Results 1 to 2 of 2

Thread: Thượng đế an bài?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thượng đế an bài?

    Thượng đế an bài?
    Abby và Brittany, hai cô gái với một thân h́nh!


    Chu Nguyễn



















    Đầu tháng Tám vừa qua, kênh truyền h́nh TLC của Mỹ đă ghi lại cuộc sống đầy hứa hẹn vui tươi của hai cô gái song sinh Abigail (Abby) và Brittany Hensel. Đôi song sinh Abby và Brittany này khác với các cặp song sinh khác: Hai thân thể dính liền nhưng có bộ phận đầu khác nhau và là hai cá thể hoàn toàn độc lập. Khoa học dự đoán cặp này khó sống sau khi sinh thế mà họ đă 22 tuổi, tốt nghiệp cao đẳng và chuẩn bị t́m việc làm cũng như hứa hẹn với bạch mă hoàng tử.





    Khi Abby và Brittany ra đời vào năm 1990, các bác sĩ cho cha mẹ họ biết cặp này khó sống sót qua đêm. Điều này khoa học có chứng cớ. Trong dĩ văng có thể thống kê được, th́ chỉ có một cặp trong 40.000 cặp song sinh là có phần thân thể dính liền và chỉ có 1 phần trăm “ca” này là có thể sống quá một tuổi. Nhưng trường hợp Abby và Brittany lại trở thành ngoại lệ làm giới khoa học ngạc nhiên. Họ đă tiếp tục lớn và đỏ da thắm thịt. Vào tuổi lên 6, đáp lại sự quan tâm theo dơi của mọi người, hai cô bé xuất hiện trên chương tŕnh Oprah và trên trang b́a báo Life, rồi câu chuyện về cặp này được tờ Time thuật lại và chương tŕnh Dicovery khai thác. Rồi từ đó dư luận cho dù thèm biết tin về họ, nhưng họ đă được cha mẹ là Patty và Mike nuôi dưỡng “kín cổng cao tường” đối với giới truyền thông hay ṭ ṃ, tại một miền quê ở Minnesota, hy vọng hai bé có thể trưởng thành trong một môi trường tự nhiên khỏi bị ai ḍm ngó.

    Abby và Brittany “tái xuất giang hồ” vào tháng 8 năm 2012, ở tuổi 22, đă làm cho mọi người ngạc nhiên. Họ xuất hiện sinh động và yêu đời, rơ ràng là hai cô gái hơ hớ xuân xanh nhiều phần kiều mị. Nào h́nh họ chụp tươi cười trong nắng ấm, hay lúc thư giăn trên băi biển, hoặc lúc họ trong lễ phục nhận bằng tốt nghiệp và cả lúc họ lái xe. Có ai ngờ trong bấy nhiêu năm cả hai đều tốt nghiệp cao đẳng tại đại học Bethel University ở St. Paul, Minn., có bằng lái xe riêng, sở thích riêng và đang t́m việc làm. Họ hoàn toàn là các thiếu nữ b́nh thường. Hơn nữa, dù chung một cơ thể nhưng Abby điều khiển bên tay mặt và bên trái là quyền của Brittany. Chẳng những chỉ khác nhau về một phần của thể xác mà kể cả về tính t́nh. Brittany cho biết: “Hăy tin tôi, chúng tôi là hai người hoàn toàn khác nhau”. Tuy nhiên ở họ có mối thần giao cách cảm (telepathic) nên “tuy hai mà một và tuy một mà hai”.



    Một cặp song sinh đặc biệt khi chào đời

    Abigail (Abby) và Brittany là cặp song sinh một cơ thể hai đầu (dicephalus) và trong lịch sử y học cho tới nay được coi là trong nhóm bốn cặp sống sót sau khi sinh và là cặp duy nhất trưởng thành về mọi mặt.

    Thực là đặc biệt. Cặp này có một cơ thể chung, hai đầu và nhiều nội tạng khác nhau: Hai đầu nối xuống dưới bằng hai cột sống khác nhau, hai trái tim riêng biệt, hai thực quản, hai dạ dày riêng, ba trái thận, hai túi mật, bốn lá phổi (hai lá phổi dính vào nhau) một lá gan, một khung sườn chung, hệ tuần hoàn chung và chia sẻ một phần hệ thần kinh. Từ eo lưng trở xuống bao gồm những bộ phận chung: một tiểu trường, một đại trường, một bàng quang và một hệ sinh dục.

    Có điều, cặp đôi Abby và Brittany ra đời ngoài dự liệu của cha mẹ. Bà mẹ Patty lúc đó đang làm y tá tại một bệnh viện ở Minnesota. Hoài thai tới tháng gần sinh mà vẫn không ngờ ḿnh sinh đôi, tạm gọi là “quái thai”, cho tới khi lâm bồn tại một bệnh viện địa phương và lúc đó y bác sĩ ở đó mới báo cho bà ta biết t́nh trạng thai nhi hiếm hoi này và đưa sản phụ tới một bệnh viện lớn hơn. Vào ngày 7 tháng Ba 1996, cặp sinh đôi hiếm hoi này cất tiếng khóc chào đời nhờ sự trợ giúp của kỹ thuật trợ sinh tối tân và các y bác sĩ chuyên môn cao. Giới khoa học giải thích rằng hiện tượng “quái thai” này do một trứng thụ tinh trong dạ con đă không tách rời đúng cách nên mới có bào thai dị dạng. Khoa học cũng dự đoán hài nhi sẽ khó qua khỏi trong đêm và nếu có thể sống sót th́ cũng yểu mạng trong ṿng năm đầu. Giả sử chúng có may mắn lớn lên th́ hai trẻ này mỗi đứa chỉ có một tay và một chân th́ làm sao mà sống và vào đời?

    Khoa học lại một phen lầm lẫn.

    Trước hết nhờ vai tṛ người mẹ, bà Patty. Patty là một từ mẫu, ngay từ phút trông thấy đứa trẻ hai đầu, bà vẫn vui sướng tràn trề. Bà đă hôn Abigail, rồi áp má vào mặt Brittany, ủ thêm cho chúng sức sống và niềm tin. Từ đó hai trẻ được cha mẹ săn sóc dưới mái gia đ́nh ấm cúng tại một trang trại ở Minnesota, miền trung tây nước Mỹ, cùng với hai em Dakota và Morgan.

    Mặc dầu thuở trưởng thành Brittany thường yếu đau, dễ bị cảm lạnh và hai lần sưng phổi nhưng sau đó đôi trẻ ở t́nh trạng sức khỏe tốt sau một vài cuộc giải phẫu. Thuở sơ sinh, một cánh tay chưa phát triển của chúng được cắt bỏ và ở tuổi 12 chúng được giải phẫu để nới rộng lồng ngực để tránh sau này hô hấp khó khăn.

    Abby và Brittany lớn lên được mẹ bế tới trường và theo học một trường tư của giáo hội và ḥa đồng dần với bọn trẻ đồng trang lứa.

    Bà mẹ Patty, có am hiểu về tâm sinh lư, đă khuyến khích con gái phát triển nhân cách riêng. Trước trăm ngàn cặp mắt chăm chú vào chúng khi chúng xuất hiện, có thể làm thương tổn chúng. Bà Patty truyền cho chúng niềm tin, rằng chúng không phải quái thai hai đầu mà là hai trẻ khác nhau có cơ thể dính liền mà thôi.

    Cũng v́ thế mỗi khi dẫn chúng đi dự cuộc vui, nhạc hội hay phim ảnh, bà Patty bao giờ cũng mua hai ghế riêng cho hai con cho dù chúng chỉ dùng một ghế. Trong giờ ăn cũng thế, thức ăn, thức uống của chúng tùy ư thích và khác nhau. Abigail, bé gái mập hơn, cứng đầu hơn, thích nước cam trong bữa điểm tâm. C̣n Brittany, hay vui đùa, cười cợt chỉ thích uống sữa. Hằng năm, bánh sinh nhật, cha mẹ cũng mua hai chiếc với đèn cầy cho từng đứa. Patty và Mike cũng la rầy riêng từng bé nếu một bé phạm lỗi chứ không trách chung cả hai đứa trẻ mà định mệnh đă gắn vào nhau.

    Khi chúng ăn chúng có đĩa thức ăn riêng, một bé cầm nĩa, một bé cầm dao để cắt thực phẩm, và lần lượt đút thức ăn vào miệng bé kia.

    Mặc dù Brittany, bé bên trái, không cảm thấy những ǵ xảy ra ở bên mặt của cơ thể và Abigail, bé bên mặt, không cảm thấy những ǵ ở phía trái cơ thể chúng, nhưng lạ thay chân tay chúng có sự phối hợp đồng bộ chẳng khác ở một người ngay cả khi gửi e-mail trên computer.

    Khi chơi đàn dương cầm th́ Abigail phụ trách phần tay mặt, c̣n Brittany bên trái và phối hợp kỳ lạ tạo ra khúc nhạc du dương. Khi lái xe th́ mỗi cô gái dùng một tay để trên tay lái. Brittany tiết lộ: “Abby phụ trách phần ga và cần số, c̣n tôi lo đèn hiệu”. Thêm một điểm phân biệt về tính t́nh là Abby thích lái nhanh và không hiểu nếu vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc lực th́ cô nào bị phạt hay bị phạt cả hai?

    Tại học đường hai cô gái phải đối phó với những khó khăn khác nhau và trong kỳ khảo hạch họ trả lời khác nhau và viết câu trả lời bằng tay của ḿnh. Một nhà giáo ở trung học, Kevin Boozikee, tiết lộ về Abby và Brittany: “Họ trả lời câu hỏi một cách khác nhau, suy nghĩ độc lập và được điểm không tương tự”.

    Một điểm đặc biệt nữa là trong cuộc sống, cả hai có thể ḥa hợp mặc dù tính t́nh khác biệt. Họ ít khi căi lẫy, mặc dù Abigail luôn luôn muốn làm người lănh đạo và như người mẹ cho biết cô ta muốn làm chủ cơ thể chung của chúng.

    Bên ngoài y phục có thể tùy thích, kẻ ưa màu hồng, người ưa màu tím, nhưng Abby và Brittany tỏ ra tương thông trong sinh hoạt và sinh tồn. Một cô gái có thể găi chỗ ngứa cho người chị em không thể với tay làm được việc này. Khi phải dùng bàn tay để đếm trong giờ toán, th́ cô kia để tay ḿnh yên một chỗ cho người kia làm việc. Người mẹ kể rằng, khi Brittany bị sưng phổi phải uống thuốc nhưng không nuốt thuốc được th́ Abigail t́nh nguyện thay thế Brittany tống thuốc giùm.

    Chỉ có một lần khi c̣n nhỏ Abigail tỏ ra bực bội, khó chịu và đ̣i tách rời cơ thể chung v́ Brittany sưng phổi phải nằm trên giường. Nhưng khi nghe Brittany gào khóc th́ Abigail an ủi “chị em” rằng mọi việc sẽ b́nh thường và hứa không bao giờ họ phân cách cả.

    Vào tuổi teeen, Abigail đă khẳng định: “Không, chẳng bao giờ chúng tôi muốn tách rời nhau - v́ chúng tôi không thể làm những việc mà chúng tôi hiện có thể làm được... như chơi softball, bowling và các môn thể thao khác”.

    Mặc dù họ lạc quan, người nọ tận tụy với người kia và cảm thấy hạnh phúc, nhưng đă tới tuổi yêu đương liệu Abby và Brittany có thể hóa giải mọi mâu thuẫn không? Chẳng hạn một cô yêu một chàng trai mà cô kia ghét? Lại c̣n vấn đề con cái? Một công việc phải được phối hợp đồng bộ v́ họ có chung một cơ quan sinh sản.

    Cặp song sinh cho biết đă bàn bạc về vấn đề tương lai có con cái v́ không có lư do y học nào cấm cản họ trở thành bà mẹ. Chính ông bà Mike và Patty, cha mẹ hai cô gái, cũng tin rằng hai con gái của họ sẽ có ngày kết hôn. Tuy nhiên, hiện giờ hai cô gái kín miệng về chuyện hẹn ḥ mặc cho thiên hạ đồn đoán, họ chỉ mỉm cười mặc cho số mệnh định đoạt.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những thành phố là vùng sinh sống tốt nhất thế giới





    (theo CNBC)

    Nếu chúng ta muốn kiếm một thành phố không có nhiều bạo hành tội ác, là nơi có t́nh trạng môi trường tốt, có hệ thống trường học và hệ thống chuyên chở công cộng tốt.



    Công ty tham vấn nhân lực Mercer đă cho công bố bản tường tŕnh về phẩm chất cuộc sống, 2012 Quality of Living Report, sau khi khảo sát nếp sống của 221 thành phố trên toàn thế giới, đă đưa ra một bảng sắp hạng những vùng sinh sống tốt nhất trên thế giới, dựa vào 10 yếu tố như kinh tế, môi trường văn hóa xă hội, chính trị, giáo dục, y tế..

    Sau đây là danh sách 5 thành phố được xếp hàng đầu:





    1-Vienna, Áo:

    Thành phố Vienna là thành phố đông dân nhất của xứ ÁO, đă được tổ chức Mercer b́nh chọn là thành phố tốt nhất thế giới cho việc định cư, từ năm 2009 cho đến nay. Vienna cũng là một trong số 8 thành phố Âu Châu, được xếp hạng trong số 10 thành phố hàng đầu.



    2. Zurich, Thụy Sĩ:

    Thụy Sĩ là một trung tâm tài chánh thế giới, là nơi có chi nhánh của 82 ngân hàng trên thế giới. Zurich cũng là một thành phố hấp dẫn du lịch. Tuy nhiên giá sinh hoạt của thành phố này là một trong những nơi đắt đỏ nhất.



    3. Auckland, Tân Tây Lan:

    Thành phố Auckland là thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở Tân Tây Lan, và cũng là thành phố có phẩm chất sống cao nhất trong vùng Á Châu- Thái B́nh Dương.

    Thành phố Auckland là một thành phố độc nhất có hai hải cảng, với 11 ḥn đảo núi lửa bao quanh. Nơi mà tỷ lệ cư dân làm sở hữu tàu nhiều nhất trên thế giới.



    4. Munich, Đức:

    Thành phố lớn hàng thứ ba của nước Đức, là nơi mà cư dân có mức lương trung b́nh cao nhất ở Đức.



    5. Vancouver, Canada:

    Là thành phố duy nhất ở Bắc Mỹ ở trong danh sách 10 thành phố sinh sống tốt nhất thế giới của tổ chức Mercer trong ṿng 6 năm qua. Vancouver là nơi có thời tiết êm dịu, không quá khắc nghiệt. Thành phố được bao quanh bởi biển cả và núi non. Chính quyền thành phố đang có những dự định để biến thành phố này thành một thành phố ít ô nhiễm nhất (greenest) thế giới vào năm 2020.



    Năm thành phố kế tiếp trong danh sách, theo thứ tự là thành phố Dusseldorf và thành phố Frankfurt của Đức, thành phố Geneva của Thụy sĩ, thành phố Copenhagen của Đan Mạch, thành phố Bern của Đức, thành phố Sydney của Úc Đại Lợi.



    Trong bảng danh sách th́ thành phố Ottawa đứng hàng thứ 14, thành phố Toronto đứng hàng thứ 15, thành phố Montreal đứng hàng thứ 23. Thành phố Mỹ đứng đầu trong danh sách là thành phố Honolulu ở hạng thứ 28.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 03-10-2012, 09:04 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 21-07-2011, 09:10 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 09-12-2010, 05:27 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •