Page 20 of 55 FirstFirst ... 1016171819202122232430 ... LastLast
Results 191 to 200 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #191
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngày Tàn Của Cuộc Chiến


    Lê Nguyên B́nh

    (Trích Đặc san Nguyễn Khoa Nam )


    LTS: Tác giả bài dưới đây, Đại tá Lê Nguyên B́nh, là một chiến hữu nguyên là sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở phương vị này, Đại tá B́nh đă có dịp được chứng kiến nhiều sự kiện đă xảy ra trong và ngoài khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV trong ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu cho tự do.

    Đọc những lời tường thuật của một nhân chứng trong cuộc, và đặc biệt những lời tường thuật chưa hề được tiết lộ trên báo chí, người đọc, nhất là những cựu quân nhân chúng ta, không khỏi bồi hồi, xúc động nghĩ rằng chúng ta đă có những vị tướng, tá như thế mà đành phải thất trận, không cứu văn nổi tự do th́ âu cũng là tại ḷng Trời c̣n muốn đày đọa dân Việt vậy.

    Những tràng đại liên chính xác từ bốn chiếc trực thăng vơ trang thuộc Sư đoàn 4 Không quân đổ trên đầu toán tuần thám thuộc Trung đoàn Cộng Sản D1 miền Tây Nam Bộ, đang vượt kinh Thác Lác với ư đồ mở đường cho Trung đoàn này xâm nhập ṿng đai Alpha bao quanh thị trấn Cần Thơ và phi trường Trà Nóc. Tiếng gào thét rợn trời, từng xác người tung lên khỏi mặt nước như xé tan bầu trời, sau đó trả lại cho màn đêm dần dần phủ kín lớp sông dài.

    Đội h́nh hàng dọc các đơn vị thuộc Trung đoàn D1 được lệnh phân tán tại chỗ, chờ động tĩnh. Những bóng đen x́ với những chiếc nón tre bọc lưới, ẩn hiện nhấp nhô như những bóng ma sau đám cây, những bụi chun bàu. Dưới sông, đám bèo tây vẫn lững lờ vô t́nh trôi, cuốn theo vài xác chết.

    Thời gian trôi qua khoảng chừng tàn một nén nhang, Thủ trưởng Trung đoàn ra lệnh toàn bộ vượt sông với hàng trăm ghe xuồng lớn nhỏ đă được bố trí từ buổi sáng. Tiếng đập của mái chèo khua nước dồn dập như cố thúc đẩy những con thuyền gia tăng tốc độ chóng qua bờ. Tiếng người x́ xào nho nhỏ pha trộn hai giọng Bắc và Nam tạo nên nhưng âm thanh kỳ lạ, bí ẩn. Cuộc vượt sông tưởng như diễn tiến tốt đẹp.

    Đột nhiên, những "coup départ" khai pháo từ phi trường B́nh Thủy, từ Tiểu đoàn 21 Bộ binh ở Vị Thanh, từ các pháo đội địa phương Rạch Gỏi, Cầu Nhím, Phong Điền như xé bầu không khí nổ tới tấp theo tuyến vượt sông, dọc theo hai bờ kinh, mưa trên đầu các đơn vị từ tiền phong tới hậu tập. Tiếng người xô đẩy chạy ngược xuôi, khi hàng ngũ rối loạn. Cuộc tiến quân bất thành v́ bị bại lộ. Trung đoàn D1 bị cắt làm hai, phải phân tán vào các thôn xóm lân cận hai bên bờ sông.

    Yên lặng lại trở về trong màn đêm cho miền Tây hiền ḥa. Bấy giờ là vào khoảng thượng tuần tháng Tư năm 1975.

    Tôi ngồi trước bản đồ Quân khu IV. Màu đỏ chỉ những vị trí của Việt Cộng, tạo thành một ṿng đai bao quanh các thị trấn Quân khu 4. Đúng theo nghị quyết số 14 của Trung Ương Cục Miền Nam, Cộng Sản bỏ nông thôn tiến về thành thị theo kế hoạch thanh toán toàn miền Nam theo chỉ thị của Trung Ương Đảng Cộng Sản. Màu xanh trên bản đồ chỉ những vị trí của các đơn vị bạn được tái phối trí chặt chẽ hơn. Sư đoàn 21 phụ trách việc bảo vệ ṿng đai Alpha, từ phi trường B́nh Thủy tiếp nối liên tỉnh lộ Cần Thơ Chương Thiện. Sư đoàn 9 trải quân trấn giữ con lộ huyết mạch của Quân đoàn 4, từ phà Mỹ Thuận đến ngă ba Trung Lương. Sư đoàn 7 Bộ binh, đơn vị lừng danh của QLVNCH đă từng xóa bỏ Sư đoàn 5 và 9 của cộng sản giữ ải địa đầu của Quân khu 4, đoạn ṿng cung từ Chợ Thày Yên, Bến Tranh đến ranh tỉnh Long An.



    Lập căn cứ ở Quân khu 4 ?

    Trong thời gian này, tại Cần Thơ, Bộ Tư Lệnh Quân khu 4 và Quân đoàn 4 đă đặt nỗ lực vào việc xây cất nhiều địa ốc thật kiên cố, chuẩn bị cho Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Lực và các đơn vị bạn, khi cần, có thể rút về giữ tuyến cuối cùng bảo vệ đất nước. T́nh h́nh chung lúc ấy là, sau cuộc rút lui của Quân khu 2, kế tiếp là Quân khu 1, ṿng đai của Quân khu 3 bảo vệ Thủ đô Sài G̣n dần dần bị thu hẹp. V́ những rối loạn chính trị đương thời tại thủ đô, v́ Quân khu 3 thiếu yếu tố địa thế hiểm trở, chắc chắn việc tử thủ tại thủ đô sẽ gây ra nhiều tổn thất cho quân lực và dân chúng. Tôi liên tưởng tới sự thành công của cuộc pḥng thủ Quân khu 4, mảnh đất cuối cùng của đất nước.

    Với vị trí thiên nhiên của sông Tiền Giang cắt ngang miền Nam, với địa thế śnh lầy của vùng Đồng Tháp có thể làm giảm thiểu tốc độ chuyển quân của địch, sự di chuyển của chiến xa và trọng pháo sẽ bị trở ngại. Với sự tồn tại của toàn bộ các thị trấn, chưa nơi nào lọt vào tay địch; với các căn cứ Không quân và Hải quân vẫn c̣n nguyên vẹn dùng làm căn cứ cho các lực lượng liên hệ từ các quân khu khác rút về. Với ba Sư đoàn Bộ binh, cộng thêm gần nửa triệu Địa phương và Nghĩa quân, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chống cự một thời gian chờ cơn sốt chánh trị gây rối loạn và hoang mang trong hàng ngũ qua đi, chúng ta sẽ t́m thế phản công trong tương lai, chiếm lại phần đất nước đă bị mất. Tôi nghĩ đến gương của nước người, nước Trung Hoa vĩ đại của Tưởng Giới Thạch với hàng triệu binh sĩ, đă không đánh mà tan, phải bỏ chạy trước đạo quân của Mao Trạch Đông. Đến khi tàn quân chạy ra Đài Loan, một mảnh đất nhỏ bé, họ Tưởng đă tổ chức lại hàng ngũ, đẩy lui bao nhiêu cuộc tiến công của cộng sản, rồi tổ chức được một xă hội bền vững đến bây giờ.

    Tôi nghĩ lại nước Việt Nam thân yêu rồi sẽ đi về đâu. Tưởng Giới Thạch c̣n có Đài Loan, ḿnh th́ có ǵ? Phú Quốc? Ḥn đảo này quá nhỏ và quá gần đất liền, không bảo toàn được. Tôi nghĩ đến giải đất vùng biên giới Việt Miên, bao gồm các khu vực có giáo dân Ḥa Hảo sinh sống, có dẫy Thất Sơn, có căn cứ an toàn, có ba, bốn ngàn hang động hiểm trở thành những pḥng tuyến kiên cố chống giữ các cuộc tiến công từ biên giới sang th́ việc pḥng thủ Quân khu 4 sẽ lâu bền hơn. Tôi mang ư kiến ra bàn với vị Tư lệnh Quân đoàn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam th́ được sự tán thành của ông ngay. Nhưng rủi thay, việc hợp tác với giáo dân Ḥa Hảo đă gặp trở ngại ngay từ bước đầu v́ trước đó Thiếu tướng Nam đă có lần nhận chỉ thị của Tổng thống Thiệu để giải giới lực lượng Ḥa Hảo Huỳnh Trung Hiếu và bắt giữ ông Hai Tập nên đă gây ra sự nghi kỵ và hiềm thù trong ḷng những người bạn Ḥa Hảo.

    Khoảng trung tuần tháng Tư năm 1975, Thiếu tướng Nam cùng tôi qua Mỹ Tho họp với các Tư lệnh Sư đoàn các Tỉnh trưởng miền Hậu Giang để thảo luận về kế hoạch ngăn chặn hoạt động của Cộng sản gây ảnh hưởng với t́nh h́nh an ninh Quân khu 4, Tướng Ngô Quang Trưởng từ Bộ Tổng Tham Mưu xuống tham dự buổi họp. Trong buổi họp, tôi có tŕnh bầy tường tận về nghị quyết "Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa" để đi đến dứt điểm chiến trường của Cộng Sản. Một số sĩ quan tham dự buổi họp tỏ vẻ hoài nghi về khả năng của Cộng sản để thực hiện nghị quyết ấy ở miền Tây. Vào cuối tháng Tư, tại các vùng khác quân ta phải triệt thoái liên miên; riêng Vùng 4, cho đến ngày cuối cùng vẫn giữ được sự toàn vẹn lănh thổ. Cuộc pḥng thủ Bộ Chỉ Huy cuối cùng của quân đội vẫn được ráo riết thực hiện. Các đà sắt làm cầu được xuất kho để hoàn thành những nhà hầm kiên cố, có thiết trí hệ thống truyền tin, chuẩn bị đoán tiếp Bộ Tổng Tham Mưu nếu Sài G̣n thất thủ.

    Chiều 26 tháng Tư, Thiếu tướng Nam cho lệnh họp các sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu và các đơn vị trưởng thuộc Quân đoàn 4 tại Trung tâm Hành quân. Họp xong, ông yêu cầu tôi lấy cuốn phim tài liệu tịch thâu được của Việt Cộng chiếu cho mọi người xem. Đó là cuốn phim "Chiến thắng Hạ Lào" liên quan đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội ta. Tôi c̣n nhớ khi phim chiếu cảnh bọn Việt Cộng dẫn giải những chiến sĩ QLVNCH bị chúng bắt, những khuôn mặt quen thuộc hiện ra trên màn ảnh làm rung động sự cảm xúc của mọi người. Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng 3 Nhảy dù hiện thoáng qua; anh bị thương phải chống gậy. Anh vẫn mặc bộ quân phục Dù, ốm hẳn đi nhưng khuôn mặt vẫn c̣n nét rắn rỏi. Theo sát anh là một tên Việt Cộng bé con, mặt c̣n non, hờm khẩu AK như chực nhả đạn. H́nh ảnh này làm máu tôi sôi lên trong huyết quản. Tôi liếc nh́n Thiếu tướng Nam, ngồi bên cạnh, ông cũng nh́n lại tôi với cặp mắt buồn. Tôi biết rằng ông c̣n xúc động hơn tôi v́ ông nguyên là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù trước khi nhận lănh chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Ông khẽ bảo tôi: "Nếu đời ḿnh như thế là hết!"

    Ngày hôm sau, để nhận định thêm t́nh h́nh, tôi qua thăm Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7, đóng tại Tân Lư Tây, quận Bến Tranh. Tôi gặp Đại tá Đặng Phương Thanh, Trung đoàn trưởng, cho biết t́nh h́nh trận chiến. Anh nhận định trung đoàn của anh đủ khả năng đối đầu với Sư đoàn Công trường 5 Cộng Sản đang dàn quân trước trận tuyến của anh.

    Anh đưa tôi đi xem chiến địa, nơi vừa xảy ra giao tranh ngày hôm qua. Xác địch c̣n nằm ngổn ngang trên các bờ bụi. Nh́n anh Thanh với dáng đi lầm lũi, chắc nịch, tôi cảm thấy anh là sĩ quan sẽ không hề lùi bước trước địch. Tốt nghiệp Khóa 16 Vơ Bị Đà Lạt, suốt thời gian trong quân ngũ, anh luôn có mặt tại đơn vị chiến đấu và mới được thăng cấp Đại tá vào hôm trước. Sau này, tôi được biết anh đă lựa chọn thà tự sát c̣n hơn đầu hàng địch.

    C̣n tiếp...

  2. #192
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng ta là quân nhân ...

    Thời gian lặng lẽ trôi, bi thảm dần dần tới. Lúc đó vào khoảng tối 28 tháng Tư 1975, tiếng nói của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu vang lên từ Đài phát thanh Sài G̣n yêu cầu toàn bộ Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ và Cơ Quan D.A.O. rút ra khỏi Việt Nam trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Lời yêu cầu trên được lập lại nhiều lần như xoáy vào tim óc, như nổ trong lồng ngực. Thế là hết! Họ đă âm mưu bỏ chúng ta thực sự rồi. Thành tích bao nhiêu năm chiến đấu đă tan thành mây khói. Đêm đó và sáng hôm sau, quang cảnh thị xă Cần Thơ nhộn nhịp hẳn. Các loại xe ba bánh chở đồ từ các cơ sở Mỹ chạy ngược xuôi. Những trực thăng Air America không ngừng lên xuống các tàu nhỏ nhưng nhiều mă lực của Ṭa Lănh Sự Hoa Kỳ rời bến trực chỉ hướng Đại Ngăi, đem theo toàn bộ người Hoa Kỳ và nhiều người Việt làm việc với họ.

    Cảm nghĩ của tôi lúc đó là tôi không nuối tiếc sự ra đi của người Mỹ; v́ dù họ có ở lại cũng không đóng góp được ǵ cho công cuộc chống Cộng của chúng ta. Nhưng sự ra đi của họ, trong bối cảnh bấy giờ đă trở thành một đoàn cân năo trí mạng, đánh mạnh vào tâm trạng hoang mang của toàn thể nhân dân Việt Nam và làm suy yếu hẳn sự kháng cự cộng sản của QLVNCH.

    Trọn ngày 29, tôi có dịp gặp Thiếu tướng Nam nhiều lần nhưng chỉ bàn qua về t́nh h́nh có ảnh hưởng trực tiếp đến Quân khu 4 mà thôi. Nh́n ông trầm tư, tôi không nhắc tới chuyện thiết lập mật khu v́ tôi biết ông cũng cảm thông với những ǵ tôi muốn nói.

    Chiều hôm đó, khi đi qua sân Bộ Tư Lệnh trở về pḥng làm việc, tôi có gặp Chuẩn tướng Tham mưu trưởng Quân khu 4. Đây là lần cuối tôi gặp ông v́ nửa đêm hôm đó, tôi bắt được nghị quyết số 15 của cộng sản đề cập đến việc chuẩn bị tiếp thu các thành phố, đến kế hoạch thâm độc nhắm tiêu diệt những quân nhân và cán bộ quốc gia một khi chúng nắm được quyền hành.

    Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, không khí Bộ tư lệnh Quân khu 4 có vẻ khẩn trương v́ sự ra đi của Chuẩn tướng TMT và một số sĩ quan trong đêm trước. Tiếp theo đó, qua đài phát thanh Sài G̣n, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh toàn bộ QLVNCH buông súng đầu hàng địch và chuẩn bị bàn giao căn cứ cho chúng. Mọi người đều rúng động; không khí căng thẳng đến cực độ. Sự thật quá phũ phàng. Trước đó, có người c̣n hy vọng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống để sửa soạn một giải pháp trung lập, ḥa giải chứ đâu có ngờ ông ta lên làm Tổng thống để đầu hàng địch.

    Đại tá Nguyễn Đ́nh Vinh được chỉ định thay thế Chuẩn tướng TMT để triệu tập tất cả sĩ quan có mặt tại Bộ tư lệnh và các đơn vị trực thuộc và vị Tỉnh trưởng Cần Thơ tại Trung tâm Hành Quân để Thiếu tướng Nam nói chuyện. 10 giờ 30 sáng, Thiếu tướng bước vào Hội trường, mọi người nghiêm chỉnh đứng lên chào. Ông từ từ tiến lên bục cao, xoay ḿnh đối diện với các sĩ quan trực thuộc, khuôn mặt vẫn đầy cương nghị nhưng ánh mắt thật buồn.

    "Các sĩ quan thân mến," ông nói, "Như anh em đều biết, đất nước chúng ta đang rẽ vào khúc quanh quan trọng nhất của lịch sử. Chúng ta là quân nhân th́ phải tuyệt đối tuân lệnh chánh phủ. vậy tôi để các anh lát nữa trở về đơn vị, tùy tiện sắp xếp công việc để bàn giao cho họ. Về phần tôi, mặc dù có sẵn trực thăng, tôi sẽ không đi đâu hết."
    Nói xong, ông rời pḥng hội để về văn pḥng ông. Tôi đẩy cửa bước theo để được nói chuyện với ông lần cuối: "Ông Tướng ơi, ông đành chịu vậy sao?" Tôi vẫn xưng hô kiểu đó khi chuyện văn chỉ có ông và tôi. Ông cười buồn: "Biết làm sao được bây giờ hả anh." Rồi ông im lặng hút thuốc, thở khói nhè nhẹ, vẻ mặt đăm chiêu. Trước mặt ông là cái gạt tàn thuốc lá khổng lồ đầy ắp, chắc đêm qua ông đă thức trắng đêm. Trong thâm tâm, tôi muốn đề nghị với ông cùng t́m cách thoát hiểm nhưng tôi không mở lời được v́ biết ông sẽ từ chối. Một lúc sau, tôi đứng thẳng người, kính cẩn chào cấp chỉ huy lần cuối rồi quay trở về pḥng.

    Bấy giờ, tôi c̣n nhớ rơ, Trung uư Danh, Sĩ quan Tùy viên của Thiếu tướng Nam chạy theo, gọi tôi nhờ chỉ dẫn cách sử dụng khẩu súng lục màu xanh biếc mà Thiếu tướng vừa cho anh vào buổi sáng. Tôi không hiểu ông đă cho sĩ quan tùy viên khẩu súng xinh xắn để làm ǵ? Tôi âm thầm đếm bước chân trên lối đi dẫn về pḥng tôi ở. Tôi liên tưởng ngày mai đây, cũng trên những bục đi này, bàn chân kẻ thù cũng sẽ bước chồng lên dấu chân tôi. Cuộc chiến này đă kéo dài trong bao năm trường, không ngờ lại tàn nhanh đến thế. Ḷng tôi đầy bi phẫn. Mặc dù tôi không có cách ǵ để kháng cự địch nữa nhưng tôi không cam ḷng đầu hàng chúng. Suy nghĩ măi, tôi thấy ḿnh phải t́m cách thoát hiểm, dù bỏ mạng trên đường thoát hiểm cũng đành. Ư nghĩ này làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi nhảy lên xe jep, lái ngang qua Tiểu khu Cần Thơ gặp Đại tá Huỳnh Ngọc Diệp, một sĩ quan trừ bị bạn đồng khóa với Thiếu tướng Nam, để t́m phương thoát hiểm. Tôi tŕnh bầy với anh về nghị quyết 15 của cộng sản và những tủi nhục và chúng sẽ dành cho ḿnh khi chúng chiếm được phần đất này. Tôi đề nghị anh cùng t́m cách thoát hiểm. Ban đầu anh từ chối lời đề nghị, nhất quyết tử thủ. Nhưng sau tôi thành công trong sự thuyết phục anh và chúng tôi t́m phương tiện di chuyển.

    Chúng tôi rời bến Cần Thơ vào chiều ngày 30 tháng Tư 1975 trên một con đ̣ máy chật hẹp, hướng ra cửa biển. Cuộc hành tŕnh đầy cam go, tổn thất đă đánh dấu sự chấm dứt binh nghiệp của chúng tôi, trong sự tủi nhục, ê chề. Trên đường vượt thoát, được tin Thiếu tướng Nam, Chuẩn tướng Hưng và một số bạn hữu đă tự sát hoặc bị cầm tù, tôi đă nhắm nghiền cặp mắt để nén lệ trào ra, ḷng ngậm ngùi nhớ đến những khuôn mặt thân yêu đó mà trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên...

    Lê Nguyên B́nh

    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...enkhoanam6.htm

  3. #193
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tưởng Niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam : Những Phút Tâm T́nh Cuối Cùng

    Cuối năm 1973, tôi được lệnh bổ nhiệm về Liên đoàn 67 Truyền tin tại Cần Thơ. Lúc đầu, Thiếu tướng Nam không đồng ư cho tôi rời khỏi Sư đoàn 7 Bộ binh. Ông bảo: "Anh ở đó chứ đi đâu". Tôi thưa với ông rằng: "Thưa Thiếu tướng, tôi đă phục vụ ở Sư đoàn ṛng ră 7 năm trời.

    Trong binh chủng Truyền tin chỉ có 3 Liên đoàn. Thiếu tướng giữ tôi lại SĐ7BB, e sau này tôi mất cơ hội". Suy nghĩ một chốc, ông đồng ư và hỏi ai là người thay thế tôi.
    Tôi tŕnh rằng nếu ông đồng ư th́ Cục Truyền tin sẽ cử anh Bùi Văn Hạp, trung tá hiện đang giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Truyền tin SĐ7 BB (người cùng khóa 3, cùng trung đội với thiếu tướng Nam) thay thế tôi. Tướng Nam đồng ư. Tôi về Cần Thơ được 6 tháng th́ thiếu tướng Nam cũng về Cần Thơ nhận chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV. Một người bạn bảo tôi chạy trời không khỏi nắng.

    Buổi lễ bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV được tổ chức tại sân cờ Bộ Tư lệnh. Sau khi một sĩ quan tuyên đọc lệnh bổ nhiệm Tân Tư lệnh - Trung tướng cựu Tư lệnh trao quân kỳ Quân đoàn IV cho tân Tư lệnh. Không có thượng cấp chủ tọa, không diễn văn, không huấn thị. Một buổi lễ bàn giao "ngắn, gọn" và "độc đáo". Buổi lễ tuy vắng bóng cấp trên của Quân đoàn nhưng thân hào, nhân sĩ, các vị lănh đạo tinh thần dự lễ rất đông. Sau buổi lễ bàn giao, ông bắt tay vào công việc mới. Từ nay, công việc của ông không c̣n hoàn toàn thuần túy quân đội mà c̣n liên hệ đến các lănh vực khác như hành chánh, ngoại giao, chính trị. Tuy rất bận nhưng thỉnh thoảng ông cũng đến thăm Liên đoàn của tôi, đóng tại gần cầu B́nh Thủy.

    Lần thăm viếng đầu tiên, sau phần thuyết tŕnh, ông muốn đi thăm doanh trại và cơ sở. Ông hài ḷng và có ư định dùng bản doanh Liên đoàn 67 Truyền tin làm bản doanh Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm để chỉ huy và điều hợp các tiểu khu Kiến Phong, Sadec, Long Xuyên, Châu Đốc. Do gợi ư của ông, những hôm sau, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó và Đại Tá Nguyễn Đ́nh Vinh, Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn đến thăm đơn vị tôi. Công việc chỉ mới dự định, chưa thực hiện th́ mất nước.

    Một hôm, ông đến thăm, ghé vào cư xá, tôi sống một ḿnh v́ vợ con tôi vẫn c̣n ở Mỹ Tho. Trông thấy trong pḥng khách có tượng Phật Quan Âm và tượng Đức Mẹ bằng thạch cao. Ông hỏi tượng Phật ở đâu mà đẹp vậy, thỉnh cho ông một chiếc được không. Tượng Phật Quan Âm do vợ tôi mua tại một cửa hàng mỹ thuật tại Sài G̣n. Đơn vị tôi có trách nhiệm cung cấp các mạch liên lạc điện thoại và viễn ấn cho các thành phố, các căn cứ quân sự của Hải, Lục, Không Quân thuộc 15 tỉnh miền Tây. Tháng nào cũng có anh em trong đơn vị bị thương vong do bị ḿn, bị bắn sẽ, bị trúng đạn pháo nên vợ tôi thỉnh tượng Phật Quan Âm để cầu an. C̣n tượng Đức Mẹ th́ do các bà xơ thuộc một tu viện trước mặt Liên đoàn tặng làm kỷ vật. Tôi thiết trí một bàn thờ, mẫu mă đơn giản nhưng gọn đẹp, một bộ đèn bằng gỗ trắc và thỉnh tượng Phật về đặt tại pḥng khách dinh Tư lệnh. Ngày an vị Phật, ông mời thầy Tuyên úy Phật Giáo và một số quan khách đến cầu an và dự cơm chay tại tư dinh. Ngờ đâu, sau ngày 30-4-1975, ông đă kết liễu cuộc đời tại pḥng khách, trước bàn thờ Phật.

    Đêm 29 tháng 4, Cộng Sản tấn kích Rạch Sỏi, Sóc Trăng, Trà Vinh. Các mạch liên lạc với Sài G̣n bị trở ngại v́ đài viễn thông Núi Lớn ở Vũng Tàu bị pháo gây thiệt hại. Tôi nhận được điện thoại của Thiếu tướng, ông hỏi lư do v́ sao liên lạc với Sài G̣n bị khó khăn. Tôi tŕnh cho ông biết lư do và báo đă chuyển mạch liên lạc Cần Thơ - Sài G̣n qua ngă Đồng Tâm.

    Sáng 30-4-1975, lúc 6 giờ rưỡi sáng, Quân đoàn mời các đơn vị trưởng hay phụ tá đến họp tại Bộ Tư lệnh. Các đơn vị trưởng phần lớn đều c̣n ở lại. Đại tá Nguyễn Đ́nh Vinh được chỉ định làm quyền Tham mưu trưởng Quân đoàn IV. Tôi ngồi cạnh anh Huỳnh Ngọc Diệp (khóa 3 Thủ Đức), đại tá Tỉnh trưởng Cần Thơ, anh Lê Nguyên B́nh, đại tá Trưởng Pḥng 2 Quân đoàn và anh Nguyễn Bá Trang, đại tá Hải Quân. Anh Trang và tôi cùng học chung khóa Chỉ huy Tham mưu năm 1972. Tôi hỏi anh Trang rằng anh sẵn tàu sao không đi? Anh trả lời: "Bậy nào - Để chờ xem Tư lệnh quyết định thế nào đă - Mặt mũi nào mà bỏ chạy". Sau này tôi gặp lại anh và cả người anh của anh là đại tá Nguyễn Bá Trước, gốc Dù, cựu tỉnh trưởng Phước Tuy và có thời kỳ làm Tham mưu trưởng SĐ7BB. Các anh đều bị đưa ra cải tạo ở miền Bắc như chúng tôi.

    Tướng Nam vừa bước vào pḥng họp th́ tùy viên báo cho ông là Tổng Thống Dương Văn Minh muốn nói chuyện với Tư lệnh Quân đoàn IV qua điện thoại. Tướng Nam rời pḥng họp. Liền sau đó Trung tâm Hành quân Quân đoàn mở đài Sài G̣n. Đài phát đi lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh: "Quân đội VNCH ngưng chiến đấu để chờ bàn giao". Đại tá Hiền vật vă khóc: "Đầu hàng rồi tụi bây ơi! Nhục ơi là nhục!" Thật thấm thía, đau khổ không thể nào kể xiết. Rồi đây, bản thân và gia đ́nh sẽ ra sao? Đất nước, dân tộc đi về đâu?

    C̣n tiếp...

  4. #194
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tướng Nam trở lại pḥng họp, nét mặt ông lộ vẻ buồn, rất buồn. Giọng nói c̣n xúc động, ông nói với chúng tôi: "Chúng ta là quân nhân. Quân nhân phải thi hành lệnh thượng cấp. Nay Tổng Thống ra lệnh ngưng chiến đấu, ở vị trí tại chỗ, chờ bàn giao.

    Thôi chào anh em và anh em trở về đơn vị". Ông lại nói tiếp: "Tôi không chủ trương ra đi. Với cương vị của tôi, ra đi lúc nào cũng được, nhưng nghĩ đến anh em chiến sĩ ngoài mặt trận, gia đ́nh vợ con binh sĩ và đồng bào nên tôi không ra đi." Đây là lần chót tôi gặp ông.

    Tôi lên xe trở về đơn vị, tâm thần bất định, nửa muốn chết nửa tham sinh. Lời vợ tôi vẫn c̣n văng vẵng: "Anh đi đi, ở lại tụi nó giết cho bây giờ". Giữa đường, tôi có thấy hai anh Huỳnh Ngọc Diệp và Lê Nguyên B́nh. Khi ra Bắc cải tạo, không thấy các anh ấy, tôi biết rằng các anh đă vượt thoát và tôi mừng cho các anh ấy.

    Sáng 1-5-1975, lính gác bảo là "cách mạng" muốn gặp đơn vị trưởng. Tôi vẫn mặc quân phục đầy đủ ra tiếp họ. Một nhóm bộ đội, trong đó có vài người mang túi vải trên vai, cán bộ chỉ huy, một người trạc dưới 50 tuổi, nói giọng Huế, giới thiệu là Tám Thanh. Đơn vị anh ta đến tiếp quản khu vực Liên đoàn của tôi. Họ tập họp binh sĩ các cấp lại, cấp giấy tờ cho về nhà, trừ cấp chỉ huy, lấy lư do họ cần chúng tôi để "bàn giao".

    Hai hôm sau, cũng chính ông cán bộ tên Tám Thanh này cho biết trong đơn vị có người tự sát. Khi mở cửa nhà kho, chúng tôi thấy thi thể một hạ sĩ quan đă tự sát bằng lựu đạn. Đang dự tính tháo ván trên vách đóng thành quan tài để chôn ngay tại đơn vị th́ một hạ sĩ quan tài xế xuất hiện, thấy chúng tôi bị giữ tại đơn vị, anh ta mua ít bánh ḿ tặng chúng tôi làm lương thực. Anh ta báo rằng, ở Trung đội Chung sự c̣n bốn quan tài, người ta lấy một chiếc để chôn Thiếu tướng Nam, c̣n 3 chiếc có thể xin mấy ông cách mạng viết giấy giới thiệu, lănh quan tài về chôn bạn ḿnh. Nghe tin, tôi bàng hoàng xúc động. Thượng cấp đă đi rồi và thuộc cấp cũng lấy cái chết để bảo toàn danh dự.

    Sau 5 ngày bị lưu giữ tại đơn vị, bộ phận tiếp quản thấy không có ǵ xẩy ra, họ cấp cho tôi giấy trở về nhà. Trước khi trở về Mỹ Tho, tôi ghé lại nhà một người quen và được biết sau khi tự sát, thi hài Thiếu tướng Tư lệnh được đưa về Quân y viện Phan Thanh Giản Cần Thơ. Đêm hôm ấy, hai bác sĩ, một trung tá thuộc Trung tâm Tiếp huyết, và một đại úy cháu của tướng Nam đến viếng thi hài của ông th́ bị lính Việt Cộng bắn, Trung tá chết và Đại úy bị thương nặng.

    Anh Hoàng Như Tùng, trung tá Bác sĩ, giám đốc Quân y viện Phan Thanh Giản đích thân giải phẩu và điều trị cho vị sĩ quan, sau này tôi mới biết là bác sĩ Nguyễn Khoa Lai. Anh Hoàng Như Tùng, nay định cư ở Houston - Texas là bạn học của tôi khi chúng tôi c̣n học trung học ở trường Khải Định - Huế. Chính anh Hoàng Như Tùng đứng ra chôn cất thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Thi hài ông được an táng ở Nghĩa trang Quân đội Cần Thơ. Việt Cộng xóa ḍng chữ "Nghĩa trang Quân đội" và viết lên đó những ḍng chữ "Mồ chôn quân giặc". Thân nhân các người quá cố thấy tủi thân nên chờ ban đêm, họ lén đào các mộ người thân đem đi cải táng nơi khác - Việt Cộng đă xả súng bắn vào nhóm người đó gây thêm một số thương vong.

    Khi tôi c̣n ở trại cải tạo số 8 đoàn 776 Hoàng Liên Sơn, bỗng một hôm gặp bác sĩ Hoàng Như Tùng. Anh từ một trại cải tạo ở Sơn La được chuyển xuống Yên Bái. Lẽ ra các bác sĩ chỉ bị cải tạo ở trong Nam. Trường hợp của bác sĩ Tùng, anh phải ra Bắc là v́ Cộng Sản nghi các chết của thiếu tướng Nam có "vấn đề". Họ nghi xác đó là Nguyễn Khoa Nam giả. Hơn nữa, khi tiếp nhận thi hài của thiếu tướng Nam, trong hoàn cảnh đó, anh dám nói lên một câu: "Đời ông ấy để lịch sử phê phán".

    Sau khi được tha từ trại cải tạo về, đời sống gia đ́nh quá khó khăn. Kinh tế gia đ́nh kiệt quệ, nhà cửa và tài sản đều bị tước sạch, tôi th́ bị Công An theo dơi ngày đêm, các con tôi mang một lư lịch chính trị của cha nó đen x́. Chúng tôi từ một trại tù nhỏ được chuyển về một nhà tù lớn. Và không cứ ǵ gia đ́nh tôi phải gánh chịu cuộc sống bi đát đó.

    Cả một dân tộc sống trong đau thương. Tôi nghe người ta bàn tán rằng tướng Nguyễn Khoa Nam hiện đang ở trên một chiếc tàu ngoài biển khơi, chỉ huy đoàn quân phục quốc. Rồi c̣n để thuyết phục ḷng tin của mọi người, người ta c̣n bảo đài BBC loan tin như vậy. Tôi biết Thiếu tướng đă mất, nhưng khi mọi người chỉ c̣n dựa vào tên ông như là một hy vọng vào niềm tin để sống, tôi chia xẻ và cảm thông với họ.

    Shakespeare, qua các nhân vật của một vở kịch, có viết rằng, mỗi người xuất hiện trên sân khấu một lần, diễn xuất một cách vụng về rồi biến mất.

    Điều này có thể đúng với tôi, với nhiều người khác nhưng không đúng với Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Ông không diễn xuất vụng về, trái lại, ông diễn xuất rất đạt, rất thành công. Ông không biến mất - Ông vẫn trường tồn. Ông được nhiều người ca tụng là anh hùng.

    Theo tôi, ông có những cái ǵ khác hơn anh hùng. Anh hùng dựa vào dân tộc, dựa vào lịch sử mà trường tồn, được xem như người chiến thắng, được bỏ qua những lổi lầm. C̣n ở ông c̣n toát ra những ǵ thanh cao, khí tiết. Ông là kết tụ của tinh thần bất khuất Trần B́nh Trọng, Nguyễn Biểu - ninh thọ tử bất ninh thọ nhục - thà chết chứ không chịu nhục. Ông là tiếp nối của truyền thống hào hùng tiết tháo của Vơ Tánh, Hoàng Diệu - tướng chết theo thành

    . Cái chết của ông thật lặng lẽ, âm thầm và cô đơn nhưng lại chuyển vào mạch sống của dân tộc. Ông đă để lại cho lịch sử khúc ca chính khí.



    Tôi viết lên những ḍng này vào giữa đêm khuya, trong pḥng vắng. Đến đây, tôi ngừng viết, đọc lại những ǵ ghi trên giấy, nước mắt bỗng tuôn tràn trên g̣ má. Tôi khóc cho ông, người thầy của tôi và cho những người nằm xuống. Nhưng tôi cũng khóc cho tôi, cho những người thân, cho những bạn bè đă hứng chịu những hệ lụy bi đát sau ngày tàn cuộc chiến. Tôi khóc v́ cảm động trước đắng cay mà đồng bào tôi đang sống trong màn đêm bạo tàn ở ngay chính trên quê hương của ḿnh.

    Tôi viết những ḍng này, trước ngày húy nhật thứ 30 của ông để dâng lên ông ḷng kính trọng. Tôi không ca tụng ông v́ danh ông lớn quá, ca tụng cũng bằng thừa. Tôi chỉ ghi lại vài mẩu chuyện rất người của một con người b́nh thường, nhưng đă vươn lên cao, nếu không nói là vĩ đại.

    (tác giả Lê Chu, Arlington – Texas


    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...enkhoanam8.htm

  5. #195
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lá Thư gửi anh NAM

    Nguyễn Văn Hai
    Giáo Sư Tiến Sĩ, nguyên Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại Học Khoa Học, Viện Đại Học Huế

    Anh Nam kính mến,

    Chúng tôi vừa coi xong cuốn video "Chiến Tranh và Ḥa B́nh" của hăng Asia. Một đoạn video gây chúng tôi nhiều xúc động nhất là buổi phỏng vấn anh Phước về cái chết đầy khí tiết của Anh, một vị Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, vào giờ phút buồn thảm nhất của lịch sử đất nước. Một chi tiết đến hôm nay chúng tôi mới biết và làm tôi ngạc nhiên đến sửng sốt là Anh thọ tŕ thần chú Thủ Lăng Nghiêm đă từ lâu. Sửng sốt là v́ thật không ngờ từ lâu Anh đă suy ngẫm nhiều về chân tướng cuộc đời, phát tâm tin Phật Pháp thâm diệu, sống ung dung thanh thản giữa một thế giới lắm tai ách và khổ đau.

    Thực ra, Anh là người đă rất nhiều lần gây cho tôi những giây phút bàng hoàng sửng sốt. Duyên nghiệp cho tôi được cái vinh dự cùng Anh học một lớp và ở chung một kư-túc-xá suốt năm năm ở trường Trung Học Khải Định. Lúc bắt tay Anh lần đầu khi Anh sắp leo lên chiếc giường ngủ đặt sát cạnh giường tôi đêm trước ngày khai giảng niên khóa 1940 - 4, tôi có ngay cảm tưởng từ hôm nay tôi may mắn có thêm một bạn đồng song hiền lành, chăm học, dáng ngoài đúng điệu một thư sinh. Nhưng tôi để ư Anh có một nụ cười bí ẩn, măi đến nay tôi vẫn c̣n chưa hiểu hết ư nghĩa của nó. Thường Anh ít nói mà chỉ cười, cười kiểu "ngậm kim". Có khi tôi tưởng Anh cười nhạo báng, có khi tôi tưởng Anh cười đồng ư, và có khi tôi cho là Anh cười để tránh nói ra những cảm nghĩ làm mất ḷng người khác.

    Bây giờ tôi kể lại để Anh nhớ một hai câu chuyện hồi c̣n ở trường Anh đă gây cho tôi bàng hoàng sửng sốt. Thường ngày vào giờ Vẽ, tôi ngồi gần Anh trong pḥng Họa, ở sát ngay Nhà Chơi của Trường. Cả lớp đều biết Anh có tài hội họa, vẽ truyền thần và phong cảnh. Kể ra, vốn tự biết ḿnh vụng về không vẽ nên thân, tôi t́m ngồi gần Anh là cốt học mót nơi Anh cách vẽ, chứ thầy Tôn Thất Đào đâu có đủ thời giờ trong một tiếng đồng hồ đi chăm sóc từng tṛ một trong một lớp có đến 50 tên. Một năm nọ, vào kỳ thi lục cá nguyệt, thầy Đào ra đề tài cho vẽ tùy ư một cảnh hoạt động ngoài trời. Thế là tôi lúng ta lúng túng, hết gôm rồi lại xóa, làm ṃn gần hết viên tẩy, thay tờ giấy vẽ này sang tờ giấy vẽ khác, rốt cuộc năm mươi phút trôi qua mà chẳng vẽ ra cái cảnh nào nên hồn cả. Anh thương t́nh, biết tôi tự ái, không bao giờ mở miệng cầu viện, mới hỏi: Cậu ưng ḿnh vẽ hộ cho cậu không? Không đắn đo suy nghĩ, tôi cảm ơn ḷng tốt của Anh và đưa cho Anh một tờ giấy vẽ c̣n nguyên. Thế là chỉ trong năm hay bảy phút ǵ đó, Anh đă họa xong giùm tôi một hoạt cảnh "Đá banh." Tôi mừng thầm có cứu tinh pḥ trợ chuyến này chắc tai qua nạn khỏi. Ngờ đâu, khi nh́n vào tờ giấy vẽ trước khi đem lên nạp thời trời đất ơi! Anh đă vẽ một thằng bé chổng mông rách quần trên sân cỏ!!! V́ đă hết giờ và không c̣n cách nào hơn, tôi đành đem bức họa "quỷ khóc thần sầu" ấy lên nạp. Tôi nghĩ lại tất cả là lỗi tại tôi, đă có ư gian th́ phải cúi đầu mà lănh đủ quả phạt. Buồn cười là câu chuyện không chấm dứt như dự tưởng. Sau hơn ba năm dạy tôi môn Vẽ, thầy Đào thừa hiểu tôi không bao giờ đủ tài năng sáng tác ra một bức họa để đời như vậy. Thầy không cho tôi là người có tội nên phê vào tờ giấy vẽ đề tên tôi điểm 19 trên 20. C̣n điểm bức họa của Anh th́ chỉ được 18 trên 20 mà thôi. Tôi được một trận cười ra nước mắt, nhưng Anh th́ đón nhận bài của ḿnh vẫn với cái nụ cười "ngậm kim" muôn thuở!

    Sau đây là một câu chuyện khác, nhưng lần này xin nhường cho Phan Thụy Dung, một người bạn học khác của Anh kể hay hơn tôi nhiều: Một hôm trong lớp học xuất hiện một giáo sư Việt Nam, thầy B. H., dạy tiếng Nhật vừa được ghi thêm vào chương tŕnh trung học. Học tṛ bên ngoài ngoan ngoăn học ngoại ngữ mới, thật ra bên trong chẳng mấy người hăng hái sốt sắng v́ mặc cảm hết tiếng Tây đến tiếng Nhật đang đè nặng. Tất nhiên đám học tṛ có phản ứng và sự việc xảy ra đă làm cả lớp thích thú:

    Hôm đó thầy B.H. giảng cách dùng tiếng Nhật khi nói về "đàn ông" và "đàn bà," đại khái nói về "đàn ông" th́ dùng chữ "Watakusi," về "đàn bà" th́ dùng chữ "Watasi." Một anh bạn đứng dậy giơ tay nói: Thưa thầy, như rứa là "đàn bà" th́ không có "ku" phải không? Cả lớp được một dịp cười hả dạ. Tui không bao giờ quên được anh bạn đó, người đă dùng óc hài hước để hóa giải mặc cảm nói trên. Người học sinh có óc hài hước đó lại là một con người tài ba, sau này đă thành công trong đời, đă lên đến đỉnh cao trong binh nghiệp và khi không giữ được nước, đă noi gương trung liệt của Vơ Tánh, Ngô Tùng Châu, Phan Thanh Giản, v.v... làm rạng danh một ḍng họ lớn ở đất Thần Kinh: họ Nguyễn Khoa. (Trích trong Tiếng Sông Hương "Kỷ Niệm 100 Năm Trường Quốc Học

    Anh Nam ơi! Rồi duyên nghiệp đưa tôi trở thành con rể trong gia đ́nh bên ngoại Anh, và qua nhà tôi, tôi trở thành người em cô cậu của Anh. Tin Anh t́nh nguyện gia nhập binh chủng Nhảy Dù sau khi măn khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức làm tôi kinh ngạc hết sức. Đúng ra, theo phong cách của Anh, Anh phải là một văn nhân, một nghệ sĩ. Nay Anh lại tự ư muốn trở thành quân nhân quả cảm của một binh chủng có tiếng oai hùng nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, điều này làm tôi mến phục Anh vô cùng!

    Anh nhớ không, sau Tết Mậu Thân, tôi có dịp cùng một số sinh viên Đại Học Huế lên thăm tiền đồn của Dù bảo vệ Huế đóng trên núi ở phía Tây kinh thành. Lại một lần nữa Anh làm tôi bàng hoàng sửng sốt khi thấy nơi chốn Anh ăn nằm không có chút ǵ khác biệt giữa cương vị của một vị Đại Tá cao cấp với một anh binh Nh́ thuộc cấp.

    Trong thời gian Anh đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, tôi được gặp Anh một lần ở Sài G̣n và hỏi về chuyện một Giáo Sư trường Đại Học Dược Khoa muốn theo Anh để nâng khăn sửa túi. Nhưng rồi Anh không nói có, Anh cũng chẳng nói không, mà chỉ cười cái cười ngậm kim như thuở nào!

    Anh Nam ơi! Trong trại tỵ nạn ở Subic Bay, chúng tôi bàng hoàng sửng sốt khi nghe tin Anh đă tự sát để đền nợ nước và để tránh khỏi đầu hàng quân địch. Anh lại gây trong ḷng chúng tôi một sự sót xa kính phục vô cùng tận không lời nào tả xiết.

    Cuối cùng, nhờ được biết Anh thọ tŕ Thần chú Thủ Lăng Nghiêm từ lâu, nên nay chúng tôi mới rơ trong thời kỳ trước 1975, Anh đă thần thông thấy, biết trước mọi điều bất hạnh sẽ xảy ra cho đất nước, nhưng với trí tuệ giải thoát, Anh vẫn sống an nhiên tự tại, quan niệm sanh tử tức Niết Bàn, thảy thảy đều không. Nay tuy Anh đă đi vào cảnh chân như tịch tịnh, đời đời hậu thế sẽ không bao giờ quên đề cao gương trung liệt của Anh.

    Thương kính nhớ Anh vô cùng
    Nguyễn văn Hai & gia đ́nh
    Hai tay nâng mảnh khăn tang
    Trăm năm thôi vĩnh biệt Chàng từ đây
    V́ đâu đến nước non này
    Lệnh kia sao lại trói tay anh hùng ?

    Trước hờn bức tử non sông
    Thiên thu đâu lẽ thẹn cùng cỏ cây
    Mịt mù bốn phía trời mây
    Tiếng gầm đại bác, tiếng cày xe tăng
    Phút giây oan nghiệt bất bằng
    Giận cơn hồng thủy cuốn phăng sơn hà
    Âm thầm, Chàng bỏ lại ta......
    Giữa trăm ngàn nỗi xót xa nghẹn ngào !
    Kỳ đài, cờ rũ trên cao
    Ngỡ ngàng nghe lệnh chiến hào bỏ không
    Đau thương nh́n lại xác chồng
    Chàng đi theo nước, em không trách Chàng !
    Xé manh áo, quấn khăn tang
    Lên đầu con trẻ, hai hàng lệ rơi
    Xa nhau.....Vĩnh biệt nhau rồi......
    Mà không nói được một lời từ ly !!!
    Mắt thần chẳng khép làn mi
    Một ḍng máu đỏ, tứ chi lạnh dần
    Ôm chồng, thân ngă vào thân
    Tứ bề pháo giặc xa gần ầm vang
    Hai tay nâng lá cờ vàng
    Phủ lên cho ấm ḷng Chàng, ḷng ta !
    Tên Chàng dù chẳng sử hoa
    Nhưng hồn Chàng đă nhập ḥa núi sông
    Vô Danh Vạn thuở Anh Hùng !

    trích thơ Ngô Minh Hằng
    (tác giả Nguyễn Văn Hai)



    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...enkhoanam9.htm

  6. #196
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Rạng Danh Anh Hùng

    Phạm phong Dinh

    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc về một ḍng họ danh gia vọng tộc ở đất Thần Kinh Huế. Một trong những vị tổ của họ Nguyễn Khoa là ngài Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng trí dũng song toàn làm quan dưới triều Chúa Nguyễn.

    Ông nổi tiếng vừa là một vơ tướng tài ba, vừa là một văn quan chính trực nổi tiếng xử án như thần. Một trong những công nghiệp lớn lưu truyền trong sử sách của ngài là việc dẹp tan giặc cướp ở Truông Nhà Hồ, mở đường cho dân chúng qua lại buôn bán, thăm viếng

    Nhớ em anh cũng muốn vô
    Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang.

    Lời tự t́nh nhớ thương của người con trai Đàng Ngoài đă được người con gái Đàng Trong tha thiết nhắn gửi ra:

    Phá Tam Giang ngày rày đă cạn
    Truông Nhà Hồ Nội Tán cấm nghiêm.

    Ngài Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng c̣n được người đương thời sùng bái v́ đức độ thanh liêm và phép xử án công minh. Như một câu chuyện cảm động sau về nỗi oan t́nh của một người vợ trẻ bị buộc tội đầu độc mẹ chồng, chờ ngày bị xử chém. Ngài Nội Tán dâng lệnh Chúa Nguyễn đi tra xét dân t́nh đă ghé qua làng và giở lại vụ án bí ẩn.

    Nh́n nét mặt tiều tụy và thân thể c̣m cơi bỏ ăn uống v́ nhớ thương chồng con nằm co người như một cái xác chết trong khám lạnh của người thiếu phụ, ngài Nội Tán tin chắc nàng bị hàm oan. Nhưng làm cách nào để minh oan cho nàng? Thiếu phụ bị làng nước buộc tội là đă tẩm độc trên lá trầu têm cho mẹ chồng, người mẹ chồng ăn xong ngă ra chết.

    Ngài Nội Tán thẫn thờ đi giữa những hàng trầu bóp trán suy nghĩ. Chợt ngài trông thấy một con rắn độc trườn ḿnh trong những dây trầu, thỉnh thoảng nó thè lưỡi liếm những giọt sương đọng trên cuống lá trầu. Th́ ra con rắn mới chính là thủ phạm làm chia rẽ phượng loan và suưt làm rơi một cái đầu.Người mẹ chồng bị chết v́ ăn phải nọc độc của rắn dính trên cuống lá. Vụ án được sáng tỏ, thiếu phụ được minh oan, vợ chồng đoàn viên hạnh phúc. Từ đó về sau người Việt mỗi khi ăn trầu thường hay ngắt bỏ cuống lá để ngừa trường hợp trúng độc.

    Những cụ tổ ḍng họ Nguyễn Khoa từ đời này sang đời khác đều có công nghiệp giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cơi trong cuộc Nam tiến, đánh dẹp loạn lạc, đem lại thanh b́nh cho dân chúng. Được hun đúc từ truyền thống bảo quốc an dân của tiền nhân, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam nổi danh là một trong những tướng lănh tài năng và có đức độ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Nguyên quán tổ tiên là ở làng An Cựu Tây, thuộc huyện Hương Thủy, nhưng Thiếu Tướng Nam lại được sinh ra ở Đà Nẵng ngày 23.9.1927. Ông có một người chị là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm và một người em trai là ông Nguyễn Khoa Phước.

    Ông cụ thân sinh của Thiếu Tướng Nam là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Giáo Dục Đà Nẵng, cụ nghỉ hưu năm 1941 và trở về Huế. Bà cụ thân sinh của Thiếu Tướng Nam họ Công Tôn Nữ thuộc ḍng dơi Tuy Lư Vương, vị vương gia nổi tiếng hay thơ hay chữ đời vua Tự Đức. Văn như Siêu Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường. Thiếu Tướng Nam lớn lên là một người con hiếu thảo, đạo đức và là một học sinh hiền lành chăm học.

    Trong khoảng năm 1933 đến 1939 cậu bé Nam được gửi theo học Trường Ecole des Garcons Đà Nẵng, tốt nghiệp lên học nội trú Trường Lycée Khải Định Huế. Trong tuổi học sinh đầy hoa mộng, chàng thanh niên có vóc dáng cao to cân đối ấy đă hướng niềm vui thanh cao vào nghệ thuật hội họa và có lần đă trưng bày nhiều tác phẩm của ḿnh trong một cuộc triển lăm.

    Trong khoảng thời gian hai năm 1946 - 1947 chiến tranh nổ lớn sau khi quân đội Pháp trở lại Việt Nam, gia đ́nh của chàng thanh niên Nguyễn Khoa Nam theo làn sóng tản cư ra khỏi thành phố. Ở độ tuổi 19 tràn đầy nhiệt huyết và ḷng yêu nước ông xin phép gia đ́nh gia nhập tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, nhưng bà cụ thân sinh đă khuyên nhủ ông thong thả chờ đợi một thời gian nữa. Là người con chí hiếu ông tuân lời cha mẹ, trong lúc chờ đợi ông tiếp tục phát triển tài năng hội họa của ḿnh, tập vẽ tranh sơn dầu, bột phấn và màu ch́, cùng tự làm những khung tranh cho ḿnh.

    Chàng thanh niên tài hoa ấy c̣n nhận ra rằng ḿnh có năng khiếu về âm nhạc và có một kiến thức rất vững chắc về nhạc lư. Tinh thần của ông c̣n tiến đến một mức cao hơn, khi ông an lạc thụ nhận những lời dạy và giáo lư nhiệm mầu trong kinh sách của Phật giáo, đọc nhiều sách triết học và Nho giáo, theo đuổi một cuộc sống thanh cao và đầy tính nhân bản, ngay cả khi đă khoác áo nhà binh và ch́m đắm trôi nổi trong những cơn băo lửa chiến tranh.

    Cùng với vị tướng tư lệnh đức độ như cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân. Cả hai vị tướng đều ăn chay trường, cùng được quân dân miền Tây hết mực kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu hay đơn vị chiến trường nào người đều không muốn làm phiền thuộc cấp v́ chuyện ăn uống.

    Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đă xong cho một bữa trưa, hay bao giờ ông cũng xuống câu lạc bộ cùng dùng cơm với mọi sĩ quan khác, có ǵ ăn nấy. Bà con thân quyến hay thân hữu đến thăm ông th́ được, nhưng để xin ân huệ đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá dung dị, không vợ con, không ǵ hết, đơn giản đến mức trở thành những huyền thoại.

    C̣n tiếp...

  7. #197
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Năm 1947 gia đ́nh Thiếu Tướng Nam trở về lại Huế, ông tiếp tục hoàn tất chương tŕnh trung học đệ nhị cấp và được cho theo học khóa học về hành chánh sau đó.

    Đến năm 1953 ông được bổ làm Chủ Sự , nhưng chưa được bao lâu th́ nhận được lệnh nhập ngũ bảo vệ tổ quốc.

    Đến đây cuộc đời của viên Chủ Sự trẻ tuổi mở ra một khúc quanh quan trọng, quân đội quốc gia non trẻ Việt Nam đón nhận một tài năng, quân sử ghi lại những trang chiến đấu hào hùng của một tướng lănh xuất sắc. Sinh viên sĩ quan Nguyễn Khoa Nam theo học Khóa 3 Sĩ Quan Bộ Binh tại Trường Bộ Binh Thủ Đức.

    Tháng 10.1953, tân Thiếu Úy Nguyễn Khoa Nam tốt nghiệp và quyết định t́nh nguyện về binh chủng Nhảy Dù lúc ấy đang trên đà lớn mạnh.

    Hai cụ thân sinh của người đă qua đời, cho nên người quyết định dâng hiến cuộc đời cho quân đội và binh chủng Nhảy Dù. Sau một khóa học đặc biệt về nhảy dù, Thiếu Úy Nam cùng đơn vị được điều động ra Bắc. Trong ṿng một năm, sự chiến đấu quả cảm và tài năng Thiếu Úy Nam đă được xác định bằng chiếc lon mới Trung Úy năm 1954.

    Trung Úy Nam cùng toàn bộ các đơn vị Nhảy Dù trở vào Nam, sau khi Hiệp Định Geneva chia đôi đất nước đă kư ngày 20.7.1954. Trung Úy Nam gặp lại người em là ông Nguyễn Khoa Phước sau nhiều năm xa cách, ông Phước lúc ấy chỉ mới 20 tuổi có lần hỏi khi nào th́ anh ḿnh mới lập gia đ́nh. Trung Úy Nam mỉm cười hiền lành và từ tốn trả lời: "Anh là lính Nhảy Dù, nếu anh kết hôn sẽ làm cho người ta trở thành góa bụa tội nghiệp lắm".

    Trong thân quyến họ hàng nhiều người cố giới thiệu nhiều cô gái xinh đẹp, đức hạnh nhưng Trung Úy Nam đều nhẹ nhàng từ chối.

    Năm 1955 Trung Úy Nam được đề bạt lên nắm một đại đội thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, tham dự chiến dịch tảo trừ lực lượng B́nh Xuyên của tướng Bảy Viễn. Lữ Đoàn Dù lúc ấy đang đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Đỗ Cao Trí mà sau này nổi danh là viên đại tướng kiệt xuất nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đánh thắng được quân B́nh Xuyên và truy quét tàn quân đến măi tận vùng Rừng Sát, các lực lượng vơ trang khác của các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo chịu về hợp tác và hợp nhất với Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, chuẩn bị trận chiến đấu sinh tử chống lại cuộc chiến tranh do Hà Nội phát động, dùng con tốt Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở đường xâm chiếm nước Việt Nam Cộng Ḥa non trẻ. Sau chiến thắng B́nh Xuyên, Đại Úy tân thăng Nguyễn Khoa Nam được gửi đi học một khóa kỹ thuật đặc biệt 8 tháng tại quân trường PAU bên Pháp.

    Năm sau Đại Úy Nam trở về nước và nhận một chức vụ khiêm nhường là Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Nhảy Dù, đại đội đồn trú trong khuôn viên Trại Hoàng Hoa Thám, Sài G̣n. Cuộc đời binh nghiệp của Đại Úy Nam vụt chói sáng sau chín năm làm việc ở hậu cứ, được vinh thăng Thiếu Tá và được đề bạt làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Làm Tiểu Đoàn Trưởng của một tiểu đoàn với những vị chỉ huy đầy huyền thoại trước và sau ông như Phạm Văn Phú, Trương Quang Ân, Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lương,...

    Thiếu Tá Nam cùng tiểu đoàn miệt mài hành quân trên khắp bốn vùng chiến thuật, rồi năm 1967 vinh thăng Trung Tá lên nắm Lữ Đoàn 3 Dù và được tưởng thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

    Là con người đạo đức, giàu ḷng nhân ái khi ngày ngày phải đối diện với mọi nỗi mọi h́nh thái kinh khiếp của chiến tranh, Trung Tá Nam từng u sầu nói với ông Phước: "Chiến tranh mang đến chết chóc và tang thương. Lính Việt Cộng mười lăm mười sáu tuổi nằm chết đầy trên núi, đơn vị anh cũng có hàng tá chiến sĩ bị thương, thật là đau xót.

    Chắc chắn là vợ con họ sẽ đau khổ biết dường nào. Khi trở về hậu cứ anh sẽ t́m cách giúp đỡ những gia đ́nh ấy". Từ khi c̣n là Thiếu Úy cho đến sau này lên đến Thiếu Tướng, người hết sức yêu thương và chăm lo cho đời sống của binh sĩ thuộc cấp. Người là một Phật tử, phát nguyện ăn chay 15 ngày trong một tháng, cố gắng tôn trọng những giới răn, tránh sát giới nhưng vẫn làm tṛn bổn phận của một người lính bảo vệ đất nước.

    V́ vậy dưới sự chỉ huy hiệu quả của Trung Tá Nam, Lữ Đoàn 3 Dù đă đánh thắng một trận vang dội trên đồi Ngok Van, được vinh thăng Đại Tá cùng với chiếc huân chương Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc. Đại Tá Nguyễn Khoa Nam đă dẫn dắt Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù về Sài G̣n trong những ngày Mậu Thân binh lửa năm 1968, góp phần vào chiến thắng chung của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trên toàn lănh thổ, tiêu diệt hầu như toàn bộ lực luợng vơ trang của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

    Quăng đường chông gai chiến đấu cho nền tự do của tổ quốc đối với Đại Tá Nam vẫn c̣n dài thăm thẳm, khi binh đội miền Bắc ngày càng ồ ạt và công khai theo đường ṃn Hồ Chí Minh tràn xuống chiếm lấy miền Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tín nhiệm tài năng của vị Đại Tá Dù, ông quyết định bổ nhiệm Đại Tá Nam về miền Tây làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong năm 1969 và một thời gian ngắn sau vinh thăng lên Chuẩn Tướng.

    Định mệnh đă đưa người hùng quân lực về Sư Đoàn 7 Bộ Binh và để chuẩn bị đưa người lên một vị trí cao hơn, lừng lẫy hơn rồi đi vào lịch sử ngàn đời. Làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 hay Sư Đoàn 21 Bộ Binh có nghĩa là đang ở trong vị thế sẽ được đề bạt lên chức vụ Tư Lệnh Quân Khu bất cứ lúc nào, như trường hợp Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi. Năm 1972, Chuẩn Tướng Nam vinh thăng Thiếu Tướng, ông nhận trách nhiệm nặng nề bảo vệ các tỉnh bờ Bắc sông Tiền Giang, trong khi Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Trung Đoàn 15 của Sư Đoàn 9 Bộ Binh hành quân lên B́nh Long tăng viện Sư Đoàn 5 Bộ Binh và giải tỏa An Lộc.

    Tướng hùng th́ phải có binh mạnh, có anh hùng th́ cũng có hào kiệt, các vị Trung Đoàn Trưởng của SĐ7BB đều là những sĩ quan xuất sắc, trong đó có Đại Tá trẻ tuổi Đặng Phương Thành, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 đă lập nhiều chiến công cho quân đội.

    Đại Tá Thành đă đánh thắng lớn trận cuối cùng tại Thủ Thừa tiêu diệt một trung đoàn giặc trong tháng 4.1975, giữ vững Quốc Lộ 4. Khi Đại Tá Thành đi tù cộng sản ngoài Bắc, nhân khi ông vượt ngục bị bắt lại, hậm hực v́ mối nhục thua trận Quốc Lộ 4, bọn cai ngục treo Đại Tá Thành lên và đánh đập tàn nhẫn cho đến chết.

    C̣n tiếp...

  8. #198
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong tháng 11.1974 Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được đề bạt lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Quân Khu IV thay thế Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi. Thiếu Tướng Nam vô cùng an tâm và hài ḷng khi biết vị Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh thay thế ông là Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, một con người kiệt xuất và nhiều huyền thoại. Chắc là ông có được kể cho nghe câu chuyện Chuẩn Tướng Hai cùng hai vị sĩ quan Biệt Động Quân đă đáp máy bay C123 và nhảy xuống chiến trường Khe Sanh đầu năm 1969 ra tận chiến hào tiền tuyến để thăm nom và khích lệ chiến sĩ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân trấn thủ. Một tin vui khác cũng đến với vị tân tư lệnh, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, người hùng An Lộc nhận lệnh về tŕnh diện ông với chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Khu IV. Thiếu Tướng Nam cũng đặt hết tin tưởng vào Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, nguyên Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trung đoàn mà đă đương đầu trực tiếp với chiến xa T54 địch, bắn cháy 4 và bắt sống 1 chiếc trong ngày đầu tiên đỏ lửa trên các đường phố An Lộc tháng 4.1972. Và Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc, Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, trấn thủ vững vàng khu vực trách nhiệm. Năm vị tư lệnh cùng với ban tham mưu mạnh và đầy tài năng của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV đă tạo nên một bức tường thép vững chăi bảo vệ quân khu IV. Cho nên trong lúc t́nh h́nh các quân khu I, II và III nguy ngập th́ tại quân khu IV quân địch bực tức bó tay không cách nào có thể làm xoay chuyển thế trận để chiếm lấy miền Tây.

    Tướng Dương Văn Minh trong ngày 30.4.1975 ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa buông súng và bàn giao các vị trí cho giặc, trang sử chiến đấu oanh liệt và hào hùng cho nền tự do của tổ quốc của quân dân Việt Nam Cộng Ḥa bị lật sang trang một cách tức uất. Trong lúc những chiếc khăn rằn và những chiếc áo xanh màu rêu mốc của cộng quân tràn ngập khắp phố phường thủ đô Sài G̣n sau 10 giờ sáng ngày 30.4.1975, th́ dưới Quân Khu IV, các vị tướng lănh vẫn c̣n chưa chịu đầu hàng dễ dàng như vậy. Vài ngày trước đó Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng đă cùng soạn kế hoạch pḥng thủ Quân Khu IV, chỉnh đốn binh lực, tu sửa doanh trại, công sở tại Cần Thơ để làm thủ đô pḥng thủ và đón chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa từ Sài G̣n di tản về tiếp tục chiến đấu. Bản kế hoạch điều động và phối trí các đơn vị được giao cho một đại tá trong ban tham mưu quân đoàn để liên lạc với các đơn vị đă không đến tay các đơn vị trưởng để được thi hành. Người đại tá này đă bỏ ngũ và biến mất, có lẽ ông ta đă di tản được ra khỏi Việt Nam. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng chỉ có thể lắc đầu, thời gian và t́nh thế không c̣n thuộc về phía Việt Nam Cộng Ḥa, nói chính xác hơn Miền Tây trong ngày 30.4.1975.

    Vận nước đă đến lúc tang thương như thế này, thành mất th́ tướng phải mất theo thành, cho tṛn tiết tháo và dũng khí người làm tướng. Hai vị Tướng đứng dưới cột cờ trong sân Bộ Tư Lệnh, thần thái vẫn ung dung và từ giă nhau sau cái bắt tay vĩnh biệt. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của ông lần cuối cùng. Những ánh mắt u sầu của những chiến sĩ bất hạnh nh́n vị Tư Lệnh, hy vọng người sẽ bảo bọc chở che cho trong những giây phút thê thảm ấy. Thiếu Tướng Nam mắt đẫm lệ nh́n những người chiến sĩ thân thương của ông, người rùng ḿnh không dám nghĩ đến những chuyện ghê rợn mà quân cộng sẽ đối xử với những người thất trận thương phế này, sau khi ông đă vĩnh viễn đi thật xa sang một thế giới khác. Có một lần khi người xem cuộn phim Đường 9 Nam Lào tịch thu được trong một cuộc hành quân, với cảnh Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị cũ của ông, bị sa vào tay giặc, Thiếu Tướng Nam thở dài nói với một sĩ quan ngồi gần bên: "Nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, chắc ḿnh phải tự sát". Giờ đây cái ư tưởng không chịu cúi đầu sống nhục trong cùm xích cộng sản và lấy cái chết để báo ơn Tổ Quốc trở lại và hiện rơ hơn bao giờ hết. Mối thương cảm vận nước, chiến hữu và thương binh đă làm cho đôi mắt của người sưng húp lên.

    Khi Thiếu Tướng Nam trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế buổi tối cùng ngày, ông nhận được tin Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đă nổ súng tự kết liễu tại văn pḥng Tư Lệnh Phó, ông điện sang bà quả phụ Thiếu Tướng Hưng an ủi. Người tự biết giờ ra đi của ḿnh cũng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nữa thôi. Có một viên thiếu tá địch xin vào gặp Thiếu Tướng để tiến hành việc bàn giao, vẫn giữ uy phong của một vị Tư Lệnh, người đă dơng dạc trả lời: "Chúng tôi sẽ thu xếp, nhưng các anh không được phép bạo động. Nếu trái lại, tôi sẽ không bảo đảm ngay chính mạng sống của anh". Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ quân phục tác chiến màu xanh ô liu của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trong chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa súng lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía trái. Trên bàn có một chiếc cặp đựng một ít giấy tờ cá nhân cùng 40.000 đồng, số tiền lương khiêm nhường của một vị Tướng. Ngoài ra trong túi áo người c̣n có một quyển kinh Phật gói trong bao plastic.

    Ngày hôm sau một vài sĩ quan c̣n ở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn vào chào kính vị chỉ huy anh dũng và t́m cách mai táng thi thể Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Trung Tá Bác Sĩ quân đội Hoàng Như Tùng, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản cùng một số chiến sĩ làm lễ hạ huyệt và mai táng Thiếu Tướng Nam trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1.5.1975. Ngày 2.5.1975 cụ bà Diệu Khâm cùng người con gái xuống Cần Thơ và dựng mộ bia cho người. Cho đến tháng 3.1994 bà hiền nội ông Nguyễn Khoa Phước, trong lúc ông Phước c̣n trong nhà tù miền Bắc, đă xuống Cần Thơ bốc mộ và hỏa thiêu hài cốt Thiếu Tướng Nam đựng trong hũ đem về thờ trong chùa Gia Lâm nằm trên đường Lê Quang Định, G̣ Vấp, tỉnh Gia Định cho măi đến ngày nay.

    Lịch sử rốt cuộc đă trả lại công lư và sự thật cho những oan khuất mà Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă ngậm đắng nuốt cay mang mễn từ một phần tư thế kỷ qua.

    Các nhà viết quân sử thế giới, kể cả ông Henry Kissinger trong thời điểm hiện nay đều cùng thừa nhận Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă chiến đấu rất anh dũng và là một nhân tố tích cực chống giữ an toàn cho vùng Đông Nam Á, để những nước này có những cơ hội trở thành những con rồng con hổ ở Á Châu.

    Những vị danh tướng nước Nam Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, v.v.. là những ánh sao chói chang của lịch sử, là niềm tự hào của đất nước chúng ta và những thế hệ con cháu Việt Nam cho đến ngàn đời sau.

    (tác giả Phạm Phong Dinh)

    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...nkhoanam12.htm

  9. #199
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Anh Trong Khóa

    Lê Chu, Trung Tá Truyền Tin QLVNCH, bạn cùng khóa với Tướng Nguyễn Khoa Nam

    Đă 26 năm trôi qua kể từ ngày Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam từ giă cơi trần. Thế nhưng, mỗi khi nhớ lại những năm tháng phục vụ trong Quân Đội dưới quyền chỉ huy của ông, tôi có cảm tưởng những sự việc đó dường như mới xẩy ra ngày nào, rất gần đây thôi. Kỷ niệm về khoảng thời gian sống cạnh ông vẫn c̣n in đậm trong tâm trí tôi.

    Chúng tôi cùng nhập ngũ một ngày - 1/4/1953 - cùng một nơi, Huế - theo lệnh động viên, thuộc tài nguyên Sĩ Quan Trừ Bị Khóa 3 Thủ Đức. Khi tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Đệ Nhị Quân Khu, tôi đă gặp ông và một số các anh khác mà tôi đă biết từ trước như các anh Lê Liêm, Phạm Đ́nh Chi, Vơ Sum, Lê Cao Phan, Trần In, Phan Cảnh Tuân, Lê Quang Thị v.v... Tôi xem các anh ấy như những người anh - lúc ấy, tôi là người trẻ tuổi nhất - 22 tuổi.

    Vào những năm 1950 đến 52, thỉnh thoảng tôi có gặp Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam ở Huế. Lúc nào ông cũng ăn mặc gọn ghẽ nhưng rất chỉnh tề, dáng điệu khoan thai, lời ăn tiếng nói dịu dàng, từ tốn, ḥa nhă. Trông ông, tôi không thấy nét khắc khổ của các bậc tu hành, cũng không thấy nét trầm tư của một triết gia. Ông vui vẻ nhưng không bộc lộ sự tinh nghịch của tuổi trẻ như chúng tôi.

    Từ Huế, đoàn chúng tôi trên 100 người, đáp tàu hỏa vào Đà Nẵng. Chúng tôi dừng chân ở đây hai hôm để chờ tàu Gascogne cập bến Đà Nẵng đưa chúng tôi vào Sài G̣n. Thị Trưởng Đà Nẵng lúc bấy giờ là ông Lê Tá đă tiếp đoàn chúng tôi một cách chân t́nh và niềm nở.

    Khi chúng tôi nhập trường, ở đấy đă có mặt các anh miền Nam. Và hai hôm sau, các anh từ miền Bắc, đông nhất trong khóa, đáp tàu Saint Michel từ Hải Pḥng mới vào đến Sài G̣n. Chúng tôi được phân phối đi các đại đội. Khóa 3 Thủ Đức chia làm 5 đại đội, gồm 21 trung đội. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thuộc Đại Đội 4 c̣n tôi ở Đại Đội 5, học ngành Truyền Tin.

    Tuy khác đội, nhưng sau những giờ luyện tập ở băi tập và học lư thuyết, tôi vẫn thường gặp ông ở nhà ăn và câu-lạc-bộ nhà trường, chuyện tṛ vui vẻ. Cuối tuần, chúng tôi được nghỉ học, có xe đưa rước về Sài G̣n thăm thân nhân. Tôi có vài dịp đi dạo phố Sài G̣n, xem chiếu bóng và đi ăn nhà hàng với ông. Qua giai đoạn một, xong phần huấn luyện tổng quát, chúng tôi bắt đầu vào giai đoạn hai, học vào từng ngành.

    Tuy không được rảnh rỗi như trước, nhưng tôi vẫn c̣n gặp ông. Măn khóa, tôi ở lại trường tiếp tục học phần chuyên môn. Ông chọn binh chủng Nhảy Dù. Trước ngày măn khóa, mỗi khi gặp nhau, anh em chúng tôi thường trao đổi ư kiến, xem nên chọn nơi nào. Những lúc ấy, ông không hề tiết lộ ư định của ḿnh.

    Thế nên khi thấy ông chọn binh chủng Nhảy Dù, anh em chúng tôi rất ngạc nhiên. Bởi v́ chúng tôi cứ nghĩ rằng gia nhập binh chủng Dù phải là những người xông xáo, có tí máu liều - xin lỗi quư vị bên Nhảy Dù. Đằng này, con người ông vốn quá mực thước. Nhưng dự đoán của chúng tôi sai. Ông đă thành công trong binh nghiệp, từ Tiểu Đoàn Trưởng đến Lữ Đoàn Trưởng Dù cho đến chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

    Năm 1956, hai năm sau khi chúng tôi giă từ quân trường, tôi gặp lại ông ở Huế. Trông ông vẫn như trước, tuy da có xậm, nét mặt rắn rỏi, bớt đi phần nào dáng thư sinh ngày trước. Tôi tháp tùng phái đoàn các đơn vị ở Huế đến Phú Bài đón chào ông Bộ Trưởng Phụ Tá Quốc Pḥng Trần Trung Dung đến viếng thăm Bộ Tư Lệnh Đệ Nhị Quân Khu. Trước khi máy bay ông Bộ Trưởng đáp xuống Phú Bài, có vài chiếc máy bay vận tải DC3 chở binh sĩ Nhảy Dù từ Sài G̣n đáp xuống. Trung Úy Nguyễn Khoa Nam có mặt trong đoàn quân ấy. Đơn vị Nhảy Dù đến Huế biểu diễn nhảy dù trên sông Hương cho bà con cố đô xem. Chúng tôi mừng rỡ khi gặp lại nhau. Đang chuyện tṛ vui vẻ th́ máy bay ông Bộ Trưởng đáp xuống, chúng tôi tạm chia tay.

    Cuối năm 1968, tôi gặp lại ông sau mười hai năm xa cách. Ông đang chỉ huy một đơn vị Dù hành quân giải tỏa áp lực địch sau cuộc tấn kích đợt 2 Mậu Thân. Ông đóng bản doanh tại Phú Lâm, đang bận rộn với công tác hành quân, thành thử không có th́ giờ chuyện tṛ lâu dài.

    Đầu năm 1970, lần thứ ba sau khi chúng tôi rời quân trường, tôi gặp lại ông ở mặt trận đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đă thay đổi cách xưng hô với ông lúc nào không biết. Không c̣n gọi ông thưa Anh mà thưa Đại Tá và sau cùng thưa Thiếu Tướng.

    Tôi là sĩ quan tham mưu và kỹ thuật phục vụ tại Sư Đoàn 7 Bộ Binh và Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 và ông là cấp chỉ huy. Tuy cùng xuất thân một khóa ở Thủ Đức, ông là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi ṛng ră sáu năm, nhưng trước hết và trên hết ông là bậc thầy của tôi.

    Ông đă để cho chúng tôi, những người có cơ hội phục vụ dưới quyền chỉ huy của ông - những tấm gương sáng về cung cách phục vụ Quân Đội và Đất Nước. Qua ông, chúng tôi đă thấy được những nét nhân dũng cao quư của một người chiến sĩ, một cấp chỉ huy. Qua cung cách điều quân cũng như đối nhân xử thế, chúng tôi kính phục ông. Trong quân đội, thuộc cấp tuân hành lệnh của thượng cấp là do quân kỷ nhưng sự kính phục th́ nó đến từ con tim và khối óc.

    Cấp chỉ huy có thể đạt được sự vâng lời của thuộc cấp nhưng chưa hẳn đă thu được sự cảm mến và kính phục của người dưới quyền. Tướng Nguyễn Khoa Nam, lúc sinh thời, không thích ai nói về ông, nhất là những lời khen. Ông vốn rất mực nhu ḿ và phần nào kín đáo.

    Thế nên, cho dù qua năm tháng dài sống cạnh ông, tôi có một số kỷ niệm về ông, tôi vẫn giữ kín không hề thổ lộ. Nhưng nay, gần đến ngày 30 tháng 4, ngày đen tối của đất nước và cũng là ngày ông từ giă cuộc đời, nghĩ rằng ông đă thuộc về lịch sử, tôi viết vài gịng để tưởng nhớ đến ông.

    Kính mong hồn thiêng của ông tha thứ cho tôi về việc làm trái ư của ông lúc sinh thời (tác giả Lê Chu).

    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...nkhoanam13.htm

  10. #200
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kỷ Niệm Về Nguyễn Khoa Nam

    Vĩnh Bội

    Tôi đặt bút xuống mặt bàn, nh́n một ṿng quanh Thư Viện Quốc Gia Paris. Nhiều mái đầu tóc điểm hoa râm hay bạc trắng như tôi - đến đây để t́m lại những cội nguồn - đang chăm chú dán mắt vào những chồng sách cũ kỹ, úa vàng màu thời gian.

    Ừ nhỉ! Cũng vào một buổi trưa hè oi bức như hôm nay! Tôi thở dài... nhớ về bao nhiêu kỷ niệm thuở niên thiếu. Thời gian qua như bóng mây, thoáng chốc mà đă gần 50 năm trôi qua. Giờ đây, bằng hữu trong nhóm chúng tôi đứa c̣n đứa mất, mỗi đứa mỗi nơi, chỉ c̣n lại ḿnh tôi trơ trọi, lạc lơng giữa kinh thành xa lạ này.

    Nhớ lại ngày Tổng Khởi Nghĩa mùa Đông năm 1946! Huế đă đổi khác nhiều quá. Một sự im lặng nặng nề đến ngạt thở, bao trùm cả hè phố, thỉnh thoảng chỉ bị lay động bằng những hồi c̣i của đoàn lính lê dương đi tuần. Chúng tôi, phần đông thuộc ba lớp đệ nhất trường Khải Định, cùng với các bậc đàn anh như Cao Văn Khánh (sau này mệnh danh là con hùm xám Pleiku), Đoàn Huyên (sau trở thành thượng tướng Việt Cộng), đă lên đường theo tiếng gọi của đất nước trong thời binh lửa. Là những thanh niên yêu nước sinh vào thời chiến, chúng tôi hăng hái bước nhịp nhàng theo điệu Tiến Quân Ca ra biên khu chiến đấu chống Pháp, không muốn ngậm ngùi quay nh́n lại để thấy:

    "Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng"
    (Chính Hữu)

    Những ư nghĩ vẩn vơ dẫn đưa tôi về với Nguyễn Khoa Nam. Chúng tôi trở lại mái trường xưa vào đầu mùa Hè năm 1950 sau bốn năm xa cách. T́nh cờ v́ một sự dồn lớp sao đó, tôi và Nam đă chọn được ngồi hàng ghế cuối, để dễ bề nói chuyện thỏa thích mà không ai chú ư.

    -Bội ơi, tau muốn làm báo, mi có chịu không?

    Tôi trả lời câu hỏi bất chợt của Nam:

    -Tau có viết báo khi mô mà nói!

    Tôi vẫn h́nh dung rơ ràng trong trí, dáng người mảnh khảnh, nho nhă có nụ cười hiền ḥa, gương mặt xương xương, nước da trắng, môi hồng như con gái, đôi mắt trong sáng, nhưng không kém phần ranh mănh ấy.

    -Tau muốn lấy tên tờ báo là "Mấy Anh Mấy Chị."

    Tôi lại càng ngạc nhiên hơn, đưa mắt nh́n Nam như thầm hỏi, th́ anh phá lên cười:

    -Mi biết không, buổi sáng đi học qua chùa Ba La, khi mô tau cũng thấy một mụ ăn mày, ngả nón xin tiền. Mụ ấy nói: "Thưa mấy anh mấy chị!" Mụ nói rát cổ nhưng chẳng ai cho đồng xu teng nào.

    Rồi Hè trôi qua, tôi rời Huế, không biết tờ báo "Mấy Anh Mấy Chị" có thành h́nh không, duy chỉ biết sau đó, ḿnh về đây để lại dự khán nhiều lớp thanh niên khác ra các chiến trường khốc liệt như Ḥa B́nh, Na Sản, rồi Điện Biên Phủ.

    Mười năm trôi qua, tôi trở về Việt Nam vào năm 1960. Mặc dầu bận rộn trong công việc kỹ thuật, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng được nghe nói đến Nguyễn Khoa Nam. Anh đă hoàn toàn đổi khác, và nay trở thành một vị chỉ huy quân đội lừng danh...

    Tôi mở cuốn "Vietnam qu'as tu fais de tes fils?" (Việt Nam, anh đă làm ǵ các con anh?) do Pierre Darcourt, phóng viên kiêm sử gia Pháp, kể lại cuộc phỏng vấn Tướng Nam như sau:

    "Tướng Nam siết mạnh tay tôi khi ông tiếp tôi tại văn pḥng Tư Lệnh. Vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV, người chiến sĩ Dù, 48 tuổi, màu da sạm nắng, có vóc dáng rắn chắc. Ông được huấn luyện cực khổ trong trường nhảy dù của Pháp, rồi sau này được Mỹ huấn luyện về hành quân trực thăng vận." Pierre Darcourt viết tiếp: "Điều đầu tiên làm cho ta chú ư đến ông là vẻ mặt của một chiến sĩ cao quư.

    -Tướng Nam, tôi đến để t́m hiểu t́nh h́nh quân sự.

    -Tôi xin nói về t́nh h́nh của Quân Khu IV. Những đơn vị địa phương quân và nghĩa quân được cắt giữ ǵn lănh thổ; do đó tôi c̣n đầy đủ 3 sư đoàn chính quy để hành quân và đánh mạnh vào những đơn vị Cộng Sản xâm nhập từ Cao Miên. Ngày hôm qua và hôm nay, chúng tôi chạm nặng với một trung đoàn của Công Trường 5 Bắc Việt. Chúng tôi cũng tịch thu được trên 100 vũ khí đủ loại, kể cả đại bác không giật, súng cối, súng phóng hỏa tiễn và luôn cả đại liên pḥng không nữa.

    -Ông làm thế nào để giải thích được sự sụp đổ ở miền Trung?

    Tướng Nam vươn vai, đứng lên đi bước một trong văn pḥng. Sau mấy phút im lặng, ông lại ngồi xuống ghế và nói tiếp:

    -Ông Thiệu bị ám ảnh v́ chuyện bị người Mỹ bỏ rơi. Tôi tin là ông Thiệu muốn làm cho t́nh h́nh đột nhiên hóa ra bi thảm, hy vọng rằng cuối cùng, Tổng Thống Ford sẽ vượt qua được một vài giới hạn nào đó để tiếp tục yểm trợ cho chúng tôi. Nhưng ông Thiệu tính lầm, và chúng ta đă tốn quá nhiều giấy mực bàn về chuyện này. Cách tốt nhất để gây áp lực với Quốc Hội Hoa Kỳ và Toà Bạch Ốc là chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Ngay cả phía Bắc Việt cũng không tin rằng họ dễ thành công đến như vậy. Bằng chứng rơ nhất là măi đến tuần qua, 4 công trường chiến lược của miền Bắc mới vượt tuyến 17 xâm nhập miền Nam.

    Tướng Nam nắm tay tôi và nói thêm:

    -Chúng tôi đă làm việc với ông Thiệu gần 10 năm nay. Ông không c̣n được sự tín nhiệm của các tướng lănh. Ông ban hành các mệnh lệnh mà không cần tham khảo ư kiến của ai. Tôi nghĩ ông không thể thắng lướt được các biến cố. Mọi người đang nổi giận v́ quân đội bị hạ nhục.

    -Thế ông tính sao đây? Lật đổ ông Thiệu chăng?

    Tướng Nam bật lên tiếng cười chua chát:

    -Dù sao, cũng không phải tôi đâu? Tôi chỉ là một người lính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ tôi là đánh giặc và tôi sẽ tiếp tục đánh trận. Chính trị là chuyện bẩn thỉu. Tôi không muốn lội vào vũng bùn nhơ nhớp đó..."

    Tôi với tay lấy một quyển sách do vị cố đạo Cardière viết vào 28 tháng 4 năm 1915 trong chồng sách để trên bàn. Vị cố đạo Pièrre Cardière đă viết:

    "Trong phiên họp để thuyết tŕnh về việc t́m kiếm những ngôi mộ cổ của ḍng họ Nguyễn Khoa tại làng Tứ Tây, phía Đông Nam núi Ngự B́nh, tôi có nhờ ông Nguyễn Khoa Đạm, giáo sư Hán Văn trường Quốc Tử Giám, và ông Nguyễn Khoa Kỳ, Tư Vụ bộ H́nh, dịch các bia mộ, đồng thời sưu tầm gia phả ḍng họ Nguyễn Khoa. Tôi t́m được tên một vị tướng trong tộc Nguyễn Khoa là Nguyễn Khoa Kiên. Trong Đại Nam Chánh Biên Liệt Truyện sơ tập, và Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên cũng đă viết về một danh tướng tên là Nguyễn Khoa Kiên."

    Cardière viết thêm: "Nguyễn Khoa Kiên thuộc đời thứ bảy ḍng họ Nguyễn Khoa, sanh năm Giáp Tuất 1754 và mất năm Ất Vị 1775 - đúng 200 năm trước ngày Tướng Nguyễn Khoa Nam tự vẫn." Việt Nam ta có câu: "Con ḍng cháu giống." Pháp th́ nói: "Bon sang ne sais pas mentir." C̣n tôi, v́ là con nhà Phật nên tin ở thuyết luân hồi: Phải chăng Tướng Nguyễn Khoa Nam là hiện thân của danh tướng Nguyễn Khoa Kiên, 200 năm về trước?

    Cuốn sách tham khảo cuối cùng vừa được xếp lại th́ tôi cũng mệt nhoài, choáng váng. Ngả lưng ra ghế bành, ngước nh́n lên trần ṿng cung cao vút kiến trúc và chạm trổ theo thời đại Trung Cổ, như điện Panthéon nơi chôn cất các vị anh hùng, danh nhân nước Pháp, đầu óc tôi đi vào không tưởng và trí tưởng như vẫn đang đàm thoại với người quá khứ:

    -Bội ơi, ngó ôn mệ tau có oai không ?

    -Th́ đại ca cũng rứa, có thua chi mô!

    (tác giả Vĩnh Bội)

    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...nkhoanam15.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •