Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 49

Thread: CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P1


    LỜI NÓI ĐẦU

    Sau cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều chính khách cũng như sĩ quan cao cấp của Quân đội Mỹ và VNCH đă dành khá nhiều giấy mực để lư giải, thanh minh cho những việc làm, những tháng ngày quay lưng lại với chính dân tộc ḿnh, cũng như trách nhiệm của họ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc, tương tàn do Chính phủ Mỹ gây ra.

    Khác với những chính khách hay các tướng tá khác, Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu-dịch giả cuốn “Cuộc chiến bí mật”- là một cựu biệt kích quân đội VNCH, đă nh́n lại cuộc chiến với tâm tư của người lính một thời ngồi chung thuyền với những biệt kích “Mũ nồi xanh” của Mỹ. Vốn là người cùng chung chiến tuyến, họ từng là lực lượng chuyên trách đánh phá hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Họ trở thành lực lượng xung kích chuyên đánh phá tuyến đường ṃn Hồ Chí Minh lịch sử bằng những thủ đoạn vô cùng thâm hiểm, tinh vi ḥng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho đồng bào miền Nam.

    Phải sau cuộc chiến đến một phần tư thế kỷ, với cương vị là Giáo sư chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy ở các trường Đại học ở bang Texas (Mỹ) và hiện ông đang giảng dạy tại Trường ĐH RMIT-một trường ĐH Quốc tế ở Tp. HCM. Trong cuốn sách này Gs Vũ Đ́nh Hiếu dựa vào những tài liệu đă giải mă của Lầu năm góc như: “ SOG The Secret Wars Of American’s Commandos in Vietnam” của John L. Plaster; “How American Lost the secret War in VietNam” và “Why American Lost the secret War in North VietNam” của Kenneth Conboy Dale Andrale, United Press, 2000; Cuốn sách kể lại những tháng ngày mà không ít các cựu biệt kích quân đội VNCH vẫn tưởng là một thời vinh quang ấy.

    Thật ra nguyên nhân chủ yếu thôi thúc Gs Vũ Đ́nh Hiếu dịch cuốn sách này chính là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lung, lăng quên, bỏ rơi của chính phủ Mỹ đối với những cựu biệt kích quân đội VNCH ngay trên đất Mỹ, mà một thời CIA từng gọi họ là “Người hùng thời đại”.

    Mặc dù cái nh́n của các tác giả trong nguồn tư liệu c̣n nhiều sai lệch do cách nh́n nhận, cách nghĩ xuất phát từ lập trường chống Cộng thâm căn, song dù sao những trang dịch của Gs Vũ Đ́nh Hiếu đă miêu tả khá sinh động bản chất chống Cộng thâm căn, thủ đoạn nham hiểm của lực lượng biệt kích Lôi Hổ, quân đội VNCH và biệt kích “Mũ nồi xanh” của Mỹ, đặt dưới bàn tay điều khiển của CIA, nhằm bớt xương máu của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Đó là chính sách thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Mỹ.

    Qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ có thêm một tài liệu tham khảo về một sắc lính - Biệt kích - trong cuộc chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.
    Tiến sĩ sử học Đinh Thu Xuân


    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Trong cuộc chiến Việt Nam có một lực lượng bí mật, ít người biết đến, với mật danh Nha Kỹ thuật, thuộc Bộ Tổng Tham mưu, quân lực VNCH.

    Những quân nhân trong sắc lính bí mật này thường được gọi là Lôi Hổ, họ được xếp vào hàng lính Biệt kích, thuộc lực lượng đăc biệt (gọi tắt là biệt kích). Người Mỹ cho rằng: “Nha Kỹ thuật là một huyền thoại trong cuộc chiến tranh Đông Dương”. Cả Nha Kỹ thuật và lực lượng đặc biệt đều được Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ. Nha Kỹ thuật có tổ chức riêng biệt dựa theo cơ cấu tổ chức của Lực lượng đặc biệt (từ đây trở đi gọi là biệt kích).

    Các “Bộ” hoặc “Sở” chỉ huy (CCN, CCC, CCS-Command & Control North, Central, South) tương đương với các Bộ chỉ huy “C” (C1, C2, C3, C4) của biệt kích. Các “Căn cứ hành quân tiền phương” (FOB-O Forward Operation Base) tương đương với các Ban chỉ huy “B” (B50, B52, B57…) Các toán Lôi Hổ tương đương với các phân đội “A” biên pḥng.

    Tháng 2 năm 1961, một chiếc thuyền đóng theo kiểu thuyền đánh cá ở Bắc Việt Nam trôi bồng bềnh ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, lặng lẽ hướng về Cẩm Phả, một thị xă nhỏ ven biển. Hai đêm trước, chiếc thuyền đă lướt qua Cảng Hải Pḥng một cách trót lọt. Chiều ấy, lúc hoàng hôn, chủ nhân của chiếc thuyền có thể thấy lờ mờ những rặng núi cao thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ở vị trí khoảng 40 dặm về phía bắc. Trường hợp không may xảy ra, nếu bị bao vây, sẽ không có một chiếc tàu nào của Mỹ hay của quân đội Sài G̣n đến giải cứu anh ta. Chiếc thuyền con này không phải được đóng ngoài Bắc mà là ở Vũng Tàu, cách xa Cẩm Phả khoảng 800 dặm. Những người lái tàu đă được cơ quan t́nh báo CIA Mỹ bí mật tuyển chọn và huấn luyện để đưa một người Việt Nam đứng tuổi, đem theo máy truyền tin, t́m cách xâm nhập vào miền Bắc. Điệp viên mang bí danh Ares đă đặt chân lên đất Bắc một cách suôn sẻ.

    Dưới thời tổng thống Kennedy, tại điều khoản số 52 của Hội đồng an ninh Quốc gia cho phép cơ quan CIA sử dụng quân biệt kích “Mũ nồi xanh” (Special Forces) và Người nhái Hải quân (Navy Seals) để huấn luyện, làm cố vấn cho quân nhân Việt Nam thực hiện những phi vụ bí mật, do ông trùm CIA là W. Colby tổ chức.

    Tại thành phố biển Nha Trang, biệt kích Mỹ huấn luyện cho biệt kích quân Việt Nam thuộc Liên đoàn biệt kích số 1, chuyên do thám đường ṃn Hồ Chí Minh. Trong hai năm (1961-1962), Liên đoàn này đă tổ chức 41 cuộc hành quân truy t́m dấu vết hành lang vận chuyển của Quân đội nhân dân Việt Nam qua lănh thổ Lào.

    Trong khi đó tại Đà Nẵng, toán người nhái Mỹ lo huấn luyện cho thủy thủ quân đội Sài G̣n chuyên chở người xâm nhập miền Bắc bằng đường biển. Ngoài ra, họ tổ chức thêm những toán biệt kích biển mở những cuộc tập kích bất ngờ vào các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc. Nhưng chỉ sau vài chuyến trót lọt, Hải quân Bắc Việt Nam đă đề pḥng, ngăn chặn và đánh ch́m một số thuyền chiến của quân đội Sài G̣n. Sau khi nhận định lại t́nh h́nh, cơ quan CIA đă quyết định thay đổi hướng xâm nhập miền Bắc bằng đường không, với sự tiếp ứng của không quân Sài G̣n.

    Những nhân viên (thời điểm này họ vẫn là dân sự) chuẩn bị xâm nhập miền Bắc đều được huấn luyện tại căn cứ Long Thành (Biên Ḥa), cách Sài G̣n khoảng 20 dặm về hướng Đông. Quân Mũ nồi xanh và nhân viên CIA huấn luyện cho họ về nghiệp vụ t́nh báo, kỹ thuật phá hoại, sử dụng vũ khí, nhảy dù, đánh morse và kiếm sống. Nói chung là những kỹ năng để họ có thể tồn tại và hoạt động lâu dài trên đất Bắc.

    Đến cuối mùa xuân 1961, điệp viên Ares vẫn thường gửi những bức điện morse đến Trung tâm truyền tin viễn thông của CIA ở Philippin để báo cáo t́nh h́nh. Qua những báo cáo của điệp viên Ares, CIA cho rằng thời kỳ tung gián điệp đơn tuyến đă kết thúc, bắt đầu thời kỳ thả những toán biệt kích xâm nhập miền Bắc từ 3 đến 8 người. Thế nhưng họ đă không được may mắn như điệp viên Ares.

    Chuyến đầu tiên thả toán biệt kích Atlas, họ đă không có cơ hội để gửi mật điện báo cáo là đă đến nơi, v́ chiếc máy bay chở họ cũng biến mất luôn. Sau vụ này, tướng Nguyễn Cao Kỳ đích thân lái máy bay, thả toán biệt kích thứ hai có tên là Castor, hy vọng xâm nhập sâu vào nội địa miền Bắc Việt Nam. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, Hà Nội đưa ra xét xử công khai vụ ba biệt kích của toán Atlas c̣n sống sót. Ít lâu sau toán Castor cũng mất liên lạc. Rồi đến toán Dido và Echo cũng nằm trong tay lực lượng an ninh Bắc Việt. Toán cuối cùng thả xuống miền Bắc trong năm 1961 là toán biệt kích mang tên Tarzan cũng bặt vô âm tín.

    Sau những sự kiện trên, mùa hè 1962 CIA quyết định bàn giao các hoạt động xâm nhập ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Mỹ và triển khai trong ṿng 18 tháng. Chương tŕnh bàn giao có tên gọi là “Kế hoạch trở lại” (Operation Switchback). Thế rồi nổ ra cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đ́nh Diệm ngày 1/11/1963 dẫn đến nhiều biến đổi trong chính thể Sài G̣n, khiến cho kế hoạch bàn giao thêm chậm trễ. Mặt khác quân đội Mỹ vẫn chưa có một đơn vị đặc biệt nào để đảm nhận chương tŕnh của CIA bàn giao. Trong lúc đó, Quân đội nhân dân Việt Nam gia tăng mức độ chi viện cho chiến trường miền Nam. Để đối phó, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Mc. Namara ra lệnh thả nhiều toán biệt kích ra miền Bắc để phá hoại, với lời đe dọa: “Giới lănh đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá đắt nếu c̣n tiếp tục dung dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam”

    Kế hoạch 34A được phê duyệt ngày 15/12/1963 giới hạn một sốt mục tiêu phá hoại ở Bắc Việt Nam. Mặc dù Mc Namara ra sức thúc đẩy, kế hoạch 34A măi cho đến ngày 1/2/1964 mới được triển khai. MACV mới lập xong 1 đơn vị, đảm nhiệm những hoạt động bí mật của CIA. Đơn vị này do 1 Đại tá chỉ huy, bao gồm nhiều sắc lính từ biệt kích, người nhái cho đến Không đoàn cảm tử (Air Commando). Đơn vị tổng hợp này lấy tên là Liên đoàn hành quân đặc biệt, gọi tắt là SOG (Special Operation Group). Sau đó đổi tên để giữ bí mật, mặc dù vẫn viết tắt là SOG (Study and Observation Group). Đoàn Nghiên cứu, quan sát, tên mới nghe có vẻ như một trung tâm nghiên cứu, chỉ toàn những chuyên gia hoặc các giáo sư, tiến sĩ.

    SOG không trực thuộc cơ quan MACV hoặc cấp chỉ huy của MACV là tướng W. Westmoreland, mà nhận lệnh trực tiếp từ Bộ Tổng Tham mưu quân đội Mỹ (JCS) ở Lầu năm góc và thường nhận lệnh từ Nhà Trắng. Chỉ có 5 sĩ quan cao cấp Mỹ ở Sài G̣n được báo cáo về những hoạt động bí mật của SOG. Đó là tướng Westmoreland, Tham mưu trưởng của ông ta, Trưởng pḥng Nh́, Tư lệnh Không quân và Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam.

    SOG được phép mở những cuộc hành quân xuất phát từ miền Nam Việt Nam và Thái Lan vào lănh thổ Lào, Campuchia, Bắc Việt Nam và có thể ở cả phía bắc Miến Điện, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ngân sách chi cho SOG được giấu trong tài khoản dành cho Hải Quân Mỹ.

    Chỉ huy SOG là Đại tá Clyde Russell, thuộc binh chủng dù, từng tham gia Chiến tranh Thế giới lần 2, sau đó chuyển sang lực lượng biệt kích trong những năm 50 của thế kỷ XX. Đại tá Clyde Russell đă từng có mặt trong Sư đoàn dù 82 đổ bộ xuống Pháp, Hà Lan. Rồi chỉ huy Liên đoàn Biệt kích số 10 ở Châu Âu; Chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 7 đóng căn cứ tại Fort Bragg, bắc Carolina.

    Theo kế hoạch 34A, Đại tá Russell và Ban Tham mưu sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức của Lien đoàn Nghiên cứu quan sát theo khung tổ chức lực lượng biệt kích xâm nhập OSS, với thế mạnh là có sự yểm trợ của các binh chủng Không quân, Hải quân và Tâm lư chiến. Cơ quan CIA cho SOG sử dụng hệ thống tiếp liệu đặc biệt với những thiết bị đặc biệt như vũ khí tối tân, dụng cụ câu dây điện thoại để nghe trộm. Đồ tiếp liệu đặc biệt này có trong căn cứ Chinen ở Okinawa. Ngoài ra c̣n có thêm văn pḥng chuyên lo việc tiếp tế cho SOG và lực lượng Biệt kích.

    CIA bàn giao thêm cho SOG một phi đội máy bay C123 từ Đài Loan đến, do các phi công Đài Loan lái để thay thế loại máy bay C47 của Không quân Quân đội Sài G̣n. Phi đội này có tên là “Thứ Nhất”, gồm 4 chiếc C123. Mỗi chiếc có 1 phi hành đoàn phụ để thực hiện những chuyến bay trên lănh thổ miền Nam. C̣n các phi công Đài Loan bay những phi vụ xâm nhập miền Bắc hoặc lănh thổ Campuchia. Những phi công Đài Loan này không biết tiếng Việt, tuy họ đều có thẻ căn cước Việt Nam. Chỉ một số rất ít viên chức Việt Nam mới biết họ là ai. CIA cũng bàn giao lại kết quả 3 năm hoạt động của họ từ 1961-1964.

    Trong số 22 toán biệt kích được thả ra miền Bắc, CIA chỉ c̣n liên lạc được 4 toán: Bell, Remus, Easy, Tourbillon; và 1 điệp viên đơn tuyến Ares. Tại căn cứ Long Thành, SOG nhận được khoảng hơn 20 nhân viên đang huấn luyện. Nhưng sĩ quan SOG lại không tin tưởng họ và đ̣i phải loại trừ những quân nhân đó. SOG cũng không thể trả họ về cho Quân đội Sài G̣n, v́ họ đă biết quá nhiều những hoạt động bí mật cũng như số phận các toán biệt kích ở ngoài Bắc. Người Mỹ cho rằng cách giải quyết dễ nhất là cứ thả họ ra ngoài Bắc, rồi bỏ rơi họ trong tay lực lượng an ninh Bắc Việt.

    Trong 3 tháng 5, 6, 7 năm 1964, tất cả những toán biệt kích: Boone, Buffalo, Lotus và Scopion nhảy dù cuống miền bắc đều bị bắt. Chưa kể số nhân viên khác được gửi ra ngoài Bắc để tăng cường cho hai toán biệt kích Remus và Tourbillon. Sau khi thanh toán xong các toán biệt kích do CIA để lại, SOG bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới cho một chương tŕnh huấn luyện dài 21 tuần. Tên gọi “Lôi Hổ” được đặt cho số nhân viên mới tuyển chọn để yểm trợ kế hoạch 34A tấn công bất ngờ vào ven biển Bắc Việt.

    Đêm 16/2/1964, ba thủy thủ người Na Uy lái chiếc tàu Nasty - 1 loại tàu chạy rất nhanh, hỏa lực mạnh do Na Uy chế tạo - chở theo người nhái Việt Nam, dự tính phá hủy một chiếc cầu, nhưng bị lực lượng an ninh Bắc Việt phát giác, phải quay trở lại. Mấy đêm sau, một toán người nhái khác xâm nhập miền Bắc lại thất bại, mất đi 8 quân nhân thuộc lực lượng Người nhái của Quân đội Sài G̣n. Bước sang mùa mưa năm 1964, các tốc đỉnh Nasty và biệt kích biển dùng chiến thuật tấn công bất ngờ rồi rút nhanh phá hủy được 5 mục tiêu ngoài Bắc trong 2 ngày 9 & 25 tháng 7. Ngày 30/7, SOG sử dụng 5 chiếc tốc đỉnh Nasty tấn công những dàn ra đa gần Hải Pḥng, gây nhiều tiếng nổ phụ.

    Từ tháng 6/1964, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mc Namara đă ra lệnh thám thính lănh thổ Lào, theo chương tŕnh “Leaping Lena”. Từ ngày 24/6 đến ngày 1/7, SOG bắt đầu thả những toán biệt kích đầu tiên xuống lănh thổ Lào. Việc 5 toán biệt kích Việt Nam nhảy dù xuống đất Lào để do thám các hoạt động của Quân đội Bắc Việt Nam theo chương tŕnh “Leaping Lena” tới tai cố vấn của Tổng thống Mỹ là ông William Bundy, qua bản báo cáo “Tất cả các toán biệt kích đều bị lực lượng an ninh Bắc Việt phát hiện, chỉ c̣n 4 người sống sót chạy thoát trở về”.

    Đầu năm 1965, phi công Jim Ryan của Air America (CIA) chụp được một số h́nh ảnh về những con đường mới làm từ đèo Mụ Giạ sang lănh thổ Lào. Theo đó, hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh nối dài, vươn xa. Ngày 8/3/1965, SOG có một chỉ huy mới là Đại tá Donal Blackburn, một người có máu mặt trong lực lượng đặc biệt, sẽ trở thành nhà đạo diễn cho “cuộc chiến tranh ngoại lệ” ở Việt Nam và Đông Dương.
    Last edited by alamit; 10-04-2012 at 09:29 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P2

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ


    Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho một chương tŕnh bí mật, phối hợp giữa cơ quan Trung ương t́nh báo CIA và Bộ Quốc pḥng Mỹ để thành lập một đơn vị biệt kích cho Quân đội Sài G̣n. Đơn vị này lấy tên là Liên đoàn quan sát số 1, với nhiệm vụ bí mật xâm nhập vào hàng ngũ quân đối phương ở khắp nông thôn miền Nam. Để giữ bí mật, Liên đoàn quan sát số 1 do Ban Nghiên cứu điều hành (thuộc ngành t́nh báo của Bộ Quốc pḥng quản lư). Ban Nghiên cứu điều hành về sau đổi tên là Pḥng Liên lạc Phủ Tổng thống, đặt dưới sự theo dơi trực tiếp của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, do trung tá đặc vụ Lê Quang Tung làm trưởng pḥng.

    Năm 1958, cơ quan CIA tại Sài G̣n thành lập Ban Ngoại vụ để làm việc với Pḥng Liên lạc Phủ Tổng thống. Trưởng Ban ngoại vụ là Russell Miller, núp dưới bóng một nhà ngoại giao. Russell lệnh cho trung tá Tung chọn 12 thành viên cho đơn vị mới. 12 sĩ quan trẻ cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy được tuyển chọn, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Thế Linh, người đă từng phục vụ 5 năm ở Trung tâm huấn luyện Đà Nẵng. Tháng 11/1958, cả 12 sĩ quan trẻ đều được đưa sang Saipan. Họ được cơ quan CIA huấn luyện hai tháng về nghiệp vụ t́nh báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây t́nh báo. Cuối 1958, Đại úy Ngô Thế Linh trở về Sài G̣n và được chính thức bổ nhiệm làm trưởng pḥng Bắc Việt (với mật danh là Pḥng 45), trực thuộc Pḥng Liên lạc Phủ Tổng thống, quân số chỉ có hơn chục người. Trong những tháng c̣n lại của năm 1958, Pḥng 45 chuyên lo việc huấn luyện cho nhân viên mới.

    Đến giữa năm 1959, một nhóm 5 sĩ quan khác được đưa sang Saipan huấn luyện một khóa ngắn 6 tuần. Sau đó ít lâu, CIA cử nhân viên đến Sài G̣n huấn luyện hai khóa trong năm, mỗi khóa huấn luyện kéo dài 12 tuần. Lần này, chương tŕnh huấn luyện nhắm vào những sĩ quan trẻ sinh quán tại miền Bắc, có gốc là dân tộc thiểu số. Khóa huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959.

    Pḥng 45 lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập vào vùng hậu phương mà đối phương kiểm soát rất chặt chẽ. CIA cũng thừa biết những trở ngại của Pḥng 45. Trước đó, vào những năm 1951-1953 chính CIA đă sử dụng 212 điệp viên người Hoa xâm nhập vào Trung Quốc. Rốt cuộc một nửa số điệp viên bị tiêu diệt, nửa khác bị bắt. Trên đất Triều Tiên kết quả cũng tương tự. Lần này Pḥng Liên lạc Phủ Tổng thống giao trách nhiệm cho Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh Francois) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois t́m được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một Đảng viên biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào Nam. Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, mặc dù Trung tá Lê Quang Tung đă cho đàn em theo dơi, dụ dỗ suốt nửa năm trời. Trung úy Tiên (Francois) buộc phải cộng tác với 1 nhân viên CIA là Edward Reagan t́m cách thuyết phục Chuyên. Sau hơn 6 tháng CIA trổ tài, Phạm Chuyên nhận lời. Anh ta được đưa ra Nha Trang để làm kỳ trắc nghiệm tâm lư. Chuyên đạt được điểm xuất sắc trong kỳ trắc nghiệm. Sau đó Chuyên c̣n phải trải qua hai kỳ khảo nghiệm nữa, một ở Sài G̣n và một ở Nha Trang. Tiếp theo CIA huấn luyện cho Chuyên 6 tháng về kỹ năng truyền tin.

    Trong lúc Chuyên được huấn luyện các kỹ năng th́ Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc. Theo kế hoạch, Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn ở tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh ven biển Bắc Bộ, nơi Chuyên rất quen thuộc. CIA cho rằng việc phái Chuyên xâm nhập miền Bắc bằng đường biển là rất hợp lư. Với niềm hứng khởi ấy, hai chuyên viên t́nh báo bay ra Đà Nẵng t́m địa điểm xuất phát. Họ thuê một biệt thự kín đáo, có tường bao quanh làm mật cứ.

    Tất cả mọi động thái cũng như đường đi, nước bước của họ từ đó về sau có mật hiệu là Pacific. Trước khi Chuyên được gửi đi, Pḥng 45 quyết định triển khai kế hoạch ngắn hạn: thả điệp viên đến khu phi quân sự, dọc theo vĩ tuyến 17 để thăm ḍ. Nhân vật được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo Công giáo, quê ở Hà Tĩnh, tên là Vũ Công Hồng. Anh ta được huấn luyện cấp tốc và đưa ra sống ở Huế trong một căn nhà được bảo vệ rất nghiêm mật. Trong căn nhà đó c̣n có hai sĩ quan trẻ thuộc Pḥng Liên lạc Phủ Tổng thống là Phạm Văn Minh và Trần Bá Tuấn, cả hai đều được huấn luyện ở Saipan. Hai người có bí danh là Micheal và Brad. Họ làm việc với nhân viên CIA David Zogbaum. Cũng như Francois (Đỗ Văn Tiên) làm việc với Reagan ở Đà Nẵng. Vũ Công Hồng (mang mật danh là Hirondelle) đă sẵn sàng lên đường. Thiếu tá Trần Khắc Kính nhân vật thứ hai của Pḥng Liên lạc Phủ Tổng Thống chỉ đạo mọi hoạt động xuất phát từ Huế, với mật danh là Atlantic.

    Điệp viên Vũ Công Hồng đă sẵn sàng ra đi. Thiếu tá Trần Khắc Kính, đại diện cho Pḥng Liên lạc Phủ Tổng thống, có mặt trong lúc thả Vũ Công Hồng qua sông Bến Hải. Sang đến bờ bắc, anh ta biến vào màn đêm. Vài tuần sau, Vũ Công Hồng trở về căn cứ an toàn. Mặc dù Hồng chỉ cung cấp một ít thông tin về đường đi, nước bước của hệ thống an ninh Bắc Việt, nhưng cũng đủ làm cho những nhân viên của Pḥng 45 hứng khởi. Sau chuyến đi của Hồng hai tháng, Chuyên đă sẵn sàng lên đường, với hành trang là kiến thức của một năm được huấn luyện. Sứ mệnh của Chuyên khác với Hồng. Chuyên sẽ thu thập tin tức t́nh báo, tuyển mộ thêm điệp viên, chuẩn bị tinh thần lót ổ nằm vùng dài hạn. Theo kế hoạch tạo vỏ bọc ngụy trang, Chuyên sẽ đóng vai một người đánh cá ở một làng nhỏ ở Cẩm Phả, ngay gần vịnh Hạ Long. Đó cũng chính là quê hương của Chuyên trước năm 1958. Sự trở về của Chuyên có thể không an toàn, nhưng bù lại Chuyên c̣n có gia đ́nh, người thân, hy vọng sẽ được che chở. Trước lúc lên đường thực thi phi vụ xâm nhập, Phạm Chuyên được mang mật danh Ares, một cái tên rất Mỹ.

    Đầu tháng 4/1961, Chuyên lên tàu Nautilus 1, rời Đà Nẵng, theo hành tŕnh hai ngày về phía bắc. Không may cho Chuyên do gặp phải thời tiết xấu, chiếc Nautilus 1 đành quay trở vể nơi xuất phát. Vài hôm sau thời tiết đẹp trở lại. Chuyên lại lên đường. Cả hai viên sĩ quan Tiên và Reagan đều ra bến tàu tiễn đưa Chuyên. Sau này Tiên nhớ lại là khi chia tay với Chuyên, anh ta đă chúc Chuyên may mắn nhưng Chuyên không nói nửa lời.


    Phù hiệu Nha Kỹ Thuật

    Thời tiết lúc đó chưa là mùa mưa. Trời trong, biển lặng, chiếc Nautilus 1 lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng Ninh. Rời chiếc Nautilus, Chuyên một ḿnh chèo chiếc thuyền nhỏ, rồi đổ bộ lên một địa điểm gần Cẩm Phả. Chuyên đem đồ đạc, trang bị lên bờ rồi giấu ngay hai máy truyền tin. Việc đầu tiên là anh ta phải tuyển mộ thêm một người để phụ giúp khi sử dụng máy truyền tin. Pḥng 45 biết rơ điều đó, nên sẽ chờ tín hiệu của Chuyên trong ṿng nhiều tuần, và biết đâu phải chờ trong vài tháng.

    Tuy chưa bị phát giác, nhưng đă có người thấy Chuyên lẻn về làng cũ, đi thẳng vào căn nhà xưa của ḿnh. Khi sum họp với gia đ́nh, Chuyên cố thuyết phục người em trai là Phạm Độ. Với vẻ miễn cưỡng, Độ theo anh trai ra bờ biển, đào hai chiếc máy truyền tin lên, đem về nhà đào hố chôn ngay trong buồng. Đến đây chuyến xâm nhập đầu tiên của Chuyên cũng như SOG coi như thành công. Thế nhưng ngày 19/4, có vài ngư dân phát hiện ra chiếc thuyền nhỏ của Chuyên. Tiếp theo sau là những cuộc khám xét của lực lượng an ninh ngay tại làng chài nhỏ quê Chuyên. Sau khi xác định không ai là chủ nhân của chiếc thuyền th́ cuộc khám xét được mở rộng ra cả băi biển.

    Rồi công an Quảng Ninh cũng phát hiện ra hố chôn giấu hai máy truyền tin. Nghi ngờ có gián điệp xâm nhập địa bàn, Trưởng Ty công an Quảng Ninh thảo ngay kế hoạch khám xét khu vực làng chài, đặc biệt đối với những nhà có người di cư vào Nam hoặc những gia đ́nh từng có than nhân làm việc cho chính quyền thực dân Pháp. Do không nắm được thông tin, Chuyên vẫn trốn trong một cánh rừng gần đó. Anh ta đem theo một máy truyền tin, nhờ người em trai quay máy truyền tin để gửi đi bức mật điện đầu tiên. Nhằm tránh cho làn sóng bị giao thoa, Phạm Chuyên đánh tín hiệu từ bờ biển miền Bắc Việt Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, với mật mă do CIA đặt cho trạm viễn thông tại căn cứ quân sự ở cảng Subic, Philippin. Từ đó, bức mật điện sẽ được chuyển tiếp đến cơ quan CIA tại Sài G̣n. (nằm ở góc Đồng Khởi - Lư Tự Trọng đối diện công viên Chi Lăng ngày nay, khi đó người ta chỉ biết đó là trụ sở của hăng IBM; ct N.C.).


    Một toán Lôi Hổ tại căn cứ huấn luyện

    Nhận được bức mật điện, Robert Kennedy – một nhân viên CIA – tay huơ huơ bức mật điện bước vào Pḥng 45, không giấu nổi nỗi mừng khôn xiết, anh ta nói lớn: “Thành công rồi!”. Một bản sao bức mật điện của Phạm Chuyên đă được tŕnh lên Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Sau này, Chuyên c̣n gửi thêm 22 bản báo cáo nữa trong một thời gian rất ngắn.

    Trong khi đó, tại Quảng Ninh, nhân viên phản gián Bắc Việt đă ḍ theo làn sóng điện, thu đầy đủ nội dung những bức mật điện do Phạm Chuyên đánh đi. Và một cụ già cũng báo cho công an biết rằng có một người lạ t́m cách giấu mặt đang sống trong một căn lều gần băi biển. Cụ già c̣n cung cấp thêm: có người trong làng chài khoe một cây viết bic, vật ít thấy ở miền Bắc.

    Với những thông tin thu thập được, công an theo dơi căn nhà của gia đ́nh Phạm Chuyên. Ngày 11/6, công an Quảng Ninh bắt giữ Phạm Độ trong khi anh ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho Phạm Chuyên. Sáu ngày sau, họ khám phá ra máy truyền tin thứ hai chôn giấu trong nhà cùng với bản mật mă. Từ đây số phận của Phạm Chuyên – Ares đă được định đoạt. Hà Nội có hai lựa chọn. Một là công bố vụ án điệp viên Phạm Chuyên, rồi đưa ra ṭa như vụ án Đại Việt trước đây. Hai là khống chế, sử dụng Phạm Chuyên làm gián điệp hai mang, buộc Chuyên phải thường xuyên liên lạc với Sài G̣n. Thế rồi đúng 9h sáng ngày 8/8/1961, sau hai tháng mất liên lạc, Sài G̣n lại nhận được mật điện của Phạm Chuyên. Với sự hiện diện của sĩ quan an ninh Bắc Việt bên cạnh, Phạm Chuyên cắt nghĩa về sự im lặng của ḿnh. Rằng mẹ và em gái anh ta không đủ tiền nộp thuế nông nghiệp, do đó anh ta phải tạm thời lánh mặt lên Hà Nội.

    Đương nhiên Sài G̣n chẳng có cách ǵ hơn đành phải tạm tin vào những ǵ Chuyên báo cáo và chấp thuận gửi đồ tiếp tế theo lời yêu cầu của anh ta. Chiếc Nautilus 1 lại rời Đà Nẵng ngày 12/1/1962, mang theo đồ tiếp tế cho Phạm Chuyên. Chiếc Nautilus 1 đến vịnh Hạ Long mà chẳng hề gặp bất cứ trở ngại nào. Sau đó chẳng hiểu sao tự nhiên Sài G̣n mất liên lạc bằng vô tuyến điện với Phạm Chuyên lẫn Nautilus một cách bí ẩn.

    Pḥng 45 bắt đầu lo lắng cho số phận chiếc Nautilus 1 cùng với thủy thủ đoàn, trong đó có cả sự nghi hoặc về điệp viên Ares (Phạm Chuyên). Có lẽ nào tàu Nautilus 1 bị tàu tuần tiễu của Bắc Việt tiêu diệt khi đến gần bờ biển Quảng Ninh? Sau nhiều ngày bặt tin về Nautilus 1 cùng điệp viên Phạm Chuyên, Pḥng 45 cho đóng chiếc tàu khác, lấy tên là Nautilus 2. Khi chiếc tàu Nautilus 2 đă sẵn sàng cùng với thủy thủ đoàn, được tuyển mộ từ những người Bắc di cư và huấn luyện tại Đà Nẵng, lên đường.

    Ngày 11/4/1962, chiếc Nautilus 2 rời cảng Đà Nẵng, hướng về vịnh Hạ Long. Hai ngày sau, Nautilus 2 đă đến ngoài khơi biển Quảng Ninh. Sáu người trong số 14 thuỷ thủ đoàn xuống thuyền cao su, chở theo đồ tiếp tế cho Phạm Chuyên gồm 7 ḥm sắt và 14 thùng carton được bọc kín bằng nilon. Sáu thủy thủ chèo thuyền đến một đảo nhỏ trong vịnh Hạ Long, chất hàng lên đảo rồi chặt cây che lại. Khi chiếc Nautilus 2 về đến Đà Nẵng an toàn, Pḥng 45 mở tiệc ăn mừng sự thành công của chuyến tiếp tế đầu tiên cho điệp viên Ares. Ngày 2/5/1962 họ gửi tín hiệu chỉ điểm nơi giấu hang cho Phạm Chuyên. Ít lâu sau, Phạm Chuyên điện báo đă nhận được đồ tiếp tế, kể cả máy truyền tin cùng với máy chụp ảnh 35mm.

    Cho dù thành công với điệp viên Phạm Chuyên (Ares), nhưng chuyện tiếp tế tiếp theo ra sao vẫn chưa ai biết được. Hồ sơ về những điệp viên đơn tuyến (singleton) không lấy ǵ làm sáng sủa cho lắm.

    Trước đó, vào tháng 9/1961, điệp viên thứ 3 của Pḥng 45 mang mật danh Hero đă xâm nhập bằng đường biển, về liên lạc với gia đ́nh bị thất bại. Pḥng 45 buộc phải hủy kế hoạch ngay tức khắc. Cũng trong tháng 9, điệp viên Hirondelle (Vũ Công Hồng) xâm nhập trở lại vùng Hà Tĩnh bằng đường biển. Nhưng anh ta ra đi mà không thấy không trở về.


    Đại đội xung kích Hatchet Force đi giải cứu

    Trong năm 1962, danh sách các điệp viên đơn tuyến bị mất tích ngày càng dài thêm. Một điệp viên mang mật danh Triton, xâm nhập vào Hà Tĩnh bằng tàu biển trong tháng 5 cũng biến mất không t́m ra manh mối. Cuối tháng 5/1962, một điệp viên khác, mang mật danh Athena xâm nhập vùng biển Hà Tĩnh. Điệp viên đó chính là Đặng Chí B́nh, rất nổi tiếng trong số những Việt kiều ở nước ngoài qua bộ hồi kư “Thép Đen”. B́nh bị bắt sau khi thi hành một phi vụ ở Hà Nội.

    Từ năm 1963, việc gửi điệp viên nằm vùng dài hạn trong một xă hội kiểm soát quá chặt chẽ như ở Bắc Việt ngày càng trở nên rất khó khăn. Ngoại trừ Ares, bốn điệp viên khác xâm nhập bằng đường biển đều bị mất tích, và được xem như đă chết. Ngay cả chuyện bơi qua sông Bến Hải Hirondelle đă làm trước đây cũng trở nên cam go, mạo hiểm. Điệp viên mang mật danh Wolf xâm nhập vào vùng phi quân sự, bị mất tích vào tháng 2/1963.

    Mùa hè 1963, Pḥng 45 chuẩn bị tiếp tế lại cho điệp viên Phạm Chuyên. Họ hy vọng việc tiếp tế sẽ suôn sẻ như năm trước. Ngày 11/8/1963, tàu tiếp tế rời cảng Đà Nẵng. Hai hôm sau, tàu đến vịnh Hạ Long. Sáu người trên tàu xuống thuyền cao su bơi vào bờ. Thế nhưng họ cũng biến mất, không một ai quay trở lại. Số c̣n lại trên tàu hốt hoảng khi trông thấy chiếc tàu tuần tiễu của Bắc Việt xuất hiện nên họ dông một mạch về Đà Nẵng. Một lần nữa Phạm Chuyên (Ares) bị nghi ngờ.

    CIA và Pḥng 45 buộc phải vạch kế hoạch xâm nhập miền Bắc bằng đường không. Thiếu úy Ḷ Ngân Dung, một sĩ quan gốc người dân tộc Thái, ở vùng Lào Cai, có mật danh là Jacques, được phép tuyển mộ lính biệt kích từ Liên đoàn Quan sát số 1. Đơn vị này có phần lớn quân nhân quê gốc miền Bắc. Những quân nhân t́nh nguyện là người dân tộc Mường, Tày, Nùng đều đến từ những đơn vị binh chủng của Quân đội Sài G̣n.

    Jacques lập toán đầu tiên gồm ba quân nhân người Mường và một quân nhân người Nùng. Bốn quân nhân trên được bí mật đưa về sống ẩn dật tại một mật cứ ở Sài G̣n. Họ được huấn luyện sử dụng máy truyền tin và đều đă tốt nghiệp các khóa nhảy dù, tác chiến trong rừng từ khi c̣n ở Liên đoàn Quan sát số 1.

    Không như điệp viên Ares, phải đơn độc xâm nhập vào Bắc Việt, bốn biệt kích trên được huấn luyện sống biệt lập ở vùng rừng núi.

    Sau ba tháng huấn luyện, toán biệt kích đầu tiên đă sẵn sàng. CIA quyết định t́m phương tiện hang không để thả toán biệt kích trên xuống đất Bắc. Phương thức này đ̣i hỏi công tác bảo đảm cao. Trước đây CIA đă sử dụng nhiều loại máy bay thả dù xuống lănh thổ Trung Quốc. Hăng hàng không Air America của CIA được nhiều người biết đến qua những hoạt động xâm nhập vào đất Lào, nghĩa là đối phương đă biết, nên không thể sử dụng được. Chỉ có những phi công Nam Việt Nam của Không quân Quân đội Sài G̣n có đủ khả năng để bay. Tuy nhiên, phi hành đoàn này cũng phải được cải trang, để nếu bị bắt có thể chối phăng đi.

    Với ư đồ trên, CIA lập ra hăng hàng không liên doanh Delaware Corporation với VNCH, lấy tên là “Hăng hàng không Việt Nam” (VIAT), với phương tiện duy nhất của họ chỉ có một chiếc máy bay vận tải C47 không số, không cả phù hiệu đơn vị. C̣n phi công th́ CIA t́m đến Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ, đương kim Chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Nguyễn Cao Kỳ cho tuyển chọn những phi công t́nh nguyện từ hai phi đoàn vận tải để thành lập phi đoàn mới do chính Kỳ chỉ huy, với mật danh Haylift. Những phi công trong phi đoàn mới này đ̣i hỏi phải có kinh nghiệm thực thi những phi vụ thả dù đêm, bay với cao độ thấp đến địa điểm thả dù.

    Sau thời gian huấn luyện, phi hành đoàn chỉ c̣n lại 5 người do Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy. Riêng phi hành đoàn thứ 2, phi đoàn dự bị, do Trung úy Phan Thanh Vân chỉ huy. Toán biệt kích chuẩn bị thả được mang mật danh Castor, tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, vốn là vị thần đă giúp đỡ Hercules. Thêm một sự trùng hợp nữa, Castor là tên cuộc hành quân trong năm 1953, khi Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Toán Castor được dự định sẽ phải hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.


    Nhóm biệt kích người dân tộc tại căn cứ huấn luyện
    Last edited by alamit; 10-04-2012 at 09:22 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P3

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ


    Lại nói, sau khi khám phá ra chiếc thuyền của điệp viên Ares trong tháng 2, Hà Nội đă để ư. Ngày 1/3, Đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết về tăng cường cho lực lượng an ninh chống đối phương xâm nhập. Toán Castor dự kiến sẽ lên đường ngày 27/5, đúng thời điểm trăng tṛn, thời tiết lư tưởng. Không như các đơn vị biệt kích đường biển, chuyên xâm nhập vào các đêm không trăng, các phi công cần ánh sáng mặt trăng để bay, thường mỗi tháng chỉ có bốn đêm trăng sáng nhất. Vả lại, những biệt kích quân cũng cần ánh sáng để điều khiển dù xuống băi đáp.

    Theo đúng kế hoạch, bốn biệt kích quân trong toán Castor sẽ được chiếc C47 không phù hiệu đậu sẵn trong sân bay Tân Sơn Nhất đón. Cơ trưởng không ai xa lạ, mà chính là Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ. Cả phi hành đoàn đều không đeo phù hiệu, không đem theo bất cứ một thứ giấy tờ nào để đề pḥng trường hợp bị bắn rơi trên không phận miền Bắc th́ vỏ bọc bên ngoài của họ chỉ là thường dân đi buôn lậu. Mỗi người được mang theo 100 USD, để pḥng khi cần tẩu thoát sẽ dùng đến. Chiếc C47 chở toán Castor ghé qua Đà Nẵng tiếp thêm nhiên liệu. Đúng 10h đêm, Nguyễn Cao Kỳ cất cánh, bay ra vịnh Bắc Bộ, hướng về phía Ninh B́nh. Sau đó theo hướng tây bắc bay qua không phận các tỉnh Ḥa B́nh, Sơn La, rồi băng qua sông Đà. Đến cao điểm 828, Nguyễn Cao Kỳ bật đèn xanh, cho đẩy những thùng đồ tiếp tế ra phía cửa sau, và toán Castor cũng nhảy theo. Chiếc C47 ṿng lại, bay về hướng miền Nam.

    Tại cao điểm 885, trung sĩ Hà Văn Chấp, trưởng toán Castor ra lệnh tháo dù và tập hợp lại. Họ xuôi xuống chân đồi, cách 1 bản gần đó chừng 1 km. Đi về hướng Nam 9 km là sông Đà; thêm 10 km nữa là quốc lộ số 6. Đó là con đường chính, xuyên qua các tỉnh Tây Bắc để đến tây nam tỉnh lỵ Sầm Nưa của Lào. Chính quyền Kennedy cho rằng Sầm Nưa là đất dụng vơ của phía Cộng sản. Do đó, nhiệm vụ của toán biệt kích Castor là cung cấp tin tức về hoạt động chuyển quân của đối phương trên quốc lộ 6.

    Khi toán Castor nhảy dù xuống cao điểm 885, dân bản gần đó nghe tiếng động cơ máy bay đă báo cho lực lượng CAND vũ trang Bắc Việt. Nên ngay sáng 28/5 họ đă đoán được địa điểm nhảy dù của toán biệt kích đêm qua và sử dụng lực lượng bao vây xung quanh cao điểm 885. Ba hôm sau, họ bắt được cả bốn biệt kích quân của toán Castor. Thế nhưng Pḥng 45 vẫn chưa hề biết chuyện ǵ đă xảy ra với toán Castor, nên vẫn tiếp tục chương tŕnh thả thêm những toán biệt kích khác.


    Nguyễn Cao Kỳ - Đặng Tuyết Mai


    ...và nay

    Ngày 2/6, toán biệt kích thứ hai gồm ba người, mang mật danh Echo, xuất phát từ Đà Nẵng, do chiếc C47 của VIAT chở, bay ra Bắc Việt. Chiếc máy bay bay ṿng qua vĩ tuyến 17, đến không phận tỉnh Quảng B́nh, toán biệt kích Echo được lệnh nhảy dù xuống vùng rừng núi phía bắc làng Trúc khoảng 5 km.

    Không ǵ xui xẻo hơn, khi toán biệt kích Echo mới ra khỏi máy bay cũng là lúc ở dưới mặt đất dân chúng hai làng đang họp. Nghe tiếng máy bay, họ ùa ra xem, nh́n rơ mồn một chiếc C47 trên bầu trời sáng rực đầy trăng sao. Chỉ một giờ đồng hồ sau, lực lượng vũ trang Bắc Việt đă tổ chức xong cuộc truy t́m toán biệt kích, bao gồm công an vũ trang, bộ đội địa phương và cả chó nghiệp vụ.

    Chuyện rủi ro đến với toán biệt kích Echo diễn ra ngay từ lúc đầu. Một biệt kích quân bị dạt đi khoảng 3 km, vướng trên một ngọn cây, anh ta cắt dây dù, rơi xuống đất và bị găy chân. Hai người c̣n lại biết bị lộ bèn báo cáo t́nh h́nh nguy cấp về Sài G̣n và định chạy về hướng biên giới Việt – Lào ḥng thoát thân. Thế nhưng trước lúc họ bắt đầu thực hiện ư định, quân đội Bắc Việt đă bao vây chặt khu rừng nên cả ba biệt kích quân đều bị bắt vào ngày hôm sau.

    Kết cục bi thảm trên cũng không ngăn được CIA tiếp tục kế hoạch thả biệt kích thâm nhập Bắc Việt. 12 ngày sau, toán biệt kích thứ ba, mang mật danh Dido, gồm bốn quân nhân gốc người dân tộc Thái đen đă rời sân bay Đà Nẵng. Mục tiêu hoạt động của toán biệt kích Dido là vùng dân tộc Thái đen là Lai Châu, thuộc khu tự trị Thái – Mèo, sau đổi lại là khu tự trị Tây Bắc.

    Toán biệt kích Dido nhảy dù xuống gần quốc lộ số 6, khoảng giữa tỉnh lộ và con đường dẫn đến huyện lỵ Tuần Giáo. Toán Dido sẽ do thám lượng xe cộ của Bắc Việt đến Tuần Giáo, nhất là lưu lượng xe cộ qua lại trên tuyến đường đi về ḷng chảo Điện Biên Phủ, qua Tây Trang để sang Lào. Đây là địa bàn đóng quân của Sư đoàn chủ lực 316 Bắc Việt, nên việc do thám, thu thập thông tin càng trở nên vô cùng cần kíp.

    Trước một mục tiêu quan trọng như vậy, để an toàn, Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ chọn đường bay từ vùng vịnh Bắc Bộ, lái ṿng sang các tỉnh thuộc không phận Việt Bắc, thả truyền đơn xuống địa bàn tỉnh Cao Bằng ngay sát biên giới Việt – Trung. Khi đến địa điểm thả dù thuộc tỉnh Lai Châu, bốn biệt kích quân của toán Dido nhảy ra và chiếc C47 sẽ theo lộ tŕnh thả toán biệt kích Castor trước đây để tức tốc quay về Miền Nam.


    Trang phục, vũ khí thường thấy

    Tại băi đáp đất, cả bốn biệt kích quân nhanh chóng tháo dù đem giấu rồi tập hợp lại. Thùng đồ của họ đă có đủ cả quần áo, lương thực, vũ khí. C̣n máy truyền tin th́ bị trôi dù lạc mất, t́m không ra. Sau ba tuần lễ bị đói, trên đường di chuyển sang Lào, toán biệt kích Dido chạm trán với lực lượng công an nhân dân vũ trang và bị bắt ngay biên giới Việt – Lào.

    Như vậy, tính đến tuần lễ thứ hai của tháng 7, ít nhất Hà Nội đă nắm trong tay ba toán biệt kích. Họ biết rơ, sau khi không thể không đem ra xét xử vụ biệt kích xâm nhập Bắc Việt. Ít ra viên phi công hoặc cả 7 biệt kích quân biết rằng phi vụ của họ là tái tiếp tế cho toán biệt kích Castor. Nếu họ khai trước ṭa án, Bắc Việt sẽ biết rằng đă có toán biệt kích hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đồng thời Sài G̣n cũng biết toán biệt kích Castor đă bị bắt. Thế nhưng Hà Nội đă dàn dựng một câu chuyện khác.

    Chỉ có ba người bị đưa ra ṭa trong tháng 11, bốn biệt kích quân khác đă chết do trọng thương. Trước ṭa, cả ba biệt kích quân đều nhận tội có liên quan đến vụ xâm nhập của biệt kích và đang trên đường đến tỉnh Ḥa B́nh chứ không phải Sơn La. Đến cuối 1962, CIA và Sài G̣n vẫn tin rằng toán biệt kích Castor đang hoạt động hữu hiệu. Tại Sài G̣n, trung tá Tung cũng cảm thấy hài ḷng về việc chuẩn bị thả thêm nhiều toán biệt kích khác ra miền Bắc.

    Và rồi CIA phải t́m kiếm phương tiện khác để chuyên chở v́ chiếc C47 duy nhất đă bị bắn rơi. Họ giờ đă chán loại máy bay C47 với hai lư do. Một là, tầm hoạt động của C47 ngắn, do đó máy bay phải bay thẳng đến mục tiêu. Thứ hai, máy bay phải tiếp thêm nhiên liệu tại Đà Nẵng, và biết đâu điệp viên Bắc Việt đă chẳng xâm nhập vào sân bay Đà Nẵng? Cuối cùng họ chọn loại máy bay C54 và huấn luyện hoa tiêu Việt Nam. C̣n các phi công t́nh nguyện sẽ phải hoàn tất khóa huấn luyện vào đầu năm 1963.

    Pḥng 45 chuẩn bị cho toán biệt kích Europa gồm 5 biệt kích quân người Mường lên đường. Ngày 20/2, họ xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, do Trung tá Nguyễn Cao Kỳ lái và không cần ghé lại Đà Nẵng như các phi vụ trước đây. Đến địa điểm thả dù thuộc không phận tỉnh Ḥa B́nh, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của dân tộc Mường, Nguyễn Cao Kỳ bật đèn xanh, cả năm biệt kích quân người Mường đều biến mất vào màn đêm.

    Theo kế hoạch, việc chọn địa điểm thả toán biệt kích Europa thuộc địa bàn huyện Tân Lạc là bất lợi, bởi quốc lộ số 6 chạy xuyên qua giữa huyện, có nhiều đường liên tỉnh, liên huyện thông thương và bản mường đông đúc. V́ thế toán biệt kích Europa đă bị lộ ngay khi dù của các biệt kích quân chưa thả. Ít lâu sau, CIA sẽ phải thả dù tiếp tế cho các biệt kích quân. V́ vậy Hà Nội buộc hoặc thuyết phục các hiệu thính viên các toán biệt kích hợp tác, báo cáo về Sài G̣n là họ vẫn an toàn. Kết quả là Bắc Việt đă lấy được lượng đồ tiếp tế của CIA cho các toán biệt kích đă bị bắt và tóm luôn những toán sẽ được thả sau đó.

    Đúng 12h trưa ngày 29/6, nghĩa là khoảng một tháng sau khi xâm nhập, toán Castor gửi đi bức điện văn đầu tiên. Họ được Sài G̣n khích lệ và hứa sẽ thả dù tiếp tế trong ṿng bốn ngày sau. Chiều 1/7, đồ tiếp tế được bí mật chất lên chiếc C47 đậu sẵn ở sân bay Tân Sơn Nhất.

    Đúng ra, Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp thực hiện phi vụ này, nhưng đến giờ chót, chẳng hiểu v́ sao Nguyễn Cao Kỳ lại giao trách nhiệm cho Trung úy Phan Thanh Vân. Phi hành đoàn có thêm 3 hạ sĩ quan thuộc Liên đoàn Quan sát số 1 để phụ giúp thả những thùng đồ tiếp tế xuống các mục tiêu đă được xác định. Chiều 1/7, sau khi nạp thêm nhiên liệu tại phi trường Đà Nẵng, chiếc C47 bay theo lộ tŕnh đă thả 2 toán biệt kích Castor và Dido. CIA đâu có biết tại băi thả, công an vũ trang Bắc Việt đă bao vây, đợi đón đầu chuyến thả tiếp tế cho toán biệt kích Castor.

    Trong lúc đó, tại Ḥn Ne, cách bờ biển Ninh B́nh khoảng 5 km, công an, bộ đội Bắc Việt đă phát hiện ra tiếng động cơ máy bay. Chiếc C47, như thường lệ, bay thấp để tránh rađa và súng pḥng không ở Ḥn Ne phát hiện. Nhưng đă quá muộn, chiếc C47 đă bị trúng đạn, rơi xuống một cánh đồng rộng khoảng 20 ha.

    Sau vụ bắn rơi chiếc C47, bắt sống 7 biệt kích quân, trong đó có phi công Phan Thanh Vân (1971 ra tù, được chị ruột bảo lănh sang Pháp một thời gian rồi sang Mỹ định cư, chết tại Virginia; ct N.C.), Hà Nội đă công bố trên đài phát thanh, báo chí. Sáng hôm sau, công an vũ trang phối hợp với quân dân tự vệ, học viên của trường sĩ quan biên pḥng… truy lùng ráo riết toán biệt kích. Tất cả các biệt kích trong toán đều bị bắt vào ngày hôm sau.


    Một bóng hồng của Nha Kỹ Thuật


    Hiệu thính viên toán Europa buộc phải gửi báo cáo về Sài G̣n, rằng toán đă đến mục tiêu an toàn. Pḥng 45 khấp khởi, chuẩn bị tái tiếp tế cho toán Castor, tính đến thời điểm đó đă nằm vùng gần 10 tháng. Họ hy vọng rằng với loại máy bay C54 mới, lần này sẽ gặp may. Chuyến đi này do Đại úy Hội lái. Chiếc C54 bí mật chở đồ tiếp tế cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất bay đi Sơn La. Trước khi đến mục tiêu, chuyện xui xẻo lại xảy ra: chiếc C54 gặp một cơn giông lớn. Trong lúc đó tại Sài G̣n, mấy tay CIA thuộc Ban kế hoạch hết sức mất mặt v́ trong ṿng 7 tháng đă bị mất hai chiếc máy bay. Điều an ủi duy nhất là theo bức điện văn bắt của Hà Nội cho biết chiếc máy bay rơi, trước hết là do lỗi của viên phi công gây nên tai nạn và họ không để ư đến vụ mất mát đó (?). Cũng v́ lẽ đó nên cơ quan tham mưu ở Sài G̣n đinh ninh rằng toán biệt kích Castor vẫn đang hoạt động.

    CIA lại phải t́m kiếm loại máy bay khác. Lần này họ liên lạc với Đài Loan, v́ cho rằng không lực xứ này có kinh nghiệm thả điệp viên xâm nhập Trung Hoa lục địa từ năm 1952. Vả lại, đă có nhiều hoa tiêu Đài Loan t́nh nguyện bay những phi vụ bí mật xâm nhập Bắc Việt Nam. Mặt khác CIA cũng từng bố trí cho phi công của ḿnh từ Air America (CIA) sang Đài Loan huấn luyện cho những phi công t́nh nguyện về kỹ thuật bay ở cao độ thấp.

    Trong thời gian huấn luyện cho phi công Đài Loan, CIA và Pḥng 45 đă chuẩn bị cho nhóm biệt kích kế tiếp xâm nhập miền Bắc. Toán mới này mang mật danh là Atlas, gồm bốn người quê ở Nghệ An. Cả bốn người được đưa về sống ở những mật cứ tại Sài G̣n để huấn luyện. Toán biệt kích Atlas có nhiệm vụ xâm nhập địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt là khu vực gần đường số 7. Cũng như toán Echo trước đây, Atlas sẽ do thám mức độ di chuyển của quân đội Bắc Việt qua đất Lào, đồng thời bắt liên lạc với hai linh mục công giáo nhờ giúp đỡ, che chở.

    Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 3/1962, toán Atlas được đưa sang Thái Lan. Thế nhưng những phi công Đài Loan vẫn chưa được huấn luyện xong, buộc CIA phải sử dụng trực thăng của Air America đưa toán biệt kích đến biên giới Việt – Lào, thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau đó toán Atlas sẽ di chuyển bộ đến mục tiêu. Chiều ngày 12/3, toán Atlas lên đường cùng với phương tiện, vật chất bảo đảm, do hai chiếc trực thăng H34 đảm nhận, cộng với một chiếc hộ tống. Theo máy bay hướng dẫn, trực thăng thả toán biệt kích lúc trời nhập nhoạng tối xuống một ngọn núi sát biên giới Việt – Lào. Toán Atlas mặc bà ba đen, vũ trang tiểu liên Stern (theo quy định của CIA, không dùng vũ khí Mỹ).

    Sau ba ngày di chuyển về hướng đông Nghệ An một cách suôn sẻ, đến ngày thứ tư, toán biệt kích Atlas gặp một đứa trẻ. Theo lời một thành viên trong toán kể lại: “Đứa trẻ biến vào rừng nhanh như chớp!” Sau đó, lập tức lực lượng an ninh đến bao vây toán Atlas, một biệt kích quân trúng đạn, bỏ mạng tại trận. Trên đường chạy trở lại đất Lào, thêm một biệt kích quân nữa giẫm phải ḿn, chết. Hai người c̣n lại không liên lạc được với Sài G̣n v́ thời tiết xấu, cuối cùng đều bị bắt.

    Rút bài học kinh nghiệm xương máu này, CIA tiếp tục lên kế hoạch cho những chuyến thả biệt kích tiếp theo xuống lănh thổ Bắc Việt Nam. Lần này CIA quyết định sử dụng loại máy bay C46, xuất phát từ căn cứ không quân Takhli của Thái Lan. Họ sẽ được hai Đại úy Ron Sutphine và M. D. Doc Johnson bay trước hướng dẫn vào băi thả dù. Toán kế tiếp mang mật danh Remus, gồm 6 biệt kích người dân tộc Thái đen. Cũng như toán Dido trước đây, gồm những biệt kích người dân tộc Thái đen, toán Remus sẽ nhảy dù xuống ḷng chảo Điện Biên Phủ, thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu.

    Điện Biên Phủ không chỉ là căn cứ quân sự lớn nhất ở vùng Tây Bắc, cùng với sự hiện diện của Sư đoàn 316; hơn thế nữa, Sư đoàn này thường xuyên có những hoạt động trên đất Lào. Để tránh bị lộ, toán Remus sẽ nhảy dù xuống khu vực gần biên giới Việt – Lào, rồi xâm nhập bằng đường bộ đến mục tiêu. Ngày 16/4/1962, sáu biệt kích quân nhảy dù xuống cách Điện Biên Phủ 15 km về hướng Tây Bắc an toàn. Toán Remus tập hợp lại và năm hôm sau báo cáo về Sài G̣n rằng họ bắt đầu vượt biên giới, xâm nhập vào Bắc Việt.

    Sau khi thả toán Remus thành công, Pḥng 45 quay trở lại làm việc với toán đầu tiên là Castor. Cuối tháng 4, toán Castor được lệnh di chuyển từ sông Đà về phía nam, đến huyện Mộc Châu, Sơn La. Tại đây, Castor sẽ nhận đồ tiếp tế cùng với toán Tourbillon xuống tăng cường. Không như những toán trước đây, toán Tourbillon gồm 4 dân tộc khác nhau; trong đó ít nhất có hai thành viên là người Kinh. Nhiệm vụ CIA giao cho toán Tourbillon cũng khác, không phải thu thập tin tức t́nh báo mà là tập kích, tấn công, phá hoại chớp nhoáng. V́ trước đó vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Kennedy đă nhiều lần lệnh cho các giới chức lănh đạo Hoa Kỳ chỉ đạo các toán biệt kích tăng cường hoạt động phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, nhằm cải thiện t́nh h́nh bên Lào đang trở nên căng thẳng; tỉnh lỵ Nậm Thà bị Quân giải phóng Pathét Lào chiếm, với sự yểm trợ của vài tiểu đoàn quân t́nh nguyện Bắc Việt.


    Một biệt kích bị bắt giữ khi dù vừa chạm đất

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P4

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ


    Toán Tourbillon sẽ nhảy dù xuống những ngọn đồi ở phía bắc huyện Mộc Châu, rồi di chuyển khoảng 6 km về hướng nam, đến quốc lộ 6, dự định sẽ phá sập những chiếc cầu trên quốc lộ 6 để ngăn chặn đường tiếp tế của Bắc Việt từ Điện Biên Phủ cho Quân giải phóng Pathét Lào, để phần nào giảm áp lực bên Lào. Trước đây trùm CIA Lansdale đă từng xác nhận: “Nằm vùng trong một xă hội quản chế nghiêm khắc đă khó th́ việc phá hoại kể như quá khó khăn đối với những biệt kích quân trẻ tuổi”.


    Trùm CIA Lansdale, chuyên gia đảo chính, gây rối. Được tiểu thuyết hóa qua tác phẩm "Một người Mỹ trầm lặng"

    Để đảm bảo kế hoạch, Pḥng 45 tiếp tục tuyển chọn t́nh nguyện quân từ Liên đoàn Quan sát số 1, thời điểm đó đă đổi tên thành Liên đoàn 77. Có 7 người được chọn học lớp huấn luyện nhảy dù và chiến thuật biệt động. Riêng người hiệu thính viên từng vượt biên xâm nhập đất Lào 2 lần nên ít nhiều đă có kinh nghiệm. Từ tháng 5/1962, quân đội Hoàng gia Lào liên tục bại trận, trước khi Quân giải phóng Pathet Lào làm chủ Nậm Thà.

    Toán biệt kích Tourbillon khởi hành bốn lần đều phải quay lại v́ lư do thời tiết và nằm chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 9/5/1962, Quân giải phóng Pathet Lào làm chủ Nậm Thà. Một tuần sau đó, toán biệt kích Tourbillon xuất phát bằng phương tiện máy bay, do những phi công Đài Loan lái. Họ bắt buộc phải để lại mọi giấy tờ tùy thân trước khi lên máy bay.

    Đến điểm hẹn với toán Castor, những biệt kích quân toán Tourbillon nhảy dù xuống đất mà không hề biết, ở dưới mặt đất, ngoài toán biệt kích Castor c̣n có ít nhất một đại đội công an vũ trang và cả chó nghiệp vụ đang chờ họ. Vào thời điểm đó, lại có gió thổi mạnh. Các thành viên biệt kích quân Tourbillon bị trôi dạt đi xa băi đáp khiến cho đơn vị công an vũ trang phải đuổi theo. Chiếc dù của viên toán phó bị vướng trên ngọn cây và anh ta bị bắn chết. Những biệt kích quân khác đều mạnh ai nấy chạy, cố t́m lối thoát thân khi đáp đất. Nhưng chỉ hai hôm sau tất cả đều bị bắt. Nhân viên truyền tin lập tức bị cô lập và buộc phải báo cáo về Sài G̣n rằng toán đă đáp xuống mục tiêu an toàn. Pḥng 45 tin tưởng rằng băi đáp đă được toán Castor chuẩn bị và bảo vệ cẩn mật. Sau 11 ngày đấu tranh, suy nghĩ, tay nhân viên truyền tin đă gửi đi bản báo cáo đầu tiên rằng toán đă đáp xuống mục tiêu an toàn.

    Bốn ngày sau khi toán Tourbillon nhảy dù xuống Mộc Châu, toán biệt kích kế tiếp mang mật danh Eros lên chiếc máy bay C54, xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyến đi này phi công bay theo đường ṿng qua đất Lào, xâm nhập không phận tỉnh Thanh Hóa, thả toán biệt kích chớp nhoáng rồi bay về. Phi vụ này diễn ra quá nhanh đến nỗi quân Bắc Việt chưa kịp đề pḥng, chuyến xâm nhập coi như thành công.

    Xuống tới đất, toán Eros gom lại an toàn. Họ gồm 5 người thuộc sắc tộc Mường và Thái đỏ ( Dao đỏ?), cả hai sắc dân thiểu số trên đều sống ở phía tây tỉnh Thanh Hóa. Có điều đặc biệt là trong số các thành viên của toán có 3 người Mường, th́ hai người là anh em, người thứ ba là anh em họ. Hai người Thái là chú cháu. Pḥng 45 hy vọng sợi dây liên hệ ḍng tộc này sẽ làm cho toán gắn bó hơn và họ dễ dàng móc nối những người cùng sắc tộc khác.

    Sau ba tuần lễ trong rừng, vài người Thái trông thấy toán biệt kích. Hốt hoảng, toán Eros chạy lên hướng bắc. Mấy người Thái quay trở lại t́m thấy những vỏ lon đồ hộp lạ, không phải sản xuất ở miền Bắc. Họ bèn báo cáo sự việc cho công an địa phương. Trong khi đó toán Eros trên đường chạy đă gần cạn lương thực, mà Sài G̣n lại đáp rằng do thời tiết xấu, chưa thể tiếp tế được. Những biệt kích quân phải tự t́m thức ăn cho ḿnh.


    Dân quân xă Phú Hải, Hà Cối, Quảng Ninh tham gia truy bắt nhóm biệt kích xâm nhập băi biển Hà Cối 28/7/1963

    Ngày 2/8/1962, một lần nữa họ bị dân làng phát giác và cuộc truy lùng lại tiếp diễn. Lần này Pḥng 45 nhận được công điện khẩn của toán Eros rằng họ đang bị truy lùng.

    Ngày 29/9, sau khoảng 2 tháng bị truy đuổi, toán biệt kích bị bao vây. Một biệt kích quân bị trúng đạn bỏ mạng, một người bị bắt. Ba người kia chạy thoát, rồi nhập vào toán dân Lào đi săn. Tưởng thoát, ai dè họ lại bị phát giác và bắt sống, giao nộp cho Quân đội Bắc Việt.

    Khi mặt trời chưa kịp nhô lên ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, từng đoàn đánh cá của ngư dân đă giăng như mắc cửi trên cửa sông Gianh, cách Đồng Hới, một tỉnh cực nam của miền Bắc Việt Nam, khoảng 40 km. Từ biển theo sông Gianh vào khoảng 40 km, có căn cứ hải quân Quảng Khê. Đây là bàn đạp xuất phát của lực lượng Pḥng vệ Duyên Hải của Bắc Việt.

    Ngày 16/2/1962, quang cảnh căn cứ Quảng Khê có vẻ b́nh yên. Không ai biết rằng dưới đáy biển có một chiếc tàu ngầm Catfish của Hải quân Mỹ đang do thám vùng biển Bắc Bộ. Chiếc tàu ngầm này từng hoạt động nhiều năm tại hải phận của Trung Quốc và Việt Nam. Lần này chiếc Catfish quan sát những chiếc tốc đỉnh vũ trang Swatow của Hải quân QĐND Việt Nam. Chiếc Swatow dài 83 bộ (25,3 m), được trang bị radar để phát hiện những chiếc tàu lạ xâm nhập hải phận, với hỏa lực gồm 3 khẩu súng máy pḥng không 37mm, cộng với hai khẩu 14.5mm hai ṇng và thủy thủ đoàn 30 người. Tàu có thể chạy với tốc độ 28 hải lư mỗi giờ.

    Sau khi ḍ biết trong căn cứ Quảng Khê có ba chiếc Swatow đang bỏ neo, chiếc tàu ngầm Catfish kiểm tra lại tin tức t́nh báo và báo cáo về trung tâm tại thủ đô Manila, Philippin và văn pḥng CIA tại Sài G̣n. CIA lập tức phác thảo kế hoạch sử dụng người nhái phá hủy những chiếc tốc đỉnh của Hải quân Bắc Việt.


    Tàu Swatow 154 tại Quảng Ninh

    Cùng thời điểm tháng 4/1962, Pḥng 45 quyết định thành lập toán cảm tử quân người nhái do Đài Loan huấn luyện, mang mật danh Vulcan. Họ được đưa đến Đà Nẵng huấn luyện cách đặt ḿn phá tàu. Sau khi xác định được mục tiêu, theo thông tin của tàu ngầm Catfish cung cấp, toán người nhái Vulcan cùng với 10 thủy thủ lên chiếc tàu Nautilus 2, hướng ra hải phận Bắc Bộ. Chiếc Nautilus 2 thả neo ngoài khơi trước của sông Gianh, để cho 4 cảm tử quân chèo thuyền vào căn cứ thám thính. Sau khi xâm nhập, bốn người này quay ra, báo cáo rất yên tĩnh.


    Chiếc Nautilus 1 bị bắt giữ trước đó

    Đại úy Hà Ngọc Oanh, với mật danh Antoine, từng phục vụ 2 năm tại pḥng 45, đă nhận lệnh tấn công những chiếc tốc đỉnh Swatow vào ngày 28/6/1962. Trong buổi thuyết tŕnh kế hoạch hành quân, với sự hiện diện của hai nhân viên CIA và ảnh chụp căn cứ hải quân Quảng Khê, Đại úy Hà Ngọc Oanh đă tŕnh bày kế hoạch tấn công và đường rút lui trước các cảm tử quân người nhái được chỉ định tham gia phi vụ.

    Theo kế hoạch, các cảm tử quân từ chiếc Nautilus 2 xuống thuyền gỗ, chèo vào bờ theo hướng cửa sông Gianh. V́ chỉ có ba chiếc Swatow trong căn cứ Quảng Khê nên người nhái thứ 4 là Nguyễn Chuyên sẽ ở lại giữ xuồng và làm dự bị. Ba cảm tử quân trong bộ đồ người nhái sẽ bơi vào căn cứ, gắn ḿn vào ba chiếc Swatow, rồi rút êm. Sau buổi thuyết tŕnh, mọi người chúc rượu, tiễn đưa đến tận khuya. Những người nhái thực thi phi vụ được đưa vào mật cứ riêng biệt để đảm bảo bí mật hoàn toàn.

    Đúng 20h 30’ tối 29/6/1962, toán người nhái lên tàu xuất phát. Đêm hôm sau, họ đă nằm ngoài khơi hải phận Bắc Việt và tiến dần tiếp cận mục tiêu. Trước nửa đêm ngày 30, chiếc Nautilus 2 tắt cả hai máy, hạ thủy chiếc thuyền gỗ có gắn động cơ. Các cảm tử quân lặng lẽ xuống thuyền, chạy thẳng vào bờ. 15 phút sau, Lê Văn Kính đă có thể nh́n thấy cửa sông Gianh. Toán người nhái dự tính sẽ thực thi xong phi vụ trong ṿng hai giờ đồng hồ, đủ thời gian bơi vào mục tiêu đặt ḿnh, rồi bơi trở lại thuyền. Hợp đồng với đồng sự xong, Lê Văn Kính kéo kính che mắt lại rồi trườn xuống nước, theo sau là Nguyễn Hữu Thao.


    Chiếc Swatow 108 bị máy bay đánh ch́m

    Trên boong chiếc Swatow mang số hiệu 185, người lính canh gác nghe tiếng chân vịt quạt vào nước. Lập tức thuyền trưởng Hồ Ngọc Minh dẫn mấy thủy thủ chạy xuống cuối tàu quan sát. Trong lúc đó, ở dưới nước, Nguyễn Hữu Thao đang gắn quả ḿn vào lườn tàu. Nghe tiếng chân người chạy rầm rập trên boong, anh ta hốt hoảng, trật tay và quả ḿn phát nổ, Thao chết ngay tức khắc.

    Kính đă đặt xong quả ḿn, bơi ra xa chiếc Swatow chừng 20 m, trồi lên khỏi mặt nước đúng lúc quả ḿn của Thao phát nổ. Sức ép của quả ḿn khiến anh ta tức ngực, chân tê dại, trôi vật vờ trên mặt nước. Kính trông thấy chiếc Swatow 185 bị hư hại nặng và biết chắc chắn lính Hải quân Bắc Việt sẽ tràn ra đầy căn cứ trong giây lát. V́ thế Kính gắng bơi vào bờ sông, rồi lủi vào băi sậy trốn. Anh ta hy vọng khi sự việc lắng xuống sẽ t́m cách trở về căn cứ. Nhưng chuyện đó đă không bao giờ xảy ra, lính Bắc Việt đă t́m thấy và lôi anh ta ra từ băi sậy.

    Ngồi đợi ngoài thuyền, Nguyễn Chuyên cùng 2 thợ máy hoảng hốt khi trông thấy quả ḿn phát nổ. Hải quân Bắc Việt phát hiện thấy chiếc thuyền nhỏ đợi ở ngoài xa, họ liền cho tàu đuổi theo. Chiếc thuyền cuống cuồng chạy ra khơi trong làn đạn truy đuổi, hướng về chiếc Nautilus 2. Khi đến được chiếc Nautilus 2, Chuyên trúng đạn bị thương.

    Người nhái thứ ba là Nguyễn Văn Tâm cũng kém may mắn. Sau khi đặt ḿn xong, anh ta bơi trở lại thuyền, rồi quả ḿn thứ nhất phát nổ, chiếc thuyền vọt mất và Tâm bị bỏ rơi. Anh ta lấy một chiếc thuyền của một ngư dân, định chạy ra biển. Nhưng mới leo lên thuyền, anh ta đă rơi vào tay lực lượng tự vệ địa phương, v́ quân đội Bắc Việt đă báo động khắp nơi.

    Căn cứ hải quân Quảng Khê lại phát nổ, chiếc Swatow 185 ch́m ngay. Trong lúc hỗn loạn, chiếc Swatow 161 chạy ra biển đuổi theo chiếc thuyền gỗ và phát hiện ra chiếc Nautilus 2. Trên tàu Nautilus 2, các thủy thủ cố cầm cự với đại liên, rồi tháo chạy về hướng nam. Đến 6h sáng hôm sau, chiếc Nautilus 2 bị trúng đạn, hỏng máy, đành nằm chờ chết. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc Swatow 161 bắn chiếc Nautilus 2 tan tành. Người nhái Nguyễn Chuyên thoát chết đợt đầu, nay cùng chung số phận với các thủy thủ c̣n lại. Sau khi chiếc Nautilus 2 bị bắn ch́m, 10 người nhái sống sót được chiếc Swatow 161 vớt lên, bắt làm tù binh. Tuy nhiên vẫn sót một người nhái là Nguyễn Văn Ngọc trốn trong chiếc tàu đang ch́m, không ai hay biết. Sau khi chiếc Swatow 161 đi khỏi, anh ta trôi vật vờ qua vĩ tuyến 17, được phi cơ tuần tiễu phát hiện và cứu sống.

    Ngày 21/7/1962, Hà Nội đưa toán biệt kích hải quân Sài G̣n ra xét xử công khai. Đây là lần thứ hai Bắc Việt xét xử những tội phạm là biệt kích và có kẻ đă bị phạt tù chung thân. Thất bại này khiến cho CIA mất mặt. Phải một năm sau, họ mới toan tính tổ chức tiếp những đợt tập kích phá hoại ở vịnh Bắc Bộ.


    Hồ sơ mật của CIA về các toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển giai đoạn 1961-1963

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P5

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ


    Đến cuối mùa hè 1962, toán người nhái SEAL chuyên huấn luyện của Hải quân Mỹ đă huấn luyện xong cho 4 toán biệt kích hải quân Sài G̣n. Mỗi toán đều được phép tuyển mộ cả dân sự và hạ sĩ quan của lục quân Quân đội Sài G̣n.

    Trong bốn toán th́ Neptune là toán người nhái, toán Cancer gồm toàn biệt kích quân là người dân tộc Nùng, được tuyển chọn từ Sư đoàn bộ binh 5. Người tổ chức ra các toán biệt kích biển là Gougleman. Ông ta đ̣i hỏi được cung cấp loại tàu tốt nhất, với tốc độ cao, hỏa lực mạnh hơn để tránh lặp lại thảm họa của chiếc Nautilus 2, vốn là tàu gỗ đóng giả tàu đánh cá, mới xảy ra cách đó không lâu.

    Theo yêu cầu của Gougleman, Hải quân Mỹ bàn giao 2 chiếc tàu tuần tiễu phóng thủy lôi mác PT-810, PT-811 cho Trung tâm hành quân biển (Marops, Maritime Operation). Hai chiếc tàu này khi đến Đà Nẵng được đổi tên thành PTF-1 và PTF-2. Trong lúc đó, CIA chẳng cần được phép hay không, đă đặt mua hai chiếc tàu Nasty của Na Uy, đem về đặt tên là PTF-3 và PTF-4.


    Tàu Nasty của Na Uy

    Thêm vào đó, về vấn đề nhân lực, CIA thuê hẳn người Na Uy lái tàu, v́ người Mỹ không được phép đến hải phận Bắc Việt. Theo đó, ba thủy thủ Na Uy đă đến Đà Nẵng với thời hạn hợp đồng 6 tháng. Họ có biệt danh là “Viking”. Theo Đại úy Trương Duy Tài, một sĩ quan trong đơn vị biệt kích biển, th́ người “Viking” sống ḥa hợp với thủy thủ Việt Nam và rất rành đi biển.

    Ngày 15/12/1962, một chiếc PTF hướng ra biển Bắc Bộ, đem theo toán người nhái Neptune. Trước khi đến mục tiêu, chiếc tàu … bị lạc hướng, phải quay về Đà Nẵng, hủy bỏ phi vụ xâm nhập. CIA đợi đến ngày 14/1/1963 mới thực thi 2 phi vụ cùng một lúc. Hai chiếc Swift rời bến, chạy song song cho đến vĩ tuyến 17 mới tách ra. Một chiếc hướng về những nhà máy, công xưởng dọc theo băi biển gần thị xă Đồng Hới. Chiếc thứ hai tiếp tục chạy thêm 18 km nữa đến cửa Ṛn thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng B́nh.

    Toán biệt kích biển tấn công Đồng Hới có biệt danh Zeus không gặp trở ngại nào. Họ đến đúng lúc mặt trời lặn, toán biệt kích chèo xuồng cao su vào bờ, đặt dàn hỏa tiễn nhỏ, lắp kíp nổ hẹn giờ do CIA chế tạo, hướng vào nhà máy rồi rút êm trở lại chiếc Swift. Trước khi quay về, họ c̣n thả xuống biển thêm mấy thùng truyền đơn tuyên truyền chống phá chế độ Bắc Việt, để sóng đánh trôi dạt vào bờ.

    Toán biệt kích thứ 2, với mật danh Charon không được may mắn như đồng sự của họ. Chiếc Swift c̣n cách mục tiêu chừng 19 km, viên thyền trưởng người Na Uy trông thấy có chiếc tàu từ hướng bắc chạy ngược chiều bèn chạy ṿng vo để tránh. Cho đến khi mất bóng chiếc tàu lạ họ mới tiếp tục tiến đến mục tiêu nên chậm mất mấy giờ đồng hồ.

    Sau khi thảo luận sẽ tiếp tục phi vụ, toán trưởng ra lệnh cho toán Charon xuống thuyền cao su hướng về cửa Ṛn. Khi gần đến cửa Ṛn, toán người nhái lắp chân nhái rồi bơi vào bờ theo từng cặp hai người. Một cặp sẽ bơi vào bờ phía bắc, cặp khác đến bờ phía nam cửa sông Gianh. Run rủi thế nào, một cặp bất ngờ gặp phải một chiếc tàu đi ra. Do ḷng sông cạn, nhiều bùn, hai người nhái sợ người trên chiếc tàu nọ trông thấy, vội vă bơi trở lại chiếc thuyền cao su đang đợi ở cửa biển. Cặp người nhái thứ hai biến mất, không thấy trở lại. Viên thuyền trưởng người Na Uy vẫn gắng đợi cho đến khi mặt trời lặn. Lúc nổ máy, bỗng ông ta phát hiện có đèn hiệu chiếu ra từ bờ. Viên thuyền trưởng liều mạng lái chiếc Swift chạy vào bờ, vớt hai người nhái bị cho là mất tích từ lúc chiều. Coi như nhiệm vụ đă xong, họ hướng tàu về căn cứ xuất phát ở Đà Nẵng.


    Cố vấn Mỹ huấn luyện biệt kích sử dụng thuyền cao su đổ bộ tại băi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng.

    Hiệp định Geneve về vấn đề trung lập hóa Vương quốc Lào có hiệu lực kể từ ngày 6/10/1963. T́nh thế đó buộc tổng thống Kennedy phải ra lệnh ngưng tất cả các hoạt động bí mật trên lănh thổ Bắc Việt Nam.

    Sau sự việc chiếc máy bay C123 của hăng hàng không Air America (CIA) bị bắn rơi vào ngày 22/11/1963, mà Mỹ biện minh “chỉ chở đồ tiếp tế nhân đạo cho dân Lào, chứ không có mục đích quân sự nào”, làm cái cớ cho chính quyền Kennedy “nổi giận”. Vịn vào đó, CIA và Pḥng 45 được lệnh tiếp tục các hoạt động bí mật tại Bắc Việt Nam. Toán biệt kích Tourbillon được lệnh “làm cú nữa”, nhắm vào một cây cầu khác, cách cây cầu bị đánh trước đó khoảng 12 km về hướng tây. Ngày 8/12, Tourbillon báo cáo đă hoàn thành phi vụ thứ hai.

    Thấy toán Tourbillon thành công, CIA và Pḥng 45 tiếp tục chuẩn bị cho những toán biệt kích kế tiếp vào cuộc. Toán Lyre có nhiệm vụ phá hoại và thu thập tin tức nên đă tuyển những người theo đạo Thiên Chúa, như hai toán trước đây là Echo và Atlas đă làm, nhưng đều thất bại. Toán Lyre được thả xuống khu vực gần đèo Ngang. Khu vực này gần biển, CIA sẽ sử dụng tàu đổ bộ từ biển vào thay v́ thả dù như những toán biệt kích trước đó.

    Ngày 29/12, ngay lúc đổ bộ, toán biệt kích Lyre đă bị một trạm kiểm soát của Bắc Việt ở băi biển phát hiện. Năm người trong toán Lyre bị bắt ngay ngày hôm sau. Hai biệt kích quân c̣n lại định trốn về hướng nam cũng bị bắt vào cuối tuần.

    Toán biệt kích phá hoại đầu tiên trong năm 1963 là toán Tarzan gồm 5 người, địa bàn hoạt động tại khu vực huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng B́nh. Trước đó hai năm, toán biệt kích Echo từng nhảy dù xuống vùng này. Đêm 6/1, các biệt kích quân lên chiếc máy bay C54, do phi công Đài Loan lái, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất. Chuyến thả biệt kích thành công, ít hôm sau, Tarzan báo cáo về Sài G̣n đă đến mục tiêu an toàn.

    Ngày 12/4/1963, sáu biệt kích của nhóm Pegasus, gồm toàn người dân tộc Thổ đă nhảy dù xuống tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ của họ là phá hoại một trong hai tuyến đường sắt chính chạy từ biên giới Trung – Việt đến Hà Nội. Ở Sài G̣n, CIA nóng ḷng ngồi đợi báo cáo của toán Pegasus, nhưng kết quả vẫn biệt tăm. Bước sang tháng 5, một toán biệt kích khác cũng nhảy dù xuống miền Bắc cũng mất tích luôn.


    Toán Alabama tại Phú Bài

    Chẳng đếm xỉa ǵ đến những toán biệt kích đă bặt vô âm tín, ngày 4/6/1963, CIA quyết định cùng lúc thả ba toán biệt kích. Chiếc C54 không đủ sức chở ba toán biệt kích cùng lúc, CIA phải mượn thêm một chiếc C54 khác của Đài Loan để sử dụng trong ṿng một tháng. Sáng sớm ngày 5/6, cả hai chiếc C54 trở về an toàn sau khi thả ba toán biệt kích xuống lănh thổ Bắc Việt. Thế nhưng chỉ có toán Bell báo cáo về Sài G̣n, hai toán kia biệt tăm luôn.

    Ba ngày sau, CIA tiếp tục kịch bản cũ, chở hai toán biệt kích trên một chiếc máy bay C54, thả dù xuống hai tỉnh Ninh B́nh và Thanh Hóa. Cả hai đều không liên lạc. Hai hôm sau, hai toán khác lên đường trên một chuyến C54 nhảy dù xuống vùng Hà Tĩnh, Nghệ An rồi cũng biến mất luôn. CIA hầu như chẳng quan tâm ǵ đến kết cục trên, chỉ lo t́m loại máy bay khác để thay thế chiếc C54 đến hạn phải trả lại cho Đài Loan.

    Họ chọn loại máy bay C123 có đuôi rộng hơn, toán biệt kích và thùng tiếp tế có thể thả ra khỏi máy bay trong ṿng vài giây, như vậy đỡ phân tán, thất lạc. Những chiếc C123 không phù hiệu này sẽ do phi công Đài Loan lái đến Tân Sơn Nhất ngày 15/6/1963.


    Máy bay C123 tại An Khê

    Toán biệt kích tiếp theo gồm 8 người, mang mật danh Giant. Vào một buổi tối, chiếc máy bay C123 chở cả toán cất cánh bay ra biển, hướng về vịnh Bắc bộ, cắt ngang qua thành phố Vinh, Nghệ An, về vùng rừng núi phía tây. Đến mục tiêu, cả toán Giant nhảy ra khỏi máy bay và chiếc C123 quay đầu xuôi về hướng nam. Tại Sài G̣n, các nhân viên CIA cố ḍ t́m làn sóng để nhận điện báo cáo của toán Giant, nhưng chỉ hoài công. Tất cả đều im lặng.

    Hai hôm sau, hai toán biệt kích khác đă sẵn sàng lên đường. Toán thứ nhất mang mật danh Packer, gồm những biệt kích quân là người dân tộc thiểu số, sẽ xâm nhập vùng Yên Bái. Hy vọng toán Packer sẽ thành công như toán Bell, toán duy nhất gửi điện báo về trong suốt mùa hè 1963. Cũng như toán Bell, Packer gồm 5 biệt kích quân, có nhiệm vụ phá hoại tuyến xe lửa Hà Nội – Lào Cai, chạy xuyên qua tỉnh Yên Bái. Trưởng toán Packer là Ngô Quốc Chung, người dân tộc Tày. Toán thứ hai gồm ba người, sẽ nhảy dù xuống tăng cường cho toán Europa. Toán này từng nhảy dù xuống địa bàn tỉnh Ḥa B́nh 17 tháng trước đó.

    Khi đó chiếc phi cơ C54 đă hết hạn hoạt động. Thế nhưng chủ nhân của nó vẫn muốn bay chuyến chót, với dự định chở cả hai toán biệt kích cùng lúc. Đầu tiên, chiếc C54 bay đến không phận tỉnh Yên Bái. Đến băi đáp, những biệt kích quân trong toán Packer nhảy khỏi máy bay. Chiếc C54 lượn ṿng bay về hướng Ḥa B́nh. Viên phi công Đài Loan cố t́nh bay thấp để tránh mây. Nhưng đột nhiên nó biến mất trong không trung cùng toán biệt kích thứ hai. Trong lúc đó toán Packer đáp đất xong cũng mất liên lạc với Sài G̣n.


    Lần lượt từng toán biệt kích ra đi để rồi ... biệt tích

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P6

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ




    Số lượng những toán biệt kích mất tích tăng lên. CIA và Pḥng 45 chẳng biết làm ǵ hơn là vét quân chuẩn bị cho toán biệt kích cuối cùng xâm nhập miền Bắc. Toán biệt kích mang mật danh Dragon gồm toàn lính người dân tộc Nùng sẽ được đổ bộ bằng thuyền vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh, gần biên giới Trung – Việt. Xui xẻo làm sao, CIA lên kế hoạch cho sự khởi sự đúng vào lúc thời tiết xấu. Cả 5 lần xuất phát đều phải quay trở lại. Cuối cùng, vào ngày 15/7/1963, bảy người trong toán Dragon cũng xuất phát bằng thuyền cao su, xâm nhập hải phận Bắc Việt. Chẳng hiểu sao, từ đó họ cũng biệt tăm, biệt tích.

    Như vậy, cộng cả toán Dragon, CIA đă thả xuống lănh thổ Bắc Việt 13 toán biệt kích chỉ trong ṿng 7 tháng. Tính đến tháng 7/1963, chỉ có một trong số 13 toán biệt kích điện báo về Sài G̣n rằng đă đến mục tiêu. 12 toán khác coi như “mất tích”. Ngày 9/7/1963, Hà Nội đưa tin xét xử toán biệt kích Pegasus. Sau đó trong ṿng ba tháng có thêm 5 phiên ṭa xử những toán biệt kích khác.

    Không c̣n ǵ để chối căi rằng CIA đă thất bại hoàn toàn trong âm mưu thả các toán biệt kích xâm nhập lănh thổ miền Bắc. Trong muôn vàn lư do thất bại, có thể v́ lư do chọn băi đáp không chính xác. Nhiều toán biệt kích phải nhảy xuống những nơi gần làng mạc và lập tức bị phát giác. Như toán Tellus xâm nhập tỉnh Ninh B́nh ngày 8/6, bị phát hiện ngay khi dù đang lơ lửng trên không, cả 4 biệt kích quân trong toán Tellus đều bị bắt trong ṿng 25 phút. Toán Packer xui xẻo hơn, nhảy dù ... đúng giữa một làng dân cư đông đúc, c̣n nhân viên truyền tin rơi đúng ngay nóc nhà dân.


    Dịch giả có mặt trong toán này

    Tháng 12/1963, Hà Nội sử dụng toán Europa làm mồi nhử trong lúc bố trí 4 khẩu đội pháo pḥng không 14,7 mm tại khu vực đồi núi tỉnh Ḥa B́nh. Không chút mảy may nghi ngờ, đêm 10/8, viên phi công Đài Loan lái chiếc C123 chở đồ tiếp tế cho toán biệt kích Europa.

    Từ xa, viên phi công Đài Loan đă trông thấy đèn hiệu thắp sáng theo h́nh chữ “T” đúng như kế hoạch. Nhưng bỗng nhiên đạn pḥng không từ dưới mặt đất bắn lên trúng nhiều chỗ trên thân máy bay, viên phi công cố lái chiếc C123 lết về căn cứ trong nỗi kinh hoàng tột độ! Đến Sài G̣n rồi mà viên phi công người Đài Loan vẫn chưa hoàn hồn nên xin nghỉ luôn, chẳng màng đến đô la Mỹ và ... dông thẳng một mạch về Đài Loan. Những phi công Đài Loan khác cũng rất sợ, họ từ chối bay tiếp tế cho toán biệt kích Europa, vẫn đang đâu đó dưới kia, ở tỉnh Ḥa B́nh. Grin

    Ngày 20/11/1963, những yếu nhân ở chính quyền Mỹ, cũng là những người có tiếng nói quyết định trong phương thức tiến hành chiến tranh đặc biệt trên chiến trường Việt Nam, đă ngồi lại bàn định sau cái chết của anh em Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và chính trường Sài G̣n đă trở nên hỗn loạn. CIA thấy rằng phải xem xét lại mọi kế hoạch.

    Người ngồi ghế chủ tọa là Bộ trưởng quốc pḥng Robert S. Mc Namara, bên phải là đô đốc Felt, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại Thái B́nh Dương (CINCPAC). Ngồi đối diện với Mc Namara là ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk, viên phụ tá là George Ball, cố vấn an ninh quốc gia Mc. Geoge Bundy, trùm CIA John Mc Cane. Thêm hai người đến từ Sài G̣n là Đại sứ Henry Cabot Lodge và tướng Paul Harkins – Tư lệnh Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV).

    Họ quyết định chuyển giao những hoạt động của cơ quan CIA cho Quân đội với một mật danh “Trở lại” (Switch Back).

    Từ năm 1957, cơ quan CIA và Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Mỹ) đă phối hợp làm việc. Những quân nhân “Mũ nồi xanh” hay lực lượng đặc biệt Mỹ đều làm cố vấn cho Liên đoàn Quan sát số 1. Từ năm 1961, lực lượng đặc biệt Mỹ tăng cường cộng tác với cơ quan CIA. Cũng trong năm 1961, CIA thành lập Trung tâm huấn luyện ở Thủ Đức và Ḥa Cầm, Đà Nẵng.

    Trung tâm Thủ Đức có lưu lượng huấn luyện mỗi khóa khoảng bốn đại đội biệt kích dù, phục vụ cho những kế hoạch xâm nhập lănh thổ Lào. Trung tâm Ḥa Cầm chuyên huấn luyện biệt kích do thám khu vực biên giới, hệ thống các đường hành lang vận chuyển tiếp tế của Bắc Việt. Cơ quan CIA cấp kinh phí cho quân Mũ Nồi Xanh tổ chức những khóa huấn luyện cho cả hai trung tâm Thủ Đức và Ḥa Cầm.


    Hồ sơ mật về hoạt động của các toán Strata



    Ṭa nhà cao bảy tầng tại số 22-Lư Tự Trọng (Gia Long cũ), Q.1 từng là trụ sở của CIA, nh́n từ công viên Chi Lăng (nay bị ṭa nhà Vincom, bên phải ảnh, án ngữ). Chính tại đây vào ngày 30/4/1975, tướng Phạm Xuân Ẩn bằng mối quan hệ và sự nhanh trí của ḿnh, đă giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến lên chuyến bay cuối cùng của hăng Air America (CIA) rời Sài G̣n.


    Bức ảnh nổi tiếng do Hubert Van Es chụp chuyến bay đó tại sân thượng, cũng chính là "nắp" thang máy, của ṭa nhà.


  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P7

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ

    Đầu năm 1962, CIA bắt đầu tổ chức lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG), tuyển mộ thanh niên người dân tộc,
    tổ chức thành những đại đội vũ trang đối đầu với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. CIA sử dụng quân Mũ nồi xanh huấn luyện cho lực lượng dân sự chiến đấu để trà trộn hay cài cắm người vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, Sở Khai thác địa h́nh Phủ Tổng thống cũng gửi người đến hai trung tâm hỗ trợ huấn luyện.

    Đến tháng 7/1962, cơ quan CIA đă có thể bàn giao chương tŕnh Dân sự chiến đấu cho quân đội Sài G̣n. Việc bàn giao bắt đầu bằng “Kế hoạch Trở lại”, sẽ hoàn tất trong ṿng 1 năm và được triển khai đồng thời với những hành động xâm nhập, phá hoại trên lănh thổ Bắc Việt. V́ lẽ đó, “Kế hoạch Trở lại” c̣n có tên gọi là “Kế hoạch 34-63”.

    Tháng 1/1963, Hải quân Mỹ gửi toán biệt kích biển (SEAL) sang Nam Việt Nam huấn luyện về chiến thuật hành quân biệt kích ở Đà Nẵng. Hai tháng sau, toán biệt kích Mũ nồi xanh từ Okinawa cũng đến huấn luyện cho lực lượng Dân sự chiến đấu tại căn cứ mới của CIA tại Long Thành, cách Sài G̣n khoảng 22km về hướng tây. Căn cứ này có tên là Trại Quyết Thắng, sẽ dần thay thế cho căn cứ Thủ Đức.

    Trước khi lập căn cứ ở Long Thành, tất cả những biệt kích tham dự các kế hoạch xâm nhập Bắc Việt đều do CIA huấn luyện trong những mật cứ rải rác ở khắp Sài G̣n. Trên phương diện lư thuyết, nguyên tắc này có vẻ đảm bảo bí mật, v́ các toán biệt kích đều ăn, ở, huấn luyện riêng biệt. Căn cứ rộng lớn Long Thành được xem là thực địa lư tưởng cho những khóa huấn luyện kỹ năng phá hoại, sử dụng vũ khí và các loại phương tiện đặc biệt khác.

    Toán Mũ nồi xanh đầu tiên đến căn cứ Long Thành là toán A 413, do Đại úy Clinton Hayes làm trưởng toán. Họ huấn luyện cả điệp viên lẫn biệt kích dù. Tháng 10/1963, toán A 413 được thay thế bởi toán A 211 đến từ Okinawa, trưởng toán này là Đại úy Lawrence White.

    Tại Sài G̣n, căn cứ vào kế hoạch “Trở lại”, ngày 1/4/1963, Sở Khai thác Địa h́nh đổi tên thành Lực lượng Đặc biệt - một binh củng của Quân lực VNCH.


    Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Đường quan lộ kết thúc vào ngày 1/11/1963 bởi các "chiến hữu" tại Bộ Tổng tham mưu VNCH

    Sau nhiều biến cố xảy ra vào cuối năm 1963, cả hai vị tổng thống VNCH và Mỹ đều bị ám sát. Đầu năm 1964, những hoạt động phá hoại trên đều nằm trong kế hoạch 34A. Ngày 3/2, tướng Nguyễn Khánh được tường tŕnh về kế hoạch 34A, ông ta có vẻ hài ḷng và hứa sẽ yểm trợ. Kế hoạch 34A vẫn được tiếp tục điều chỉnh, mặc dù t́nh h́nh chính trị ở Sài G̣n lúc này rất rối ren.

    Ngày 24/1, Mỹ thành lập Trung tâm hành quân đặc biệt (SOG), đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội và Tư lệnh lực lượng quân sự Mỹ. Trên lư thuyết, SOG sử dụng chiến thuật chiến tranh ngoại lệ để phá hoại, quấy rối, làm suy yếu nền kinh tế Bắc Việt Nam, vừa tổ chức xâm nhập, bắt cóc con tin khai thác tin tức, phá hoại, tuyên truyền, thu thập tin tức t́nh báo và phản gián. Chương tŕnh hoạt động của SOG bao gồm bốn h́nh thức. Một là những trận tập kích bất ngờ. Hai là tập kích, phá hoại những căn cứ, nhà máy quốc pḥng và dân sự. Ba là tổ chức những cuộc hành quân từ cấp đại đội đến tiểu đoàn vào lănh thổ miền Bắc, phá hoại những căn cứ, cơ xưởng, nhà máy lớn ở miền Bắc. Bốn là có thể sử dụng không lực đánh phá, làm suy sụp nền kinh tế Bắc Việt.

    Căn cứ vào nhiệm vụ cho phép, SOG tiến hành giai đoạn 1 từ 2 - 5/1964. Tất cả gồm 33 mục tiêu, trong đó có 22 trận tập kích phá hoại. Chỉ huy trưởng đầu tiên của SOG là Đại tá Clyde R. Russell, cựu trung đoàn trưởng một trung đoàn thuộc Sư đoàn Dù 82, nguyên liên đoàn trưởng của Lực lượng đặc biệt. CIA đă bàn giao cho SOG tất cả những ǵ họ đă xây dựng được, kể cả những chiếc tàu Swift, PTF cho đến các toán biệt kích biển, cùng phi hành đoàn Đài Loan cho Bộ tư lệnh lực lượng dù và căn cứ Long Thành. Trên những cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực được CIA giao cho, bộ chỉ huy SOG tiếp tục những hoạt động xâm nhập miền Bắc.

    Ngày 23/4/1963, chiếc C123 chở toán biệt kích gồm 3 người, tiếp tục xâm nhập Bắc Việt, nhằm tăng cường cho toán Remus. Theo kế hoạch, chiếc C123 bay tới điểm hẹn là những ngọn đồi gần khu vực ḷng chảo Điện Biên Phủ. Phi hành đoàn nh́n thấy đèn hiệu từ dưới đất, bèn bật đèn xanh cho các quân nhân biệt kích nhảy ra khỏi máy bay. Sau đó, Remus báo cáo rằng những biệt kích quân đă đáp đất an toàn. Phi vụ đầu tiên của SOG coi như thành công.

    Hai hôm sau, SOG chuẩn bị cho phi vụ thứ hai. Toán biệt kích mang mật danh Attila, gồm 6 lính Việt Nam sẽ nhảy dù xuống phía nam tỉnh Nghệ An. Lần này SOG không nhận được báo cáo, coi như toán Attila mất tích. Đến cuối mùa hè 1963, SOG thả thêm 8 toán biệt kích ra miền Bắc. Trong đó có 3 toán tăng cường cho các toán nằm vùng trước đó mà Pḥng 45 c̣n nhận được điện báo cáo. Năm toán khác nhảy dù xuống mục tiêu mới, nhưng chỉ một toán có điện báo cáo về Sài G̣n.

    Trong khi đó, Washington theo dơi sát các hoạt động của SOG. Nhiều vấn đề về các toán biệt kích nằm vùng ở Bắc Việt được đem ra thảo luận như t́nh trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Toán biệt kích Bell hoạt động ở tỉnh Yên Bái đă hơn 1 năm mà không được tái tiếp tế. Trước khi nhận được tiếp tế trong tháng 7, hiệu thính viên toán Bell báo cáo rằng ba biệt kích quân đă chết v́ đói.


    Toán Easy, với trang phục miền Bắc, tại căn cứ huấn luyện.

    Một vấn đề khác nảy sinh trong lănh đạo, chỉ huy. Theo điện văn ngày 19/1/1963, kế hoạch 34A (xâm nhập Bắc Việt) có hai người chỉ huy. Một là vị Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n; hai là Tư lệnh Phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (MACV). Thêm vào đó, SOG chỉ nhận lệnh từ Cơ quan Phản gián và Các dịch vụ đặc biệt (SACSA) ở Washington.

    Tóm lại, SOG phải xin phép cho mỗi phi vụ xâm nhập, khiến công tác bảo đảm cho từng phi vụ thêm rắc rối, phức tạp. Trước hết, Đại tá Russell, trùm SOG phải gửi chương tŕnh hoạt động lên vị Tư lệnh Thái B́nh Dương để báo lên Tổng tham mưu trưởng. Rồi phải được sự chấp thuận của Đại sứ Mỹ, tối thiểu 24h, trước khi thực thi phi vụ. Chưa kể nhiều phi vụ phải được sự chấp thuận của tổng thống Mỹ Johnson. Thêm nữa, những chuyên viên cao cấp của CIA đều có quyền gạch bỏ bất cứ kế hoạch nào do SOG soạn thảo mà không có bản thuyết minh chi tiết, thuyết phục.


    Trước giờ xâm nhập


    Chưa kể những vấn đề nảy sinh mang tính chất nội bộ, SOG luôn than phiền rằng những phi công của hăng Air America không chịu hợp tác. C̣n các phi công Đài Loan th́ từ chối bay tiếp tế cho toán Europa sau vố bị ăn đạn pḥng không Bắc Việt. Khi SOG yêu cầu họ tiếp tục bay để tái tiếp tế cho toán Europa, họ liền cáo bệnh.

    Vấn đề chọn mục tiêu xâm nhập cũng rắc rối. Toán Attila trong tháng 4/1963 xâm nhập địa bàn tỉnh Nghệ An. Tiếp theo toán Lotus dự kiến xâm nhập lui về phía bắc, nhưng rốt cục cũng lại nhảy dù xuống tỉnh Nghệ An. Toán Scorpion thả dù xuống cùng địa điểm với các toán Bell, Packer, Buffalo. Những toán khác xâm nhập cùng mục tiêu với toán Ruby... Trước thực trạng trên, CIA buộc phải có kế hoạch điều chỉnh và đổ thêm ngân sách huấn luyện.

    Đến tháng 8/1963, tại căn cứ Long Thành đă có 16 toán biệt kích được huấn luyện, b́nh quân mỗi toán có quân số từ 11 đến 15 người. Sở Khai thác địa h́nh cung cấp nhân lực tuyển chọn từ các đơn vị của Quân đội Sài G̣n, nên phần nào làm cho các toán biệt kích mạnh thêm. SOG nhận được một trong sáu chiếc máy bay C123 cải tiến, cùng 7 phi hành đoàn Đài Loan, cộng 3 phi hành đoàn Nam Việt Nam, tổ chức thành Phi hành đoàn số 1, trực thuộc SOG và dời căn cứ ra Nha Trang.

    Ngày 14/11/1963, một chiếc máy bay C123 bay ra không phận miền Bắc, thả toán biệt kích tăng cường cho toán Bell, đang nằm vùng tại địa bàn tỉnh Yên Bái, thành công. Trong lúc đó phi hành đoàn C̣ Trắng của Nam Việt Nam chuẩn bị phi vụ đặc biệt, thả biệt kích xuống phá cầu Cấm ở phía bắc thánh phố Vinh. Cây cầu quan trọng này dùng cho cả tuyến đường sắt và đường bộ, nếu bị đánh sập sẽ cản trở việc lưu thông, tiếp tế cho chiến trường miền Nam của Bắc Việt. Theo kế hoạch, sau khi phá sập cầu, toán biệt kích sẽ dùng thuyền bơi ra biển, nơi có lực lượng biệt kích biển đợi sẵn để đưa vể miền Nam Việt Nam.

    Phi vụ này phức tạp hơn hẳn những phi vụ trước. SOG tổ chức toán biệt kích Centaur gồm 33 người, gấp 3 lần những toán trước đây. Chương tŕnh huấn luyện cho Centaur bắt đầu từ ngày 26/7/1963. Ba tháng sau, SOG điều chỉnh lại mục tiêu, thay v́ tấn công cầu Cấm sẽ chuyển sang dàn radar bên bờ biển. Theo kế hoạch, tàu Nasty chở những biệt kích người nhái ra vịnh Bắc Bộ, họ sẽ dùng xuồng cao su bơi vào bờ thám thính. Sau đó chỉ điểm cho chiếc máy bay C123 chở toán biệt kích Centaur nhảy dù xuống tấn công đài radar. Xong nhiệm vụ tất cả sẽ rút lui bằng thuyền ra tàu Nasty. Ngày N được ấn định là ngày 22/12, đúng ngày thành lập của QĐND Việt Nam.

    Để chuẩn bị cho cuộc tập kích, ngày 10/12/1963, hai chiếc tàu Nasty chở những biệt kích biển ra đậu ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Rồi toán biệt kích biển lại chèo thuyền vào bờ, đợi ra hiệu chỉ điểm cho chiếc C123, chở toán biệt kích Centaur, đang đến theo kế hoạch. Tại sân bay Đà Nẵng, toán biệt kích Centaur gồm 28 người đă lên chiếc C123, do phi công Hồ Văn Kiệt lái. Không hiểu sao, chiếc máy bay C123 mới cất cánh cách sân bay khoảng 10km, do bị khuất tầm nh́n v́ mây che phủ, đă đâm vào vách núi, không một ai c̣n sống sót. Phi hành đoàn C̣ Trắng quả là trắng thật. Cả một phi hành đoàn bị xóa sổ.

    Không phải chỉ riêng những toán biệt kích nhảy dù xuống không phận Bắc Việt thất bại, mà cả những trận tập kích trên biển do người nhái thực hiện cũng làm cho SOG mất mặt. Từ tháng 6/1962 đến tháng 1/1964, biệt kích biển đă tổ chức 4 trận tập kích, nhưng duy nhất chỉ có 1 trận không bị tổn thất.

    Trưa ngày 15/2/1964, bốn người nhái trong toán Neptune kiểm tra lại hành trang và lên chiếc Swift. Chiếc tàu lại hướng ra vịnh Bắc Bộ. Họ chạy cách xa bờ biển để tránh bị radar phát hiện. Vào lúc 23h, thuyền trưởng người Na Uy cho tàu chạy vào gần bờ. Toán người nhái âm thầm xâm nhập trong màn đêm. Một người trong toán là Vũ Đức Gương, vốn là giáo dân, di cư vào Nam năm 1954. Gương là một trong những người nhái đầu tiên do CIA huấn luyện. Anh ta cũng có mặt trong phi vụ 22/12/1963, từng chứng kiến cảnh chiếc Swift bị tàu Swatow Bắc Việt bắn ch́m.

    Toán người nhái cùng ba thủy thủ đoàn sẽ dùng xuồng cao su bơi vào bờ. Nhiệm vụ của họ giống toán Vulcan trước đây. Xuồng bơi đến cửa sông Gianh, toán người nhái bơi vào đặt ḿn phá hoại, rồi bơi trở về xuồng. Sau đó chạy ra chiếc Swift tẩu thoát về miền Nam. Một thủy thủ trực máy liên lạc với chiếc Swift đậu ngoài khơi đề pḥng chuyện bất trắc xảy ra. Kế hoạch sắp đặt sẵn đâu vào đó, nhưng chuyện không may lại xảy ra. Bỗng nhiên gió thổi mạnh, tạo nên những con sóng xô đẩy chiếc xuồng cao su. Khi toán người nhái đang xuống nước, một ngọn sóng lật úp chiếc xuồng, thế là máy móc, đồ đạc, trang bị rớt xuống biển hết, trong đó có cả ḿn để gắn vào mấy chiếc Swatow.

    Khi toán cảm tử quân lật được chiếc xuồng trở lại, động cơ và máy truyền tin bị ngấm nước không hoạt động được nữa, lại không thể gọi chiế Swift vào cứu, họ chèo xuồng bằng tay trong đêm tối, cố t́m đường trở lại chiếc Swift. Đến gần sáng, chiếc Swift đợi quá lâu nên chạy vào t́m, may gặp được chiếc xuồng cao su bèn lôi tất tả lên tàu, cứu được toán người nhái cùng 3 thủy thủ đoàn.


    Hai chiếc PTF tại căn cứ Hải quân Đà Nẵng. Phía sau là BTL Hải quân vùng 1 Duyên hải.

    Ban Cố vấn Hải quân của SOG, đóng tại Đà Nẵng, phải đợi đến đêm không trăng tháng sau mới tổ chức lại phi vụ khác. Chiều 11/3/1964, toán biệt kích Neptune trở lại cửa sông Gianh trên chiếc Swift. Toán trưởng là Nguyễn Văn Nhu, toán phó là Vũ Đức Gương, hai người nhái khác là Phạm Văn Lư, Vũ Văn Giỏi. Phi vụ thực thi có vẻ đúng theo kịch bản: chiếc Swift đậu ngoài khơi, xuồng cao su đưa 4 người nhái đến cửa sông Gianh, rồi đợi họ quay trở lại.

    Mặc quần áo lặn, đi chân vịt, toán người nhái chia làm 2 tổ, bơi vào bờ. Hai tổ sẽ gặp nhau tại bến đậu của những chiếc Swatow. Vào đến nơi, Gương và Lư ngoi đầu lên quan sát, không thấy chiếc Swatow nào hết, cũng không thây 2 người trong tổ kia là Nhu và Giỏi đâu. Theo kế hoạch được quán triệt trước lúc lên đường, Gương và Lư bơi đến bến đậu thứ hai, họ phải bơi ngược ḍng. Gương để ư thấy b́nh dưỡng khí sẽ không đủ ôxy để bơi trở lại xuồng cao su nên đă ra hiệu cho Lư lội lên bờ, cả hai tháo b́nh dưỡng khí, chân vịt ra giấu vào băi sậy để dễ hành động. Bỗng dưng, có tiếng hô to: “Đứng lại!”. Tiếp theo là ánh đèn pin loang loáng soi khắp nơi, rồi tiếng súng nổ vang. Cả hai liền quay trở lại nơi giấu đồ nhái, nhưng không c̣n kịp nữa.

    Trên chiếc xuồng cao su, mấy thủy thủ ngồi chờ cho đến lúc rạng đông. Không c̣n cách nào hơn, họ phải quay trở lại chiếc Swift, thiếu mất bốn người nhái.

    Tin tổn thất về đến Đà Nẵng. Lần này toán cố vấn Hải Quân phác họa chương tŕnh đánh phá mấy cây cầu dọc theo bờ biển miền Bắc. Toán biệt kích biển được chọn ra từ toán biệt kích Cancer toàn người dần tộc H’mông. Họ ngồi trên xuồng cao su bên hông chiếc Swift hướng về huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Khi chiếc xuồng cao su vào đến gần bờ, hai người ở lại ngoài biển. Ṿng A Cầu, Châu Hềnh Xương bước lên trên cát. Một toán tuần tiễu đi ngang qua. Xương chiếu đèn hiệu ra chỗ xuồng cao su báo nguy, sau đó cùng với Cầu chạy lủi vào một bụi rậm, hy vọng sau khi toán tuần tiễu đi qua, họ sẽ cho xuồng vào đón.

    Điều đó không diễn ra như dự đoán. Toán tuần tiễu Bắc Việt trông thấy dấu chân in trên cát và tức khắc mở cuộc săn đuổi. Thấy bị động, chiếc xuồng cao su chạy thẳng ra chiếc Swift và quay trở lại Đà Nẵng, thiếu hai người nhái là Ṿng A Cầu và Châu Hềnh Xương.

    Hai hôm sau, Ban Cố vấn Hải quân (NAD) tổ chức một phi vụ khác, dự định phá cầu ở tỉnh Quảng B́nh. Theo kế hoạch cũ, 9 người bơi xuồng cao su vào gần bờ, thả toán người nhái, hai người trong nhóm đi nhầm vào đám ngư dân đánh cá đêm. Thêm lần nữa chiếc Swift trở lại Đà Nẵng, thiếu mất hai người nhái.

    Ngày 1/4/1964, lực lượng Pḥng vệ Duyên hải được chính thức thành lập tại Đà Nẵng, đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Ngô Thế Linh. Đơn vị mới này tuyển mộ, huấn luyện thêm nhiều toán biệt kích có quân số lên đến 30 người. Không như CIA, SOG có thể tuyển quân từ Quân đội Sài G̣n. Toán Romulus gồm những quân nhân từ binh chủng Thủy quân Lục chiến. Toán Nimbus tuyển từ Biệt động quân và lính dù. Hai toán khác từ Hải quân; toán Vega lấy từ đơn vị tàu biển; toán Athena tuyển từ các hạm tàu.


    Toán Nimbus đang lên chiếc C 123 cho một phi vụ xâm nhập

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ



    Trong thời gian chờ đợi, xin phép gửi vài bức ảnh minh họa.


    Đặng Tuyết Mai - Nguyễn Cao Kỳ, người đă lái chiếc C47 thả toán Castor, và nhiều toán sau đó, xâm nhập miền Bắc.


    Philippin 24/10/1966. Từ phải qua trái: Đệ nhất phu nhân Philippin Ferdinand Marcos; Đệ nhị phu nhân VNCH, Hoa khôi áo dài Đặng Tuyết Mai; Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Lindon B. Johnson; Chắc khỏi giới thiệu, v́ đó là...madame Thiệu.


    Cùng địa điểm: Tagaytay, Philippin 24/10/1966. Các bà đi tham quan trong khi các phu quân họp bàn về cuộc chiến tại Việt Nam.


    Đệ nhị phu nhân tại nhà riêng ở Sài G̣n, 10/5/1966.


    Manila 10/8/1966. Từ trái qua phải: Nguyễn Cao Kỳ, Imelda Marcos, Đặng Tuyết Mai, Tổng thống Philippin Ferdinand Marcos
    Alamit: Có lẻ tác giả ái mộ Đệ nhị phu nhân?
    Last edited by alamit; 10-04-2012 at 06:55 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P8

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ


    Tấn công lên bờ khó thành công, Ban Cố vấn dự thảo chương tŕnh khác mang mật danh Loki, bắt cóc ngư dân miền Bắc đem đến cù lao Chàm ngoài khơi Đà Nẵng cho Mặt trận Gươm thiêng ái quốc tuyên truyền.


    Một ngư dân bị biệt kích bắt mang về giam tại cù lao Chàm theo chương tŕnh Loki

    SOG hy vọng sau khi nhận tàu Nasty, những trận tập kích phá hoại trên đất liền Bắc Việt có cơ hội thành công hơn. Theo đó, SOG lên kế hoạch sử dụng 26 biệt kích biển bố trí trên 3 chiếc xuồng cao su, sẽ tràn lên bờ bắn phá trong ṿng 10 phút rồi rút nhanh. Chuyến kế tiếp SOG soạn thảo kế hoạch đánh phá cầu trên quốc lộ 1 thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xa hơn là những mục tiêu thực hiện trước đây, để Bắc Việt khó phán đoán địa điểm tập kích.

    Đêm 26/6/1964, SOG cho triển khai vụ tập kích: 7 quân nhân làm nhiệm vụ phá cầu; 22 người khác làm lực lượng bảo vệ, cảnh giới. Trận này họ đă giết được hai người gác cầu và bốn người khác trong lực lượng tuần tra biển. Thanh toán xong mục tiêu, tất cả rút ra xuồng cao su và chạy về chiếc Nasty đang đợi.

    Sau vụ tập kích thành công, tưởng dễ ăn, Ban Cố vấn tổ chức tấn công quy mô hơn. Họ sử dụng hai chiếc Nasty, một chiếc chở biệt kích, chiếc thứ hai hộ tống. Mục tiêu trận tập kích này là trạm bơm ở phía bắc Đồng Hới, Quảng B́nh. Đêm 30/6/1964, hai chiếc Nasty xâm nhập hải phận Đồng Hới. Trong lúc 2 chiếc PTF-5 và PTF-6 đợi ngoài khơi, 30 biệt kích biển xuống xuồng cao su ập vào bờ, tập kích những mục tiêu đă định.

    Bị tổn thất hai vụ trong ṿng hai tuần, lần này Bắc Việt đă có kế hoạch “đón khách”. Khi toán biệt kích biển lên đến bờ, họ được chào đón bằng đủ các loại súng. Thấy vậy, chiếc PTF-5 ngoài khơi phải tăng tốc chạy vào bắn yểm trợ cho toán biệt kích rút lui, nhưng vẫn bị kẹt lại hai người. Ngày 15/7, biệt kích tiếp tục tập kích vào cửa sông Ron, để lại thêm hai người nữa. Chứng tỏ Bắc Việt đă mạnh tay hơn trong việc tiêu diệt các toán biệt kích quân Sài G̣n.

    Cùng thời điểm trên, Phái đoàn Viện trợ Quân sự Mỹ (MACV) nhận được tin t́nh báo có 10 chiếc Swatow trên đường vào Đồng Hới, 4 chiếc khác đă đến sông Gianh để đón lơng bất kỳ toán biệt kích nào xâm nhập hải phận Bắc Việt.

    Ngày 20/1/1965, dưới ánh trăng vằng vặc, một chiếc máy bay C123 màu xám không phù hiệu cắt ngang không phận phía tây tỉnh Lai Châu, bay ṿng trên bầu trời về hướng bắc ḷng chảo Điện Biên Phủ. Phi hành đoàn Đài Loan trông thấy lửa đốt sáng trong khu rừng ở dưới đất đúng theo h́nh dáng đă quy ước. Toán biệt kích 4 người nhảy ra khỏi phi cơ, chiếc C123 bay qua Lào rồi hướng về Nam Việt Nam.


    Những biệt kích quân vừa nhảy dù xuống vùng Lai Châu thuộc toán đầu tiên của SOG xâm nhập không phận Bắc Việt trong năm 1965, lẽ ra sẽ tăng cường cho toán Remus đă nằm vùng trước đó trong tháng 4/1962, nhưng do t́nh h́nh thay đổi, Remus nhận lệnh đổi sang thực thi những phi vụ phá hoại. Thế nhưng trước đây Remus chỉ được huấn luyện thu thập tin tức t́nh báo, cộng với không có phương tiện để phá hoại nên ngày 10/8/1963, SOG tăng cường thêm cho Remus hai “sư phụ”. Cả hai “sư phụ” đều là người Tày nên dễ làm việc với Remus và phù hợp với đặc điểm của toán biệt kích. Ba tháng sau, toán Remus báo cáo đă rải ḿn trên trục đường chính về hướng Tây Trang, tây nam Điện Biên Phủ, chạy sang Lào.

    Sau khi CIA bàn giao các toán biệt kích cho SOG trong tháng 1/1964, th́ hoạt động phá hoại là nỗ lực chính của lực lượng biệt kích Sài G̣n trong kế hoạch 34A. Ngày 23/4, SOG thả thêm ba biệt kích người Mường xuống tăng cường cho Remus. Trong tháng 8, Remus báo cáo phá sập thêm 2 cầu nữa ở phía bắc thung lũng Điên Biên Phủ. SOG hứng khởi, thả thêm 4 biệt kích người Mường nữa cho Remus.



    Buôn Ea Yang 3/1966. Gia đ́nh người vợ trẻ nhận xác chồng, vốn là một biệt kích người Thượng

    Trong tháng 1/1965, SOG dự kiến thả thêm 9 biệt kích quân Việt Nam xuống tăng cường cho Remus. Nhóm này mang theo hỏa tiễn 4.5 inch loại nhỏ, mới chế tạo đem vào chiến trường Việt Nam kiểm nghiệm. Toán Remus được lệnh dùng loại vũ khí mới này bắn phá sân bay Mường Thanh, Điện Biên Phủ. Đây là sân bay được không quân Bắc Việt sử dụng như một căn cứ tiền phương. Ngày 20/1/1965, bốn biệt kích quân Việt Nam nhảy dù xuống nhập vào toán Remus, năm biệt kích quân khác cáo bệnh để khỏi tham dự phi vụ trên. Công điện báo cáo của Remus cho biết, một biệt kích quân bị găy chân lúc đáp đất, một bị ngă vỡ sọ chết.

    Vài tháng sau, SOG đổi chủ. Người đứng đầu SOG từng được xem như là một trong những huyền thoại của Lực lượng đặc biệt Mỹ, đó là Đại tá Donald D. Blackburn. Năm 1965, không quân Mỹ bắt đầu đánh phá Bắc Việt, với chiến dịch “Rolling Thunder”. Quân Mỹ yêu cầu SOG đánh phá đường ṃn Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn đường tiếp tế, chuyển quân của Bắc Việt vào chiến trường miền Nam. Để chỉ điểm cho các trận oanh kích, MACV ra lệnh cho SOG tổ chức những toán biệt kích quân Việt Nam do lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh của Mỹ làm toán trưởng, sẽ xâm nhập, do thám hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh.

    Theo đó, những tháng cuối năm 1965, SOG tuyển thêm quân Mũ Nồi Xanh, cùng huấn luyện họ chung với biệt kích quân Việt Nam tại căn cứ Long Thành. Những cuộc hành quân do thám đường ṃn Hồ Chí Minh trên đất Lào có tên là “Shining Brass”.

    SOG tiếp tục tuyển mộ thêm lính t́nh nguyện trong Quân đội Sài G̣n, như toán Romeo gồm 5 quân nhân lấy từ Sư đoàn bộ binh 2 và năm thành viên là dân sự. Toán Romeo có 10 người, từng được huấn luyện hơn một năm, có nhiệm vụ do thám đường 103, chạy dọc theo khu phi quân sự, rồi nhập vào hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh.
    Trong lúc toán Romeo làm công tác chuẩn bị, SOG t́m phương tiện khác để thả toán biệt kich. Những phi công Đài Loan lái loại máy bay C123 chưa phải là “hạng nhất”, mặt khác nếu nhờ trực thăng Air America sẽ mang tiếng. Hơn nữa, SOG là lực lượng thuần túy quân sự chứ không phải CIA. Cuối cùng, SOG quyết định sử dụng loại máy bay trực thăng H34 của Phi đoàn 219 (King Bee) của Quân đội Sài G̣n. Vả lại, những phi công của Phi đoàn 219 có nhiều kinh nghiệm thả biệt kích và rất liều mạng, khiến người Mỹ cũng phải thán phục.
    Thế là 4 chiếc H34 không phù hiệu được biệt phái ra Nha Trang trong tháng 10/1965. Thực thi những phi vụ bay cho cuộc hành quân “Shining Brass”, phi công Việt Nam đều muốn chứng tỏ khả năng của ḿnh. Trong các phi vụ thả, thu hồi những toán biệt kích Việt – Mỹ, phi công Việt Nam được người Mỹ xem là “loại siêu”. Cũng v́ vậy SOG quyết định sử dụng loại trực thăng H34 chở toán Romeo xâm nhập không phận Bắc Việt.


    Một toán Lôi Hổ trên trực thăng H34 trên đường xâm nhập miền Bắc Việt Nam

    Sáng 19/11, theo kế hoạch 34A, 10 biệt kích quân được đưa tới Khe Sanh. Thời điểm đó nơi này chưa nổi tiếng, mới chỉ là một căn cứ của đơn vị biệt kích nhỏ, cách biên giới Việt – Lào 6 km; cách khu phi quân sự 40 km. Ba giờ chiều, toán Romeo lên 3 chiếc trực thăng H34, xuất phát từ Khe Sanh. Chiếc trực thăng đầu có 3 biệt kích quân, sĩ quan SOG, 2 xạ thủ đại liên và 1 phi công phụ người Mỹ. Cơ trưởng là Đại úy Nguyễn Phi Hùng, có biệt danh là “Moustachio”. Số biệt kích c̣n lại chia đều trên 2 chiếc H34 khác.

    Đại Úy Phi Hùng dẫn đầu phi đội trực thăng bay về hướng bắc, khuất dần trong mây. Băng qua khu phi quân sự, đến mục tiêu, phi đội đáp thẳng xuống băi đáp, thả toán biệt kích Romeo xuống, rồi bốc lên cao bay về phía nam. Chuyến thả biệt kích thành công.

    Đến đầu năm 1966, SOG tin rằng ḿnh có tới 9 toán biệt kích nằm vùng trên lănh thổ Bắc Việt, với tổng quân số là 78 người. Hai toán mới nhất thả tháng 12/1965, tăng cường cho toán Romeo. Toán Kern gồm 9 biệt kích quân nhảy dù xuống gần đèo Mụ Giạ vào tháng 3/1966 đă liên lạc sau khi xâm nhập. Hai toán này có nhiệm vụ thu thập tin tức t́nh báo theo lệnh của Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Thái B́nh Dương (CINPAC). Ông ta đinh ninh rằng Hà Nội đang cho sửa chữa gấp những con đường dùng để chuyển quân, chi viện vật chất cho chiến trường miền Nam. Do đó, buộc các toán biệt kích quân phải đếm số xe vận tải Molotova lưu thông trên đường ṃn Hồ Chí Minh. SOG nh́n nhận rằng những mệnh lệnh của ông Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Thái B́nh Dương gửi xuống cho các toán biệt kích đôi khi rất mơ hồ, không rơ ràng.

    SOG cũng đă nhận thêm loại máy truyền tin mới Delco 5300 thay cho loại máy cũ cồng kềnh RS-1 phải quay tay. Máy Delco 5300 cũng có thể truyền tín hiệu Morse. Vào thời điểm này, Hà Nội tiếp tục gia tăng hệ thống pḥng không, khiến cho các phi công Đài Loan “lạnh gáy” trong những lần bay thả đồ tiếp tế. Lúc đó có hai toán cần được tiếp tế. Một là điệp viên Ares xâm nhập khu vực tỉnh Quảng Ninh năm 1961. Hai là toán Eagle, gồm 6 người nhảy dù xuống phía tây tỉnh Quảng Ninh vào tháng 6/1964. Hai toán này nằm gần thành phố Hải Pḥng, nơi có hỏa lực pḥng không rất mạnh. Tháng 2/1965, SOG đưa ra kế hoạch thả dù tiếp tế cho toán Eagle, rồi Eagle sẽ chia cho Ares, gộp thành 1 chuyến cho cả hai toán. Kế hoạch bị đ́nh trệ nhiều lần do hệ thống pḥng không ở Hải Pḥng này có thêm cả tên lửa SAM của Nga. Nghe nói đến tên lửa SAM, những phi công Đài Loan xanh mặt, từ chối bay.

    Thế nhưng việc tiếp tế cho hai toán biệt kích vẫn phải thực thi. Để tránh hỏa lực pḥng không Bắc Việt, SOG t́m giải pháp khác, dùng loại máy bay có tốc độ nhanh hơn. Lúc này những phi công Việt Nam xem ra được để ư tới. Trong ba phi hành đoàn được huấn luyện bay với cao độ thấp ở Florida năm 1964, có một toán tử nạn trong lúc huấn luyện, một toán bỏ cuộc. Toán thứ ba sau này bị loại v́ bay tiếp tế nhiều lần không thành công.

    Để lấy lại uy tín, tướng Kỳ đích thân bay chuyến đầu tiên thả biệt kích, cũng là người đầu tiên bay phi vụ oanh kích trong tháng 2/1965, rồi cho phép sử dụng đơn vị nổi tiếng nhất của ông ta là Phi đoàn chiến thuật 83, có biệt danh Thần Phong, chuyên sử dụng loại máy bay Skyraider A-1G, không mang phù hiệu. Phi đoàn này tập hợp những phi công “thượng hạng” của không quân Quân đội Sài G̣n. Tháng 4/1966, một đơn vị A–1G vượt vĩ tuyến 17, bay thẳng đến những ngọn đồi gần đường 103. Khi nhận được tín hiệu của toán Romeo trên mặt đất, viên phi công thả hai quả bom Napalm, bên trong chứa đồ tiếp liệu cho toán biệt kích, theo kế hoạch 34A, gồm quần áo, lương thực, đạn dược.

    Tiếp theo đến phiên không quân Mỹ tiếp tay. Phi đoàn chiến đấu 366 đóng tại phi trường Đà Nẵng sử dụng máy bay phản lực F4 Phantom thả tiếp tế cho toán Eagle ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Để tránh tổn thất, người Mỹ đă chuẩn bị kỹ hơn, một phi tuần F4 tấn công vào một mục tiêu gần đó, rồi hai chiếc F4 tách ra, bay về hướng khác. Họ bay cách mặt đất chừng 16 m, khi trông thấy tín hiệu của toán biệt kích Eagle, hai phi công thả những trái bom Napalm chứa đồ tiếp tế. Toán biệt kích Eagle báo cáo đă nhận đầy đủ đồ tiếp tế.


    Skyraider trong một phi vụ

    Tiếp theo đến phiên không quân Mỹ tiếp tay. Phi đoàn chiến đấu 366 đóng tại phi trường Đà Nẵng sử dụng máy bay phản lực F4 Phantom thả tiếp tế cho toán Eagle ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Để tránh tổn thất, người Mỹ đă chuẩn bị kỹ hơn, một phi tuần F4 tấn công vào một mục tiêu gần đó, rồi hai chiếc F4 tách ra, bay về hướng khác. Họ bay cách mặt đất chừng 16 m, khi trông thấy tín hiệu của toán biệt kích Eagle, hai phi công thả những trái bom Napalm chứa đồ tiếp tế. Toán biệt kích Eagle báo cáo đă nhận đầy đủ đồ tiếp tế.

    Công bằng mà nói, nhờ những trận oanh kích ở Bắc Việt nên SOG được trang bị loại máy bay C130 để phục vụ cho những hoạt động bí mật. Trường hợp có máy bay nào bị bắn rơi trên lănh thổ Bắc Việt, Mỹ sẽ nhận là của không quân Mỹ. Phi hành đoàn C130 sẽ được huấn luyện đặc biệt trong căn cứ không quân Pope, thuộc tiểu bang North Carolina. Mùa hè 1966, SOG nhận thêm 4 chiếc máy bay loại MC130, được gắn thêm “râu” trước mũi để bốc các toán biệt kích theo kiểu điệp viên James Bond 007 (Fulton Skyhook extraction system).

    Tháng 10/1966, bốn chiếc MC130 đă đến Nha Trang, dưới danh nghĩa Phi đoàn Vận tải số 314, nhưng họ chỉ nhận lệnh từ SOG. Sau những lần bay thực tập, họ nhận lệnh xâm nhập không phận Bắc Việt thả truyền đơn và sẵn sàng thực thi những phi vụ đặc biệt. Đêm Noel, họ làm cú đầu tiên, thả 2 biệt kích dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon. Cơ trưởng Leon Franklin kể lại: “ Chúng tôi cất cánh từ Nha Trang, bay dọc theo biển, ngang qua Đà Nẵng rồi vào đất liền. Phi hành đoàn gồm hai phi công, một cơ khí viên, hai sĩ quan hoa tiêu và một phi công đồ bản”. Khi chiếc máy bay đến mục tiêu, cơ trưởng Franklin để ư t́m tín hiệu nhưng không thấy ǵ hết. Họ bay ṿng trở lại, lần này thấy lửa đốt lên theo h́nh chữ L. Đúng mật hiệu, hai biệt kích quân nhảy ra, chiếc phi cơ ṿng lại bay về phương Nam.

    SOG vẫn tiếp tục t́m kiếm thêm nhiều loại phương tiện để tăng khả năng hoạt động xâm nhập, phá hoại. Những phi công Việt Nam lái loại trực thăng H34 rất có khả năng và đă thành công trong việc thả toán Romeo trước đây. Tuy nhiên, SOG lại thích loại trực thăng CH3 của không quân Mỹ hơn. Loại máy bay này mới xuất hiện trên chiến trường miền Nam Việt Nam, có khả năng bay nhanh hơn, trọng tải lớn hơn so với trực thăng H34.


    Trực thăng H34

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT- Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH

    CUỘC CHIẾN BÍ MẬT
    Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
    Giáo sư Vũ Đ́nh Hiếu - P9

    CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ



    Trong tháng 10/1965, tám chiếc CH3 đă đến Nha Trang trong đội h́nh Phi đoàn trực thăng 20. Tháng 4/1966, sáu chiếc máy bay mang biệt danh Pony Express được chuyển đến căn cứ không quân Nakhon Phanom của Thái Lan.



    Toán biệt kích đầu tiên xâm nhập bằng loại trực thăng CH3 là toán Hector. Toán Hector được chia làm hai toán nhỏ. Hector-A sẽ xâm nhập Bắc Việt Nam, lập mật cứ do thám đường. Toán Hector-B sẽ xuống sau, có nhiệm vụ móc nối với các cơ sở trà trộn trong dân địa phương.

    Ngày 22/6/1966, 15 biệt kích quân trong toán Hector-A lên đường đến phi trường Nakhom Phanom. Nhiệm vụ của họ là thăm ḍ đường số 137 chạy sát biên giới Việt-Lào. Đây là tuyến giao thông khá lớn, chạy ngang qua đèo Ban Karai, rồi nhập vào đường ṃn Hồ Chí Minh. Toán Hector gồm toàn quân nhân Việt Nam tuyển từ các đơn vị trong Quân lực VNCH. Toán trưởng là Đại úy Nguyễn Hữu Luyện, người có cấp bậc cao nhất trong các toán biệt kích xâm nhập Bắc Việt Nam.

    Hector-A không phải đợi lâu ở phi trường Nakhon Phanom của Thái Lan. Từ đây, họ lên hai chiếc CH3 đang đợi sẵn. Hai chiếc trực thăng Pony Express bay xuyên qua đất Lào, xâm nhập không phận tỉnh Quảng B́nh. Khi mặt trời sắp lặn, họ đến băi đáp, các biệt kích quân đẩy chiếc thùng đựng đồ của họ xuống trước, rồi nhảy theo. Ít lâu sau, toán Hector báo cáo đă đến vị trí an toàn. Toán Hector-B tiếp tục sang Thái Lan ngày 23/9/1966. Tương tự như toán Hector-A, họ đáp xuống băi thả. Những biệt kích quân trong toán Hector-B biến mất vào rừng, để sau đó nhập lại với toán Hector-A.

    Tại Sài G̣n, SOG đợi điện báo cáo của Hector-B đă nhiều ngày, nhưng không thấy họ lên tiếng. Khi SOG chất vấn Hector-A, được trả lời rằng họ không t́m thấy 11 biệt kích quân cúa toán Hector_B. Không màng tới chuyện Hector-B bị mất tích, SOG chuẩn bị thả toán biệt kích kế tiếp. Đó là toán Samson, có 8 người, gồm đủ thành phần các dân tộc thiểu số. Họ sẽ được trực thăng CH3 đưa đến sát biên giới Việt – Lào, rồi xâm nhập bộ qua biên giới, đến đèo Tây Trang ở hướng nam Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của toán Samson là do thám đường số 4, con đường tiếp vận cho các đơn vị Bắc Việt hoạt động vùng Bắc Lào.

    Ngày 5/10, chiếc trực thăng CH3 chở toán biệt kích Samson cất cánh từ Nakhon Phanom, bay về hướng bắc, ghé lại một trạm CIA trên đất Lào để tiếp thêm nhiên liệu, rồi tiếp tục bay đến mục tiêu thả toán biệt kích. Toán Samson gửi tín hiệu về Sài G̣n ngay tức khắc, chứng tỏ họ thành công.


    Phi trường Nakhon Phanom, Thái Lan

    SOG đợi đúng 3 tháng sau rồi tiếp tục thả toán Hadley, gồm 11 biệt kích quân Việt Nam. Cũng như Samson, toán biệt kích sẽ được thả gần biên giới rồi xâm nhập bộ vào Bắc Việt. Toán Hadley có nhiệm vụ do thám đường số 8, con đường này đi qua đèo Nape, rồi chạy sang Lào. Ngoài ra, toán phải đặt máy thăm ḍ chấn động trên đường. Loại thiết bị này CIA đă thử bên Lào. Đây là thiết bị có thể phân biệt chấn động do người hoặc xe cộ di chuyển. Toán Hadley sẽ thu thập những dữ liệu về lưu lượng xe cộ lưu thông trên con đường này gửi về Sài G̣n.

    Ngày 26/1/1967, toán Hadley được đưa đến phi trường Nakhon Phanom. Ngoài các thành viên của toán, c̣n có Đại úy Nguyễn Văn Vinh, với mật danh March. Hai chiếc CH3 bay ngang không phận tỉnh Khammouane, tiến đến gần biên giới Việt – Lào. Mặt trời lặn thật nhanh, chiếc CH3 dẫn đầu đáp xuống một băi trống, đổ toán biệt kích quân Hadley xuống, rồi ngóc đầu lên, bay về hướng Nam.

    Khi chiếc trực thăng lên cao, Nguyễn Văn Vinh nh́n ra cửa sổ máy bay, cảm giác như tim ngường đập v́ bên kia đồi, nơi vừa thả toán biệt kích là con đường đất. Khi được thông qua kế hoạch hành quân, trong tấm ảnh không hề có con đường đất đó. Như vậy họ đă thả toán biệt kích xuống lầm băi! Chiếc CH3 thứ hai bay theo cũng phát hiện ra sự cố đó, liền lập tức báo cáo. Trung tâm buộc chiếc trực thăng thả toán biệt kích phải quay trở lại. Nguyễn Văn Vinh cùng quân nhân chuyển vận Việt Nam chạy ra khỏi trực thăng vào b́a rừng kêu gọi toán biệt kích. Họ gọi tên từng người, nhưng không ai trả lời, tất cả đă biến mất hút vào rừng.

    Trở lại Nakhon Phanom, Vinh ngồi bên cạnh thùng đồ ăn cho toán biệt kích để sẵn sàng tiếp tế. Đă 48h trôi qua, Hadley vẫn biệt tăm. Trở lại Đà Nẵng, Đại úy Vinh ngồi sau chiếc khu trục A-1 do phi công Việt Nam lái. Trong hai ngày kế tiếp, họ bay ba lần ngang qua điểm hẹn với toán Hadley, hy vọng thấy tấm panô báo nguy hoặc tín hiệu của toán biệt kích, song tất cả chỉ hoài công.


    Buồng lái trực thăng A-1 nh́n ra vị trí của xạ thủ đại liên

    Hai hôm sau, Nguyễn Văn Vinh nhận được điện thoại của Đại úy Calisto từ Sài G̣n gọi ra cho biết: CIA bắt được công điện của Bắc Việt báo cáo lên trên rằng đă phát hiện toán biệt kích gần đèo Nape. Như vậy Hadley đă nằm trong tay Bắc Việt. Điều này đúng không? 18 ngày sau, Hadley bỗng báo cáo về trung tâm là đă chạm trán với quân Bắc Việt và hiện vẫn c̣n lẩn trốn trong rừng. Bức điện đă gây tranh căi dữ dội ở trung tâm Sài G̣n. Để biết rơ thực hư, SOG tổ chức toán Voi nhảy dù xuống điều tra. Bốn biệt kích trong toán được trang bị ống ḍm cực mạnh và máy chụp ảnh xa. Họ được lệnh nằm lại, chụp ảnh bất cứ người nào lấy thùng tiếp liệu thả xuống cho toán biệt kích Hadley. Điều này sẽ chứng minh toán Hadley đă bị bắt hay chưa.

    Ngày 18/10, Nguyễn Văn Vinh đi theo toán Voi trên chiếc MC130. Đến Hà Tĩnh, toán biệt kích Voi nhảy ra khỏi phi cơ. Đại úy Vinh (Marc) đă dặn toán Voi khi xuống tới đất phải báo cáo ngay. Nhưng rồi toán Voi cũng biến mất luôn, không một lời báo cáo.

    Trong tháng 10/1966, hiệu thính viên toán Romeo gửi về một điện văn ngắn: “Romeo đă bị bắt". Tháng 12 cùng năm, Hà Nội thông báo vụ xử toán Kern, gồm 9 biệt kích quân nhảy dù xuống đèo Mụ Giạ. Toán này xâm nhập từ tháng 3, lần cuối cùng trên lạc là tháng 9/1966. Tháng 3/1967, Hà Nội thông báo tiếp về vụ toán Samson, toán này mất liên lạc từ ba tháng trước. Tháng 6 đến phiên toán Hector-A bị điểm tên trên đài phát thanh Hà Nội, họ bị khép vào tội gián điệp. Cuối cùng đến lượt toán Bell bị đem ra xét xử.

    SOG lại tuyển thêm nhân sự, mặc dù kế hoạch 34A (xâm nhập Bắc Việt) không c̣n là nỗ lực chính nữa, song SOG có thêm nhiệm vụ mới. Đến tháng 1/1967, SOG có 207 nhân viên Mỹ. Riêng lượng nhân viên là người Việt Nam (có 470 người tại thời điểm năm 1964, th́ đến đầu năm 1966 tăng lên hơn 1.700 người). Phần lớn những quân nhân này nằm trong đội h́nh cuộc hành quân Shining Brass (xâm nhập qua Lào). Shining Brass đă bước qua giai đoạn thứ hai, sử dụng trung đội xung kích Hatchet tấn công mục tiêu trên đất Lào, do các toán biệt kích t́m ra.

    Một trong những nhiệm vụ mới mà Tư lệnh Thái B́nh Dương giao cho SOG là t́m kiếm những quân nhân Mỹ bị mất tích (MIA). Đầu năm 1967, SOG hoạch định chương tŕnh chuyên do thám hệ thống đường Bắc Việt sử dụng đế tiếp tế cho miền Nam, hoặc t́m những mục tiêu ngắn hạn, gọi tắt là Strata. Kế hoạch sẽ sử dụng những biệt kích quân Việt Nam xâm nhập vùng phía nam của Bắc Việt để thu thập tin t́nh báo và bốc toán biệt kích về khoảng bốn tuần sau đó. Kế hoạch này có vẻ giống như kế hoạch hành quân Shining Brass, nhưng đă đổi tên là Prairie Fire. Francois được chỉ định theo dơi kế hoạch Strata.

    Toán Strata đầu tiên xâm nhập Lào là toán Strata 111. Toán xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh được trực 1 thăng H34 King Bee (Phi đoàn 219) thuộc không quân của Quân đội Sài G̣n đưa đến mục tiêu. Vài giờ sau khi xâm nhập, toán biệt kích phát hiện Bắc Việt có mặt ở khắp nơi. Công điện thu được của Bắc Việt cho biết toán biệt kích nhảy dù đúng căn cứ của Sư đoàn 325 Bắc Việt

    Toán biệt kích Strata đội nón cối, mặc quân phục, trang bị AK47 như lính Bắc Việt cho họ thêm yên tâm. Bị lộ, họ chạy xa mục tiêu khoảng năm cây số và yêu cầu được rút lui khẩn cấp. Cố gắng tránh đụng độ với quân Bắc Việt và t́m được băi đất trống trải, toán biệt kích Strata được trực thăng H34 đến bốc, đưa về Đà Nẵng. Tháng 8/1967, toán Strata 112 tiếp tục xâm nhập Lào từ căn cứ tiền phương ở Đakto (Kontum). Nhiệm vụ của toán là do thám một nhánh trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Họ đáp xuống mục tiêu an toàn. Ngày hôm sau di chuyển dọc theo con đường, họ khám phá ra vài căn cḥi. Sáng hôm sau nữa, Strata bị phát giác. Họ điện về Sài G̣n, yêu cầu được rút lui . Mặc dù có quá nhiều mây che phủ nhưng các phi công H34 vẫn đáp xuống mục tiêu, bốc theo toán biệt kích Strata về tới Đakto an toàn.


    Toán Strata 111

    Những toán biệt kích Strata kế tiếp chuẩn bị xâm nhập Bắc Việt ngoài trang bị như lính Bắc Việt, họ được mang theo máy truyền tin PRC74, để có thể liên lạc thẳng với máy bay thám thính bao vùng. Toán Strata 111 lần này có nhiệm vụ do thám lượng xe cộ của Bắc Việt di chuyển trên tuyến đường 101 thuộc địa bàn tỉnh Quảng B́nh. Đó là một nhánh quốc lộ 12 trước khi đến đèo Mụ Giạ, để nhập vào đường ṃn Hồ Chí Minh. Toán biệt kích Strata có đem theo ống nḥm đặt trên giá ba chân để có thể theo dơi lượng xe cộ của Bắc Việt qua lại khu vực núi Khe Sai gần đó.

    Rạng sáng ngày 24/9/1967, toán biệt kích Strata lên chiếc trực thăng CH3 tại căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan). Để tránh bị để ư, chỉ có 7 trong số 13 biệt kích quân của toán Strata tham gia phi vụ. Thiếu tá Wilgus lên chiếc C130, đích thân chỉ huy chuyến thả toán biệt kích Strata 111 . Thiếu tá Alton Deviny lái chiếc CH3, sau này kể lại: “Chúng tôi thả họ lúc trời hửng sáng, đỉnh núi chỗ họ đáp xuống quá dốc, mà rừng th́ rất rậm rạp". Tuy địa thế hiểm trở, gây khó khăn cho biệt kích quân khi di chuyến, nhưng bù lại, ít thấy bóng dáng quân Bắc Việt. Có lẽ toán biệt kích cảm nhận rơ hơn những trở ngại, v́ họ phải theo dơi lượng xe cộ lưu thông trên 6 km đường ở địa thế hiểm trớ, quả là điều rất khó khăn. Cộng thêm nhiều vấn đề mới phát sinh như hết nước uống; hai biệt kích quân bị bệnh. Do đó, ngày 28/9, toán biệt kích Strata yêu cầu được rút quân. Mặc dù toán Strata chẳng đem về được bao nhiêu tin tức, nhưng SOG vẫn tỏ ra hoan hỉ v́ lần đầu tiên họ đă thành công trong việc đón được cả toán biệt kích từ đất Bắc trở về.

    Chưa đầy một tháng sau, Strata lại chuẩn bị cho phi vụ xâm nhập mới. Vào thời điểm đó Thiếu tá Wilgus đă măn hạn phục vụ tại Việt Nam. Người thay thế Wilgus là Thiếu tá Victor Calderon. Đến Nam Việt Nam lần thứ hai, Calderon tập hợp toán biệt kích Strata 112 lại, nói rơ nhiệm vụ của họ phải xâm nhập không phận phía bắc tỉnh Quảng B́nh, để do thám khu vực ngă ba đường 15 nhập vào đường 12, chạy về hướng nam đèo Mụ Giạ. Địa điểm họ đáp xuống sẽ là khu vực rừng núi, cách mục tiêu 8 km về hướng tây bắc. Lần này họ phải nhảy dù. Đêm 23/10/1967, mười biệt kích quân trong toán Strata 112 lên chiếc máy bay MC130 ở phi trường Tân Sơn Nhất.

    Chiếc MC130 bay từ biển vào đến mục tiêu, thả toán biệt kích xuống. Giống như những toán biệt kích nhảy dù xuống trước đây, toán Strata 112 bị phân tán. Khi đáp xuống hiệu thính viên Ngô Phong Hải không nh́n thấy bóng dáng bất kỳ người nào trong toán Strata 112. Chiếc dù của anh ta bị vướng trên một ngọn cây cao. Đợi đến sáng, Hải cắt dây dù, leo xuống, sau đó gặp Mai Văn Hợp, chuyên viên chất nổ trong toán. Cả hai quay trở lại gốc cây Hải vừa xuống hồi đêm đế lấy máy truyền tin. Năm giờ đồng hồ sau, cả toán mới tập hợp lại đầy đủ. Trưởng toán là Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng cảm thấy nghi hoặc địa thế xung quanh khu vực thả dù không giống như trên bản đồ. Thêm vào đó một vài thành viên trong toán báo cáo tại khu vực đáp xuống có một làng dân.

    Sau khi phối kiểm, đúng là toán Strata 112 bị thả nhầm xuống gần ranh giới tỉnh Hà Tĩnh. Toán biệt kích buộc phải đi chuyên gấp, nếu không dân địa phương sẽ phát hiện ra họ và báo cho lực lượng công an nhân dân vũ trang. Nhưng ngay sáng ngày 31 tháng 10, toán biệt kích đă bị phục kích gần bờ một con suối. Ba biệt kích quân bỏ mạng, một bị thương. Số c̣n lại chạy về hướng nam tỉnh Quảng B́nh. Mặc dù liên lạc được với máy bay Mỹ, nhưng do rừng quá rậm rạp, họ không thể xác định đúng vị trí của toán biệt kích.Trực thăng cấp cứu đành phải quay về.


    Trao đổi trước khi xuất kích

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 117
    Last Post: 08-12-2011, 09:17 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  4. Replies: 8
    Last Post: 07-06-2011, 08:45 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •