Page 12 of 12 FirstFirst ... 289101112
Results 111 to 115 of 115

Thread: Chỉnh đốn đảng tại VN đă đến hồi gay cấn

  1. #111
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Lê Hoàng - Bắt sâu hay làm cỏ?

    - Tác giả gửi cho X-Cafevn


    Cuối cùng, Hội nghị TƯ 6 của đảng CSVN cũng đă khai mạc vào ngày 01/10/2012 (Ngày Quốc khánh Trung Quốc)

    Một lần nữa tương lai của gần 90 triệu người Việt lại bị đặt vào một t́nh thế phó mặc số phận của ḿnh cho người khác. Người dân Việt đă bị chai lỳ và mất khả năng đề kháng với những cảnh "ngồi chầu ŕa" trước những sự kiện trọng đại mang tính quyết định tương lai của họ và con em họ.

    Mặc dù những cụm từ đầy tính dân chủ như "nhà nước của dân" "v́ dân", "do dân" như điệp khúc nhắc đi nhắc lại suốt chiều dày lịch sử từ ngày ra đời nước Việt nam dân chủ cộng ḥa, song với Điều 4 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Đảng cộng sản Việt Nam,…, là lực lượng lănh đạo nhà nước và xă hội.” th́ trên thực tế gần 90 triệu công dân Việt Nam không phải là đảng viên đảng cộng sản đă bị tước đoạt mất quyền và cơ hội tham gia lănh đạo và quản lư đất nước.

    Thứ nhất là không được quyền suy nghĩ bằng cái đầu của ḿnh,
    Thứ hai là không được phát biểu chính kiến,
    Thứ ba là nếu có nói th́ không được phép nói thật,
    Thứ tư là không được tập trung trao đổi bàn bạc ư kiến,
    Thứ năm là không được biểu quyết, lựa chọn những người ḿnh yêu thích, những điều ḿnh muốn... Vậy là hết cách.

    Sự câm, điếc, và chứng thong manh bất đắc dĩ của xă hội sau hơn nửa thế kỷ đă khiến phần lớn người dân trở thành vô cảm, nó đă lấy đi của họ cả nhu cầu tham gia đóng góp vào những vấn đề đại sự của dân tộc mà lẽ ra họ phải là người làm chủ. Họ không biết rằng chính những cái gật đầu hay lắc đầu của những người (tưởng như không có liên quan) kia sẽ quyết định cả tương lai của họ và con cháu họ.

    Rất may nhờ có internet vào những năm gần đây phần nào đă giúp cho một số người có được cái nh́n xa hơn, rơ hơn, giúp họ có thể nghe được nhiều âm thanh hơn và dẫu chưa được nói một cách công khai th́ ít ra cũng được giăi bày tâm sự, và lặng lẽ chia sẻ thông tin trên các trang mạng. Trước thềm Hội nghị TW 6 lần này cũng vậy, may nhờ các trang mạng mọi người mới có được những thông tin đa chiều, biết được cảm xúc và ước nguyện của xă hội.

    Tác giả bài viết này cũng không phải một ngoại lệ, không có mục đích nào khác ngoài mong muốn thông qua các trang mạng đăng tải những suy nghĩ và ư kiến cá nhân để chia sẻ với những người cùng quan tâm. Xin sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng những ư kiến khác biệt.

    Theo cách nói công khai th́ Hội nghị TƯ 6 là một cuộc chấn chỉnh nội bộ, chống tham nhũng để lấy lại phần nào niềm tin của dân về đảng cộng sản và một chính phủ đă bị tai tiếng quá nhiều. Song, dường như mọi người đều hiểu mục tiêu đằng sau của Hội nghị lần này là phân chia lại quyền lực trong nội bộ đảng CS.

    Là người dân th́ ta chỉ nên quan tâm đến những quyết sách nào có lợi cho dân, cho đất nước, c̣n mục đích hay "âm mưu" đằng sau của các phe nhóm th́ nó thuộc về nội bộ của đảng cộng sản. Nếu mục tiêu đó đồng thuận với quyền lợi của dân th́ tồn tại, c̣n nếu đi ngược lại th́ nó sẽ bị đào thải.

    Liên quan đến quyền lợi của dân có một số quan điểm, song rơ nét nhất vẫn là ủng hộ việc tập trung "bắt đàn sâu tham nhũng" để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho đất nước, cải thiện đời sống của dân và bảo đảm an sinh xă hội.

    Cũng có một vài ư kiến khác, chẳng hạn tác giả Nguyễn Thanh Giang trong bài viết "C̣n nguy hiểm hơn tham nhũng" đăng trên Dân luận ngày 6/10 th́ lại đưa ra một khái niệm khác hoàn toàn:

    "Vả chăng, như tôi đă nhiều lần khẳng định: muốn chống được tham nhũng phải chống cái nguyên nhân đẻ ra tham nhũng. Nguyên nhân tệ nạn tham nhũng vào loại hàng đầu thế giới ở Việt Nam chính là do đường lối, chủ trương, chính sách của ĐCSVN có nhiều điểm chưa đúng. Đảng đă tạo ra hai chùm phôi tham nhũng rất lớn. Một là: chủ trương đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Hai là: Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Hai chùm phôi này được nuôi dưỡng trong cái bao thai đường lối “Kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa”. Chính phủ có bất tài, có hư hỏng cũng chỉ là “người” chăn dắt tham nhũng. Đảng mới là “người” đẻ ra tham nhũng."

    Có thể nói Nguyễn thanh Giang đă đưa thêm khái niệm "làm cỏ, cải tạo đất" để đàn sâu không c̣n chỗ sinh sôi và ẩn náu thay cho việc "bắt sâu".

    Rồi tác giả Nguyễn Thanh Giang kết luận "Tham nhũng đang như con sâu (chủ trương đương lối) đục ruỗng thân cây mà lại chỉ lo đi vặt mấy cái lá úa (cá nhân tham nhũng) th́ vặt đến bao giờ cho hết và làm sao mà cứu được cây khỏi tàn tạ!".

    Thậm chí tác giả c̣n lo xa khi bắt được con sâu này th́ ai dám chắc những con sâu khác không xuất hiện và kém nguy hiểm hơn những con sâu trước... Và đó cũng là thông điệp của tác giả Nguyễn Thanh Giang gửi cho các ủy viên TƯ đảng cùng với các đại biểu quốc hội.

    Về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng (hay nguyên nhân dẫn đến sâu bệnh) th́ tôi hoàn toàn đồng ư với kết luận trên đây của tác giả Nguyễn Thanh Giang; song, trước mắt nên lựa chọn "làm đất và nhổ cỏ" trước hay "phun thuốc sâu" trước là việc cần phải lựa chọn.

    Giống như thuật chữa bệnh cho người: Thông thường Đông y áp dụng rất tốt cho việc điều trị tận gốc (chữa từ nguyên nhân) nhưng đ̣i hỏi mất nhiều thời gian và chỉ thích hợp với việc pḥng bệnh, chữa ở t́nh trạng bệnh mới ở thời kỳ ban đầu. C̣n Tây y là chữa nhanh, chữa khi con bệnh đă ở giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng, nếu gọi đó là "chữa ngọn" cũng được nhưng cần phải nhanh chóng giải phẫu, cắt bỏ hoặc dùng kháng sinh mạnh để ngăn chặn lây lan. Không thể để đến khi bệnh nặng rồi, không lo chữa thuốc mà lại t́m cách khắc phục nhưng nguyên nhân gây bệnh như do thiếu chất nọ, thừa chất kia, hoặc do sinh hoạt không điều độ... th́ con bệnh chỉ có chết.

    Giữa nguyên nhân căn bệnh và pháp đồ điều trị căn bệnh là hai khái niệm khác hẳn.

    Khi cái cây hay một cánh đồng đă bị nhiễm sâu nặng th́ trước hết phải phun thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, bắt và giết những con sâu chúa. Đó là pháp đồ điều trị bệnh sâu ăn hại. Nếu không loại trừ sâu kịp thời th́ chỉ sau vài đêm, với sức phá của cả bày sâu (như Chủ tịch Trương tấn Sang đă kết luận) th́ đến đất cũng chẳng c̣n. Đến nước ấy th́ chẳng cần "đứa nào cơng rắn", rắn cũng tự ṃ đến nhà một cách tự nhiên, và chắc không chỉ một con mà là cả một bày rắn. Lúc đó đất nước này sẽ chỉ c̣n lại một cánh đồng sâu với bày rắn.

    Nhổ cỏ hay cải tạo đất (nguyên nhân sinh ra sâu bệnh) là công việc phải làm thường xuyên. Cái sai lầm của đường lối "kinh tế thị trường định hướng XHCN" như tác giả Nguyễn thanh Giang kết luận th́ quá đúng. Thậm chí có thể coi đó là một đường lối ngớ ngẩn nhất trần đời. Có điều cũng cần nhấn mạnh rằng sự ngớ ngẩn đó đă có từ nhiều năm nay nhưng thực sự đàn sâu nhiều như bây giờ th́ chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. V́ thế bắt và giết sâu là việc làm cần thiết và khẩn cấp, bất kể những con sâu đó nằm trong đảng hay trong chính phủ (người chăn dắt sai lầm hay kẻ thực thi hư đốn)

    Thay đổi đường lối lại thuộc về nhận thức của đảng. Chắc chắn đường lối hiện nay sẽ phải thay khi họ nhận ra và bị trả giá cho sự ngớ ngẩn. Thay đổi nhận thức đ̣i hỏi một quá tŕnh - giống như "làm cỏ hay cải tạo đất" cần phải được làm thường xuyên.

    Đó cũng là thông điệp tôi muốn một mặt để chia sẻ với những người bạn cùng quan tâm và đặc biết rất mong các trang mạng gửi tới 175 vị đại biểu Hội nghị TƯ 6 cùng toàn thể đại biểu Quốc hội để tham khảo trước khi quyết định thực hiện việc nào trước: "bắt sâu" hay "nhổ cỏ". Tôi thành tâm cầu nguyện cho Hội nghị thành công như mong muốn của ḷng dân để kinh tế đất nước mau chóng phục hồi sau cuộc "phun thuốc trừ sâu" này.

    Hà Nội 09.10.2012


    http://danluan.org/tin-tuc/20121010/...sau-hay-lam-co

  2. #112
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Căng thẳng cung đ́nh 'thể hiện qua blog'

    Cập nhật: 10:51 GMT - thứ tư, 10 tháng 10, 2012

    Ông Dũng bị những trang web phản đối buộc tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lư kinh tế yếu kém.

    Hăng tin Reuters hôm 10/10 có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.

    Cây bút Stuart Grudgings viết bài với tựa đề "Những trang blog xỏ xiên đánh tín hiệu về sự căng thẳng trong lúc Việt Nam t́m cách giải quyết vấn nạn kinh tế".

    BBC xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.

    Khi một trong những ông chủ ngân hàng giàu có và nhiều quan hệ nhất của Việt Nam bị bắt vào tháng Tám, một động thái khiến thị trường chứng khoán rung chuyển, một trang blog nhỏ ít ai biết đến đăng tải tin nhiều giờ trước truyền thông nhà nước.

    Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trang Quan Làm Báo có thể là một cửa sổ nh́n vào căng thẳng gia tăng trong ban lănh đạo trong lúc đất nước cộng sản đang phải vật lộn với những vấn nạn kinh tế ăn sâu, phá tan h́nh ảnh một trong những thị trường đang lên nóng nhất Châu Á.

    Trang web này đă trở thành một trong những trang được xem nhiều nhất v́ phê phán không thương tiếc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông này tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lư kinh tế yếu kém.

    "Những đ̣n tấn công đăng tải trên trang này và hai trang khác chắc chắn phải từ phía trong nội bộ Đảng," một đảng viên giấu tên và một vài nhà nghiên cứu thường xuyên theo dơi những bí mật chính trị của Việt Nam b́nh luận. Họ nói rằng những trang này phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt xung quanh cách xử lư những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang nợ đầm đ́a.

    Trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích v́ không thích nghi với kinh tế thị trường toàn cầu, những nhà lănh đạo chóp bu của Hà Nội đă bắt đầu một hội nghị tuần trước, chỉ vài ngày sau khi hăng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với quan ngại rằng những ngân hàng ngập nợ có thể sẽ phải cần một khoản cứu trợ lớn.

    Nhiều nhà quan sát đă dự đoán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang t́m cách giành lại bớt quyền kiểm soát chính sách từ phía ông Dũng, một cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, bị cáo buộc có quan hệ thân mật với những doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính.

    "Họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất cứng rắn," Adam McCarty, trưởng kinh tế gia tại hăng tư vấn Mekong Economics đóng tại Việt Nam, b́nh luận về ban lănh đạo Cộng Sản. "Họ không c̣n chỗ để ngọ nguậy nữa."

    "Một số người và nhóm người giàu có sẽ phải từ bỏ rất nhiều tài sản và của cải. Xung đột hiện tại là xung quanh vấn đề đó sẽ là ai," ông Carty nói.

    Ông Sang đă công khai phản đối lại chủ nghĩa bè phái.

    Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đă đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị.

    Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng xung đột giữa ông Sang và ông Dũng thực chất chỉ là tranh chấp quyền lực, đồng thời nghi ngờ việc một trong hai bên sẽ thực sự thực hiện những cải cách kinh tế cứng rắn mà Việt Nam đang cần.

    Điều mấu chốt ở đây, không thấy rơ nỗ lực nào nhằm chấm dứt sự thiếu minh bạch hiển nhiên của hệ thống ngân hàng. Không ai rơ về độ tín nhiệm của các ngân hàng, ai là người thực sự sở hữu chúng cũng như khoản vay cửa sau dành cho chính các doanh nghiệp của những ngân hàng này là bao nhiêu.

    "Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viển vông," ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia b́nh luận.

    Sự hạ bậc tín nhiệm của Moody's là cú đấm gần đây nhất vào một nước từng là ngôi sao kinh tế của Đông Nam Á khi sự sa đà với tăng trưởng tín dụng đi lệch hướng, để lại những khoản nợ và sự mất cân bằng khổng lồ.

    Được châm ng̣i bởi cải cách bắt đầu từ những năm 1980, tăng trưởng kinh tế đạt đến mức 8,5% trong năm 2007. Tuy nhiên hiện tại chính phủ chỉ dự đoán tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức chỉ tiêu 6-6,5% trước đó.

    Trong lúc hầu hết các nước Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều những nguồn đầu tư nước ngoài, trong chín tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại giảm đi 1,2% so với một năm trước.

    C̣n tiếp...

  3. #113
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thị trường bất động sản suy thoái

    Ngân hàng trong nước hiện tại đang gánh chịu hậu quả của suy thoái nặng nề đối với ngành bất động sản và các doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ. Tổng số nợ xấu hiện tại được ước tính lên tới 15,6 tỷ đôla dựa vào thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích tin rằng con số thực sự cao hơn nhiều.

    Việc dọn dẹp khối nợ xấu sẽ yêu cầu một khoản cứu trợ, tuy nhiên kế hoạch 5 tỷ đôla để giải quyết nợ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính đang có vẻ khựng lại.

    Một trong những dấu hiệu cho vấn đề ngày càng xấu đi tại các ngân hàng, đó là sự thất bại của họ trong việc tận dụng năm lần cắt lăi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay để giúp doanh nghiệp.

    Thay v́ xuất quỹ những khoản tiền mới và mạo hiểm tăng thêm nợ, các ngân hàng đang có xu hướng tích tụ vốn để đề pḥng cho một ngày xấu có khả năng đang đến gần.

    Tiền gửi ngân hàng tăng chỉ 11% trong tám tháng đầu năm, trong lúc tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,4% so với một năm trước; một sự đột biến bất chợt đối với một nền kinh tế với tăng trưởng chi phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng ở hai con số trong thập kỷ qua.

    "Hiện tại rất khó để vay mượn. Đây là thời khắc khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây," ông Ṭng Trọng Nghĩa, giám đốc một công ty sản xuất nội thất với 70 nhân công tại tỉnh Bắc Ninh nói.

    Ông Nghĩa nói sản lượng đă giảm 40% trong năm nay; đồng thời hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác đă ngưng trệ.

    Mặc dù một cuộc khủng hoảng lớn đối với ngành ngân hàng khó có khả năng xảy ra, sự đ́nh đốn hiện tại là một mối nguy hiểm nếu thiếu đi những cải cách táo bạo để đối phó với nợ xấu và đưa t́nh trạng thực sự của hệ thống ngân hàng ra ánh sáng.

    Rạn nứt chính trị?

    Nhà cầm quyền đă hành động mạnh mẽ hồi tháng Tám khi bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nhà sáng lập giàu có của Ngân hàng Thương mại Á Châu. Tuy nhiên việc bắt ông này cũng như tội lừa đảo có vẻ như chỉ là một hành động riêng lẻ và có thể đă phản ánh xung đột leo thang ở cấp lănh đạo.

    Những nhà phân tích chính trị nói rằng ông Kiên có quan hệ thân mật với ông Dũng, và cho rằng việc ông này bị bắt là nỗ lực nhằm giảm bớt quyền hành của thủ tướng, người có quyền lực ngày càng mở rộng sau khi nhậm chức từ năm 2006.

    Sự ra đời của Quan Làm Báo và hai blog có tính phê phán gay gắt khác là Dân Làm Báo và Biển Đông đă đóng góp vào thêm những t́nh tiết liên quan đến chính trị.

    Bất chấp việc bị lên án trước công chúng bởi ông Dũng là "mưu đồ độc địa của thế lực thù địch," cả ba trang web tiếp tục hoạt động, làm gia tăng nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp.

    Điều đó sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ v́ dám chất vấn chính phủ.

    Quan Làm Báo sử dụng rất nhiều lời ám chỉ và thuật ngữ của những người tay trong, gọi ông Dũng là "3D", "quái vật" và "anh y tá" - với tên gọi cuối cùng nhắc đến vai tṛ của ông này trong cuộc chiến Việt Nam.

    Nhiều bài viết đă đánh phá ông Dũng v́ hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước yếu kém.

    "Người Việt Nam có thể thấy Bộ Chính trị đă phạm những lỗi lầm nghiêm trọng v́ chịu đựng 3D," trích một trong những bài đăng tuần trước.

    Bài viết nói thêm rằng ông này đă "trở thành một con quái vật mà không ai kiểm soát nổi."

    Bài viết của Reuters có sự đóng góp của John Ruwitch từ Thượng Hải, và do Jason Szep cùng Richard Borsuk biên tập lại.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ignaling.shtml

  4. #114
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'CÁ 1 ĂN 100' ANH Y TÁ VỀ 'ĐUỔI GÀ'!

    Quanlambao - Cu đen vừa hóng hớt phố phường Hà Nội thấy đâu đâu cũng bàn tán rôm rả, đoán già, đoán non xem kỳ này ANH Y TÁ có bị đuổi về hay không?

    Người ta c̣n rao 100 ăn 1 để cá 3D sẽ 'về đuổi gà', vậy mà cũng không có ai dám cá độ v́ sợ rằng mất cả 1 đồng!

    Cu đen nghe mấy bác xích lô tán nhau rằng: Khác xa với họp BCT, 3D ra trước trung uỷ th́ gân cổ căi lem lém để lên gân với các Trung Uỷ yếu bóng vía...

    Nhưng cũng chẳng doạ được ai, nhiều người lại rỉ tai nhau, nếu Thủ Tướng nói vậy th́ hoá ra BCT 'vu khống' cho Thủ Tướng sao? TBT và CTN 'bôi nhọ' Thủ Tướng à? Hay Ban chuyên án 'dựng chuyện'? Hay tại Uỷ ban kiểm tra Đảng 'đặt điều' cho Thủ Tướng?
    C̣n cái nhà thờ họ to như Toà nhà thị chính th́ 3D nói rằng "cả ḍng tộc góp nhau lại"... rồi cậu con rể giàu 'nứt đố , đổ vách' có tài sản đến cả tỷ đô la đóng góp!!!!! Bảo Hoàng ơi là Bảo Hoàng, phen này cu cậu sẽ chết với cơ quan thuế vụ của Mỹ rồi! Mỗi năm cậu đóng thuế bao nhiêu, chưa được vài ngàn tiền thuế, vậy mà có đến cả tỷ đô la ở đâu vậy cà?

    Thế mới thấy bà con Việt Nam ḿnh tinh thật, từ mấy tháng nay đă râm ran rỉ tai nhau vụ anh con rể Thủ Tướng không biết bỏ của chạy lấy người hay là 'màn nghi binh tẩu tán tiền cho cô gái rượu?!'

    Đợt này Tổng Trọng cấm tiệt nên các ông Trung Uỷ miệng câm như thóc, chẳng cậy được ǵ, may mà c̣n có vợ chồng Thổ công, thổ địa chứ không th́ có lẽ thua luôn!

    Để cu đen tôi đi nghe ngóng tiếp về bẩm báo cho bà con nghe chơi.

    Cu đen

    http://quanlambao.blogspot.com/2012/...ve-uoi-ga.html

  5. #115
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Trung ương Đảng 'thay đổi nhân sự lớn'? .



    Giáo sư Thuyết cho rằng có nhiều khả năng có thay đổi nhân sự

    Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định có nhiều khả năng sẽ có thay đổi nhân sự sau Hội nghị Trung ương trong lúc có ý kiến từ bên ngoài cho rằng 'ai làm đúng tinh thần Nghị quyễt 4 thì ở lại, ai sai thì phải đi'.

    Trả lời câu hỏi của BBC về chuyện liệu các đồn đoán hiện nay về khả năng thậm chí có cả thay đổi ở vị trí thủ tướng, Giáo sư Thuyết nói:

    "Bởi v́ chỉ riêng cái việc phải chịu trách nhiệm về những vụ việc lớn như Vinashin, Vinalines và các tập đoàn khác, về cái việc để cho ngân hàng bị lũng đoạn, rồi về những sự yếu kém của nền kinh tế, sự xuống cấp của văn hóa, xă hội... th́ khả năng thay đổi chắc là phải có."

    Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng đánh giá lịch trình của thay đổi nếu xảy ra:

    "Chắc chắn là nếu như có thay đổi th́ ngay sau Hội nghị này là người ta thay đổi rồi,"

    "Các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày kết thúc Hội nghị, theo dự kiến là ngày 15/10"


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._outcome.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-07-2012, 11:21 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2011, 11:13 PM
  3. Replies: 7
    Last Post: 08-09-2011, 09:21 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-08-2011, 11:45 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-10-2010, 02:08 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •