Hỏi nói xuôi, đáp nói lái:
Hỏi: Ai đi đó ?
Đáp: O đi đái
* O: tiếng Huế nghĩa là cô (she - her)
Hỏi nói xuôi, đáp nói lái:
Hỏi: Ai đi đó ?
Đáp: O đi đái
* O: tiếng Huế nghĩa là cô (she - her)
Kỹ sư lắm lúc làm cư sĩ
Thầy giáo bao phen cũng tháo giầy
Cái câu "Cầm kỳ thi tửu" là cụ NCT muốn nói về những thú ăn chơi của cụ. Em cũng là dân thích uống rượu chát và thích lối uống rượu điệu nghệ của người Pháp, mỗi món một loại rượu hợp vị, nên cũng biết chút đỉnh về cái thú này. Nhưng có phải v́ vậy mà muốn cho trẻ em trao dồi từ nhỏ? Cái đáng khuyến khích là luyện tập các môn nghệ thuật như cầm kỳ thi hoạ, coi đó là các món ăn tinh thần. Dĩ nhiên là thể thao cũng không nên thiếu xót.
Cụ NCT có lẽ già lăo rồi nên quên nhắc tới món ruột của cụ bà Hồ Xuân Hương. Có lẽ càng nhắc càng tủi?
Bố tôi kể lại chuyện ngày xưa, vợ của ông Cai Vàng là cô Miên. Hồi c̣n là con gái, cô ta đă ra câu đối hiểm hóc một vế để kén chồng: Cô Miên ngủ một ḿnh (cô là một ḿnh, miên là ngủ)
Nhiều trai tráng nho học uyên bác đă đối lại, nhưng chẳng có cậu nào đáp ứng được, măi về sau có ông Cai Tổng Thịnh tức là Cai Vàng đă có hai vợ, đến đối đáp thật tương ứng: Tổng Thịnh tóm nhiều đứa (tổng là tóm, thịnh là số đông, Thịnh lại là tên nữa), câu này c̣n có nghĩa sâu sắc hơn, là tổng Thịnh tóm được nhiều gái, nên cô Miên đành phải chấp nhận làm vợ lẽ thứ ba cho Cai Vàng, như lời hứa.
Một câu đối kén chồng khác: Một mặt người, bằng mười mặt của
Chàng trai đối câu được chấm đậu là: Mảnh chồng quan, hơn đàn chồng dân
Một anh học tṛ nhà nghèo, đem đồ đạc trong nhà đi cầm cố để lấy tiền ăn học, ông quan thấy vậy th́ thương t́nh muốn giúp anh học tṛ, nên ông thử tài anh học tṛ. Ông ra câu đối một vế:
Quân tử cố cùng, quân tử cùng quân tử cố
Anh học tṛ đáp: Khổng Minh cầm túng, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm
Có nghĩa là: Người quân tử bền ḷng lúc cùng khổ, quân tử lúc cùng, quân tử bền ḷng. Khổng Minh bắt, tha, Khổng Minh tha, Khổng Minh bắt. Câu trên khó ở chữ cố là cầm cố, cùng là cùng quẩn. Câu dưới đối cầm cũng là cầm cố như trên. Chữ túng có nghĩa là bắt, túng lại là túng tiền nữa. Quan thấy anh học tṛ thông minh, nên nhận làm đệ tử, rồi nuôi cho ăn học thành tài.
Sưu tầm
Văn học ngày xưa kể lại rằng: Trạng Quỳnh và bà Đoàn Thị Điểm là hai thiên tài lỗi lạc về văn chương của nước ta. Được tin vua Tàu sai sứ giả sang Việt Nam, bà Đoàn Thị Điểm giả làm cô lái đ̣, c̣n Trạng Quỳnh là người cầm sào chống mũi. Sứ Tàu xuống thuyền qua sông, đ̣ đang ở giữa sông, th́ ông sứ giả nổ một cái rắm (uấn địt), ông Tàu chữa thẹn, xuất khẩu câu văn: Sấm động Nam vang (Nghĩa là Rắm của ông như sấm sét rung chuyển cả nước Nam.). Trạng Quỳnh tức giận, khi đ̣ vừa cặp bến, ông nhảy phóc ngay lên bờ, vạch quần quay về hướng bắc tè xuống sông qua phía sứ Tàu, rối ông hoạ lại. Vũ qua Bắc hải (Trạng Quỳnh tè giống như mưa băo qua biển bắc). Sứ Tàu tức mà không làm ǵ được. Tàu là nước ở trên, phía bắc của của bản đồ Việt Nam.
H́nh như cả 2 câu đối Bác nêu có sai về từ.
SẤM ĐỘNG NAM BANG
VŨ QUÁ BẮC HẢI
NAM BANG NHẤT THỐN THỔ, BẤT TRI KỶ NHÂN CANH
BẮC QUỐC ĐẠI TRƯƠNG PHU GIAI DO THỬ ĐỒ XUẤT
Trong truyện Trạng Quỳnh có chép một giai thoại trong đó có 2 câu đối trên, tóm lược như sau:
Trạng Quỳnh sống vào thời vua Lê, chúa Trịnh. Ông nổi tiếng về những tṛ trêu chọc những người có chức quyền (kể cả chúa Trịnh) bọn quan lại hống hách, tham ô, và ông cũng không từ châm chọc những người thuộc giới trí thức, như bà Đoàn thị Điểm chẳng hạn. Có một số giai thoại về những câu đối trao đổi giữa 2 người, thiết tưởng không cần nêu ra ở đây. Điều quan trọng là 2 người được vua sai cải trang làm người lái đ̣ (Trạng Quỳnh) và người bán hàng quán bên bờ sông (Đoàn thị Điểm) để giáng những đ̣n phủ đầu khi sứ Tàu sang Việt Nam.
Khi Trạng Quỳnh lái đ̣ đưa sứ Tàu qua một bến đ̣, tên chánh sứ bỗng nhiên đánh rấm một tiếng rơ to, bèn chữa thẹn với đồng bọn bằng cách đọc 4 chữ "SẤM ĐỘNG NAM BANG" ư nói tiếng đánh rấm của hắn ta như tiếng sấm làm kinh động nước Nam.Trạng Quynh thấy tên sứ Tàu quá xấc xược, bèn ra đứng ở đầu thuyền quay mặt về hướng Bắc, vạch chim ra cho tè một phát cầu vồng và đáp lại bằng 4 chữ như là một vế đối lại 4 chữ của tên sứ Tàu là "VŨ QUÁ BẮC HẢI" ư nói nước đái của ta đây là nước mưa tuôn xuống biển bắc (chỉ nước Tàu).
Phái bộ sứ thần Tàu cảm thấy ê mặt về một anh lái đ̣ Việt Nam biết ăn miếng trả miếng rất độc đáo.Tuy nhiên chúng vẫn không bỏ thói xấc xược đó khi rời thuyền vào quán nước bên bờ sông tạm nghỉ. Tại đây đă có bà Đoàn thị Điểm chờ sẵn. Một tên trong phái bộ sứ Tàu thấy bà Điểm là một cô hàng nước mà dung nhan,, cử chỉ đều toát ra một vẻ duyên dáng, thanh nhă, bèn ngứa mồm phán một câu:
NAM BANG NHẤT THỐN THỔ, BẤT TRI KỶ NHÂN CANH (nghĩa đen là "Nước Nam một tấc đất không biết bao nhiêu người cày", nghĩa xấc láo là "một người đàn bà nước Nam chẳng biết có bao nhiêu thằng đàn ông".
Bà Điểm vội đáp ngay bằng một vế đối rất chỉnh về chữ, rất độc về ư, nhu sau: BẮC QUỐC ĐẠI TRƯƠNG PHU GIAI DO THỬ ĐỒ XUẤT" (nghĩa đen là " Bậc trượng phu của nươc phuơng bắc (nước Tàu) cũng đều do đường ấy mà chui ra cả" , nghĩa cay độc là "mấy ông quan Tàu cũng đều từ đường ấy mà chui ra cả (từ bộ phận sinh dục của đàn bà).(Xin lỗi phải nói toạc ra như thế mới thấy sự cay độc thú vị mà một người phụ nữ trí thức đă giáng lên đầu những thằng Tàu phù xấc láo đó)
Bị 2 vố đau điếng từ môt người lái đ̣ và môt cô hàng nước như vậy nên phái bộ sứ Tàu từ đó cho đến khi được các quan chức Việt Nam chính thức tiếp đón không c̣n dám mở miệng xấc xược nữa.
AN NAM NHẤT THỐN THỔ BẤT TRI KỶ NHÂN CANH
BẮC QUỐC CHƯ ĐẠI PHU GIAI DO THỬ ĐỒ XUẤT
Nước An Nam chỉ có "một tấc đất" mà không biết bao nhiêu người "cày"
Các quan lớn nước Tàu thảy đều do "chỗ đó" mà (chui) ra
Ư nói: Con gái Việt Nam làm đĩ
Ư nói: Các quan Tàu đều từ cái lỗ đó mà chun ra
Giai thoaị
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đi ngang qua gò Đống Đa bèn ghé vào xem và đề trên vách bốn câu thơ :
GHÉ MẮT TRÔNG SANG thấy bảng treo?
Đây đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được,
THì sự anh hùng há́ bấy nhiêu
Vừa viết xong chưa ráo mực, bà đã thấy tiếng ho sặc sụa trên bàn thờ,
Bà nhìn lên thì thấy tượng lão Sầm ho rung lên từng hồi.
THì ra tên tướng Chệt này cũng hiêủ tiếng Việt nói lái
đọc thấy bốn chữ "Ghé mắt trông sang" thì hiểu nữ thi sĩ cho hắn ta đang rúc vào chỗ nào,
nên mới ho như thế .
Last edited by Vân Nương; 10-08-2012 at 02:38 PM.
There are currently 20 users browsing this thread. (0 members and 20 guests)
Bookmarks