Page 37 of 55 FirstFirst ... 2733343536373839404147 ... LastLast
Results 361 to 370 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #361
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tên Công an ngẫm nghĩ một lúc, chưa biết trả lời sao th́ ba tôi đă nắm lấy chiếc xe của hắn, để nằm ngay xuống lề đường. Tôi nhanh chóng lấy đồ nghề chạy ra đưa cho ba. Chỉ một lúc sau là xong, ba dựng xe lên đưa lại cho hắn:

    “Đó, xong rồi đó, anh cán bộ cứ tiếp tục đi thực thi chính sách nhà nước đi.”

    Tên Công an nhận lại chiếc xe, nh́n ba tôi một hồi rồi bỏ đi.

    Ba tôi nh́n tên cán bộ, nói với theo:

    “Tôi ở đây, lúc nào cán bộ bị hư xe, cứ việc đem tới đây, tôi sửa cho, không lấy tiền công đâu.”

    Thế là ba tôi lại thản nhiên bầy đồ nghề ra lề đường, làm việc tiếp. Bác Hai Cọp vừa bầy đồ nghề sửa xe gắn máy của ḿnh ra, vừa vỗ vai ba tôi một cái làm cho ba tôi chúi nhũi về đằng trước:

    “ĐM, thằng này . . . ngon thiệt! Dám thẩy đinh ra đường cho xe cán bộ cán đinh x́ choi vậy đó!”

    Thế là từ đó, ba tôi có chỗ sửa xe, làm việc nuôi sống gia đ́nh.

    Sáng sáng, cha con tôi chở đồ ra chợ cho mẹ dọn hàng, mỗi người ăn một tô bún chả gị no nê rồi mới trở về dọn đồ nghề cho ba tôi.

    Nói là phụ ba, chứ tôi c̣n nhỏ quá, đâu có làm ǵ được. Lâu lâu có ai nhờ bơm bánh xe đạp, tôi mới được lắp ṿi bơm vào rồi ra sức nhấn cái cần bơm xe xuống mà bơm lè lưỡi ra. Tôi gắn đầu van không chặt, nên bơm bao nhiêu hơi x́ ra hết bấy nhiêu. Cứ thế, cả tuần lễ sau tôi mới học bơm được cái bánh xe đạp cho nên thân.

    Một buổi tối, ba tôi và bác Hai Cọp rủ một đám bạn bè về ăn uống buổi tối.

    Một chiếc chiếu được trải ra, đồ ăn và bia được bầy lên, nguyên đám bạn bè tới nơi, khoảng mười người ǵ đó, mẹ tôi và các bác gái lo nấu đồ ăn, tôi chạy ṿng ṿng nh́n mấy người khách lạ.


    Tôi thấy mọi người tụ họp đă đông, nhưng h́nh như họ vẫn c̣n chờ một ai đó, mà họ gọi là “Anh Hai”.

    Một lúc sau, tôi thấy có một người đạp xe ba bánh chở đồ chạy rút lại. Tới nơi, nguời này nh́n mọi người, la lên:

    “Chở món đồ cuối cùng nặng quá, tưởng là phải bỏ cuộc rồi đó chớ.”

    Tất cả vui mừng ra mặt, cùng nhau cất tiếng chào người mới tới:

    “Chào Anh Hai mới tới.”

    Anh Hai tụ tập mọi người lại chung quanh cái chiếu, ông rút trong túi ra một cái nón mầu Đỏ đội lên đầu. Mọi người làm theo, có người đội nón mầu Xanh, Đỏ, Nâu, Đen thật là ngộ. Bác “Anh Hai” nh́n tất cả, hô lên một tiếng thật nhỏ nhưng thật là oai nghiêm:

    “Nghiêm!

    Chào!”

    Tất cả đứng thẳng lên, đưa tay lên trán chào. Bác “Anh Hai” hô tiếp:

    “Kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng Sáu,
    Tưởng niệm đồng đội đă hy sinh”.

    Tất cả đưa tay xuống, đứng im một lúc.

    Một lúc sau, bác “Anh Hai” lại hô lên:

    “Kết thúc. Tan hàng!”

    Tất cả mọi nguời hô theo:

    “Cố Gắng”

    Rồi cùng ngồi xuống, cất mũ vào trong túi, mở bia ra cùng nhau uống, gọi tên nhau, cười nói thật là vui vẻ.

    Lúc này tôi mới được biết, ba tôi có tên là “Đức Nhẩy Dù”, bác Hai Cọp thực sự tên là “Hai Cọp Biển”, c̣n bác Hai đội nón mầu Đỏ tên là Hùng. Bác Hùng được mọi người kêu là “Thiếu Tá”.

    Bác Hùng đưa ly bia ra cụng với tất cả, rồi lên tiếng:

    “Anh em vẫn c̣n gắn bó thương yêu nhau, bảo vệ lẫn nhau như thế này thật là đẹp.”

    Tất cả cùng đưa ly bia lên, cùng nói:

    “Huynh Đệ Chi Binh”

    Rồi uống với nhau thật là vui vẻ.


    C̣n tiếp...

  2. #362
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bác Hùng đột nhiên hỏi ba tôi:

    “Em chỉ là lính thôi, làm sao mà tụi nó lại bắt em đi học tập cả tháng trời, rồi lại thù em tới nỗi đuổi em đi kinh tế mới lận?”

    Tôi nghe ba tôi trả lời:

    “Anh Hai, mấy thằng nằm vùng nó biết em mang máy cho Tiểu đoàn, nó biết anh không có tŕnh diện học tập, nhưng nó kiếm không ra. Nó dụ em chỉ điểm anh, nhưng em nói không biết ǵ hết. Tụi nó tức tối, bắt em đi học tập đă đời, rồi nguyên đám bộ đội đưa em về, đưa cả vợ chộng em tới chiếc tầu vượt biên bán chính thức, tụi nó dụ em nữa:

    “Chỉ cho chúng tôi ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trốn ở đâu? Bắt được ổng rồi cách mạng sẽ khoan hồng cho anh, cho anh vàng và cho đi vượt biên bán chính thức trên chiếc tầu này.”

    Em cũng ham tiền ham bạc, ham vượt biên lắm chứ! Nhưng em là một người Lính Việt Nam Cộng Ḥa mà! Em đâu có thể chỉ v́ vài cái lợi danh mà bán đứng cấp chỉ huy của ḿnh được.
    Tụi nó dụ em không xong, mới tống vợ chồng em đi kinh tế mới. Em ở hết mấy năm đủ rồi, hơn nữa, nghe tin anh đă . . . vào Khu rồi, nên ṃ về thành phố sống trở lại, em đâu có ngán tụi nó đâu. Mà sao anh đă ra khu rồi mà lại trở về vậy?”

    Mọi người nh́n Bác Hùng chờ câu trả lời. Bác Hùng buồn rầu ngồi im một lúc rồi mới nói:

    -“Anh qua tới Căm Bốt, gặp thật nhiều anh em đồng ngũ ở Kompong Som và Kompot. Lính ḿnh đánh bọn Việt Cộng để lấy lại vũ khí và thế lực, bọn nó đă đem thật nhiều xe tăng và đại bác tới tấn công tụi anh, anh em lớp chết lớp bị thương, phải tan hàng hẹp gặp lại. Anh trốn về đây, t́m lại được anh em ḿnh là mừng lắm rồi. Anh em c̣n lại phải cẩn thận, coi chừng tụi nó gài bẫy.”


    C̣n tiếp...

  3. #363
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bác “Hai Cọp Biển” uống hết ly bia, đặt xuống, khà một tiếng, lấy tay quẹt bọt bia dính trên miệng, hỏi “Anh Hai”:

    -“Chừng nào anh Hai đi nữa? . Ông thầy cho em đi theo được không? Em có cánh tay giả, ráp vô cũng đỡ khổ lắm!”

    “Anh Hai” nh́n cánh tay đă cụt gần tới khỏi cùi chỏ của bác Hai Cọp Biển, lắc đầu nói:

    -“Em c̣n ngon cơm lắm. Bên đó c̣n nguyên cả một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến lận, gặp lại bạn bè, chắc em sẽ mừng lắm. Nhưng đi là không có ngày về đâu đó, suy nghĩ kỹ đi”.

    -“Em c̣n hận tụi nó lắm, anh Hai! Em liều sống chết với tụi nó mà! Ở đây bị tụi nó đ́ quá đi, chịu không thấu. Đời trai mà anh, thà đánh một trận chót, bắn cho đă tay, có chết cũng cam ḷng. Anh Hai, cho em đi theo với. Em t́nh nguyện phục vụ Tổ Quốc mà”.

    -“Vậy th́ đi theo anh, sáng mốt anh sẽ cho người tới đây đón em”.
    . . . .
    Gia đ́nh tôi sống trên hè phố, nên đâu có hộ khẩu ǵ, tôi chẳng bao giờ được đi học cả. Gần nơi cha con tôi làm việc, có một trường tiểu học, hàng ngày, tôi đứng nh́n đám học tṛ bằng trang lứa cắp sách vở đến trường, tôi thèm lắm, nhưng biết ḿnh không thể có ngày đó, nên tôi chỉ nh́n bọn họ rồi bỏ qua.
    Ba tôi ham đọc sách lắm, có bữa, ba nghỉ làm, dắt tôi lên Chợ Sách Sàig̣n mua sách về coi. Lần đầu tiên được thấy những cuốn sách in thật đẹp, tôi mê quá, cứ cầm sách lật qua lật lại. Tôi đâu có biết đọc ǵ đâu, chỉ nh́n h́nh mà thôi. Ba tôi mua một đống sách, cuốn nào cuốn nấy thật là dầy, toàn là chữ ở trỏng, ba nói đó là . . . “Truyện Chưởng”.

    Những lúc rảnh rang, ba tôi lật truyện chưởng ra đọc, tôi chạy tới coi ké, đ̣i ba đọc cho tôi nghe. Tôi nghe hay quá, đ̣i ba chỉ cho tôi đọc, tôi đâu có biết chữ nào vào với chữ nào đâu? Cứ nghe ba đọc là tôi học thuộc ḷng, rồi cứ thế mà đọc lại không sót một chữ.

    Một bữa, ba tôi đang lo vá xe cho khách, chưa tới phiên tôi bơm xe, nên tôi lấy cuốn truyện chưởng ra đọc. Tôi lật ra trang sách đă được ba đánh dấu, ngồi đọc lia chia cái miệng:

    “Dường như vừa rồi, tôn huynh tự giới thiệu là họ KIỀU, tên PHONG, phải không?
    Đại hán chưa hết kinh ngạc đă nghe chàng hỏi, vội đáp:
    “Vâng, tại hạ tên là Kiều Phong”

    Đoàn Dự ngồi xuống phiến đá nói:

    “Tiểu đệ vừa đến Giang Nam đă được kết giao với Kiều huynh là một vị đại anh hùng, thực là may mắn vô cùng cho tiểu đệ”
    Kiều Phong trầm ngâm trong giây lát rồi nói:
    “Tôn huynh là tử đệ hộ Đoàn nước Đại Lư, thảo nào tư cách đứng đắn lắm!
    Đoàn huynh xuống Giang Nam có việc ǵ?”
    (Lục Mạch Thần Kiếm, Hồi 1, Chương hai, Cuốn số 1, Nguyên Tác của Kim Dung, Hàn Giang Nhạn dịch thuật)

    Tôi đọc lung tung beng lên, tới nỗi ba kêu bơm bánh xe mà tôi cũng không hay, cứ thế ôm sách đọc. Bất chợt, tôi nghe được một giọng nói thật là êm tai ngay bên cạnh:

    “Em đọc giỏi quá ha! Bây lớn mà đă đọc truyện chưởng rồi.

    Em có đi học ở đâu hay không vậy? Cô nghe em đọc tên Kiều Phong, nhưng trong trang sách em đang đọc, đâu có chữ nào là Kiều Phong đâu?”

    Tôi ngước mắt nh́n lên, thấy một cô trẻ tuổi đang đứng trước mặt tươi cười hỏi thăm tôi. Tôi mắc cở bỏ cuốn truyện xuống, lắp bắp nói:

    -“Em đâu có biết chữ đâu! Em bắt chước ba đọc vậy thôi.”

    -“Em thuộc được cả một đoạn văn dài như vậy là thông minh lắm đó! Em có muốn đi học không? Cô làm cô giáo, dạy học ở trường đó đó, cô sẽ chỉ cho em đọc cho đúng”.


    C̣n tiếp...

  4. #364
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi nh́n theo ngón tay cô chỉ, thấy ngay cái trường gần bên, cái trường mà tôi hằng thèm muốn bước vào, nhưng không bao giờ dám mơ tới. À th́ ra cô là cô giáo, cô vẫn thường hay ghé chỗ vá xe của ba để nhờ bơm xe, v́ xe của cô cũ quá rồi, vỏ ruột ṃn hết trơn, ưa bị x́ bánh xe lắm. Tôi cũng đă bơm xe cho cô vài lần rồi.

    Ba tôi đă tới bên tôi từ lúc nào, ba vuốt tóc tôi, mặt buồn buồn, trả lời thế cho tôi:

    “Cô Giáo à, con tôi nó thèm đi học lắm. Nhưng tôi là Lính Cộng Ḥa, bị đuổi đi kinh tế mới, rồi trốn chạy về đây sống ở lề đường cho qua ngày, đâu có nhà cửa, đâu có hộ khẩu đâu mà cho nó được đi học.”

    Cô giáo nh́n tôi suy nghĩ một hồi lâu, rồi nói:

    “Để tôi nói với Phó Giám Hiệu coi ra sao.”

    Cả tuần lễ sau, khi tôi đang mê mải đọc cuốn truyện chưởng, th́ cô giáo Loan lại đến, cô nói với ba tôi là có chỗ cho tôi đi học, không cần phải có hộ khẩu, chỉ cần cha mẹ kư tên đồng ư cho con đi học là được rồi. Cô hẹn ba mẹ tôi sáng ngày mai tới trường gặp cô, cô sẽ lo liệu hết.

    Ngày hôm sau tôi hớn hở theo ba mẹ tới trường. Cô giáo Loan đưa tôi lên pḥng Giám Hiệu, tôi hồi hộp chờ bên ngoài. Ba tôi nh́n tôi một cách ngại ngùng, muốn nói cái ǵ đó với tôi, nhưng rồi lại thôi. Cuối cùng, ba ôm tôi nói nhỏ vào tai tôi:

    “Ba cố gắng lo cho con học, nhưng v́ ba là “Thương binh Ngụy” nên không chắc con được nhận vô học đâu. Nếu cô giáo Loan không xin cho con được học, con cũng đừng buồn nhe con. . . Ba sẽ dạy cho con học.”

    Cô giáo Loan đi ra cùng với một ông mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, mang giầy. Cô Loan nh́n ba mẹ tôi rồi nói với người đàn ông:

    “Thưa Phó Giám Hiệu, đây là gia đ́nh chị Hai và anh rể của tôi. Anh Chị Hai mới ở quê lên đây sống với chúng tôi, c̣n tạm trú, chưa có hộ khẩu. Xin Phó Giám Hiệu cứu xét, cho cháu tôi được nhập trường. Lớp tôi có một em mới xin chuyển trường về Quận B́nh Thạnh, tôi có thể cho em Tân vào thế chỗ đó.”

    Ông Phó Giám Hiệu nh́n tôi, nh́n ba tôi, ông nh́n chăm chú vào cái chân c̣n lại của ba, rồi ông im lặng không nói ǵ cả, đưa mắt nh́n qua cửa sổ. Tôi hồi hộp nh́n theo ông, ông có vẻ khó khăn quá, chắc rằng ông sẽ không đồng ư cho tôi học.

    Bất chợt, ông Hiệu Phó quay lại nh́n tôi, nhẹ nhàng nói:

    “Lớp của Cô Loan c̣n trống chỗ, thầy đồng ư nhận em. Em theo cô vào lớp đi, thầy sẽ chỉ cho ba mẹ làm đơn nhập học cho em”
    .
    Tôi mừng quá, rung cả nguời lên, tới nỗi rơi cả cuốn tập đang cầm trong tay. Tôi cúi người cám ơn ông Hiệu Phó, chào ba mẹ rồi theo cô giáo Loan về lớp.

    Học suốt một năm trời, tôi đă biết đọc biết viết rành lắm rồi.



    C̣n tiếp...

  5. #365
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một buổi tối, ăn cơm xong, tôi thu dọn đồ nghề của ba, quét dọn vỉa hè sạch sẽ rội mới lấy cái thùng gỗ của tôi ra làm bàn, lấy tập vở ra làm bài. Ba tôi tới ngồi kế bên một lúc, rồi ba rút trong một cái bao ny lông một cái hộp nhỏ, lấy ra một tờ giấy bọc plastic, đưa ra bảo tôi đọc. Cái bao plastic cũ nát, làm cho tôi khó mà đọc được những gịng chữ ở trong.

    Tôi ráng mở cặp mắt thật lớn ra mà nh́n tấm giấy này đọc nho nhỏ:

    “BỔ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A
    SƯ ĐOÀN NHẨY DÙ
    GIẤY CHỨNG NHẬN
    Hạ Sĩ Nguyễn Văn Kiểm.
    Ban Truyền Tin
    Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù




    Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù Truyền Tin Nhảy Dù

    Ngoài cái lá cờ và h́nh con chim với cái dù, c̣n có h́nh của ba tôi ở trong đó nữa. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy tấm giấy nào như vậy cả, nhưng khi nh́n thấy gương mặt ba tôi rạng rỡ hẳn lên khi nghe tôi đọc tấm giấy, tôi cảm thấy tấm giấy này có liên quan ǵ đó rất lớn đối với ba. Tôi không phải chờ đợi lâu, v́ ba tôi đă hănh diện nói với tôi:

    -“Đây là tấm Giấy Chứng Nhận ba là Lính Nhẩy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đó”.

    -“Lính Nhẩy Dù là cái ǵ hả ba?”

    Ba tôi đă ngồi kể cho tôi nghe chuyện lính của ba:

    “Lính Nhẩy Dù là lính dùng cái dù thật là lớn, từ máy bay nhẩy xuống nơi quân địch đang ở, đế đánh chúng nó. Chỉ có quân đội của Việt Nam Cộng Ḥa mới có Lính Nhẩy Dù mà thôi. Ba thích thứ lính này, nên đă t́nh nguyện đăng lính hồi ba mới có 17 tuổi.

    Từ khi ra trường, ba đă tham dự nhiều trận đánh lắm, đánh cái bọn bộ đội mà con thấy hằng ngày đó. Sau ba năm, ba đă được thăng cấp lên Hạ Sĩ và được làm Tiểu Đội Phó. Tới đầu năm 1972, ba bị thương ở tay, nên được đổi về làm trong tiểu đội truyền tin của Tiểu đoàn. Trận đánh oai hùng nhất trong đời đời lính của ba là trận đánh tại Đồi Gió, An Lộc. Chỉ có một tiểu đoàn của ba thôi, mà đă đánh tan tành cả một trung đoàn Việt cộng, làm cho cả Sư Đoàn Dù lên tinh thần hết sức. V́ thế mà linh ḿnh cố gắng đánh và giữ được Thị Xă An Lộc đó.”

    -“Làm sao mà ba bị thương, phải cưa chân như vậy, hả ba?”

    -“Trận chiến cuối cùng, ba đánh ở Phan Rang, bọn Việt cộng đông quá, lính Nhẩy Dù bắn hết đạn rồi mà vẫn không đẩy lui được chúng, phải đánh bằng lựu đạn. Ba và Bác Hùng nhẩy vào một cái hầm th́ bị pháo kích, ba bị nát cả chân trái, Bác Hùng cũng bị miểng ghim đầy người”.

    Ba được đưa về Tổng Y Viện Cộng Ḥa, bác sĩ không c̣n cách nào, phải cưa cái chân bên trái của ba đi. Ba chưa kịp b́nh phục th́ Tổng Thống của ḿnh đầu hàng, bọn Việt cộng tràn vào trong nhà thương, đuổi ba ra khỏi giương bệnh. Trải qua nhiều lần cực khổ khác, ba với mẹ ráng sống để nuôi con cho tới nay đó.

    Ba không biết tới chừng nào mới có một căn nhà để cho con có chỗ nương thân. Nhưng thôi, cả Miền Nam Việt Nam c̣n bị mất, nói chi tới căn nhà của ḿnh. Ba ráng đợi tới ngày hôm nay, cho con đọc được tấm thẻ này, để cho con biết, con là con của một Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa mà thôi.

    Có điều là những người lính như ba đă bị thua trận rồi, bị bọn Việt cộng gọi là “Lính Ngụy”. Nhưng đó là bọn chúng sợ Lính Cộng Ḥa mà gọi như vậy thôi, chứ Lính Cộng Ḥa là lính bảo vệ người dân, bảo vệ nước Việt Nam Cộng Ḥa của ḿnh đó. Ba bị mất một chân ba không tiếc, chỉ tiếc là mất cả một Sư Đoàn Dù, mất cả Bộ Tổng Tham Mưu. Ba nhớ đời lính của ba lắm, ba nhớ bạn bè của ba lắm . . . ”


    C̣n tiếp...

  6. #366
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ba c̣n cho tôi xem những tấm h́nh ba mặc quần áo lính thật là oai hùng, những tấm khác ba chụp chung với Bác Hùng và bạn bè. Những tấm h́nh này đều là đen trắng và cũ lắm rồi, nhưng ba quư lắm, ba gói hai ba lớp plastic để khỏi bị hư.

    Cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, rất ít nguời tới sửa xe, ba mẹ tôi kiếm không đủ tiền mua gạo, phải ăn thêm khoai lang, khoai ḿ.

    Một bữa, có một đám đàn bà và những người tàn tật giống như ba tôi, nhưng tất cả đều đội nón cối, nón tai bèo, tụ tập trên con đường lớn, ngay trước chỗ ba tôi làm việc. Họ mang những tấm biểu ngữ, có ghi hàng chữ:

    “MẸ CHIẾN SĨ’
    “GIA Đ̀NH CÁCH MẠNG”
    “THƯƠNG BINH LIỆT SĨ”

    Mặt mũi người nào trông cũng dữ dằn. Họ tụ tập chắc là để làm ǵ đó mà chỉ một lúc sau, nhưng người Công an đă túa ra bao vây lấy họ.

    Ba tôi và tất cả những người bạn đều đă tụ tập ở lề đường để xem họ làm ǵ? Một bác tới gần ba tôi nói nhỏ:

    “Đó là đám ngày xưa đă giúp tiền giúp bạc, đă che dấu cho bọn Việt cộng đó. Nay bị chúng bỏ đói, mới ra biểu t́nh đ̣i hỏi đó. Cũng v́ những đám người như vậy mà ḿnh bị mất nước đó. Phải đánh chết cha tụi nó đi mới được”.

    Khi bọn người này bắt đầu di chuyển trên đường th́ Công an chặn họ lại, không cho đi, bọn người này đầy bọn công an ra mà cứ thê tiến bước. Đám Công an lui về phía sau để cho bọn bộ đội mang súng tiến tới chĩa thẳng vào đám người này, bắt họ ngưng lại.

    Tôi nghe ba tôi nói nhỏ với mấy người bạn:

    “Ḿnh t́m cơ hội, đánh cho cái đám mẹ chiến sĩ, gia đ́nh cách mạng một trận cho bơ tức”.

    Bác kia nói lại:

    “Đánh luôn cả bọn Bộ đội, bọn Cộng an cho đă tay. Nhưng mà làm sao để cho tụi nó tưởng là cái đám mẹ chiến sĩ, thương binh liệt sĩ đánh chúng nó mới là đă”.

    Tôi nghe ba tôi nói nhỏ với mấy người bạn:

    “Ḿnh t́m cơ hội, đánh cho cái đám mẹ chiến sĩ, gia đ́nh cách mạng một trận cho bơ tức”.
    Bác kia nói lại:

    “Đánh luôn cả bọn Bộ đội, bọn Cộng an cho đă tay. Nhưng mà làm sao để cho tụi nó tưởng là cái đám mẹ chiến sĩ, thương binh liệt sĩ đánh chúng nó mới là đă”.

    Ba tôi gật đầu, ngoắc bác đó lại gần, hai người nói th́ thầm những điều ǵ đó với nhau, tôi không nghe được ǵ hét, chỉ nghe ba tôi nói câu cuối cùng:
    “Chạy lẹ đi, kêu tụi nó thật gấp, nhớ gắn bàn tay sắt vô nhe Hải”

    Bác Hải gật đầu chạy ào ào về phía chợ.

    ở ngoài đường, đám mẹ chiến sĩ, bộ đội phục viên và liệt sĩ đă tiếp tục di chuyển, đám bộ đội vẫn chĩa súng vào bọn họ nhưng không bắn, nên đang bị đám đông xô đẩy, phải lùi dần về phía đồn Công an. Đám phục viên càng ngày càng đông hơn và la hét nhiều hơn. Một người đi đầu đă dùng nạng gỗ đẩy cây súng của một bộ đội qua một bên, nói với người này:

    “Ḥa b́nh đă mấy năm rồi, sao c̣n đói khổ hơn xưa nhiều quá. Hồi c̣n chiến tranh mà tôi c̣n có cơm ăn, bây giờ đă mất một chân cho đảng rồi, chẳng ma nào thèm nh́n vào cuộc sống của chúng tôi, cả tháng rồi, không có một miếng gạo mà ăn. Đảng và nhà nước đối xử với anh em phục viên như thế này đấy hả?”

    Một bác già cả đă vừa khóc mếu vừa nói:

    “Nhà nước bất công quá! Ngày trước, chúng tôi dấu tiền dấu gạo nuôi chiến sĩ. Bây giờ chiến thắng rồi, nhà nước không nhớ ơn chúng tôi, mà c̣n tịch thu hết gạo hết muối, lấy ǵ mà ăn đây?”

    Tức th́ cả đám đông nhao nhao lên:
    “Trả lại gạo cho chúng tôi.”

    “Đảng và nhà nước vô ơn bội nghĩa”

    “Bằng khen “Gia đ́nh cách mạng, Gia đ́nh Liệt Sĩ” để làm ǵ? Đói dă họng ra, bằng khen này có nấu thành cơm hay không? Xé hết cả đi!”

    Thế là những người này lấy ra những tấm giấy in mầu cờ đỏ ra, xé làm nhiều mảnh vứt xuống đất.


    C̣n tiếp...

  7. #367
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những người bộ đội không có phản ứng ǵ hết, nhưng bọn Công an đă tiến lên, hô lớn:
    “Không được xé bằng khen do nhà nước cấp. Ai có công sẽ được thưởng, ai xé bằng khen sẽ bị xử lư.”
    Thế là họ xông vào đám đông, dựt những tấm bảng mà một số người c̣n đang cầm trên tay. Hỗn loạn đă xẩy ra, người cầm bảng cố giữ, đám Công an cố dật lấy, thế là hai bên nhào vào nhau mà dành dựt.
    Đám bộ đội phục viên liền dùng nạng gỗ, gậy gổ đánh lại đám công an, đám Công an ỷ số đông, vung dùi cui lên đánh lại. Tiếng la tiếng khóc vang lên khắp nơi. Tôi sợ quá, vội vàng cúi xuống lượm đồ nghề bỏ vào thùng, hối ba tôi:
    “Chạy lẹ đi ba, người ta đánh lộn rồi đó!”
    Không nghe tiếng trả lời của ba, tôi vừa luợm đồ, vừa nh́n chung quanh: Ba tôi chạy đâu mất tiêu rồi? tôi luống cuống xách thùng đồ nghề chạy dại vào trong lề đường, chợt thấy một người mặc áo bộ đội đưa cây nạng lên đánh mạnh vào đầu một tên Công An, tên này đổ máu đầu, ngă xuống đường dẫy dụa la hét thật đau đớn.
    Đám Công an bị đánh, lui dần về phía trụ sở. Lúc này, đám bộ đội mới bắt đầu phản ứng. Tôi nghe họ hô lớn:
    “Các Mẹ Chiến Sĩ, các bộ đội phục viên, không được làm phản, không được đánh Công An Nhân Dân”
    Tức th́ đám đông chia làm hai ba phía bao đám bộ đội và Công an vào giữa mà đánh nhau. Tiếng la hét của cả hai phía vang lên, tôi không làm sao mà nghe hết:
    “Dám đánh Công An hả? Cho mày chết nè!”
    “Dám đánh bộ đội hả? Dám làm phản hả? Cho mày chết nè!
    “Ối cả làng ơi, Công an đánh chúng tôi này! Đảng ơi, Nhà nước ơi!”
    Người bị đánh, người bị đạp nằm la liệt dưới đường, Công an cũng có mà bộ đội cũng có, đám phục viên không đủ chân tay bị đánh lỗ đầu chẩy máu nằm la liệt. Đám bộ đội bắt đầu nổ súng. Đă có người trùng đạn ngă xuống.
    Tôi vẫn không thấy ba tôi đâu cả, Bác Hải cũng không thấy đâu, những bác quen với ba tôi cũng không thấy một ai cả. Tôi lo cho tính mạng của ba tôi, tôi bỏ thùng đồ nghề chạy đi t́m mẹ, nói cho mẹ biết. Khi nghe tôi nói là không thấy ba đâu cả, tôi chỉ nghe mẹ tôi
    “Ờ . . . Ờ . . . Để coi . . .”
    Chứ không thấy mẹ tôi tỏ vẻ lo lắng sợ hăi ǵ cả. Tôi nắm tay mẹ quay trở lại chổ đang đánh lộn. Bất chợt, tôi thấy ba tôi đang ở trần, cùng với một người khác đang vừa khiêng một người Công an bị bể đầu về trụ sở, vừa dùng nạng đánh lại đám mẹ chiến sĩ và bộ đội phục viên. Ba tôi la lớn:
    “Không được đánh Công an. Không được làm phản.”
    Ba tôi và một người nào đó mà tôi không nh́n rơ mặt, đă hợp sức đánh những người gia đ́nh liệt sĩ dữ lắm. Nh́n kỹ hơn nữa, tôi đă thấy bác Hải, nhưng bác lại mặc áo bộ đội phục viên, đang dùng bàn tay sắt của bác mà đánh đám bộ đội phun máu đầu tùm lum hết.
    Một lúc lâu sau, Công an và bộ đội được tăng cường đến thật nhiều, họ dùng súng bắn vào đám người đang làm loạn. Đám mẹ chiến sĩ, cán bộ phục viên, liệt sĩ . . . bị bắn gục hết, nằm la liệt trên đường, những người lành lặn, một số hùa nhau chạy vào các đường hẻm chung quanh, phần c̣n lại bị bắt giải lên xe bít bùng chạy đi mất. Đám bị thương nằm rên la thảm thiết, trên đường chỉ c̣n bộ đội và công an mà thôi, ai cũng lăm lăm cây súng.
    Mẹ tôi dắt tôi đi đến trụ sở Công an Phường để chờ ba tôi.
    Ba tôi trở ra, có Hai Quang là truởng Công an Quận cùng đi theo. Tôi nghe rơ Hai Quang nói với ba:
    “Cám ơn anh đă che chở cho anh Sáu Tó được b́nh an”.
    Ba tôi vừa đi ra vừa trả lời:
    “Phải bảo vệ Công An Nhân Dân chứ!”
    Cuộc đời của gia đ́nh tôi cứ thế mà trôi đi, đă gần cả năm trời rồi, gia đ́nh tôi cứ sống một cuộc sống bên lề của xă hội như vậy đó, nhưng ba tôi không hề than văn, không hề buồn bực. Tôi được đi học với cô giáo Loan, đó là điều hạnh phúc lớn cho tôi. Ba tôi cứ mỗi ngày kiểm soát việc học của tôi. Mỗi lần thấy tôi làm bài được cô giáo khen, ba lại âu yếm xoa đầu tôi mà nói:
    “Hồi xưa, ba có hoàn cảnh đi học mà lại ham chơi không học. Nay con không có hoàn cảnh học mà lại học giỏi, ba mừng lắm, ba sẽ cố gắng giúp cho con học. Chỉ tiếc rằng, bọn Cộng sản này không phải là của dân ḿnh, nó chỉ muốn dân ngu đi cho chúng nó bóc lột chứ không muốn cho ai có chữ cả!”


    C̣n tiếp..

  8. #368
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    [QUOTE=Tigon;137910][CENTER]ĐƯỜNG VÀO Z30C.

    ( Viết tặng tất cả những người vợ đă thăm chồng tại Z30C)

    ....................
    QUOTE]

    Và cũng xin kính tặng các chị, vợ những ngừơi tù cải tạo ca khúc "TIỄN EM RỜI K18" cuả ca nahc sĩ Phan Văn Hưng.



    Trại K18 là ở đâu, có ai biết không ạ?

  9. #369
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Trại K18 là ở đâu, có ai biết không ạ?

    Hỏi anh TuDochoVietNam í , anh ấy thuộc loại " cải tạo " có license , hẳn phải rành .

    Tigon chỉ đoán là vùng Hàm Tân

    Tigon

  10. #370
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước"

    Gửi đến quư ACE : Ai chưa xem , xem cho biết

    Ai xem rồi , xem lại cho thấu rơ hơn


    Last edited by Tigon; 20-04-2012 at 01:38 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •