Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN
(1921-2008)
Trần Đông Phong
Kể từ khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tiền thân của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, người nắm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu đời nhất, từ 1965 đến 1975, tưc là gần 10 năm, là Đại Tướng Cao Văn Viên, kế đó là Thống Tướng Lê Văn Tỵ, gần 8 năm, từ 1955 đến 1963, c̣n những vị khác th́ thời gian họ nắm giữ chức vụ này rất ngắn ngủi, có người chỉ chừng vài năm, có người chỉ chừng vài tháng mà thôi. Tuy nhiên trong số những vị này, Đại Tướng Cao Văn Viên là người duy nhất đă nắm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng khi quân số của Quân Lực VNCH lên đến trên 1 triệu người cả nam lẫn nữ và vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, ông đă được Tổng Thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ Nhị Cộng Ḥa do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nắm giữ.
Theo bản tiểu sử chính thức của Việt Tấn Xă (Who’s Who in Vietnam,VNTTX Saigon, 1974) ông Cao Văn Viên sinh tại Vientiane (Vạn Tượng,) thủ đô nước Lào ngày 11 tháng 12 năm 1921. Ông theo học trường trung học của người Pháp ở Vientiane và sau khi tốt nghiệp bằng Diplome (trung học Đệ Nhất cấp), ông đi làm công chức trong ngành Kho Bạc (ngân khố) tại thủ đô nước Lào. Ông không phải là một người t́nh nguyện gia nhập vào quân đội, khi c̣n ở tuổi đôi mươi như những vị sĩ quan khác mà chỉ gia nhập vào quân đội một cách bất đắc dĩ sau khi bị bắt cầm tù. Có nhiều người từng quen biết với Đại Tướng Cao VănViên cho biết rằng ông Cao Văn Viên trở về Việt Nam với ư định tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng lại bị quân đội Pháp bắt khi ông trên đường trở về Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 1940. Thấy ông nói tiếng Pháp thông thạo, quân Pháp bắt ông phải đi theo họ để làm thông ngôn (thông dịch viên) cho đến khi người Pháp mở lớp huấn luyện sĩ quan để phục vụ cho Vệ Binh Cộng Ḥa ở Nam Việt (Gardes Républicaines du Sud Vietnam,) ông đă được gửi đi thụ huấn khóa này. Ông tốt nghiệp lớp Huấn Luyện Sĩ Quan tại Cap St Jacques (Vũng Tàu) vào năm 1949, lúc bấy giờ đă gần 30 tuổi, cùng một khóa với các ông Nguyễn Chánh Thi, sau này là Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, ông Nguyễn Hữu Hạnh, sau này là Chuẩn Tướng, được ông Dương Văn Minh bổ nhiệm làm Tổng Tham Mưu Phó QLVNCH vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 th́ mọi người mới biết Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đă theo Cộng sản từ trước.
Theo ông Phạm Văn Liễu th́ Tướng Cao Văn Viên đă từng giữ chức vụ chỉ huy những đơn vị tác chiến từ đầu thập niên 1950 tại Bắc Việt cùng với các sĩ quan sau này nắm giữ những chức vụ lănh đạo trong guồng máy chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Ḥa như Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, Trung úy Trần Thiện Khiêm, Trung úy Tôn Thất Đính, Trung úy Đặng Văn Quang v.v. Tướng Cao Văn Viên đă từng làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 10 ở Tiểu Khu Hưng Yên, (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng có một thời phục vụ tại tiểu khu này với ông Cao Văn Viên,) tiểu đoàn trưởng Tiểu Đ̣an 56, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù, Tư Lệnh Quân Đoàn III trước khi được đề cử giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1965.
Ông cũng đă từng giữ chức vụ Tùy Viên Quân Sự tại Ṭa Đại Sứ Việt Nam Cộng Ḥa ở Washington trong hai năm rồi sau đó được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu (CGS) của quân đội Hoa Kỳ tại Fort Leavenworth vào năm 1956-1957. Một trong những người bạn cùng khóa với ông tại Ft Leavenworth là Trung Tướng Harold G. Moore, người đă chỉ huy trận đánh Ia Drang vào năm 1965. Tướng Moore sau này là tác giả cuốn sách “We’re Soldier Once…and Young” và cuốn sách này đă được quay thành phim rất ăn khách với tài tử nổi tiếng Mel Gibson đóng vai tướng Harold Moore, với sự cộng tác của tài tử Đơn Dương ở Việt Nam. Cũng v́ đóng phim này mà Đơn Dương bị chính quyền Cộng sảnViệt Nam gây ra rất nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự can thiệp tích cực của giới nghệ sĩ Hollywood cho nên Đơn Dương sau cùng mới được di dân sang sinh sống ở Hoa Kỳ.
Sau khi trở về nước, Trung Tá Cao Văn Viên được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cử làm Tham Mưu Trưởng Tham Mưu Biệt Bộ tại Phủ Tổng Thống và sau cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, Trung Tá Cao Văn Viên được cử giữ chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Ngày 3 tháng 3 năm 1964, Đại Tá Cao Văn Viên được vinh thăng Thiếu Tướng sau khi bị thương trong lúc đang chỉ huy Lữ Đoàn Nhảy Dù hành quân trong vùng biên giới Việt-Miên. Ông là người sĩ quan cấp đại tá sau cùng được thăng lên chức vụ thiếu tướng 2-sao v́ sau đó th́ Thủ Tướng Nguyễn Khánh đă sửa đổi lại quy chế và cấp bậc trong quân đội, cho thiết lập thêm cấp bậc chuẩn tướng 1-sao giống như là Brigadier General trong quân đội Hoa Kỳ.
Sau khi được thăng lên thiếu tướng, Tướng Cao Văn Viên được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III kiêm Đại Biểu Chính Phủ tại Vùng 3 Chiến Thuật ở Biên Ḥa vào năm 1964. Một năm sau đó, vào ngày 14 tháng 10 năm 1965, ông lại được cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Sang năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Quốc Pḥng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội nhưng sau khi Hiến Pháp VNCH được ban hành vào ngày 1 tháng 4 năm 1967 th́ ông từ chức Tổng Trưởng Quốc Pḥng, chỉ c̣n giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho đến tháng 4 năm 1975.
Tướng Cao Văn Viên là người rất hiếu học. Trong thời gian phục vụ tại Phủ Tổng Thống, ông đă tự học và thi đậu cả hai bằng tú tài I và II, sau đó ông lại c̣n tiếp thục theo đuổi việc học tại trường Đại Học Văn Khoa Sài G̣n và đă lấy được văn bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp.
Sau năm 1975, ông Cao Văn Viên cùng một số sĩ quan Việt Nam, Cam-Bốt và Lào được Trung Tâm Quân Sử của Lục Quân Hoa Kỳ mời cộng tác để viết lại về kinh nghiệm của họ trong cuộc chiến tranh Đông Dương và hai tác phẩm của ông đă được trung tâm này xuất bản trong bộ sách Indochina Monographs vào thập niên 1980, đó là cuốn “Leadership” xuất bản vào năm 1981 và “The Final Collapse” xuất bản vào năm 1983. Cuốn The Final Collapse đă được Nguyễn Kỳ Phong dịch ra Việt ngữ dưới tựa đề “Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Ḥa” xuất bản vào năm 2003. Ngoài ra ông đă cùng với cựu Trung Tướng Đồng Văn Khuyên viết cuốn “Reflections on the Vietnam War” được xuất bản vào năm 1980.
Sau ngày di tản sang Hoa Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cư ngụ tại tiểu bang Virginia và ông sống một cuộc đời rất thầm lặng, ít liên lạc với bên ngoài cũng như là rất ít xuất hiện trước đám đông, kể cả những buổi họp mặt của các hội đoàn cựu quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa. Bà Cao Văn Viên đă từ trần cách đây ít lâu và v́ t́nh trạng sức khỏe trở nên rất suy yếu, trong những năm gần đây, ông Cao Văn Viên được đưa vào sống trong một nhà an dưỡng cho người cao niên tại niên tại Arlington thuộc vùng ngoại ô thủ đô Washington D.C.
Suưt Bị Phe Đảo Chánh 1-11-1963 Thủ Tiêu
Vào buổi trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Cao Văn Viên không theo phe đảo chánh và “chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc” nhưng có một số sĩ quan khác lại không được may mắn như vậy.
Sáng ngày hôm đó, Đại Tá Cao Văn Viên cũng như tất cả các vị tư lệnh mọi quân binh chủng và giám đốc nha sở tại Sài G̣n đều được lệnh cuả Trung Tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VNCH, mời về họp tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Đúng 1 giờ 30 chiều, Trung Tướng Dương Văn Minh, nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Cách Mạng tuyên bố với tất cả sĩ quan hiện diện rằng Quân Đội đă đứng lên làm đảo chánh chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Tướng Minh hỏi từng người ai không theo “cách mạïng.” Đại Tá Cao Văn Viên và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt từ chối không theo và cả hai ông đều bị quân cảnh c̣ng tay rồi nhốt trong một căn pḥng tại Bộ Tổng Tham Mưu. Cùng bị nhốt chung với hai vị đại tá nói trên c̣n có Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống, Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân, Trung Tá Nguyễn Văn Thiện, Chỉ Huy trưởng Thiết Giáp và Đại Tá Trần Văn Trung, Tùy viên Quân sự tại ṭa Đại sứ Việt Nam tại Paris vưà mới về nuớc v.v.
Tối hôm đó, Đại úy Nguyễn Văn Nhung, sĩ quan tùy viên của Dương Văn Minh, mang Đại Tá Lê Quang Tung và em trai cuả ông là Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt sang nghiă địa cuả Hội Bắc Việt Tương Tế cạnh Bộ Tổng Tham Mưu bắn chết. Không ai được biết một cách chính xác người nào đă ra lệnh xử tử hai vị sĩ quan này, nhưng chỉ trong ṿng một ngày 2 tháng 11, viên sĩ quan tùy viên này của Tướng Dương Văn Minh đă giết chết 4 mạng người, nếu kể thêm cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Cho đến bây giờ, thân nhân cuả hai ông Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu cũng không thể nào t́m được di hài cuả họ mặc dù đă cố cất công hỏi thăm t́m kiếm từ năm 1963. Người duy nhất biết đích xác nơi chôn vùi hai vị sĩ quan này là Đại úy Nhung, nhưng ông này đă “dùng dây giày tự tử” sau cuộc chỉnh lư ngày 30 tháng 1 năm 1964.
Một vị sĩ quan khác cũng cùng chung số phận với hai vị sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt này, đó là Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân.
Sáng ngày 1 tháng 11, Đại Tá Hồ Tấn Quyền được một sĩ quan Hải Quân cũng là bạn cuả ông là Thiếu Tá Nguyễn Văn Lực mời đi Thủ Đức để ăn mừng sinh nhật cuả ông Quyền. Sau này có nhiều người thắc mắc tại sao Đại Tá Quyền lại đi Thủ Đức ăn sinh nhật vào buổi sáng ngày 1-11 v́ trên nguyên tắc, ông là tư lệnh một quân chủng th́ đă phải nhận được lệnh về dự phiên họp đặc biệt tại Bộ Tổng Tham Mưu vào trưa hôm đó, tại sao ông lại đi Thủ Đức v́ một việc riêng cuả ông?
Một nguồn tin từ trước năm 1975 nói rằng theo cuộc điều tra của An Ninh Hải Quân sau này th́ người tài xế lái chiếc xe traction cuả Đại Tá Quyền kể lại rằng dường như Đại Tá Quyền có vẻ không muốn đi nhưng hai người sĩ quan kia đi hai bên có vẻ như là ông bị kèm ở giưă. Trên xe, Đại Tá Quyền ngồi ở giưă, Thiếu Tá Nguyễn Văn Lực ngồi bên phải và Đại Úy Nguyễn Kim H.G. ngồi bên trái ở băng sau. Điều này cho thấy là ông Quyền bị áp lực cuả hai ông sĩ quan thuộc cấp v́ theo lễ nghi quân cách th́ vị tư lệnh bao giờ cũng phải ngồi ở vị trí bên phải chứ không ngồi ở giưă. Khi xe chạy qua vườn cao su Thủ Đức (lúc bấy giờ Xa lộ Biên Hoà đang được xây cất), người tài xế nghe có tiếng căi cọ ở phía sau, rồi có tiếng súng nổ. Đại Tá Quyền là người khá to lớn, ông lại có vơ nên cả hai vị sĩ quan kia phải khó khăn lắm mới hạ nỗi ông Quyền. Người tài xế được lệnh ngừng xe lại, hai người kia đẩy xác Đại Tá Quyền xuống rừng cao su rồi sau đó xe lại chạy về Bộ Tổng Tham Mưu. Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị đâm chết bằng nhiều lát dao, không biết rơ ai là thủ phạm, tuy nhiên cả hai ông sĩ quan ngồi cùng ông Quyền ở sau chiếc xe traction đó sau này đều được thăng chức và không hề bị truy tố về tội sát nhân. Trung Tá Lực đă qua đời tại Pháp cách đây ít lâu, c̣n ông Nguyễn Kim H. G, th́ vẫn c̣n sống tại Hoa Kỳ. Đại Tá Hồ Tấn Quyền nhất quyết không chịu theo phe đảo chánh do đó mà ông đă bị hạ sát.
Người viết được may mắn có quen biết với một vị sĩ quan hải quân, người này là bạn của Thiếu Tá Nguyễn Văn Lực. Trong một cuộc gặp gỡ gần đây tại Westminster, California, vị cựu đại tá Hải Quân này có kể cho người viết nghe những chi tiết về việc Tư Lệnh Hải Quân Hồ Tấn Quyền bị giết vào năm 1963 theo lời tường thuật của chính Trung Tá Lực (mới được thăng chức sau ngày đảo chánh) và những chi tiết này hoàn toàn không giống như nguồi tin vưà nói ở trên.
Trung Tá Lực cho biết rằng ông đă được “móc nối” về vụ đảo chánh và được lệnh phải t́m cách cô lập hoặc đưa Đại Tá Hồ Tấn Quyền ra khỏi Bộ Tư Lệnh Hải Quân vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 v́ phe đảo chánh không muốn các đơn vị hải quân chống lại đảo chánh.
Sáng ngày hôm đó là ngày lễ Toussaint (Các Thánh) cho nên công chức và quân nhân được nghỉ nưả ngày, Đại Tá Quyền cùng Thiếu Tá Lực đi đánh quần vợt. Sau đó, Thiếu Tá Lực mời Đại Tá Quyền đi lên Thủ Đức nhậu để mừng sinh nhật của ông Quyền. Ông Quyền không muốn đi v́ ông nói rằng chiều hôm đó ông phải vào tŕnh diện Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Ông Quyền vẫn không chịu đi nhưng v́ ông Lực năn nỉ hết lời cho nên cuối cùng th́ ông nhượng bộ nhưng đ̣i ông Lực phải về sớm. Ông Lực thường lái xe riêng, một chiếc xe hiệu Vauxhall của Anh, tuy nhiên lúc đó ông bảo người tài xế của Đại tá Quyền sang lái chiếc xe của ông và chính ông Lực th́ lái chiếc xe “Traction” của ông Quyền. Đại Tá Quyền ngồi cạnh Thiếu Tá Lực ở băng trước, Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang ngồi đằng sau. Khi xe chạy lên tới vườn cao su Thủ Đức, Thiếu Tá Lực mới nói cho Đại tá Quyền rằng các tướng lănh đang đảo chánh tại Sài G̣n và yêu cầu ông Quyền theo phe đảo chánh. Ông Quyền nghe nói như vậy th́ giận lắm, ông từ chối không chịu theo đảo chánh, mặt ông đỏ rần lên và ra lệnh cho Thiếu Tá Lực phải quay xe trở lại Sài G̣n. Ông Lực không nghe lời, cứ lái xe chạy thẳng và lúc đó th́ Đại Tá Quyền rút một con dao găm trong người đâm vào tay phải của ông Lực mấy nhát. Ông Lực phải cố gắng lắm mới giữ được chiếc xe khỏi bị lật và trong lúc đó th́ Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang ở đằng sau rút khẩu súng lục Colt-12 bắn một phát vào sau gáy ông Quyền. Đại Tá Hồ Tấn Quyền chết ngay trên chiếc xe traction của ông. Sau đó hai ông Lực và Hương Giang ngừng xe trong rừng cao su, khiêng xác ông Quyền dấu vào sau cốp xe rồi lái thẳng về Bộ Tổng Tham Mưu tŕnh diện các tướng lănh.
Vị sĩ quan hải quân này cho người viết biết rằng ông gặp Trung Tá Nguyễn Văn Lực chỉ mấy ngày sau cuộc đảo chánh và thấy tay phải của ông Lực vẫn c̣n bị băng bó. Ông c̣n cho biết thêm rằng Trung Tá Lực có nói với ông nguyên văn như sau: “cả hai thằng chỉ được có ba trăm ngàn chứ mấy!” Sau đó ông Lực được thăng lên trung tá và được Hội Đồng Cách Mạng cử đi làm Tùy Viên Quân Lực tại Đại Hàn. Sang năm 1964, sau cuộc chỉnh lư th́ ông Lực được lệnh phải về Sài G̣n tŕnh diện. Khi ông Lực về đến Sài G̣n th́ có người mách ông ta rằng có thể ông sẽ bị bắt, do đó ông đă đào ngũ và chạy sang Nam Vang rồi sang sinh sống ở Pháp. Cố Hải Quân Đại Tá Phạm Gia Luật có thời làm Tùy viên Hải Quân tại London có cho người viết biết rằng hồi đó ông vẫn thường sang Pháp chơi và vẫn đến thăm bạn cũ là cựu Trung Tá Nguyễn Văn Lực đang làm chủ một tiệm ăn nhỏ ở Paris. Ông Nguyễn Văn Lực đă qua đời tại Pháp.
Vị cựu đại tá hải quân này cũng cho biết Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang sau đó được thuyên chuyển về Thủy Quân Lục Chiến và có người kể lại rằng trong nhà ông ta có chưng h́nh của cố Đại tá Hồ Tấn Quyền trên bàn thờ v́ ông bị hồn ma của Đại Tá Quyền về “phá” hoài. Cựu Đại Tá Nguyễn Kim Hương Giang hiện vẫn c̣n sống tại Hoa Kỳ. Người viết hỏi vị đại tá này có nên viết tắt tên của Đại úy H.G. hay không th́ ông trả lời rằng không cần thiết v́ trong Hải Quân ai cũng đều biết chuyện này.
Cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ lúc đó là Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống chống lại phe đảo chánh có nói về hai viên sĩ quan Hải Quân này như sau:
“…Sau đó, Đại đội 3 đóng ở Sở Thú báo cáo bắt được một thiếu tá Hải Quân tên là Lực và một đại úy tên là Giang, họ tưởng quân của Lữ Đoàn là quân của phe đảo chánh nên nhờ báo cáo lên Tổng Tham Mưu là họ đă giết được Đại Tá Quyền, Tư Lệnh Hải Quân rồi. Đại đội 3 xin tôi quyết định về hai ông này. Tôi ra lệnh phải giam giữ hai ông cẩn thận để sau này Tổng Thống quyết định….
“Sau cách mạng, Thiếu Tá Lực được lên trung tá. Đại úy Giang, người cùng Thiếu tá Lực giết Đại Tá Quyền, sau cũng lên trung tá và anh cũng sang Mỹ tỵ nạn, cùng ở San Diego như tôi. Chúng tôi cũng đôi khi gặp nhau…”
Trung Tướng Trần Văn Đôn cũng có nhắc đến chuyên Đại Tá Hồ tấn Quyền bị giết: “tại câu lạc bộ Tổng Tham Mưu, Trung Tướng Dương Văn Minh cho tôi biết tin Trung Tướng đă ra lệnh quân sĩ về thủ đô sớm hơn trù liệu v́ Đại Tá Hồ Tấn Quyền đă bị giết sợ e đổ bể… Từ đó tôi ra lệnh không được cho bất cứ ai ra khỏi cổng Bộ Tổng Tham Mưu v́ tôi sợ bị tiết lộ…”
Trong ngày hôm đó, Đại Tá Cao Văn Viên may mắn chỉ bị c̣ng tay nhưng không bị giết.
Sự may mắn đó có lẽ là nhờ ở sự can thiệp của một người bạn cũ thời cùng phục vụ tại Tiểu khu Hưng Yên ở Bắc Việt, lúc đó đang giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu: Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm. Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa, chánh văn pḥng của Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, một trong những người đă được chứng kiến từ đầu đến cuối mọi diễn tiến của cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 v́ khi đó văn pḥng của tướng Trần Thiện Khiêm là bản doanh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, có nói đến việc Đại Tá Cao Văn Viên bị bắt giữ như sau:
“Một lúc sau đó, tôi vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm:
- Thưa Thiếu Tướng, tôi thấy giữ Đại Tá Viên (Đại Tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù), dưới pḥng họp không tiện lắm. Xin Thiếu Tướng cho phép đưa Đại Tá Viên lên ngồi ở văn pḥng tôi và tôi chịu trách nhiệm.
- Được rồi, chú đưa Đại Tá Viên lên pḥng chú đi.”
Như vậy có lẽ nhờ được ngồi trong văn pḥng của Đại úy Phạm Bá Hoa ở ngay bên ngoài văn pḥng của Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm và cũng nhờ t́nh bạn giữa Đại Tá Cao Văn Viên với Tướng Khiêm mà những tướng khác trong phe đảo chánh đă không giết ông như trường hợp Đại tá Lê Quang Tung. Về sau, khi Tướng Cao Văn Viên trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng, ông Phạm Bá Hoa được Tướng Viên giữ lại làm Chánh Văn pḥng của ông cho đến khi được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Cần Thơ.
Một nhân vật nữa cũng bị c̣ng tay nhưng may mắn không bị giết là Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống. Theo cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, tham mưu trưởng của ông cho biết như sau: “Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống kể với tôi rằng khi ông đi họp ở Tổng Tham Mưu vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 th́ bị Thiếu Tá Thiệt, Quân Cảnh, c̣ng tay với nhiều sĩ quan cao cấp mà phía đảo chánh gọi là “người tin cậy của Tổng Thống Diệm.” Ông cằn nhằn Thiếu tá Thiệt: “Sao kỳ vậy anh Thiệt? Tôi là sĩ quan cao cấp được Tổng Tham Mưu mời họp mà anh lại c̣ng tôi?” Thiếu tá Thiệt trả lời: “Thưa Trung Tá, tôi không dám, nhưng đây là lệnh của Đại Tá Quan.” Thật vậy, sau này tôi mới biết địa vị quan trọng của Đại Tá Nguyễn Văn Quan từ lúc tổ chức đảo chánh, rồi ông được coi như là phụ tá của Trung Tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu đảo chánh sau trở thành quốc trưởng.”
Đại Tá Nguyễn Ngọc Khôi sau này có cho người viết biết rằng vào ngày hôm sau, 2 tháng 11 năm 1963, mấy vị sĩ quan bị bắt đước gặp Trung Tướng Dương Văn Minh và Trung Tá Khôi đă nói với Tướng Minh rằng các ông chỉ là những sĩ quan trong quân đội, mỗi người đảm trách một chức vu nào đó để thi hành nhiệm vụ mà Bộ Quốc Pḥng giao phó chứ không có quyền chọn lựa ǵ cả. Ông hỏi Tướng Minh tại sao mà những sĩ quan phục vụ cho quân đội chứ không phải là Việt Cộng mà lại bị quân đội dưới quyền lănh đạo của ông Minh c̣ng tay? Ông Khôi cho biết thêm rằng sau đó ông Dương Văn Minh ra lệnh mở c̣ng cho các sĩ quan đang bị giam giữ tại Bộ Tổng Tham Mưu như Đại Tá Huỳnh Ngọc Hiền, Đại tá Trần Văn Trung, Trung Tá Nguyễn Văn Thiện v.v. Tuy nhiên theo Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ th́ sau ngày đảo chánh, Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi lại bị nhóm tướng lănh “cách mạng” giam ở khám Chí Ḥa (173).
Bookmarks