Page 10 of 23 FirstFirst ... 6789101112131420 ... LastLast
Results 91 to 100 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #91
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Một năm sau các cuộc đàn áp tháng 8 năm 1924 chống lại các người nổi loạn ở Géoegie, chế độ lại cho thi hành một cuộc hành quân lớn để '' b́nh định ' ở vùng Tchétchénie, nơi đây ai cũng nói là chính quyền So-viết không có nơi đây . Từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 1925, trên 10 000 Hồng quân dưới sự chỉ huy của tướng Ouborecitch, với sự yễm trợ nơi cánh quân lực lượng đặc biệt của cơ quan Guépou, bắt đầu tước vỏ khí các thương binh người Tchetchène.

    Cả chục ngàn vũ khí đă bị tịch thu và 1000 tên ' ăn cướp ' đă bị bắt giam. Trước sự kháng cự của dân chúng viên chỉ huy Guépou tên Ounchlicht, đă nh́n nhận là phải kêu pháo binh nặng và phi cơ oanh-tạc các '' tổ kháng cự của bọn ăn cướp ''. Cuộc b́nh định ở vùng này được diễn ra vào thời điễm mà người ta gọi là '' cực điễm của chính-sách NEP '', trong bản phúc-tŕnh Ounchlicht đă viết : '' Qua các kinh nghiệm chiến đău chống lại bọn basmatchis ở Turkestan, chống lại bọn '' ăn cướp ' ở Ukraine, ở tỉnh Tambov và các nơi khác, các cuộc đàn áp dùng quân lực chỉ có hiệu lực với cách là phải được Sô-viết hóa ở tại các nơi này và cần đi sâu vào các vùng hẻo lánh xa-xôi ''.

    Cuối năm 1926,sau cái chết của Dzerjinski, cánh tay mặt của ông là Viatcheslav Rudolfovitch Menjinski, người gốc Ba-Lan củng như Dzerjinski, đă được Staline cất nhắc lên làm chỉ-huy cơ-quan Guépou. Lúc này Staline đang âm-thầm mưu toan chống lại Trotski và Boukharine.

    Tháng Giêng năm 1927, cơ-quan Guépou được lịnh thi-hành mau lẹ việc lập các phiếu cá nhơn các '' thành phần nguy-hiễm đối với xă-hội và chống lại sô-viết '', ở các thôn quê. Trong ṿng một năm con số người bị ghi vào các phiếu từ khoảng 30 000 tăng lên 72 000 người. Đến tháng 9 năm 1927, cơ-quan Guépou đă cho phát động trong nhiều tỉnh, nhiều đợt bắt giam các người koulaks và '' các phần tử nguy hiểm đối với xă-hội ''.

    Các đợt lùng bắt này được coi là cuộc thí-nghiệm đầu tiên hay là các cuộc thực-tập dự bị cho cuộc '' bố ráp '' lớn để thi-hành kế-hoạch '' giải-thể các người koulaks '', sẽ được phát động vào mùa Đông 1929-1930.
    Last edited by Dean Nguyen; 16-10-2012 at 03:10 PM.

  2. #92
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Năm 1926-1927, cơ-quan Guépou cũng tích cực hoạt-động trong việc lùng bắt các người chống đối chế độ cộng-sản và gán cho các người này danh-từ thân Zinoviev hay là trốt-kít. Việc thực thi làm phiếu cá-nhân để theo dỏi các người chống cộng đă được bắt đầu sớm hơn vào các năm 1921-1922.

    Tháng 9 năm 1923, Dzerjinski đă đề-nghị siết chặt lại ư-thức chủ-nghỉa của Đảng. Các người cộng-sản phải cam-kết báo cho cơ-quan cảnh-sát chính-trị mọi tin-tức mà họ biết về sự hiện-diện của các thành-phần sai-lệch, xét lại ở trong ḷng Đảng. Đề nghị này bị một sự phản đối của một số lảnh tụ, trong đó có Trotski. Nhưng thói quen cho canh chừng các người chống đối đả được phổ biến rộng rải các năm sau đó. Cuộc thanh-trừng ( purge ) của tổ-chức cộng-sản của thành-phố Léningrad, do Zinoviev chỉ huy ; xảy ra vào tháng Giêng và tháng 2 năm 1926 đả làm liên lụy nhiều vào cơ-quan Guépou.

    Các người chống đối không những bị đuổi ra khỏi đảng và vài trăm người trong số này bị bắt buộc đi lưu đày ở các thành-phố xa-xôi và số phận của họ rất là bấp bênh v́ không một ai dám cho họ một việc làm để kiếm sống. Đến năm 1927, cuộc lùng bắt các người bị liệt vào danh sách là trốt-kít, có độ vài ngàn người, đả huy động trong nhiều tháng vào một phần các cơ sở của cơ quan Guépou. Tất cả những người này đả bị ghi tên vào các phiếu cá nhơn, hàng trăm người trốt-kít đang hoạt động bị bắt đưa đi đày ở nơi khác bằng các biện pháp hành chánh.

    Vào tháng 11 năm 1927, các lănh tụ Bôn-sê-vít chống đối lại Staline là : Trotski, Zinoviev, Kamenev, Radek, Rakovski, đều bị khai trừ ra khỏi Đảng và bị bắt giam. Tất cả mọi người nào từ chối làm tờ tự kiễm thảo công khai, đều bị đưa đi lưu đày. Ngày 19 tháng Giêng năm 1928, báo Prava đă loan tin Trotski và một nhóm 30 người chống đối, bị đày đi Alma-Ata. Một năm sau Trotski bị trục xuất ra khỏi Liên-Bang Cộng-ḥa Sô-viết. Việc biến đổi một nhân vật chính tạo ra cuộc khủng bố Bôn-sê-vít , thành ra một người phản cách mạng là một chặn đường mới được vượt qua, với trách nhiệm của người hùng mới của Đảng : Staline.

    Đầu năm 1928, sau khi loại trừ phe Trotski chống đối lại chủ trương của phe Staline, đa số đảng viên của Bộ Chính-trị của Trung-Ương Đảng Cộng-sản Sô-viết đả quyết đînh chấm dứt cuộc '' hưu chiến '' chống lại toàn xă-hội Nga v́ xă-hội này trên con đường '' tiến-triễn '' đă đang đi khác với những kế-hoạch của người Bôn-sê-vít mong muốn đạt được.
    Last edited by Dean Nguyen; 16-10-2012 at 03:11 PM.

  3. #93
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Cũng giống như những ǵ đả xảy ra ở 10 năm về trước, kẽ thù chính vẫn là giới nông dân mà các người Bôn-sê-vít coi là một khối người không thể kiễm-soát được, chống đối họ và vô kỹ-luật. Và khởi điễm của cuộc nội-chiến '' thứ hai '' chống lại toàn khối các người '' nông dân '' như sử gia Andrea Graziosi đả nhận định và lần này các diễn tiến sẽ khác hơn lần trước. Tất cả các sáng kiến đều do nhà nước phát động, các thành phần xă-hội không c̣n có khả năng để phản ứng và các cuộc chống đối chỉ yếu dần đi không c̣n gây được một ảnh hưởng ǵ cả.

    Sau các tai biến xảy ra trong những năm 1918-1922, nên nông nghiệp đả có thể coi như là toàn thể phục hồi ; '' những người nông dân '' bị coi như là các '' kẻ thù của chế độ '' đang suy yếu toàn thể và nhà nước đả trở thành mạnh hơn vào những cuối năm của thập niên 20. Chính quyền đă nắm vững t́nh thế và hiểu biết những việc ǵ đả diển ra ở các làm xóm, việc thiết lập các phiếu cá nhơn các người bị xếp vào loại '' thành phần nguy hiễm cho xă-hội cư ngụ ngoài các thôn làng ''.

    Các yếu tố này đă cho phép cơ-quan Guépou hành động hữu-hiệu khi họ cho thi hành các cuộc '' bố ráp '' (rafles) đầu tiên trong chiến dịch '' giải thể người koulak '', việc '' tiêu diệt lũy tiến '' và '' thực sự '' các người nông dân chống đối bị gán cho từ '' ăn cướp '', tước đoạt các vũ khí của các người nông dân và việc trưng binh khi cần trong các cuộc hành quân. Với con số người phục ṭng chịu lịnh trưng binh và việc phát triễn một hệ thống bao vây và kiễm soát các trường học.

    Căn cứ trên các văn thư liên lạc giửa các người lảnh đạo bôn-sê-vít và các bài viết ' bằng chử viết tắt '' tóm tắc các lời phát biểu của các người này, dưới sự giám sát của Staline, và củng có khi với sự hiện diện của các người chống đối là : Kamenev, Rykov và Boukharine họ củng đả đo lường được các hậu quả mà xă-hội sẽ phải gánh chịu khi các cuộc tấn công đầu tiên được phát động vào năm 1928, vào toàn thể khối nông dân. Boukharine đả viết xong một văn thơ gởi cho Staline : Tôi báo trước cho đồng chí là sẽ xảy ra một cuộc chiến ở nông thôn. Nhưng Staline đă sẳn-sàng chấp nhận , dù phải trả với mọi giá và lần này chế độ sẽ chiến thắng.

    Việc thu mua các sản phẫm nông nghiệp vào năm 1927 đả gặp cơn khủng hoảng ; Staline viện cớ này và cũng là điều ông mong muốn. Tháng 11 năm 1927, số lượng nông sản do các cơ-quan thu mua của nhà nước, đả ít đi quá mức và qua đến tháng 12 th́ số lượng này đả tụt xuống một cách thê thăm. Đến qua tháng Giêng năm 1928, mặc dầu được mùa, các cơ-quan thu mua chỉ thâu đạt được có 4.800.000 tấn nông sản thay v́ năm trước đả thâu đạt được 6.800.000 tấn.

    V́ giá mua quá hạ do nhà nước định giá, ngược lại giá các sản-phẫm kỹ-nghệ do nhà nước cung cấp lại quá cao và khan hiếm. Các cơ-quan thu mua của nhà nước bị xáo-trộn v́ có tin đồn là sẽ xảy ra '' nội chiến '' và toàn thể khối các người nông dân đều '' bất mản '' v́ cuộc khủng hoảng này. Với các diễn tiến trên Staline coi đó là cuộc '' đ́nh công của người koulak ''.

  4. #94
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Nhóm các lảnh tụ phe Staline viện cớ v́ các diễn biến ở trên, để lập lại các tổ trưng dụng và cho thi hành nhiều biện pháp đàn áp đả được thực-hiện vào thời '' chiến-tranh của cộng-sản '' đả xảy ra mấy năm về trước. Staline đích thân đi thăm vùng Sibérie. Các người lảnh tụ khác : Andreiev, Mikoian, Postychev hay Kossior, đi tham quan các địa phương sản xuất nhiều nông-sản, các vùng đất đen là vùng Ukraine và phía Bắc vùng Caucase.

    Một văn thơ của Bộ Chính-Trị của Trung-Ương Đảng Cộng-sản đề ngày 14 tháng Giêng năm 1928 gởi cho các chính-quyền địa-phương, ra lịnh cho họ phải bắt giam những người '' đầu cơ '', các người koulak và các người '' phá rối thị trường '' cùng '' chính sách giá cả ''. Và cũng giống thời-gian năm 1918-1922, chính-sách trưng dụng được áp dụng, các viên '' toàn quyền '' được phái đi, cùng các phân đoàn lảnh-tụ cộng-sản, về các vùng nông-thôn để '' thanh-trừng '' các chính-quyền địa phương bị coi là quá '' dễ dải '' đối với các người koulak. Các vị toàn quyền này hứa với các người nông dân rằng nếu họ tố cáo các nơi cất giấu các nông sản, họ sẽ được thưởng cho một phần tư các nông-sản giấu diếm được tịch thâu từ các người nông dân đă giấu.

    Để trừng phạt các người nông dân '' cứng đầu '' nhiều biện pháp đă được nghỉ ra. Nếu họ không chịu giao nạp số nông-sản mà họ bị bắt buộc phải giao nạp cho các tổ thu mua và được trả '' rẻ hơn '' từ 4 đến 5 lần so với giá trên thị trường, th́ họ sẽ bị phạt như sau '' thay v́ phải nạp cho đủ số 1 tấn được chỉ định ; họ sẽ bị phạt là phải nạp từ 2, 3 hoặc 4 tấn. Điều 107 bộ H́nh-luật Sô-viết đả dự định là sẽ bị kết án ba năm tù giam mọi hành động làm giá cả gia tăng đả được áp dụng bừa bải. Và sau hết là các sắc thuế dành cho các người koulak đả được tăng lên gấp 10 lần trong ṿng 2 năm.

    Người ta ra lịnh cấm '' họp chợ '', biện pháp này không có ảnh hưởng đến các người nông dân khá giả. Trong ṿng vài tuần lể, các biện pháp kể trên đả làm tan vở t́nh thế '' tạm ngưng đấu tranh '' được diễn ra từ các năm 1922-1923 để giảm đi các mối xung khắc giửa chế độ với các nông dân. Các cuộc trưng dụng và các biện pháp đàn áp chỉ tạo thêm các đổ vở cho cuộc khủng hoảng ; liền khi ấy chính quyền đả dùng vũ-lực và các tổ thu mua chỉ thu được một số nông-sản kém hơn một ít số nông sản đả thu mua được vào năm 1927. Để phản ứng lại, người nông dân đă tự giăm bớt diện tích canh-tác trồng các ngũ cốc.

  5. #95
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Cơn '' khủng hoảng thu mua '' đă xảy ra vào mùa Đông 1927-1928 đă đóng một vai tṛ quyết định cho các diển biến của đời sống xă-hội về sau : Và v́ thế, Staline sau khi đả nghiên cứu nhiều bài kết luận về việc phải cho thành lập các '' pháo đài của chủ-nghỉa xă-hội '' ở các vùng nông thôn, các hợp tác xă sản xuất nông-nghiệp ( kolkhozes ) và các nông trại lớn sản xuất nông nghiệp ( sovkhozes ) và tất cả đều là tài sản của nhà nước, thi hành '' tập thể hóa '' nền nông-nghiệp để dể bề kiễm soát các sản lượng nông sản sản xuất ra và kiễm soát các người sản xuất ra các nông sản để khỏi phải chịu các luật của kinh tế thị trường. Và sau hết là để trừ bỏ '' các người koulak '' và '' tiêu diệt họ '' như là một giai cấp.

    Năm 1928, chế độ cũng chấm dứt t́nh-trạng '' tạm ngưng đấu tranh '' đối với một giai cấp xă-hội khác, các người '' spetzy '' các chuyên viên '' trung lưu trưởng giả '' xuất phát từ giới trí thức của chế độ củ, v́ vào các năm cuối thập niên 20, họ c̣n được lưu dụng ở các chổ quan trọng ở các xí-nghiệp quốc doanh và các cơ-quan hành chánh.

    Nhân cuộc họp các lảnh tụ của Ủy Ban Trung Ương Đảng vào tháng 4 năm 1928, ủy ban này đă ra một thông báo là vừa '' khám phá '' ra '' một âm mưu phá hoại kỹ-nghệ '' ở trong vùng Chakhty, một vùng mỏ than ở Donbass, xảy ra tại đại xí nghiệp hổn hợp gan thép Donougol c̣n lưu dụng nhiều '' chuyên viên trung lưu trưởng giả '' và đại xí-nghiệp này c̣n có nhiều liên-lạc tài chính với các giới tài chính phương Tây.

    Vài tuần lể sau, năm mươi ba người bị cáo, phần lớn là các kỹ-sư và các chuyên viên điều-khiển xí-nghiệp, bị đưa ra trước ṭa án có sự hiện diện của công chúng và là phiên ṭa đầu tiên từ khi có những vụ xữ án các người xă-hội cách mạng vào năm 1922. Mười một người bị cáo bị lên án tử h́nh và 5 người đả bị hành quyết. Các cuộc xử án gương mẫu này, được các báo chí đăng đi, đăng lại rất lâu đả nêu lên các '' huyền thoại '' của chế độ, đó là '' các tên phá hoại, tay sai ăn lương của ngoại bang '' và huyền thoại này nó động viên các lănh tụ cùng các người '' điềm chỉ '' của cơ-quan Guépou.

    Để giải-thích mọi thất bại về kinh tế, và luôn để '' trưng dụng '' các '' chuyên viên mới '' cho các văn pḥng mới lập của '' ngành xây dựng đặc biệt '' của cơ quan Guépou được biết với danh xưng là : Charachki. Cả ngàn người kỹ-sư và chuyên viên bị kết án phá hoại đă thọ án của họ ở các nông trường và ở các xí nghiệp hàng đầu. Những tháng sau cuộc xử án ở Chakhty, ngành phụ trách kinh tế của cơ quan Guépou đả '' tạo ra nhiệm vụ xử án tương tự '' ở Ukraine. Riêng ở đại xí nghiệp luyện kim Iougostal ở vùng Dniepropetrovsk, đả có 112 người chuyên viên bị bắt vào tháng 5 năm 1928.

    Không riêng ǵ các chuyên viên điều khiển các xí nghiệp là nạn nhân của các chiến dịch '' chống các chuyên viên '' được phát động vào năm 1928. Nhiều giáo sư và sinh-viên bị '' đuổi '' ra khỏi ngành giáo dục cao đẳng v́ họ thuộc thành phần '' xă hội ngoại lai '' trong nhiều đợt thanh-trừng được phát động tại các trường đại học để '' thăng trật '' trong một đợt '' các người trí-thức Đỏ và vô sản ''.

  6. #96
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Với lối hành sự '' cứng rắn '' hơn các cuộc đàn áp và các khó khăn về kinh tế của những năm sau cùng của chính sách NEP, thêm vào nạn thất nghiệp gia tăng, các tệ đoan xă-hội củng nhiều hơn khiến các khinh tội củng gia tăng. Các vụ tuyên án về tội phạm h́nh đả gia tăng một cách ngoạn mục : '' 578 000 vụ vào năm 1926, 709 000 vụ vào năm 1927, 909 000 vụ vào năm 1928 và 1 178 000 vụ vào năm 1929 !.. Các nhà tù bị đầy nghẹt các tù phạm v́ khả năng chứa các nhà tù này chỉ có thể chứa tối đa lối 150 000 người.

    Để giải tỏa các nhà tù và để thích ứng với số tù nhân gia tăng, vào năm 1928 chính phủ đả đưa ra hai quyết nghị quan trọng. Quyết-nghị thứ nhất là ban hành đạo luật ngày 26 tháng 3 năm 1928 : '' đối với các tội phạm nhẹ, các người bị án sẽ được giam trong một thời gian ngắn sau đó, phải đi phục vụ '' cải tạo '' không lănh lương ở các xí nghiệp, các công trường xây dựng hay là khai thác lâm nghiệp ''.

    Quyết-đinh thứ hai là đạo luật được ban hành vào ngày 27 tháng 6 năm 1929, và đả có nhiều kết quả rộng lớn : '' Tất cả các phạm nhơn bị kêu án trên ba năm tù giam, sẽ bị chuyễn đi phục vụ ở các trại tập trung lao động khổ sai ở các vùng phía Đông và các vùng nơi phía Nam để khai thác các tài nguyên thiên-nhiên của đất nước'', ư đồ này đả được dự tính từ nhiều năm trước. Cơ quan Guépou đả hoạch định một chương-tŕnh lớn khai-thác '' cây gổ '' để xuất cảng ; v́ lẻ trên cơ-quan Guépou đả đ̣i hỏi nhiều lần Nha Đặc Trách các nhà tù phải cung cấp thêm các tù nhơn để chuyển qua các trại '' đặc biệt '' ở Solovki, v́ năm 1928 con số tù ở nơi này chỉ có 38 000 người, không đủ để đăm trách cho đạt được con số '' cây gổ '' mà cơ-quan Guépou đả đưa ra quá cao.

    Công việc sửa soạn cho kế hoạch 5 năm đă đặt lại trật tự vấn đề phân phối nhân công và khai thác các vùng hẻo lánh khó sống nhưng lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dưới diện này các người nhơn công không dùng đang nằm trong các nhà tù, nếu được khai thác đúng độ có thể sẻ là một nguồn lợi tức mới nếu việc kiễm soát và quản lư đúng đắn là thêm một nguồn lợi tức, có ảnh hưởng cùng có thêm quyền lực.

    Các người lảnh đạo cơ-quan Guépou, và riêng Menjinski và viên phụ tá là Iagoda, được Staline ủng hộ đă đồng ư thức được các thành quả của việc này. Qua mùa hè năm 1929, họ cho phát động một kế hoạch '' quá cao '' để khẩn hoang một vùng rộng lớn gồm có 350 000 cây số vuông . Các khu rừng ( taiga ) ở vùng Narym-Sibérie thuộc về miền Tây. Họ không ngừng đ̣i thi hành đạo luật ngày 27 tháng 6 năm 1929, và năm trong khuôn khổ các dẩn giải trên mới nảy sinh ra ư-nghỉa tạo ra cuộc '' giải thể các người koulak '' v́ theo quan niệm của các giới chính thức là các người koulak sẽ chống lại việc tập thể hóa nền nông nghiệp.

  7. #97
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Nằm trong khuôn khổ nội bộ của Đảng Cộng-sản Nga, Staline và các người đứng về phía của ông, đă cần một năm để thuyết-phục các thành viên khác hưởng ứng kế hoạch của ông. Chính sách cưởng bách tập thể hóa nền nông-nghiệp, chính sách '' giải thể các người koulak'', gia tăng tốc độ phát-triển kỹ-nghệ, ba chính sách kể trên nằm trong một chương-tŕnh dính liền với nhau, để biến đổi một cách phủ phàng nền kinh tế và xă-hội.

    Chương-tŕnh này cũng đưa đến việc dứt bỏ các cơ-cấu của nền kinh-tế thị-trường và việc khai-thác các tài nguyên thiên-nhiên ở các vùng hẻo lánh khó sống bằng sự cưởng bách lao động đối với cả triệu người bị '' phóng truất - bị đày '', các người koulak bị giải thể, các cuộc tịch thâu điền địa của nông dân và các '' nạn nhân '' khác của cuộc '' cách mạng thứ hai '' này.

    Các người chống đối đường lối của chính sách do Staline đề ra là Rykov et Boukharine. Hai người này coi việc tập thể hóa nền nông nghiệp là trở về thời '' bốc lột quân sự-phong kiến '' các người nông dân ; việc làm này sẽ đüa trở lại cuộc nội chiến phát động khủng bố, sự hổn độn sẽ xảy ra và sau đó là nạn đói kém sẽ xuất hiện.

    Sang đến tháng 4 năm 1929, các phe chống đối bị khai trừ ra khỏi Đảng. Trong mùa Hè năm 1929, các phần tử '' hữu huynh '' bị đả kích hàng ngày trên các báo chí và một '' chiến dịch báo chí '' mảnh liệt tố cáo rằng họ đả '' hợp tác với các phần tử tư-bản và thông lượng với các bọn trốt-kít. Bị hoàn toàn thất sủng, các đảng viên chống đối công khai đả làm bản tự kiễm thảo vào tháng 12 năm 1929 tại cuộc họp các lảnh tụ của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng-sản Nga.

    Trong lúc ở trên các lớp đảng viên đang bàn thảo để coi ai theo, ai chồng lại về vấn đề hủy bỏ chánh sách NEP do Lénine chủ xướng, th́ Sô-viết đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mỗi ngày mỗi trầm trọng thêm lên. Các thu hoạch về canh nông của năm 1928-1929 đả giăm sút một cách thê thăm. Mặc dầu đả dùng nhiều biện pháp cưởng chế đối với đoàn thể các người nông dân như : phạt tiền rất nặng, bỏ tù những người nào từ chối bán các sản phẫm của họ cho chính quyền, chiến dịch thu mua các nông sản của mùa Đông 1928-1929 chỉ thu mua được một số lượng nông-sản ít hơn năm trước và v́ vậy đả tạo ra một bầu không khí '' căng thẳng '' ở các vùng nông thôn. Cơ quan Guépou để kiễm kê, từ tháng Giêng năm 1928 cho đế tháng 12 năm 1929, đă xảy ra trước khi có việc cưởng bách thu mua.

    Có 1300 vụ quần chúng biểu t́nh và bạo động đă xảy ra ở các vùng nông thôn tạo đến việc có cả chục ngàn người nông dân tham gia và bị bắt giam. Một con số khác đă nói lên t́nh h́nh của nước Nga vào thời ấy : năm 1929 vào tháng 2 đả có 3200 cán bộ của chế độ Sô-viết đă là nạn nhân của các vụ bạo động ? Cũng vào tháng 2 năm 1929, các thẻ tiếp tế lương thực đả lại được '' tái cấp phát ''. Các thẻ tiếp tế này đă được hủy bỏ khi nhà nước cộng-sản Sô-viết thi hành chính sách NEP v́ để đáp ứng với việc khan hiếm thực phẫm khi các Ủy Ban Sô-viết ra lịnh đóng cửa các cửa hàng tiểu thương và các nhà tiểu công-nghệ lại bị coi là xí-nghiệp tư-bản.

  8. #98
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Đối với Staline, t́nh h́nh nguy kịch của nền canh nông là do các hành động của các người Koulak, và các thành phần chống đối khác, họ đang '' Âm mưu-đánh bằng ḿn '' vào chế độ sô-viết. Sự việc đă rỏ ràng để chọn lựa : Các tên '' tư-sản nông-thôn '' hay các khu '' tập thể hóa nông-nghiệp '' tên gọi là Kolkhozes.

    Tháng 6 năm 1929 chính phủ cho phát động toàn diện một kế-hoạch '' tập thể hóa toàn bộ nông dân '' ; mục tiêu của kế-hoạch 5 năm này, là được xét lại để tăng lên, đă được Đại hội thứ 16 của Đảng Cộng-sản chuẩn y. Kế-hoạch này dự định sẽ tập thể hóa 5 triệu trung tâm, tức khoảng 20% các cơ sở sản-xuất, từ nay cho đến ngày kết thúc kế-hoạch 5 năm.

    Qua đến tháng 6 người ta loan báo riêng cho năm 1930 sẽ có 8 triệu trung tâm, rồi sang đến tháng 9 con số này lên đến 13 triệu trung tâm. Mùa Hè năm 1929, chính quyền đả động viên vài chục ngàn người đảng viên cộng-sản và các đoàn viên các nghiệp đoàn, các thanh niên cộng-sản ( les komsomols ), các công nhân và các sinh-viên, tất cả đều được đưa đi về các vùng thôn quê, những nơi sản xuất ra lương thực và đặt tất cả dưới sự hướng dẫn của các đảng viên địa phương và cơ quan Guépou.

    Áp lực vào các người nông dân gia tăng lên ; các tổ chức địa phương của Đảng thi đua để tranh các thành tích kỷ lục về việc '' tập thể hóa ''. Ngày 31 tháng 10 năm 1929, báo Pravada loan báo đả hoàn thành toàn bộ việc tập thể hóa không giới hạn các phong trào. Một tuần lể sau, nhơn dịp kỷ niệm lần thứ 12 củ cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, Staline đă viết một '' bài báo phi thường '' dưới tựa đề : '' Khúc quanh lớn '' căn cứ các điều sai lầm căn bản và nhận định : Các người nông dân đă quay trở về các khu '' Tập thể hóa khai thác nông-nghiệp Kolkhozes ''. Chính sách NEP của Lénine đă bị cáo chung.

  9. #99
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767

    Phần 1. Chương 7: GIẢI TÁN QUY CHẾ ĐIỀN CHỦ Và CƯỠNG BÁCH CANH TÁC TẬP THỂ--

    .
    Căn cứ theo các tài liệu vừa mới công khai hóa trước quần chúng, người ta thấy rằng chính sách canh tác tập thể là một cuộc tuyên chiến của nhà nước cộng sản chống lại toàn thể nông dân trên toàn nước Nga.

    Riêng trong năm 1930, nhà nước cộng sản lưu đày 2 triệu nông dân. Qua năm 1931, chính quyền bắt thêm một triệu tám trăm ngàn nông dân. 6 triệu người chết đói v́ không có đủ lương thực. Trên đường chở đến các trại lao động khổ sai, có hàng trăm ngàn người chết thê thảm. Các con số người chết trên đây đă nói lên tấm thảm kịch của chiến dịch tấn công nông dân do nhà nước cộng sản chủ mưu.

    Ngoài các diễn biến xảy ra rong suốt mùa Đông 1929-1930, các cuộc đàn áp nông dân c̣n kéo dài thêm vài năm sau đó. Cao điểm của cuộc tàn sát diễn ra trong năm 1932 và 1933, với số người chết đói lên cao nhất. Đó là hệ quả của chính sách nhằm '' đánh tan âm mưu chống đối nhà nước của bọn nông dân ''. Chính sách đàn áp nông dân được coi như một thí điểm , lấy kinh nghiệm để sau này nhà nước áp dụng vào các thành phần xă hội khác. Học hỏi kinh nghiệm khủng bố là giai đoạn quyết định quan trọng trong chính sách khủng bố của Staline.

    Trong bản phúc tŕnh gởi cho Ủy ban trung ương đảng trong phiên họp hồi tháng 11 năm 1929, ông Viatcheslav Molotov tŕnh bày :'' Vấn đề tốc độ thi hành chính sách tập thể hóa không quan trọng. Nếu từ nay cho đến đầu năm tới các đế quốc không tấn công chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được thắng lợi về kinh tế và sẽ thành công trong chính sách tập thể hóa.''

    Chính quyền thành lập một uỷ ban đặc biệt soạn thảo lịch tŕnh tập thể hóa với các chỉ tiêu gia tăng. Ngày 5 tháng giêng năm 1930 nhà nước cộng sản cho thi hành chương tŕnh tập thể hóa nông nghiệp . Vào mùa Thu năm 1930, các vùng Bắc Caucase, vùng trung và hạ lưu sông Volga sẽ đi vào nề nếp làm ăn tập thể. Các vùng sản xuất nông sản lớn lần lượt vào tập thể trong ṿng một năm sau.


    (.....C̣n tiếp...)

  10. #100
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Dean Nguyen View Post
    Lời Tựa: Nguyên tác : Le livre noir du communisme s. dir Stéphane Courtois et al. -(Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packowski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin )

    Đây là công tŕnh của Ông René Fossion và Ông Trần hữu Sơn, những người quốc gia đă hy sinh thời giờ và công ăn việc làm của ḿnh để đóng góp phần nào cho cuộc tranh đấu chung , khi dịch cuốn sách " Le Livre noir du communisme ", Nhà xuất bản Robert Laffont 1997, của các học giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packowski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin tố cáo tội ác của Cộng Sản thế giới .
    Ngoài ra Ông Trần minh Tâm đă tận t́nh đánh máy trên 1000 trang.

    Ông René Fossion, Ông Trần hữu Sơn, và ông Trần minh Tâm không sống về nghề làm báo, hay viết văn. Ngày th́ làm công hai bữa, tối về nhà cặm cụi làm việc dưới ánh đèn cô đơn.

    Nay th́ bản dịch đă hoàn tất nên cho phổ biến trên Internet để mọi người thấy rơ "bộ mặt thật của Cộng Sản". Mong rằng quư độc giả rộng luợng bỏ qua nếu có điều ǵ không đúng lắm v́ "traduire c'est trahir" ( nói nôm na: dịch một bản văn đôi khi c̣n phản nghĩa điều mà tác giả muốn nói ).
    Mong quư độc giả cứ tự tiện phổ biến cho bất cứ ai cần đến. Đó là ư nguyện của chúng tôi.
    Mong lắm thay.
    Cám ơn anh Dean Nguyen đă giơí thiệu bản dịch.




    The Black Book of Communism

    Crimes, Terror, Repression

    Stéphane Courtois
    Nicolas Werth
    Jean-Louis Panné
    Andrzej Paczkowski
    Karel Bartosek
    Jean-Louis Margolin
    Edited by Mark Kramer
    Translated by Jonathan Murphy

    http://www.hup.harvard.edu/catalog.p...ontent=reviews

    http://en.wikipedia.org/wiki/The_Bla...k_of_Communism

    Le Livre noir du communisme

    http://fr.wikipedia.org/wiki/Le_Livr..._du_communisme

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •