tiếp theo,
Lăng Ông
H́nh 15 Lăng Ông 1954, bên phải trước cổng là cây thốt nốt
Cửa chính vào lăng nằm trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng) với đặc điểm có trổng hàng cây thốt nốt

H́nh 16 Lăng Tả Quân 1970
Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà Chiểu th́ sẽ thấy rạp Huỳnh Long, Đây là một rạp hát b́nh dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước màn chiếu có lẽ v́ trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam Tạng.
Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối đờn”
Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm này kéo dài đến gần Cầu Bông , chiều ngang từ ranh giới đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hữu Nghĩa. Cả khu này và khu trường Lê Văn Duyêt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi, chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu đất bồi để giảm thiểu chuyện ngập nước thường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị Nghè- mà người địa phương vẫn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du lịch nồi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (B́nh Dương). Loại Khăn Đen Suối Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lư ở đây mua hàng, lâu dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đờn, chớ không có điển tích ǵ đặc biệt cả.

Trừơng nữ Trung Học Lê Văn Duyệt nay đã bị đổi tên.
Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một ḥn đảo v́ hầu như xung quanh trường là ruộng nước. Một hai năm đầu trường chưa cất phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.
Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa người ta tụ tập ở bến sông buôn bán bông? Ai là người Sài G̣n xưa có lẻ c̣n nhớ bài này, nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết
“Ai đang đi trên cầu Bông,
Té xuống song ướt cái quần ni lông
Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về “
Cho tới bây ǵờ không ai biết xuất xứ của nó và v́ sao. chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, b́nh dân giáo dục nhưng hậu ư tốt.
Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất khu Đakao
Đất Hộ-Đa kao
Đa Kao c̣n gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàig̣n, Đakao có rất nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh (Đường Huỳnh Khương Ninh) giờ vẩn c̣n, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học Đường (đường Đặng Tất) , trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông Lê Bá Khanh ở đường Kỳ Đồng
Xuống dốc cầu Bông trước khi đến Trần Quang Khải có tiệm thịt quay, heo, gà vịt vẩn c̣n mở đến ngày nay, nh́n xuống sông khoảng thập niên 50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải , phía bên trái có đ́nh thờ với h́nh ông cọp trên tường và cây da bên trong sân, đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẽm đi vô xóm Vạn Chài, phía ngoài đầu hẻm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trường là Phan Ngô). Kế đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Râp Văn Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn nhưng giá rẻ hơn Eden hay Rex.
Trần Quang Khải quẹo vào Nguyễn huy Tự là chợ Dakao , gần chợ có con đường nhỏ Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng Phan Chu Trinh băng qua Đinh Tiên Hoàng th́ gặp bánh cuốn Tây Hồ , thực sự không có ǵ đặc biệt nhưng gía b́nh dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.
Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mạc Thị Lựu, trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc hoàng.

Chùa ĐaKao, hay còn gọi là Chùa Ngoc Hoàng xưa.

Chùa Ngọc Hoàng nay, 2011.
Nguyễn Huy Tự quẹo trái sẽ vào đường Bùi Hữu Nghĩa qua cầu Sắt về Bà Chiểu. Quẹo phải sẽ gặp đường Nguyển văn Giai băng qua Đinh Tiên Hoàng, gần cuối Nguyển văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyển Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi (bây ǵờ là công viên Lê Văn Tám)
Đoạn Đinh Tiên Hoàng giới hạn bởi Phan Đ́nh Phùng (Nguyễn Đ́nh Chiểu) và Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ... có nhà ăn Pháp rất nổi tiếng như Chez Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh
Còn tiếp...
Bookmarks