Page 10 of 11 FirstFirst ... 67891011 LastLast
Results 91 to 100 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #91
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hiệp Chúng Quốc

    - Nguyễn đạt Thịnh



    Ba chữ Hiệp Chúng Quốc chỉ định nước Mỹ, không dịch từ cái danh xưng United States of America (Liên Bang Hoa Kỳ), nhưng lại là những chữ mô tả rất đúng t́nh trạng trên 300 triệu người thuộc hàng trăm chủng tộc, yên hàn chung sống bên nhau.

    Người Mỹ gốc Ấn, ngồi ăn nhà hàng bên cạnh người Mỹ gốc Pakistan, mặc dù 2 nước Ấn và Pakistan đă hai lần đánh nhau, và vẫn c̣n đang hiềm khích suốt nhiều năm dài từ 1947 tới nay; người Mỹ gốc Hoa mua nhà ở ngay bên cạnh người Mỹ gốc Việt, mà không xí xô xí xào, xô rào lấn đất hàng xóm, như họ đang chiếm Nam Quan, lấn Biển Đông, người Mỹ trắng làm việc dưới quyền người Mỹ đen, mặc dù truyền thống kỳ thị coi rẻ người Mỹ đen, vốn là nô lệ của ông nội, ông cố họ.



    Tất cả sống trên cùng một lănh thổ, tôn trọng cùng một hiến pháp, chấp nhận cùng một nền văn hóa trong cuộc sống trật tự, thượng tôn pháp luật tiếp nối từ ngày này sang tháng khác, năm khác, rồi thế kỷ khác.

    Không người Mỹ thuộc bất cứ gốc nào kinh ngạc trước cuộc sống chung rất rộng lớn, nhưng cũng rất ḥa b́nh, trật tự này; họ quá quen thuộc với an toàn, với sung túc, và với tiện nghi nên không thấy những đặc tính của cuộc sống Hoa Kỳ là đáng trân quư, và chỉ nhận ra điều này khi họ phải di chuyển đến sống ở một nước khác.

    Có thể người Nhật, người Pháp, hay người Anh, người Đức cũng sống trong sung túc, an toàn, và tiện nghi, nhưng những dân tộc này sống thuần giống hơn, cuộc sống không chuyên chở nhiều khác biệt chủng tộc và tôn giáo -mầm móng của va chạm, xung đột.

    Hiện nay trên khắp thế giới chỉ những quốc gia Ả Rập mới có cuộc sống chung giữa những sắc tộc khác nhau, tôn thờ những tín ngưỡng khác nhau như tại Hoa Kỳ, nhưng những quốc gia này đă và đang lầm than, khốn khổ v́ khác biệt.

    Chiều thứ Tư 12 tháng Chạp 2012, một chiếc khu trục cơ của chính phủ Syria, bay ngang thành phố Marea và ném xuống một quả bom bi (cluster bombs), loại bom nổ trên không trung, để bắn tung ra thành nhiều quả lựu đạn, rơi xuống đất trên một diện tích lớn, những quả lựu đạn này lại nổ thêm một lần nữa. Bom bi không phá vỡ thành quách hay kiến trúc, mà chỉ nhắm giết người; bom cũng không chọn địch quân để giết, mà giết bất cứ ai rủi ro sống gần chỗ hàng trăm quả đạn phát nổ lần thứ nh́.

    Và trưa Chúa Nhật 23 tháng Chạp, một chiếc khu trục khác đánh bom vào một ḷ bánh ḿ tại thành phố Halfaya, miền trung Syria, trong lúc khoảng 200 người đang chờ mua bánh ḿ. Thành phố đă không có điện, lại thiếu tiếp tế bột ḿ nên bánh ḿ vô cùng khan hiếm; xếp hàng chờ mua được một ổ bánh ḿ có thể mất đến 3 tiếng đồng hồ, nên đoàn người, đứng hay ngồi, nối đuôi chờ mua bánh ḿ lúc nào cũng dài đến hai, ba trăm người.

    Hai quả bom thả xuống, hàng trăm xác người tung lên; dân địa phương ước lượng số nạn nhân chết v́ bom lên đến 90 người

    Tổng thống Bashar al-Assad ra lệnh thả bom, bắn hỏa tiễn vào Marea, vào Halfaya, và vào nhiều thành phố khác v́ ông biết bom do phi công người Alawite thả xuống, hỏa tiễn do pháo thủ người Alawite bắn đi, không giết người Alawite -đồng bào và đồng đạo của ông- mà chỉ giết người Sunni, thù nghịch với ông và với người Alawite.

    Cuộc chiến không chiến tuyến, bom thả giữa thành phố nhà cửa san sát, nhưng vẫn không giết lầm người, pháo bắn vào những thị trấn đông nghịt, nhưng chỉ sát hại kẻ chống đối, v́ thiểu số người Alawite không sống chung lẫn lộn giữa những sắc tộc, những tín đồ các tôn giáo khác.

    Ba sắc dân Alawite, Twelvers, và Ismailis thường được gọi chung là người Shia chỉ gồm có 13% tổng số dân Syria, tín đồ công giáo 10%, khoảng nửa triệu người Druze chiếm 3% dân số, c̣n lại là người Sunni, chiếm 74%.

    Người Sunni -sắc tộc đông nhất Syria- vốn nắm toàn quyền hành chánh, và giữ những chức vụ cao cấp trong quân đội cho đến khi xẩy ra cuộc đảo chánh năm 1970 của một tướng lănh không quân, ông Hafez al-Assad, thân phụ của đương kim tổng thống. Ông này tự xưng tổng thống Syria, một danh xưng từ trước đến nay chỉ dành cho người Sunni.

    Kư giả Robert D. Kaplan ví von việc ông Hafez al-Assad tự xưng tổng thống với việc một người Do Thái tự xưng là Nga Hoàng -việc mà không người Syria không người Nga nào chấp nhận và coi như một điều nghịch lư.

    Dân Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ hơn người Syria ở chỗ biết giải quyết những khác biệt bằng cách tôn trọng thể thức và kết quả bầu cử; sau cuộc bầu cử năm 2012, toàn thể 313 triệu người Mỹ đă chấp nhận -dù gần một nửa không đồng ư- việc ông Obama, vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ, tiếp tục sống trong Nhà Trắng thêm 4 năm nữa. Trong tổng số 126,830,393 cử tri tham dự bầu cử, chỉ có 64,430,488 người chọn Obama, trong lúc 60,221,746 cử tri chọn người khác -ông Mitt Romney.

    Trên 60 triệu người Mỹ không bầu ông Obama, nhưng cũng không vác biểu ngữ xuống đường biểu t́nh bảo vệ quan điểm chính trị của họ, họ phục tùng quan điểm của đa số; và trước hay sau cuộc bầu cử họ vẫn là người Mỹ, vẫn sẵn sàng nhập ngũ, cầm súng bảo vệ sự an toàn và danh dự của tổ quốc.

    Một chi tiết nữa: 38.9 triệu người Mỹ đen không chiếm đa số, như người Sunni chiếm đa số dân Syria, mà chỉ là 12.6% tổng số dân Mỹ, điều này chứng tỏ số cử tri bầu cho ông Obama đă không bầu ông v́ ông là người Mỹ đen.

    Những người không phải người Mỹ đen vẫn bầu cho Obama, và ngay cả những người không bầu cho ông, vẫn tôn trọng quyền lực tổng thống mà đa số cử tri đặt vào tay ông. Không ai cầm súng nổi loạn cả; đặc tính "Hợp Chúng" của Hoa Kỳ quả là tuyệt vời.

    Ngoài Syria, Iraq là quốc gia Ả Rập thứ nh́ đă và đang khốn khổ v́ không học được kinh nghiệm "hợp chủng" của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

    Với dân số 31,234,000 người, dân Iraq chia thành 70% người Ả Rập, 20% người Kurks, 7% người Turk, và 3% người Assyrians; người Ả Rập, số dân đông nhất sống tại Iraq lại chia đôi thành 2 khối: khối theo đạo Hồi, phái Shia, và khối theo đạo Hồi, phái Sunni.

    Tổng thống Saddam Hussein, thuộc đạo Sunni; chỉ riêng điều này đủ khiến ông coi những người Iraq không cùng chủng tộc Ả Rập, và không cùng tôn giáo Sunni là kẻ thù của ông, và của những người đồng chủng, đồng đạo với ông.

    Ngày 16 tháng Ba 1988, ông ra lệnh thả bom hóa học vào thành phố Halabja giết 5,000 người Kurds. Bị Hoa Kỳ tấn công, ông chống cự quyết liệt, nhưng thất trận, bị bắt, và bị xử giảo, ông bị treo cổ sáng sớm thứ Bẩy 30 tháng Chạp 2006.

    Hussein chết, nhưng cái chết của ông cũng không làm 2 phái Hồi Giáo Sunni và Shia xóa bỏ được hận thù: xe bom vẫn lao vào thánh đường, và mỗi đại hội tôn giáo đều được đánh dấu bằng nhiều xác chết.



    Người Mỹ gốc Ả Rập, gốc Phi Châu (Iraq, Syria hay Kenya), gốc Việt, gốc Nhật, hay bất cứ gốc nào cũng vẫn là người Mỹ, vẫn tận hưởng nhiều vận hội để tiến thân trong tinh thần Hợp Chúng; nhiều người chê trách sự tiến thân đó vẫn chưa tuyệt đối công bằng. Lời trách đó có thể đúng, sự công bằng nh́n từ góc cạnh này, hay góc cạnh khác vẫn chưa tuyệt đối.

    Tuy nhiên trong góc nh́n so sánh, th́ tương đối t́nh trạng b́nh đẳng, công bằng để tiến thân của công dân Hiệp Chúng Quốc vẫn công bằng nhất, b́nh đẳng nhất; nói cách khác xă hội Hoa Kỳ không tuyệt hảo, nhưng t́m một xă hội khác đẹp hơn, tốt hơn, yên hàn hơn, tự do hơn vẫn t́m không ra.

    Đó là lư do khiến Hiệp Chúng Quốc gồm 313 triệu công dân Hoa Kỳ gốc Nga, gốc Trung Quốc, gốc Miên, gốc Hmong, gốc Pháp, gốc Anh, và nhiều gốc khác, trong lúc sở Di Trú Hoa Kỳ vẫn luôn luôn có một waiting list dài dằng dặc, trong list có nhiều người chờ đă trên 10 năm.

    Nhiều người Mỹ gốc Việt đang bước vào chính trường Hoa Kỳ, ước ao sẽ có ngày họ t́m được bí quyết giúp chính phủ Mỹ không cần kiểm soát truyền thông, không cần bắt giam chống đối mà nội t́nh vẫn ổn định, chính phủ vẫn không bị đảo chánh, rồi đem bí quyết này về nước áp dụng để biến cuộc sống Việt Nam thành thiên đàng hạ giới, như cuộc sống tự do trong ấm no và hạnh phúc chúng ta đang hưởng tại Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.



    Nguyễn đạt Thịnh

  2. #92
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc hùng hổ, Hoa Kỳ "phát tài"
    Việt-Long-theo Jim Wolf- Reuters
    2013-01-04

    Trọng tâm của sách lược “chuyển trục chiến lược” sang châu Á của Washington là kế hoạch củng cố sức mạnh quân sự cho các đồng minh hiệp ước cũng như đối tác an ninh trong khu vực châu Á Thái B́nh Dương, ở những điểm nóng bỏng v́ những cuộc tranh chấp lănh thổ, lănh hải với Trung Quốc và chương tŕnh hỏa tiễn, vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.


    Chiến đấu cơ tàng h́nh đa năng F-35 Lightning II có thể đáp thẳng như trực thăng
    "Chuyển trục chiến lược": tăng cường cho đồng minh

    Phi cơ chiến đấu đa năng và hệ thống chống hỏa tiễn là hai trong số những vũ khi đắt giá nhất mà các nước láng giềng của Trung Quốc và Bắc Hàn đua nhau mua của Hoa Kỳ, giúp kỹ nghệ vũ khí Mỹ tăng trưởng nhảy vọt trong bối cảnh hai xứ Cộng Sản này ráo riết tăng cường vơ trang.

    Hiệp hội công nghiệp không gian Hoa Kỳ, viết tắt là AIA, nhận định rằng chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ đem lại thêm nhiều cơ hội bán vũ khí cho các đồng minh của Mỹ.

    Nhu cầu những lô vũ khí đắt tiền sẽ c̣n rất cao trong ít nhất dăm bảy năm nữa. Bản dự báo cuối năm 2012 của AIA xác định như trên. Thành viên AIA bao gồm những đại công ty hàng đầu cung cấp vũ khí cho Ngũ Giác Đài như Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, Raytheon.


    Phi cơ gián điệp tự hành RG-4A - armybase.us photo

    Bản dự báo cho rằng mối sợ hăi trước đà tăng chi phí quốc pḥng của Trung Quốc sẽ dẫn đến những thương vụ vũ khí của AIA tăng mạnh, vượt qua và bù đắp hơn cả mức trầm lắng trong thị trường vũ khí châu Âu.

    Những số liệu thương mại của năm 2013 không được đề cập trong bản dự báo, nhưng Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc pḥng của Ngũ Giác Đài, đáp ứng thỉnh cầu của Reuters, cho biết hợp đồng vũ khí với các quốc gia trong khu vực lănh thổ phụ trách của Bộ Tư Lệnh quân sự Thái B́nh Dương đă lên tới 13,7 tỉ đô la trong tài khóa 2012, tăng 5,4% so với năm trước. Hợp đồng bao gồm những đơn đặt hàng sẽ được giao.

    Năm ngoái Ngũ Giác Đài có gửi đến quốc hội 65 thông báo, đề nghị những thương vụ vũ khí bán ra nước ngoài trị giá 66,3 tỉ đô la. Thêm nữa, Văn pḥng Điều ḥa Thương vụ Trực tiếp của bộ ngoại giao nhận được hơn 85 ngàn đơn xin cấp phép trong năm 2012, tạo kỷ lục mới.

    Tổng quát, Hoa Kỳ kư những hợp đồng giao vũ khí trị giá 66,3 tỉ đô la trong năm 2011, chiếm gần 78% hợp đồng trên toàn thế giới. Số tăng nhờ vào kỷ lục 33,4 tỉ vũ khí bán cho Á Rập Xê-Út, trong khi Ấn Độ đứng hạng nh́ với gần 7 tỉ đô la .

    Công ty Tư vấn về buôn bán vũ khí BowerGroupAsia, có 10 văn pḥng ở châu Á, dự đoán ngân sách quốc pḥng của Đông Nam Á sẽ gia tăng đều đặn để thành rào chắn ngăn chặn quyết tâm của Trung Quốc trong những cuộc tranh chấp ở các vùng biển Đông và Hoa Đông.

    Thương vụ vũ khí có thể tăng thêm sau khi hai nhà lănh đạo bảo thủ, thân Hoa Kỳ, đắc cử tại Nhật và Nam Hàn, chứng tỏ t́nh đoàn kết của Hoa Kỳ với đồng minh và đối tác.
    Bán vũ khí: “mũi nhọn” bảo vệ lợi ích Hoa Kỳ

    Hành pháp Mỹ tuyên bố việc bán vũ khí là mũi tên cốt yếu và đỡ tốn kém trong hằng loạt phương tiện bảo vệ quyền lợi của Mỹ trên khắp thế giới. Những thương vụ chuyển giao vũ khí tăng cường mối quan hệ ngoại giao và cũng cố mối tương tác lâu dài. Washington đánh giá cao những thương vụ này v́ chúng tạo dễ dàng cho công cuộc chiến đấu sát cánh bên nhau với đồng minh ở những chiến trường như Afghanistan, và c̣n giúp các đồng minh tăng cường bảo vệ anh ninh quốc pḥng cho chính họ. Như vậy Hoa Kỳ cũng được nhẹ gánh bảo vệ đồng minh v́ quyền lợi của mọi bên.

    Ngũ Giác Đài đang nhắm mục đích tăng cường khả năng t́nh báo, giám sát và thám sát tại châu Á Thái B́nh Dương, với những hệ thống tự động không người lái. Những phương tiện này sẽ giúp tránh được tai nạn đụng chạm vũ trang và những sự hiểu lầm tai hại, nâng đỡ hợp tác. Tư lệnh Quân khu Thái B́nh Dương, Đô đốc Samuel Locklear, tuyên bố điều này tại Washington.

    Các đại công ty Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman và Raytheon dự kiến nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ của họ sẽ giúp giải tỏa khó khăn v́ chính sách thắt lưng buộc bụng của Ngũ Giác Đài v́ các biện pháp của chính quyền nhằm tiết giảm thâm hụt thương mại. Bốn công ty này hưởng lợi nhiều nhất nhờ sản phẩm của họ là vệ tinh, radar, trạm theo dơi và hỏa tiễn đánh chặn, theo lời chuyên viên phân tích quốc pḥng và không gian Drexel Hamilton, một nhà trung gian buôn bán vũ khí trang cụ quốc pḥng.
    Hàng mới: Global Hawk

    Trong hành động mở rộng thị trường vũ khí, ṭa Bạch ốc hổi tháng trước chính thức đề nghị với Nam Hàn một “bộ” vũ khí của Northrop Grumman gồm các máy bay thám sát tự hành “Diều hâu toàn cầu” Global Hawk RQ-4 cùng mọi trang bị cần thiết của nó. RQ-4 là loại”drone” không người lái, c̣n gọi là UAV, unmanned aerial vehicle, có thể bay ở độ cao hằng trăm ki-lô-mét mà vẫn “nh́n” rơ và phân tích rơ được từng mét vuông trong diện tích 10 km vuông ở chế độ ngắm tập trung. Global Hawk mang công cụ nh́n xuyên mây của Raytheon, có khả năng nh́n lướt để truy t́m theo dơi lực lượng và hoạt động của địch trong những khu vực rộng lớn, cả ngày lẫn đêm. RQ-4 sẽ giúp Seoul gia tăng vượt trội khả năng quan sát theo dơi mọi hoạt động quân sự của B́nh Nhưỡng.

    Nam Hàn đă tỏ ư thích thú với hệ thống Global Hawk từ trên 4 năm nay. nhưng Ṭa Bạch ốc tŕ hoăn măi tới nay mới bắt mối, một phần v́ e ngại tạo nên động lực chạy đua vũ trang cho khu vực.


    Ḥa tiễn chống hỏa tiễn SM-3-block-IB của Raytheon, được bắn thử để dùng vào hệ thống AEGIS- MDAA-photo

    Trang bị Global Hawk cho Seoul sẽ đánh dấu thương vụ đầu tiên của loại quân dụng này ở châu Á Thái B́nh Dương. Australia, Nhật Bản và Singapore cũng tỏ sự quan tâm đến những con “diều hâu toàn cầu” này, theo Northrop Grumman cho biết.

    Thương vụ RQ-4 của Nam Hàn được loan báo chưa đầy hai tuần sau khi Bắc Hàn phóng thành công hỏa tiễn đưa vệ tinh lên quỹ đạo hôm 12 tháng 12, thách thức các nghị quyết Liên Hiệp Quốc. Bắc Hàn bị cấm thử nghiệm hỏa tiễn hay kỹ thuật hạt nhân, theo những chính sách trừng phạt được áp đặt sau khi B́nh Nhưỡng thử bom hạt nhân vào 2006 và 2009.

    Trong khi đó Nhật Bản trở thành đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ, với nhiệm vụ phụ trách hàng rào lá chắn hỏa tiễn chống phi đạn đạn đạo tất cả các loại ở mọi giai đoạn trên quỹ đạo tấn công.
    Khách cần hàng tốt: Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan

    Hành pháp Mỹ nói với Quốc hội hai ngày trước khi B́nh Nhưỡng phóng hỏa tiễn vệ tinh rằng Tokyo đang muốn nâng cấp hệ thống AEGIS chống hỏa tiễn, trị giá 421 triệu đô la, cho hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn điều khiển, để tăng cường hoạt động chống những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.

    Nhật đă đồng ư dành địa điểm cho một căn cứ radar X-Band trên mặt đất, như một màn dạo đầu cho việc trang bị hệ thống pḥng vệ ở độ cao của công ty Lockheed Martin, được thiết kế để đánh chặn phi đạn của địch phóng tới ở mọi tầm, trong bầu khí quyển cũng như ngoài không gian.

    Loại vũ khí thượng đẳng mà Hoa Kỳ đang giới thiệu là chiến đấu- oanh tạc cơ tàng h́nh F-35, của hăng Lockheed Martin. Ba kiểu phi cơ loại này đă là chương tŕnh vũ khí tốn kém nhất cho Ngũ Giác Đài.

    Nhật đă chọn F-35 làm phi cơ chủ lực cho không quân, thay thế cho F-4C Phantom đă quá cũ. Thương vụ này trị giá trên 5 tỉ đô la. Singapore và Nam Hàn cũng nhắm nhía loại chiến đấu cơ đa năng này. Hai nước này cũng đang cân nhắc giữa F-15 Silent Eagle “Diều hâu thầm lặng” của hăng Boeing với Typhoon của châu Âu. Riêng Nam Hàn sẽ đặt hàng 60 phi cơ trị giá hơn 7 tỉ đô la.

    Vũ khí quân dụng Mỹ bán cho Ấn Độ nay tích tụ đến 8 tỉ đô la, từ mức gần con số 0 năm 2008. Đà cung cấp được dự trù vẫn gia tăng mạnh. Ấn Độ dự định chi khoảng 100 tỉ đô la trong 10 năm tới để nâng cấp kho vũ khí của ḿnh, một phần nhằm đối phó với Trung Quốc.

    Trong khi đó th́ Đài Loan trang bị thêm cho lực lượng chiến đấu cơ 145 chiếc F-16A/B khả năng radar tối tân nhất, những phương tiện chiến đấu điện tử tiên tiến, cùng nhiều chi tiết nâng cấp khác. Lockheed Martin đă nhận hợp đồng 1, 85 tỉ đô la để khởi sự công tác.


    F-16C Falcon thả hỏa châu chống phi đạn tầm nhiệt ở Iraq - photo murdoconline.net

    Ṭa Bạch ốc cũng vẫn t́m cách giúp không lực Đài Loan tăng tiến cho cân bằng với lực lượng không quân của Bắc Kinh, trong đó có ư kiến bán các chiến đấu cơ F-16C/D tối tân hơn loại hiện dụng. Đài Loan đă nài nỉ mua loại F-16C/D này từ khá lâu.

    Thiếu tướng Sampson Lee đứng đầu Ủy ban quân sự của Văn pḥng văn hóa kinh tế Đài Loan tại Washington, cho biết Đài Loan sẽ t́m cách tiếp tục mua sắm những hệ thống vũ khí quốc pḥng để đối phó với “những mối đe dọa dai dẳng”. Trung Quốc vẫn coi đảo quốc Đài Loan là một tỉnh ly khai có trách nhiệm phải tái hội nhập với chính quốc, và Bắc Kinh nói sẽ sử dụng vơ lực nếu cần thiết.

    Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Quân khu Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ , cho biết trọng tâm nhiệm vụ “tái cân bằng” của ông cho Thái B́nh Dương sẽ là hiện đại hóa và tăng cường các quốc gia đồng minh có hiệp ước an ninh chung với Mỹ như Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Thái Lan, một công tác mà ông cho biết đă khởi sự trong tinh thần sốt sắng và nghiêm chỉnh.

  3. #93
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ sẽ làm cho Trung Quốc mất 90% dự trữ ngoại tệ?



    Dự trữ ngoại tệ hiện nay của Trung Quốc đạt mức kỉ lục hơn 3.300 tỉ USD, nhưng có chuyên gia lo ngại với việc Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng định lượng (QE), 10 năm tới, con số này chỉ c̣n chưa đến 300 tỉ USD.

    Tờ Tin tức Thế giới mới đây dẫn lời của Phó Ban Thông tin thuộc Trung tâm Giao lưu Kinh tế Quốc tế Trung Quốc Từ Hồng Tài cho rằng việc Mỹ in tiền vô tội vạ là nhằm “quỵt nợ”.

    Gần đây, Mỹ tạm thời giải quyết được vấn đề “vách đá tài chính” nhưng vẫn không thực hiện giảm nợ thông qua cắt giảm chi tiêu tài chính và tăng thuế đối với người giàu mà là bằng phương pháp tiền tệ hóa nợ nần, chuyển gánh nặng nợ nần lên vai người khác.

    Mỹ tăng cường in tiền cứu kinh tế. Ảnh Internet

    Hiện nay, trong số hơn 3.300 tỉ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, khoảng 70% là trái phiếu Mỹ và tài sản thanh toán bằng đồng USD, c̣n lại đa phần là tài sản thanh toán bằng đồng euro.

    Chính sách QE của Mỹ và châu Âu khiến cho đồng USD và đồng euro giảm giá, gây tổn thất lớn đối với kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc.

    Theo nhà kinh tế Trung Quốc Hướng Tùng Tộ, nh́n trên bảng nợ sẽ không nh́n thấy tổn thất về dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, giá trị nợ đang giảm mạnh, có thể 10 năm sau 3.000 tỉ USD mà Trung Quốc có trong tay hiện nay không có giá trị bằng 300 tỉ USD.

    Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc Hạ Vũ cũng cho biết Trung Quốc quả thật cảm thấy lo ngại về trái phiếu Mỹ đang nắm giữ. Bởi đồng USD bị phá giá sẽ đe dọa tới giá trị của kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc.

    Việc Mỹ in tiền vô tội vạ c̣n tiềm ẩn rủi ro lạm phát, khiến giá hàng hóa cơ bản định giá bằng đồng USD trên thị trường quốc tế leo thang, gây ra lạm phát nhập khẩu đối với các nước khác.

    Ngoài ra, ḍng tiền nóng chảy mạnh vào các nền kinh tế mới nổi sẽ tấn công hệ thống tài chính ở đây, dẫn tới biến động về tỉ giá hối đoái và đem đến nhiều rủi ro cho công tác quản lư, giám sát tài chính.

    Phương Linh

    (Tin tức)

  4. #94
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hăy làm giàu, đừng chiến tranh
    Việt-Long, RFA
    2013-01-10

    Vào lúc Trung Quốc liên tục gia tăng những hành động giành chiếm biển đảo ở biển Hoa Đông và biển Đông, Hoa Kỳ chính thức từ bỏ lập trường không thiên vị bên nào trong cuộc tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Washington muốn ǵ ở châu Á?

    kuwaittimes photo

    Tàu tuần duyên Nhật kèm tàu Hải giám 66 trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư-

    Hôm thứ năm vừa qua Tổng thống Mỹ kư ban hành đạo luật về ngân sách quốc pḥng Hoa Kỳ HR 4310. Người châu Á lưu ư, trong đạo luật này, Hoa Kỳ chính thức từ bỏ lập trường trung lập trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư/ Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc. V́ sao Mỹ đột nhiên thay đổi hẳn lập trường, và ư nghĩa của sự thay đổi ấy là ǵ?
    Nhấn mạnh điều cam kết

    Hoa Kỳ đă thêm vào nội dung đạo luật ngân sách an ninh quốc pḥng trị giá 633 tỉ đô la điều khoản công nhận quyền quản lư hành chính của chính phủ Nhật Bản đối với các đảo và quần đảo của Nhật, nhắc lại cam kết bảo vệ an ninh cho Nhật Bản “được quy định trong điều thứ 5 của “Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật”. Văn bản c̣n xác định “Hoa Kỳ không chấp nhận hành động đơn phương của một nước thứ 3”.

    Lư do là Hoa Kỳ nghĩ rằng lúc này đúng là lúc để làm nổi bật sự hiện diện quân sự, chính trị của ḿnh, thường được gọi là sự “đặt chân đứng chắc chắn” ở châu Á Thái B́nh Dương, như chính phủ Obama từng tuyên bố.
    Bối cảnh và thời gian

    Bối cảnh là từ đầu năm đến nay t́nh h́nh Senkaku/ Điếu Ngư càng lúc càng căng thẳng với sự tăng cường lực lượng vũ trang của cả hai bên, hoạt động và ngăn chặn lẫn nhau quanh hải phận của quần đảo nhỏ bé này. Chúng ta từng dự đoán khi t́nh h́nh căng thẳng tới một mức nào đó th́ Washington sẽ phải ra mặt đứng về phía đồng minh, thay v́ cứ giả tảng với vai tṛ không đứng về bên nào để vuốt ve Bắc Kinh.

    Washington chọn thời điểm này để thể hiện vai tṛ “can gián”, hay “ngăn đe” của họ trước những hành động leo thang do Bắc Kinh chủ động. Tuần trước chương tŕnh này đă tŕnh bày việc hai tàu khu trục cùng 9 tàu chiến khác nhỏ hơn, được Bắc Kinh chuyển nhiệm vụ thành tàu vơ trang kiểm soát biển, đưa vào tăng cường lực lượng kiểm soát biển, và 4 tàu ngư chính đă đến Senkaku/ Điếu ngư. Tàu chiến Nhật ra cảnh cáo và yêu cầu rởi đi, nhưng các tàu này không đi. Rồi hôm thứ hai bốn tàu của Trung Quốc lại lảng vảng quanh hải phận 12 hài lư của Senkakư trong suốt 13 giờ đồng hồ. Nhật Bản đưa tàu tuần duyên ra đuổi, và cảnh “đối đầu-xua đuổi- không đi” lại tái diễn. Trước đó hôm thứ bảy máy bay của Nhà nước Bắc Kinh lại xâm nhập không phận Điếu Ngư/ Senkaku. Sang thứ năm 9 tháng 1, phi cơ nhỏ của Trung Quốc lại bay qua không phận pḥng vệ Tokyo. 15 chiến đấu cơ F-15 của Nhật lập tức cất cánh. Máy bay Trung Quốc lượn ṿng ra khỏi vùng xâm phạm.


    Biểu đồ cảnh phi cơ Nhật đuổi phi cơ Trung Quốc khỏi không phận pḥng vệ Tokyo hôm 9 tháng 1, 2013- Screen capture

    Riêng bốn tàu vơ trang của Trung Quốc th́ măi tới nửa đêm rạng sáng ngày thứ ba mới rời khỏi Senkakư/ Điếu Ngư. Mấy tiếng đồng hồ sau bộ ngoại giao Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc ở Tokyo đến để phản đối về việc các tàu vơ trang cùng máy bay của chính quyền Bắc Kinh xâm nhập hải phận và không phận Senkaku/ Điếu Ngư.
    Chạy đua vơ trang?

    Chính phủ Tokyo đang cân nhắc gia tăng ngân sách an ninh quốc pḥng thêm 2% lên tới 53 tỉ 400 triệu đô la. Việc gia tăng ngân sách quốc pḥng của Nhật xem ra chỉ là tượng trưng và không có ǵ bất ngờ. Kế sách này sẽ được toàn dân ủng hộ, khi Thủ tướng Shinzo Abe và chính phủ cũng như người dân Nhật đă bày tỏ quyết tâm giữ lấy chủ quyền biển đảo, trong lúc Bắc Kinh càng ngày càng quyết đoán và bắt nạt tất cả các láng giềng có vùng biển nối liền với Trung Quốc. Ngân sách gia tăng của Nhật sẽ được sử dụng vào các kế hoạch gia tăng quân số lục quân và nâng cao phẩm chất cũng như mua mới nhiều loại quân dụng, vũ khí, trang bị quân sự cho tất cả hải lục không quân.

    Tuy nhiên trong bối cảnh an ninh bấp bênh và thái độ xâm lấn của Trung Quốc ở Đông Á, cũng như t́nh trạng ng̣i thuốc súng âm ỉ ở Trung Đông, Nam Á, và nhiều nơi khác ngoài châu Á, th́ Hoa Kỳ cũng như tất cả các nước trên thế giới cũng đều gia tăng ngân sách quốc pḥng, không nhiều th́ cũng không phải là ít, tùy theo khả năng của từng quốc gia.

    Thử so sánh, người ta thấy ngân sách quốc pḥng của Nhật là 57 tỉ 400 triệu, ccủa Trung Quốc năm 2012 đă là 129 tỉ 272 triệu, năm nay có thể tăng chín hay mười phần trăm nữa. Tuy nhiên ngân sách quốc pḥng của cả hai nước này cộng lại chưa bằng 1 phần ba Hoa Kỳ với ngân sách chuẩn thuận là 633 tỉ, lại c̣n thêm nhiều chi phí lớn nhỏ liên quan đến quốc pḥng có thể tới ba bốn chục tỉ nữa, như các công tŕnh nghiên cứu khoa học, phát triển vũ khí… Ngân sách quốc pḥng của Việt Nam nếu đem so với những nước này th́ không có ǵ đáng kể. Tuy nhiên ngân sách không quyết định thắng bại một khi xảy ra xung đột vơ trang.
    Đi đầu bành trướng quân lực

    Quả là ngân sách quốc pḥng chỉ nói lên tầm vóc và quyết tâm phát triển của một quân đội của một nước, trong khi chiến tranh và thắng bại c̣n tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên người ta cũng thấy quân lực của Trung Quốc đă và đang phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ, liệu Nhật và Đông Nam Á có phải lo ngại không?

    Viện nghiên cứu hoà b́nh quốc tế ở Stockholm, một cơ sở có nhiều uy tín trong lănh vực quốc pḥng và xung đột vơ trang, ước lượng rằng ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc sẽ vượt hẳn Hoa Kỳ vào năm 2035, tức là trong ṿng hơn 20 năm nữa, nếu các nước giữ tỉ lệ đối với nhau về tốc độ gia tăng chi phí quốc pḥng như hiện nay.


    Tàu tuần duyên Nhật kèm tàu Trung Quốc xâm nhập từ 21 tháng 12-2013- canindia.com photo

    Cho nên nói lo ngại th́ tất nhiên là cả Hoa Kỳ cùng tất cả các nước khác cũng đă lo ngại từ lâu. V́ mối lo ngại đó nên các nước đều phải tăng cường quốc pḥng, tuy nhiên trong bàn cờ Đông Á- Đông Nam Á, Nhật và Philippines c̣n có Hoa Kỳ bên cạnh, với sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, và mới đây Mỹ lại c̣n khẳng định đứng hẳn về phía Nhật, là đồng minh hiệp ước của ḿnh.
    Giao thương, không giao chiến

    Nhưng cần nhắc lại một lần nữa, là không một ai muốn gây chiến tranh dù có một nghịch lư là ai ai cũng phải ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh nhưng lại hết sức ngăn ngừa đề pḥng chiến tranh xảy ra. Không ai không biết chiến tranh từng tàn phá những nền văn minh lớn cận đại như Đức và Nhật, đến chỉ c̣n những viên gạch vụn, chưa kể tới nguy cơ chiến tranh hạt nhân toàn diện.

    Nh́n lại diễn tiến cuộc tranh chấp Hoa Đông và biển Đông, người ta có thể thấy mức xuất cảng của Nhật sang Trung Quốc đă giảm tới 14,5% trong tháng 11, xe ô tô trong thị trường Trung Quốc bị ế ẩm, làm tăng thâm hụt mậu dịch giữa Tokyo với Bắc Kinh. V́ thế Nhật Bản sẽ bị thiệt tḥi về kinh tế, thương mại v́ cuộc tranh chấp lănh hải, khiến khó khăn kinh tế càng chồng chất thêm.

    Trong khi đó, chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á của Mỹ nhằm mục đích đem bày hàng một lực lượng quân sự lớn lao để ngăn đe trấn áp ư đồ gây chiến của ai đó ở Đông Á và Đông Bắc Á, trấn áp từ trong tư tưởng. chỉ nhắm vào mục tiêu là mọi quốc gia cùng nhau thi đua phát triển trong hoà b́nh, trong một thế giới “cộng đồng đồng tiến”.

    Đó vẫn là chiến lược cốt yếu của Hoa Kỳ từ sau thế chiến thứ hai, đă “thêm bạn, bớt thù”, chăm chỉ làm giàu cho những kẻ thù nghịch để biến họ thành đồng minh chính trị và bạn hàng thương mại. Hoa Kỳ đă dùng sức mạnh kinh tế khổng lồ của ḿnh để thực hiện nó thành công với những cựu thù của toàn thế giới như Đức, Nhật, và các nước đồng minh châu Âu.

    Tuy vậy Hoa Kỳ đă phải bước vào cuộc chiến Việt Nam với bao nhiêu tiền của xương máu để bảo vệ ảnh hưởng ở châu Á Thái B́nh Dương và giữ cho đồng minh VNCH thoát ách Cộng Sản, nhưng thất bại. Hoa Kỳ lại tung quân Granada, Panama… để bảo vệ “sân sau” của ḿnh trước cuộc bao vây của phe Xă Hội Chủ Nghĩa, rồi lại tấn công Iraq để bảo vệ Kuwait, Á Rập Xê-Út, trở lại tính sổ với Saddam Hussein lần thứ nh́, rồi bước vào Afghanistan truy lùng Bin Laden khi bị khủng bố tàn hại. Trong nửa sau của thế kỷ qua Mỹ cũng phải dẫn đầu những nỗ lực hoà b́nh ở Đông Âu, châu Phi, Trung Đông dù có lúc bị thương tổn nặng nề.

    V́ sao? V́ phải giữ yên một thế giới đầy biến động để mọi nước, mọi người có cơ hội làm ăn, phát triển, bắt tay với Mỹ, có vậy nước Mỹ mới an toàn, nên Hoa Kỳ đă phải giữ vai tṛ cảnh sát quốc tế đầy gian lao thiệt tḥi trong khi các đồng minh châu Âu, Nhật Bản yên ổn làm giàu.

    Rồi sau khi hai Tổng thống Reagan và Gorbachov kư kết hiệp ước tài binh, Đông Âu vùng dậy, Liên bang Xô Viết sụp đổ trong một tiến tŕnh hoà b́nh không đổ máu để nước Nga dân chủ ra đời êm thắm, th́ đến lượt lănh tụ Đặng Tiểu B́nh và đảng Cộng sản Trung Quốc với tay ra cùng thế giới bên ngoài, kết giao với Mỹ.

    Phải chăng khi chịu “buông dao đồ tể” th́ Bắc Kinh đă được Washington “vỗ béo” để nay trở thành đối thủ cạnh tranh về mọi mặt?
    canindia-haijian
    Tàu tuần duyên Nhật PL-53 chặn và trục xuất tàu Hải Giám 66 của Trung Quốc- canindia.com photo

    Bắc Hàn cũng được kiên nhẫn khuyến dụ từ bỏ chính sách khiêu khích để làm thương gia làm giàu với Mỹ, nhưng quốc gia khốn cùng v́ lạc hậu này chỉ biết “cào mặt ăn vạ”, đem nguy cơ hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân ngáo ộp ra rêu rao để làm eo làm sách. Liệu Bắc Hàn hay Iran có dám phóng phi đạn hạt nhân sang Mỹ không? Câu trả lời là một ngàn lần không. Giới lănh đạo ở những nơi đó chỉ “bị tội” mang đầu óc cực đoan, cuồng tín, tính toán thủ lợi thiếu khôn ngoan, nhưng không phải là điên cuồng mà tự sát cùng với con dân cả nước ḿnh, khi “kẻ thù không đội trời chung” của họ phản công hay đánh phủ đầu vào lúc dăm ba chiếc phi đạn lẻ loi của họ chưa kịp rời dàn phóng, hay may lắm th́ cũng bị bắn nổ tung lúc chưa bay được một phần quỹ đạo đạn đạo của nó.

    Hoa Kỳ làm lớn chuyện với Bắc Hàn, dương oai diễu vơ với Trung Quốc, chỉ là để ngăn ngừa chiến tranh, đồng thời cô lập, chuyển hóa những quốc gia chống Mỹ tới cùng như Bắc Hàn, Iran.

    Nước Mỹ chỉ muốn giao thương, không giao chiến. Ai kia khuấy rối th́ khó trách các nhà sản xuất vũ khí của Washington “đục nước béo c̣”!

  5. #95
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TT Barack Obama sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 tại Ṭa Bạch Ốc
    RFA 20.01.2013


    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, mở đầu 2 ngày diễn ra nghi lễ nhậm chức tổng thống trong bối cảnh c̣n nhiều bất đồng trong nước và khủng hoảng ở nước ngoài.


    Tổng thống Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama tại pḥng Lam của Ṭa Bạch Ốc hôm 18 tháng Giêng năm 2013. Official White House Photo by Pete Souza.
    Tổng thống Obama, 51 tuổi thuộc đảng Dân Chủ, sẽ tuyên thệ đảm nhận trọn vẹn trọng trách tổng thống tại buổi lễ hạn chế hôm nay tại Pḥng Lam (Blue Room) thuộc Ṭa Bạch Ốc, trung thành với Hiến Pháp Hoa Kỳ, vốn quy định chấm dứt nhiệm kỳ thứ nhất của ông vào đúng trưa Chủ Nhật ngày 20 tháng Giêng này.

    Tổng thống Obama sẽ lập lại lời tuyên thệ ấy trong buổi lễ long trọng và quy mô vào ngày mai khi đọc diễn văn nhậm chức trước toàn dân, và cả thế giới, bên ngoài trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.

    Phó Tổng thống Joe Biden vào sáng hôm nay cũng sẽ tuyên thệ tại Đài Quan sát Hải quân Hoa Kỳ.

    Theo các quan sát viên th́ lễ nhậm chức tổng thống lần thứ nh́ của ông Obama xem chừng như không tràn đầy hy vọng cùng sắc thái lịch sử như hồi ông tuyên thệ nhậm chức với tư cách vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ vào năm 2009.

  6. #96
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TT Barack Obama chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2
    RFA 20.01.2013

    11 giờ 55 phút sáng ngày Chủ Nhật 20 tháng Giêng 2013, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đă giơ tay tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ nh́ của ông trong buổi lễ được tổ chức thật đơn giản tại Nhà Trắng.

    H́nh chụp từ youtube

    TT Barack Obama trong buổi lễ chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 tại Ṭa Bạch Ốc ngày 19 tháng Giêng năm 2013.

    Theo đúng quy định của hiến pháp Hoa Kỳ, nhiệm kỳ của tổng thống và phó tổng thống kết thúc lúc 12 giờ trưa ngày 20 tháng Giêng. Năm nay ngày này rơi vào ngày Chủ Nhật, v́ thế ông Barack Obama đă giơ tay tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ tổ chức rất đơn giản ngay tại Blue Room, căn pḥng thường được các nhà lănh đạo Mỹ dùng đón quốc khách.

    Có mặt trong buổi lễ là những người thân trong gia đ́nh của ông Obama, người thân trong gia đ́nh của Phó Tổng Thống Joseph Biden, và ông Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện John Roberts, người thay mặt quốc gia nhận lời tuyên thệ của tổng thống. Ông Obama không đưa ra một lời phát biểu nào, cũng không đọc bản thông điệp gửi người dân Hoa Kỳ và gửi thế giới. Từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc, thời gian tổng cộng không đầy 5 phút đồng hồ.

    Tất cả chương tŕnh lễ hội mừng ngày nhậm chức của ông sẽ được dành cho ngày mai, thứ Hai 21 tháng Giêng 2013. Trong buổi lễ này và trước sự hiện diện của khoảng 800,000 người từ mọi nơi đổ về chung vui, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ đọc lại lời tuyên thệ một lần nữa, sau đó mọi người sẽ được nghe bản thông điệp nói về chính sách đối nội cũng như đối ngoại để đánh dấu sự bắt đầu nhiệm kỳ thứ nh́ của ông.

    Chương tŕnh lễ hội ngày mai sẽ tiếp tục với cuộc diễn hành và kết thúc với những chương tŕnh dạ vũ kéo dài tới nửa khuya được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau tại thủ đô.

    Nguyễn Khanh tường tŕnh từ Washington.

  7. #97
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bật mí những điều không bí mật


    - Nguyễn đạt Thịnh



    Chuyện quốc gia, chuyện chiến tranh chứa đựng rất nhiều điều bí mật, nhưng trong những bí mật đó, lại có những chuyện không bí mật tí nào cả. Một thí dụ: ai cũng biết việc CIA bắt những người tù khủng bố bị giam trong trại Guantánamo đi tàu ngầm – h́nh thức tra tấn bằng cách trải một cái khăn ướt lên mặt tù nhân, rồi từ từ đổ nước trên khăn, khiến không khí không lọt qua được, làm người bị tra tấn có cảm giác chết đuối trên cạn, v́ không hô hấp được.



    Mặc dù h́nh thức tra tấn này bị dư luận lên án, nhưng Tổng thống George W. Bush vẫn cho phép nhân viên điều tra tiếp tục “hỏi cung mạnh tay” đối với những nghi can họ nghĩ là có thể biết tin tức về hệ thống và về kế hoạch khủng bố trên lănh thổ Hoa Kỳ.

    Chuyện đă sang trang, những việc làm tàn bạo không xứng đáng với nền văn hóa Hoa Kỳ đă bị cấm, Bush đă măn 2 nhiệm kỳ, Obama cũng vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ nh́. Ngay trong những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ nhất, ông Obama đă để Tổng trưởng Tư Pháp Eric H. Holder Jr. công bố chính sách “xóa bỏ chuyện cũ” không truy tố những người liên can đến cái chết của 2 tù nhân – một người A Phú Hăn (năm 2002) và một người Iraq (năm 2003) – chết v́ bị nhân viên CIA tra tấn.

    Tha lỗi là phải, v́ dù nhân viên CIA có quá tay giết người, th́ họ cũng không tạo ra chính sách tra tấn, họ chỉ thi hành chính sách này.

    Điều trớ trêu là sau 4 năm tha, không truy tố những người tra tấn tù nhân, giờ này chính phủ lại đang truy tố anh John C. Kiriakou, người được truyền thông mệnh danh là “anh Xịa chống tra tấn”.

    Trung tuần tháng Hai này, Kiriakou sẽ vào tù v́ tội tiết lộ với truyền thông tên một người bạn đồng nghiệp –một nhân viên CIA khác– có nhúng tay vào việc tra tấn.



    Kiriakou sắp vào tù, v́ chống cách tra tấn bắt nghi can khủng bố đi tàu ngầm, hay cho chó trận liếm cu tù nhân



    Con người ai cũng có cơ may và vận rủi; vận rủi của Kiriakou t́m đến với anh đầu năm ngoái, khi một nhân viên FBI gọi điện thoại, hờ hững bảo anh, “mời anh ghé qua văn pḥng tôi, giúp chúng tôi giải quyết một nghi vấn”.

    Kiriakou sốt sắng đến ngay, ngỡ là việc FBI muốn “nhờ anh giúp” chỉ liên can đến công vụ, chứ không dính líu ǵ đến anh; nhưng anh đă lầm: tiếp anh là một điều tra viên mà một viên chức nữa, đứng tuổi hơn.

    Sau một tiếng đồng hồ bị thẩm vấn, Kiriakou đổ mồ hôi hột; viên chức đứng tuổi bảo anh, “ngay phút này, chúng tôi đang cho nhân viên khám xét nhà anh, họ được lệnh tịch thu mọi máy móc điện tử của anh”.

    Sau tiếng đồng hồ thứ nh́ bị thẩm vấn, Kiriakou xác nhận anh có email cho một phóng viên freelance (hành nghề độc lập) cho anh này biết tên một nhân viên CIA để anh hỏi thêm một vài chi tiết cho bài báo đang viết, việc tiết lộ tên tuổi một nhân viên t́nh báo vi phạm luật Intelligence Identities Protection Act (Bảo Vệ Tung Tích Nhân Viên T́nh Báo), nhưng anh phóng viên này cũng không tiết lộ tên người nhân viên CIA trong bài báo anh ta viết, mà chỉ hỏi thêm một vài chi tiết.

    Hơn nữa, việc những nhân viên CIA can dự vào hành động tra tấn cũng không hề bị coi là những điều tuyệt mật, h́nh ảnh họ nhiều lần được báo chí đăng tải, được truyền h́nh tŕnh chiếu; do đó khác biệt giữa vô tội hay có tội chỉ là một sợi tóc nhỏ –sợi tóc đó là người ta có muốn phanh phui “trọng tội” ra hay không.

    Trong trường hợp của Kiriakou, “người ta” nào đó muốn phanh phui, muốn đưa anh ra ṭa vào ngày 25 tháng Giêng, ṭa chưa xử, bản án chưa có, nhưng anh đă biết nếu anh “nhận tội”, trường hợp của anh sẽ được dàn xếp với một bản án tương đối nhẹ: 30 tháng tù.

    Đạo luật anh phạm được ban hành năm 1982, nhằm trừng phạt những kẻ cố tâm phanh phui lư lịch của những nhân viên hoạt động kín, phanh phui công tác mật họ làm khiến tính mạng họ có thể bị nguy hiểm.

    Suốt 31 năm, từ ngày ban hành, đạo luật này chưa hề được đem ra áp dụng để xử ai cả; người đời thường nói bị xét đánh là một điều hiếm xảy ra, Kiriakou rơi vào trường hợp hiếm hoi đó.

    Năm nay 48, Kiriakou có 15 năm thâm niên công vụ với CIA, trong đó gồm nhiều năm anh làm công việc phân tách tin t́nh báo, ngoài vài năm làm undercover (săn tin dưới một sinh hoạt trá h́nh như kư giả, nhân viên ngoại giao, doanh nhân, ...).

    Năm 2002, chỉ vài tháng sau vụ tấn công 9/11, anh cầm đầu một toán CIA tại Pakistan, thực hiện thành công việc bắt sống Abu Zubaydah, một chuyên viên tiếp vận và tuyển mộ của Al Qaeda, anh c̣n bắt toàn bộ nhân viên trong tổ chức khủng bố này.



    Abu Zubaydah



    Thành tích nghề nghiệp của Kiriakou không đặc biệt xuất sắc; vài cấp chỉ huy khen anh tinh tế trong nhiều bản phân tách tin t́nh báo, nhưng vài cấp chỉ huy khác lại phê là cần kiểm soát thái độ của anh thường chỉ trích việc tra tấn.

    Năm 2004, anh xin từ nhiệm, ngưng không cộng tác với CIA nữa để làm tư vấn cho một hăng truyền thông; năm 2007 anh công khai thảo luận trên đài truyền h́nh ABC News về kỹ thuật tra tấn “đi tàu ngầm”. Việc Kiriakou cho anh kư giả freelance tên của một người bạn đồng nghiệp cũ, chỉ là để giúp anh này có thêm một nguồn tin hầu phỏng vấn, chứ không để tên người bạn được phanh phui trên báo. Và trên thực tế, không hề xảy ra việc loan tên người này.

    Trong cuộc phỏng vấn vừa thực hiện hôm thứ Sáu mùng 4 tháng Giêng, Kiriakou nói với phóng viên là anh tiếc đă viết tên người nhân viên CIA vào email gửi cho người kư giả độc lập. “Đáng lẽ tôi không được làm việc đó,” Kiriakou nói. “Tôi rất hối hận”.

    Mặc dù nhận tội như vậy, nhưng Kiriakou vẫn không nghĩ là ḿnh phạm tội tiết lộ danh tánh của một nhân viên t́nh báo khiến tính mạng người này bị đe dọa. Nhiều người đồng ư là anh bị truy tố và trừng phạt oan, trong số này có vài người đồng nghiệp cũ, vài kư giả, giáo sư, và rất đông tu sĩ công giáo, những người chống tra tấn.

    Một viên chức hồi hưu cao cấp của CIA, ông Bruce Riedel, nhận định là Kiriakou không đáng bị trừng phạt. “Tội của anh ta là tội chống tra tấn,” Riedel nói. “Và điều trớ trêu là anh ta vào tù trong thời điểm một vị tổng thống cũng chống tra tấn đang cầm quyền”.

    Không đồng ư với Riedel, luật sư của CIA, ông John A. Rizzo, nói, “đành là Kiriakou không tạo ra một tổn thất nào cho CIA hay cho Hoa Kỳ, nhưng tiết lộ lư lịch, tên tuổi của một nhân viên t́nh báo vẫn là việc làm phạm luật”.



    Có thể nói Kiriakou phạm pháp trong vô tâm, vô tội trong lúc anh thường tự hào anh là một người Mỹ yêu nước. Nguyên gốc Hy Lạp từ 3 thế hệ trước, anh tốt nghiệp đại học tại George Washington University, và được chính một giáo sư dạy trường này, nguyên là một viên chức CIA, tuyển mộ anh vào ngành t́nh báo.

    Tai họa t́m đến anh, không đến một ḿnh mà đi có cặp: vợ anh, một chuyên viên về tin tức Iran làm việc với CIA, cũng bị ép buộc từ nhiệm sau khi anh bị truy tố. Tai họa thứ 3 là nửa triệu bạc nợ luật sư, sau khi anh vơ vét tài sản trả được $100,000 luật sư phí.



    Giờ này vợ chồng Kiriakou đang khổ tâm t́m cách giải thích cho các con –cậu Max, 8 tuổi, và cô Kate, mới lên 6– về việc anh phải xa chúng trong một thời gian dài.



    Kate chưa biết là thảm họa đang đổ lên đầu bố



    Bé Max ̣a khóc khi nghe mẹ bảo là trung tuần tháng Hai 2013 bố phải đi xa v́ “đối địch mà không được FBI”. Nó hỏi mẹ có dắt nó đi thăm bố ngày sinh nhật của nó vào tháng Tư không; mẹ lắc đầu, ngày đó không phải là cuối tuần, không phải là ngày thăm tù, và cũng không phải là ngày mẹ được nghỉ.

    Vợ chồng Kiriakou vừa mắc thêm một món nợ $1,500 với tổ hợp luật biện hộ cho anh: họ tổ chức một bữa ăn dài 3 tiếng đồng hồ –mỗi tiếng $500– để anh gặp một giáo sư địa phương, nhân vật này vừa được phóng thích ra khỏi khám đường Loretto, nơi Kiriakou sắp bị tống giam.

    Người ra khỏi tù thuyết tŕnh cho anh ma mới về cuộc sống bên trong khám đường. Anh này vào tù v́ tiết lộ một điều không bí mật.



    Nguyễn đạt Thịnh

  8. #98
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden tuyên thệ nhậm chức


    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên thệ nhậm chức trước Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts, với sự hiện diện của Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama (cầm quyển Thánh Kinh) và 2 ái nữ của Tổng thống là Malia và Sasha


    Dan Robinson

    20.01.2013
    WASHINGTON — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đă chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 4 năm lần thứ nh́, và Phó Tổng thống Joe Biden cũng đă tuyên thệ hôm Chủ nhật. Buổi tuyên thệ hôm Chủ nhật được tiến hành một ngày trước lễ nhậm chức trước công chúng vào thứ Hai, sẽ diễn ra với sự chứng kiến của hàng trăm ngàn người tại Quảng trường Quốc gia (National Mall).

    Tổng thống Obama đă tuyên thệ trước 12 giờ trưa Chủ nhật, trong buổi lễ chỉ kéo dài khoảng 30 phút trong Pḥng Xanh của Ṭa Bạch Ốc. Căn pḥng nh́n ra Băi cỏ phía Nam với khung cảnh trải dài đến Đài tưởng niệm Washington.

    Với sự hiện diện của Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama cùng với 2 con gái của là Malia và Sasha, và một nhóm nhỏ phóng viên báo chí, Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts làm lễ tuyên thệ cho ông Obama.

    Sau lễ tuyên thệ Tổng thống Obama bắt tay Chánh án Roberts, hôn vợ, 2 con, và nói rằng ông đă làm xong công việc này.

    Đây là lần thứ 7 trong lịch sử nước Mỹ một tổng thống tuyên thệ nhậm chức vào ngày Chủ nhật, trước buổi lễ sẽ diễn ra trước công chúng vào ngày hôm sau.

    Hiến pháp Hoa Kỳ quy định nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào ngày 20 tháng 1.

    Trong buổi lễ hôm Chủ nhật, Tổng thống Obama đă dùng quyển Thánh Kinh thuộc về người bà của Đệ nhất Phu nhân, là bà LaVaughn Delores Robinson.

    Trong buổi lễ tuyên thệ sẽ diễn ra vào thứ Hai tại trụ sở Quốc hội, với sự chứng kiến của công chúng, Tổng thống Obama, một lần nữa, sẽ đặt tay lên quyển Thánh kinh đă được Tổng thống Abraham Lincoln sử dụng trong lễ nhậm chức của ông vào năm 1861.

    Ông cũng sẽ sử dụng quyển Thánh kinh thứ nh́ thuộc về nhà lănh đạo tranh đấu cho dân quyền, cố Mục sư Martin Luther King Jr.,. Buổi lễ diễn ra vào ngày lễ quốc gia để vinh danh Tiến sĩ King

    Năm nay cũng là năm đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 Cuộc tuần hành Washington năm 1963 để đ̣i quyền b́nh đảng cho người Mỹ gốc Phi, và là kỷ niệm 150 năm bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, mở đầu quá tŕnh giải phóng nô lệ ở Mỹ.

    Tổng thống Obama và gia đ́nh cũng đă dự buổi thánh lễ Chủ nhật tại nhà thờ African Methodist Episcopal Church, một thánh đường quan trọng trong lịch sử của người Mỹ gốc Phi.

    Phó Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức
    ​​Trước đó, Phó Tổng thống Biden đă tuyên thệ nhậm chức tại dinh của ông ở Naval Observatory trong thủ đô Washinton, sử dụng quyển Thánh kinh của gia đ́nh.

    Thẩm phán Tối cao Pháp viện Sonia Sotomayor đă làm lễ nhậm chức cho Phó Tổng thống và đây là lần đầu tiên một thẩm phán người Mỹ gốc Mỹ châu La-tinh thực hiện việc này.

    Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden cũng đă đến đặt ṿng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington để tưởng nhớ công ơn các quân nhân đă hy sinh.

    Tổng thống Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ nh́ trong bối cảnh người dân có tâm trạng lẫn lộn, có những người cảm thấy lạc quan, và cũng có những người cảm thấy bi quan về kinh tế và về khả năng của các nhà lănh đạo có sẽ gạt qua một bên những tranh căi đảng phái nhỏ nhặt để dành ưu tiên cho việc tạo công ăn việc làm và chỉnh đốn các vấn đề ngân sách.

    Tổng thống Obama được đánh giá cao về cá nhân và được công chúng yêu thích. Kết quả thăm ḍ cho thấy đa số dân Mỹ cảm thấy lạc quan hơn về nhiệm kỳ thứ nh́ của ông. Tuy nhiên, không đến 50% tin rằng Tổng thống Obama và các thành viên đảng Cộng Ḥa sẽ có thể cùng làm việc.

    Ông John Hudak, chuyên gia về quản trị thuộc Viện Brookings, nhận định:

    “Giải pháp tốt nhất ngay lúc này là bất kỳ điều ǵ ông có thể thông qua được ở Quốc hội và sẵn sàng kư ban hành, và ông càng làm việc nhiều hơn với Quốc hội theo chiều hướng đó, theo quan niệm về quan hệ giữa hành pháp và lập pháp, th́ càng có lợi cho việc giải quyết các vấn đề thực sự mà chúng ta đang đối phó.”

    Chủ đề chính thức của Tổng thống Obama trong lần nhậm chức thứ nh́ là “Nhân dân của chúng ta, Tương lai của chúng ta”. Chưa rơ nội dung bài diễn văn mà ông sẽ đọc vào thứ Hai. Các phụ tá của Tổng thống cho biết ông c̣n tiếp tục sửa đổi bài diễn văn.

    Mặc dù có thể ông sẽ đề cập đến t́nh trạng ùn tắc về chính trị, nhưng một cuốn băng video được Ṭa Bạch Ốc phổ biến tuần trước dường như ngầm cho thấy được phần nào thông điệp của ông. Trong video Tổng thống Obama nói:

    “Đất nước này đă từng trải qua những gia đoạn rất khó khăn, nhưng chúng ta luôn luôn vượt qua. Sự việc này không ngừng hoàn thiện sự đoàn kết của chúng ta, làm cho nó tốt đẹp hơn và bảo đảm mọi người trong đất nước này đều hưởng được phần công bằng, nếu quư vị làm việc chăm chỉ quư vị có thể đạt được điều đó, cho dù quư vị sinh ra trong hoàn cảnh nào, vẽ bề ngoài quư vị ra sao, hay quư vị từ đâu đến, và vị Thượng đế nào quư vị dâng lời cầu nguyện.”

    Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama và bài Diễn văn về T́nh h́nh Liên bang, mà ông sẽ đọc vào ngày 12 tháng 2, cách nhau khoảng 3 tuần lễ.

    Qua bài diễn văn đó, ông sẽ tŕnh bày rơ các mục tiêu chính sách trong nhiệm kỳ thứ nh́, về kinh tế, cải cách di trú, luật mới về kiểm soát súng, và việc tiếp tục rút binh sĩ Mỹ chiến đấu ra khỏi Afghanistan, đứng đầu trong chương tŕnh làm việc.

  9. #99
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng thống Obama kêu gọi đoàn kết cho một nước Mỹ chia rẽ



    Tổng thống Obama đọc diễn văn trong buổi lễ nhậm chức


    21.01.2013
    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi một hành động đoàn kết trước một đất nước chia rẽ để giải quyết nhiều vấn đề quốc nội, khi ông bắt đầu nhiệm kỳ thứ nh́ tại Ṭa Bạch Ốc.

    Ông đă làm lễ tuyên thệ trước công chúng hôm thứ Hai tại bậc thềm của ṭa nhà Quốc hội trước sự chứng kiến của hàng trăm ngàn người tụ tập trước quảng trường chính của Washington, tay cầm cờ và hoan hô vị tổng thống thứ 44.

    Trong bài diễn văn nhậm chức, ông nhắc lại các quyền quyền lâu bền của Hiến pháp về “cuộc sống, tự do, và mưu cầu hành phúc.” Nhưng ông nói đất nước cần thích nghi với các thách thức mới để mọi công dân đều có một “phương tiện cơ bản về an ninh và phẩm giá.”

    Tổng thống cũng nói rằng Hoa Kỳ không tin sẽ có “ḥa b́nh lâu bền” trong một thế giới có “chiến tranh triền miên.”

    Ông nhắc lại Hoa Kỳ sẽ ủng hộ dân chủ trên khắp thế giới.

    Chấp nhận lời thề của tổng thống là Chủ tịch Ṭa Án Tối Cao John Roberts. Lời thề đă có từ hai thế kỷ nay nói rằng tổng thống hứa sẽ mang hết năng lực để “ǵn giữ, bảo vệ và bênh vực Hiến pháp.”

    Trước khi đến Quốc hội tuyên thệ, Tổng thống Obama đă dự một lễ tại nhà thờ.

    Số người chứng kiến lễ tuyên thệ hôm thứ Hai chỉ ở mức dưới một triệu, không đông bằng lần đầu vào năm 2009 có gần 2 triệu người.

    Hôm Chủ nhật ông cũng làm lễ tuyên thệ trong một buổi lễ riêng tư ở Ṭa Bạch Ốc, theo đúng quy định của Hiến pháp là tổng thống phải tuyên thệ vào ngày 20 tháng Giêng. Nhưng v́ ngày đó rơi vào Chủ nhật nên mọi buổi lễ trước công chúng phải dời sang ngày thứ Hai, trùng với ngày lễ đánh dấu sinh nhật của Mục sư tranh đấu dân quyền Martin Luther King Jr.

  10. #100
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chia rẽ đảng phái sẽ trở nên kịch liệt hơn trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama?


    21.01.2013
    Trong bài diễn văn nhậm chức hôm thứ Hai cho nhiệm kỳ thứ nh́, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đă một lần nữa kêu gọi mọi người đoàn kết và hô hào chấm dứt t́nh trạng chia rẽ đảng phái. Tuy nhiên một số các nhà quan sát chính trị cho rằng chính trường Washington trong 4 năm tới đây sẽ tiếp tục bị chế ngự bởi những vụ đối đầu gay gắt giữa hai phe Dân chủ và Cộng ḥa.

    Trong cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh hôm chủ nhật, Cố vấn cao cấp Ṭa Bạch Ốc David Plouffe cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ dùng bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai để khẳng định “một cách rất mạnh mẽ” rằng “những người ở Washington đây cần phải t́m kiếm một nhận thức chung” để giải quyết các vấn đề của đất nước.

    Theo một số các nhà phân tích, điều mà một số người gọi là “cuộc nội chiến chính trị” ở Mỹ sẽ trở nên kịch liệt hơn trong 4 năm tới đây, bất chấp sự kiện ông Obama là người có xu hướng t́m kiếm thỏa hiệp.

    Trong bài viết trên tờ The Guardian ở Anh hôm Chủ nhật, nhà b́nh luận Michael Cohen cho biết ông Obama vẫn mong muốn được xem là một người tạo đoàn kết thay v́ là một người gây chia rẽ.

    Khi ra tranh cử tổng thống năm 2008, vị thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện tiểu bang Illinois đă thúc đẩy cho điều được mô tả khi đó là “một chương tŕnh nghị sự hậu đảng phái” (post-partisan) – một nỗ lực đầy tham vọng để đoàn kết các phe phái chính trị ḱnh chống nhau.

    Ông Cohen cho rằng nỗ lực đó đă không đạt kết quả - một phần là v́ những hành động của chính ông Obama, nhưng một phần quan trọng hơn nữa là phản ứng của phe bảo thủ đối với sự trỗi dậy của ông Obama trên chính trường quốc gia. Theo ông Cohen, tính chất cay độc của sự chống đối nhau giữa các phe phái chính trị ở Mỹ có phần chắc sẽ không giảm đi trong thời gian tới đây, bất kể ông Obama nói ǵ trong bài diễn văn nhậm chức.

    Nhà b́nh luận của tờ The Guardian cũng cho rằng điều trớ trêu là ông Obama có thể chính là người khích động cho t́nh trạng phân cực ở Washington. Ông Cohen cho biết trong lúc t́m cách tạo dựng h́nh ảnh của một người đề cao tinh thần lưỡng đảng, ông Obama đă thẳng tay xé nát các đối thủ chính trị của ḿnh. Năm 2008, hơn phân nửa các chương tŕnh quảng cáo tranh cử của ông Obama được dùng để tấn công ông John McCain; và trong năm 2012, ông Obama cũng đă bỏ ra rất nhiều công sức để công kích ông Mitt Romney thay v́ dồn nỗ lực cho việc tŕnh bày một chương tŕnh nghị sự tích cực cho 4 năm sắp tới.

    Trong khi đó, các viên cố vấn của ông Obama cho biết vị Tổng thống đă đoạt giải Nobel Ḥa b́nh sau khi lên nắm quyền được 8 tháng sẽ bỏ qua những cuộc chiến chính trị của quá khứ để mang lại một sự khởi đầu mới cho nước Mỹ.

    Ông Jim Messina, người đứng đầu chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Obama, nói với đài truyền h́nh ABC rằng “Ngày thứ Hai này là một thời khác của nước Mỹ: ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ, vị tổng thống của mọi người.” Ông Messina nói thêm rằng “Quí vị sẽ thấy một vị tổng thống muốn làm việc vượt qua ranh giới đảng phái để cho công việc được hoàn thành. Đó chính là điều mà đất nước này mong muốn.”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •