Page 8 of 10 FirstFirst ... 45678910 LastLast
Results 71 to 80 of 92

Thread: Chính phủ tăng giá

  1. #71
    Dac Trung
    Khách

    Bi hài viện phí mới

    Một số bệnh viện đă xây dựng cơ cấu viện phí mới trong đó có những khoản... rất lạ, có chuyện cười ra nước mắt xung quanh viện phí mới, thậm chí có vấn đề, có thể dẫn đến tiêu cực. Hậu quả cuối cùng: người bệnh gánh chịu.




    Ông Lê Văn Phúc (pḥng chế độ bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xă hội VN) lật giở cơ cấu viện phí của Bệnh viện T.Ư Huế đă hoàn tất xây dựng và đang tŕnh Bộ Y tế xem xét, phàn nàn: “Nhiều chi phí rất lạ. Tôi đă hỏi những người xây dựng viện phí ở Bệnh viện T.Ư Huế, họ bảo làm theo cơ cấu của Bộ Y tế. Nói thật là khi xây dựng cơ cấu ấy, thời gian vội vàng nên văn bản hướng dẫn nói cơ cấu của Bộ Y tế chỉ để địa phương, bệnh viện tham khảo, chứ không phải đó là cơ cấu chuẩn, nhất nhất phải áp dụng theo”.

    Lạ!

    Xem chi tiết cơ cấu viện phí của Bệnh viện T.Ư Huế mới thấy có nhiều chi tiết giá làm người ta thấy lạ. Chỉ riêng phí mực cho một lần in kết quả siêu âm tim và mạch máu đă là 14.000 đồng, phí giấy in (một tờ giấy trắng khổ A4) 3.000 đồng, găng tay (một lần siêu âm màu) cần hai đôi, giá 4.150 đồng/đôi, giấy lau cho bác sĩ hai tờ (1.250 đồng/tờ), giấy lau cho bệnh nhân hai tờ (500 đồng/tờ, cùng là giấy lau nhưng có chuyện phân biệt bệnh nhân - bác sĩ), khẩu trang hai cái (1.199 đồng/cái), mũ giấy ba cái (1.199 đồng/mũ), tiêu hao điện 4.167 đồng... “Không hiểu v́ sao mà cần nhiều mũ giấy cho một lần siêu âm đến thế?”- ông Phúc băn khoăn.

    Thế nhưng ba chiếc mũ cho một lần siêu âm cũng chưa phải là... đỉnh. Cũng trong bảng cơ cấu viện phí mới này, một lần siêu âm nội soi cần đến bảy chiếc mũ, bảy chiếc khẩu trang, chín đôi găng tay, chưa kể cùng là khẩu trang, dịch vụ siêu âm nội soi dùng loại khẩu trang 1.400 đồng/cái, c̣n dịch vụ siêu âm tim, mạch máu màu lại dùng khẩu trang loại 1.199 đồng/cái. Phí giấy in mỗi dịch vụ tính mỗi khác trong cùng một bệnh viện, chẳng hạn như siêu âm tim, mạch máu dùng giấy in loại 3.000 đồng/tờ, siêu âm nội soi chỉ cần dùng hai tờ giấy in giá 200 đồng/tờ. Trao đổi về vấn đề này ngày 30-7, giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế Bùi Đức Phú cho hay ông không nắm kỹ, cơ cấu viện phí do một tổ chuyên gia xây dựng, ông Phú hứa sẽ rà soát những bất hợp lư để có thay đổi phù hợp.

    Không chỉ Bệnh viện T.Ư Huế, nhiều bệnh viện khác cũng đă gửi những bảng cơ cấu viện phí lên Bộ Y tế và HĐND các địa phương, trong đó có những nội dung bị coi là “có vấn đề”. Theo ông Phúc, Bảo hiểm xă hội VN đang chuẩn bị văn bản gửi Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ Y tế) đề nghị xem xét lại cơ cấu viện phí của bốn loại dịch vụ của Bệnh viện Chợ Rẫy mà cơ quan bảo hiểm cho là “chưa phù hợp”.

    Theo đó, qua thực tế thanh toán viện phí ở Bệnh viện Chợ Rẫy, dịch vụ chụp động mạch chủ bụng chỉ sử dụng một ống thông chụp động mạch/lượt chụp, nhưng cơ cấu viện phí mới xây dựng tới hai ống thông, giá 420.000 đồng/cái; phim 35x40cm hiện nay bệnh viện không sử dụng, nhưng trong cơ cấu viện phí mới xây dựng bốn phim, chi phí 228.000 đồng/lượt chụp; thuốc cản quang hiện sử dụng một lọ/lượt chụp, cơ cấu viện phí mới dùng hai lọ/lượt chụp, chi phí 1.134.000 đồng/hai lọ thuốc cản quang...

    “Nếu làm đúng chất lượng dịch vụ như cơ cấu chi phí th́ không nói, nhưng tính một cách tràn lan vào cơ cấu giá rồi không dùng cho bệnh nhân, có thể dẫn đến chuyện vật tư y tế, thuốc men bị quay ṿng bán ra thị trường” - ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xă hội VN, lo lắng nhận xét.


    Bệnh nhân đến siêu âm tại Bệnh viện Trung ương Huế (ảnh chụp ngày 30-7) - Ảnh: Nguyên Linh

    Đè nặng lên người dân

    Theo thống kê của Bộ Y tế và Bảo hiểm xă hội VN, hiện đă có năm bệnh viện tuyến T.Ư gồm Bạch Mai, Huyết học truyền máu T.Ư, K, Việt Đức, VN - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) được phê duyệt bảng viện phí mới. Trong số 33 bệnh viện T.Ư c̣n lại, có 22 bệnh viện đă tŕnh bảng giá mới và đang đợi được xem xét. Ông Nguyễn Nam Liên, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ Y tế, cho biết phần lớn nhóm này sẽ thực hiện viện phí mới trong quư 3-2012. Điều lo lắng của người dân là viện phí tăng nhưng chất lượng dịch vụ ́ ạch.

    Theo ông Phúc, trong cơ cấu viện phí mới Bộ Y tế xây dựng một năm thay mới một đệm ở bàn khám, gối và drap trải giường thay mới hai lần/năm.

    “Như vậy có khả thi không?”- ông Phúc băn khoăn. Theo ông Nguyễn Nam Liên, không thể nay duyệt giá, mai có đầu tư ngay v́ đầu tư ban đầu rất tốn kém, nhưng Bộ Y tế dự định nửa năm nữa sẽ kiểm tra, các bệnh viện không đảm bảo về trang thiết bị và yêu cầu sẽ bị buộc phải hạ khung viện phí.

    Theo tính toán của Bảo hiểm xă hội tỉnh Lào Cai, địa phương từng có dự định áp 100% khung viện phí của liên bộ Tài chính - Y tế, nếu điều chỉnh viện phí theo mức này, đa số trong 447 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá đều tăng 2-10 lần, thậm chí có dịch vụ tăng giá 20 lần. Trong đó dịch vụ chụp niệu quản - bể thận ngược ḍng tăng giá 9,6 lần, chụp tử cung - ṿi trứng tăng 8,8 lần, chụp tủy sống tăng 9,8 lần, chọc ḍ màng bụng - màng phổi tăng 9,2 lần, sinh thiết màng phổi tăng 11 lần, sinh thiết tiền liệt tuyến qua đường siêu âm trực tràng tăng 9,9 lần, nội soi ổ bụng tăng 19 lần, nội soi ổ bụng có sinh thiết tăng 22 lần, châm cứu tăng 9,6 lần, đỡ đẻ thường tăng 3,5 lần, lấy dị vật trong mũi có gây mê tăng 17,7 lần, làm kháng sinh đồ tăng 11 lần...

    Theo ông Phạm Lương Sơn, đa số bệnh viện tuyến T.Ư được duyệt bảng viện phí mới mức 95-97% khung, và áp lực đè lên bảo hiểm y tế và người dân sẽ rất lớn, nhất là những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Theo tính toán của Bảo hiểm xă hội VN, hiện nhiều địa phương có tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chỉ ở mức 45-55%.

    Quá phóng tay

    Theo ông Lê Văn Phúc, trong dịch vụ siêu âm, cơ cấu viện phí mới có phần in bốn ảnh siêu âm, nhưng thực tế chỉ sử dụng hai ảnh, dẫn đến giá dịch vụ siêu âm đen trắng chỉ 35.000 đồng/lượt nhưng chi phí in ảnh đă mất 6.000 đồng, điều này rất phí phạm. Với dịch vụ đặt ống thông tĩnh mạch, người có thể trọng 60kg th́ chỉ cần 1-2 ống thuốc tiền mê, nhưng cơ cấu giá của nhiều bệnh viện tính sử dụng tới bốn ống.

    “Mỗi chi tiết thừa, có khi chỉ một vài ngàn đồng, nếu tính không kỹ th́ có thể xuê xoa v́ cho rằng không đáng là bao. Nhưng với số lượng hàng chục triệu lượt khám chữa bệnh/năm th́ thiệt hại sẽ rất lớn” - ông Phúc khuyến cáo.

    Đó là chưa kể những bất cập trong đấu thầu vật tư khiến giá dịch vụ y tế bị đội lên bất hợp lư. Thống kê của Bảo hiểm xă hội VN cho thấy giá vật tư y tế trúng thầu tại tỉnh Lào Cai thường cao hơn địa phương khác 1,5-2 lần. Tại Bệnh viện T.Ư Huế, một đôi găng tay được tính giá 4.150 đồng, trong khi giá chung hiện nay là 1.900-2.400 đồng/đôi. Tại Cao Bằng, giá thuốc gây tê Lidocaine nội thường được áp trên 1.000 đồng/ống, nhưng giá thông thường là 500-600 đồng/ống.

    “Chênh lệch vừa phải th́ chấp nhận được, nhưng cao quá, có khi cao gấp đôi, th́ không chấp nhận được” - ông Phúc phàn nàn.


    (Theo Tuổi Trẻ)

    http://baotreonline.com/Doc-bao-gium...n-phi-moi.html

  2. #72
    Dac Trung
    Khách
    Vừa lên giá, xăng dầu muốn tăng



    Một ngày sau khi giá xăng dầu tăng lần thứ 4 liên tiếp, không tính lợi nhuận, bù thêm từ Quỹ b́nh ổn, xăng dầu lại đang lỗ từ khoảng 500-800 đồng/lít. Kế hoạch tăng giá tiếp theo đă được các doanh nghiệp (DN) rục rịch tính toán ngay từ bây giờ.

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...tiep.html#more

    1/9: Giá gas tăng 51.000 đồng/b́nh


    Theo thông báo của một số doanh nghiệp cung cấp gas đầu mối cho biết giá gas bán lẻ sẽ tăng vào sáng ngày mai 1/9.
    Theo ông Đỗ Trung Thành Phó pḥng kinh doanh Saigon Petro cho biết: Bắt đầu kể từ 7 giờ 30 ngày 1/9, giá bán gas tăng 4.250 đồng/kg tương đương với 51 ngàn đồng/b́nh 12kg so với giá hiện hành. Giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng tại khu vực TP.HCM là 418 ngàn đồng/b́nh 12kg ...

    Trước đó vào ngày 1/8 giá gas cũng tăng 52.000 đồng/b́nh, chỉ trong ṿng 1 tháng giá gas tăng 2 lần tổng cộng 103 ngàn đồng/b́nh.

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...binh.html#more

  3. #73
    Dac Trung
    Khách
    2/9,

    xe khách đồng loạt tăng giá cước


    Thông tin từ công ty Quản lư bến xe Hà Nội cho biết, chưa tới cao điểm đi lại 2/9 nhưng đă có 14 doanh nghiệp vận tải hành khách tại các bến xe đă tăng giá cước.

    http://vietbao.vn/Xa-hoi/29-xe-khach.../55482023/157/

  4. #74
    Dac Trung
    Khách
    Giải pháp nào cho gánh nặng học phí quá cao?

    Tiền trường tăng theo mỗi năm học là điều xảy ra hiển nhiên ở Việt Nam thế nhưng năm học mới này, mức học phí tăng cao đến mức báo động.

    Có phải đây là thời điểm Bộ Giáo Dục cần đưa ra những giải pháp chiến lược cho nền giáo dục nước nhà?

    Ngậm ngùi làm đơn xin nghỉ học


    Năm học mới vừa bắt đầu, một mùa tựu trường nữa lại đến nhưng dường như người ta không c̣n bắt gặp h́nh ảnh nên thơ của ngày khai giảng như trong áng văn bất hủ “Tôi đi học” của Thanh Tịnh nữa. Năm học 2012-2013 với nhiều nỗi lo toan, than văn, kêu ca và thậm chí là những giọt nước mắt tủi buồn v́ nghèo mà không được đi học.

    Cùng với đà tăng giá vùn vụt của nhiều mặt hàng như xăng, gas, điện, thức ăn…tiền học phí năm nay được cho là tăng quá cao. Nào tiền cơ sở vật chất, đồng phục, sách giáo khoa, bảo hiểm y tế… cho đến các đơn xin phép, sổ liên lạc, giấy bao tập, phiếu báo điểm, thư mời họp, túi đựng giấy kiểm tra cùng nhiều khoản phí khác lên đến hàng triệu đồng.
    Nhiều gia đ́nh ở thôn quê phải bán đến hạt thóc cuối cùng để gom góp đóng tiền cho con đến trường. Nhiều em nhỏ trong 3 tháng hè phải trôi dạt lên các thành phố lớn để kiếm sống, dành dụm tiền cho năm học này.

    Hiện nay, cũng có rất nhiều sinh viên cố gắng hết sức ḿnh để vừa học vừa làm nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ăn việc làm không có th́ phần nhiều trong số đó đành phải ngậm ngùi làm đơn xin nghỉ học

    Không ít gia đ́nh phải cho con nghỉ học v́ không có tiền trong thời băo giá hiện nay. Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra con số thống kê có đến gần 1.200 sinh viên trong cả nước phải nghỉ học v́ gia cảnh khó khăn. Rất nhiều sinh viên phải giảm bớt bữa ăn, nhịn đói mà vẫn không đủ tiền đi học. Hiện nay, cũng có rất nhiều sinh viên cố gắng hết sức ḿnh để vừa học vừa làm nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ăn việc làm không có th́ phần nhiều trong số đó đành phải ngậm ngùi làm đơn xin nghỉ học.


    Sinh viên ở TPHCM đi làm thêm phát tờ rơi quảng cáo ngoài giờ học.

    Trường hợp thủ khoa Vũ Văn Hoàng của Đại học Vinh phải vào miền Nam tha phương cầu thực mà không được bước chân vào giảng đường đại học là một h́nh ảnh đầy xót xa trong tâm thức của nhiều người. Nhiều bậc phụ huynh cho biết hoàn cảnh khó khăn đành phải cho con nghỉ học. Một phụ huynh có con vừa nhập học mẫu giáo chia sẻ với đài RFA rằng không nỡ để con ḿnh phải chịu cảnh mù chữ nên đành ḷng phải dồn hết ưu tiên cho con được đi học. Chị Yến Hạnh chia sẻ:

    “Phải chịu thôi. Đúng ra là ḿnh không có lựa chọn đâu. Không lẽ ḿnh cho con ḿnh nghỉ học? Kinh tế th́ khó khăn mà mọi thứ th́ vẫn lên vù vù. Tất cả chi phí đều lên trong khi lương th́ lại không lên nhưng mà ḿnh phải đóng tiền cho con ḿnh học thôi.”

    Cô Ngọc Chi ở TP. HCM có 2 đứa con đang học ở trường phổ thông cho biết với đồng lương kiếm ra hàng tháng không đủ chi trả cho tiền học phí của con ḿnh. Cô Ngọc Chi nói:

    “Về sách giáo khoa tăng hơn 50%. Riêng sách Anh văn th́ một cuốn trong bộ sách Anh văn của lớp 1, lớp 2 sử dụng đă là hai trăm mấy chục ngàn một cuốn rồi. Tính theo tiền lương th́ đă gấp đôi ngày lương của ḿnh. Ví dụ như lương ḿnh một trăm mấy th́ một cuốn sách đă là hai trăm mấy. Chi phí trong trường c̣n có chi phí học thêm. Ở trong trường th́ dạy theo tốc độ để xong giáo án nhưng để con ḿnh bắt kịp th́ tất cả phụ huynh phải cho con ḿnh đi học thêm. Ví dụ như Anh văn , Toán, Lư, Hóa…th́ một môn ở đây “bèo” nhất cũng là 400 ngàn.”


    Học sinh đang t́m mua sách đă dùng rồi bày bán trên vỉa hè ở Bắc Ninh để chuẩn bị cho năm học mới. AFP PHOTO.

    Có thể nói học phí chính khóa dành cho bậc trung học cơ sở chỉ có 15.000 đồng/tháng nhưng các khoản mà phụ huynh phải đóng hàng tháng lên đến gấp 30 lần số tiền quy định. Một ví dụ điển h́nh trong năm học 2012-2013, sinh viên học ở trường Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM phải đóng khoảng 70 triệu đồng cho một năm học.

    Đừng để giáo dục nước nhà đi thụt lùi

    Trường học nào cũng đều có những lư giải giống nhau về nguyên nhân v́ sao phải tăng học phí. Với lư do chờ ngân sách của nhà nước là rất chậm, có nhiều vấn đề phát sinh như trượt giá, đầu tư cơ sở vật chất, trợ cấp thêm cho giáo viên…nên chỉ c̣n có cách là nhờ vào sự giúp đỡ và đóng góp của phụ huynh.

    Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng quan tâm đến vấn đề này và ông luôn tỏ rơ quan điểm là trong lănh vực giáo dục thiếu tính dân chủ khi người dân phải đóng học phí quá cao. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng đưa ra nhận định:

    “Tôi nghĩ rằng là vấn đề xă hội hóa giáo dục mà xă hội hóa bằng cách bắt người dân đóng một mức tiền cao để có thể có được giáo dục, có được lớp học th́ đó là một điều thụt lùi bởi v́ nhà nước bảo đảm cho nhân dân dù bất cứ giai cấp nào cũng có điều kiện để học hành. Người dân đă đóng thuế và nhà nước cũng phải dùng tiền thuế đó để bảo đảm cơ may cho mọi người.”

    Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu lên bài toán học phí ở những quốc gia mà ông cho là nghiêm túc đă giải quyết trong nhiều năm qua bằng phương cách nhà nước phải chịu phần học phí chính cho từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học. Giáo sư Hưng kiến nghị với chính phủ Việt Nam nên học hỏi và áp dụng những phương cách hiệu quả để giải quyết được thỏa đáng t́nh trạng học phí quá cao hiện nay.

    Báo chí đăng tải những số liệu thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo về học sinh sinh viên phải nghỉ học v́ không kham nổi mức học phí quá cao nhưng vẫn chưa có thông tin nào về những giải pháp từ Bộ cho hiện trạng này. Có phải đă đến lúc Bộ Giáo Dục cần phải lên tiếng và đưa ra những giải pháp kịp thời để nền giáo dục nước nhà không đi thục lùi như nhận định của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng?

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012060151.html

  5. #75
    Dac Trung
    Khách
    Một mạng lươí đặc quyền và giàu có kêt´ nôí vơí nhau trong xư´ xă hội chủ nghĩa này ... Nhiều doanh nghiệp vẫn là một trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây hay là c̣n có một số quyền sở hữu Nhà nước, và nhất là vẫn c̣n được điều hành bởi các đảng viên. Nhiêù ngôi vị điều khiển và chủ đạo của khu vực tư nhân được bổ nhiệm bên gia đ́nh bà con, hoặc bạn bè của họ.

    Vietnam's New Money

    An influx of wealth and privilege is shaking up this socialist country....Many "private" businesses are either former state-owned enterprises (SOEs) or still have some state ownership, and most are still run by party members. Most of the controllers of the commanding heights of the private sector are party appointees, their family, or their friends. The Communist Party elite are turning Vietnamese capitalism into a family business
    .

    http://www.foreignpolicy.com/article...nams_new_money
    Giá gas lại đồng loạt tăng, “ mở hàng” tháng 9

    Cập nhật 08/09/2012 06:57 (GMT+7)

    Không hẹn mà gặp, các mặt hàng thiết yếu đều đua nhau tăng giá. Nhưng trong mắt người tiêu dùng, giá gas, rồi cũng như giá xăng dầu, giá điện cũng không hẹn mà gặp, đều có điểm chung là thiếu minh bạch. Người tiêu dùng đành chấp nhận nhưng nỗi ấm ức th́ vẫn c̣n đó.

    Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá gas đă tăng hai lần, với mức tăng tổng cộng từ 103.000 -106.000 đồng/b́nh 12 kg, tùy từng hăng. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp không quản được giá tại các đại lư, nên mỗi khi thị trường biến động, đại lư lại đua nhau tăng giá vô tội vạ. Theo thông tin từ các doanh nghiệp gas đầu mối như Saigon Petro, MT Gas, Petrolimex gas, từ 1/9, giá gas bán lẻ trên thị trường lại đồng loạt tăng thêm 51.000 đồng/b́nh 12kg. Với mức tăng tương ứng 4.250 đồng/kg so với đầu tháng 8, giá gas tới tay người tiêu dùng dao động ở mức 418.000- 420.000 đồng/b́nh 12kg tùy từng hăng.

    Từ đầu năm tới nay, giá gas đă tăng 7 lần với mức tăng tổng cộng 240.000 đồng/b́nh loại 12kg và giảm giá 4 lần với mức giảm tổng cộng 163.000 đồng. Tính chung, giá gas vẫn tăng 77.000 đồng mỗi b́nh 12 kg.

    Các chuyên gia phân tích, theo Nghị định 107 về kinh doanh khí hóa lỏng, gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng quyền định giá gas hiện trong tay các đại lư, do các doanh nghiệp kinh doanh gas có rất ít các cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Việc bán hàng chủ yếu thông qua hệ thống tổng đại lư, đại lư, các cửa hàng bán lẻ với hợp đồng mua đứt, bán đoạn. V́ vậy, khi các công ty không quản lư được hệ thống phân phối này, th́ đương nhiên giá gas trên thị trường đang do các đại lư quyết định và thiệt tḥi luôn thuộc về người tiêu dùng.

    Chính sự nhập nhèm trong hệ thống phân phối, nên giá bán lẻ đến từng hộ gia đ́nh th́ giá bị đội lên rất khác nhau, có thể chênh lệch từ 20.000-40.000 đồng/b́nh 12kg.

    Tại sao giá thế giới tăng một, giá gas trong nước tăng hai? - Mang câu hỏi này đi chất vấn, đại diện một số doanh nghiệp gas đầu mối chẳng ngần ngại “đập vào mặt” phóng viên: “Đi mà hỏi Bộ Tài chính”! Vị này cho rằng, không phải muốn tăng là tăng, mà trước khi tăng giá, các đại lư phải có văn bản báo cáo gửi Sở Tài chính địa phương, c̣n doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phải thông báo giá bán đến Bộ Tài chính. Nếu tính gian sẽ bị Bộ Tài chính “tuưt c̣i” ngay.

    Với cách giải thích này, đành phải “đánh cược” rằng, bộ chưa “tuưt c̣i” nghĩ là thị trường vẫn “ổn”. Trong khi đó, lư giải về t́nh trạng các đại lí tự ư tăng giá gas vô tội vạ, ông Vơ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, “gas là mặt hàng thuộc diện b́nh ổn giá, các đại lí, DN muốn tăng giá phải thông qua Sở Tài chính địa phương. Lực lượng thanh tra tài chính sẽ là đơn vị chủ yếu thực hiện việc kiểm tra giá gas ở các đại lí. Nếu người dân thấy giá đại lí tăng cao hơn giá quy định th́ hăy báo về cơ quan chức năng để xử lư..”. Suy cho cùng, “quả bóng trách nhiệm” lại chuyền đi, chuyền về.

    Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đă tăng 5,04% so với tháng 8 /2011, tăng 2,86% so với tháng 12/2011, đưa CPI b́nh quân 8 tháng qua tăng 10,41% so với b́nh quân cùng kỳ 2011. “Đóng góp” vào mức tăng CPI, trong đó, giá gas b́nh quân cả tháng đă tăng 8,02% ... giá bán điện sinh hoạt tăng 2,24% do nhu cầu sử dụng tăng cộng với giá điện được điều chỉnh tăng 5% kể từ ngày 1/7/2012 theo quyết định của Bộ Công Thương. Đặc biệt, với tác động của ba đợt điều chỉnh giá liên tiếp, chỉ số giá xăng dầu chung tháng 8/2012 đă tăng 2,04% (tổng cộng mỗi lít xăng tăng 2.300 đồng/lít, dầu diezel tăng 900 đồng/lít) kéo theo giá một số dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,26%.

    Như vậy, không hẹn mà gặp, các mặt hàng thiết yếu đều đua nhau tăng giá. Nhưng trong mắt người tiêu dùng, giá gas, rồi cũng như giá xăng dầu, giá điện cũng không hẹn mà gặp, đều có điểm chung là thiếu minh bạch. Người tiêu dùng đành chấp nhận nhưng nỗi ấm ức th́ vẫn c̣n đó.

    http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong...-9/9280911.epi

  6. #76
    Dac Trung
    Khách

    Ai nuôi Nhà nước?

    Đánh thuế trực tiếp để người tiêu dùng cảm nhận được đồng tiền thuế của ḿnh là để nuôi Nhà nước và đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng một xă hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân”(*)

    Trong một dịp đi họp ở Mỹ, tôi đến cửa hàng mua đôi giày da. Sau khi chọn và đi thử một đôi có giá 96 USD, tôi trả tiền bằng tờ bạc 100 USD. Người bán hàng nói c̣n thiếu, tôi chỉ vào biển ghi giá th́ được giải thích là giá này c̣n phải cộng thêm 10% thuế mà người tiêu dùng đóng cho Nhà nước. Sang Canada, tôi cũng thấy cách tính thuế tương tự đối với hàng hoá và dịch vụ.

    Tôi nêu vấn đề với các chuyên gia kinh tế sở tại: Ở Việt Nam, thuế hàng hoá được thu ngay khi hàng xuất xưởng và được gọi là thuế gián thu (thu gián tiếp) v́ thu từ doanh nghiệp sản xuất hàng nhưng thực chất tiền thuế ấy đánh vào người tiêu dùng. Thay v́ thu rải rác khi có người mua hàng, nay thu gọn một nơi, một lúc khi hàng xuất xưởng chẳng tiện hơn sao?

    Người đối thoại với tôi giải thích về cách thu thuế của họ: Trước hết đây là thuế mà người tiêu dùng đóng nên khi nào hàng được tiêu thụ th́ mới tính thuế; nếu thu trước từ người sản xuất mà ở khâu bán lẻ, hàng không bán được th́ sao? Lẽ thứ hai, chúng tôi muốn người dân biết rơ và luôn luôn nhớ là ḿnh đóng thuế nuôi Nhà nước.

    Thật ấn tượng về cái lẽ thứ hai mà họ giải thích. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là do dân đóng góp; viện trợ không hoàn lại của nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ; thu từ tài nguyên cũng là nguồn thu do tài sản thuộc sở hữu toàn dân mang lại; bội chi ngân sách được bù đắp bằng các khoản vay trong và ngoài nước, rút cuộc cũng do dân trả nợ trong các năm sau.

    Thử làm một cuộc thăm ḍ ở nước ta xem bao nhiêu phần trăm công dân biết rằng Nhà nước do ḿnh nuôi bằng thuế? Chắc là tỷ lệ không cao. Chúng ta thường thấy các khẩu hiệu tuyên truyền việc đóng thuế, nhưng hầu như chỉ nói về nghĩa vụ (có khi thêm vinh dự) của người dân; hiếm khi thấy khẩu hiệu giúp cho dân hiểu rơ đóng thuế là nuôi Nhà nước. Không chỉ người dân thường mà không ít người trong bộ máy công quyền cũng không ư thức được rằng ḿnh được dân nuôi. Ở nước ta mỗi khi người dân có được thành tựu, hoặc được hưởng một lợi ích nào đó th́ thường nói là ơn Đảng, ơn Chính phủ.

    Trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là về kinh tế, xă hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dù quan trọng đến đâu cũng chỉ vạch hướng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dân, không thể trực tiếp tạo ra kết quả cụ thể trong sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần nếu không có sự đồng thuận và tích cực thực hiện của dân. Như vậy, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách phải do nỗ lực hoạt động của dân.

    Về vai tṛ quyết định của dân đối với sự phát triển của đất nước, mọi người đều công nhận và thường xuyên nhắc tới. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động thực tế có không ít trường hợp điều đó bị lăng quên. Một ví dụ: báo cáo tŕnh Chính phủ tại phiên họp thường kỳ đầu tháng 5 vừa qua về t́nh h́nh kinh tế – xă hội tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2009 có câu mở đầu như sau: “Nhờ sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Chính phủ và sự nỗ lực của các ngành, các cấp, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xă hội trong bốn tháng có thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng đă có sự chuyển biến theo hướng tích cực”. Như vậy, những cố gắng của dân không được tính đến. Cách suy nghĩ này cũng khá phổ biến trong nhiều cơ quan và cả trên báo chí.

    Chúng ta biết rằng khi nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy giảm và lạm phát th́ người dân và doanh nghiệp, nhất là khu vực tư nhân là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất, phải vật lộn rất gay go mới có thể tồn tại và phát triển. Những chính sách và biện pháp t́nh thế của Chính phủ nếu đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tế th́ chỉ có thể làm giảm bớt khó khăn và tạo thêm điều kiện cho việc làm ăn của dân và doanh nghiệp; người dân và doanh nghiệp phải vận động tự thân là chính. Đây chính là tiềm năng to lớn nhất cho sự phát triển. Mọi người đều đánh giá nền nông nghiệp và nông dân nước ta trong năm 2008 và đầu năm 2009 đă duy tŕ tốt đà tăng trưởng, góp phần quan trọng ổn định t́nh h́nh kinh tế, tạo thuận lợi cho các ngành và lĩnh vực hoạt động khác. Trong thành tựu của nông nghiệp, có phần nhờ tác động của các chính sách và đầu tư từ nhiều năm nay của Nhà nước; song nói riêng về các biện pháp kích cầu để vượt qua khó khăn, ngăn chặn suy giảm kinh tế th́ đến tháng 4 năm nay Chính phủ mới có chính sách ưu đăi đối với nông dân và việc thực hiện c̣n phải có thời gian. V́ vậy đối với một số chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nếu chỉ thấy “sự chỉ đạo tập trung kiên quyết của Chính phủ và sự nỗ lực của các ngành, các cấp” th́ đó là cách nh́n rất phiến diện v́ không đánh giá đúng những cố gắng rất to lớn của dân và doanh nghiệp.

    Nhận thức sâu sắc vai tṛ và tiềm năng to lớn của dân là nền tảng về tư duy để hoạch định chính sách đổi mới và phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, v́ dân. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đă nêu rơ: “Xây dựng một xă hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân”. Để thực hiện yêu cầu đó, câu hỏi: “Ai nuôi Nhà nước và cả hệ thống chính trị ở Việt Nam?” cần được mọi người trong bộ máy công quyền cũng như mọi người dân trả lời rơ và ghi nhớ trong ḷng.


    http://vneconomy.vn/2009061003549397...i-nha-nuoc.htm

    http://danchuonline.multiply.com/journal/item/55

  7. #77
    Dac Trung
    Khách
    * Giá gas tiếp tục tăng mạnh

    * Giá gas sẽ tăng thêm ít nhất 20.000 đồng mỗi b́nh


    Người nghèo vật lộn với giá tăng

    Thứ ba, 11/09/2012, 05:00 AM (GMT+7)

    Giá gas tăng, xăng tăng, giá lương thực, thực phẩm ngoài chợ tăng theo, khiến cuộc sống của người nghèo thêm khó.


    Rau xanh cũng tăng giá mạnh (ảnh chụp chợ gần KCN Bắc Thăng Long- Hà Nội)


    Bữa cơm teo tóp dần

    Tại chợ vùng ven cạnh KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), giá rau xanh tăng liên tiếp.

    Cụ thể, rau muống: 5.000 đồng lên 6.000 đồng/mớ; bắp cải từ 13 ngàn lên 15 ngàn đồng/kg, rau cải 17.000 đồng lên 19.000 đồng/kg; Không chỉ rau xanh, thịt lợn ba chỉ tăng 10 ngàn thành 110 ngàn đồng/cân, thịt mông, thịt thăn, mỡ phần: đồng loạt tăng tương tự.

    Thu Hoài (18 tuổi ở Hiệp Ḥa, Bắc Giang) cho biết: Xăng tăng giá th́ tiền pḥng trọ cũng tăng theo. “Ngoài chợ giá cả mọi thứ vin vào tăng chóng mặt. Bữa cơm công nhân của bọn em ngày càng hẻo”- Hoài kể.

    B́nh thường một tuần Thu Hoài mua thịt 3 lần nhưng khi giá thịt tăng th́ thay v́ ăn thịt, Hoài và các nữ công nhân cùng trọ mua mỡ phần về rang thành tóp mỡ kho lên ăn dần.

    "Lương đă thấp, giá cả lại đắt đỏ, nếu không tiết kiệm th́ sao có tiền gửi về quê cho bố mẹ”, Hoài nói.

    Tại chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội), giá tôm nơn: 200 ngàn đồng/kg (tăng 20 ngàn đồng/kg), ngao trắng: 30 ngàn đồng/kg, cá chép: 75 ngàn đồng/kg, thịt ḅ thăn: 190 ngàn đồng.

    Chợ Phùng Khoang là chợ đầu mối khu vực Thanh Xuân nên khi giá tăng, nhiều người dân đă đổi thói quen từ đi chợ lúc trưa, chiều tối sang đi chợ lúc sáng sớm để mua được giá rẻ. Một tiểu thương bán ngao cho biết: Trước đây 7 giờ sáng mới mở hàng này th́ nay đi từ 5 giờ sáng có khách mua rồi.

    Bài liên quan: Người nghèo vật lộn với giá tăng

    Giá thực phẩm nhảy lên mức mới

    Giá hàng hoá tháng 9 bắt đầu tăng

    Bà nội trợ choáng v́ rau đắt ngang thịt

    ... Điều này ảnh hưởng tới cuộc sống của những người nghèo, nhất là công nhân tại KCN. Theo ông Phú, cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của những người dân nghèo, đặc biệt là công nhân trong KCN”....

    http://www.eva.vn/mua-sam-gia-ca/ngu...c2a110239.html



    Bà nội trợ "oằn ḿnh" với tăng giá


    Thứ năm, 13/09/2012, 05:00 AM (GMT+7)

    Người dân đang trần ḿnh trong khó khăn khi các mặt hàng liên tiếp đ̣i tăng giá.




    Xăng tăng, điện tăng đồng nghĩa với giá thực phẩm sẽ tăng (ảnh minh họa)


    Những báo hiệu đáng ngại

    Các DN gas tuyên bố, họ sẽ phải tăng giá gas thêm 20 ngàn đồng sau khi đă có đợt tăng mạnh cuối tháng trước. C̣n Bộ Công thương cũng cho biết, giá điện sẽ được tính toán lại vào ngày 1/10.

    Với giá điện, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, xu thế tăng là không loại trừ khi các giá xăng dầu đă tăng liên tục, c̣n giá than bán cho điện cũng đă được mở đường cho tăng...

    Cùng một lúc các mặt hàng thiết yếu đều nhập nhổm chờ tăng khiến người dân và DN sản xuất không khỏi hoang mang, lo lắng trước một làn sóng tăng giá mới bởi nếu tăng tiếp đồng nghĩa với việc họ sẽ chịu thêm vô vàn khó khăn nữa. Điều này khiến cho nhiều người dân không khỏi rùng ḿnh và lo lắng...

    Chị Anh than: “Lần trước xăng tăng chỉ tăng có 650 đồng/lít mà đi chợ đến con cá, mớ rau đă đua tăng. Sắp tới, giá nếu xăng dầu, điện, gas cứ tiếp đà tăng giá lập chắc rau muống ở chợ phải tăng lên gần 10.000 đồng/mớ”.

    Lần nào tăng giá xăng dầu các bộ cũng nói đă xem xét kỹ t́nh h́nh và sẽ không ảnh hưởng mấy tới mặt bằng giá cả. Nhưng trên thực tế, sau mỗi lần tăng như vậy giá cả đều nhích khiến cho cuộc sống thêm chật vật.

    Chị Triệu Thu Hằng (Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội) lại không khỏi rùng ḿnh khi ngồi tính toán số tiền phải bỏ thêm ra nếu như giá xăng, gas được điều chỉnh tăng trong một vài ngày tới.

    Theo tính toán của chị Hằng, v́ công việc thường xuyên phải đi từ nơi này đến nơi khác nên mỗi tháng nguyên tiền xăng xe trung b́nh của cả hai vợ chồng hết khoảng trên 1,2 triệu đồng. Theo đó, cứ mỗi lần giá xăng tăng ḿnh sẽ phải bỏ thêm gần 100.000 đồng/tháng cho chi phí đi lại, đó là chưa kể tới các khoản khác. Tiền gas chỉ tính hai lần tăng giá trước cũng mất một khoản tương ứng như vậy chứ chưa tính thêm lần này sẽ tăng thêm 20.000 đồng/b́nh 12kg.

    “Tổng cho mỗi lần tăng giá, gia đ́nh tiết kiệm hết sức vẫn mất thêm khoảng từ 600.000 – 800.000 đồng/tháng cho chi phí sinh hoạt. Khi thu nhập không tăng việc phải bỏ ra một đồng cũng khó chứ từng nói đến số tiền vài trăm ngh́n đồng”, chị Hằng nói.

    “Cứ nghĩ đến giá xăng, điện có thể sẽ được điều chỉnh trong nay mai, giá tăng gas cao và hàng hóa thực phẩm thiết yếu lại chực chờ tăng theo khiến ḿnh là dân công chức có thu nhập ổn định c̣n thấy rùng ḿnh huống hồ những người lao động thu nhập thấp, bấp bênh, không ổn định”, chị Hằng lo lắng.

    Không chỉ người tiêu dùng, đứng trước áp lực một đợt tăng giá mới, không ít tiểu thương lắc đầu ngao ngán. Cô Hậu, một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) chia sẻ: “Người dân thường chắt bóp chi tiêu sau mỗi lần tăng giá xăng. Ngày trước, một khách thường mua 6 – 7 lạng thịt một lần rồi dần dần số lượng thịt khách mua giảm xuống theo mỗi lần tăng giá xăng. Giờ nếu mà xăng, gas kết hợp tăng giá cùng thời điểm chắc dân chỉ c̣n mua 1 – 2 lạng thịt nữa?”...


    http://www.eva.vn/tin-tuc/ba-noi-tro...73a110471.html

  8. #78
    Dac Trung
    Khách
    Giá ô tô ở Việt Nam đắt nhất thế giới v́ thuế và phí

    Thuế, phí và chính sách bất ổn luôn là rào cản lớn nhất cho ngành ôtô Việt Nam trong nhiều năm qua


    Thị trường và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang đi ngược lại với các nước khác trong khu vực và thế giới. Thuế và phí đối với một chiếc xe hiện nay cao, thiếu ổn định khiến giá xe ô tô ở Việt Nam vào loại cao nhất thế giới. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA), sản lượng ôtô bán ra tại Việt Nam 8 tháng năm 2012 đă giảm 30% so với cùng kỳ 2011, trong khi sản lượng tiêu thụ của thế giới tăng 30%, Châu Á tăng 40%, thị trường ôtô ASEAN tăng 151% Thái Lan tăng 208% …

    Thuế và phí khiến ô tô “xa” người Việt


    Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam”, các chuyên gia, các nhà sản xuất ô tô đề nghị cần có chính sách dài hạn, ổn định cả vĩ mô cũng như chuyên ngành, phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy công nghiệp ô tô.

    Ông Đỗ Hữu Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam nhận định: “Nếu muốn khuyến khích nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô, cần phải có chính sách thuế phù hợp. Nên đánh thuế theo công suất xe, doanh nghiệp nào tăng tỷ lệ nội địa hóa nhiều hơn, tốt hơn sẽ có chính sách thuế tốt hơn”.

    Theo nhận định của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), tác động chính đến thị trường ôtô Việt Nam vẫn là các yếu tố nội tại. “Ở Việt Nam, cách tính thuế và phí chỉ mang tính cục bộ, chưa có sự thống nhất trong quản lư”. Theo Tổng Thư kư Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Khánh Toàn, mỗi chiếc ô tô nhập vào Việt Nam chịu đến 5 loại thuế, 9 loại phí…

    Ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết: “Chính sách thuế đang ảnh hưởng quá nhiều tới các doanh nghiệp. V́ thuế và phí nên giá thành ô tô cao hơn gấp từ 2 đến 4 lần các nước khác, trong khi thu nhập của người dân chưa cao... V́ vậy, cần xem xét lại vấn đề về thuế nhập khẩu. Hiệp hội đă có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT...”.

    Đại diện các hăng xe cũng nhận thấy sự nặng nề của thuế và phí mà ô tô phải chịu tại Việt Nam, Ông Andreas Klingler - TGĐ Porsche Việt Nam - nhấn mạnh: “Có hai lư do chính trong việc thị trường ôtô ở Việt Nam suy giảm. Đó là giá ôtô ở đây rất đắt bởi yếu tố thuế, cho dù đă có những cam kết với WTO về việc giảm dần thuế nhập khẩu và toàn bộ các loại thuế, nhưng trên thực tế, thuế và phí lại tăng dần hằng năm”.

    “Như hiện nay, vấn đề sở hữu một chiếc ô tô đối với mỗi người Việt vẫn chỉ là mơ ước – đơn giản chỉ v́ thuế và phí. Thử nh́n xem nếu là bạn khi đi mua một chiếc xe cho gia đ́nh bạn quan tâm nhất là vẫn đề ǵ? Chắc chắn họ sẽ t́m hiểu xem khi sở hữu chiếc xe đó họ cần phải đóng những mức thuế ǵ” -Ông Andreas Klingler cho biêt thêm.

    Tuy nhiên, tại buổi hội thảo, những chuyên gia, nhà sản xuất, nhà phân phối... tham gia không chỉ chú ư tới thuế và phí mà các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư cũng được đưa ra.

    Cần có chính sách dài hạn

    Thị trường ô tô ảm đạm và liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến các nhà sản xuất ô tô cũng như nhập khẩu luôn… đau đầu.

    Sản lượng tiêu thụ của các hăng sụt giảm chủ yếu do chính sách thuế, phí liên tục thay đổi. Đă thế, việc đưa ra dự thảo các loại phí, thuế mới khiến không chỉ nhà sản xuất cảm thấy áp lực mà chính người tiêu dùng cũng thấy dè chừng. Bởi nếu mua một chiếc xe với thời điểm hiện tại, họ có thể đủ sức mua và “nuôi”, nhưng khi có dự thảo các loại thuế, phí mới trong tương lai khiến họ trở thêm đắn đo.

    Năm 2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 muốn hướng các doanh nghiệp nhập khẩu xe nhỏ lẻ phải có giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hăng. Thông tư này đă khiến các doanh nghiệp nhập khẩu xe nhỏ lẻ phải rút lui khỏi thị trường ô tô.

    Các chuyên gia tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam"

    Nhưng mới đây, Tổng cục Hải quan lại đề nghị nới lỏng quy định trong Thông tư 20 theo hướng bỏ giấy ủy quyền đó để các doanh nghiệp “con” có thể góp mặt trong sân chơi này, giúp tăng thu cho ngân sách, hạn chế độc quyền và tránh lách luật trong nhập khẩu ô tô.

    Sự thay đổi quá nhanh của các chính sách đó, khiến các hăng sản xuất xe khó đưa ra các định hướng lâu dài cho thị trường.

    Ông Michael Behrens, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam cho biết: “Mức thuế, phí thay đổi hằng năm khiến các doanh nghiệp vất vả chạy theo thực hiện, ảnh hưởng đến kế hoạch đă định. Theo tôi, cần có chính sách dài hạn, minh bạch hơn sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn”.
    Đại diện của Vinaxuki, ông Bùi Ngọc Huyên thẳng thắn: “Bộ Tài chính hiện chưa thấy ngành công nghiệp ô tô là cần thiết với Việt Nam nên có chính sách không ổn định, doanh nghiệp khó tồn tại”. Có lẽ v́ thế mà những doanh nghiệp sản xuất ôtô như của ông Huyên, cho dù đang cố gắng nội địa hoá rất nhiều chi tiết, nhưng vẫn chịu chung mức thuế với các doanh nghiệp liên doanh khác./.

    http://www.baomoi.com/Home/OtoXemay/...hi/9437502.epi

  9. #79
    Dac Trung
    Khách
    Tăng phí chạy thận, bệnh nhân kêu trời

    Nhiều bệnh nhân đang chạy thận tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) kêu khổ khi các khoản chi phí chạy thận tại đây tăng vọt từ ngày 10-9.

    Dù bệnh nhân bị suy thận măn đều có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng mức đồng chi trả với cơ quan bảo hiểm 20% khiến họ gặp nhiều khó khăn khi phải gắn với việc chạy thận suốt đời.

    Tăng 6 lần

    Ghi nhận của chúng tôi tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 2-10 cho thấy các khoản thu áp dụng cho bệnh nhân đang chạy thận bằng công nghệ HDF-Online (thẩm tách siêu lọc máu) tại đây đă tăng chóng mặt. Trong 30 khoản chi phí khi chạy thận, chỉ có bốn khoản giữ nguyên giá cũ, hai khoản giảm là dịch lọc Bicar (từ 160.000 đồng xuống 140.000 đồng), màng lọc high-flux 1.8 (sử dụng một lần rồi bỏ) từ 519.225 đồng xuống 501.900 đồng. C̣n tất cả các khoản khác trong danh mục đều tăng cao, trong đó loại tăng cao nhất lên đến 6 lần! (xem bảng).

    Đối với bệnh nhân lọc máu định kỳ theo công nghệ b́nh thường th́ mức thu cũng tăng cao. Dịch sát khuẩn máy tăng từ 5.000 đồng lên 15.000 đồng, bộ chích AVF tăng từ 5.951 đồng lên 12.075 đồng, dây truyền dịch và tiền thuê máy cũng tăng...

    Bệnh nhân ngồi chờ chạy thận tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Ngọc Nga

    Với mức tăng trên, nhiều bệnh nhân cho biết trung b́nh mỗi tháng họ phải đóng thêm 800.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng chi phí điều trị. Như vậy, tính ra tổng chi phí cho một lần điều trị tăng 30-50%.

    Đơn cử như trường hợp ông N.V.C., trước ngày 10-9 chi phí một lần chạy thận của ông hơn 615.000 đồng. Trong số tiền này, bảo hiểm y tế chi 400.000 đồng, ông đóng hơn 215.000 đồng. Nhưng đến ngày 25-9, chi phí cho một lần chạy thận của ông C. hơn 924.000 đồng (bảo hiểm y tế thanh toán 460.000 đồng, ông C. phải đóng hơn 464.000 đồng). Như vậy ông C. phải đóng tiền tăng gấp đôi.

    Không biết trụ được bao lâu?


    6g ngày 2-10 tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy có rất nhiều bệnh nhân ngồi chờ để vào chạy thận ca hai. Một vài bệnh nhân từ miền Tây lên vội mở bọc cơm nguội ngắt mang theo từ nhà để ăn sáng. Trên từng gương mặt mệt mỏi của bệnh nhân và người nhà lộ rơ nỗi lo về mức tăng viện phí mà Bệnh viện Chợ Rẫy mới áp dụng. Bàn tay nổi từng cục u to tướng do chạy thận quá nhiều lần của bà Đ.M.L. run run cầm tờ phiếu viện phí lọc máu định kỳ.

    Giọng bà L. trầm ngâm: “Không biết tui c̣n trụ được bao lâu nữa. Mười năm nay chạy thận đă quá khổ, quá chật vật, giờ nhiều khoản tăng gấp nhiều lần như vầy không biết tui c̣n xoay xở được tiền để đến đây chạy thận mấy lần...”.

    Bà L. kể quê bà ở Bạc Liêu, từ khi bị mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, bà phải chuyển lên TP.HCM sống với con để tiện việc chữa bệnh. Con bà làm công nhân, tiền lương ít ỏi nhưng mỗi tháng vẫn phải chắt chiu, dành dụm chút tiền cho mẹ chạy thận. Ngoài suy thận, bà L. c̣n bị suy tim nên chi phí điều trị rất tốn kém. Trước đây, mỗi tháng bà phải đóng tiền đồng chi trả với cơ quan bảo hiểm hơn 6 triệu đồng để chạy thận. Với mức thu mới, bà không biết con ḿnh có thể kham nổi chi phí chữa bệnh cho mẹ được bao lâu...

    Tương tự như bà L., bà N.T.T. (76 tuổi, quê Đồng Tháp) cũng phải xa quê lên sống với con gái ở Q.B́nh Thạnh (TP.HCM) để chạy thận hơn bảy năm nay. Tất cả chi phí chạy thận của bà đều trông chờ vào con cái. Bà rất lo lắng v́ mức tăng viện phí mà Bệnh viện Chợ Rẫy mới áp dụng khiến chi phí điều trị của bà mỗi tháng phải tăng thêm hơn 1 triệu đồng...

    Nhiều bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy đều cho rằng mức tăng viện phí như trên là quá cao. Bà N.T.K. (B́nh Thuận) cho biết mới đây bà phải bán ngôi nhà ở quê để lấy tiền chạy thận cho con trai. Con trai bà năm nay 27 tuổi nhưng đă bị suy thận bảy năm.

    Bảy năm qua bà phải vào TP.HCM bán vé số và chăm người bệnh để lấy tiền chạy chữa cho con. Có lúc quá khó khăn, ba tháng liền bà phải nợ tiền viện phí. Mỗi tuần con trai bà phải chạy thận ba lần, mỗi tháng phải đóng tiền đồng chi trả với cơ quan bảo hiểm 2,2 triệu đồng. Nay với mức tăng viện phí mới, bà phải đóng 3 triệu đồng.

    Bà K. bảo bà rất lo v́ tài sản duy nhất là căn nhà ở quê đă phải bán đi, nay không biết trông chờ vào đâu để tiếp tục có tiền chạy thận cho con.

    Các khoản thu tăng vọt như:

    Khoản chi

    Mức thu cũ

    Mức thu từ 10-9

    Tăng
    Dịch sát khuẩn máy

    5.000 đồng

    30.000 đồng

    6 lần
    Dịch lọc Acetat

    40.000 đồng

    160.000 đồng

    4 lần
    Màng lọc low-flux
    (tái sử dụng)

    50.000 đồng

    100.000 đồng

    2 lần
    Găng tay vô trùng

    3.500 đồng/đôi

    6.350 đồng/đôi

    ~ 2 lần
    Tiền pḥng (nằm 4 giờ)

    10.000 đồng

    30.000 đồng

    3 lần

    NGỌC NGA

    Cập nhật theo giá mới

    Trả lời câu hỏi v́ sao giá nhiều loại vật tư tiêu hao và một số loại khác tăng quá nhiều, ông Tôn Văn Tài - phó pḥng tài chính kế toán Bệnh viện Chợ Rẫy - cho rằng giá một số loại vật tư tiêu hao và một số loại khác tăng là do bệnh viện cập nhật giá mới theo danh mục đấu thầu vật tư tiêu hao năm 2012.

    Theo ông Tài, kết quả trúng thầu các mặt hàng này có từ ngày 9-7-2012 và có loại giá tăng, có loại giá giảm so với giá cũ. Đúng ra giá mới này phải được bệnh viện điều chỉnh ngay sau khi có kết quả trúng thầu, nhưng sau ngày 10-9 khoa thận nhân tạo mới cập nhật.

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...l#.UHADXq46_qU

  10. #80
    Dac Trung
    Khách
    Thứ Sáu, 26/10/2012, 06:31 (GMT+7)

    Từ 1-1-2013 thu phí sử dụng đường bộ

    Ngày 25-10, Bộ Tài chính cho biết từ ngày 1-1-2013 sẽ thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô và xe máy. Đây là loại phí được thu cho quỹ bảo tŕ đường bộ dùng để bảo tŕ, bảo dưỡng đường bộ. Theo dự thảo thông tư về phí sử dụng đường bộ đang được lấy ư kiến góp ư, Bộ Tài chính đề xuất mức phí đối với xe đạp điện, xe máy 50-100 phân khối là 50.000-100.000 đồng/năm/xe; xe trên 100 phân khối là 100.000-150.000 đồng/năm/xe.

    Căn cứ mức thu phí trên, HĐND cấp tỉnh quy định mức thu phù hợp. UBND xă, phường, thị trấn tổ chức thu phí đối với môtô của tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

    Đối với ôtô, mức thu từ 130.000-1.040.000 đồng/tháng/xe.

    Phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đến kỳ đăng kiểm, chủ xe nộp phí đăng kiểm và phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm.

    Được biết, theo nghị định 18 về thu phí bảo tŕ đường bộ của Chính phủ, phí sử dụng đường bộ được thu từ ngày 1-6-2012 nhưng do kinh tế khó khăn nên được dời lại ngày 1-1-2013.


    Báo CHXHCNVN :

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/5...-duong-bo.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 35
    Last Post: 03-05-2020, 01:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 12-10-2011, 09:51 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 14-05-2011, 02:42 AM
  4. Pháp: Chính phủ của Thủ tướng Fillon từ chức
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 15-11-2010, 03:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •