Chuyện Thế kỷ
Titanic 100 năm sau ngày đắm tàu
NgyThanh
Ngày 08/04/2012 này sẽ có một chuyến cruise "Tưởng niệm Tàu Titanic" dài 12 ngày đêm do công ty du lịch Miles Morgan tổ chức. Chuyến cruise sẽ được thực hiện bằng tàu Balmoral, nhổ neo ở cảng Southampton của Anh, lập lại hải tŕnh nguyên thủy của tàu Titanic, chạy qua cảng Cherbourg trên bờ biển nước Pháp và cập bến Cobh của Ái Nhĩ Lan trước khi vượt Đại Tây Dương để đến ngay tọa độ 41 độ 43'57" vĩ Bắc và 49 độ 56'49" kinh Tây vào đêm 14, rạng ngày 15 tháng Tư - đúng địa điểm và thời điểm tàu Titanic ch́m một thế kỷ trước. Tại đây, vào thời điểm đó, lễ tưởng niệm các hành khách và thủy thủ đoàn đă ch́m vào mặt biển trong đêm tăm tối tang thương ấy sẽ diễn ra. Sau đó, tàu sẽ tiếp tục hướng mũi về hải cảng Halifax thuộc tỉnh bang Nova Scotia (Canada) nơi an giấc ngàn thu của nhiều hành khách bạc mệnh, trước khi tiếp tục chạy xuống bến cảng New York, cái đích cuối cùng của chuyến đi mà cách đây 100 năm, 2.223 hành khách và thủy thủ nhắm tới và không bao giờ đến. Cùng thời điểm này, từ bến cảng New York, một chuyến hải hành tưởng niệm khác cũng do công ty du lịch Miles Morgan tổ chức, khởi hành lúc 5 giờ chiều ngày 10/04 nhắm hướng Halifax, nơi khách du lịch sẽ ghé thăm Fairview Lawn, nghĩa trang mai táng xác những hành khách Titanic không thể xác định căn cước và tung tích. Sau đó, chuyến cruise sẽ tiếp tục lên đường để có mặt "tọa độ Titanic" vào lúc 5 giờ chiều 14/04/2012. Đúng 2g20 sáng, hành khách và thủy thủ đoàn tàu này sẽ tổ chức thả đèn hoa và lễ cầu hồn cho tất cả mọi người có mặt trong đêm định mệnh của 100 năm trước. Giá vé chuyến đi cho mỗi người ở pḥng sang nhất là $14.850 và pḥng tồi nhất là $4.900 (giá chia đều cho hai hành khách phải sống chung một buồng).
Vào tháng Tư dương lịch, nhiệt độ cao trung b́nh tại thành phố cảng St. John của tỉnh bang Newfoundland (Canada) là 5.2 độ C hay 41.4 độ F, và thấp trung b́nh là âm 2 độ C hay âm 28 độ F - c̣n quá lạnh để nói tới chuyện tắm biển, càng bất khả nếu phải lặn xuống sâu vài ba cây số dưới đáy biển. Nhưng tới tháng Bảy, vào ngày 2 và 14, hai chuyến thám hiểm hải dương của công ty Bluefish sẽ khởi hành từ hải cảng St. John, mỗi chuyến chỉ nhận hạn chế 20 hành khách. Khách sẽ ngồi trong tiềm thủy đỉnh Mir (Ḥa B́nh) I hoặc Mir II, lặn xuống độ sâu 12.500 feet (3.800 mét). Ḥa B́nh I và Ḥa B́nh II là hai trong tổng số 5 tiềm thủy đỉnh do Nga chế tạo hiện sử dụng trên toàn thế giới, trang bị cho tàu thám hiểm hải dương Akademik Keldysh, được thiết kế để phục vụ khoa học, với khả năng có thể lặn xuống tới 20.000 feet (6 cây số) dưới đáy biển. Giá vé cho mỗi hành khách chỉ ở trên tàu mẹ là $10.000 và vé của khách tham dự phần tham quan xác tàu Titanic bằng tiềm thủy đỉnh là $59.680 (hai khách sẽ ở chung một pḥng).
Tiên tri
Lễ hạ thủy con tàu Titanic lớn và sang trọng nhất thế kỷ đă diễn ra vô cùng trọng thể và chính xác, chỉ trừ một tiểu tiết không đáng gọi là trục trặc, là chuyện đào nhiệm của một người thợ đốt ḷ tên John Coffy. Sau khi nhổ neo rời hải phận Southampton vào giờ ngọ ngày hôm trước bỏ lại ḥn đảo nhỏ Wigh bên mạn phải con tàu, Titanic ghé Cherbourg cách điểm khởi hành khoảng 115 km để đón thêm 274 hành khách, nhưng hải cảng ở đây quá nhỏ so với kích cỡ con tàu, nên Titanic phải thả neo ngoài khơi để chờ con số hành khách này phải được "taxi" ra bằng hai chiếc tàu đàn em tên Traffic và Nomadic. Việc trung chuyển này kéo dài ngót chín mươi phút. Tiếp theo, tàu c̣n ghé một chặng cuối vào hôm sau 11/04 trước khi hướng mũi ra đại dương trực chỉ New York (Hoa Kỳ). Trước trưa, Titanic lại thả neo nằm chờ, và số hành khách ở bến cuối Queenstown này cùng hành lư và các túi thư đi của chính phủ được hai chiếc tàu nhỏ hơn tên America và Ireland "taxi" ra tàu mẹ. Chính trong cảnh bát nháo tưng bừng ấy, anh thợ đốt ḷ John Coffy 24 tuổi ẩn ḿnh trong các túi thư đến Queenstown, để lỉnh lên bờ và đào nhiệm. Khi ghi tên xin việc năm hôm trước đó, Coffey khai địa chỉ ở số nhà 12 đường Sherbourne Terrace ở Southampton nhưng thực ra nguyên quán của anh chàng là thành phố cảng Queenstown, thuộc Ái Nhĩ Lan. Trước khi nhận việc trên tàu Titanic, Coffy đă phục vụ trên chiếc Olympic với bậc lương 6 bảng Anh mỗi tháng. Thợ đốt ḷ trên tàu là một công việc quá nhỏ bé, và ban điều hành đă không mấy khó khăn để trám chỗ bằng một người thợ vô danh tiểu tốt khác. Thoát chết ch́m theo tàu Titanic, Coffy sống tới ngày 12/06/1957. Nhưng phải đến ngày 14/07/1986, sau hơn 74 năm, trong cuộc thám hiểm xác tàu, người ta đă t́m thấy một cuốn sách trong ngăn tủ riêng của người thợ đốt ḷ đào tẩu. Cuốn sách bằng nguyên tác tiếng Anh có đề tựa "Futility or The Wreck of The Titan" (Phù Phiếm hay Vụ Đắm Tàu Titan). Rất lạ lùng, cuốn sách đă bị ngâm trong nước bấy nhiêu năm mà vẫn không mục nát và vẫn c̣n có thể đọc rơ. Và câu chuyện tưởng tượng ấy đă bật mí lư do tại sao John Coffy đào nhiệm năm xưa.
Không phải thầy bói, ông Morgan Robertson càng không phải là nhà văn nổi tiếng. Ông chỉ nổi tiếng và lưu danh muôn thủa sau biến cố ch́m tàu Titanic, c̣n thời điểm phát hành sách, mười một năm trước khi người ta khởi công đóng chiếc Titanic, ông thuộc loại nhà văn thất cơ lỡ vận. Nhưng trước khi nhà tài phiệt Mỹ J.P. Morgan quyết định cho công ty White Star Line của ḿnh hạ thủy tàu Titanic, ông Robertson đă tiên tri trước biến cố lịch sử đau thương ấy và viết thành cuốn tiểu thuyết "Phù Phiếm hay Vụ Đắm Tàu Titan" dài 16 chương, xuất bản năm 1898, về chiếc tàu giả tưởng mà ông đặt tên Titan, để báo động về một vụ đắm tàu làm chết hàng ngàn người. Mười bốn năm sau, nhân loại tiến hành làm chuyến hải hành vượt Đại Tây Dương vào năm 1912, để hứng chịu cơn đại họa mà ông Robertson đă tiên đoán và cảnh giác.
Ngay ở câu đầu tiên của chương đầu tiên, nhà văn Robertson nhập đề cứ như một bài phóng sự, tường thuật một sự kiện đă xảy ra: "Đó là một chiếc tàu thủy to lớn nổi lềnh bềnh vừa là một tuyệt tác vĩ đại nhất của con người. Việc đóng tàu và bảo tŕ tàu có liên quan tới tất cả mọi lănh vực khoa học, ngành nghề, hay mậu dịch mà nền văn minh biết tới. Trên đài chỉ huy là các sĩ quan hàng hải, những kẻ được sàng lọc dành để phục vụ Hải quân Hoàng gia, đă vượt qua tất cả những kỳ sát hạch hóc búa trong tất cả giáo tŕnh thi cử dây mơ rễ má tới hướng gió, tới thủy triều, tới gịng chảy, tới địa lư biển khơi; họ không những chỉ là nhà hàng hải, mà c̣n là các nhà khoa học. Tiêu chuẩn chuyên môn ấy cũng được dùng khi chọn lựa nhân viên phục vụ pḥng máy, c̣n ban tiếp tân được kể như ngang hàng với cung cách phục vụ ở các khách sạn tối ưu. Hai dàn hợp tấu kèn đồng, hai dàn nhạc giao hưởng, và một ban công tác hí trường có nhiệm vụ giúp vui văn nghệ cho hành khách vào giờ mới thức giấc; một đạo quân y sĩ chăm lo việc thế tục, và một đạo quân tuyên úy đảm đang vấn đề tâm linh...
Nói về đặc tính an toàn của chiếc Titan, Robertson kể rằng trên con tàu tưởng tượng của ông có 92 cánh cửa không thấm nước. Khi cần, chỉ việc kéo nhẹ một chiếc đ̣n bẩy, tất cả đều đóng kín trong ṿng nửa phút đồng hồ. Những cánh cửa này cũng tự đóng lại khi có nước chạm vào chúng. Với tính tân tiến của ngành đóng tàu đầu thế kỷ 20, ngay cả khi nước ngập vào cả thảy chín khoang độc lập, tàu vẫn cứ nổi, và bất cứ dạng tai nạn hàng hải nào cũng không có cơ hội xảy ra trên chiếc tàu được kể như không thể đắm. Tàu được thiết kế hoàn toàn bằng sắt, và chỉ để dùng vào việc chở khách, trên tàu không có loại hàng hóa bắt lửa nào, như thế không thể có chuyện hỏa hoạn thiêu hủy con tàu. Ông Robertson đưa ra những con số như thật: tàu Titan dài 800 feet, trọng tải 70 ngàn tấn, giàn máy đẩy có công suất 75 ngàn mă lực, đạt vận tốc 25 gút một giờ trong điều kiện gió, thủy triều và gịng chảy b́nh thường. Nói tóm lại, chiếc tàu biển Titan là một thành phố nổi, bên trong lớp vách sắt của thân tàu, tất cả mọi mối lo về an nguy và mọi sự buồn chán đều được giảm tối thiểu khi con tàu vượt Đại Tây Dương. Tất cả mọi kiến trúc và trang bị trên tàu chỉ nhắm tới một mục đích: làm cho đời sống trên dương thế này vui thú hơn.
Không thể đắm - càng không thể bị hủy diệt, cho nên con tàu chỉ mang chiếu lệ dăm cái thuyền con cứu sinh cho hợp pháp theo luật hàng hải. Khi chạy, tàu sẽ tống hết ga dù trong màn sương, trong băo táp hay khi biển lặng, v́ các yếu tố: thứ nhất, nếu chiếc tàu nào khác đâm vào Titan th́ hư hại hay vỡ tàu là số phận tất yếu của chiếc kia, chứ không thể là Titan. Thứ nh́, nếu chính Titan đâm vào tàu khác, chỉ cần phân nửa vận tốc tối đa, có thể Titan bị hư hại sơ sài chút ít đàng mũi, c̣n nếu đang phóng hết ga, phần Titan sẽ chỉ cần sơn phết lại những chỗ tróc sơn, c̣n tàu kia sẽ bị chẻ làm đôi. Thứ ba, khi lao tới với hết tốc độ, tàu sẽ dễ lách tránh vùng tai ương hơn. Và thứ tư, là trong trường hợp tàu húc vào băng trôi - thứ địch thủ mà tàu chưa đủ sức khống chế, mũi tàu có thể bị móp vào sâu hơn vài ba feet so với khi đụng tảng băng với nửa tốc độ; ngoài ra, khả năng xấu nhất là ba khoang tàu sẽ vào nước, nhưng cũng chẳng ăn thua, v́ tàu c̣n những sáu khoang đóng kín để vẫn nổi và tiếp tục ung dung hành tŕnh.
Như thế, với tất cả ứng dụng của kỹ thuật siêu việt, một khi các cỗ máy đă khởi động, tàu Titan mặc nhiên sẽ nhẩn nha đổ khách xuống bến cảng ở ba ngàn dặm phía bên bờ kia của Đại Tây Dương, đúng giờ và an toàn như một cuộc hành tŕnh bằng xe lửa. Để cuốn sách bớt khô khán, tác giả dùng nửa phần trước của tác phẩm để giới thiệu nhân vật chính John Rowland, một trung úy Hải quân Hoàng gia bất măn, trở nên nghiện rượu, bị sa thải khỏi quân đội, anh chàng nhận làm một chân thủy thủ lao công trên boong tàu Titan, áo quần dơ dáy bẩn thỉu. Sau khi tàu đụng phải núi băng trôi và lật úp rồi đắm, anh cứu sống được một đứa bé gái bằng cách lao xuống tảng băng với cô bé. Trên băng, anh đă phải tử chiến với loài gấu Bắc cực hung dữ, trước khi được cứu sống bởi một thương thuyền chạy ngang qua, và cuối cùng được biết đứa bé gái mà anh cứu sống là con của người t́nh xưa, đă bỏ anh đi lấy chồng chỉ v́ anh theo chủ thuyết vô thần. Về sau, từ hành động dũng cảm cứu bé thơ, anh được phục hồi chức vụ trong quân đội, được truy lănh lương bổng trong thời gian bị áp dụng quân kỷ, và được xă hội tái đăi ngộ và kính trọng.
Tương đồng và dị biệt
Tàu Titanic ch́m không phát sinh những cảnh mùi mẫn t́nh tứ như tàu Titan, nhưng có những t́nh huống thực sự mang tính cách rất người, hoặc hèn tột bực hoặc hùng hơn cả nam nhi. Và chỉ đến sau khi con tàu "không thể đắm" Titanic đă ch́m, thế nhân mới ngồi b́nh tĩnh so sánh với vụ đắm con tàu Titan của Morgan Robertson.
Sau khi thất bại với loại tiểu thuyết hoang tưởng với những trận kịch chiến của những người hành tinh khác với đủ loại quái vật không quyến rũ được bao nhiêu độc giả, Morgan Robertson đành nhảy sang viết truyện về xă hội thực, và chọn nội dung là một con tàu lộng lẫy vượt đại dương bị đắm do va phải núi băng trôi. Hành khách trên con tàu thượng đẳng ấy gồm các nhà triệu phú, tỷ phú - những đại gia cảm thấy vô cùng hănh diện và tuyệt đối an toàn. Măi đến khi con tàu đang ch́m xuống mặt nước vô t́nh họ mới vỡ lẽ rằng số thuyền cấp cứu không đủ cho tất cả mọi người, bởi suy luận kiêu căng của con người khi thiết kế cái thành phố nổi "bất khả đắm". Và điều quái dị nhất, là trong khi chẳng ai muốn đi vào vết xe của đại họa Titan, những người trách nhiệm thiết kế và thực hiện chiếc Titanic đă dùng nhiều yếu tố của Titan, kể cả cái tên Titanic cũng gần như là con đẻ, để đóng cái quan tài tập thể khổng lồ cho hơn một ngàn rưỡi con người.
Cũng như chuyện xảy đến cho Titanic sau này, tàu tưởng tượng Titan đă ch́m vào tháng Tư dương lịch, và ch́m ở vùng biển bắc Đại Tây Dương, cũng do ḷng tự kiêu, chủ tàu chỉ trang bị sơ sài các biện pháp cứu sinh làm màu mè cho đúng yêu cầu của luật: Titanic được trang bị 16 thuyền cứu sinh và 4 chiếc Engelhardt có thể gấp gọn lại được; khi đưa tất cả vào sử dụng, hệ thống cứu nguy này chỉ đủ khả năng cứu mạng ít hơn phân nửa khả năng chuyên chở 3 ngàn hành khách và thủy thủ đoàn. Chiếc Titan chỉ chở theo 24 thuyền cứu sinh, con số tối thiểu mà luật hàng hải đ̣i buộc, thấp hơn một nửa tổng số nếu cần phải cứu sống 3 ngàn con người trên tàu. Nếu con tàu giả tưởng của ông Robertson dài 800 feet th́ tàu thực Titanic dài 882 feet 9 inches; tốc độ tối đa của Titan là 25 gút, c̣n Titanic đạt 21 gút (gút là đơn vị quốc tế để đo vận tốc gịng chảy thủy triều và gió băo, cũng như tàu viễn dương và máy bay, bằng 1.852 mét/giờ hay 1,151 dặm/giờ trên bộ). Bên cạnh đó, cả hai chiếc đều được mệnh danh là "bất khả đắm", trọng tải của Titan là 70 ngàn tấn c̣n của Titanic 63 ngàn.
Điểm trùng hợp tiếp theo, là cả hai tàu đều đắm v́ tông vào núi băng trôi. Titanic đang vận chuyển nhanh hơn b́nh thường ở tốc độ 22.5 gút/giờ th́ mạn phải tàu đâm vào núi băng trong đêm 14/04/1912 ở biển bắc Đại Tây Dương khi c̣n cách Newfoundland của Canada 400 dặm. Về số phận của Titan, tác giả viết rằng trong một đêm tháng Tư, ở biển bắc Đại Tây Dương cách Newfoundland (Terranova) 400 dặm, tàu Titan đâm vào băng trôi, cũng vào mạn phải của thân tàu, khi đang lướt sóng với tốc độ 25 gút/giờ. Vẫn chưa hết điểm trùng hợp: chiếc Titanic "bất khả đắm" đă đắm, làm chết hơn một nửa của tổng số 2.223 hành khách, c̣n tàu Titan "bất khả hủy diệt" đă bị hủy diệt, mang theo hơn phân nửa tổng số 2.500 hành khách của ḿnh. Cả hai tàu cùng ch́m, cắm mũi xuống trước, chỉ trừ, chiếc Titan lật úp rồi mới ch́m, c̣n Titanic th́ không.
Về các điểm không trùng hợp, tàu Titan đă không va vào núi băng bằng mạn phải tàu trong một đêm trong sáng như trường hợp của Titanic, nhưng đâm thẳng mũi vào, sức bật khổng lồ đă xé toạc một măng to tướng bên hông tàu để nước tràn vào, làm phần đuôi chổng cao lên trời và lật úp mạn phải xuống trước, rồi mới ch́m, mũi cắm xuống biển. Nếu Titanic có 706 hành khách được cứu sống, th́ Titan chỉ có 13 người. Trên hải tŕnh của ḿnh, Titan đâm và làm ch́m tàu Royal Oak, c̣n Titanic chỉ suưt va vào, nhưng không làm ch́m, tàu New York. Từ khi lâm nạn đến khi ch́m hẳn, chiếc Titan mất chỉ 5 phút, c̣n Titanic hấp hối 150 phút, trước khi biến khỏi mặt đại dương mênh mông. Ngoài ra, Robertson cho tàu ḿnh trang bị thêm buồm để tăng tốc, nhưng Titanic th́ không. Chiếc Titanic có hai chiếc tàu chị tàu em là Olympic và Britanic, c̣n tàu của nhà văn mồ côi mồ cút một ḿnh. Cùng ch́m trong một vùng biển, nhưng hành tŕnh hai chiếc nghịch hướng nhau: Titanic ch́m trên đường từ Anh sang Mỹ, tàu Titan từ Mỹ đi Anh. Vào phút nghiệt ngă khi thủy thủ đoàn phát giác băng trôi, tín hiệu đánh đi từ pḥng truyền tin lên đài chỉ huy tàu Titanic là "có băng trôi ngay trước mũi", nhưng bên tàu Titan, câu báo nguy là "Nước đá, nước đá ngay phía trước. Băng trôi. Ngay bên dưới mũi tàu". Về đặc tính kỹ thuật thiết kế, Titan có 19 khoang độc lập, và có khả năng tiếp tục nổi trên mặt nước nếu nước chỉ làm ngập tới 9 ngăn, trong khi Titanic có 16 khoang, nhưng nếu nước tràn vào khoang thứ năm, th́ tàu đắm.
Trên thế gian có vô số người dùng nghề sờ mu rùa bói toán kiếm cơm, nhưng chưa ai "bói' được chính xác như nhà văn Robertson trong tác phẩm bất diệt của ḿnh.
Khai sinh và khai tử con tàu
Tại hăng đóng tàu Harland and Wolff thành lập ở bắc Ái Nhĩ Lan từ năm 1861, các kỹ sư thường phải mất trọn một năm để vẽ kiểu mỗi con thủy quái. Rồi đến khi gia công, các chuyên viên thầy thợ phải cần thêm khoảng 10 tháng ṛng ră nữa để hoàn tất mỗi chiếc tàu biển, kể cả tẩn mẩn lắp ráp phần nội thất, cũng như trang bị những cỗ máy hiện đại nhất, những nồi nấu nước nóng, và các linh kiện cơ khí. Khi hạ thủy, mỗi con tàu cỡ Titanic, Olympic hay Britanic sẽ nặng từ 46 ngàn tấn trở lên, và có chiều dài ít nhất 882 feet. Harland and Wolff là hăng chuyên đóng tàu dầu, tàu hàng và hàng không mẫu hạm cho các chính phủ, nhưng ư niệm về một con tàu khách sang trọng chỉ lên bản vẽ vào năm 1907, rồi lại phải chờ măi tới ngày 31/03/1909 mới thực sự khởi công.
Titanic là chiếc tàu được phác thảo để trở thành tàu khách lớn nhất vượt đại dương cho đến thời kỳ này, do đó, chủ tàu Công ty Hải dương vận White Star quyết định không ngần ngại trước bất cứ chi phí nào trong tiến tŕnh đóng chiếc Titanic. Kết quả, thay v́ 10 tháng như mọi khi, Titanic đă nằm trên giàn ṛng ră suốt 3 năm, và chi phí trọn gói là 7 triệu rưỡi Mỹ kim, với trị giá của đồng đô-la cách đây đúng một thế kỷ. Ba ngàn công nhân đă được huy động trong ba mươi sáu tháng triền miên ấy, để miệt mài góp phần hoàn tất chiếc tàu không thể đắm của nhân loại. Cũng trong thời gian dài ấy, ba chữ không thể đắm được White Star trịnh trọng in nhiều lần lên các bích chương và truyền đơn tung vào thị hiếu của con người. Vào giai đoạn đầu thế kỷ 20 ấy, công ty đóng tàu đă không từ nan bất cứ một kỹ thuật tân tiến nào trong ngành hàng hải, để trau chuốt một con tàu để đời cho lịch sử văn minh nhân loại. Hăng Harland and Wolff đă ứng dụng tới cả kỹ thuật mới, dùng các cánh cửa sắt để ngăn nước giữa các khoang có khả năng đóng kín lại trong ṿng 25 giây đồng hồ hay ít hơn, để loại bỏ việc nước xâm nhập lây lan qua những khoang khác, nhằm bảo đảm tối đa an toàn sinh mạng cho hành khách và thủy thủ. Nhờ xem được các h́nh chụp từ xác tàu đắm, giờ này chúng ta biết 3 triệu con đinh tán dùng để giữ chặt các tấm thép vào khung tàu đă bị lung lay sau khi tàu đâm vào núi băng trong đêm định mệnh. Nếu không bắt dính nhau bằng những đinh tán ấy, tàu đă vỡ nhanh hơn, và thủy thần đă cướp thêm nhiều sinh mạng hơn thay v́ dừng ở con số 1.517 người. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học nêu ra vấn đề chất lượng của các tấm thép dùng để ráp thành con tàu: Titanic có thể đă được chế tạo bằng loại thép không có chất lượng cao nhất, chứa nhiều lưu huỳnh, làm cho thân tàu dễ mất độ bền trong điều kiện cực lạnh của nước biển bắc Đại Tây Dương trong mùa giá băng. Nhưng thực ra khó có thể mang hăng đóng tàu ra để chỉ trích, v́ độ lưu huỳnh hiện diện trong thép nếu có cao cũng không là thủ phạm duy nhất làm đắm tàu. Mặt khác, các tấm thép gắn lên ḿnh Titanic là loại thép tiêu chuẩn của ngành đóng tàu biển trong suốt nửa đầu của thế kỷ 20.
Kể từ khi tàu đắm, vô số dữ kiện và huyền thoại đă nổi trôi theo thời gian 100 năm qua, có điều đúng, và có những điều chỉ là sản phẩm bắt nguồn từ trí tưởng tượng của nhiều người bị ám ảnh với lịch sử bi thảm của tàu Titanic. Một phần chuyện kể phát xuất từ 706 người sống sót. Tất nhiên tập thể 706 người may mắn thoát nạn không phải ai cũng là nhà văn chân chính kể lại trường hợp của ḿnh ở một góc cạnh vô tư và có khoa học, thay v́ thêm thắt chi tiết hay huyền thoại hóa câu chuyện v́ chẳng ai có thể kiểm chứng. Ví dụ bà Molly Brown, hành khách người Mỹ thoát nạn, được người đọc xem là thêm thắt sự kiện nhiều hơn là chỉ thêu hoa dệt bướm cho câu chuyện của ḿnh tăng phần hấp dẫn.
Molly Brown tên thật là Margaret Tobin Brown. Trước khi lên tàu ở bến Cherbourg của Pháp, bà đă nổi danh trên thế giới. Cùng với cô con gái Helen là sinh viên đại học ở Sorbonne, hai mẹ con đă chu du cùng khắp châu Âu và khi đang ở Cairo của Ai Cập, bà được tin đứa cháu nội lâm bệnh, nên quyết định phải quay về New York ngay bằng phương tiện sớm nhất. Chiếc vé trên tay bà ghi tên tàu Titanic. Khi tàu đâm vào núi băng, Margaret đă giúp nhiều hành khách lên thuyền cứu sinh, nhưng sau đó chính bà bị cưỡng bách phải lên chiếc số sáu. Bà hô hào các phụ nữ trên thuyền cùng chèo và giữ vững tinh thần, không buông tay bỏ cuộc. Lên được tàu cứu nạn Carpathia, bà giúp đỡ các người sống sót khác. Về tới New York, bà đứng ra thành lập Ủy ban Những người Sống sót, được bầu làm chủ tịch, và gây quỹ được gần 10 ngàn đô để giúp những hành khách lâm cảnh khó khăn. Với khả năng ngoại ngữ Đức, Pháp và Nga, bà đă nán lại trên tàu Carpathia để làm việc từ thiện, cho đến khi người sống sót cuối cùng gặp lại được thân nhân, bằng hữu, hay được chuyển vào các bệnh viện để cứu chữa bà mới chịu rời tàu.
Bực ḿnh v́ là phụ nữ nên không được Quốc Hội mời ra điều trần về vụ đắm tàu Titanic, bà Brown viết bản tự thuật cho phổ biến trên báo phát hành ở Denver, New York và Paris. Năm 1932, bà được chính phủ Pháp truy tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cho "người công dân toàn vẹn", trước khi bà mất ngày 26/10 cùng năm. Cái tên "Molly Brown" là do kư giả Gene Fowler của tờ Denver Post đặt ra, về sau được nhà văn nữ Carolyn Bancroft dùng nội dung phóng sự để viết lại thành tiểu thuyết và kịch bản "Nàng Molly Brown không thể đắm". Kể từ đó, mọi người biết bà là Molly Brown hơn là tên cúng cơm của bà.
Giờ hấp hối của Titanic
Vào lúc hoàng hôn đứng gió chiều Chủ Nhật 14 tháng Tư, để trắc nghiệm khả năng hàng hải của tân sĩ quan Moody, sĩ quan trực Lightoller hỏi người quân nhân trẻ rằng giờ nào th́ Titanic sẽ đến gần vùng băng trôi. Moody nhanh chóng trả lời rằng đâu vào khoảng 11 giờ đêm, trong khi Lightoller bằng kinh nghiệm riêng đă tính toán là phải sớm hơn, lúc 9g30. Thực ra, Lightoller không biết Moody đă xem lóm cái điện báo do tàu Noordam và tàu Amerika gởi sang mà chính anh chưa kịp thấy, chưa kể một điện báo mới nhất đến từ tàu Mesaba, với chi tiết cụ thể: "Từ vĩ độ bắc 42 kéo lên tới 41.25 và giữa kinh tuyến tây 40 trải dài qua tới 50.30 chúng tôi thấy rất nhiều cụm đá và vô số tảng băng trôi, có nơi là cả cánh đồng nước đá". Nếu thế, rơ ràng Titanic đang lọt gọn vào giữa khu vực h́nh chữ nhật mà tàu Mesada vừa mô tả. Nếu như thuyền trưởng Edward John Smith biết về bức điện này, hẳn ông đă quyết định thay đổi hải tŕnh, hay chí ít cũng cho lệnh giảm bớt tốc độ. Nhưng bức điện nằm chết sững trên kẹp giấy cùng với các điện văn báo nguy khác ở văn pḥng của sĩ quan hải hành Phillips, chẳng ai có và c̣n dịp để lướt mắt qua.
Bookmarks