Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
Hai triết lư chiến tranh
Nguyễn đạt Thịnh
Một tài liệu về hai cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hăn vừa được kư giả Spencer Ackerman t́m ra và phổ biến. Người viết tài liệu này, ông Philip Zelikow, là một giáo sư đại học, một kư giả, một tác giả đă viết nhiều sách. Ông nguyên là cố vấn bộ Ngoại Giao trong nội các George W. Bush. Tài liệu gay gắt chỉ trích phương pháp điều tra tù khủng bố, những người mà Bush phủ nhận không phải là tù binh, để không cho hưởng những điều kiện giam giữ và đối xử nhân đạo mà luật chiến tranh quy định cho tù binh được hưởng.
Phó Tổng thống Dick Cheney nỗ lực tiêu hủy tài liệu Zelikow, nhưng một bản c̣n sót lại trong thư viện trường George Washington University's National Security Archive. Trong tài liệu này có câu: "Trong Thế Chiến Thứ Hai, trong Chiến Tranh Cao Ly, và Chiến Tranh Việt Nam, chưa bao giờ có những kiểu tra tấn tàn nhẫn đến như vậy, và những kiểu tra tấn này lại được chính Bạch Cung cho phép," ông Zelikow viết về việc trấn nước để hỏi cung tù nhân.
Đảng Dân Chủ đang khai thác tài liệu này trong mục đích yểm trợ cuộc tái tranh cử của Tổng thống Obama; họ ghi nhận là ngay ngày thứ nh́ nhậm chức, ông Obama đă ra lệnh cấm tuyệt việc tra tấn.
Nhiều người đ̣i truy tố ông Bush; những người này nói không truy tố ông là chấp nhận để việc tra tấn tái diễn trong một hoàn cảnh khác.
Obama chọn thái độ nh́n tới phía trước, không giải quyết những sai lầm của chính phủ tiền nhiệm. Sau khi rút quân ra khỏi Iraq, ông đang chấm dứt cuộc chiến tranh A Phú Hăn, cả hai cuộc chiến đều do ông Bush gây ra.
Tuy nhiên, ông Jameel Jaffer, một luật sư nhân quyền và quyền tự do dân sự, lại không thỏa măn với thái độ của ông Obama. Jaffer đă tranh đấu thành công đ̣i chính phủ công bố trên 100,000 trang tài liệu về vụ tra tấn tù nhân tại trại giam Guantanamo. "Chính phủ Obama dứt khoát lên án việc tra tấn, điều này rất quan trọng và xứng đáng được ca ngợi," Jaffer nói. "Tuy nhiên, chính phủ đang tạo ra t́nh trạng phạm pháp vô tội vạ". Jaffer nói nếu ông Bush không bị truy tố th́ đó là tiền lệ cho phép những vị tổng thống sau này cứ phạm pháp.
Jaffer chỉ trích Obama cũng phạm pháp khi ông ra lệnh giết những công dân Mỹ gốc Ả Rập v́ những người này theo al-Qaeda chống Mỹ.
Tháng Tư 2010, chính Tổng thống Obama chấp thuận việc cho máy bay không người lái (drone) xạ kích giết Al Awlaki, một người Mỹ gốc Ả Rập. Awlaki là một kỹ sư tốt nghiệp tại Mỹ và có đặc tài thuyết phục người Ả Rập cư ngụ tại Hoa Kỳ hoạt động cho al-Qaeda.
Trong số 19 tên không tặc thực hiện cuộc khủng bố 9/11 th́ 3 tên do Awlaki tuyển mộ, thiếu tá Nidal Malik Hasan, bắn chết 13 quân nhân và bắn bị thương 29 người khác tại Fort Hood, nh́n nhận đă chịu ảnh hưởng của Awlaki, và Umar Farouk Abdulmutallab, tên khủng bố giấu thuốc nổ trong quần lót là đệ tử của ông.
Al Awlaki bị drone bắn chết ngày 30 tháng Chín 2011 tại Yemen, hai tuần sau đứa con trai 16 tuổi của ông, cậu Abdulrahman al-Awlaki, công dân Hoa Kỳ, sinh quán tại Denver, cũng bị drone bắn chết tại Yemen.
Ông Nasser al-Awlaki, bố ruột và ông nội của hai nạn nhân, làm đơn kiện Obama giết con và cháu ông mà không qua một quyết định tư pháp nào cả, vụ kiện không được xử; Nasser đành tự ḿnh lên án Tổng thống Obama, đọc bản án đó vào một cái CD rồi phổ biến.
Luật sư Jaffer chỉ trích ṭa án Hoa Kỳ đă không làm bổn phận tư pháp của họ, khi họ để mặc gia đ́nh nạn nhân lên án ông Obama ra lệnh giết con và cháu của họ.
"Phạm pháp vô tội vạ không c̣n là ngoại lệ nữa," Jaffer nói, "vị tổng thống tiền nhiệm cho phép trấn nước tù nhân, vị tổng thống đương nhiệm cho phép bắn chết công dân Hoa Kỳ. Thái độ coi thường pháp luật đang trở thành một thông lệ của người cầm quyền".
Jaffer cho là bố con Awlaki mới chỉ là những nghi can khủng bố; họ chưa giết người như Hasan, vậy mà Hasan vẫn không bị giết, và có thể cũng sẽ không bị tử h́nh khi ông ra ṭa.
"Người Mỹ tưởng việc Obama làm là đúng; họ không ư thức được là thái độ chấp nhận của họ đă cho vị tổng thống này và những vị tổng thống kế tiếp quyền giết người," Jaffer cảnh cáo. "Chúng ta có thể h́nh dung các tổng thống Mỹ sau này sẽ đem chuyện ông Obama giết cha con Awlaki ra làm tiền lệ khi họ muốn giết người mà không cần đến một bản án".
Góc nh́n của bà Kate Martin, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia (Center for National Security Studies), dung thứ hơn.
"Phải nh́n nhận chính phủ Obama thay đổi nhiều điều quan trọng trong cuộc chiến tranh chống khủng bố liên quan đến nhân quyền và dân quyền, như cải thiện t́nh trạng giam giữ tù nhân, giới hạn quyền hành quân sự, và tôn trọng quy luật chiến tranh," bà Martin nói. "Tuy nhiên, Obama lại chưa cải thiện ǵ nhiều về việc t́nh báo theo dơi, ŕnh rập quá nhiều người với những lư do không thật sự quan trọng".
Một nhân vật khác bất đồng với triết lư chiến tranh của ông Obama là cố vấn Bạch Cung Greg Craig; sau 10 tháng cộng tác, Craig từ chức để phản đối Obama không quyết liệt theo đuổi quan điểm tôn trọng tù quyền, chấp nhận mọi hậu quả chính trị để giữ đúng chính sách đối xử với tù nhân.
Người đang cất giữ tài liệu Zelikow, ông Thomas Blanton, giám đốc Văn Khố An Ninh Quốc Gia, nêu lên câu hỏi: "Mặc dù cả hai vị tổng thống đều vượt quyền, nhưng Hoa Kỳ có coi thường pháp luật không? Tôi không nghĩ như vậy, nhưng cũng đă đến lúc chúng ta phải đặt nặng nguyên tắc và pháp luật".
Vấn đề triết lư chiến tranh không đơn giản v́ trong chiến tranh nhu cầu đối phó với địch quân mang ưu tiên tối khẩn, Tổng thống Bush nhiều lần đă đưa ra luận cứ, nếu tra khảo tù nhân mà kịp thời biết được tin tức giúp có biện pháp tránh tổn thất sinh mạng quân nhân ngoài chiến trường hay thường dân ở hậu phương, th́ ông cho phép tra khảo, dù tra khảo bị pháp luật cấm đoán.
Mặt khác, lên án việc dùng drone giết Awlaki hơi khe khắt; việc này có thể được chấp nhận như giết địch quân trong giao tranh; 3 yếu tố tạo cho ông ta cái thế "địch quân trong giao tranh": một là vị trí địa dư nơi ông bị giết -một khu rừng Yemen; hai là lập trường rơ rệt chống Hoa Kỳ của Awlaki, và ba là thành tích đồng lơa trong những vụ không tặc khủng bố 9/11, vụ tàn sát tại Fort Hood, và nhiều vụ khác.
Một chỉ dấu cho thấy tính cách hợp pháp của việc giết Awlaki, là ṭa đă không thụ lư đơn của gia đ́nh ông kiện Tổng thống Obama. Quyết định không thụ lư mang tính chất pháp lư chứ không phải một quyết định chính trị như ông Nasser al-Awlaki rêu rao.
Ấy là chưa nói đến chiến thuật phối hợp tin t́nh báo chính xác với khả năng hỏa lực của những chiếc drone đă giúp Hoa Kỳ thắng trong trận chiến chống khủng bố, thắng bằng cách hạ sát đúng những tên lănh tụ khủng bố.
Một triết lư đúng đắn về chiến tranh là điều vô cùng cần thiết cho Hoa Kỳ; triết lư này phải dung ḥa được hai ưu tiên; ngoài ưu tiên tối khẩn trên chiến trường để cấp bách bảo vệ sinh mạng con người và bảo đảm chiến thắng, vị tổng tư lệnh c̣n luôn luôn phải ư thức ưu tiên tối thượng của quốc gia là duy tŕ và tăng trưởng uy tín đất nước trong cảm quan của thế giới.
Triết lư chiến tranh của Tổng thống Bush đặt nặng ưu tiên tối khẩn, chẳng những đă không giải quyết được chiến trường, mà c̣n khiến Hoa Kỳ mất thiện cảm và mất cả ḷng kính trọng của nhiều quốc gia thường vẫn thân hữu và đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều người vẫn chưa quên giai thoại khoai lang chiên được gọi là Freedom Fries trong thời Tổng thống Bush, để tránh chữ French Fries hầu bày tỏ ḷng ghét bỏ nước Pháp.
Trong thế siêu cường, Hoa Kỳ khó tránh khỏi những cuộc chiến tranh nhỏ, và những t́nh thế căng thẳng rất gần với chiến tranh như dàn quân quanh Biển Đông, hoặc đối phó với hỏa tiễn Bắc Hàn, với ḷ nguyên tử Iran. Tất cả những t́nh huống này, dù chưa thực sự là chiến tranh, nhưng vẫn đ̣i hỏi vị tổng tư lệnh phải có một triết lư chín chắn về cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ.
Nguyễn đạt Thịnh
Bookmarks