DÀN BÀI
I-MỞ ĐẦU
II-ĐẠI CƯƠNG
A- ẢO TƯỞNG LỚN (Sogyal Rinpoche)
B- CÁI CHẾT TỚI BẤT NGỜ
C- TẠI SAO PHẢI CHUẨN BỊ CÁI CHẾT ?
III-CHẾT LÀ G̀ ?
A- CHẾT LÂM SÀNG (theo Y Học)
B- CHẾT THẬT SỰ (theo Đạo Phật)
IV-CHẾT RỒI SẼ VỀ ĐÂU ?
A- ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TU
B- ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ TU HÀNH
V-ĐẠO PHẬT CÓ THỂ GIÚP G̀ CHO NGƯỜI SẮP L̀A ĐỜI ?
A- QUAN NIÊM SỐNG VÀ CHẾT TRONG ĐẠO PHẬT
B- ĐẠO PHẬT CÓ THỂ GIÚP G̀ CHO NGƯỜI SẮP L̀A ĐỜI ?
VI-KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ CẬN TỬ.
A- KINH NGHIỆM CẬN TỬ (NDE=Near Death Experience)
B- SỰ THAM GIA CỦA KHOA HỌC VÀO CƠI CHẾT
C- NHỮNG PHẢN ĐỀ VỀ KINH NGHIỆM CẬN TỬ
D- LINH HỒN DƯỚI GÓC NH̀N CỦA KHOA HỌC
E- VÀI KINH NGHIỆM TRONG CƠI CHẾT
VII-KẾT LUẬN
==================== =====
I-MỞ ĐẦU
Nói về cái Chết là một điều không hấp dẫn và không dễ chút nào:
-Không hấp dẫn v́ ai cũng tránh né vấn đề này, ai cũng dội khi nghe chữ “Chết”.
-Không dễ chút nào v́ người tŕnh bày đề tài chưa chết rồi trở về kể lại hoặc nếu có chết trong các kiếp trước th́ đă phải ăn “cháo lú” nên quên mất rồi.
Chính v́ những lư do trên, tôi xin phép được sưu tầm những sách hoặc bài liên quan đến cái Chết từ những nhà tu hành, đặc biệt là từ các vị Lạtma Tây Tạng cũng như từ các nhà khoa học rồi sắp xếp lại để quư bạn đỡ mất thời gian nghiên cứu.
Chắc chắn phần tŕnh bày này c̣n thiếu sót, rất mong sự góp ư của các bạn.
Vậy chúng ta thử đặt và trả lời một số câu hỏi sau đây:
1/ Ai phải chết? Mọi người đều phải chết, không chừa bất kỳ ai: Dù người giàu có nhất hay người nghèo khổ nhất thế giới, dù người cao sang quyền uy hay người hạ tiện cùng đinh nhất thế gian, dù người hiền lành nhất hay là người độc ác nhất trên trái đất này…
2/Tại sao phải chết? V́ có sinh th́ phải có tử .
3/Khi nào chết? Bất kỳ lúc nào,thường không biết trước được. Ngay khi thai nhi c̣n trong bụng mẹ hoặc là một cụ già trên 100 tuổi.
4/ Chết thế nào? Nhẹ nhàng hoặc khổ sở, từ từ hoặc đột ngột…
5/ Chết có phải là hết không? Không phải, v́ thân xác như một bộ quần áo sau bao năm sử dụng đă bị hư nát, nay cần được thay bằng một bộ quần áo mới. Chính v́ thế mà có câu ngạn ngữ Tây Tạng: “Mọi người đều chết nhưng chẳng ai chết cả”.
Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả th́ nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lư.
Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đă lỗi thời, và câu hỏi “Trước khi rơi vào ṿng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi ṿng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi t́m người ta mới có thể mở ra được.
Tan-tra thừa dựa vào các phương pháp quan sát, phân tích và nhất là thiền định để t́m hiểu các diễn biến của cả ba quá tŕnh này: quá tŕnh của cái chết, « giai đoạn trung gian » và quá tŕnh của sự sinh, và hướng chúng ta vào việc tu tập.
II-ĐẠI CƯƠNG
A-ẢO TƯỞNG LỚN (Sogyal Rinpoche)
Sau khi thầy tôi chết, tôi được gần gũi thầy Dudjom Rinpoche,một trong những thiền sư, hành giả Mật giáo và Yoga vĩ đại nhất của thời cận đại. Một ngày nọ,khi thầy đang lái xe hơi xuyên nước Pháp cùng với vợ thầy để ngắm cảnh miền quê, họ đi ngang qua một khu nghĩa trang dài vừa mới được sơn quét và trang trí hoa tươi. Bà vợ thầy nói:
“Rinpoche,ngài hăy xem mọi thứ ở phương Tây thật ngăn nắp,sạch sẽ làm sao!Ngay tại những nơi người ta để thây chết cũng thật sạch sẽ”.
Thầy Dudjom Rinpoche nói:
“Ồ,đúng thế,đây quả thật là một xứ văn minh.Họ có những ngôi nhà đẹp đến thế cho những xác chết.Nhưng bà không để ư sao? Họ cũng có những ngôi nhà tuyệt diệu cho những xác sống nữa chứ”.
Mỗi khi nhớ lại câu chuyện ấy, tôi không khỏi nghĩ rằng cuộc đời thật trống rỗng, vô vị làm sao, khi nó được căn cứ vào một niềm tin sai lạc về trường cửu và tương tục. Khi sống kiểu ấy, chúng ta vô t́nh tự biến ḿnh thành những cái xác sống, như thầy Dudjom Rinpoche đă nói.
Nhưng đây là kiểu sống của phần đông chúng ta, chúng ta sống theo một kế hoạch đă định. Nhỏ th́ được giáo dục,lớn lên kiếm việc làm, rồi gặp một người nào đó,kết hôn và có con. Chúng ta mua một cái nhà, ráng làm ăn phát đạt, rồi mơ ước có một ngôi nhà ở miền quê hoặc thêm một chiếc xe hơi đời mới nhất. Vào dịp nghỉ th́ đi du lịch xa cùng với bạn bè. Chúng ta dự định kế hoạch cho lúc về hưu . Những vấn đề trọng đại nhất mà một vài người trong chúng ta từng gặp chẳng phải chỉ là: không biết nên đi chơi đâu vào kỳ nghỉ hè tới hoặc mời ai vào dịp lễ Giáng Sinh. Cuộc đời của ta thật đơn điệu, tầm thường, lặp đi lặp lại. Ta phí một đời để theo đuổi những chuyện nhỏ nhen bởi v́ dường như ta không biết có cái ǵ hơn thế .
Nhịp địêu đời sống của chúng ta rộn ràng tới nỗi ta không có thời giờ để nghĩ đến cái chết. Ta ém nhẹm những nỗi sợ hăi thầm kín của ta về Vô thường bằng cách bao vây quanh ḿnh thêm nhiều đồ đạc, của cải,tiện nghi chỉ để tự biến ḿnh thành nô lệ cho chúng. Mọi thời giờ và năng lực của ta đều kiệt quệ chỉ v́ phải bảo tŕ những thứ ấy. Chẳng bao lâu, mục đích duy nhất của ta trên đời hóa ra chỉ là giữ cho mọi thứ ta sở hữu càng được bảo đảm an ninh càng tốt. Khi có biến chuyển ǵ xảy đến, ta t́m cách đối phó mau lẹ nhất, một giải pháp hữu hiệu tạm thời. Cứ thế, đời ta tiếp tục trôi giạt cho đến khi một cơn bệnh hay một tai nạn nào đó lay ta ra khỏi cơn mê.
Cũng không hẳn là ta dành nhiều thời gian suy nghĩ cho cuộc đời này. Hăy nghĩ đến những người đă làm việc bao nhiêu năm rồi phải về hưu , để thấy không biết ḿnh phải làm ǵ cả v́ họ càng ngày càng già và tiến gần đến cái chết.Mặc dù ta luôn luôn hô hào phải thực tế ,thực tế ở phương Tây có nghĩa là thiển cận một cách vô minh và thường ích kỷ. Sự tập trung thiển cận của chúng ta vào đời này và chỉ đời này mà thôi,chính là một ảo tưởng lớn,nguồn gốc của nền duy vật đen tối và phá hoại của thế giới ngày nay.Không ai bàn tới sự chết và đời sau v́ người ta có thói tin rằng chuyện ấy chỉ làm đ́nh trệ cái gọi là sự “tiến bộ” của ta trên đời này.
Nhưng nếu ước muốn sâu xa nhất của chúng ta quả là sống và tiếp tục sống th́ tại sao chúng ta lại quả quyết một cách mù quáng rằng chết là hết chứ ? Ít nhất ta cũng nên thử thám hiểm xem có thể có đời sau hay không đă chứ ! Nếu quả thật chúng ta có óc thực nghiệm như ta từng tuyên bố th́ tại sao ta không tự đặt câu hỏi cho ḿnh một cách nghiêm túc:Tương lai thực sự của ta nằm ở đâu?Chung quy,chẳng có mấy ai sống lâu trên trăm tuổi và sau thời gian đó là cả một thời gian vô tận trải dài,không được giải thích .
B-CÁI CHẾT TỚI BẤT NGỜ
Nhiều người như cố quên về cái chết, cho cái Chết là đáng sợ, không dám nhắc tới. Nhưng cũng có người lại làm ra vẻ thản nhiên bất cần, coi thường sự chết bằng cách biểu lộ qua lời nói: “Ôi! Ai rồi cũng chết cả, vậy th́ lo sợ, nghĩ ngợi làm chi cho mệt! Cứ để cho nó tới”. Thật sự th́ lời nói đó chỉ là để khỏa lấp về sự chết, chối bỏ sự chết, v́ không muốn nghe chữ chết mà thôi .Nhưng khi sự chết đến gần với họ th́ sự lo âu khủng khiếp không c̣n làm họ thản nhiên nữa và khi đó v́ không có chuẩn bị trước nên sự ra đi của họ về thế giới bên kia lại chất chứa nhiều đau khổ và sai lầm .
Có người c̣n cho rằng Chết là hết, là không c̣n ǵ nữa . V́ thế họ sống vội vă, cố hưởng được những ǵ họ có trong cuộc đời hiện tại mà họ đang sống chớ không cần nghĩ đến tương lai, hậu quả của đời sau ra sao . Như vậy họ sống chỉ là để hưởng thụ, nặng về vật chất mà coi nhẹ hay không nghĩ đến phần tâm linh .
Sự chết quả thật là rất quan trọng, nếu mỗi người tự suy nghĩ về cái giờ phút cuối ấy th́ thật sự là không đơn giản. Khi biết được vấn đề này một cách sâu xa tế nhị và quan trọng th́ ngoài sự chuẩn bị cái chết cho riêng ḿnh, ta c̣n nên giúp người khác biết chuẩn bị cho họ được an lành khi cái chết đến với họ .
Sống trên thế gian này hầu hết mọi người đều lăn xả vào làm việc để kiếm tiền rồi hưởng thụ và nô lệ cho vật chất trong khi cái chết là cái thực tế đang chờ đợi th́ lại không bao giờ để tâm tới. Đó chính là cái sai lầm ghê gớm mà mọi con người đă và đang phạm phải mà không biết.
C- TẠI SAO PHẢI CHUẨN BỊ CÁI CHẾT ?
Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết ḷng chuẩn bị mọi thứ: Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện v...v.Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người th́ lại không thấy ai chuẩn bị cả. Đó là chuẩn bị lúc lâm chung!
Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có ǵ mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết. Nhưng chính v́ mọi người ai cũng phải Chết nên cũng phải chuẩn bị , mà nên chuẩn bị kỷ hơn, v́ thật sự Chết không phải là đơn giản như những điều ta chuẩn bị trên đời. Lư do:
- Khi Chết, ta ra đi chỉ một ḿnh đơn độc.
- Ở ngưỡng cửa Tử Sinh, v́ không chuẩn bi trước nên ta sẽ bơ vơ, ngơ ngác, lo sợ, mơ hồ không biết làm ǵ và tới đâu.
- Rời khỏi thế gian rồi, ta sẽ đi vào những Cơi giới khác mà ta không biết xấu tốt ra sao? Tâm thức ta lúc ấy vô cùng bấn loạn, sợ sệt kinh hăi, hoang mang.
V́ thế khi sống, ta cần biết rơ khi Chết sẽ ra sao và chuẩn bị trước để lúc lâm chung, tâm thức ta đủ sáng suốt để nhận định đâu là Cửa tới Cơi An lành hầu chuyển đổi một kiếp đời mới khá tốt đẹp hơn.
Đức Phật đă nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, th́ phân ḅ là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết th́ hữu hiệu nhất.
Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống th́ bất định.Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái ǵ sẽ tới trước : ngày mai hay cái chết.Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ c̣n ở lại phía sau.Thái độ thực tế nhất mà ta có thể nuôi dưỡng là hy vọng điều tốt đẹp nhất nhưng chuẩn bị điều tồi tệ nhất.Nếu điều xấu nhất không xảy ra th́ mọi sự đều tốt đẹp, nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ không tấn công chúng ta một cách bất ngờ.
Đại sư Sogyal Rinpoche đă khuyên mọi người là nên nói một cách tế nhị, khéo léo sự thật về cái chết cho thân nhân sắp qua đời biết khi căn bệnh họ đă tới hồi nguy kịch .Điều ấy có lợi v́ giúp họ “kịp dọn ḿnh, chuẩn bị tinh thần cho một t́nh huống phải đến . Nhờ thế mà dần dần họ sẽ cảm thấy yên tâm và cũng từ đó họ bắt đầu sửa đổi thái độ, tâm linh với mọi người, với gia đ́nh, với những ân oán, nợ nần, những ǵ cần giải quyết v…v… cho tốt đẹp.
Né tránh Cái Chết sẽ không giúp giải quyết nó mà thực ra có thể làm vấn đề tệ hại hơn.Một số người nhận xét rằng thực hành Phật giáo dường như nhấn mạnh tới sự đau khổ và tính chất bi quan.Tôi cho rằng điều này thật sai lầm. Thực hành Phật giáo thực sự cố gắng để chúng ta có được một sự an lạc vĩnh cửu là điều không thể suy lường nổi đối với một tâm trí b́nh thường và tiệt trừ những đau khổ một lần cho măi măi.
III-CHẾT LÀ G̀ ?
A-CHẾT LÂM SÀNG (theo Y Học)
Khi mũi hết thở,tim ngưng đập ,mất ư thức,đồng tử không phản xạ với ánh sáng khi chiếu vào.
B-CHẾT THẬT SỰ (theo Đạo Phật)
Theo Đạo Phật,Chết thật sự là khi thần thức rời bỏ thể xác để vào cơi Trung giới,tức là nơi tạm trú của những vong linh chờ đi tái sinh .
1/Phật giáo Nguyên thủy không chấp nhận sự hiện hữu của thể dạng trung gian (antarabhava). Ḍng tiếp nối liên tục của tri thức (continuum of consciousness) trực tiếp chuyển tải nghiệp của một cá thể từ cái chết sang sự sinh (thụ thai) không có sự gián đoạn nào tức không trải qua một thể dạng trung gian nào cả.Sự « chuyển tiếp » giữa thể dạng hiện hữu trước sang thể dạng hiện hữu tiếp theo sau xảy ra rất nhanh chỉ trong khoảnh khắc của « một chớp mắt hay một tia chớp ».
Tóm lại Phật giáo Nguyên thủy không quan tâm đến những ǵ xảy ra giữa cái chết và sự sinh. Có thể đây là một sự thiếu sót, v́ khi quan sát và theo dơi diễn tiến của một cái chết b́nh thường, người ta thấy quá tŕnh đó không xảy ra đột ngột như một « tia chớp », và đối với sự sinh th́ các điều kiện thuận lợi giúp tinh trùng, noăn cầu và ḍng tiếp nối liên tục của tri thức kết hợp với nhau không xảy ra trong « chớp mắt ».
2/Phật giáo Đại Thừa :Ngài Thế thân (Vasubandu - thế kỷ thứ III-IV) nêu lên khái niệm về thể dạng trung gian xảy ra giữa cái chết và sự sinh. Thể dạng này tượng trưng bởi một sinh linh cấu tạo bằng « khí » và « tri thức » (consciouness), mang h́nh hài của cá thể mà nó sắp tái sinh và « sống » được bảy ngày. Sinh linh trong thể dạng trung gian ấy có thể nhận biết được các sinh linh cùng một thể loại với nó. Sau bảy ngày th́ nguyên nhân của nghiệp bắt đầu « chín », sinh linh ở thể dạng trung gian trên đây sẽ chuyển sang thể dạng tái sinh trong những điều kiện phù hợp với nghiệp của nó.
Tóm lại trên một khía cạnh nào đó có thể hiểu A-lại-da thức là ḍng tiếp nối liên tục của tri thức (continuum of consciousness) của một cá thể, vận hành xuyên qua thể dạng trung gian. Tan-tra thừa « mô tả » các cơ sở chuyển tải trên đây dưới h́nh thức các « khí » cực kỳ tinh tế.
Thời điểm khi xảy ra sự sinh (thụ thai) đánh dấu sự chấm dứt của thể dạng trung gian và xác định sự thâm nhập của tri thức vào phôi vừa được h́nh thành. Cũng bắt đầu từ thời điểm trên đây phôi hàm chứa một tri thức mới, tượng trưng cho quả phát sinh từ nghiệp trong các kiếp trước. Thông thường thể dạng trung gian kéo dài 7 ngày, tối đa 49 ngày sau khi chết. Tuy nhiên theo sự tin tưởng của một số tông phái Phật giáo Nhật bản thời gian này có thể lên đến 77 ngày.
3/Theo Phật giáo Tây Tạng)
Khái niệm về thể dạng trung gian được Tan-tra thừa và nhất là Tối thượng du-già Tan-tra nghiên cứu, tu tập và quảng bá rộng răi. Tan-tra thừa sử dụng các phương pháp quan sát, phân tích và thiền định để t́m hiểu các hiện tượng liên quan đến quá tŕnh của cái chết và sự sinh để ứng dụng vào việc tu tập. Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá tŕnh tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc từ thô thiển đến tinh tế và cực tinh tế.
Cái Chết theo Tử Thư Tây Tạng là khoảng thời gian kéo dài từ lúc một người tắt thở cho đến khi đương sự theo nghiệp để tái sinh vào một trong 6 đường là Trời,người,thần,s úc sinh,ngạ quỷ và địa ngục .Hiểu theo nghĩa này,chết thường có các giai đoạn là lâm chung,tứ đại tan ră,pháp tính và tái sinh .
3-1/LÂM CHUNG kéo dài từ lúc một người thân của chúng ta ngưng thở,cho đến khi thần thức người ấy bỏ lại thể xác,vào Trung giới hóa thành vong linh hay hương linh.Theo người Trung Hoa,giai đoạn này thường nằm trong khoảng 8 giờ .
Nhưng người Tây Tạng lại nói,nó có thể kéo dài tới 3 ngày rưỡi hay 4 ngày :Khi hơi thở ngưng lại,khí dương từ đỉnh đầu đi xuống và khí âm từ dưới huyệt Đan điền đi lên để hợp thành nguyên khí ở huyệt Gíap Tích,ngang tim .Bấy giờ,người chết thấy một vầng ánh sáng trong ,rực rỡ gọi là tịch quang của Pháp thân .Khi ánh sáng này biến đi,người ấy sẽ rơi vào bóng tối cận tử và nh́n thấy tịch quang của Pháp thân lần thứ 2 ,trước khi thần thức thoát khỏi thể xác
.Nếu người chết không lợi dụng cơ hội này để thoát ly sinh tử th́ sẽ lạc vào cơi Trung giới,hóa thành hương linh,mang thân Trung ấm .Thân này có khả năng xuyên qua tường và di chuyển đồng bộ với tư tưởng của hương linh .Từ lúc mang thân Trung ấm,hương linh lại bị nghiệp lực chi phối và thường phải trải qua 2 giai đoạn là Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Tái sinh .
Theo Đại đức Rinpoche th́ nếu người sắp qua đời đă nói được những tâm tư nguyện vọng của họ một cách tự nhiên thoải mái th́ điều ấy sẽ giúp họ thay đổi được quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ đă từng trải qua để đi vào thế giới khác một cách b́nh an tốt đẹp . Khi bạn đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra những ǵ về cá nhân họ, cuộc đời họ, t́nh cảnh họ, bệnh t́nh họ... th́ đó là những cảm nghĩ riêng tư của họ. Hăy để cho họ thổ lộ những ǵ mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó. Không những là không cản trở mà c̣n khuyến khích, cảm thông với họ, ḥa đồng vào với họ một cách ân cần đầy t́nh cảm ...khi họ nói ra: Có vậy họ sẽ có được cảm giác là khi ra đi họ không cô đơn.
Phần lớn người sắp qua đời đă thường tha thứ những ǵ mà người khác đă gây hại cho họ, kể cả kẻ thù mà lúc c̣n sống họ rất căm giận. Ngay cả nợ nầnhọ cũng nhớ và muốn giải quyết dứt khoát.Ở phút lâm chung, con người tự nhiên tốt lành hơn, cởi mở hơn, thánh thiện hơn, tất cả như buông xả nên họ dễ dàng tha thứ. Ngay cả tử tội,trước khi thọ h́nh cũng thường tỏ ra ăn năn hối cải những lỗi lầm mà ḿnh đă phạm phải. Theo các Lạt Ma Tây Tạng th́ dù người sắp ĺa đời đă tạo nhiều ác nghiệp, nhưng lúc sắp mất, họ tỏ ra ân hận, hối tiếc, ăn năn sám hối, mong cầu sự tha thứ th́ chắc chắn sẽ phần nào chuyển hoá được nghiệp xấu. Điều luôn luôn cần lưu ư là người sắp qua đời sẽ ra đi một ḿnh nên phút tiễn đưa cần có thân nhân bè bạn để lúc qua đời khỏi cảm thấy bơ vơ lạc lỏng.V́ thế sự lẻ loi đơn độc là điều bất hạnh nhất của người sắp mất.
Đừng bao giờ thuyết giảng giáo lư của riêng bạn cho người sắp ĺa đời, nhất là khi người ấy không cùng tín ngưỡng với bạn.
Điều quan trọng cần nói là bạn bè, người thân khi kề cận bên người sắp qua đời th́ đừng bịn rịn, khóc lóc, níu kéo người sắp mất. Nếu ta cứ tạo mối thương cảm day dứt th́ người sắp qua đời sẽ đau buồn vô cùng khiến họ khó nhắm mắt ; đó chính là điều vô cùng tai hại. Cần nhớ kỹ rằng khi gần tới phút lâm chung, họ cần phải được an ổn tâm hồn, buông xả tất cả, không c̣n ǵ vướng bận vào giai đoạn quan trọng đó.
3-2/SỰ TAN RĂ CỦA TỨ ĐẠI
Chết chính là sự hủy hoại của cơ thể. Theo các Kinh sách cổ Đông phương th́ thân xác và tâm thức h́nh thành là do sự liên kết của 5 Thể hay 5 Đại - Đó là Đất, Nước, Gió, Lửa và khoảng Không.
- Đất tạo nên thịt, xương và cả khứu giác để nhận biết các mùi.
- Nước tạo nên máu huyết, chất nhờn, chất lỏng trong cơ thể và luôn cả vị giác để nhận biết cay, chua đắng mặn, ngọt, bùi.
- Gió tạo nên hơi thở, h́nh thể và cả xúc giác để cảm nhận khi tiếp xúc, sờ mó, va chạm.
- Lửa tạo nên hơi ấm, màu sắc và thị giác để nh́n ngắm, xác định h́nh thể sắc màu.
- Khoảng Không tạo ra thính giác giúp nghe và phân biệt các âm thanh . Khoảng Không c̣n tạo ra những xoang bào, những khoảng trống, khoảng hở ở bên trong cơ thể.
Khi chết th́ những tan ră của các Thể hay các Đại diễn ra rất nhanh và người sắp chết lúc ấy cũng sẽ trải qua những xáo trộn biến chuyển trong cơ thể và cả tinh thần rất nhanh.
a/Trước hết th́ Thể Đất tan ră nên cơ thể hầu như không c̣n sức mạnh nữa, khi đó người sắp chết cảm thấy cơ thể nặng nề kỳ lạ và như bị té chúi xuống, không tự ḿnh nhấc người lên được. Da bắt đầu có màu tái xanh, má hóp và trên răng hiện ra những điểm màu đen. Khi đó hai mắt như bị kép sụp xuống, thấy mờ mờ, miệng bắt đầu nói những lời tối nghĩa, mơ hồ, tâm thần suy sụp.
b/Tiếp đến Thể Nước bắt đầu tan ră với dấu hiệu nước mắt, nước mũi, nước miếng chảy ra mà ta không thể cản được.Mắt miệng, cổ họng khô và lưỡi như cứng lại và khát nước vô cùng. Hai lỗ mũi như lún vào trong,tay chân co giật, run rẩy, tâm thần mờ mịt như bồng bềnh. Khi đó từ cơ thể tỏa ra mùi khó chịu, đó là mùi tử khí. Điều này cũng dễ hiểu v́ cơ thể con người thật sự là một khối dơ dáy như nhận định của các vị Chân sư quán triệt cái thân ô trọc và thấy rơ “cái cơ thể của con người” là như vậy. Nó tích chứa biết bao cái xấu xa, bất toàn và xú uế nhưng nhờ các cơ phận của cơ thể giữ chúng lại bên trong nên mọi người không thấy, chỉ thỉnh thoảng thấy qua mồ hôi, hơi thở hay phân giải, nước tiểu. Nhưng khi các đại bắt đầu tan ră th́ các cơ phận của cơ thể cũng không c̣n khả năng cầm giữ các thứ đó nữa mà phân ră hay tuôn ra khiến tỏa mùi khó chịu. Những người làm việc ở bệnh viện thường cho biết là họ đă từng cảm nhận những mùi hôi tỏa ra trong pḥng người sắp qua đời hay vừa mới qua đời. Ở giai đoạn tan ră của thể Nước th́ qua một số người đă có lần chết đi sống lại nhiều khi nhớ và mô tả lúc này họ như bị ch́m sâu trong ḷng biển lớn hay bị khối nước ào ạt cuốn đi.
c/Tiếp theo là giai đoạn Thể Lửa tan ră dần, nên cơ thể lạnh, tái, mắt mũi miệng, cổ khô rát. Hơi thở lạnh. Lúc này không thấy rơ sự vật, tâm trí mờ tối không nhận rơ ra bất cứ ai cũng như không nhớ được ai. Họ thấy những đám khói mờ bốc lên.
d/Khi Gió bắt đầu tan ră th́ bản thân người sắp mất cảm thấy khó thở, nhiều người vào giai đoạn này thường bảo thân nhân mở các cửa ra v́ họ ngộp thở. V́ là gió đang tan ră nên thoát ra từ bên trong cơ thể qua cổ họng khiến ta thở hổn hển. Nhưng không có sức hít vào. Đôi mắt lúc bấy giờ trợn ngược v́ các dây cơ trong mắt không c̣n tạo thế cân bằng nữa. Cả cơ thể trở nên cứng đờ. Tâm thức lúc ấy mờ mịt tối tăm, không c̣n khả năng nhận biết những ǵ xảy ra chung quanh. Khi ấy các ảo giác bắt đầu hiện ra. Tùy theo nghiệp thiện, ác ta gây ra lúc c̣n sống mà ta sẽ trông thấy những h́nh như tương ứng, ta cũng thấy lại tất cả quăng đời của ta như một cuốn phim chiếu ngược. Lúc này các h́nh ảnh và sự kiện như cuồng phong, băo tố v́ Thể Gió đang đi giai đoạn tan ră. Đây là lúc máu rút về Tim. Hơi thở cuối cùng hắt ra. Chỉ c̣n một chút hơi ấm ở tim. Sự sống chấm dứt.
Tuy nhiên theo các Lạt Ma Tây Tạng, nhất là những ghi chép trong Tử Thư th́ lúc này thật sự vẫn chưa chết v́ tâm thức c̣n có thể nghe, nhận biết những ǵ về chung quanh. Do đó mới có lời căn dặn rằng, thân nhân người mới chết không nên gây huyên náo, khóc lóc kể lễ hay làm những điều ǵ có thể gây đau khổ, buồn phiền, thất vọng cho người vừa mới qua đời. Lúc này là lúc mà thân nhân nên thay phiên nhau tụng kinh, đọc kinh cầu nguyện ít nhất là trong ṿng 49 ngày.
Khi Chết, cái thân xác th́ nằm bất động, chỉ có phần như sương khói là Thần thức thoát ra khỏi cơ thể. Theo tài liệu trong Tử thư th́ lúc bấy giờ người Chết đang ở trong cơi Trung ấm, chưa nhận thức được là ḿnh đă thực sự chết rồi mà cứ nghĩ là ḿnh đang c̣n sống b́nh thường. Giai đoạn này quả thật là phức tạp, khó khăn. V́ cứ nghĩ là ḿnh c̣n sống tự nhiên nên vẫn đi lại cũng ra vào nhà, cũng tiếp xúc gần gũi với vợ con, bạn, hàng xóm láng giềng.
Nhưng có điều là không ai trông thấy họ dù họ làm đủ mọi cách như xô đẩy, cản đường, kêu gọi...họ vẫn không thể làm cho bất cứ ai thấy được họ. Họ cũng thấy gia đ́nh, bà con nói về họ, nhắc nhở họ. Lư do lúc bấy giờ họ không c̣n cái thân vật chất, vật lư và hoá học như trước đây nữa. Rồi khi họ thấy trong nhà bày biện bàn thờ khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn đặt lên đó nữa th́ họ rất phân vân tưởng như là mơ, nhưng rồi thấy người thân vật vă khóc lóc khiến dần dần họ hiểu ra rằng ḿnh đă chết. Mặc dầu vậy, họ vẫn trong t́nh trạng mơ hồ phân vân không nhận định hoàn toàn rơ rệt t́nh huống của họ lúc ấy.
Sự phân vân mê mờ của người đă mất không biết rơ t́nh trạng, hoàn cảnh của ḿnh như vậy rất tai hại v́ trong ṿng 49 ngày nếu tâm thức họ cứ mơ mơ màng màng không rơ rệt th́ họ lại càng khó phản ứng thích hợp thuận lợi với những ǵ đang chờ đợi họ bên kia của tử. Do đó các vị Đại sư thường căn dặn các đệ tử khi ở cạnh người sắp qua đời hăy tế nhị cho họ biết rơ là họ sẽ phải từ giă cơi thế gian, đó là điều mà bất cứ ai cũng đều phải trải qua không sớm th́ muộn. Biết được chắc chắn như thế th́ họ sẽ mạnh dạn và dứt khoát ra đi, với ư thức là ḿnh đă thực sự chết rồi. Điều đó sẽ giúp họ đối phó với những t́nh huống bất ngờ sẽ xuất hiện khi họ ở vào giai đoạn Trung ấm, giai đoạn mà những ǵ xuất hiện thường sẽ rất lạ lùng, hiếm thấy khi họ c̣n đang sống như: ánh sáng lạ toả ra chiếu vào họ, và cả âm thanh nữa: Về ánh sáng th́ có nhiều loại ánh sáng đủ mọi cấp độ sáng tối và màu sắc khác nhau. Lúc bấy giờ họ nên tránh xa loại ánh sáng nào, nên vào với ánh sáng nào ... Chính lúc này là lúc quan trọng, phải biết rơ, âm thanh nào nên tới, ánh sáng nào nên ĺa xa...để khỏi đi vào 6 đường lục đạo xấu xa tai hại do tâm thức mơ hồ lầm lạc.
3-3/PHÁP TÍNH (giai đoạn Trung ấm Pháp tính) kéo dài 14 ngày kể từ khi thần thức của người chết vào Trung giới với thân trung ấm. Đây là lúc chư Phật và Thánh Chúng hiện đến tiếp dẫn. Nhưng chỉ những vong linh nào có duyên mới nhận ra các Ngài và được các Ngài cứu độ:
a/Từ ngày 1 đến ngày 5, có 5 phương Phật là Đại Nhật, A Súc,Bảo Sinh,Di Đà và Bất Không lần lượt xuất hiện, phóng quang chiếu soi vong linh.
b/Trong ngày thứ 6, cả năm vị Phật nói trên đều đồng thời thị hiện phóng quang chiếu soi vong linh.
c/Trong ngày thứ 7, có 42 thiện thần (thần ôn ḥa) từ trái tim và yết hầu của vong linh xuất ra, phóng quang chiếu soi thân nó.Theo Tử thư Tây Tạng, những vị thần này đều là hóa thân của Trời Đại Hắc (Mahakala).
d/Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, có 58 hung thần (thần phẫn nộ) chia thành 7 nhóm từ trong đầu của vong linh tuần tự xuất ra, phóng quang chiếu soi thân nó. Theo Tử thư Tây Tạng, những vị thần này đều là hóa thân của vua Diêm Vương (Yamaraja).
Cũng theo Tử thư Tây Tạng, trong lúc chư Phật và Thánh chúng phóng quang chiếu soi, nếu vong linh nào khi sống đă tu tập và thấy Tánh, mới có thể hợp nhất vào Trí quang của Chư Phật hay sắc thân của Thánh Chúng, th́ liền thoát khỏi ṿng sinh tử luân hồi.
Trên đây là quan niệm của Mật Tông, c̣n theo những người thanh tu-tịnh nghiệp th́ “Chư Phật và Thánh Chúng phóng quang không phải chỉ để chiếu soi mà là để tiếp dẫn thần thức của người niệm Phật”.
3-4/TÁI SINH bắt đầu từ tuần lễ thứ 3, khi Chư Phật và Thánh Chúng đều đă biến đi. Giai đoạn này có thể dài hay ngắn,tùy theo tâm trạng và nghiệp báo của mỗi vong linh. Có những vong linh không qua giai đoạn này v́ họ đă văng sinh hoặc tái sinh trước đó. Có những vong linh chỉ ghé qua vài giờ. Nhưng cũng có những vong linh phải lưu lại tới 49 ngày hay lâu hơn. Thân trung ấm của con người có h́nh người bằng đứa bé 8 tuổi lành lặn hoàn toàn nhưng nếu người ấy bị đọa vào loài thú th́ thân ấy sẽ chuyển thành thân thú trước khi tái sinh.
IV-CHẾT RỒI SẼ VỀ ĐÂU ?
A-ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG TU
Kẻ phàm phu chủ trương không tu hành, sống hưởng thụ cho bản thân và gia đ́nh nên không màng đến hậu quả. Đến lúc chết, phải theo nghiệp báo mà tái sinh vào một trong 6 đường là:Trời, người, thần, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Người ta chia nghiệp ra 4 loại sau đây:
1/Cực trọng nghiệp gồm 5 nghiệp rất nặng là giết cha, giết mẹ, giết Alahán, chia rẽ chư tang và phá hủy tượng Phật. Những nghiệp này có thể thay đổi số mạng người đó khiến họ chết non hay bị đọa vào địa ngục. Những người phạm cực trọng nghiệp mà không sám hối th́ sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục, đến khi măn hạn liền bị chuyển kiếp sinh vào ác đạo để trả nợ xưa.
2/Cận tử nghiệp là ư (tư tưởng),khẩu(lời nói), thân (hành động) của một người lúc hấp hối. Nếu thân-khẩu-ư trong sạch th́ người đó tái sinh vào 3 đường thiện c̣n nếu thân-khẩu -ư bất tịnh th́ người đó sẽ sinh vào 3 đường ác.
3/Tập quán nghiệp gồm những thói quen và nhất là những đam mê của chúng ta ở trong đời này.
a/Trường hợp người chuyển thân làm chó để giữ gia tài mà ông đă chôn dưới gầm giường nhưng chưa kịp nói cho vợ và con trước khi chết.
b/Một nhà sư già được người quen tặng cho mấy đọt mía liền đem trồng ngoài vườn. Một thời gian sau, đọt mía ấy mọc thành một cụm mía xum xuê, tươi tốt khiến nhà sư ưa thích nên hàng ngày tưới, bón, ngắm, bỏ bê công việc tu hành. Khi chết đi, nhà sư tái sinh làm con sâu mía.
4/Tích lũy nghiệp là những nghiệp đă tạo từ trước tới nay mà chưa hề sám hối nên vẫn c̣n tồn trữ trong Tạng tâm dưới dạng chủng tử.
Những người không có tâm nguyện hay một thói quen đặc biệt nào th́ sẽ theo tích lũy nghiệp để tái sinh. Quy luật chi phối việc tái sinh trong trường hợp này rất phức tạp. Nhưng chúng ta có thể nói một cách tổng quát và ngắn gọn rằng:
a/Nếu là người siêng làm việc thiện th́ sẽ thăng lên cơi trời.
b/Nếu là người nhẫn nại, hiền lương th́ sẽ trở lại nhân gian.
c/Nếu là người nóng giận ưa gây gổ th́ sẽ lạc vào cơi Thần Atula.
d/Nếu là người si mê, trộm cắp, dâm dục th́ sẽ bị đọa làm súc sinh.
e/Nếu là người tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ sẽ biến thành ngạ quỷ.
f/Nếu là người ganh tị, độc ác, lừa đảo th́ sẽ bị đọa vào địa ngục.
B-ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ TU HÀNH
1/Người tu mà chưa đắc Đạo th́ vẫn phải theo nghiệp thọ sinh như người phàm phu. Chỉ khác là nghiệp của họ thường là thiện nên phần lớn, họ đều được tái sinh vào cơi Trời hay cơi người.
2/C̣n đối với người tu hành đă đắc Đạo, có 2 trường hợp xẩy ra:
a/Những người tu hành đă đắc Đạo nhưng phát nguyện trở lại cơi Ta Bà để độ sinh th́ sẽ theo nguyện lực tái sinh như trường hợp của các vị Lạtma Tây Tạng .
b/Những người tu hành đă đắc Đạo nhưng không muốn trở lại cơi Ta Bà th́ sẽ được giải thoát theo pháp môn ḿnh chọn. Có rất nhiều pháp môn nhưng tựu chung là 3 pháp môn chính: Thiền,Tịnh, và Mật .
-b1/Người tu Thiền sẽ nhập vào cơi Niết Bàn .
-b2/Người tu Tịnh sẽ sinh vào cơi Cực Lạc .
-b3/Người tu Mật Tông, tụng chú sẽ nhập vào tịch quang của Pháp Thân vào lúc lâm chung .
Khi người đó tắt thở và trước lúc thần thức rời bỏ xác ,tịch quang này chỉ hiện ra có 2 lần, mỗi lần vài phút nên khó mà nhập được vào .
Nếu không được th́ phải chuyển hướng,hợp nhất với Bổn tôn hay một trong các vị Thánh hiện đến tiếp dẫn ở giai đoạn Trung âm Pháp Tính .
C̣n như sợ tự ḿnh không làm được việc đó th́ phải nhờ một vị Thầy có thiên nhăn theo dơi và nhắc nhở rằng ḿnh hiện đang đối diện với vị thánh nào và phải xử trí ra sao?
Bookmarks