Page 31 of 55 FirstFirst ... 2127282930313233343541 ... LastLast
Results 301 to 310 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #301
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi biết ông bạn luật sư vui tính của tôi đă thưởng thức món nước giải khát đặc biệt quư giá ở “khu kỷ luật” A20 và đă đem ḷng yêu mến nó. Bùi Đạt Trung và Hứa Sang ở xà lim số 1 không biết có nhấm nháp được tư nào của Tú Cường không mà không thấy lên tiếng. Xà lim số 3 của tôi không có ai đi chấp cung nên niềm mong ước được thưởng thức món nước giải khát đặc biệt ấy vẫn chỉ là … niềm mong ước.

    Với 3 bố con tôi thời gian trôi qua thật chậm. Và những ngày sau đó mọi người lại quan tâm đến “cứt”.

    Có ai đó lên tiếng:
    -Trời đất ơi! 15 ngày rồi mà chẳng ỉa được cục cứt nào. Mà nó lại không mót ỉa mới lạ chứ.

    Long bô đáp lại:
    -Th́ có cái mẹ ǵ vào bụng đâu để lấy cứt mà ỉa. Tôi cũng 22, 23 ngày rồi chứ ít ǵ

    Vũ Hùng Cương trả lời:
    -Tớ đă 25 ngày rồi đây. Ối giời ôi! Nó cứ tức tức ở hậu môn, khó chịu lắm.

    Tôi chửi thề lầm bầm trong miệng:
    -Tổ cha nó! Bố mày 40 ngày rồi mà chưa nói đây.

    Có lẽ ông trời chúa ghét những thằng đă nói tục lại c̣n bố láo, bố toét nên đêm hôm ấy tôi lên cơn đau bụng dữ dội và lại rất khó thở. Cứ như là có ai bịt mũi ḿnh lại chỉ để thở bằng mồm. Hậu môn th́ như có ai dùng cái nêm đóng chặt. Thỉnh thoảng bí quá phùng mang trợn mắt rặn như đàn bà rặn đẻ th́ hơi gặp phải bức tường hậu môn dội ngược lại lên miệng, lên mũi tạo nên cảm giác nghèn nghẹt rất khó chịu. Thấy tôi ngọ ngoạy lại thở gấp, Long Bô lên tiếng khẽ hỏi:
    -Nh́! Sao thế?

    Tôi vừa lấy hơi vừa trả lời:
    -Thấy tức hậu môn và khó thở quá.

    Kệ bên kia bố Sáng vẫn ngáy o o. Long Bô bỗng trở thành bác sĩ gia đ́nh của tôi và chẩn bệnh rất chính xác:
    - Chắc ông lâu quá không ỉa được, lại thiếu nước nên phân đóng cứng bít chặt hậu môn chứ ǵ.

    Rồi hắn cho tôi toa thuốc trị liệu như sau:
    - Bây giờ ông phải dạng hai chân ra (tôi vẫn bị cùm hai chân) và lấy hơi rặn mạnh. Tôi sẽ phụ banh hai bên hậu môn ra. Phải cố mà rặn, chứ để nó bí măi có thể sẽ nghẹt thở rồi tiêu đời đấy.

    Tôi tuột quần xuống tận gót chân rồi nằm ở tư thế sản phụ trên bàn sanh. Da thịt trần chạm vào mặt bệ đá lạnh buốt, nhưng nỗi sợ chết đă giúp tôi vượt qua cái lạnh một cách dễ dàng. Hai bàn tay của bác sĩ Long Bô kéo mạnh hai mép đít của tôi ra rồi ra lệnh:
    -Rặn đi. Lấy hết sức rặn mạnh vào.

    Đau quá! Mỗi lần Long Bô buông tay, mép đít khép vào, cục phân cứng cạ vào thành trong của hậu môn đau xé ruột.
    Tôi cố sức rặn mạnh mấy lượt nhưng chẳng ăn thua ǵ. Bên kia bố Sáng nghe động đậy lên tiếng hỏi:
    -Ǵ thế các cậu?

    Long Bô nói nhỏ:
    -Không có ǵ đâu bố. Con giúp thằng Nh́ ỉa thôi mà.

    Chỉ nửa phút sau tiếng ngáy o o lại vang lên. Tôi thử rặn mấy lần nữa cũng không kết quả. Tôi nhớ hồi c̣n nhỏ có lần xém chết đuối ở con sông Cầu 14, Ban Mê Thuột. Lúc không c̣n nín thở được nữa, mở miệng hớp ngụm nước đầu tiên th́ được ai đó kéo lên. Bây giờ t́nh trạng khó thở của tôi cũng gần giống như vậy. Tôi nghĩ nếu kéo dài khoảng 20 phút nữa chắc tôi chịu không nổi. Trong xà lim tối đen như mực, không nh́n thấy mặt Long Bô nên không biết hắn đang nghĩ ǵ. Cuối cùng một giọng nói dứt khoát vang lên:
    -Banh không xong th́ phải móc thôi.

    Tôi nghe tiếng nhổ bọt rồi cảm thấy một ngón tay ươn ướt thọc vào lỗ đít ḿnh. 40 ngày không ỉa nên lỗ đít khít rịt. Tôi thót người lên v́ đau. Nước mắt chảy ra lăn dài trên má. Tôi nhủ ḷng:
    -Phải chịu thôi chứ biết làm sao được. Chẳng lẽ sợ đau rồi chịu chết à?

    Bác sĩ Long Bô vẫn tiếp tục ṃ mẫm trong đêm tối. V́ đau quá nên phản xạ của tôi là cứ di chuyển mông để tránh ngón tay của hắn. Hắn bực quá gắt lên:
    -Ông cứ nhúc nhích kiểu ấy th́ móc thế đéo nào được.

    Tôi biết lỗi của ḿnh cố chịu đau, nằm im. Long Bô nhổ một tí nước bọt nữa (chắc vào tay) rồi tiếp tục thám hiểm lỗ đít của tôi. Đến khi cả 2 ngón đă vào trong hắn banh mạnh 2 mép hậu môn của tôi và hét to:
    -Rặn mạnh đi.

    Theo lệnh hắn tôi rặn thật mạnh.Nhờ hai ngón tay vàng ngọc khuấy động làm vỡ một mảnh của cục phân, nhờ hai mép hậu môn được banh rộng ra, cộng với cú rặn hết sức b́nh sinh của tôi, cục phân được văng ra rơi đánh cạch xuống nền đá.

    Máu tuôn theo ướt cả hai bên đùi, chảy qua cả chỗ nằm của Long Bô. Nhưng lúc ấy mất máu với tôi nào có nghĩa lư ǵ. Bất kể nửa người dưới đang lạnh buốt, tôi không buồn kéo quần lên, cứ nằm bẹp xuống bệ đá lênh láng máu, khoan khoái hưởng cái sung sướng được thở b́nh thường như những ngày chưa có cục cứt cứng như đá che lấp hậu môn.


    C̣n tiếp...

  2. #302
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một buổi chiều đầu năm 1984 (tôi chưa bị bắt lại) sau một ngày chuyển hàng cho bà chị họ bán vải ở chợ An Đông, tôi lóc cóc đạp xe về nhà ở Ngă Tư Trung Chánh (Hốc Môn).

    Đến ngă tư Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Thoại tôi nghe có tiếng gọi giật giọng: “Ê Nh́! Nh́ ơi!” Tôi tấp xe vô lề, quay lại th́ một chiếc xích lô trờ tới. Trên xe là một đại hán đội nón rộng vành, thân h́nh vạm vỡ, mặt mũi th́ bụi bậm bám đầy cả hàm râu và bộ ria rậm rạp. Đại hán thắng xe, nhảy xuống ôm vai tôi và hỏi tới tấp:

    “Ông không nhớ tôi hả Nh́? Long đây. Long khóa 25 Vơ Bị đây. Long A20 đây.”

    Tôi nh́n kỹ th́ đúng là … Long Bô, người mà đêm nào trong xà lim Trại Trừng Giới A20 đă … móc đít cứu mạng cho tôi.

    Thế là tôi ôm chầm lấy hắn, bất kể mùi chua của mồ hôi và mùi khét của bụi đường. Khuôn mặt và vóc dáng hắn quả có vài nét thay đổi nhưng giọng nói vẫn ồm ồm, và cái miệng vẫn … bô lô ba loa như ngày xưa. Tôi nắn túi nhẩm tính rồi cắt ngang câu chuyện dài đằng đẵng của hắn:

    “Tụi ḿnh kiếm chỗ nào vừa ăn uống chút đỉnh vừa nói chuyện chứ.”

    Tôi kéo hắn vào một quán phở nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thoại, kêu mỗi thằng một tô phở và một ly trà đá. Hắn vừa nhồm nhoàm ăn vừa … bô lô ba loa đủ chuyện trên trời, dưới đất. Tôi thấy hắn cũng chưa … đủ đô nhưng cái túi không cho phép nên đành kêu 2 điếu Capstan đưa cho hắn.

    Hắn dắt một điếu lên vành tai c̣n điếu kia mồi hút ngon lành và tiếp tục .. kể chuyện.

    Ôi! Giá lúc ấy khấm khá một chút tôi sẽ kêu một tô phở nữa cho hắn ăn thêm, một gói Capstan cho hắn bỏ túi, và lúc giă từ giúi vào tay hắn tí tiền để mua quà cho con.

    Nhưng hoàn cảnh đă không cho phép tôi làm việc đó. Không biết với cái tánh “ruột để ngoài da” hắn có c̣n nhớ đến cái đêm “định mệnh” với tôi trong xà lim không, chứ tôi th́ làm sao quên được. Sau khi bắt tay nhau thật chặt, tôi đứng nh́n cái thân h́nh to bản của hắn trên xe xích lô càng lúc càng xa mà cảm xúc trong ḷng dâng lên đến trào nước mắt.

    Một lần gặp lại các bạn tù trên đất Mỹ tôi vui miệng kể lại kỷ niệm bí ỉa, xém chết ở xà lim Trại Trừng Giới A20. Một ông bạn cười phát biểu: “Chắc mày cũng có làm được một vài việc tốt trong cuộc đời nên lúc nguy nan Chúa đă sai thiên thần đến cứu mạng mày.”

    Nếu quả đúng như vậy th́ thiên thần của tôi không có tướng mạo thanh tú như những tranh vẽ trong nhà thờ mà là một gă vai u thịt bắp, râu ria rậm rạp, không có cả đôi cánh để ra dáng thiên thần.

    Nhưng có cánh hay không cũng không quan trọng, tướng mạo có thanh tú hay không cũng không sao. Cái cốt yếu là ngài đă có tấm ḷng nhân ái, không sợ cứt đái bẩn thỉu, đă ra tay banh đít, rồi móc đít cứu mạng tôi. Và v́ lẽ ấy tôi biết ơn ngài vô kể.

    Chú thích
    (1) Giám thị trại A20
    (2) Phân trại trưởng phân trại E
    (3) & (4) Địa điểm bán nước mía và thạch chè nổi tiếng ở Sài G̣n
    (5) Rút quân không kèn trống, ư nói hỗn quân hỗn quan

    San Leon, Texas những ngày cuối tháng 11 năm 2002

    A.20 Phạm Đức Nh́
    ( Langa20xuanphuoc.blo gspot.com)

  3. #303
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CHUYỆN THUỞ GIAO THỜI

    Tiểu Tử

    Tháng 3, rồi tháng 4 năm 1975, thiên hạ chạy di tản rần rần từ miền trung vào trong nam, rồi từ đất liền « chạy » ra biển, nhốn nháo hỗn loạn chẳng biết « trời trăng » ǵ hết, chỉ có một ư nghĩ rơ rệt ở trong đầu là « Ở lại với tụi nó là chết ! ». Vậy rồi giai đoạn di tản đó chấm dứt vào ngày 30 tháng 4…



    …Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói : « Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm ».

    Thằng nầy làm lớn trong « Tổng Nha », nó nói « chắc như bắp » !

    Lại một thằng bạn khác - thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp - nói trong điện thoại, giọng rất b́nh thản : « Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đă thoả thuận trước rồi ! Yên tâm ! ».

    Riêng tôi, tôi nghĩ : « Ḿnh làm việc cho hăng dầu ngoại quốc trực thuộc hăng quốc tế SIPC ( Shell International Petroleum Company – Anh Quốc ) chắc không sao ! ». Vậy là tôi quyết định ở lại…


    …Ngày 30 tháng tư năm 1975 ! Việt cộng vào « đớp » hết, công tư ǵ cũng đớp hết, thượng vàng hạ cám ǵ cũng đớp hết. Họ gọi hành động đó bằng một danh từ nghe cũng…văn chương :« Tiếp Quản ». Không biết hai thằng bạn tôi kể ở trên có…tức hộc máu hay không khi thấy ḿnh bị gạt dễ dàng như con nít ? Riêng tôi, tôi thấy như tôi từ trên trời rơi xuống, thấy những ǵ xưa nay ḿnh học, ḿnh hỏi, ḿnh hiểu biết, ḿnh suy luận v.v…đều sai bét đối với « cái gọi là cách mạng » !

    Hăng dầu tôi làm việc bị tiếp thu bởi…«ê-kíp » có bí số K7. Những người nầy mặc đồ đen đội mũ tai bèo đen. Mấy tay có vẻ « xếp » mang túi dết ngang hông và bao súng lục nằm…sau đít ! Họ chiếm kho dầu Nhà Bè và văn pḥng trung ương ở đường Thống Nhứt. Hai hôm sau, có tin bộ đội vào kho Nhà Bè « vít » K7 ra ngoài, v́ kho dầu không thuộc quyền quản lư của mấy cha K7.

    Vậy là trong cái tổ chức rất là…« cách mạng » nầy, cái « đầu năo » của công ty không c̣n dính với cái thân ḿnh là kho dầu nữa ! Phải nói thiệt : tôi làm việc cho hăng dầu hơn 19 năm, đă đi thăm viếng nhiều hăng dầu ở các quốc gia khác, nhưng chưa thấy một tổ chức hăng dầu nào…khùng như vậy !

    C̣n tiếp...

  4. #304
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Qua sáng ngày thứ ba, tôi được chở xuống kho Nhà Bè để hướng dẫn một ông tướng VC đi viếng kho ( Có lẽ mấy tên « nằm vùng » đă cho bọn « cách mạng » biết rằng tôi…rành kho dầu này lắm ! ) Đến kho, tôi được « ông » bộ đội xếp kho cho biết ông tướng là « xếp » cục hậu cần. Tôi tưởng tượng sẽ gặp lăo ta với bộ quân phục thẳng nếp và một ngực mề đai như thường thấy ở mấy tướng các nước cộng sản !

    …Xe ông tướng đến. Bước xuống là một người cao lớn mặc bộ đồ « xá xẩu » tàu bằng lụa màu ngà, đội nón Panama trắng, miệng ngậm ống đót có điếu thuốc đang cháy dở. Được giới thiệu, ông ta không bắt tay tôi, chỉ gật nhẹ đầu, nói :« Ta đi thôi ! ». Tôi lưu ư ông ta đừng hút thuốc trước khi vào kho. Ổng gạt bỏ mẫu thuốc nhưng vẫn ngậm ống đót trên môi…

    Kho Nhà Bè lớn lắm. Ngoài bốn cầu tàu chiếm hết mặt sông, trên bờ có khu bồn chứa và các khu nhà máy trộn nhớt, trộn hoá chất, sản xuất thùng thiếc 20 lít đựng dầu hôi, châm dầu vào thùng 200 lít, nhà máy nhựa đường.v.v…

    « Phái đoàn » đi viếng gồm có ông tướng, hai người hộ vệ và xếp kho. V́ kho dầu không làm việc nên tôi chỉ đưa họ đi…phớt phớt ṿng ngoài các khu nhà máy. Tôi có ư đợi họ đặt câu hỏi, nhưng không nghe cha nào nói một tiếng. Sau nầy, tôi mới biết rằng ngoài bắc không có những ǵ chúng tôi có ở trong nam, cho nên họ không biết…khỉ ǵ để mà hỏi !

    Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi : « Cái bể nầy bao nhiêu khối ? ». Tôi trả lời : « Mười lăm ngàn m3 ». Hỏi : « Mỹ nó làm cho các anh đấy à ? ». Trả lời : « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết ! Toàn là dân Việt Nam thực hiện ».

    Nghe vậy, lăo ta cười khẫy : « Làm ǵ có ! Ở ngoài ta, trên 2000 khối là phải ông Liên Xô hay ông Trung Quốc thực hiện cơ ! ». Cái cách thằng chả nghi ngờ lời tôi nói đă chạm mạnh tự ái của tôi, đồng thời cũng cho tôi thấy rằng miền bắc của mấy chả nó dở ẹc hà ! Tôi nhấn mạnh : « Tất cả ba mươi mấy cái bồn nầy, lớn nhỏ ǵ cũng do nhà thầu thực hiện với thầy thợ hoàn toàn người Việt.)) Tôi đưa mấy người đến xem cái bồn mới làm xong cách đây mươi hôm. Đó là cái bồn lớn nhứt kho Nhà Bè, 30000 m3, do nhà thầu Việt Nam EVS thực hiện, nó lớn bằng nửa cái sân banh !. Từ đó, mấy chả làm thinh luôn cho đến về văn pḥng để họp với mấy anh em cấp chỉ huy cũ theo ư muốn của ông tướng !

    Sau khi nghe mấy anh em lần lượt tŕnh bày lư lịch, cấp bậc, phần việc và lương bổng của ḿnh, ông tướng nói : « Các anh yên tâm : Đảng và Nhà Nước sẽ trả lương các anh y như cũ. Cứ yên chí phục vụ ! ». Nghe giọng ông ta rất tin tưởng vào những ǵ ổng nói, ḿnh cũng thấy tin tưởng theo…

    …Thời gian sau, hăng dầu đường Thống Nhứt được mang tên « Công Ty Xăng Dầu Khu Vực Hai ». Hỏi « Khu Vực Một » ở đâu th́ được trả lời « Chưa có, nhưng đă có Tổng Công Ty ở Hà Nội » ! Cách mạng có khác !

    Rồi là « xếp thang lương », nghĩa là mỗi ngành mỗi nghề đều được xếp cấp bậc trên từng thang lương, từ đó lănh lương mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ nửa lương. Tôi được xếp « kỹ sư bậc 2 trên 6 », nghe…khoẻ re. Thang lương có 6 bậc mà ḿnh nằm gần trên đĩnh rồi, họ cũng biết…chấm điểm đó chớ ! Ai dè khi lănh lương mới…té ngửa : mấy chả xếp thang lương ngược , hạng nhứt là bậc 6 nằm trên hết, rồi tuột lần xuống dưới chót là hạng một. Tôi bậc 2 trên 6, là hạng…áp chót ! Mẹ !...

    Tôi lănh 80 đồng tiền mới ( Vậy là thằng cha tướng Tổng Cục Hậu Cần đă nói láo ! ) Bực ḿnh, chạy đi gặp thủ trưởng, ảnh nói : « Trời đất ! Bác Hồ chủ tịch nước mà chỉ lănh có 200 đồng. C̣n anh, anh lănh tới 80 đồng c̣n muốn ǵ nữa ? ». Thấy thằng chả đem « Bác Hồ » ra…làm chứng, tôi biết có căi cũng vô ích. Rồi tôi nhớ ra là anh tài xế cũ của tôi bây giờ lănh 90 đồng, tôi…đánh đ̣n chót : « Vậy thôi anh cho tôi làm tài xế, đi ! ». Thằng chả cười, thấy như tôi sao quá khùng, nên vừa lắc đầu vừa trả lời : « Đâu được ! Anh là Kỹ Sư đâu làm tài xế được ! ». Tôi làm thinh, bước ra khỏi văn pḥng thủ trưởng mà thấy như ḿnh từ trên trời rơi xuống !



    * * *



    …Tôi « chịu trận » với cái gọi là « cách mạng » hết ba năm. Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ - ba mươi mấy năm sau - ngồi viết mấy ḍng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37…mà thấy không phải tôi đă từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha « cách mạng » mới là từ trên trời rơi xuống !



    Tiểu Tử

    From: chinhnghiaviet@yahoo groups.com on behalf of Patrick Willay (pwillay@orange.fr)

  5. #305
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tháng Tư

    Posted: 13/04/2012 in Bút Kư, Trần Thị LaiHồng





    1. Tháng Tư


    Tháng Tư. Trời Cali hanh nắng gợi nhớ Saigon nắng hanh. Cũng một ṿm xanh ngắt điểm vài cụm mây trắng lửng lơ. Cũng phố phường tấp nập trong khu Bolsa-Westminster với những dăy nhà mái đỏ tường vàng chen chúc những mái đầu đen ra vào nhộn nhịp. Nơi đây là Tiểu Saigon, để nhớ Saigon năm xưa …

    Saigon năm xưa, tháng Tư, 1975. Thuở đó tôi mới tṛn mười tuổi. Cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới c̣n say mê những bộ tem sưu tập để mơ một ngày nhởn nhơ ngao du thế giới, hoặc c̣n chúi mũi theo sát những loạt truyền h́nh Mỹ Gun Smoke, Bonanza, Wild Wild West… có những tài tử vừa múa súng vừa bắn nhanh như chớp, hay c̣n mê những đường gươm thần sầu cú đấm quỷ khốc phép khinh công điêu luyện của các chàng Khương Đại Vệ, Địch Long trên màn ảnh Tàu.

    Tôi c̣n khoái những truyện hoat hoạ gián điệp phiêu lưu có chú chó nhỏ Rin Tin Tin, hay vùi đầu theo dơi những tṛ chơi kỳ thú của Dũng Dakao, Bồn Lừa, Loan Mắt Nhung … trong những tiểu thuyết của Duyên Anh, để cũng mơ có ngày làm được người hùng trừ gian diệt bạo.

    Kư ức Tháng Tư trong tôi là một Saigon hốt hoảng hầm hập, từ những khuôn mặt đăm chiêu, những bàn tay run rẩy gói ghém, những bước chân cuống quít đôn đáo vào ra, những ánh mắt lạc thần thảng thốt, những làn môi mím chặt ngậm kín quyết định.

    Những tin tức truyền đi từ nhà này sang nhà nọ, chưa kể những bản tin trên các hệ thống truyền thông truyền h́nh, về việc một số tuớng tá chạy có cờ, bỏ ngỏ từ Quảng Trị vào Huế rồi Đà Nẵng Điện Bàn Qui Nhơn lên các tỉnh Cao nguyên về duyên hải miền Trung.

    Những h́nh ảnh chạy loạn trên phà vượt biển, đạp đầu nhau leo lên máy bay, hàng hàng lớp lớp rừng người chen chúc với đủ loại xe kể từ xe tăng xe ḅ cho đến xe hơi xe gắn máy xa ba gác … đăng khắp trang nhất báo chí, được Má tôi theo dơi và cắt dành riêng một tập lẫn lộn những vệt nước mắt nhoè nhoẹt.

    Những nét hỗn loạn đó in rơ trong tôi trên một nền trời Saigon xám khói đỏ lửa từ phi cảng Tân Sơn Nhất, từ Nhà Bè, từ Khánh Hội … mà đêm về c̣n thêm những đốm mắt hoả châu trừng trừng soi rơ từng nét thất thần trên mỗi khuôn mặt.

    H́nh ảnh Saigon những ngày cuối tháng Tư c̣n có nhạc đệm là những tiếng nổ kinh hồn của đạn pháo kích trúng kho xăng kho đạn, lẫn vời hàng loạt súng lớn nhỏ xa gần chen tiếng rú ga rồ máy, tiếng người gọi nhau thất thanh và những tiếng la hét kêu khóc hăi hùng.

    Trong khung cảnh đó, tôi thấy các gia đ́nh bà con nội ngoại hàng xóm láng giềng hớt hải chạy loạn di tản. Thôi th́ mạnh ai nấy lo v́ không ai biết đàng nào mà lo cho ai. Má tôi cũng chuẩn bị chạy loạn.

    Trong chiếc ba-lô Sói Con nhỏ của tôi, bà đă nhét chặt mấy bộ quần áo, vài món đồ dùng cần thiết, một đôi giày bố, một mớ ḿ gói, cơm sấy, sữa hộp, sinh tố C, kẹo chanh … Bà c̣n cẩn thận khâu một túi nhỏ bên trong thắt lưng quần tôi mặc, trong có một lượng vàng mỏng, một mớ đô la giấy, và một mảnh giấy bọc nhựa ghi tất cả địa chỉ các D́ các Cậu tôi ở Việt Nam cũng như bên Pháp bên Mỹ. “Lỡ có bề ǵ, con c̣n có nơi mà t́m đến. Biết đâu!” Đó là lời giải thích của bà khi căn dặn tôi đủ điều.

    Tôi c̣n biết dưới lớp lót của đôi giày bố c̣n có một mớ tiền nữa cũng được bọc nhựa cẩn thận. Phần tôi đă lén nhét vào ba-lô cuốn tem sưu tập và cuốn Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam mà tôi mới bắt đầu say mê đọc.

    Về sau, khi khám phá hai tập đó, Má tôi chỉ lắc đầu nh́n tôi, ôm tôi thật chặt, đưa tay ṿ tóc tôi, nhưng chẳng rầy rà ǵ.

    Cuộc chạy loạn của tôi bắt đầu bằng những ngày cuối tháng Tư, khi tôi được đưa vào gửi ở nhà Bác C. trong Cư xá Hải Quân đường Lê Lợi gần Bến Bạch Đằng, để đợi đi lánh nạn. Nghe đâu là ra đảo Phú Quốc tránh làn bom đạn ở Saigon.

    Đám người lớn nhỏ to bàn tán. Lệnh người lớn ban bố cho trẻ con là không được đi xa quá mảnh sân vuông trước nhà, và phải luôn luôn sẵn sàng xách khăn gói theo.

    Má tôi vẫn đi làm việc mấy hôm cuối đó cho tới trưa ngày 20 mới hớt hải tới nhà Bác C. Bà vẫn mặc áo dài và đi giày cao gót. Bác C. gái giục Má tôi thay áo ngắn. Tôi thấy bà giở bộ áo bà ba tím quần Mỹ A đen ra mặc, và mang giày bata, đầu đội một mũ vải.

    Người lớn kháo nhau là phải ăn mặc gọn ghẽ v́ có thể phải chạy, phải leo trèo, phải mau chân lẹ tay. Hành lư phải gọn và nhẹ.

    Tuy nhiên, tôi lén thấy Bác C. gái và Má tôi mỗi người nhét vội vào túi xách mấy cái áo dài. Họ đưa mắt nh́n nhau, những đôi mắt sưng đỏ mọng. Họ th́ thào: “Biết đâu! Chắc chi ḿnh sẽ trở về! Lỡ có chết đâu đó c̣n có cái áo dài mà mặc chớ!”



    C̣n tiếp...

  6. #306
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2. Tháng Tư. Chiều ngày 29.

    Cả gia đ́nh Bác C., D́ Tư, và má con tôi vội vă ăn bữa cơm cuối để khăn gói dắt díu nhau xuống tàu.

    Chỉ một đoạn đường ngắn từ đầu đường Lê Lợi băng qua đại lộ Cường Để vào Công xưởng Ba Son mà đám người lớn dường như lê chân bằng những bước nặng cả tấn ch́.

    Lâu lâu Má tôi và hai bà bạn lại dừng chân, không phải để nghỉ mệt, mà để nh́n lại đàng sau. Như nuối tiếc. Như chờ đợi.

    Tôi nhớ một câu trong Chinh Phụ Ngâm mà Bà Ngoại hay đọc bước đi một bước giây giây lại dừng, và liên tưởng tới bài Kẻ Ở Người Đi trong tập Quốc văn Giáo Khoa thư mà Má tôi vẫn dùng dạy kèm ở nhà từ khi tôi theo học trường Lasan Taberd.

    Chiều hôm đó không có kẻ ở bịn rịn chia tay nhưng người đi đă nuối từng hạt bụi đường vướng vít, từng viên sỏi nhỏ rên xiết dưới chân, từng cọng cỏ non rũ rượi, từng cành cây nhỏ cúi ḿnh dưới bầu trời vần vũ xám khói đỏ lửa trong ánh hoàng hôn đen tím của Saigon.

    Ôi! Cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!

    Lũ nhóc chúng tôi th́ nôn nao kích động v́ chuyến đi. Tâm hồn trẻ vốn thích phiêu lưu, mà đây là cuộc phiêu lưu hoàn toàn vô định. Không ai định phiêu lưu như thế này mà cũng không ai biết là sẽ phiêu lưu về nơi nào.

    Đêm đến, cả ba gia đ́nh chúng tôi ngồi chụm lại một góc nhỏ trên boong tàu. Lũ nhóc chúng tôi dù cảm biết có sự thay đổi lớn nhưng chưa ư thức được tầm quan trọng, và vẫn c̣n ở tuổi vô tư nên chỉ thấy hồi hộp mà chưa thấy hăi sợ. Chúng tôi có dịp nghỉ học gặp nhau chọc phá đùa nghịch và chia ngọt xẻ bùi.

    Kể từ khi bước chân xuống tàu, tuy không có nước mắt như mưa, nhưng đă cảm thấy thân thiết nhau hơn với ư nghĩ bắt chước người lớn sống chết có nhau như trong quân đội nói là huynh đệ chi binh vậy, mặc dầu nghe đâu một số quư vị tướng tá đă đem bầu đoàn thê tử chạy ra nước ngoài từ cả tháng, bỏ lại cả triệu binh lính lơ láo tan hàng !

    Đoàn tàu rời Bến Bạch Đằng lúc chập choạng. Sông Nhà Bè nước chảy chia hai nhưng thôi từ nay ai về Gia Định Đồng Nai th́ về, c̣n chúng tôi coi như giă biệt! Những con mắt đèn Saigon vẫn ngọn xanh ngọn đỏ đêm giă từ rưng rưng sau khói lửa. Bờ Thủ Thiêm im ĺm trôi lùi dần. Tôi và anh Kèo con Bác C. ngồi bó gối nh́n lại Saigon đang lùi xa như từ từ đi vào kư ức để mai này sẽ là dĩ văng.

    Tàu đi vào bóng đêm không thấy bờ bụi. Chắc đă vào khoảng rộng của gịng sông. Nh́n lại đằng sau, chân trời lấp loáng ánh sáng bập bùng của Saigon chập choạng giăy giụa, lâu lâu có những đợt loé sáng bùng lên kèm những tiếng nổ lớn.

    Bầu trời đen vần vũ khói lửa điểm những đốm hoả châu lập loè. Hai chúng tôi nh́n nhau và cùng thấy trong mắt nhau h́nh ảnh nhập nhoè của Saigon. Khi những trái hoả châu bùng cháy, tôi tưởng như mắt mỗi đứa bỗng rực toé thành mắt người Hoả tinh. Tuổi thơ chúng tôi từ đây chắc khép lại những h́nh ảnh nhập nhoè của Saigon đêm tháng tư đó, lẫn trong âm thanh tiếng nước óc ách đập vào mạn tàu và tiếng máy chạy ŕ rầm.

    C̣n tiếp...

  7. #307
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    3. Tháng Tư. Sáng 30.



    Vừa bừng mắt dậy, tôi chạy vội lên boong. Cả một vùng biển bao la mở rộng. Thái B́nh Dương.

    Tôi từng sống ở Nha Trang ngay bên bờ cát trắng, từng được đi Đại Lănh, Cam Ranh, Cà Ná, Thuỷ Triều, Phan Thiết, Vũng Tàu nhiều lần để thấy cảnh hừng đông trên mặt biển. Nhưng sáng hôm ấy tôi mới được dịp thấy hết vẻ rực rỡ huy hoàng, uy nghi mà hiền hoà, của vầng mặt trời vụt nhô khỏi mặt nước. Một khối lửa đỏ rực đổ luồng hào quang chói lói, tráng hồng mặt đại dương xanh bạc và nhuộm thắm những khuôn mặt lơ láo thất thần của đoàn người di tản vừa qua một đêm lênh đênh, khởi đầu cho một tương lai mù mịt.

    Lũ nhóc chúng tôi chạy loanh quanh nghe ngóng quan sát.

    Đám người lớn bảo nhau là cả hạm đội Hải Quân đă kéo về tụ tập tại Phú Quốc. Saigon di tản bằng cả trực thăng lẫn xe gắn máy và xe ba gác. Bộ đội Công sản Bắc Việt đă đến ngay cầu Tân Cảng. Đường về Vũng Tàu bị cắt.

    Tôi không đếm được bao nhiêu tàu v́ tầm mắt nhỏ bé của tôi không nh́n thấy hết bao quát, nhưng tôi đoán phải trên hai chục tuần dương hạm, hải vận hạm, vô số giang đỉnh cùng không biết cơ man nào là ghe thuyền lớn nhỏ của dân chúng, kể cả những chiếc bè ghép bằng tre lồ-ô và gỗ.

    Vừa nhai xong mấy nắm cơm sấy th́ chúng tôi được lệnh thu dọn chuyển qua tàu lớn. Lúc này tôi thấy có nhiều gia đ́nh lỉnh kỉnh bê theo cả máy truyền h́nh cỡ lớn và giàn máy hát kềnh càng. Nhiều người đẩy theo mấy xe gắn máy Honda/Suzuki.

    Có nhà lùa theo được cả một bầy heo gồm mẹ nái và lũ nhóc trư, lại c̣n đèo ḅng một mớ nồi niêu soong chảo. Chắc chuẩn bị thức ăn tươi dọc đường chạy loạn.

    Chúng tôi tinh nghịch bàn sẽ đi kiếm một ít hành bán cho nhà này, để mấy con heo kia khỏi phải khóc lóc ủn ỉn kỳ kèo trước khi chịu lên thớt!




    Đám con nít chúng tôi được bốc chung trong một cái lưới khổng lồ có những mắt gút to bằng cả nắm tay, để được kéo lên tàu lớn.

    Người lớn phải leo qua tấm ván rập rềnh lắc lư bắc nối mạn tàu đậu sát nhau.Nhiều người chen chúc dành leo trước.

    Tôi thấy hai đứa con của Bác Trang cỡ 6, 7 tuổi bị lấn tuột khỏi lưới rơi ṭm xuống nước, ngoi ngóp trong những đợt sóng rập rềnh giữa hai lườn tàu. Bác Trang nhảy ùm xuống lội theo, nhưng hai con tàu bỗng xô mạnh vào nhau và hai đứa mất hút dưới ḍng nước. Khoảng mươi phút sau, khi chúng tôi đă đứng trên tàu lớn, Bác Trang lóp ngóp nổi lên vẫy tay xin cứu. Bác được người ta quăng giây xuống kéo lên, run rẩy nức nở cho biết hai đứa nhỏ bị sóng cuốn va vào mạn tàu trôi xa không t́m được.

    Khi kiếm được chỗ ngồi gần cửa ra vào ca-bin, chị Mimi lục chiếc radio nhỏ mở đài Saigon. Tiếng Tổng thống Dương Văn Minh trầm, chậm, buồn: “Yêu cầu các quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà chấm dứt t́nh trạng chiến tranh, b́nh tĩnh ở yên vị trí, đừng nổ súng, để bảo toàn sinh mạng nhân dân. Kêu gọi những người anh em trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời đừng nổ súng v́ chúng tôi đang chờ gặp các đại diện để thảo luận về việc trao quyền lănh đạo chính phủ quân sự cũng như dân sự trong trật tự, để không gây đổ máu cho đồng bào.” Đồng hồ trên tay Bác C. chỉ 10 giờ 20.

    Không khí trên tàu đặc quánh, ngột ngạt. Bác C. đứng quay lưng lại, nhưng tôi thấy hai vai bác rung bật từng hồi. Tôi xích lại gần Má tôi. Bà ṿng tay ôm sát tôi, nhưng vẫn ngồi im sững, mắt nh́n ra khơi, nước mắt lặng lẽ chảy dài trên má. Tôi có cảm tưởng thấy da mặt bà vốn mịn màng đột nhiên nhăn nheo co rúm, trán hằn rơ những lằn ngang, và bà vụt già đi cả mười tuổi.

    Bác C. gái ôm vai Má tôi khóc lịm, trong khi D́ Tư nấc lên : “ Thôi rồi! Saigon mất!” Không ai bảo ai, chúng tôi xích lại gần nhau hơn và những bàn tay t́m nắm những bàn tay.

    Không khí căng thẳng ngột ngạt hơn khi đài Saigon phát thanh lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. 1 giờ trưa. Những nét mặt đanh lại. Những đôi mắt ngầu đỏ. Những bờ vai run rẩy. Những chiếc đầu cúi gục. Những tấm lưng gập cong. Cả boong tàu im phắc. Sững sờ. Tuyệt vọng.

    Tôi nh́n ra khơi. Buổi trưa nắng gắt và chói chang. Biển mênh mông lặng lẽ lấp loáng phản chiếu màu trời trong xanh. Lằn chân trời thẳng tắp tiếp nối màu bao la. Đâu cũng thấy một màu xanh bát ngát. Màu của hy vọng, của tương lai. Nhưng trong mắt mọi người, tôi chỉ thấy một màu u ám.

    Trong mắt tôi, h́nh ảnh Saigon đêm giă biệt chập choạng giăy giụa trong khói xám lửa đỏ điểm những đốm mắt hoả châu trừng trừng soi rơ những nét mặt thất thần. Saigon, Saigon mới hôm qua, hôm nay đă là dĩ văng.

    ****

    Đứng bên này bờ đại dương ngó về bên kia biển Thái B́nh xa tít mịt mù, giữa nắng hanh của trời tháng Tư Cali, tôi tin vùng khói xám ngày nào nay đă tan loăng và vùng lửa đỏ cũng lụi tàn.

    Đông Âu đă nh́n thấy và tắm ngập ánh sáng tự do. Đất nước tôi chẳng lẽ cứ măi ch́m trong mịt mờ hỗn loạn?

    Trần Thị LaiHồng
    Viềt từ tiểu bang xanh Washington
    Nguồn: Tác giả gửi


    http://sangtao.org/2012/04/13/thang-tu/
    Last edited by Tigon; 13-04-2012 at 07:52 PM.

  8. #308
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    37 năm nhớ nhà

    Posted: 13/04/2012 in Nguyễn Đông Giang, Thơ
    Nguyễn Đông Giang
    Thân tặng đồng bào VN lưu vong




    1
    nhớ nhà, có phải nhớ quê?
    nhớ quê dài nỗi, lê thê nhớ nhà
    xa quê tưởng là hôm qua
    thật thà mà nói, đă là 37 năm
    37 năm rồi, 37 năm!
    Sông bồi đất lở, đêm nằm thức thao
    nhớ nhà, là nhớ đồng bào
    là đi lánh nạn, biết bao giờ về!

    2
    nhớ nhà, chính là nhớ quê
    nhớ quê, là khóc… chưa về nước non
    37 năm, biển cạn núi ṃn
    37 năm, máu nghẽn chảy dồn về tim

    3
    nhớ nhà, nhà mất sao t́m
    c̣n quê cũng mất, theo chim gọi chiều!
    nhớ nhà, trời đất đ́u hiu
    nhớ nhà đồng nghĩa, “chín chiều ruột đau*”
    “Mẹ ơi! đừng đánh con đau
    Để con bắt ốc, hái rau Mẹ nhờ*”

    4
    nhớ nhà, ngâm lại bài thơ
    Chữ nghĩa meo mốc, nhạt mờ trong tim
    Nhớ nhà, nhà mất sao t́m
    37 năm quá đủ, cánh chim bạt ngàn
    Sơn hà, c̣n dấu chấm than!
    đàn con lưu lạc, lang thang… nhớ nhà

    5
    đêm đêm nh́n trời… sao sa
    Bao nhiêu sao rụng, nhớ nhà bấy nhiêu!


    http://sangtao.org/2012/04/13/37-nam-nho-nha/

  9. #309
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  10. #310
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Văn , Thơ , Nhạc trong ḷng dân tộc

    ( NLG73 Lê Phú Nhuận )


    Trong mọi cuộc chiến tranh , vận động tinh thần quần chúng luôn là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất . Khí thế của ba quân khi xông trận không thể thiếu những bài hịch nức ḷng chiến sĩ , không thể thiếu những tiếng trống trận thôi thúc , những tiếng kèn giuc giă vang dậy hồn thiêng sông núi.

    Văn , thơ , nhạc dễ đi vào ḷng người. Thánh ca, nhạc đạo dễ dẫn dắt tâm hồn người ta đi vào thế giới tâm linh hơn những lời giảng suông

    . Ư tưởng dễ thâm nhập vào ḷng người khi xuyên qua văn , thơ và nhạc . Nếu đó là ư tưởng ngược lại với kẻ cầm quyền , th́ "bạo chúa" luôn t́m cách truy diệt .

    V́ thế , kẻ thù số một của tập đoàn cộng sản VN là những người có năng khiếu về văn , thơ , nhạc mà nặng ḷng yêu nước , chống lại độc tài đảng trị. Vụ Nhân Văn Giai Phẩm là một thí dụ điển h́nh.

    ( *1 ) Nếu không phục vụ "lư tưởng cộng sản " là bị tiêu diệt , là bị trù dập. Mọi việc bây giờ đă rơ , không cần phải chứng minh thêm. Trong bối cảnh ấy , chúng ta thấy được những con người mang danh văn , nghệ sĩ, đă phải nín thở qua sông , hoặc nhu nhược , hèn yếu cúi ḷn , hoặc cuồng tín phục vụ cho cộng sản quốc tế , quên cả dân tộc , tổ quốc , - điển h́nh là Tố Hữu .

    Nhưng cũng chính trong cái trù dập ấy , chúng ta mới thấy được những tấm gương hào hùng , những trái tim quả cảm, những tấm ḷng nhân ái , những nghệ sĩ có tư cách , - điển h́nh và dễ thương nhất là nhà thơ Hữu Loan . Bất chấp quyền lợi của một uỷ viên chính trị , Hữu Loan nhất định để cho trái tim ḿnh được tự do đập nhịp theo t́nh yêu của một con người thật sự , không phải rập khuôn theo kiểu "thép đă tôi thế đấy"

    (*2) như đảng đ̣i hỏi .

    Một người được đảng CSVN nâng lên hàng lănh đạo văn hoá , giàu sang cho đến cuối đời.

    Một người bị cướp đoạt tất cả , kể cả chiếc xe riêng , suốt đời khuân đá để kiếm sống qua ngày, cơ cực cho đến chết .

    Tên của ai sẽ c̣n măi trong ḷng dân tộc Việt Nam , với tất cả ḷng yêu thương , quư trọng , bàng bạc trong màu tím của hoa sim ?

    Và tên của ai sẽ vùi chôn theo xác chết thối tha của Xít-ta-lin và Lê-nin ?

    Cũng là văn , nghệ sĩ , nhưng vị trí của mỗi người rất cách xa nhau , nhiều khi một trời , một vực , như trường hợp trên .

    Thực tế cuộc sống có đổi khác , nhưng sự chọn lựa chỗ đứng của mỗi người văn, nghệ sĩ cũng vẫn y như thế .

    (NLG73)

    Quốc Hận 2012


    Nhận từ tác giả : lephunhuan@aol.com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •