẠI GIAO — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ nh́ với những mối căng thẳng mới trong khu vực Biển Đông giữa lúc Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra trước ṭa án Liên hiệp quốc. Mời quí vị theo dơi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về từ trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington.

    Những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc tuần tiễu ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Philippines bác bỏ quyền hành của Trung Quốc ở vùng biển mà chính phủ ở Manila hồi gần đây đă đặt tên Biển Tây Philippines và quyết định đưa vụ tranh chấp này ra trước ṭa án Liên hiệp quốc.

    Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Gilbert Asuque phát biểu như sau.

    Ông Asuque nói: "Chúng tôi muốn ṭa án trọng tài xác lập quyền độc quyền của Philippines trong việc khai thác tài nguyên trong thềm lục địa của chúng tôi ở Biển Tây Philippines."

    Trung Quốc nói rằng hành động này của Philippines làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố:

    Phát ngôn viên Hồng Lỗi tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận"
    ​"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận. Căn nguyên của vụ tranh chấp này là sự chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines tại một số khu vực của Trung Quốc."

    Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho biết Trung Quốc chỉ muốn giải quyết vũ tranh chấp bằng đàm phán song phương mà không dính líu tới Liên hiệp quốc hay một nước thứ ba.

    Ông Logan nói: "Trung Quốc đă t́m cách giữ cho những vụ tranh chấp này mang tính chất song phương giữa họ với các nước có tranh chấp càng nhiều càng tốt và ngăn không cho vụ việc bị quốc tế hóa một cách có hệ thống."

    Ông Logan cho rằng ngay cả trong trường hợp Ṭa án Luật Biển Liên hiệp quốc đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, việc chấp hành phán quyết là một vấn đề rất khó khăn.

    Ông Logan nói thêm: "Nếu việc chấp hành sự phân xử của ṭa án đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, quí vị sẽ thấy là sự phân xử đó sẽ không được chấp hành. Có lẽ đây là một lá bài để Philippines mặc cả. Họ sẽ nói rằng “Cán cân giờ đây nghiêng về phía chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng lá bài này. Chúng ta sẽ có được một điều ǵ đó mà chúng ta có thể từ bỏ nếu Trung Quốc có một số nhượng bộ."

    Những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ hồi tuần trước để xác nhận ông John Kerry, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Bộ trưởng Ngoại giao. Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng ḥa đă nêu nghi vấn về cách xử lư vụ đối đầu này của chính phủ của Tổng thống Obama.

    Ông Rubio nói: "Trung Quốc đang có thái độ mỗi ngày một hung hăng hơn trong những yêu sách chủ quyền lănh thổ và các nước láng giềng của họ đang trông đợi sự đối trọng từ Hoa Kỳ và sự lănh đạo của Hoa Kỳ."

    Thượng Nghị sĩ John Kerry.
    ​​Thượng nghị sĩ Kerry nói rằng Trung Quốc đang phản ứng trước sự gia tăng của các lực lượng Mỹ trong vùng Á châu Thái b́nh dương.

    Ông Kerry nói: "Trung Quốc nh́n vào việc đó và nói rằng “Hoa Kỳ đang làm ǵ vậy? Phải chăng họ đang t́m cách bao vây chúng ta? Chuyện ǵ đang xảy ra vậy?"

    Trong bối cảnh của vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam và các nước khác ở Á châu, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng việc Washington tăng cường các mối quan hệ với Bắc Kinh là một việc cực kỳ quan trọng.

    Ông Kerry nói tiếp: "Trung Quốc là nền kinh tế quan trọng thứ nh́ trên thế giới và rơ ràng là họ có một nhu cầu vô cùng to lớn đối với các nguồn tài nguyên trên khắp thế giới và chúng ta cần phải thiết lập những qui tắc hoạt động phù hợp với quyền lợi của tất cả các nước.
    Trung Quốc cho biết họ đang t́m cách thông qua đối thoại để giải quyết những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau nhưng họ chống đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một sự can dự nhiều hơn của một liên minh các nước vùng Đông Nam Á."

  5. #105
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ nghiên cứu biện pháp trước các cuộc tấn công trên mạng của Trung Quốc



    Phân tích gia an ninh mạng làm việc tại trung tâm theo dơi và cảnh báo ở thành phố Idaho Falls, bang Idaho


    01.02.2013
    Chính phủ Hoa Kỳ đang xét đến những hành động quyết liệt hơn nhằm chống lại chiến dịch gián điệp trên mạng không mệt mỏi mà các tin tặc của Trung Quốc đang nhắm vào các công ty và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ.

    Trong lúc hai tờ báo The New York Times và Wall Street Journal hôm thứ Năm cho biết hệ thống máy tính của họ đă bị các tin tặc ngồi ở Trung Quốc xâm nhập, các chuyên viên an ninh mạng của Mỹ đang nhắm đến các biện pháp trừng phạt bằng ngoại giao và thương mại.

    Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng gián điệp trên mạng của Trung Quốc nhắm vào tất cả mọi ngành kinh tế của Hoa Kỳ, và chuyện này vẫn tiến hành mặc dù đă có các cuộc họp cấp cao giữa các giới chức Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta.

    Lần nào Trung Quốc cũng bảo họ không có một nỗ lực gián điệp nào.

    Cách nay ba năm công ty truy tầm dữ liệu Google cho biết họ đă lần ra manh mối cho thấy có nhiều vụ tấn công xuất phát từ Trung Quốc, định đánh cắp các bí mật thương mại của công ty, và theo dơi các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc có tài khoản Gmail của Google.

    Có đến 20 công ty Mỹ khác cũng bị các tin tặc Trung Quốc nhắm đến.

    Nguồn: AP, South China Morning Post

  6. #106
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ông John Kerry tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ
    Bà Clinton sẽ thôi chức Ngoại trưởng Mỹ hôm nay




    Ông Kerry tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao


    01.02.2013
    Buổi lễ tuyên thệ của ông Kerry hôm thứ Sáu diễn ra trong ṿng riêng tư dưới sự chủ tŕ của Thẩm phán Tối cao Elena Kagan.

    Ông Kerry thay bà Hillary Clinton, chấm dứt vị trí sau 4 năm, du hành 112 quốc gia.

    Tại trụ sở Bộ Ngoại giao hôm thứ Sáu, bà Clinton đă được các nhân viên vỗ tay nồng nhiết. Bà nói với họ:

    “Chỉ cần đứng đây nh́n các bạn, những người mà tôi có hân hạnh phục vụ, lănh đạo và cộng tác trong bốn năm qua, cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.”

    Bà nói rằng bà rất tự hào v́ đă nâng ngành ngoại giao và ngành phát triển quốc tế lên tầm cao để có thể đáp ứng các thách thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt:

    “Tôi biết rằng thế giới mà chúng ta cố gắng giúp tiến vào thế kỷ 21 sẽ gặp những ngày khó khăn. Nhưng hôm nay tôi lạc quan hơn so với cái ngày tôi đứng đây cách nay 4 năm, bởi v́ ngày này qua ngày khác, tôi đă chứng kiến nhiều đóng góp của các nhà ngoại giao và các chuyên viên phát triển của chúng ta.”

    Bà nói rằng khi ông Kerry chính thức đến bộ ngoại giao nhận việc vào thứ Hai, bà hy vọng các nhân viên sẽ dành cho ông sự tận tụy họ đă dành cho bà trong 4 năm qua.

    Ông Kerry là ngoại trưởng thứ 68 của nước Mỹ, tính từ khi Tổng thống George Washington chỉ định ông Thomas Jefferson làm ngoại trưởng đầu tiên vào năm 1789.


    ----------------------------------

    Bà Clinton sẽ thôi chức Ngoại trưởng Mỹ hôm nay



    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton.


    01.02.2013
    Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thôi giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Thượng nghị sĩ John Kerry sẽ tuyên thệ nhậm chức để thay thế bà.

    Bà Clinton dự định sẽ có bài phát biểu trước toàn thể nhân viên Bộ Ngoại giao vào buổi chiều trước khi rời nhiệm sở.

    Trong một buổi lễ riêng tư, ông Kerry sẽ tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng thứ hai của chính quyền tổng thống Obama.

    Tại phiên điều trần chuẩn thuận chức vụ này, Thượng nghị sĩ bang Massachusetts sắp rời chức nói với đồng nghiệp ông tin rằng bà Clinton đă đặt ra một tiêu chuẩn cao cho “những nỗ lực không mệt mỏi” của bà.

    Về phần ḿnh, bà Clinton nói bà mong đợi bước sang chương tiếp theo trong cuộc đời.

    Mặc dù bà không xác nhận ư định sẽ ra tranh cử tổng thống, có nhiều suy đoán cho rằng bà sẽ lại là ứng cử viên tổng thống vào năm 2016, giống như lần trước hồi năm 2008. Khi đó bà để vuột mất sự đề cử của đảng Dân chủ vào tay ông Barack Obama.

    Ông Kerry sẽ là Ngoại trưởng thứ 68 của Mỹ kể từ khi Tổng thống đầu tiên George Washington bổ nhiệm Thomas Jefferson vào vị trí này vào năm 1789. Ông Jefferson nhậm chức tổng thống 8 năm sau đó.

    Ông Kerry sẽ chính thức bắt đầu làm việc vào thứ Hai tuần sau.

  7. #107
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bộ trưởng quốc pḥng Chuck Hagel và chế độ quân dịch
    (Trần B́nh Nam)




    “…Chế độ một quân đội hoàn toàn tự nguyện như hiện nay của Hoa Kỳ có dấu hiệu bất ổn. Nhiều đơn vị quân đội vừa hoàn tất một ṿng chiến đấu trở về chưa kịp hưởng những ngày đoàn tụ bên cạnh vợ con đă được điều động trở lại chiến trường…”





    Ngày 31/1/2013 Ủy ban Quân vụ Thượng Viện đă chất vấn cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel trước khi bỏ phiếu đề nghị Thượng Viện phê chuẩn (hay không phê chuẩn) ông Chuck Hagel vào chức vụ Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ theo sự bổ nhiệm của tổng thống Obama .

    Cuộc chất vấn gay gắt v́ những tiếng nói mạnh mẽ phản đối sự bổ nhiệm đều do các Thượng nghị sĩ Cộng Ḥa cùng đảng với ông Chuck Hagel. Hai Thượng nghị sĩ John McCain (Cộng Ḥa – Arizona) và Lindsey Graham (Cộng Ḥa – South Carolina) chọc mũi dùi vào lập trường của ông Chuck Hagel đối với cuộc chiến tại Iraq, đối với Iran và nhất là đối với ảnh hưởng của Do thái đối với quốc hội và chính trường Mỹ. Các vị Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Ḥa thừa biết rằng đảng Dân Chủ đang nắm đa số tại Thượng Viện nên trước sau Thượng Viện cũng phê chuẩn sự bổ nhiệm ông Chuck Hagel bởi tổng thống Obama . Nhưng đảng Cộng Ḥa chất vấn ông Chuck Hagel với mục đích chận trước khuynh hướng “không giống chính sách của đảng Cộng Ḥa” của ông Chuck Hagel. Dùng một kỹ thuật “thiếu quân tử”, Thượng nghị sĩ John McCain yêu cầu ông Chuck Hagel trả lời bằng “Đúng” hay “Sai” nếu nh́n lại biểu quyết chống “đưa thêm quân sang Iraq”(gọi là “surge”) của Thượng nghị sĩ Hagel năm 2007 khi quân đội Hoa Kỳ đang gặp khó khăn tại đó. Quyết định đưa thêm quân này do Thượng nghị sĩ John McCain đề nghị và đă cứu văn được sự thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq để sau đó có thể an toàn rút quân như Hoa Kỳ đă thực hiện cuối năm 2011. Thượng nghị sĩ John McCain nhiều lần ngắt lời không cho Thượng nghị sĩ Chuck Hagel trả lời bằng cách giải thích, v́ nếu được giải thích ắt ông Chuck Hagel sẽ trả lời rằng biểu quyết “chống” của ông “không đúng mà cũng chẳng sai” v́ thực tế cho thấy Hoa Kỳ đă thất bại đối với toàn bộ cuộc chiến tại Iraq, một cuộc chiến đắt giá về tiền bạc và nhân mạng mà Thượng nghị sĩ John McCain đă hết ḿnh cổ vơ.

    Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cái loa của Do Thái tại Thượng Viện đă đi xa hơn. Sau cuộc điều trần, trong khi ủy ban Quân vụ Thượng Viện đang cứu xét ông lớn tiếng đề nghị tổng thống Obama rút lại sự bổ nhiệm ông Chuck Hagel. Lời kêu gọi này hàm ư hăm dọa nếu tổng thống không rút, ông có thể dùng thủ tục “filibuster” để ngăn cản sự biểu quyết của khoáng đại Thượng Viện. Toàn là những cú đánh độc để làm giảm uy tín của ông Chuck Hagel.

    Nhưng hăy đi vào chuyện thực tế. Sau khi ngồi yên ở ghế Bộ trưởng quốc pḥng ông Chuck Hagel cần làm những ǵ ? Ông Harlan Ullman, Chủ tịch Kilowen Group, một tổ chức chuyên nghiên cứu các kế hoạch cố vấn cho các chính phủ trên thế giới, các nhà kinh doanh và là Group cố vấn chính yếu của Atlantic Council tại Washington D.C. trong một bài xă luận ngày 6/2 nhan đề “The Trials of Chuck Hagel” chủ trương rằng:

    Trong 3 mục tiêu trong chương tŕnh làm việc của ông Chuck Hagel gởi đến Ủy ban Quân vụ Thượng Viên trước cuộc điều trần là:

    (1) Giữ cho Afghanistan ổn định sau khi Hoa Kỳ rút quân vào giữa năm 2014

    (2) Duy tŕ khả năng kỹ thuật vũ khí của quân đội Hoa Kỳ và

    (3) Ổn định an sinh của binh sĩ,

    Ông Ullman đề nghị ổn định an sinh và cải thiện điều kiện sinh hoạt và chiến đấu của binh sĩ cần được đưa lên hàng đầu. Qua 12 năm chiến tranh tinh thần binh sĩ đă mỏi mệt cần được chăm sóc hơn. Ông nhận xét rằng hiện nay trong cơ cấu nhân sự tại Bộ quốc pḥng không có ai ở cấp thứ trưởng lo cho an sinh của binh sĩ.

    Ngoài ra ông Ullman đề nghị ông Chuck Hagel hăy cùng tổng thống Obama xét lại chính sách “chuyển hướng sang châu Á”. Ông cho rằng sự chuyển hướng quá sớm làm cho đồng minh của Hoa Kỳ từ ven Đại Tây Dương lên đến eo biển Bering và bên Âu châu lo lắng một cách không cần thiết.

    Sau cùng ông Ullman cho rằng dù vấn đề ngân sách và giảm thâm thủng được quốc hội và ṭa Bạch Ốc giải quyết như thế nào, ngân sách quốc pḥng cũng sẽ bị cắt giảm và ông tân bộ trưởng cần có kế họach thích ứng cho một quân đội “nhà nghèo”. Ông Ullman nhận xét rằng Bộ quốc pḥng Hoa Kỳ có nhiều chuyên viên “tiêu tiền” nhưng không có chuyên viên “tiết kiệm tiền”.

    Về chương tŕnh duy tŕ khả năng vũ khí ông Ullman đồng ư với Ông Chuck Hagel, nhưng ông nhấn mạnh rằng Bộ quốc pḥng cần hướng vào sự phát huy trí tuệ về chiến lược toàn cầu cũng như chiến thuật để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của t́nh thế trong tương lai.

    Ông Ullman trưng dẫn hai tác phẩm: (1) cuốn “Dereliction of Duty” của H.R. McMaster và (2) cuốn “Bureaucracy Does its Thing” của cựu đại sứ Robert Komer viết về nguyên nhân thất bại tại Việt Nam của Hoa Kỳ là do (1) sự chểnh mảng trong nhiệm vụ và (2) nạn nhân của bộ máy thư lại để cảnh giác hai ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel là hai người từng tham chiến tại Việt Nam về sự nguy hiểm của thư lại và sự coi thường nhiệm vụ công.

    Tuy nhiên có một thiếu sót trong cuộc điều trần ngày 31/1 và trong các đề nghị của ông Harlan Ullman là chính sách “quân dịch” không ai đề cập đến. Và đó mới là mấu chốt của vấn đề nhân sự quốc pḥng và sức mạnh tiềm tàng của một quốc gia. Link: (http://www.tranbinhnam.com/binhluan/...Quan_Dich.html)

    Năm 2006 lúc chiến tranh Iraq đang ở cao điểm Dân Biểu Charles Rangel (Dân Chủ - New York, 1971 - 2010) đưa ra đề nghị tái lập chế độ quân dịch và quốc hội cũng như báo chí đă đáp ứng một cách lạnh nhạt. Nhưng đó là đề nghị hữu lư nhất để giải quyết vấn đề nhân sự và nâng cao tinh thần quân đội.

    Hoa Kỳ từng ban hành chế độ quân dịch trong thời gian có cuộc nội chiến (1861-1865), và trong hai cuộc Thế chiến (Thế chiến I: 1914-1918, Thế chiến II: 1941-1945). Chế độ này được tái thiết lập năm 1948 khi cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu và chấm dứt năm 1973 khi Hoa Kỳ kư hiệp định Paris và rút quân ra khỏi Việt Nam.

    Trong 40 năm qua quân đội Hoa Kỳ gồm toàn quân nhân t́nh nguyện. Thanh niên Hoa Kỳ chưa biết thế nào là quân dịch. Ngay cả các chính trị gia cũng vậy, ngoài những vị cao niên trưởng thành trong thời kỳ luật đó c̣n hiệu lực của những năm 1948 đến năm 1973.

    Trong số người t́nh nguyện ngoài thành phần sĩ quan thuộc con cái gia đ́nh có truyền thống lănh đạo quân đội hay các thanh niên ưu tú chọn binh nghiệp để lập sự nghiệp, phần c̣n lại t́nh nguyện nhập ngũ đa số v́ nghèo (một tỉ số rất nhỏ t́nh nguyện nhập ngũ để phục vụ quốc gia như được ghi nhận sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001).

    Chế độ quân đội chỉ gồm người tự nguyện sẽ rất b́nh thường trong thời b́nh, nhưng khi có chiến tranh (như Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay và c̣n tiếp diễn) có sự chết chóc th́ chế độ tự nguyện vừa hạn chế nhân lực quốc pḥng vừa bày ra một sự bất công. Con nhà nghèo chết ngoài chiến trường, trong khi con nhà giàu yên ổn trên ghế đại học.

    Chế độ một quân đội hoàn toàn tự nguyện như hiện nay của Hoa Kỳ có dấu hiệu bất ổn. Qua sự điều quân chiến đấu tại Iraq và Afghanistan người ta thấy nhiều đơn vị quân đội vừa hoàn tất một ṿng chiến đấu trở về chưa kịp hưởng những ngày đoàn tụ bên cạnh vợ con đă được điều động trở lại chiến trường. Là quân đội tự nguyện họ không có quyền than văn, đành khăn gói từ biệt vợ con lên đường. Các sĩ quan chỉ huy của họ cũng vậy. Là quân nhân, tuân hành lệnh cấp trên họ cũng phải vui vẻ lên đường để làm gương cho quân nhân dưới quyền. Nhưng gia đ́nh họ cảm thấy có một cái ǵ không ổn. Có chiến tranh có nghĩa là lúc tổ quốc lâm nguy, và trách nhiệm là của mọi người dân đâu phải chỉ riêng cho những ai tự nguyện.

    Đó là chưa nói đến các quân nhân trừ bị. Họ được gọi nhập ngũ như giao kèo đă kư với chính phủ, nhưng họ đều có một đời sống dân sự cần ổn định.Thế nhưng vừa từ chiến trường về đang lo sắp xếp trở lại đời sống dân sự th́ lại có lệnh gọi. Họ phải lên đường, dù vợ con nheo nhóc và đời sống gia đ́nh bị xáo trộn. Toàn bộ bức tranh là một cái ǵ thiếu công b́nh cho những người lính tự nguyện và những quân nhân trong đội ngũ trừ bị.

    Hiện nay cuộc chiến Iraq đă kết thúc, cuộc chiến Afghanistan sắp tàn, nhưng t́nh h́nh trên thế giới (Á châu Thái B́nh Dương, Bắc Phi, Trung Đông) đều báo hiệu những bất ổn tiềm tàng và quân đội Hoa Kỳ cần sẵn sàng ở tư thế mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia và duy tŕ tư thế lănh đạo thế giới hơn bao giờ hết.

    Trên tất cả các chương tŕnh của ông Chuck Hagel, việc tái thiết lập chế độ quân dịch phải là cái xương sống của chính sách quốc pḥng của Hoa Kỳ.

    6/2/2013
    Trần B́nh Nam

  8. #108
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng thống Obama: 34.000 binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sẽ về nước


    Kent Klein

    13.02.2013
    T̉A BẠCH ỐC — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố một nửa lực lượng Mỹ c̣n đang ở Afghanistan sẽ rời khỏi nước này vào thời điểm này sang năm. Tổng thống loan báo như thế trong bài diễn văn thường niên về t́nh trạng liên bang, tập trung chủ yếu vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Từ Ṭa Bạch Ốc, thông tín viên VOA Kent Klein ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

    Tổng thống Obama nói 34.000 binh sĩ sẽ từ Afghanistan trở về nước trong ṿng 1 năm nữa. Sự kiện này sẽ đưa Hoa Kỳ theo đúng nhịp độ đă định là triệt thoái toàn bộ lực lượng tác chiến vào cuối năm 2014.

    Ông Obama nói: “Việc rút quân sẽ tiếp tục. Và đến cuối năm tới th́ cuộc chiến của chúng ta ở Afghanistan sẽ kết thúc.”

    Việc rút quân sẽ tiếp tục. Và đến cuối năm tới th́ cuộc chiến của chúng ta ở Afghanistan sẽ kết thúc.
    Tổng thống kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục huấn luyện cho lực lượng Afghanistan, và tiếp tục các nỗ lực chống khủng bố trên toàn thế giới, kể cả một khung sườn pháp lư để chỉ đạo cho các hoạt động đó.

    Trong bài diễn văn thường niên lần thứ năm trước Quốc Hội, và là bài diễn văn đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thốg Obama đă tŕnh bày nghị tŕnh làm việc cho năm tới.

    Sau bài diễn văn nhậm chức tháng trước nhấn mạnh vào các vấn đề xă hội, tổng thống đă dùng bài diễn văn về t́nh trạng liên bang để tập trung trở lại vào kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ.

    Tổng thống Obama hô hào cả hai đảng ở Quốc Hội ủng hộ các đề nghị của ông để giúp cho giới trung lưu, tạo công ăn việc làm và giảm mức thâm hụt ngân sách.

    Lưỡng viện Quốc hội chào đón Tổng thống Obama đến đọc thông điệp liên bang, ngày 12/2/2013.Lưỡng viện Quốc hội chào đón Tổng thống Obama đến đọc thông điệp liên bang, ngày 12/2/2013.
    ​​Tổng thống Obama nói: “Không có điều ǵ tôi đề nghị đêm nay sẽ tăng mức thâm hụt thêm một xu nào. Điều chúng ta cần không phải là một chính phủ lớn hơn, mà là một chính phủ khôn ngoan hơn biết đề ra các ưu tiên và đầu tư vào tăng trưởng có căn bản rộng lớn.”

    Trong lời đáp đại diện cho đảng Cộng Hoà, thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida, người đă được đề cập đến như một ứng cử viên tổng thống vào năm 2016, nói rằng kế hoạch kinh tế của ông Obama lệ thuộc quá nặng nề vào mức chi của chính phủ.

    Ông Rubio nói: “Và do đó, như quư vị đă nghe tối nay, giải pháp của ông ấy cho gần như mọi vấn đề mà chúng ta phải đối phó là để cho Washington đánh thuế nhiều hơn, vay mượn nhiều hơn, và chi tiêu nhiều hơn.”

    Những người được hỏi ư kiến trong một cuộc thăm ḍ công luận mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew liệt kê kinh tế, công ăn việc làm, và thâm hụt ngân sách là những mối quan tâm hàng đầu của họ.

    Về chính sách đối ngoại, tổng thống đă đưa ra lời cảnh báo Bắc Triều Tiên, nước vừa thực hiện cuộc thử nghiệm hạt nhân hồi sớm hôm qua.

    Tổng thống Obama nói: “Những hành động khiêu khích như chúng ta thấy đêm qua sẽ chỉ làm họ cô lập thêm, trong khi chúng ta sát vai cùng các đồng minh, tăng cường hệ thống pḥng thủ phi đạn của chính chúng ta, và dẫn đầu thế giới trong việc tiến hành biện pháp nghiêm khắc để đáp lại những mối đe dọa này.”

    Ông Obama cũng nói Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ làm những ǵ cần thiết để ngăn chặn Iran thủ đắc một vũ khí hạt nhân.

    Về vấn đề Syria, tổng thống cam kết sẽ tiếp tục tăng áp lực với chính phủ ở đó, nhưng ông không hứa dùng sức mạnh quân sự.

    Ông cũng thông báo sẽ đi thăm Trung Đông vào tháng 3, và hứa tiếp tục hỗ trợ cho an ninh và ḥa b́nh của Israel trong khu vực.

    Hăy chuyển cho tôi một dự luật cải cách di trú toàn diện trong mấy tháng sắp tới, và tôi sẽ kư ngay lập tức.
    Về một vấn đề nội địa chủ yếu, ông Obama yêu cầu các nhà lập pháp đẩy mạnh việc thông qua luật lệ để cập nhật chính sách di trú của Hoa Kỳ.

    Tổng thống Obama nói: “Trong khi chúng ta nói chuyện, các nhóm lưỡng đảng ở cả hai viện đang cật lực làm việc để thảo ra một dự luật, và tôi ca ngợi các nỗ lực của họ. Ta hăy hoàn thành việc này. Hăy chuyển cho tôi một dự luật cải cách di trú toàn diện trong mấy tháng sắp tới, và tôi sẽ kư ngay lập tức, và nước Mỹ sẽ tốt đẹp hơn nhờ bộ luật này. Ta hăy hoàn thành công tác.”

    Trong diễn văn đáp từ, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng ḥa, nói rằng kế hoạch kinh tế của Tổng thống Obama lệ thuộc quá nặng nề vào mức chi của chính phủ.Trong diễn văn đáp từ, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng ḥa, nói rằng kế hoạch kinh tế của Tổng thống Obama lệ thuộc quá nặng nề vào mức chi của chính phủ.


    ​​Thượng nghị sĩ Rubio đồng ư về sự cần thiết phải cải cách di trú, nhưng ông kêu gọi phải thực thi các luật hiện hữu một cách nghiêm khắc hơn.

    Ông Rubio nhận nói như sau: “Chúng ta cần một giải pháp lâu bền, có trách nhiệm cho vấn đề của những người ở đây một cách bất hợp pháp. Nhưng trước hết, chúng ta phải thực hiện các lời hứa đă không chu toàn được trước đây, là bảo vệ biên giới của chúng ta và thực thi luật pháp của chúng ta.”

    Tổng thống cũng kêu gọi thông qua các kế hoạch kiểm soát súng ống của ông. Ông nói hơn 1.000 người đă thiệt mạng v́ súng ống ở nước Mỹ kể từ khi xảy ra vụ sát hại 20 trẻ em và 6 người lớn tại một trường học ở Connecticut hồi tháng 12.

    Ông nói về một nạn nhân, một thiếu nữ 15 tuổi ở Chicago tên là Hadiya Pendleton, đă bị bắn chết ít ngày sau khi tham gia diễu hành trong lễ nhậm chức của ông.

    Tổng thống Obama nói: “Mới ba tuần trước, em ấy c̣n ở đây, tại thủ đô Washington này, cùng với các bạn trong lớp, biểu diễn cho cả nước xem tại lễ nhậm chức của tôi. Và một tuần lễ sau, em đă bị bắn chết tại một công viên ở Chicago sau giờ học, chỉ cách nhà tôi có 1 dặm.”

    Cha mẹ em Hadiya ở trong số các gia đ́nh nạn nhân bị bắn tham dự cuộc phát biểu của tổng thống.

    Tổng thống Obama sẽ thực hiện các chuyến đi khác nhau đến North Carolina, Georgia và Illinois trong tuần này để mưu t́m hậu thuẫn cho nghị tŕnh của ông.

    Chiếu theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, Tổng Thống có trách nhiệm cung cấp cho quốc hội các thông tin về t́nh trạng liên bang, và đề nghị quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng Thống xét thấy cần thiết và có lợi.

  9. #109
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ công bố chiến lược mới chống đánh cắp bí mật thương mại


    Dan Robinsion
    voa
    T̉A BẠCH ỐC —

    Các phát hiện chính trong phúc tŕnh của công ty an ninh mạng Mandiant:

    •Liên kết nhóm tin tặc APT1 với đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

    •Nói rằng nhóm này là thủ phạm đánh cắp dữ liệu của ít nhất 141 tổ chức toàn cầu kể từ năm 2006.

    •Truy nguyên hàng chục vụ tấn công tin tặc phát xuất từ một khu phố gần ṭa nhà của PLA ở Thượng Hải.

    •Nói rằng các thủ phạm tấn công thường dùng điện thư chứa các tài liệu xấu đính kèm để thâm nhập các mạng lưới.

    ​​Chính quyền Obama công bố một sách lược mới để giúp bảo vệ các công ty khỏi bị gián điệp kinh tế và đánh cắp bí mật thương mại, một vấn đề có liên hệ đến các quan ngại ngày càng tăng về gián điệp mạng. Từ Ṭa Bạch Ốc, thông tín viên VOA Dan Robinson ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

    Đánh cắp bí mật thương mại và các cuộc tấn công mạng nhắm mục tiêu vào các khu vực công nghiệp và kỹ thuật của Hoa Kỳ có tương quan mật thiết với nhau. Tổng thống Obama nói những vấn đề này đe dọa đến nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

    Người ta ước tính các công ty Hoa Kỳ đă bị mất ít nhất 300 tỷ đôla hồi năm ngoái theo một bản phúc tŕnh của quốc hội mới đây.

    Bí mật thương mại bị mất cắp có thể buộc các công ty phải sa thải nhân viên, đóng cửa nhà máy, mất doanh thu và lợi nhuận, mất đi tính cạnh tranh và lợi thế, hoặc thậm chí phải ngưng hoạt động.

    Các cuộc họp cấp cao tại Ṭa Bạch Ốc và tại các cơ quan khác của chính phủ đă đưa tới thông cáo ngày hôm qua của Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và các giới chức khác về một t́nh trạng gián điệp kinh tế đang leo thang đáng kể.

    Ông Holder cho biết các rủi ro chưa bao giờ cao hơn.

    Ông Holder nói: “Trong một số công nghiệp, chỉ một bí mật thuơng mại có thể trị giá hàng triệu - thậm chí hàng tỷ - đôla. Bí mật thương mại bị mất cắp có thể buộc các công ty phải sa thải nhân viên, đóng cửa các nhà máy, mất doanh thu và lợi nhuận, mất đi tính cạnh tranh và lợi thế, hoặc thậm chí phải ngưng hoạt động. Và loại tội phạm có thể có những tác động đáng kể không chỉ đối với phúc lợi kinh tế của một quốc gia, mà cả đối với nền an ninh quốc gia nữa.”

    Ông Holder nói các tác động về an ninh quốc gia bao gồm các quốc gia thù nghịch thủ đắc các dữ liệu có thể gây nguy cơ cho sinh mạng của người Mỹ, phơi bầy các khu vực năng lượng, tài chính và các khu vực nhậy cảm khác, và khiến cơ sở hạ tầng có thể bị tấn công.

    Bản đồ trụ sở của đơn vị tin tặc 'APT1' tại Thượng Hải, Trung Quốc.Bản đồ trụ sở của đơn vị tin tặc 'APT1' tại Thượng Hải, Trung Quốc.
    ​​Sách lược mới nhắm mục đích làm gia tăng sự giao tiếp và phối hợp của Hoa Kỳ với các nước nơi các vụ đánh cắp bí mật thương mại ở mức độ cao; tăng cường việc chia sẻ thông tin với các công ty tư nhân; và tăng cường việc thực thi công lực và các nỗ lực t́nh báo.

    Luật lệ trong nước sẽ được duyệt lại để cải thiện việc thực thi, và một chiến dịch cảnh tỉnh công chúng sẽ được tăng cường về tác động của việc bị mất cắp bí mật thương mại.

    Bà Victoria Espinel là Phối hợp viên về Thục thi Tài sản Trí thức tại Ṭa Bạch Ốc.

    Bà Espinel nói: “Vị thế của chúng ta trong tư cách là người lănh đạo canh tân toàn cầu bị phương hại bởi các nước không chịu thực thi pháp trị hay các hiệp định quốc tế hay áp dụng các chính sách gây bất lợi cho các công ty Mỹ và công nhân Mỹ, kể cả việc khuyến khích hay dung chấp chuyện đánh cắp các bí mật thương mại của Hoa Kỳ.”

    Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề kinh tế Robert Hormats đề cập đến một số chính phủ và kinh tế “lợi dụng hệ thống” và theo đuổi các chính sách “hoàn toàn bất hợp pháp” để chiếm lợi thế cạnh tranh.

    Ông nói bảo vệ tác quyền trí thức và bí mật thương mại vẫn là “một vấn đề nghiêm trọng và đáng nại cao độ,” một vấn đề thường xuyên được nêu ra ở cấp cao với Trung Quốc.

    Ông Hormats nói: “Thông điệp của chúng ta thực sự rất rơ ràng. Việc bảo vệ tác quyền trí thức và bí mật thương mại là điều cấp thiết cho tất cả những người sở hữu tác quyền, cho dù là họ ở Hoa Kỳ hay cho dù là họ tán thành các công ty Trung Quốc hay các công ty khác trên toàn thế giới.”

    Trưởng toán an ninh của Mandiant Richard Bejtlich nói "Mục tiêu của họ là đánh cắp".Trưởng toán an ninh của Mandiant Richard Bejtlich nói "Mục tiêu của họ là đánh cắp".
    ​​Năm 2012, Tổng thống Obama loan báo việc thành lập một cơ quan thực thi công lực mới để chống lại các chính sách thương mại bất lợi, kể cả những vi phạm tác quyền trí thức và trợ giá cho các công nghiệp được ưu đăi.

    Phát ngôn viên Ṭa Bạch Ốc Jay Carney tuyên bố Tổng thống Obama rất quan ngại về tất cả những mối đe dọa cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

    Ông Carney nói: “Đó là một điều mà tổng thống rất quan tâm. Đó là lư do tổng thống đă hối thúc Quốc hội phải hành động thích đáng về luật lệ an ninh mạng và lư do một lần nữa hôm nay chúng tôi kêu gọi Quốc hội hành động.”

    Ông Carney nói một sắc lệnh mà Tổng thống Obama đă kư để tăng cường pḥng thủ trong các công nghiệp quan trọng của Mỹ chống lại tội phạm mạng cần phải được theo sau bởi luật lệ mới của quốc hội.

    Những hiểm họa an ninh mạng đă trở lại tin tức hàng đầu trên báo chí sau khi một tập đoàn an ninh mạng Mandiant có trụ sở ở tiểu bang Virginia công bố một phúc tŕnh liên kết các vụ tấn công với một đơn vị quân đội Trung Quốc.

    Trung Quốc bác bỏ những lời cáo buộc về mọi can dự ở cấp cao.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •