Cách trồng cây rau răm
1. Đặc tính thực vật:
Rau răm là loại cây thân thảo, cây sống hàng năm. Toàn thân rễ, lá vỏ đều có mùi thơm đặc biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều rễ. Trồng mau thân mọc thẳng đứng cao chừng 36 – 40 cm. Lá cân, mọc so le hình mác hay hình trứng mác, cuống ngắn. Lá có màu xanh nhạt, phớt tím màu huyết dụ rõ nhất là ở mép và chót lá.
Hoa mọc thành bông, hẹp, gầy, đơn độc hoặc xếp thành đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả nhỏ, 3 cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn.
2. Công dụng:
Rau răm chủ yếu để làm gia vị. Người miền Trung ăn thịt gà xé bóp muối tiêu với rau răm, cùng với gừng tươi kèm ăn với trứng vịt lộn, làm rau thơm cho vào món cháo cá, cháo thịt gà, trộn với bắp cải để muối chua… Ngòai các công dụng đã nói ở trên người ta cho rằng rau răm có tác dụng làm dịu tình dục.
Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa rắn bằng cách hái 20 ngọn rau răm rã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.
3. Kỹ thuật trồng trọt:
Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng. Bón lót 20 -25 tấn phân chuồng + 300 – 400 kg phân lân (tính ra 1m2 bón 2 – 2,5 kg phân chuồng + 30 -40 kg phân lân). Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.
Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.
Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng. Dùng nước phân lợn pha loãng hay dùng phân urê với nồng độ 1% tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày bón 1 lần. Các lần sau có thể dùng phân hỗn hợp NPK để tưới.
Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng bón 1 – 2 tuần, tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ để bón cho cây.
4. Thu hoạch:
Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được. Có 2 cách:
- Cắt tỉa các cành dài đem bán
- Cắt luân phiên từng đám đem bán
Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.
(Nguồn: Sách Kỹ thuật trồng một số cây rau)
Đăng bởi : Admax
Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.
Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa: cấy gốc cách gốc 10 cm, hàng cách hàng 20 cm.
Chăm sóc: Sau khi trồng được 3 ngày, cần bón với lượng không đáng kể. 15 ngày sau bón phân NPK (20 kg cho 1.000 m2). Nên bón vào 5 - 6 giờ chiều, sau khi bón phân thì phun nước để rửa cho phân không dính lá, không bị cháy lá rau.
(Sưu tầm / Posted by An )
--------------------------------------------------------------------------------
Cây ớt
Cây ớt nguyên sản ở vùng nhiệt đới, ưa sáng, ấm, ẩm, không chịu rét và khô. Trồng trên vườn và chậu, trồng trước nhà khách, thư viện. Nhân giống ớt bằng cách gieo hạt vào mùa xuân; khi cây cao 5-6cm cấy cây vào bầu, cao 10cm thì đem vào chậu. Khi trồng chậu đất phải có phân bón lót, sau khi trồng cần tưới nước, cây cao 20cm cần hái ngọn.
Mỗi ngày tưới 1 lần, không để đọng nước; không nên bón qúa nhiều phân tránh cành nhánh quá dài. Trong kỳ hoa nở không cần tưới nhiều nước, để tránh hao rụng. Sau khi quả chín, hái đem hong khô cất giữ, để năm sau gieo.
(Sưu tầm theo HT)
---------------------------------------------------------------------------------------
Cây bạc hà
http://www.pfaf.org/user/Plant.aspx?...ita%20vulgaris
http://en.wikipedia.org/wiki/Peppermint
http://plants.usda.gov/java/profile?symbol=MEAR4
Bookmarks