Mở mang trí tụê
Vén màn bí mật vụ Pamela Werner!
Chu Nguyên
- Một cuốn sách của cây viết Paul French xuất bản vào cuối năm 2011 và do Amazon phát hành rộng răi vào đầu năm 2012, hy vọng vén màn bí mật vụ án Pamela Werner bị thảm sát ở Bắc Kinh cách đây 75 năm.
- Paul French đă thành công giải mật vụ án hay chưa? Chúng ta hăy đọc Midnight in Peking (Nửa đêm ở Bắc Kinh) để thấu đáo, tại sao vụ sát hại một cô gái trẻ người Anh đă ám ảnh những ngày cuối cùng của nước Trung hoa cổ? (How the murder of young Englishwoman haunted the last days of Old China).
* * *
Gần đây cái chết bí mật của Neil Heywood, một thương gia người Anh ở Trùng Khánh, có liên quan đến nhân vật từng rực rỡ trên chính trường Trung quốc là vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai đă khiến Tây phương lại nhớ tới vụ thảm sát một cô gái người Anh, Pamela Werner, vào năm 1937 từng khiến nhiều thế hệ chờ đợi câu trả lời.
Vào sáng tinh mơ giá rét ngày 8 tháng 1 năm 1937, một ông già sáng sớm, xách lồng chim, đi bộ trên con đường c̣n dấu băng tuyết, ngang qua Tháp Hồ (Fox Tower) ở khu hoang vắng thuộc thành phố Bắc Kinh cổ, chợt nh́n thấy một đàn chó đói đang gầm gừ quanh một cái xác ngay chân Tháp Hồ.
Tháp Hồ là một cái tháp nhiều tầng được xây dựng cách đây trên dưới 500 năm từ thuở Minh triều, từ lâu bỏ hoang và nghe nói có nhiều hồ ly, ma quỷ xuất hiện nên ít ai dám lai văng. Vị cao niên này ṭ ṃ tới nơi và đàn chó bỏ chạy tán loạn, lăo giật ḿnh khi thấy đó là thi thể một người, có lẽ là phụ nữ, với mái tóc vàng be bét máu khô và chiếc jupe rách tả tơi không che kín phần thân thể bê bết những máu. Lăo ông vội vàng chạy trở lại và báo cảnh sát.
Nạn nhân quả thực là một phụ nữ Tây phương ở trong khu Đại sứ quán ngoại quốc (Foreign Legation), một khu vực dành riêng cho các đại sứ quán Tây phương mà nhà Thanh vào năm 1861 phải nhường cho họ, nhất là sau loạn Quyền phỉ (1900) nơi đây coi như cấm địa, thường dân TQ không được bước vào.
Giới hữu trách cảnh sát Bắc Kinh và cảnh sát Anh lập tức được thông báo và hai nhân vật đại diện cho TQ và sứ quán Anh là thanh tra Richard Dennis và một cảnh sát Bắc Kinh cao cấp là Đại tá Hán được trao nhiệm vụ xét án.
Tại hiện trường, xác nạn nhân gần như lơa thể, mày mặt bị cào nát nhưng một con mắt c̣n chút đồng tử màu nâu. Hạ thể bị khoét thủng, moi sạch ruột gan, tim phổi. Cũng có dấu vết đầu nạn nhân bị đập bởi một vật cứng.
Cứ nh́n thi thể th́ biết nạn nhân bị chết một cách vô cùng thảm. Nhưng có hai sự kiện nghi vấn.
Trước hết chiếc đồng hồ platin, gắn kim cương của nạn nhân c̣n trên tay như thế khó ḷng cho rằng nạn nhân bị cướp bóc và thiệt mạng.
Điểm thứ hai là chung quanh không có vết máu loang. Điều này chắc chắn nạn nhân bị sát hại ở một nơi khác và xác được mang bỏ nơi hoang địa gần khu Hồ Đồng bên ngoài khu đại sứ quán ở phía bắc Cấm thành.
Trong lúc các nhà điều tra đang thắc mắc không biết nạn nhân là ai th́ có người xuất hiện.
Người này là một vị cao niên ngoại quốc. Ông ta trông mệt mỏi, đi thất thểu và t́nh cờ tới hiện trường thấy người tụ tập đông đúc th́ tiến tới xem và khi nh́n thấy thi thể cô gái, th́ ông ta kêu lên thảm thiết Pamela rồâi gục ngă.
Cô gái nạn nhân là ai?
Các nhà điều tra sau đó biết nạn nhân chính là Pamela Werner, 19 tuổi, và người tới nhận xác là Edward T.C. Werner.
Pamela là một nữ sinh xinh đẹp đang theo học ở trường Tianjin Grammar School. Là cô gái theo lối sống Tây phương tuyệt đối, thích khiêu vũ, nghe nhạc, trượt tuyết ham chuộng thể thao như đạp xe và trượt băng và giao du rộng răi với bạn bè, Pamela thuộc loại học sinh ăn chơi, phá phách, hay chống đối nên từng bị đuổi học khỏi nhiều trường trước khi ngừng lại ở Tianjin Grammar School. Cô là con nuôi của một viên cựu lănh sự người Anh Edward Werner và trưởng thành trong khu vực dành cho các đại sứ quán. Ngày xảy ra thảm kịch, cô cùng bạn bè đi trượt băng và vào lúc 7 giờ tối lúc chia tay với bạn, bằng xe đạp, cô đạp qua khu hoang địa để về khu Đại sứ quán. Bạn bè nhắc nhở cô là có thể nguy hiểm th́ Pamela Werner trả lời: Tôi quen đi một ḿnh rồi, tôi không sợ ǵ cả và rằng Bắc Kinh là thành phố an toàn nhất. Nào ngờ cô gặp nạn bên ngoài ṿng đai Đại sứ quán.
Edward Werner, cha nuôi cô, cho biết không thấy con về nên ông đă cả đêm đi t́m con nhưng tới sáng sớm th́ tới chân Hồ Tháp mới biết con ḿnh đă bị sát hại.
Gần một thế kỷ trối qua, giờ đây Paul French, một nhà nghiên cứu về Trung hoa người Anh, lần giở đống hồ sơ cũ của Cơ quan lưu trữ quốc gia Kew ở phía tây London, đă mở lại vụ Pamela và cho ta biết nhiều chi tiết ẩn tàng trong vụ án.
Những câu hỏi sau cái chết của Pamela
Cái chết của Pamela xảy ra vào đúng dịp Nhật sắp mở cuộc xâm lăng Trung hoa (v́ 7 tháng 7 năm 1937 th́ xảy ra vụ Lư Cấu Kiều-chữ Cấu có thể đọc là Câu- khi Nhật mở cuộc tấn công chính thức TQ).
Trong bầu không khí hỗn loạn và căng thẳng này, một vụ sát nhân không gây ra nhiều dư luận ở TQ cũng như ở Anh. Tuy nhiên, cuộc điều tra của nhà chức trách TQ và Anh vẫn tiến hành theo lệ để truy t́m hung thủ và theo một vài giả thuyết.
Tại sao thi hài cô gái trẻ lại bị hủy hoại như thế? Phải chăng là hành động của một tên bạo dâm hay một tà giáo ở Trung hoa căm thù người da trắng? Hay c̣n một động cơ khác nữa. Cô gái bị giết ở đâu rồi vứt xác dưới Tháp Hồ? Và câu hỏi quan trọng nhất: Ai là kẻ đáng nghi ngờ?
Một giả thuyết cho rằng chính người cha nuôi là thủ phạm. Tại sao? v́ Edward T.C. Werner tuy là một học giả có tiếng viết về Trung hoa như cuốn Ancient Tales and Folklore of China (Truyền kỳ và Văn hóa Dân gian Trung hoa thời cổ) và là một cựu viên chức ngoại giao khả kính, nhưng ông ta có nếp sống kỳ dị, khép kín, nóng nảy và hay bạo hành nên từng nhiều lần đánh người trái ư ḿnh. Ngoài ra, khi bà vợ xinh đẹp của ông là Gladys Nina mất mạng v́ uống veronal quá liều vào năm 1922 th́ ông ta càng nóng nảy. Ông sống một ḿnh với đứa con nuôi mà vợ ông đă nhận từ một viện mồ côi ở Bắc Kinh và có lẽ đó là huyết mạch của một cô gái Nga lưu lạc giang hồ. Bà vợ ông vốn có sản nghiệp riêng và nếu Pamela c̣n sống th́ sẽ được hưởng gia tài này, c̣n nếu cô con gái nuôi chết th́ gia tài vào tay của ETC Werner. Phải chăng ETC Werner trong một cơn nóng giận giết Pamela hay v́ tiền bạc nên hạ sát con nuôi và vứt xác ở chân tháp cổ dàn ra cảnh cô bị ám sát?
Có thể Pamela bị một tên lưu manh giang hồ giết chết. Lớp người này quá nhiềâu ở khu Hồ Đồng là khu ăn chơi ngoại ô Bắc Kinh có tiếng hàng thế kỷ rồi. Phải chăng người nghèo, thất nghiệp, nạn nhân chiến tranh đói khát cơm áo, t́nh ái có thể thấy cô gái da trắng đi một ḿnh th́ tấn công?
Không những nghi can có thể là người TQ mà c̣n có thể là người Hàn, người Nga và cả dân Tây phương lang bạt kỳ hồ tụ tập hàng ngàn ở Bắc Kinh lúc đó. Có người như nha sĩ người Mỹ Wentworth Prentice, tuy bề ngoài là dân có máu mặt nhưng bề trong là một tay bố già chiêu dụ bọn giang hồ Bắc Kinh lập ra một băng đảng chuyên ép phụ nữ vào ṿng nô lệ t́nh dục.
Cũng có thể Pamela là nạn nhân của tên hiệu trưởng Sydney Yeates của trường Tianjin v́ chính tên này đă nhiều lần có cử chỉ sỗ sàng với cô gái hơ hớ xuân xanh. Sau khi Pamela bị giết th́ ông hiệu trưởng háo dâm cũng dọn nhà về Anh mất dạng. Cũng phải kể một tên kư giả ma giáo khác là George Gorman, tên này cũng kết bạn với W. Prentice trong việc t́m thú hành lạc và từng theo đuổi cô gái chịu chơi Pamela nhưng bị từ chối.
C̣n một giả thuyết khác nữa, Pamela bị sát hại v́ động cơ chính trị. T́nh h́nh TQ ngày ấy có nhiều mâu thuẫn trên chính trường. Mâu thuẫn chủ yếu là giữa Tưởng Giới Thạch của phe Quốc gia và Mao Trạch Đông của phe Cộng sản. Cũng cư ngụ trong ṿng đai các đại sứ quán có vợ chồng của Edgar và Helen Foster Snow. Đôi vợ chồng này thiên tả và Snow đă từng ca tụng Mao Trạch Đông và hồng quân trong nhiều tác phẩn như Red Star over China (Sao đỏ rực trời Hoa). Lập trường của Snow khiến cho phe Tưởng nổi giậïn và có ư muốn trừng phạt. Có thể mật vụ Tưởng thấy Pamela, lại tưởng là Helen Foster Snow nên hạ sát?
Dù ban đầu nhiều giả thuyết đặt ra nhưng vụ án mau chóng xếp lại trong ṿng 6 tháng v́ xảy ra cuộc Trung-Nhật chiến tranh và cũng có thể v́ đại tá Hán ăn hối lộ nên không để tâm tới theo dơi các đầu mối.
Tuy nhiên, theo Paul French, ETC Werner không bỏ cuộc, ông tiếp tục điều tra kẻ đă hạ sát Pamela và nghi can chính là Wentworth Prentice. Giả thuyết cho rằng, nhóm Prentice đă hạ sát Pamela sau một vụ cưỡng dâm không thành tại một thanh lâu nào đó ở Hồ Đồng rồi cho người mang xác ném ra băi hoang. Nhưng chính tên kư giả ma giáo George Gorman lại tạo ra lư do giả ngoại phạm cho Prentice. Thế là vụ án ch́m xuồng.
Bắc Kinh cuối cùng lọt vào tay người Nhật và ETC Werner cũng như nhóm Prencice đều trở thành tù binh Nhật.
Tác phẩm Midnight in Peking của Paul French đă tạo ra một ETC Werner là người cha có lương tâm, thương con, bao nhiêu năm đổ dồn tâm lực vào việc t́m hung thủ giết đứa con gái. Tiếc thay v́ thời cuộc biến chuyển quá mau ở TQ từ 1937 tới 1949, nào chiến tranh Trung Nhật, nào nội chiến Quốc Cộng, song hành với Đệ nhị Thế chiến ở Âu châu, nên ông thất bại và khi nhắm mắt từ giă cơi thế vẫn c̣n dấu hỏi trong đầu.
Khi lục địa rơi vào tay phe Mao, ETC Werner chán TQ, trở về Anh và tạ thế vào năn 1954 ở tuổi tám chín.
Bookmarks