
Originally Posted by
Đồ bùn
A. Truyện hay Chuyện :
Chuyện : hai người nói chuyện với nhau, chuyện vãn, câu chuyện văn chương.
Truyện : Truyện Kiều, truyện trinh thám, một cuốn truyện.
B. Quí vị nên nhớ những loại chữ : Mạo tù, động từ, danh từ, tĩnh từ, trạng từ.
Ví dụ đỏ lòm, trắng muốt, trắng tinh, trắng nõn, trắng nõn nà, trắng bệch, xanh biếc v.v.v
các chữ lòm, muốt, tinh, nõn v.v là trạng tự bổ nghĩa cho màu đỏ, màu xanh.
Ví dụ khác : Nàng cười khúc khích, nang là danh từ đóng vai chủ từ cho động từ cười, cười thế nào, chười khúc khích,
Khúc khích là trạng từ bổ nghĩa cho động từ cười.
Trạng tự chỉ có thể bổ nghĩa cho động từ và tĩnh từ mà thôi, trạng là trạng thái của thái độ và tính chất.
C. Sử dụng hay xử dụng : Nếu ai chưa dứt khoát thì tra nhiều tự điển, tốt nhất là chấp nhận chữ nào có nhiều tự điển dùng hơn.
D. Độc giả hay đọc giả :
Chữ nho - hay hán việt - Độc là đọc, giả là người, ví như tác giả cuốn sách là người làm ra viề ra cuốn sách.
Vậ độc giả là người đọc. Nếu nói là đọc giả thì chữ giả đây có nghĩa là giả dối chứ không phải là người đọc.
E. Phân tích ngữ căn là cần, rất cần thiết. nhưng có giới hạn của nó. Ví dụ quí vị có thể hiải thích mấy chữ này được không : Tòm tem trong câu :
- Đang khi lửa tắt cơm sôi,
Lợn đói con khóc , chồng đòi tòm tem
Bậy giờ lửa đã cháy lên
Lợn no, con nín, tòm têm thì tòm.
Hoặc chữ : Kẽo nghĩa là gì trong các câu,
Báchrán kẽo với nước chè,
Cô kia cò kè kẽo với anh đây,
Bà cốt kẽo với ông thầy -ông đồng bà cốt-
Con chim loan phượng kẽo cây ngô đồng....
Bookmarks