Originally Posted by
Tigon
Nguyễn Văn Huy
Những chuyển biến ngoạn mục trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam những tháng gần đây đă làm nhiều người chú ư. Nhiều luồng dư luận trong và ngoài nước có vẻ tin rằng Việt Nam đang quay mặt với Trung Quốc để xích lại gần với Hoa Kỳ.
Sự thật có đúng vậy không? Giới quan tâm đến thời cuộc Việt Nam tỏ ra rất dè dặt.
Từ sau khi hai nước kư tuyên bố chung về cắm mốc biên giới trên đất liền ngày 31-12-2008, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đă xuống cấp rơ rệt, nếu không muốn nói đang chuyển sang thế đối đầu.
Phải nhắc lại những ngày đầu trong quan hệ giữa hai nước mới hiểu tầm quan trọng của việc cắm mốc này và sự bực tức của Trung Quốc.
Ngay sau khi vừa chiếm được chính quyền trên toàn lục địa ngày 1-10-1949, ban lănh đạo đảng cộng sản Trung Quốc liền tập trung những phương tiện chiến tranh sẵn có để yểm trợ Việt Nam và Triều Tiên (Bắc Hàn). Nhờ sự giúp đỡ tích cực của đảng cộng sản Trung Quốc, lực lượng kháng chiến vơ trang của Việt Nam đă chuyển từ giai đoạn du kích sang chính quy, với những sư đoàn và đại đoàn như hồng quân Trung Quốc, và đă đánh thắng Pháp tại Điện Biên Phủ.
Để bảo vệ hậu cứ của phe cộng sản, hồng quân Trung Quốc đă trấn giữ những cao điểm trọng yếu trên vùng rừng núi từ thị xă Cao Bằng đến thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Sau khi kư hiệp định Genève tháng 7-1954 chia đôi đất nước, phe cộng sản làm chủ hoàn toàn lănh thổ miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến các vùng biên giới phía Bắc.
Nhưng biên giới nào? Thực tế đă không giản dị như Hồ Chí Minh và ban lănh đạo đảng cộng sản nghĩ. Hồng quân Trung Quốc vẫn chiếm giữ những điểm trọng yếu trên vùng rừng núi từ Cao Bằng đến Quảng Ninh. Không những thế, họ c̣n khuyến khích những sắc tộc thiểu số sinh sống trên vùng cận biên kư với các giới chức địa phương Trung Quốc những thỏa hiệp phân ranh thừa nhận phần đất mà quân Trung Quốc đă chiếm cứ.
Sự chuyển nhượng ngày càng nghiêm trọng khiến ngày 2-11-1957, ban lănh đạo Đảng Lao Động, tức đảng cộng sản Việt Nam, gởi một công văn yêu cầu ban lănh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 để lại. Công văn kêu gọi giải quyết mọi tranh chấp bằng đàm phán v́ "vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lư đương có hoặc được xác định lại do chính phủ hai nước quyết định; nhất thiết cấm các nhà chức trách và đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm mốc giới hoặc cắt nhượng đất cho nhau và giao cho địa phương giải quyết ổn thỏa việc tranh chấp có hành hung, c̣n mọi việc dời mốc giới hoặc cắt nhượng đất th́ nhất thiết đều do trung ương hai bên quyết định".
Từ đầu thập niên 1960, nhằm đáp ứng với nhu cầu của các lực lượng miền Bắc trong cuộc xâm chiếm miền Nam, tuyến đường sắt trực tuyến từ Băng Tường (Trung Quốc) đến Đồng Đăng (Việt Nam) được nối dài thêm để vận chuyển hàng hóa và vật dụng quân sự. Sự nối tuyến của đoạn đường sắt này lấn sâu vào lănh thổ Việt Nam hơn 150 m, trong đó có Ải Nam Quan. Trong thời gian từ 1964 đến 2008, Trung Quốc đă không ngừng lôi kéo những nhóm người Kinh và người sắc tộc sinh sống trên giẻo đất ấy về phía ḿnh. Do đó, đối với chính quyền cộng sản Việt Nam, hoàn tất và kư kết hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999 và hiệp ước biên giới trên biển năm 2000 là một thành công lớn. Hoàn tất việc cắm mốc dọc 1400 km biên giới phía Bắc cuối năm 2008 vừa qua là một thành công khác. Từ nay Hà Nội không c̣n sợ bị mất thêm đất nữa.
Không thể tiếp tục lấn áp Việt Nam trên đất liền, Trung Quốc gia tăng áp lực trên Biển Đông. Từ đầu năm 2009 trở đi, hải quân Trung Quốc không ngừng khủng bố ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đánh cá quen thuộc của họ; tổ chức du lịch trên quần đảo Hoàng Sa; xây dựng căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa; "cắm cờ" dưới ḷng biển, tuyên bố chủ quyền trên toàn Biển Đông v.v. Trước những uy hiếp này, lúc đầu Hà Nội im lặng sau đó phản đối ngày càng quả quyết hơn. Lời qua tiếng lại giữa hai nước ngày càng nhiều và càng ít nể nang. Tuy chưa có những tuyên bố thực sự thù địch giữa hai chính quyền nhưng không ai thấy thiện chí ḥa giải nào giữa hai nước, trái lại căng thẳng ngày càng gia tăng.
Từ vài năm nay, sự bành trướng và phô trương của lực lượng hải quân Trung Quốc ra Biển Đông đă trở thành một đe dọa hiện thực, không những đối với các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á mà cả đối với Hoa Kỳ và Châu Âu. Biển Đông là đường vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới, sự ngăn cản hoặc quấy rối con đường này là đe dọa sinh hoạt kinh tế của thế giới. V́ sự an toàn chung cho cả thế giới, Hoa Kỳ không thể cho phép Trung Quốc thao túng con đường huyết mạch như thế.
Nh́n lại quan hệ Việt-Mỹ, việc tái lập bang giao với Việt Nam không phải t́nh cờ, đó là một tính toán lâu dài. Trước kia Hoa Kỳ đă rời khỏi miền Nam Việt Nam v́ lư do chiến lược, bây giờ Hoa Kỳ muốn trở lại Việt Nam cũng v́ lư do chiến lược. Từ 1993 đến nay, Hoa Kỳ đă làm đủ mọi cách để quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày thêm khắng khít.
Trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit) tổ chức tại Bangkok tháng 7-2009, ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, tuyên bố "Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á". Đông Nam Á ở đây phải hiểu là Việt Nam, trở lại Đông Nam Á có nghĩa là Mỹ sẽ không cho Trung Quốc tiếp tục ức hiếp Việt Nam. V́ từ sau 1975 đến nay, Hoa Kỳ chưa bao giờ rời bỏ Đông Nam Á, sự hiện diện vừa kinh tế lẫn quân sự của Hoa Kỳ vẫn luôn luôn tích cực. Năm nước Đông Nam Á quan trọng nhất là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Singapore đều là những đồng minh lâu đời và cũng là những khách hàng mua vũ khí lớn của Mỹ. Việt Nam là lá bài cuối cùng mà Hoa Kỳ muốn nắm để chuẩn bị cuộc đối đầu với Trung Quốc trong những ngày sắp tới tại Châu Á - Thái B́nh Dương.
Cơ hội đă đến đúng vào lúc đảng cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục nín nhịn trước sự ức hiếp của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên Biển Đông. Dư luận trong và ngoài nước tin rằng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ quay lưng với Trung Quốc và ngă vào ṿng tay của Hoa Kỳ. Những ǵ đă và đang xảy ra càng củng cố thêm niềm tin này. Không phải t́nh cờ bộ trưởng quốc pḥng Phùng Quang Thanh được mời sang Hoa Kỳ thăm viếng các cơ sở quốc pḥng; các phái đoàn quân sự Việt Nam được mời tham quan các trường huấn luyện quân sự của Mỹ; các tàu chiến Mỹ thường xuyên lui tới các hải cảng Việt Nam, đặc biệt là cuộc thao diễn của hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington trên Biển Đông trước khi cập bến cảng Đà Nẵng tháng 8 vừa qua. Trong tháng 10 sắp tới, một hội nghị giữa Hoa Kỳ và bốn nước vùng hạ lưu sông Mê-kông và một hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ sẽ được triệu tập. Tất cả báo hiệu một thế liên kết đang h́nh thành giữa các nước ASEAN và Mỹ để đương đầu với Trung Quốc. Rơ ràng Hoa Kỳ muốn ngăn chặn khả năng bành trướng và đe dọa của Trung Quốc trong khu vực này.
Trong Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ASEAN Regional Forum) khai mạc tại Hà Nội ngày 23-7-2010, Mỹ và các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, đă công khai đứng cùng một phía đối đầu với Trung Quốc, cùng phản bác những yêu sách của Trung Quốc và cùng ủng hộ công thức giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông qua thảo luận đa phương thay v́ song phương như Trung Quốc vẫn thường đ̣i hỏi. Bà Hillary Clinton cho biết quyền lợi của Hoa Kỳ gắn liền với t́nh h́nh an ninh, tự do lưu thông và sự tôn trọng công pháp quốc tế trên Biển Đông. Ngoài việc phủ nhận cái lưỡi ḅ của Trung Quốc, bà Clinton cũng bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, v.v.
Những phát biểu của bà Clinton hứa hẹn một tương lai sáng láng cho Việt Nam. Như để thách thức Trung Quốc, Hà Nội đặt mua nhiều máy bay chiến đấu hiện đại và tàu ngầm của Nga, gia tăng quan hệ hợp tác quân sự với các cường quốc phương Tây và Đông Nam Á khác, v.v. Thật là quá đẹp nếu tương lai ấy trở thành sự thật. Nhưng thực tế đă không giản dị như vậy.
Đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc là hai đảng cầm quyền lâu đời nhất tại Châu Á. Quan hệ giữa đảng cộng sản Châu Á này đă có hơn 60 tuổi đời, sự gắn bó giữa hai đảng do đó không thể một sớm một chiều bị cắt đứt. Ngay cả những lúc đen tối nhất trong quan hệ giữa hai đảng năm 1979 và những năm sau đó, chiến tranh biên giới rồi chiến tranh trên biển, đất nước và dân tộc Việt Nam tuy có chịu nhiều thiệt hại nhưng v́ quyền lợi và sự tồn tại của chính ḿnh, ban lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam đành ngậm đắng nuốt cay tự đặt dưới sự d́u dắt của đảng cộng sản Trung Quốc.
Cũng nên biết mỗi năm đảng cộng sản Việt Nam gởi hàng ngàn đảng viên trẻ sang Trung Quốc đào tạo để trở về nắm giữ những chức vụ cao cấp nhất trong guồng máy đảng, nhà nước, công an và quân đội. Đặc điểm của những cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc là trước khi ra trường phải tuyên thệ trung thành với đảng cộng sản và bảo vệ lẫn nhau. "Đảng cộng sản" và đùm bọc "lẫn nhau" ở đây phải hiểu là cả đảng cộng sản Việt Nam lẫn Trung Quốc, bảo vệ lẫn nhau cũng là bảo vệ Việt Nam và Trung Quốc. Tuy được đào tại nhiều nơi trên lănh thổ Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Liễu Ninh…), không cán bộ nào quên "Lời thề Trùng Khánh" (Trùng Khánh là nơi đào tạo qui mô những cán bộ Việt Nam đầu tiên tại Trung Quốc). Chính v́ thế, cho dù có căm ghét lẫn nhau tới đâu ít có trường hợp thanh toán hay triệt tiêu đối thủ là đảng viên cùng trường với ḿnh.
Đối với giới lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam, lănh đạo đảng cộng sản Trung Quốc c̣n duy tŕ một quan hệ đặc biệt, tương tự như t́nh cha con. Trừ những người không chịu sự chăm sóc y tế của Trung Quốc, mọi trường hợp suy yếu và trọng bệnh của các cấp lănh đạo cộng sản Việt Nam đều được chữa trị kỹ càng. Không phải t́nh cờ đa số cán bộ lănh đạo lăo thành của đảng cộng sản Việt Nam có tuổi thọ cao nhất thế giới : Vơ Nguyên Giáp 100 tuổi, Đỗ Mười 93 tuổi, Lê Đức Anh 90 tuổi, v.v. Càng được tận t́nh chăm sóc bao nhiêu th́ càng phải biết ơn người chữa trị bấy nhiêu. Nếu ông Vơ Văn Kiệt chịu để y sĩ Trung Quốc chăm sóc, tuổi thọ của ông có thể đă không dừng lại ở con số 88. Điều này cho thấy đảng cộng sản Trung Quốc không những nắm vững sinh hoạt chính trị của từng cấp lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam mà c̣n nắm luôn cả thể lực của từng người.
Quan sát kỹ, không một cán bộ cao cấp nào không có cơ ngơi tại Trung Quốc. Người nào được "hội kiến" với ban lănh đạo đảng cộng sản Trung Quốc tại Trung Nam Hải là một vinh dự hiếm có, v́ đó là biểu hiệu chiều chuộng và ưu đăi tối đa. Nhân cách và lư lịch của từng cấp lănh đạo Việt Nam do đó nằm trong tay đảng cộng sản Trung Quốc, phần lớn các cấp lănh đạo cộng sản Việt Nam đều lâm vào thế "bị động", không trước mỹ nhân, hảo tửu th́ cũng tiền tài, danh vọng. Có tính đến yếu tố này mới thấy sự khó khăn trong việc quay lưng với Trung Quốc.
Không phải t́nh cờ trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (tuy là thứ trưởng quốc pḥng nhưng hành xử như một bộ trưởng), lặn lội sang Bắc Kinh để giải thích với đồng cấp Lương Quang Liệt về việc tàu chiến Mỹ cặp bến cảng Việt Nam. Không những thế, ông c̣n cư xử như một nguyên thủ quốc gia, tuyên bố Việt Nam sẽ không tham gia một liên minh quân sự nào, không là đồng minh quân sự của bất cứ nước nào, không cho quốc gia nào đặt căn cứ quân sự trên lănh thổ và không dựa vào quốc gia này chống quốc gia kia. Dư luận đă rất ngạc nhiên trước thái độ này, một người chỉ là thứ trưởng quốc pḥng mà dám thay mặt đảng và chính quyền khẳng định đường lối chính trị, ngoại giao và quốc pḥng như thế. Rơ ràng Nguyễn Chí Vịnh đang thi hành Lời thề Trùng Khánh.
Nh́n vào thực tế, không một cơ quan nào của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam mà không có thân tín hay tay sai của đảng cộng sản Trung Quốc xâm nhập hay bị mua chuộc. Bằng chứng là không một chính quyền địa phương Việt Nam nào cho phép treo biểu ngữ hay xuống đường chống Trung Quốc, không một tờ báo nào được phép đăng những bài tường thuật về sự kiêu căng của công nhân Trung Quốc trong lănh thổ Việt Nam. Những nhà thầu Trung Quốc gần như được "ưu tiên" đầu tư vào những lănh vực béo bở nhất như xây dựng đường sá, nhà máy và khai thác tài nguyên. Gần như tất cả các cấp lănh đạo địa phương nơi có cửa khẩu sát vùng biên giới Việt Trung đều bị mua chuộc: hàng hóa Trung Quốc được tự do tuôn vào Việt Nam, nhiều địa điểm chiến lược đă coi như nằm trong tay những công ty "đầu tư phát triển" Trung Quốc.
Nh́n lại cách tổ chức và phân bổ nhân sự của đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay, thoát được sự kiềm chế của đảng cộng sản Trung Quốc là chuyện rất khó v́ đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ độc lập với đảng cộng sản Trung Quốc. Chỉ c̣n vài tháng nữa đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 11 sẽ nhóm họp; khoảng 1200 người, đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên, đến tham dự để bầu ra 180 ủy viên trung ương vào những chức vụ lănh đạo cao nhất đảng và nhà nước. Trong số này, bao nhiêu người chưa lọt vào bẫy quyền lợi do Trung Quốc giương ra?
Nhiều người cho rằng thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc của đảng cộng sản trước ngày khai mạc đại hội đảng chỉ nhằm xoa dịu sự bực tức của đảng viên và quần chúng trước sự hà hiếp của Trung Quốc. Có nhiều triển vọng sau đại hội trung ương đảng lần thứ 11 sắp tới, đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục chọn sự lệ thuộc Trung Quốc để giữ quyền lợi. V́ từ ngày thành lập đến nay, quyền lợi của đất nước chưa bao giờ là ưu tư hàng đầu của ban lănh đạo đảng cộng sản VN.
Nguyễn Văn Huy
2010
Nguồn ChinhNghiaViet
Bookmarks