Page 33 of 55 FirstFirst ... 2329303132333435363743 ... LastLast
Results 321 to 330 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #321
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tháng Tư Buồn

    Mai Thanh Truyet TS
    April 12, 2012 B́nh Luận.


    Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy ḷng tôi dường như chùng xuống. Mặc dù công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho cái business consultant của tôi, và th́ giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hay đi đó đi đây…tôi vẫn cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi.

    Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngă c̣n lại ở Việt Nam trước khi vượt biên, phải thành thật mà nói lúc đó tôi không có th́ giờ để “buồn” như hôm nay, v́ miếng cơm manh áo và măi lo “t́m đường ra đi” (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…

    Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm ǵ mấy cũng như không có th́ giờ để buồn…như tôi buồn hôm nay v́ cuộc ‘vật lộn” với cuộc sống mới

    Chỉ trong ṿng 20 năm trở lại đây, khi gia đ́nh tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngă môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.

    Buồn để mà buồn một ḿnh!

    Không thể nào nói tôi buồn không hiểu v́ sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rơ nỗi buồn thực sự của tôi v́ hai lư do: – Đất Nước c̣n điêu linh, - và Bà con ḿnh vẫn c̣n ch́m đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

    Nh́n lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài G̣n đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm ḍ t́nh h́nh…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong t́m và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay do là tin tức t́m đường ra đi.

    Tin tức đồn đăi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.

    Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có h́nh của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái ǵ cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

    Tới thứ hai tuần sau đó, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng “CIA” trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên ḍng chữ nầy, tôi lại thêm một lần “phiêu diêu” nữa.

    Đi? Ở?

    Hai chữ nầy ám ảnh măi nơi tôi trong suốt thời gian c̣n lại cho đến ngày 30/4 năm đó.

    H́nh ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. H́nh ảnh một ông giáo già đă về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con ḿnh đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gữi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con ḿnh nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba tôi viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

    C̣n Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “công danh” của ḿnh… th́ làm sao tôi có th́ giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nh́n lại ḿnh, chính tôi cũng phải tự thú rằng ḿnh cũng không có th́ giờ để nghĩ đến mẹ ḿnh nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có tội với má tôi.

    Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.

    Đi không đành cũng v́ mẹ già đơn côi.

    Đi không đành cũng v́ bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ níu kéo lại để làm một “cái ǵ” cho quê hương.

    Và đi cũng không đành v́ một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là “Ḿnh có thể đối thoại với người cộng sản, v́ trước khi họ là cộng sản, họ là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; v́ vậy ḿnh có thể hợp tác được”.

    Còn tiếp...

  2. #322
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Tiếp theo...

    Khi đă biết sai lầm th́ đă muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Kư khi đi học tập về củng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quư Cáp năm 1981 như sau:“Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Th́ tuổi trẻ đă biến thành uất hận!”

    Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, v́ làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức.

    Tôi đă chứng kiến được ǵ và đă học được ǵ?

    Xin ghi lại vài ḍng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những đứa con Việt trước cảnh quốc phá gia vong. Đó là:

    ■H́nh ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, h́nh ảnh giọt nước mắt lưng tṛng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc “Anh xem như em đă chết rồi ngày hôm nay”.
    ■H́nh ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người đi ra hạm đội.
    ■H́nh ảnh những người lính tôi không c̣n nhớ Dù hay Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngă tư Hàng Sanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đă chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.
    Chuyện Đi và Ở đă được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy.

    Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt th́ đúng hơn) mọi công chức phải đến tŕnh diện tại trụ sở làm việc của ḿnh. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên t́nh nguyện vào Trường Sư phạm xem t́nh h́nh.

    Mọi sự có vẻ êm xuôi v́ “họ” chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một h́nh ảnh khác làm bẽ bàng và làm đăo lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nh́n thấy một số đồng nghiệp của ḿnh mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đă mang “băng đỏ cách mạng” từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhựt là những người ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn.

    Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí c̣n để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chỗ chân bàn đạp xe hơi nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngũi của tôi, đă xem tôi như “thần tượng” mặc dù biết tôi đă lập gia đ́nh rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đă dám cùng tôi “nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “công thần” của chế độ.

    Trên đây, tôi xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ư nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong. Xin chia xẻ cùng bà con. Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về ḿnh.

    Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ chủ quan. Đó là:

    Truyết, mầy đừng bao giờ mơ tưởng người Việt cộng sản là người Việt Nam.
    T́nh đời như chiếc lá, đổi trắng thay đen và ḷng người thật khó lường (hơi cải lương một chút).
    Và để thoát khỏi ư nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính ḿnh cần phải hành xử trong tương lai như:

    Đứng trước quá khứ, hăy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hăy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken).
    Người khôn ngoan đi t́m nguyên do lỗi lầm ở bản thân. Kẻ khờ dại đi t́m nguyên do ở người khác. (Câu nói của Khổng Tử giản dị như vậy mà c̣n có kẻ không học được!).
    Xin góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư.

    Mai Thanh Truyết

    www.vietthuc.org

  3. #323
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ai cứu non sông?

    Bảo Giang





    Một trong những bài hùng ca vang dội nhất trong lịch sử của dân tộc mà tiền nhân c̣n để lại cho cháu ngàn đời sau là: Bài ca chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

    Trận chiến này đă tiêu diệt quân Nam Hán và mở ra một trang sử oanh liệt cho dân tộc Việt. Nhờ đâu, Tiền Nhân ta đă tạo nên trang sử vĩ đại ấy? Hẳn nhiên, khi đọc lịch sử, ngựi ta dễ nhận ra hai điểm chính yếu đă tạo nên Lịch Sử ngàn đời này là:

    1. Do ḷng yêu nước của toàn dân, hợp với một tài năng quân sự nổi bật đă biết dùng sức nước, sức người và chọn điểm chết cho quân xâm lược.

    2. Trước khi diệt ngoại xâm phải trảm kẻ nội thù.

    Thật vậy, để cứu Non Sông, chính Thống Soái Ngô Quyền đă ưu tiên chọn lựa phương sách: Trảm cái đầu của tên nội gian Kiều công Tiễn trước khi xuất binh diệt ngoại xâm. Kết qủa, chiến lược này đă chứng minh được tính cách đứng đắn và hoàn hảo của nó để dẫn đến thành công.

    Nh́n vào t́nh thế Việt Nam hiện nay, cái nguy mất nước và bị đô hộ từ phương bắc không khác xưa. Nhưng trong thực tế, c̣n cấp bách, tồi tệ gấp nhiều lần thời của Ngô Quyền.

    Bởi v́, từ ngoài biên, đội quân phương bắc được rước vào đất Nam bằng nhiều phương cách, h́nh thức khác nhau. Tệ hơn, không phải họ được rước vào bởi một tên bán nước Kiều công Tiễn, nhưng là một tập đoàn Lê chiêu Thống trong cái gọi là chính trị bộ, hay trong cái ủy ban trung ương của nhà nước Việt cộng.

    Tập thể này đă luôn ngày đêm tận lực, tận trí, thực hiện cho bằng được công tác đón rước khách vào, và mở ra những phương sách để đồng hóa người Việt Nam theo yêu cầu của phương bắc, kể cả việc dùng bạo lực thô bỉ với chính đồng bào của ḿnh.

    Trước vận nước nguy nan và cảnh người dân sống trong thống khổ điêu linh, người Việt Nam nếu muốn cứu Non Sông, không c̣n cách chọn lựa nào khác ngoài cái tiên kiến mà Thống Soái Ngô Quyền đă thực hiện trước khi diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

    - Tại sao chúng ta không thể cùng Việt cộng chống bá quyền Bắc Kinh mà phải trảm Kiều công Tiễn trước?

    - Đây là một câu hỏi thẳng thắn, và đến lúc, chúng ta cũng cần có một câu trả lời cho rơ ràng? Dĩ nhiên, câu trả lời bằng sự cân đo của lư trí, v́ tương lai của dân tộc hơn là theo cảm tính giận hờn, thù ghét hay yêu thích!

    Theo đó, buộc chúng ta phải lần lượt nh́n lại từ phía cá nhân của người lănh đạo tổ chức này, đến những hàng ngũ cán bộ thực thi kế hoạch, chương tŕnh của họ ra sao?

    C̣n tiếp...

  4. #324
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Về cá nhân Hồ chí Minh.

    Hồ chí Minh là một con ngựi được nghe nhắc đến bằng qúa nhiều tên. Trong đó, cái tên nào là của y, cái tên nào là vay mượn hay được gán ghép cho y, chẳng mấy ai dám khẳng định?

    Nói cách khác, Hồ chí Minh, có cái xác nằm phơi khô ở Ba Đ́nh kia có phải là Nguyễn Sinh Cung, con của của Nguyễn Sinh Sắc, cháu của Hồ Sỹ Tạo, và cũng là Nguyễn tất Thành, Lư Thụy, rồi Trần Dân Tiên hay không?

    Hay Y chỉ là ngựi được đẻ ngang vào bản lư lịch của Nguyễn tất Thành, sau khi Nguyễn ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông và đă chết ở trong tù, hay đă chết v́ ho lao sau đó?

    Nghĩa là, có thể có một kẻ đă được dịch dung và được cho sống lại bằng cái tên Hồ chí Minh sau khi Nguyễn ái Quốc đă chết. Rồi được đưa vào tổ chức của cụ Hồ Học Lăm. Sau đó nhờ Trường Chinh, Lâm đức Thụ, và Phạm văn Đồng công kênh về Việt Nam mở hội nghị ở Tân Trào vào ngày 3-2-1930 và thành Hồ chí Minh cũng là Trần dân Tiên, với cái xác đang nằm ở trong lăng mộ Ba Đ́nh cho bầy đoàn cộng sản cúng tế tranh ăn?


    Sở dĩ có nhiều người nói đến chuyện này là v́ theo sở t́nh báo Pháp th́ Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn tất Thành đă chết v́ bệnh phổi vào năm 1932 ở bên Tầu.


    Có lẽ vin vào cái chết này, mà Hồ Tuấn Hùng chuyên gia sử học của Đài Loan viết một cuốn sách, với những bằng chứng xác quyết Hồ Chí Minh ở Việt Nam sau này, là kẻ đóng thế vai, là một người Tầu gốc Hẹ, thuộc ḍng tộc của tác giả thay v́ là người Việt theo ḍng của Nguyễn sinh Sắc.

    Việc đúng, sai của cuốn sách chưa thể xác nhận. Nhưng trong thực tế, Tàu đă muốn nhờ cuốn sách này để đồng hóa Hồ là người Tàu.

    Riêng về phía Việt Cộng tự nhiên lạnh tay lạnh chân, không dám công khai thực nghiệm DNA trên cái xác của Hồ để chứng minh chuyện của Hồ tấn Hùng là gỉa tạo. Hoặc đă làm thử nghệm nhưng không dám công bố.

    Bởi lẽ, nếu chẳng may lộ chuyện Hồ không có DNA theo ḍng của Nguyễn sinh Sắc th́ chết cả nút! Lúc ấy có muốn bỏ chạy cũng chạy không kịp.

    Hoặc gỉa đă biết rơ vụ việc này nên các quan chức Việt cộng phải kín miệng, thi nhau vơ vét tiền bạc, công quỹ, tài sản của Quốc Gia trước khi bỏ chạy?

    Dĩ nhiên, trong cả hai trường hợp giữ im lặng, các chú khách là những người vui mừng và hưởng lợi. Mừng v́ nó là Tàu thật hay tàu gỉa th́ cũng đều là Tàu cả!

    Ở đây, nên bỏ ra bên ngoài cái lư lịch mờ ám và không đáng tin của Hồ. Bởi v́, dù y là người Việt Nam có quê đẻ ở làng Kim Liên, hay là được dịch dung từ một nhân vật thuộc cánh Tàu Hẹ nào đó, không phải là vấn đề của giai đoạn này (v́ không thể xác minh được). Nhưng thành tích của Hồ chí Minh c̣n để lại không thể không nhắc đến. Theo đó, một người được gọi là người yêu dân, thương nước, người đi cứu Non Sông th́ phải có những hành động nào?

    Họ là người liều chết để bảo vệ danh dự và sự Độc Lập của tổ quốc như trường hợp của Thống Soái Ngô Quyền, hai bà Trưng, Đức Hưng Đạo Vương, Đức Lê Lợi, Đức Quang Trung Nguyễn Huệ, như Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm?

    Hay người ấy phải làm đề án, xin phép người ngoài phê chuẩn để được giết dân ḿnh cho thoải mái. Rồi đưa dân vào ṿng nô lệ cho ngoại bang như Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống, Phạm văn Đồng, Đặng xuân Khu, nói chung là tập đoàn lănh đạo cộng sản tại Việt Nam?

    Rồi một người lănh đạo phải nhận lệnh từ ngoại bang để “điều hành việc nước” th́ kẻ đó phục vụ cho quyền lợi của đất nước ḿnh, hay là phục vụ cho ư đồ bạo tàn của ngoại bang? Phần trả lời tôi xin nhường cho qúy độc gỉa.

    Ở đây, tôi chỉ xin trích lại những bản văn do chính Hồ chí Minh viết như là một chứng cứ để mọi người có được câu trả lời xác đáng về y.

    C̣n tiếp...

  5. #325
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thư ngày 06-6-2038. “Đồng chí hăy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hăy giao cho tôi một việc làm ǵ mà theo đồng chí cho là có ích? (HCM toàn tập, tập 3 trang 90). Bạn hăy nh́n cho thật tường tận cung cách của kẻ xin làm nô lệ của Hồ. Bạn sẽ hiểu được việc y giết đồng bào ḿnh để lấy ḷng cộng sản là đáng kinh tởm như thế nào? Việc y xin giết đồng bào Việt Nam cũng là điều có ích chăng?

    • Rồi vào ngày 31-10-1952, Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đă hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí t́m hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”.

    Khi viết lá thư này, Hồ có coi tập thể người Việt Nam là đồng bào với y hay không? Hay mạng sống của người dân Việt sẽ tuỳ thuộc vào lời phê chuẩn của Stalin trong cái gọi là cải cách ruộng đất sau này?

    • Cùng với lá thư tự biên tự diễn trên, Hồ chí Minh đă cương quyết đẩy Việt Nam vào hướng đi khốn cùng, ảo tưởng của cộng sản theo tinh thần của đại hội kỳ V với nghị quyết vào tháng 6,1924 như sau:: “Điều mà chúng ta bắt buộc các đảng Cộng Sản phải làm là t́m cách sử dụng các phần tử dân tộc chống lại giai cấp tư sản. Các đảng Cộng Sản phải thúc đẩy các phần tử bất măn chống lại chế độ… Dĩ nhiên chúng ta không bao giờ chấp nhận các phần tử dân tộc… Chúng ta chỉ lợi dụng sự bất măn của họ để phục vụ cuộc cách mạng vô sản mà thôi.”

    Với chủ trương này, Hồ đă mở cuộc đấu tố rập theo khuôn mẫu của Mao ở trên toàn miền bắc từ 1954-56 với kết qủa là hơn 170.000 người dân Việt Nam đă bị giết, và hàng trăm ngàn người khác mất sản nghiệp! Cũng nên nhớ rằng, trong hàng ngũ Việt Minh chống Pháp, có rất nhiều người có tinh thần dân tộc, không đảng phái. Họ đi chiến đấu dưới ngọn cờ của Việt Minh, không phải v́ theo cộng sản, nhưng mang tinh thần của người yêu nước đi chống xâm lăng.

    V́ không thể lợi dụng được và cũng không cùng chí hướng, nên cuộc cải cách ruộng đất do Hồ chí Minh chỉ đạo và Trường Chinh, kẻ làm ra kế hoạch đă mượn gío bẻ măng, tiêu diệt hầu như tất cả những thành phần có tinh thần quốc gia, dân tộc tự chủ ở trong tổ chức của Việt Minh. Con số này không nhỏ. Họ là những sỹ quan ưu tú trong quân đội đánh Tây. Là những nhà văn, nhà báo, trí thức chân chính cũng như các điền chủ, phú nông, thương buôn địa phương, đă từng bỏ tài lực, bỏ cả xương máu ra trong công cuộc chống xâm lăng, đều bị thanh toán sạch trong thời kỳ này. Mục đích của việc thanh toán là mở đựng cho những người chủ trương theo Tàu có chỗ đứng và tiêu diệt hết những thành phần có khuynh hướng dân tộc. Dĩ nhiên, Hồ chí Minh và Trường Chinh chỉ là những kẻ thi hành cho một kế hoạch lớn từ các “cố vấn” Tàu.

    Với hạng ngựi vong bản, coi rẻ mạng sống của đồng bào, hay là kẻ mù quáng, bệnh họan đă mang chủ nghĩa duy vật vào đất nước, suốt mấy chục năm qua đă tạo nên một cuộc sống khố đau điêu linh cho đồng bào. Trong đó, mọi người đều chứng kiến tận mặt những cảnh tang thương như: Con mất cha, vợ mất chồng, anh chị em mất nhau. Người thân mất họ hàng, xóm giềng mất bằng hữu. Đồng bào mất t́nh nghĩa, dân tộc mất văn hóa, xă hội mất luân lư. Gia đ́nh mất đạo nghĩa. Con người mất tín trung. Tổ quốc mất đất đai bờ biển. Non sông mất bờ cơi. Dân tộc mất Độc Lập, toàn dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền, mất Công Lư… Hỏi xem, chúng ta có thể cộng tác với y trong việc đánh đuổi bá quyền phương bắc hay không?

    2. Về tập thể được gọi là chính trị bộ của đảng cộng sản tại Việt Nam th́ sao?

    Họ là những người biết bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc và đất nước hay là một tập đoàn bán nước cầu vinh theo Hồ? Họ là những tài lương đống của quốc gia, hay là một thứ công cụ được dùng để thi hành sách lược mà Hồ chí Minh đă đề ra ngay từ khi thành lập đảng cộng sản là đưa đất nước Việt Nam vào qũy đạo cộng sản để tận diệt nhân bản và lương tri của xă hội?

    a. Họ là ai?

    Theo những tài liệu c̣n lưu trữ, chuyện Việt cộng bán đất cho Tàu không phải đến nay mới có, nhưng ngay sau khi cộng sản chiếm được miền bắc Việt Nam vào năm 1954.

    Hồ chí Minh đă chỉ thị cho Phạm văn Đồng, thực hiện công hàm, công nhận hải phận của tàu cộng trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào năm 1958.

    "CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC

    Thưa đồng chí Chu Ân-lai,

    Tổng lư Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,

    Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lư rơ:

    Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

    Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.

    Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lư lời chào rất trân trọng.

    Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

    PHẠM VĂN ĐỒNG”

    C̣n tiếp...

  6. #326
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bản văn này đă chứng minh một cách rơ ràng cái bản chất bán nước cầu vinh trong hàng ngũ cộng sản. Và nó cũng đủ chứng minh lư do tại sao cái nhà nước gọi là “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa” do Hồ lănh đạo đă hoàn toàn im lặng, nếu như không muốn nói là đă vui mừng nhảy múa, reo ḥ khi Tàu cộng chiếm được hai quần đảo này từ tay quân đội của Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1974.

    Để rồi, tiếp theo cái công hàm quái gở này là những Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới do Lê khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn mạnh Cầm, Phan văn Khải, Vơ văn Kiệt, Lê đức Anh… kư kết với Trung cộng.

    Kết qủa, nhờ có những tên tuổi này mà những vùng đất của quê hương Việt Nam như Bản Giốc, Nam Quan, Lăo Sơn, Tục Lăm… đă là phần nội địa của tàu cộng từ năm 1999 và 2000.

    Và c̣n tồi tệ hại hơn cả những phần đất đă bị bán đứt ấy, Nguyễn tấn Dũng, Nông đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết… đưa rước tàu cộng sang thầu và trúng thầu tất cả mọi công tŕnh xây dựng, phát triển hạ tầng từ cầu đường, đến các nhà máy điện từ bắc đến nam.

    Có thể nói, không c̣n một nơi chốn nào trên mảnh đất quê hương Việt thiếu dấu chân của quan cán Trung cộng vào ra mà không cần phải có giấy thông hành.

    Ấy là chưa kể đến việc Nguyễn tấn Dũng đưa rước Tàu cộng vào xây dựng cơ sở (bí mật?) ở cao nguyên trung phần và được che dấu bằng cái mỹ từ khai thác Bauxite ở Đak Nông, Tân Rai, Nông Cơ… mà không một quan cán Việt cộng nào được phép lai văng đến những vùng đất này nữa.

    Thêm vào đó là việc nhà cầm quyền cộng sản đă đỡ đầu, tích cực hỗ trợ cho các quan cán cấp tỉnh, thành, địa phương tự do kư kết các khế ước cho thuê rừng, thuê biển dài hạn, không thuế hay thuế nhẹ cho các Hoa kiều (tàu cộng) trong khi dân ta không có một mảnh đất làm nhà, bị coi như một thứ nô lệ trên quê hương của ḿnh.

    Vậy họ là ai? Kẻ bán nước cầu vinh hay những lương đống của đất nước?

    b. Tư duy của thành phần này thế nào?

    Không phải đến hôm nay, những Kiều công Tiễn trong cái gọi là chính trị bộ mới có sáng kiến đưa ra vấn đề học tiếng Hoa với mục đích đưa Việt Nam tiến nhanh vào ṿng nô lệ văn hóa cho Tàu.

    Nhưng trước đó, Trường Chinh tức Đặng xuân Khu, viên bí thư đầu tiên của đảng cộng sản tại Việt Nam cũng đă mở ra chương tŕnh ngu dân này cho toàn đảng cộng học tập và chấp hành.

    Có khác là vào thời gian trước, Việt cộng chưa nắm được quyền lực, nên Khu chỉ có thể ra lời kêu gọi. Nhưng nay, Phạm vũ Luận cho rằng đă vững chân để vận động và thực hiện hoài băo, buộc học sinh học tiếng tàu? Trước là để biết cách cung nghinh Tàu theo lời chỉ đạo của Thái Thú; sau là để cá nhân hoặc phe nhóm của Luận giữ được cái ghế?

    Bởi v́, cả hai cùng một luận điệu như nhau. Chinh viết:

    Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc

    ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

    Hỡi đồng bào thân mến!

    Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đă đem qua xứ ḿnh như thế ?

    Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rơ ràng có mau thật đấy – và ta hăy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

    Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nh́n nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không?

    C̣n nói ǵ đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hăy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hăy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hăy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hăy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v.

    Ta hăy quét sạch lũ “trí thức” đă xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

    Trường Chinh, Tổng thư kư đảng Lao Động (cộng sản)

    C̣n tiếp...

  7. #327
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thật là một tủi nhục cho đất nước và dân tộc Việt Nam khi bản văn này xuất hiện và c̣n lưu truyền! Nhưng có lẽ nó lại là một hănh diện to lớn nhất cho cái ḍng họ đă đẻ ra Khu và cho cái đảng và nhà nước Việt cộng mà Khu đóng vai tṛ chỉ đạo. Bởi v́, lănh tụ, cây lư thuyết của đảng đă đẻ ra được cái bản văn nô lệ có một không hai trong lịch sử loài người!

    Hỏi xem, có bao nhiêu người Việt Nam đă đọc bản văn này? Họ đọc và nghĩ ǵ? Họ, kể cả các đoàn đảng viên của cộng sản, thấy tủi nhục cho dân tộc và đất nước hay hănh diện v́ việc làm của kẻ nô lệ? Rồi có bao nhiêu ngựi nh́n ra được hướng đi, xin làm nô lệ cho Tàu cộng nằm ngay trong cơ chế lănh đạo của cái đảng gọi là Việt cộng?

    Hay, ngoại trừ một chính quyền của Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm với ngài cố vấn Ngô đ́nh Nhu?

    Ai cũng biết, dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa đă có những quy chế về cư trú và các ngành nghề dành riêng cho giới Hoa kiều cư trú tại Việt Nam.

    Hơn thế, Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm và chính phủ đă có một kế hoạch đứng đắn cho người Hoa hội nhập vào đất nước Việt, nơi mà họ đang sinh sống.

    Đề, từ nơi đó, họ ḥa minh và là người Việt, dần dần quên và bỏ hẳn cái gốc gác của ḿnh đi. Những ai ở Sài G̣n trước kia, đều nhận ra rằng: Chương tŕnh này đă mang lại rất nhiều kết qủa tốt đẹp.

    Chợ lớn không c̣n phải là cái chợ của mấy chú ba bụng phệ, một ḿnh một chiếu “ngổ ái nỉ” hoặc hô hóan giữa đường “Hồ chí Mỉnh qúa thối, qúa thối” như xưa. Nhưng là một khuôn khổ sinh hoạt trong phong cảnh, luật lệ Việt Nam.

    Từ tên đường phố, đến tên các hàng quán đều là những ḍng chữ Việt. Đặc biệt các trựng tư của Hoa kiều vẫn được mở cửa nhưng tiếng Việt, văn hóa Việt phải là ngôn ngữ chính cho học sinh.

    Nay bộ GD&ĐT của nhà nước Việt cộng lại có kế hoạch làm những điều trái ngưọc với chính sách của Tổng Thống Diệm khi họ công bố cái gọi là “xin ư kiến rộng răi” về dự thảo chương tŕnh tiếng Hoa cho cấp tiểu học và cấp THCS, nhằm mục đích “thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai tṛ của tiếng Hoa trong đời sống”.

    Ai nghe qua cũng đều phẫn nộ v́ biết rơ: Đây chính là mưu đồ Hán hóa người Việt của những quan chức Tàu trong hàng ngũ Việt cộng.

    V́ theo đuổi mộng ước làm quan cho Tàu, nên ngay khi cái thông báo của Luận vừa tung lên mạng, lập tức một làn sóng dư luận phẫn nộ trong công chúng đă trỗi lên khắp nơi, trong nước cũng như ngoài nước.

    Trước t́nh cảnh ngậm hờn đó, chưa đầy một ngày sau, bộ Giáo không Dục của nhà nước Việt cộng đă phải ra thông báo “đính chính” rằng: “Đối tượng áp dụng là học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam.” Nghe qua tưởng xuôi tai. Thực tế lại khác. Bởi lẽ, nếu đúng như sự việc đính chính th́ có khác nào nhà nước này đă xác định rằng, số học sinh người Hoa ở Việt Nam đă qúa nhiều. Nhiều đến nỗi phải đưa tiếng Hoa vào trong chương tŕnh của bậc tiểu học và trung học cơ sở để đáp ứng như cầu cho học sinh chăng?

    Hay bản đính chính này chỉ là một cách che đậy mờ ám cung cách dối trá, chạy xin chỗ tựa của Luận.

    Bởi lẽ, theo bản thống kê dân số của cuộc điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009, xác định dân số các sắc tộc sinh sống trên lănh thổ Việt Nam như sau:

    Dân tộc Tày có 1.626.392 người – Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người – Dân tộc Nùng có 968.800 người – Dân tộc Khmer có 1.260.640 người – Dân tộc Chăm có 132.873 người – Dân tộc Hoa có 823.071 người. Dĩ nhiên con số 823.071 chỉ bằng nửa con số 1.626.392 của người Tày.

    Nhưng tại sao lại được Luận nâng lên hàng “cuốc” sách của bộ giáo dục Việt cộng, thay v́ quy hoạch theo vùng, nơi có các sắc tộc sinh sống để giúp bảo vệ tiếng nói của sắc tộc trong đất nước Việt Nam?

    Hỏi như thế là để có thể đưa ra một kết luận tạm cho vụ việc này là: Luận muốn nhập cảng thêm nhiều, có thể là rất nhiêu người Hoa theo nhăn hiệu giảo viên và gia đ́nh của họ nhập vào trong ḷng nội địa Việt Nam. Sau đó, những người này sẽ dần dần chiếm chỗ và quản trị ngành giáo dục của Việt cộng để chương tŕnh Hán hóa văn hóa Việt Nam được tiến nhanh tiến mạnh lên theo yêu cầu của bành trướng bắc phương? Phần cá nhân, chẳng nói ra th́ Luận đă mơ sẽ là một quan viên Thái Thú nhớn nhất?

    Thử hỏi, với cái thành tích đặc biệt ấy của giai cấp lănh đạo đảng và nhà nước Việt cộng ở Việt Nam, liệu chúng ta có thể cộng tác với họ trong việc chống xâm lăng từ phương bắc không? Hay cộng tác với Việt cộng chống bành trướng Bắc Kinh, chỉ là một hành động hỗ trợ chúng đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào ṿng nô lệ cho Tàu cộng?

    C̣n tiếp...

  8. #328
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ?Sở dĩ có câu hỏi này là v́: Từ xưa đến nay, có bao giờ, từ Tống, Minh, Nguyên, Hán, Măn, thôi ḍm ngó về phương Nam chưa?

    Hẳn nhiên là chưa và càng lúc mưu đồ Hán hóa phương Nam càng lớn. Nhất là lúc phong cách của một anh bán hàng rong, bán ve chai để kíếm sống cách đây 50 năm đă được Tây phương đầu tư và dạy cho học biết về kỹ thuật tân tiến, nên Bắc Kinh càng nóng ḷng muốn phô trưong cái khả năng của ḿnh ra thế giới bên ngoài hơn là chấp nhận cái phần hèn của những ngày Thanh mạt, hay ngày đầu của “cải cách ruộng đất” và “cách mạng văn hóa” với Mao và nhóm tứ nhân bang!

    Khi cái khát vọng muốn phô trương càng lớn, sức ép ấy đè lên phần đất phương Nam càng nhiều. Nghĩa là, bành trướng Bắc Kinh muốn dùng Việt Nam như cái bàn đạp để phô trương và thách đố sức mạnh của ḿnh ra thế giới bên ngoài.

    Theo đó, Biển Đông được chọn như là bàn cờ, và con cờ lại chính là những kẻ xin làm nô lệ cho Tàu trong hàng ngũ lănh đạo của đảng và nhà nước Việt cộng. Ở trong trường hợp này, nếu người Việt Nam không vận động được toàn lực sức mạnh của đồng bào ở trong nước, cộng với sự yểm trợ hữu hiệu của đồng bào ở hải ngoại và vận động được các lân bang trợ giúp, nguy cơ bị chính Việt cộng tiếp tay, đưa Việt Nam vào ṿng Hán hóa như Tây Tạng là rất lớn. Nếu như không muốn nói là rất nhanh. Ngoại trừ một trường hợp. Sau thời qúa độ của cộng sản, Trung cộng lại sẽ quay về với cái bản đồ của thời Chiến Quốc.

    Nh́n lại chuyện xưa. Người Do Thái đă có được một đoạn kết sau 40 năm lưu đày. Dân Việt Nam ta thế nào? Thế nào và ra sao th́ chưa biết sao. Nhưng con số 40 tính từ ngày 30- 4-1975 đến nay đă gần kề. Đó tuy không phải là một con số qúa lớn. Nhưng đủ cho chúng ta nh́n thấy một h́nh ảnh. Hầu như những ngựi đă trưởng thành khi rời Ai Cập đều không vào được đất hứa, dù rằng họ là những người hăng hái nhất quyết ra đi và t́m về đất hứa. Như thế có phải là một bất công hay không? Tôi không biết có phải là một bất công hay không.

    Nhưng cho rằng, cái trưởng thành ấy phải lùi lại dĩ văng, dù phía bên này hay là bên kia, để cho những thành tựu mới phát triển vươn lên. Và trong cái nh́n trưởng thành ấy, thiết tưởng đến lúc, mỗi ngựi nên có cái nh́n định hướng rơ ràng cho tương lai của đất nước hơn là mơ hồ với màu sắc ảo giác chính trị. Rồi tích cực hơn, nên đặt ra một câu hỏi để mọi người đều có cơ hội trả lời và hỗ trợ cho câu trả lời của chính ḿnh:

    Ai sẽ cứu Non Sông?

    1- Đồng bào ở hải ngoại chăng?

    2- Trí thức lỡ thời, dở thầy, dở thợ, (móc ngoặc với Việt cộng) ở hải ngoại?

    3- Thanh niên, sinh viên, học sinh và đồng bào ở trong nước?

    4- Trí thức xă hội, dân tộc ở tro ng nước?

    5- Quân đội Việt Nam chăng?

    • Trách nhiệm Cứu Non Sông là của mọi con dân Việt Nam. Nhưng về thành phần, động lực, dư luận cho rằng, thuyền đă ra khơi rất khó quay về. Những ngựi dở hơi sức lực của họ dành “oánh” nhau c̣n không đù, sức đâu cứu non sông. Theo đó, sức sống, năng lực của dân tộc chỉ c̣n ở trong huyết quản của người thanh niên, sinh viên học sinh.

    Họ sẽ dâng cao ngọn cờ cứu Non Sông. Rồi Ngô quyền, trong hàng ngũ quân đội v́ mệnh nước mà chém Kiều công Tiễn, xuất binh. Khi đó, đồng bào trong cả nước, như ngọn sóng thần dâng lên quyét sạch rác rưởi cộng sản và bành trướng ra khỏi quê hương Việt Nam. Mong lắm thay.

    • Câu trả lời của bạn là ǵ nào?

    Xương trắng tiền nhân xây Đất Mẹ,

    Máu hồng con cháu cứu Non Sông.

    © Bảo Giang

    © Đàn Chim Việt

    http://www.danchimviet.info/archives/55949

  9. #329
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Wake Island, Ḥn Đảo Lưu Đày



    Suốt mấy tuần lễ nay, ban đêm cũng như ban ngày, thảm cảnh "nước mất nhà tan" hồi Tháng Tư Đen năm 1975 --- súng nổ, người chết; Cộng Sản tiến quân, dân chúng VN chạy tán loạn --- vẫn liên tục, thay phiên nhau ám ảnh, khiến B́nh buồn thảm khôn nguôi.

    Cuộc đời biến đổi đột ngột và đau thương chưa từng thấy. "Mới ngày nào", hàng triệu người đang sống yên vui. Đến nay, gia đ́nh tan nát. Con mất cha, vợ mất chồng. Anh chị em mỗi người một ngả.

    Thân phận người Chiến Sĩ Cộng Hoà như B́nh, "mới ngày nào" cùng Tuấn, cùng các chiến hữu Không Quân, c̣n tung hoành trên vùng trời lửa đạn. Ai ngờ hôm nay, anh trở thành kẻ vong quốc, đi tỵ nạn ở nơi "xứ lạ quê người", đêm đêm nằm ngủ dưới mái hiên của "căn nhà hoang" trên đảo Wake.

    Đúng nghĩa là kẻ không nhà. Đêm nay cũng như mấy đêm trước, mỗi lần B́nh thức giấc lại thêm một lần, thảm cảnh "bể dâu" hiện ra trong kư ức của anh. B́nh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác, không thể nào ngủ được.

    Khi th́ anh mường tượng đến vẻ mặt thiểu năo của Thảo và bé Hạnh ở Sài G̣n, bị công an Việt Cộng áp ức, hạch hỏi đủ điều. Khi th́ anh nghĩ đến nỗi khổ đau của Diễm Hiền tay ẵm con thơ, mỏi ṃn trông chờ Tuấn trở về, hết ngày này qua ngày khác, nhưng vẫn biệt vô âm tín.

    Đêm hôm trước, vừa mới nhắm mắt ngủ được khoảng dăm phút, B́nh gặp cơn ác mộng: Chiếc UH của Tuấn, khi bay vào không phận Sài G̣n bị VC bắn lên tới tấp. Phi cơ bị trúng đạn rồi phát hoả, cháy đỏ rực như bó đuốc từ trên không trung rơi xuống. Sau cơn ác mộng, B́nh lại càng cảm thấy lo ngại cho người bạn xấu số.


    Bây giờ, chỉ có Trời mới biết được thân phận của Tuấn ra sao? Tuấn bị VC bắt giam ở đâu? Hay anh đă bị chúng bắn hạ cùng với chiếc UH khi bay vào không phận Sài G̣n chiều ngày 30-4-1975?

    "Đó chỉ là giả thuyết". B́nh thầm nghĩ như thế để xua đuổi nỗi lo âu sau cơn ác mộng. Thế nhưng, khi nh́n vào cuộc sống của chính bản thân ḿnh, B́nh lại c̣n cảm thấy bi quan hơn.

    Anh tự hỏi, trong quăng đời c̣n lại, sống trên "đất khách quê người", ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác biệt, trong túi không có một xu, cuộc sống sẽ ra sao? Biết đến bao giờ B́nh mới quên được mối "hận sầu vong quốc"?

    Thu Mai cùng cô Hằng, cô Hương và cậu Thiện cũng nh́n thấy tương lai đen tối như thế. Nên mỗi khi bàn chuyện với nhau, người nào cũng "than vắn thở dài".


    V́ bi quan như thế, nên mấy tuần lễ trước đây, khi đi trên chuyến tàu Green Board, gặp bé Kim sa vào thảm cảnh đoạn trường, B́nh và Thu Mai không dám rủ cô bé đi theo gia đ́nh ḿnh.

    Bây giờ trên đảo Wake, hai người đều có ư ân hận. Trong phần đời c̣n lại, B́nh không bao giờ quên được thảm cảnh của bé Kim, của Tuấn, của những người đồng cảnh khi "nước mất nhà tan"!


    Đêm nay, tâm trạng B́nh không khác mấy đêm trước. Anh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác. Nh́n đồng hồ đeo trên tay, gần 3 giờ sáng rồi mà anh vẫn không ngủ được. B́nh đứng dậy, đi băng qua con đường nhựa, rồi xuyên qua kẻ hở của bức tường bê-tông, để ra bờ biển. Nh́n hàng trăm tảng bê-tông, được dựng thẳng đứng, cao gần bằng mái nhà, nối tiếp nhau, chạy dọc theo bờ biển, B́nh hiểu là bức tường này được dựng lên để ngăn chặn băo tố --- "tấn công" vào ḥn đảo nhỏ bé.

    Chỉ mất vài phút đồng hồ, từ căn nhà tạm trú, B́nh đă đi đến bờ biển.

    Dưới ánh trăng thanh, có gió mát, có tiếng sóng biển kêu lơm bơm, B́nh thẫn thờ đi dọc theo băi biển như kẻ mộng du. Nh́n những làn sóng bạc đầu trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng lấp lánh, B́nh nhớ đến băi biển Vũng Tàu và băi biển Nha Trang. Anh dừng chân, đứng trên băi cát, đăm chiêu nh́n về phía Tây:

    Ở nơi chân trời mịt mờ, xa thẳm, là bờ biển VN. B́nh lẩm bẩm tự hỏi, biết đến bao giờ, VN mới thoát khỏi thảm hoạ Cộng Sản để anh trở về sống dưới mái nhà xưa?

    Trong tâm trạng ấy, Thu Mai cũng như Hằng, Hương và Thiện, từ khi xa cha mẹ đến nay, lúc nào cũng ủ rũ như những kẻ không hồn. B́nh c̣n nhớ chuyến bay từ Subic Bay đến đảo Wake, Thu Mai vừa bước lên phi cơ, vừa lau nước mắt. Nàng hiểu rằng, mỗi lần di chuyển như thế, lại thêm một lần, đi sâu vào con đường "ngh́n trùng xa cách"! Ở nơi "xứ lạ quê người", biết đến bao giờ Thu Mai mới gặp lại cha mẹ và chị em?

    Thật ra, gia đ́nh Thu Mai ở Thị Nghè, sa vào thảm cảnh ly tán, không phải là trường hợp duy nhất. Đó chỉ là trường hợp điển h́nh. Qua bản tin của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" phổ biến chiều hôm qua, B́nh thầm hỏi, có bao nhiêu gia đ́nh ly tán trong "Tháng Tư Đen" năm 1975 vừa rồi?

    V́ bản tin chỉ cho biết, tổng kết đến cuối tháng 5 vừa qua, có gần nửa triệu người Việt đi tỵ nạn Cộng Sản. Con số này càng ngày càng gia tăng và chắc chắn trong vài năm tới, sau khi "nếm mùi Cộng Sản", sẽ có hàng triệu người đi vượt biên, vượt biển.
    Hiện thời, nửa triệu người tỵ nạn, liên tục được tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đi Mỹ cứu giúp và lần lượt, được chuyển đến tạm trú ở đảo Guam, đảo Wake, trong trại Pendleton và trại Fort Chaffee. B́nh c̣n được biết, nhiều nước khác --- như Anh, Pháp, Canada và Úc --- cũng cử đại diện đến đảo Guam, để đón nhận người VN tỵ nạn vào nước họ, "làm lại cuộc đời".

    Ở đảo Wake, có khoảng 3 ngàn người tỵ nạn, tạm trú trong những căn nhà bỏ hoang --- trước kia là khu gia binh của Hải Quân Hoa Kỳ. Mỗi người được "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cấp cho tấm thẻ mầu để đi ăn ở nhà ăn "Xanh, Đỏ, Trắng” hay “Vàng”, tuỳ theo khu tạm trú. Đồng thời, cứ khoảng mươi người, lại có thêm cuốn sổ lănh vật liệu -- thường dùng hàng ngày.

    Theo ước đoán sơ khởi của nhân viên Sở Di Trú, trong 3 ngàn người tỵ nạn trên đảo Wake, có khoảng 10 % là nhân viên làm sở Mỹ; 30% là Quân Nhân, hoặc công chức VN Cộng Hoà; 55% là dân chài lưới và 5% là thương gia, hay tư chức. Trong mấy ngày đầu, tất cả người tỵ nạn đều phải kê khai lư lịch. Sở Di Trú Mỹ cứu xét từng hồ sơ để cấp giấy cho người tỵ nạn vào Mỹ.

    Ưu tiên 1 là thân nhân của người Mỹ. Ưu tiên 2 là nhân viên làm sở Mỹ. Ưu tiên 3 là Sĩ Quan và công chức VNCH từ cấp Trưởng Pḥng trở lên.

    Đại đa số dân tỵ nạn đều có thân nhân --- cha mẹ, vợ con, hoặc anh chị em --- bị thất lạc, hay c̣n kẹt ở lại VN. Ban ngày, họ tụ họp từng toán năm ba người, kể lể tâm t́nh cho nhau nghe, rồi sụt sùi khóc than trước thảm cảnh gia đ́nh ly tán. Ban đêm, họ nằm la liệt, ngủ trên sàn nhà, trong nhà bếp, ở dưới mái hiên, hay bên gốc cây trên băi cát.

    Trong trại tạm trú này, nhiều người tỵ nạn bị mất trí. Kẻ th́ đi lang thang quanh đảo, gọi tên thân nhân. Người th́ đứng bên bờ biển, nói lảm nhảm cho đến khi mệt mỏi th́ nằm co ro trên băi cát, ôm mặt sụt sùi khóc.

    Trong căn nhà B́nh tạm trú, có ông Đại Uư Hải Quân "mát giây" khá nặng. Ông tự ư viết "bản cáo trạng", kết tội bản thân ông, rồi đem dán ở trước cửa nhà tạm trú: "Bỏ con là bất nhân. Bỏ vợ là bất nghĩa".


    C̣n tiếp...

  10. #330
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhưng thật sự, ông đâu có ư "bỏ vợ bỏ con". Mấy hôm trước, ông kể lại rằng, trưa ngày 30-4-1975, đơn vị của ông đang hành quân ở Vùng IV th́ bất ngờ được "lệnh giải tán ". Ai muốn về quê, đoàn tụ với gia đ́nh hay đi đâu lánh nạn th́ đi. Nhiều người như ông, không biết làm cách nào để trở về nhà, v́ tất cả các ngả đường đều bị VC gài ḿn, hay "đóng chốt". Trong lúc bí thế, ông không c̣n biết làm cách nào hơn, bèn đi theo chiếc sà lan ra ngoài biển, rồi được Hải Quân Mỹ cứu vớt...

    Hiển nhiên, trường hợp của ông không phải là trường hợp duy nhất. V́ trong ngày 30-4-1975, hàng trăm ngàn Quân Nhân đang tiếp tục chiến đấu th́ ngỡ ngàng, nhận được lệnh "tan hàng". Trong lúc hoảng hốt, nhiều Quân Nhân bị "cuốn theo làn sóng tỵ nạn", thoát thân ra hải ngoại một ḿnh trong khi "vợ dại con thơ" bị sa vào thảm hoạ Cộng Sản.


    Gần gũi với B́nh là Th/Tá Long, Th/Uư Quảng và nhiều chiến hữu khác ở Sư Đoàn III Không Quân. Trong lúc khẩn cấp, họ đă sử dụng phi cơ trực thăng bay ra ngoài biển, t́m tàu của Đệ Thất Hạm Đi. May mắn, họ được cứu thoát. Nhưng điều bất hạnh to lớn mà họ phải gánh chịu là vợ con bị kẹt lại ở quê nhà. V́ vậy, trên đảo Wake, có khoảng trăm người, đă xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" trở về VN.

    "Anh Long à... Sau khi thoát thân sang đảo Wake, anh tự ư trở về VN v́ t́nh thương yêu gia đ́nh thúc đẩy, đó là điều hiếm quư. Nhưng mong anh suy nghĩ cho kỹ, khi về nhà, liệu VC có để anh yên vui với gia đ́nh hay không? Tôi bảo đảm với anh là không. Anh hăy tin tôi, "thằng Bắc Kỳ di cư" này đă đau khổ với Cộng Sản, nên hiểu rơ bộ mặt "giả nhân giả nghĩa" của chúng.

    Dĩ nhiên, khi được tin anh về, chị và các cháu vui mừng, nhưng vui mừng được bao lâu? Liệu có được vài tiếng đồng hồ hay không? Để rồi cả gia đ́nh phải triền miên đau khổ khi anh bị đầy đoạ, hết năm này đến năm khác trong ngục tù Cộng Sản. Anh ạ, không c̣n sự chọn lựa nào hơn, anh nên chấp nhận, sống xa vợ con vài ba năm rồi sau đó, tuỳ cơ ứng biến!"

    B́nh hết lời can ngăn Th/Tá Long nhiều lần, nhưng ông Long vẫn nhất quyết, xin trở về VN. Thật ra, trong t́nh cảnh như thế, ai có thể gạt nước mắt, tiếp tục hành tŕnh tỵ nạn? Nhưng liều mạng trở về VN, người nào sẽ được VC "cho phép" sống yên vui? Quả thật là tiến thoái lưỡng nan!

    Ngoài 100 người ở đảo Wake, hiện nay trên đảo Guam có khoảng 1500 người cũng xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cung cấp phương tiện cho họ hồi hương!

    Trong thảm cảnh "nước mất nhà tan", ai cũng thông cảm nỗi khổ đau và tôn trọng quyền tự quyết của họ. Chỉ có điều đáng tiếc là trong số 1500 người ấy, có khoảng vài trăm người bị VC "nằm vùng" trong trại tỵ nạn xách động, biến thành công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản trên đảo Guam. Họ tham gia các cuộc biểu t́nh mang cờ VC, cùng những khẩu hiệu đề cao "Bác và Đảng", "hoan hô Cách Mạng thành công"... và "đả đảo đế quốc Mỹ cưỡng bách dân chúng VN đi theo khi thất trận"!

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •