Mai Thanh Truyet TS
April 12, 2012 B́nh Luận.
Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy ḷng tôi dường như chùng xuống. Mặc dù công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho cái business consultant của tôi, và th́ giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hay đi đó đi đây…tôi vẫn cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi.
Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngă c̣n lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói lúc đó tôi không có th́ giờ để “buồn” như hôm nay, v́ miếng cơm manh áo và măi lo “t́m đường ra đi” (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…
Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm ǵ mấy cũng như không có th́ giờ để buồn…như tôi buồn hôm nay v́ cuộc ‘vật lộn” với cuộc sống mới
Chỉ trong ṿng 20 năm trở lại đây, khi gia đ́nh tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngă môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.
Buồn để mà buồn một ḿnh!
Không thể nào nói tôi buồn không hiểu v́ sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rơ nỗi buồn thực sự của tôi v́ hai lư do: – Đất Nước c̣n điêu linh, - và Bà con ḿnh vẫn c̣n ch́m đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.
Nh́n lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài G̣n đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm ḍ t́nh h́nh…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong t́m và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay do là tin tức t́m đường ra đi.
Tin tức đồn đăi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.
Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có h́nh của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái ǵ cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.
Tới thứ hai tuần sau đó, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng “CIA” trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên ḍng chữ nầy, tôi lại thêm một lần “phiêu diêu” nữa.
Đi? Ở?
Hai chữ nầy ám ảnh măi nơi tôi trong suốt thời gian c̣n lại cho đến ngày 30/4 năm đó.
H́nh ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. H́nh ảnh một ông giáo già đă về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con ḿnh đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gữi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con ḿnh nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba tôi viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.
C̣n Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “công danh” của ḿnh… th́ làm sao tôi có th́ giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nh́n lại ḿnh, chính tôi cũng phải tự thú rằng ḿnh cũng không có th́ giờ để nghĩ đến mẹ ḿnh nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có tội với má tôi.
Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.
Đi không đành cũng v́ mẹ già đơn côi.
Đi không đành cũng v́ bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ níu kéo lại để làm một “cái ǵ” cho quê hương.
Và đi cũng không đành v́ một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là “Ḿnh có thể đối thoại với người cộng sản, v́ trước khi họ là cộng sản, họ là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; v́ vậy ḿnh có thể hợp tác được”.
Còn tiếp...
Bookmarks