Rồi mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nh́n theo má tôi mà bỗng nghe ḷng dào dạc.
Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có ǵ thay đổi.
Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi thật đặc biệt do má tôi tự cắt may : miệng túi cao lên tới ngực chớ không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy.
Mấy đứa nhỏ hay đùa :
« Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội ? »Má tôi cười :
« Ậy ! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ quí lắm à bây ».
Những thứ ǵ không biết, chớ thấy má tôi c̣n cẩn thận ghim miệng túi lại bằng cây kim tây
Tôi là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở G̣ Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó.
Nói là để châm sóc mồ mả và vườn tược cây trái.
Thật ra, tại v́ má tôi không thích ở Sài G̣n, mặc dù rất thương mấy đứa cháu.
Hồi c̣n ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích - dạo đó, vixi hay bắn hỏa tiễn vào G̣ Dầu về đêm – má tôi thường chắc lưỡi nói :« Thiệt… không biết cái xứ ǵ mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm ǵ ráo ».
Cái « xứ » Sàig̣n, đối với má tôi, nó « tù chân tù tay » lắm, trong lúc ở G̣ Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng răi, cây trái xum xuê, và dù đă cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốt xách dao ra làm vườn, làm cỏ
. Vả lại chung quanh đất má tôi, là nhà đất của các anh bà con bên ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần.
Các anh chị bà con tới lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ.
Cho nên, dù ở một ḿnh trên đó, má tôi vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh.
Lâu lâu nhớ bầy con tôi th́ xuống chơi với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là « đi đổi gió » !
Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang « cái ǵ để ăn » cho chúng nó.
Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù ǵ tôi cũng mới ngoài bốn mươi lăm c̣n má tôi th́ tuổi đă về chiều.
Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân viên với lương kỹ sư « bậc 2/6 », tôi đă không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt-ca cắt-củm mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đ́nh tôi, giống như má tôi mớm cơm đút cháo cho tôi thuở tôi c̣n thơ ấu !
Trong lúc tôi không có lối thoát th́ một người bạn đề nghị giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người.
Vậy là chúng tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đă được chọn. Phần v́ sợ đổ bể, phần v́ sợ má tôi lo
Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát cũng chưa chắt là sẽ đến bờ đến bến.
Người ta nói trong số những người đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, « vượt biên » là đi vào miền vô định…
Theo chương tŕnh th́ sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đ̣ xuống Cần Thơ rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc để xuất hành ngay trong đêm đó.
Tôi thắc mắc hỏi : « Tổ chức ǵ mà đi chui nhằm ngày rằm cha nội? ». Bạn tôi cười : « Ai cũng nghĩ như anh hết. Tụi no; cũng vậy.
Cho nên hể có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu, không đi tuần đi rỏn ǵ hết. Hiểu chưa ? »
Bữa nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói ǵ hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ.
Như vậy là chúng nó sẽ hiểu.
Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay.
Chừng đó th́ « sự đă rồi »…
Bây giờ th́ má tôi đă có mặt ở đây, giấu cũng không được .
Đành phải nói cho má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây ?
Và nói làm sao đây ?
Liệu má tôi có biết cho rằng tôi không c̣n con đường nào khác ?
Liệu má tôi có chấp nhận cho tôi không giữ tṛn đạo hiếu chỉ v́ lo tương lai cho các con ?
Liệu má tôi… liệu má tôi…
Bookmarks