Tiếp theo...
Công Viên Tao Đàn-Vườn Bồ Rô
Sau lưng dinh Đôc Lập nay là Hội trường Thống Nhất là công viên Tao Đàn, người xưa gọi là vườn ông Thượng (đức Thượng công Lê Văn Duyệt, có người cho là toàn quyền Maurice Long-không đúng) hay là vườn Bồ Rô. Ngày xưa cả dinh và vưỡn nằm trong khuôn viên dinh Toàn Quyền. Năm 1869 người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt c̣n lại là rue Chasseloup-Laubat (trước 75 là Hồng Thập Tự... về phía bắc, rue Verdun (Trần Cao Vân) về phía tây, và rue Taberd ( Nguyển Du) về phía nam. Người Pháp gọi khu vườn là “Jardin de la Ville” hay Jardin Maurice Long (toàn quyền Pháp)
Trong khuôn viên vườn có khu Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến, người viết đă có dịp xem trận đá đèn giữa đội AJS Saigon và đội banh người Áo (Austria) , lâu quá không c̣n nhớ đến kết quả nhưng kỹ niệm này vẩn hằng sâu trong tâm tưởng.
Tiện đây cũng nên biết trường trung học đầu tiên được Pháp xây dựng gọi là Chasseloup-Laubat nằm trên đường Chasseloup Laubat (trước 75 Hồng Thập Tự, sau 75 Nguyễn thị Minh Khai) sau đổi thành Jean Jacques Rousseau rồi Lê Quư Đôn tới ngày nay.
Trường Chasseloup-Laubat thời Pháp

Trường Lê Quư Đôn năm 2009
Tưởng cũng nên nhắc lại trên đường Phan Đ́nh Phùng (nay Điện Biên Phủ... có trường nữ trung học đầu tiên ở Saigon-trường Gia Long được xây cất 1913 , xưa gọi là trường Áo tím, v́ nữ sinh mặc áo dài màu tím đi học. Trường thay đổi nhiều tên chính thức nhưng người Nam luôn gọi là trường Gia Long

Trường Gia Long đầu thập niên 1920

Trường Nguyển thi minh Khai 2011
Đi về phía Đông Nam (phía đường Lê Lợi) là 2 hai ṭa nhà lịch sử quan trọng. Pháp Đ́nh Sài G̣n- c̣n gọi là ṭa Thượng thẩm Sài G̣n nằm trên đường Công Lư (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Pháp Đ́nh Saig̣n trên đường Công Lư
Góc đường Công Lư và Gia Long có dinh Gia Long , nơi đây là chỗ ở dành cho thượng khách viếng thăm VNCH, trước đó là dinh thự của Thủ hiến Cochinchina

Trước 75, dinh Gia Long được dùng làm trụ sở Tối Cao Pháp Viện
Còn tiếp...
Lần sau sẽ tới "Thảo Cầm Viên Sàigòn".
Theo : http://maivantran.com
Bookmarks