Tiểu sử thật về Hồ Chí Minh
Ông Hồ mấy vợ? (II)
4. Nông Thị Xuân, cô gái miền sơn cước
Sau khi hiệp định Geneva được kư kết ngày 20/7/1954, đất nước bị chia hai, ḥa b́nh được tái lập, Hồ Chí Minh về Hà Nội làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Bắc Việt). Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, chuyên trách về sức khỏe các nhân vật cao cấp, đă tuyển một phụ nữ thuộc “gia đ́nh cách mạng” tên là Nông Thị Xuân, người làng Hà Mạ, xă Hồng Việt, huyện Ḥa An, tỉnh Cao Bằng, thuộc sắc tộc Nùng. Cô Xuân được đưa về Hà Nội sống với ông Hồ năm 1955. Lúc đó, ông Hồ đă khoảng 65 tuổi, c̣n cô Xuân 22 tuổi.
Phố Hàng Bông, Hà Nội
Nguồn: hanoimoi.com.vn/Ảnh Đức My
Sau vài tháng có thêm một em gái của cô Xuân tên là Vàng, và một em gái con cậu ruột là Nguyệt cũng được đưa theo. Cả ba được sắp đặt sinh sống trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm, gần đường Quang Trung, Hà Nội.
Thông thường, để giữ bí mật về mối quan hệ giữa bà Xuân và ông Hồ, chính bộ trưởng bộ Công an của nhà cầm quyền Hà Nội là Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Cảnh (1916–1986), đưa cô Xuân vào gặp ông Hồ, rồi sau đó chở về.
Bà Xuân rất được ông Hồ ưa thích, và có với ông Hồ một người con trai năm 1956, đặt tên là Nguyễn Tất Trung, nhưng trước sau ông Hồ vẫn không cho bà Xuân vào ở phủ chủ tịch với ông, và không làm lễ cưới.
Thế rồi bỗng nhiên “vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm [Hà Nội]. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vă, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn...”(18)
Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tương đương với Phó thị trưởng), th́ Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hăm hiếp bà từ ngày 6/2/1957, và cuối cùng đă giết bà Xuân ngày 11/2/1957, bằng cách cho người đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư.
Điều nầy chứng tỏ thẩm quyền tối cao về chính trị tại Hà Nội lúc đó, hoặc Hồ Chí Minh, hoặc bộ chính trị trung ương đảng, hoặc cả hai bên, đă quyết định thanh toán bà Xuân, khi bà nầy muốn công khai hóa mối liên hệ giữa bà với ông Hồ, và đ̣i chính thức nh́n nhận đứa con, nên Trần Quốc Hoàn mới dám làm hỗn với bà Xuân trước khi giết. Người chứng kiến việc chị ḿnh bị hăm hiếp và bị đem đi giết chết là cô Vàng, cũng bị thủ tiêu khoảng ngày 2 hay 3/11/1957.(19)
Nguyễn Lương Bằng (1904–1979)
Nguồn: congdoanbdvn.org.vn
Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được d́ là cô Vàng nuôi, nhưng rồi Trung bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904–1979), bí danh Sao Đỏ, một lănh tụ cộng sản Việt Nam. Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt Bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư kư kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung.(20)
Nguyễn Tất Trung hiện khoảng 50 tuổi và sống ở Hà Nội. Cho đến nay, đảng CSVN hoàn toàn không lên tiếng về trường hợp Nguyễn Tất Trung, mà vẫn cứ cho học sinh Việt Nam học tập rằng ông Hồ độc thân, không có vợ và hy sinh cuộc đời cho cách mạng. Có lẽ đảng CSVN nên thử DNA xem Nguyễn Tất Trung có đúng con ông Hồ không? Nếu đúng th́ đảng CSVN phải viết lại tiểu sử ông Hồ cho đúng sự thật, v́ viết sai lịch sử th́ học sinh ở trong nước hiện nay không thèm học sử, ít điểm về môn sử là phải. Chẳng những tiểu sử ông Hồ, mà toàn bộ lịch sử do cán bộ cộng sản viết cũng phải hiệu đính lại hết. Ngày nay, với phương tiện thông tin, tin học phát triển, các em học sinh hoặc gia đ́nh các em biết rất rơ sự thật đă diễn ra trong quá khứ, nên những chuyện như thiếu trung thực như chuyện Trần Dân Tiên, hay chuyện “đuốc sống” Lê Văn Tám, không c̣n hấp dẫn học sinh nữa. V́ vậy các em chán học sử. Nhà cầm quyền Hà Nội phải tự nhận lỗi trước, đừng bóp méo, đừng bịa đặt lịch sử, chứ đừng chê các em học sinh Việt Nam dốt sử.
Trở lại chuyện ông Hồ mấy vợ, ngoài bốn nhân vật chính trên đây, theo tác giả Thành Tín, tức cựu đại tá Bùi Tín của quân đội cộng sản Hà Nội, trong cuộc đời Hồ Chí Minh c̣n có một vài cuộc t́nh nhỏ. Như khi c̣n ở Paris, ông Hồ có một người t́nh tên là Marie Bière; lúc sang Hoa Nam, ông Hồ yêu bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai. Sau đây là lời Thành Tín viết về hai “mối t́nh con” nầy của ông Hồ:
“...Theo tài liệu ở Pháp, khi trẻ tuổi, làm thợ ảnh, ông Hồ có quan hệ với một cô đầm tên là Marie Bière nào đó...” Ở một đoạn khác, Thành Tín tiếp : “...Theo chị Sophia, có người kể với chị là ông Hồ c̣n có lúc yêu cả vợ ông Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu, khi gặp nhau ở Hoa Nam thời trẻ; ông cũng có lúc có t́nh cảm mặn nồng với cả chính bà Véra Vasiliéva. Chị Sophia kể rằng con gái bà Véra Vasiliéva nhớ lại rằng anh thanh niên Quốc ăn mặc rất chải chuốt, luôn mang cà vạt màu rất diện, xức cả nước hoa cực thơm...”(21)
Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, trong bài “Hành tŕnh chính trị của Hồ Chí Minh”, th́ Nguyễn Ái Quốc, lúc làm nghề nhiếp ảnh ở Paris năm 1923, đă tỏ t́nh với cô Bourdon, nhưng bị cô nầy cự tuyệt. Cũng theo giáo sư Anh, khi Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, chính phủ Liên Xô cung cấp cho Quốc một bà vợ; và khi cảnh sát Hương Cảng bắt Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long ngày 6/6/1931, ông Quốc đang sống chung với một thiếu phụ tên là Li Sam.(22)
Sau hiệp định Genève, trước vụ cô Xuân, ban lănh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội có ư kiến là ông Hồ cần có vợ để điều ḥa tâm sinh lư, giúp giữ ǵn sức khỏe được tốt. Người ta chọn cho Hồ Chí Minh một nữ cán bộ trẻ đẹp là cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Thanh Hóa. Khi về Hà Nội gặp họ Hồ, cô Phương Mai đồng ư lấy ông Hồ với điều kiện là phải danh chánh ngôn thuận, nghĩa là phải làm lễ cưới công khai đàng hoàng. Ông Hồ và các cán bộ lănh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội cho rằng ông Hồ không lấy vợ th́ có lợi cho uy tín chính trị hơn (?), nên cuối cùng việc cô Phương Mai không thành. Không muốn lấy vợ th́ ông Hồ triệu cô Phương Mai ra Hà Nội làm ǵ? Phải chăng các lănh tụ cộng sản Hà Nội sợ cô Phương Mai, một khi trở thành vợ của họ Hồ, sẽ tranh giành quyền lực nên cản trở vụ nầy? Về sau, cô Phương Mai được đưa lên làm thứ trưởng bộ Thương binh trong chính phủ Hà Nội.(23)
Qua các cuộc t́nh của Hồ Chí Minh, và nhất là qua sự kiện Nông Thị Xuân và Nguyễn Thị Phương Mai, người ta thấy rơ ông Hồ và cả đảng CSVN muốn ông ta có cơ hội giải quyết sinh lư của một con người b́nh thường, nhưng không chịu công khai hóa một cách danh chánh ngôn thuận đời sống vợ chồng, nhắm tạo cho ông ta thành huyền thoại về một siêu nhân suốt đời sống cô đơn, hy sinh bản thân cho đại cuộc của đất nước.
Đó là chưa kể chính bản thân của ông Hồ là một người say mê công danh đến cùng tột. Sự say mê đó được thể hiện rơ qua việc đảng Cộng Sản đă in cả hàng triệu quyển sách bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ, để thần thánh hóa ông Hồ, mà ông vẫn chưa thỏa măn. Ông ta c̣n lấy những bút hiệu khác để viết sách tự đề cao ḿnh. Đó là hai quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, bút hiệu Trần Dân Tiên, và Vừa đi vừa kể chuyện, bút hiệu T. Lan. Các danh nhân trên thế giới viết hồi kư kể lại quá tŕnh hoạt động của ḿnh là chuyện b́nh thường. Trong hồi kư của họ, đôi khi họ cũng ca ngợi chính bản thân họ, nhưng vấn đề là họ thẳng thắn tự đề tên thật, và chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Ngược lại, Hồ Chí Minh giấu ḿnh qua những tên khác để tự ca tụng ḿnh. Dưới tên Trần Dân Tiên, ông Hồ đă mở đầu sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch như sau:
“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, nhưng măi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của ḿnh...”
Sau đó, ông Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh tự đề cao ḿnh: “...Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn biết bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể cho tôi [?] nghe b́nh sinh của người được?...”(24)
Trước phần kể chuyện của Trần Dân Tiên tức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Sự Thật đă viết lời dẫn nhập như sau: “...Trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, Hồ Chủ Tịch đă nêu tấm gương đạo đức cách mạng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, quyết tâm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới...”(25)
Nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản sách vở kinh điển của Trung ương đảng Cộng Sản, không thể không biết rơ lai lịch của quyển sách, lư lịch của người viết. Nếu nhà xuất bản Sự Thật không biết sách của ai, hoặc tác giả chỉ là một nhà báo tầm thường không tên tuổi như Trần Dân Tiên hoặc T. Lan, th́ chắc chắn không bao giờ sách được nhà xuất bản Sự Thật in ra. Do đó, chắc chắn nhà xuất bản Sự Thật biết Trần Dân Tiên và T. Lan là Hồ Chí Minh, mới dám in hai quyển trên. Chẳng những sách được in trong nước, mà các sách nầy c̣n được nhà xuất bản Ngoại Văn của nhà nước Hà Nội dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau, để phát hành khắp trên thế giới.
Đây không phải chỉ là ư đồ cá nhân của Hồ Chí Minh mà c̣n là chủ tâm của toàn đảng CSVN nhắm suy tôn lănh tụ, thần thánh hóa Hồ Chí Minh, để đánh lừa chẳng những đồng bào Việt Nam ở trong nước, mà c̣n cả toàn thể dư luận thế giới trong thời gian chiến tranh trước đây.
Hồ Chí Minh cũng chỉ là một con người b́nh thường như mọi người, có vợ có con, kể cả việc có nhiều vợ hoặc người t́nh cũng không có ǵ lạ. Hiện tượng đa thê rất phổ thông trong xă hội, nhất là xă hội nước ta cho đến giữa thế kỷ 20. Vấn đề là tham vọng trở thành một siêu lănh tụ chính trị đă thúc đẩy ông Hồ giấu tất cả những quan hệ t́nh cảm cá nhân, chối bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha, rồi lại có lúc đối xử tàn bạo với người đă từng là vợ ḿnh, để xóa bỏ mọi dấu tích liên hệ t́nh cảm.
Helene Demuth (ảnh chụp 1850)
Nguồn: marxists.org
Cung cách hành xử của ông Hồ có thể do ông học được từ kinh nghiệm của Karl Marx (1818-1883), người đă cùng Friedrich Engels (1820–1895) tung ra bản Tuyên ngôn Quốc tế Cộng sản năm 1848, bênh vực giai cấp công nhân nghèo khổ, tiếng tăm lừng lẫy trên thế giới. Từ năm 1849, trong thời kỳ sinh sống ở London (Anh) cho đến khi từ trần, Karl Marx có một người con trai ngoại hôn sinh năm 1851, với một phụ nữ giúp việc trong nhà tên là Helene Demuth. Người giúp việc nầy do bà mẹ vợ, vốn là quư tộc Đức, v́ thương con gái, gởi qua từ Đức. Người con trai ngoại hôn của Marx tên là Frederick Lewis (Henry) Demuth (1851–1929). Chẳng những Karl Marx không thừa nhận Frederick mà c̣n buộc bà Helene phải trục xuất đứa con ra khỏi nhà. Dư luận cho rằng Marx sợ sự có mặt của người con làm giảm uy tín ông ta.(26)
Karl Marx ngoại t́nh hay có con ngoại hôn là cũng là chuyện b́nh thường. Chuyện bất b́nh thường ở đây là Marx, ông tổ của lư thuyết cộng sản, chủ trương bênh vực quyền lợi giai cấp công nhân vô sản nghèo khổ, yêu và cưới một cô gái quư tộc, sau đó phản bội vợ và ngoại t́nh, lấy một phụ nữ nghèo khổ, rồi lại thiếu chung thủy với người t́nh công nhân nghèo, và đuổi người con của chính ḿnh ra khỏi nhà. Người con nầy phải mang họ mẹ, sống tăm tối không tương lai. Điều đặc biệt hơn nữa, các tổ chức cộng sản quốc tế giấu nhẹm việc nầy, măi đến đầu thập niên 70 mới được phát hiện.(27)
Ông tổ cộng sản mà c̣n vậy, th́ những đệ tử như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, noi theo đúng “sách” th́ cũng không lấy làm lạ. Riêng ông Hồ hành xử như vậy chẳng qua v́ quá ham danh vọng và quyền lực, nhắm tự tạo cho ḿnh h́nh ảnh của một lănh tụ độc thân, trong sạch, hy sinh cá nhân, để suốt đời tận tụy lo toan việc nước, nhắm lôi cuốn quần chúng đi theo đường lối cộng sản của ông ta.
Huyền thoại nầy rất cần thiết để xây dựng chế độ độc tài, nên ông Hồ và các đảng viên thân tín của ông càng ra sức gia công phát huy rộng răi huyền thoại nầy cho những toan tính của đảng Cộng Sản. Một khi nhà lănh tụ vong thân trong huyền thoại, th́ họ không c̣n được cuộc sống b́nh thường của con người b́nh thường, mà nhất nhất đều phải theo sự điều hành trong guồng máy của chủ nghĩa độc tài. Do đó, khi trở thành lănh tụ nhà nước ở Hà Nội, ông Hồ muốn quyết định bất cứ việc ǵ, dù có tính cách riêng tư, cũng đều có ư kiến của bộ chính trị đảng Cộng Sản, tức là nhóm lănh đạo cao cấp trong đảng Cộng Sản Hà Nội lúc bấy giờ. V́ thế mới có chuyện đảng Cộng Sản đi t́m phụ nữ cho Hồ Chí Minh. Tuy nhiên một khi các cô gái muốn chính danh, đ̣i hợp thức hóa bằng hôn lễ công khai, th́ lại thoái thác rằng “bác” không lấy vợ để có lợi cho uy tín chính trị hơn.
Trong chế độ cộng sản hiện nay ở Việt Nam, không phải chỉ có một trường hợp điển h́nh là Hồ Chí Minh, mà có thể c̣n nhiều khuôn mặt khác nữa... Hiện tượng nầy cũng không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà là một hiện tượng chung của thế giới cộng sản. Lư do chính là trong thế giới cộng sản, không có cơ chế dân chủ, không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí. Từ đó không có sự chế tài đối với các lănh tụ. Các lănh tụ vượt ra ngoài ṿng dư luận, đứng trên luật pháp, tự cho ḿnh có quyền làm bất cứ điều ǵ ḿnh thích, không sợ sự phê b́nh của dân chúng, cũng không sợ sự chế tài của luật pháp. Điều nầy đưa đến nhiều hậu quả tai hại rộng lớn và lâu dài cho đất nước, khiến đất nước càng ngày càng đi xuống thê thảm như t́nh trạng Việt Nam chúng ta ngày nay.
Toronto, Canada
http://dcvonline.net/modules.php?nam...ticle&sid=2318
Bookmarks