Không biết hồi thời trước thằng cha đó làm nghề ǵ, chớ bây giờ - nghĩa là đôi ba năm sau cơn lốc tháng tư năm 1975 – hắn đă trở thành một sản phẩm rất "ấn tượng" của cuộc đổi đời vĩ đại !

Sáng nào cũng thấy thằng cha đó đứng ở góc đường Chợ Cũ chỉ đông chỉ tây, mắt lim dim miệng lầm bầm những ǵ không rơ. Lâu lâu hắn vỗ hai tay vào nhau nghe cái "chát" rồi xuống tấn đi một dọc đường quyền Đồng tử bái Quan Âm. Hắn làm như hè phố không có ai hết. Cứ thản nhiên tiến thoái, tung chưởng bên tả, đá cước bên hữu, ai tránh th́ tránh ! Những lúc đó, mặt hắn thật là an nhiên tự tại, mắt nh́n theo hai tay đẩy ra thâu vào nhịp nhàng… giống như chẳng có chuyện ǵ xảy ra hết ! Vậy mà một lát sau lại đứng thẳng, lầm bầm chỉ đông chỉ tây !
Sau vài "tua" như vậy, hắn khoan thai bước vào tiệm nước gần đó ăn điểm tâm. Lúc nào cũng vào tiệm đó, không thay đổi. Và lúc nào cũng ăn một tô hủ tiếu uống một tách cà phê đen. Thành ra trong tiệm, khi thấy hắn ngồi vào bàn là nấu ngay tô hủ tiếu và pha ngay tách cà phê mà không cần hỏi ! Hắn ăn, giống như người b́nh thường. Nh́n hắn, không ai nghĩ rằng trước đó năm mười phút hắn đă là một người khác ở ngoài kia. Chỉ có điều là khi thấy ai nh́n ḿnh, hắn trừng mắt nh́n lại, mặt gân gân, hàm hất hất, giống như muốn nói: "Mầy không biết tao là ai sao mà nh́n ? Hử ?"
Ăn xong, hắn trả tiền đàng hoàng rồi thả bộ đi loanh quanh. Tôi lén đi theo một lần th́ thấy hắn như người b́nh thường, khi dừng xem cửa hàng này lúc dừng xem cửa hàng nọ. Rất thư thả, tự nhiên. Giáp cái ṿng Chợ Cũ là hắn lại vào tiệm nước hồi năy để nhăm nhi một ly chanh đường. Chẳng thấy hắn bắt chuyện với ai, mà cũng chẳng nghe hắn nói một tiếng nào với nhân viên trong tiệm ! Lúc nào hắn cũng làm thinh. Người trong tiệm chắc đă quen quá rồi với cái tŕnh tự lớp lang của hắn nên cũng chẳng thấy chào đón hỏi han ǵ hết.
Sau ly chanh đường, hắn bước ra rồi đi thẳng qua vỉa hè phía đối diện. Đường phố đă đông ken. Tiếng máy xe, tiếng kèn xe... inh ỏi. Vậy mà hắn đi qua đường giống như đi giữa đồng trống, cứ đi xâm xâm, mặc cho xe cộ thắng, lách, mặc cho thiên hạ chửi thề, văng tục. Đến bên kia, hắn đứng thẳng nh́n xa xăm, bất động như một pho tượng. Một lúc sau, hắn bỗng soạt chân ra, rùn rùn người, xàng qua xàng lại, đầu gật gù, hai tay thay nhau xỉa xói về phía trước, miệng nói lớn từng câu ba chữ bắt vần có ca có kệ ... vừa giống thầy pháp đọc thần chú lại vừa giống người đang lên đồng ! Tất cả các động tác của hắn đều ăn khớp với nhau và nhịp nhàng linh động theo từng câu hắn nói chớ không thấy một chút rối loạn nào hết. Nhứt là hai tay, một xỉa ra th́ một thâu về, chậm răi giống như người ta tập Thái cực quyền của phái Vơ Đang, và mỗi cái xỉa ra là chấm dứt đúng một câu. Cứ như vậy đều đặn, hắn nói dài dài có dây có nhợ, mắt trừng trừng, mặt gân gân... Hết đoạn này, hắn bắt qua đoạn khác, ḷng ṿng ḷng ṿng ! Nói... đă một hồi rồi hắn bỏ đi về phía bờ sông, đi mất. Để sáng sớm hôm sau lại có mặt gần như đúng giờ ở góc đường Chợ Cũ, diễn lại tṛ hôm qua, tuần tự lớp lang...

Thiên hạ gọi hắn là thằng khùng. Quen quá rồi nên chẳng thấy ai để ư tới, ngoại trừ vài người không thuộc dân khu phố bất chợt đi qua.
Thật ra, nh́n thằng cha đó, không thấy có vẻ ǵ khùng hết, nghĩa là hắn không giống mấy người khùng loại... cổ điển. Râu tóc cạo gọt chải gỡ sạch sẽ, mặt mũi đều đặn phương phi, sơ-mi trắng ngắn tay bỏ trong quần đàng hoàng, quần tây thẳng nếp và nhứt là đôi giày bát-két c̣n mới tinh cột dây tề chỉnh.
…Một hôm, v́ ṭ ṃ, tôi lắng nghe bài "kệ" của hắn. Mặc dù tiếng ồn ào hỗn tạp của xe cộ, giọng sang sảng của hắn nghe rơ mồn một. Tôi có dịp ghi lại một đoạn:

“Nói có sách
“Mách có chứng
“Đứng có chỗ
“Đổ có nơi
“Ngồi có kiểu
“Tiểu có xô
"Hô có nhịp
“Bịp có tiếng
“Diện rất quê
“Chê rất giỏi
“Nói rất dai
“Khai rất kỹ
“Lư luận xằng
“Loại kỳ nhông
“Ông kỳ đà
“Cha cắc ké
“Trẻ không tha
“Già không chê
“Quê đứng trước
“Dốt đứng trên
“Đen nói trắng
“Đắng nói ngọt
“Lột thằng dân
“Trần như nhộng
“Giọng Tào Tháo
“Đạo đức giả
“Dạ sài lang
“Nói một đàng
“Làm một nẻo

Đọc đi đọc lại bài "kệ", tôi thấy lời lẽ mạch lạc rơ ràng, và những điều thằng khùng đó nói, thiên hạ ai cũng thấy, cũng biết hết nhưng không ai dám “đứng ra giữa đường mà nói”. Như vậy, hắn đâu phải khùng ! Có lẽ tại v́ thiên hạ thấy hắn làm không giống ai hết nên cho là hắn khùng đó thôi !
Rồi tôi tiếp tục lư luận theo lề lối đă được học tập sau cuộc đổi đời vĩ đại:
- Thiên hạ tỉnh ḿnh anh khùng, hay thiên hạ khùng ḿnh anh tỉnh, cũng vậy thôi. Đó là hai mặt của tấm gương. Đứng phía trước hay đứng phía sau ǵ tấm gương vẫn là tấm gương ("biện chứng" chắc nịch như vậy, không chối căi !).
- Cũng giống như thiên hạ đều trắng chỉ có một ḿnh anh đen. Anh không giống ai, đành rồi, nhưng anh là cái chấm đen trong cái tổng thể trắng, làm cho cái trắng đó không hoàn toàn trắng được. Có hại !
- Nói một cách khác: trong luồng người cùng đi tới, ḿnh anh đứng lại, dù cố ư hay không cố ư ǵ đi nữa, anh vẫn là biểu tượng của sự “phản động”. Bởi v́ anh làm “rối” – chưa nói đến “loạn”, c̣n nặng hơn nữa – cái trật tự đang được di động về một chiều.
- Vậy, để có sự thuần nhứt trong toàn bộ – nghĩa là khùng hết hay trắng hết hay đi tới hết – phải thủ tiêu anh hay cải tạo anh (nghĩa là làm cho anh phải giống như mọi người).
Đến đây, tôi bỗng thấy lo cho thằng khùng Chợ Cũ. Nhưng rồi tôi nghĩ lại: xưa nay ai không biết rằng thằng khùng nào cũng làm bậy nói bậy hết, đếm xỉa làm chi.
Có lẽ đúng. Bởi v́ tôi thấy “thằng khùng Chợ Cũ” cứ phây phây “phát biểu” dài dài...

Kể ra, ở thời buổi này và trong cái xă hội này, được thiên hạ dán cho nhăn hiệu “thằng khùng” cũng sướng chớ !


Tiểu Tử