Khánh Ly khi c̣n trẻ
Nguyễn Ánh 9 hy vọng giá vé đêm nhạc Khánh Ly ở VN không cao. C̣n Phạm Duy tiếc khi nữ danh ca về hát khi Trịnh Công Sơn đă qua đời
Nhạc sĩ Phạm Duy cho VnExpress.net biết, vài tháng trước, ông được con rể là ca sĩ Tuấn Ngọc cho biết có thể Khánh Ly sẽ về nước hát. Giờ biết nữ ca sĩ đă được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép, ông nói: "Tôi rất mừng. Điều này cho thấy, câu châm ngôn 'Chim bay về tổ, cá lội về nguồn' là đúng với tất cả mọi người. Đây cũng là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Lẽ dĩ nhiên, việc trở về của Khánh Ly có gặp ít nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng mọi sự cũng đều được giải quyết. Chỉ tiếc là khi cô ấy trở về quê hương th́ Trịnh Công Sơn đă qua đời!".
Tác giả ca khúc Ngày trở về nhận xét, Khánh Ly có chất giọng alto, trầm buồn, rất phù hợp với nhạc Trịnh Công Sơn. "Có thể nói nhạc Trịnh nhờ vào Khánh Ly mà được phổ biến mạnh mẽ", ông nói.
Phạm Duy có nhiều kỷ niệm gắn bó với nữ danh ca. Sau năm 1975, khi vừa qua Mỹ, ông từng mời Khánh Ly hát chung với gia đ́nh ở tiểu bang Connecticut. Phần lớn những bài tâm ca của Phạm Duy đều được Khánh Ly thu đĩa audio, CD với ḥa âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thiện. "Những bài hát đó nghe rất hay v́ phù hợp với giọng ca Khánh Ly. Có bài tôi hát chung với Khánh Ly mà bản thân tôi nghe đi nghe lại hoài không chán lỗ tai!", nhạc sĩ kể.
Hiện sức khỏe của Phạm Duy không được tốt nên ông không dám nói chắc chắn là sẽ đi nghe Khánh Ly hát khi bà về nước biểu diễn ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM vào tháng 11 tới. Ông cho rằng, giọng hát Khánh Ly đă để lại dấu ấn một thời. "Nghe Khánh Ly hát, có thể khán thính giả được sống lại một thời. Và chỉ cần thế thôi...", Phạm Duy bày tỏ.
Khi biết tin Khánh Ly về nước hát, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng rất mừng.
“Hồi đầu năm, tôi có nghe tin anh Sơn chủ pḥng trà Đồng Dao mời Khánh Ly về nước hát nhưng chờ măi không thấy ǵ. Sáng nay đọc báo mới biết mong ước đă thành sự thật. Khánh Ly phải về nước để khán giả được nghe chứ. Hơn nữa, âm nhạc Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đă gắn bó liền với nhau. Mong cô ấy đủ sức khỏe để biểu diễn phục vụ quần chúng ba miền” - Nguyễn Ánh 9 chia sẻ.
Ông cũng hy vọng có cơ hội gặp lại người bạn tri kỷ. “Nếu giá vé không quá cao, tôi sẽ đến xem. C̣n như vượt quá mức tiền túi cho phép, tôi đứng ngoài ngó cũng được” - Nguyễn Ánh 9 cười vui.
Chia sẻ về người tri kỷ một thời, Nguyễn Ánh 9 thật thà: “Tôi chưa từng đến nhà Khánh Ly nhưng lần này, nếu thuận tiện, nhất định tôi sẽ mời cô ấy đến nhà tôi chơi. Tôi chỉ sợ đảo lộn thời khóa biểu của cô ấy v́ Khánh Ly về nước biểu diễn theo lịch của một công ty. Nếu Khánh Ly c̣n nhớ tới Nguyễn Ánh 9 th́ anh em t́m nhau hàn huyên cho vui. C̣n vui hơn nữa là nếu cô ấy không chê, rủ tôi đệm đàn chung trong một chương tŕnh nào đó. Khi ấy, tôi sẵn sàng đem hết sức ḿnh ra phục vụ”.
Người đầu tiên đưa đẩy Nguyễn Ánh đến sáng tác chính là Khánh Ly. Năm 1970, phía Nhật mời Nguyễn Ánh - Trịnh Công Sơn - Khánh Ly sang biểu diễn. Trịnh Công Sơn v́ trục trặc giấy tờ quân dịch không thể đi. Sang đó, Ban tổ chức yêu cầu Nguyễn Ánh không được dùng piano mà phải dùng guitar cho đúng kiểu nhạc Trịnh. Rồi nhân lần Khánh Ly hỏi về mối quan hệ với người cũ, ông mới cao hứng ôm đàn mà hát: “Không, không, tôi không c̣n, tôi không c̣n yêu em nữa” - nhờ thế mà nhạc phẩm nổi tiếng Không đă ra đời.
Hầu như sáng tác của Nguyễn Ánh 9 đều lấy cảm hứng từ người t́nh đầu tiên, riêng chùm ca khúc Cô đơn, Bơ vơ, Tiếng hát lạc loài là dành tặng Khánh Ly. Bơ vơ kết bằng đoạn: “cô đơn, bơ vơ, tiếng hát lạc loài” - cô đơn cho Nguyễn Ánh, bơ vơ chung cho hai người, c̣n tiếng hát lạc loài là dành Khánh Ly. “Khi tôi viết bài Cô đơn, người ngoài hiểu đó là cô đơn trong t́nh yêu, người trong nghề hiểu đó là sự cô đơn trong nghề nghiệp, khi không c̣n người chia sẻ với ḿnh. Anh em sống gần nhau, có thể có những t́nh cảm trên mức b́nh thường một chút nhưng nh́n nhau là đủ rồi. Sau mấy chục năm gặp lại, cũng chỉ cần cầm tay là có thể hiểu hết những ǵ muốn nói. Những cái trên t́nh yêu đă trở thành tri kỷ” - Nguyễn Ánh 9 rưng rưng.
Khi Khánh Ly sang Mỹ, mỗi lần nhạc sĩ tới đất nước cờ hoa lưu diễn, hai người mới có dịp gặp nhau. Ngoài đứng chung trên sân khấu chỉ là những lần café ngắn ngủi, chia sẻ chuyện âm nhạc, chuyện gia đ́nh và chuyện về người bạn chung Trịnh Công Sơn. Lần gặp gần nhất của hai ông bà là tại liveshow Thúy Nga Paris by night năm 2007, khi ấy, Khánh Ly hát lại Mùa thu cánh nâu của Nguyễn Ánh 9. Tuy vậy, trong cuộc sống, thông qua những người bạn chung, Khánh Ly và Nguyễn Ánh 9 vẫn nắm thông tin về nhau, từ chuyện Khánh Ly hát bài ǵ, sức khỏe ra sao tới chuyện Nguyễn Ánh 9 có sáng tác nào mới, tổ chức đêm nhạc ở đâu…
Nhiều nghệ sĩ cũng bày tỏ sự quan tâm và mong đợi khi biết tin nữ danh ca sắp về nước hát. Nhạc sĩ Nguyễn Hà lên facebook chia sẻ điều này. "Hôm nay nhiều người trên facebook chào đón tin giọng hát đặc biệt Khánh Ly sẽ hát tại Việt Nam. Nhớ lại ngày bé khoảng 3-4 tuổi cứ nghe đi nghe lại cuốn băng Sơn Ca 7, Bài Không tên số 7 bằng cái máy nghe nhạc mono nhỏ xíu không c̣n nhớ hiệu ǵ...", Nguyễn Hà chia sẻ hoài niệm về giọng hát một thời.
Nữ danh ca Ánh Tuyết cũng bày tỏ niềm vui. Chị cho biết, từ năm 2007, chị đă rất muốn mời Khánh Ly về phục vụ khán giả trong nước. Theo Ánh Tuyết, Khánh Ly có một chất giọng sống theo thời gian và năm tháng mà không phải ca sĩ nào cũng có được. Từ năm 7-8 tuổi, Ánh Tuyết đă nghe Khánh Ly hát v́ các anh trai của chị đều mê giọng hát bà.
Từng vài lần đứng chung sân khấu biểu diễn với Khánh Ly khi sang Mỹ hát, Ánh Tuyết chia sẻ: "Tiếng hát của Khánh Ly mộc mạc, chân phương, đầy cảm xúc... chính điều này khiến những nhạc phẩm chị tŕnh bày sống lâu dài trong ḷng nhiều thế hệ khán giả Việt Nam. Đến nay, dù ở tuổi xấp xỉ 70, chất giọng Khánh Ly vẫn c̣n đầy sức hút".
Theo vn exp
Bookmarks