Page 19 of 55 FirstFirst ... 915161718192021222329 ... LastLast
Results 181 to 190 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #181
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếng động và ánh nắng nóng hừng hực của mặt trời làm Tâm tỉnh giấc. Có tiếng nhạc hùng trên radio Sài G̣n - những bản quân hành thường được phát vào những cuộc đảo chính - vang lên đâu đó rất gần xen với tiếng chân chạy th́nh thịch, tiếng người lớn ồn ào, tiếng trẻ con la ơi ới. Chàng mở mắt nh́n đồng hồ tay. Mười giờ kém năm.

    “10 giờ đúng, Big Minh sẽ lên đài phát thanh nói chuyện,” một người đàn ông nói.
    “Có ai thấy mấy cái vali đâu không?” một người đàn bà rít lên.
    “Tôi đi khắp tầu suốt từ sáng mà không thấy vali đâu hết,” một người khác trả lời.
    “Có ai thấy chúng nó mang vali lên tầu đêm hôm qua không?”
    “Không.”
    “Có thấy cái vali nào đâu. Các ông các bà có thấy cái nào không?”
    “Không.”
    “Không.”
    “Không”
    “Đồ khốn nạn!”
    “Quân xỏ lá!”
    “Chết tôi rồi. Bao nhiêu là tiền bạc của cải giấy tờ tôi bỏ trong đó hết. Chúng nó bắt ḿnh gom tất cả lại rồi nói là sẽ đem đi sau.”

    Có tiếng gào lên thất thanh. Có tiếng khóc nức nở. Có giọng chửi tụi “Xịa” đểu cáng không tiếc lời. Đề tài chính là những chiếc vali trong đó gồm tất cả những ǵ các người tị nạn gom góp nghĩ là có thể đem đi được: tiền đô, vàng thẻ, nữ trang, h́nh ảnh, giấy tờ tùy thân, được lệnh gom lại vào một góc trại tạm cư để đem đi sau nhưng hiển nhiên là đă bị bỏ lại trên đảo v́ một lư do nào đó. Nhưng đă quá muộn. Tầu đă chặt giây.

    Tiếng nhạc hùng trên đài phát thanh bỗng dưng tắt phụt. Như thể nhận ra ư nghĩa nghiêm trọng của sự im lặng này, mọi người ngừng nói, ngừng đi, ngừng khóc, ngừng chửi.

    Có tiếng xèo xèo trên radio. Ai cũng nhô ḿnh ra phía trước, gióng tai, chăm chú.

    “Kính thưa quư thính giả, Tổng Thống Dương Văn Minh sẽ nói chuyện cùng quốc dân đồng bào,” một giọng nói quen thuộc mà ai cũng biết là của một Thiếu Tá thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, cất lên.

    Một khoảng thời gian chờ đợi nặng nề trôi qua. Không ai nhúc nhích, chỉ sợ mất cơ hội nghe được những lời, những chữ sẽ đi vào lịch sử muôn đời.

    Rồi th́ giọng nói trầm trầm, hiền ḥa miền Nam của Đại Tướng Dương Văn Minh phát ra từ chiếc radio:
    “Kính thưa quốc dân đồng bào. Sáng nay tôi đă ra lịnh cho các đơn vị quân đội buông súng …”

    Ḷng Tâm thắt lại. Chàng gập người xuống như bị một cú đấm thật mạnh vào bụng. Cổ họng chàng nghẹn lại. Đầu óc chàng lùng bùng. Tiếng nói của vị Tổng Thống sau cùng của Việt Nam Cộng Ḥa trên radio vẫn tiếp tục nhưng Tâm không c̣n nghe ǵ nữa…

    Lời tuyên bố buông súng đầu hàng của vị nguyên thủ quốc gia không phải là điều đáng ngạc nhiên dựa trên những biến cố quân sự xẩy ra trên lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa trong những tháng vừa qua. Lệnh rút quân, những Đại Lộ Kinh Hoàng, tinh thần binh sĩ, sự hèn nhát, chạy trốn của cấp chỉ huy, sự thay đổi liên tiếp trong guồng máy chính quyền, thái độ hờ hững đem con bỏ chợ của Hoa Kỳ; tất cả những thứ đó cộng với sự phản bội đất nước của những cá nhân như Tâm và những người cùng chạy trốn ra Phú Quốc rồi trên chiếc tầu chở hàng này làm cho lời tuyên bố của Ông Dương Văn Minh như một sự kiện sẽ phải xẩy đến.

    Nỗi đau mất nước và sự tủi nhục trong sự thất trận làm những giọt nước mắt không c̣n nén xuống được nữa. Tâm và một số bạn đồng hành của chàng chung quanh chiếc radio khóc như cha chết, khóc thảm thê, khóc như chưa bao giờ biết khóc. Một số khác th́ sững sờ, lặng người, không thể tưởng tượng được là miền Nam Việt Nam lại có thể rơi vào tay Cộng Sản một cách dễ dàng như thế này.

    C̣n tiếp...

  2. #182
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đột nhiên, người cầm chiếc máy thu thanh nhỏ giơ tay ném mạnh chiếc radio xuống biển.

    Giữa tiếng khóc và tiếng sóng biển, một giọng hát cất lên. Người đàn ông bắt đầu hát, giọng khản đặc v́ xúc động, hai gịng nước mắt lặng lẽ lăn trên hai g̣ má xương xẩu, đen đủi:

    “Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi…
    Đồng ḷng cùng đi, hy sinh tiếc ǵ thân sống…”

    Từng người một, hơn bẩy trăm người trên tầu, già trẻ, lớn bé, trên boong tầu, dưới ḷng tầu cùng đứng nghiêm, cộng thêm giọng của ḿnh vào ban đại hợp xướng đang hát một lần cuối cùng bản quốc ca, ngậm ngùi khóc cho mảnh đất chính bản thân họ, hay anh em họ, bố họ, con cái họ, chú bác họ, bạn bè họ đă đổ máu ra bảo vệ trong thời gian gần 20 năm.

    Khóc cho phận nước, họ cũng khóc cho phận ḿnh. Chọn con đường t́m sống, họ đă chối bỏ quê hương. Ra đi, họ là những con người vô tổ quốc.

    “…Xứng danh ngàn năm ḍng giống Lạc Hồng…”

    Khi những lời sau cùng của bản quốc ca nhạt đi trong tiếng sóng và gió, số phận của những con người trên tầu bây giờ đă trở nên rơ rệt:

    Họ đă thành dân tị nạn.

    .

    luân tế ( Nghệ sĩ Lê Tuấn của ngày cũ)



    Movie debut with Dan Thanh in 1968

  3. #183
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bộ Mặt Thứ Hai của Sàig̣n sau 30-4-1975

    Hăy sống dùm tôi
    Hăy nói dùm tôi
    Hăy thở dùm tôi…

    Sàig̣n không c̣n ngày

    Buổi tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, có một sư im lặng sâu thẳm. Nhưng trong bóng đêm, tôi đả nghe rơ được tiếng của im lặng. Cái im lặng của cơi đêm, của một trống rỗng, của một hố thẳm, của một mảnh đời đang sống đă khép lại. Chỉ mới hôm qua, những chiếc trực thăng c̣n lập ḷe trên các mái nhà và biệt tăm ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đă mất hút. Niềm hy vọng như cạn ṃn.

    Một triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi? Và 50 binh sĩ Hoa Kỳ c̣n sót lại ? Mà Neil Sheenan trong Innocence perdu đă từng nói: “Cette guerre que nous n’aurons jamais gagné’’ (Trận chiến mà chúng ta đă chưa hề bao giờ thắng). Mà nay chúng ta chuẩn bị một cuộc hành tŕnh qua sa mạc (une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt hy vọng, một hành tŕnh gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.

    Trưa 30-04-1975, ngồi một ḿnh thấy tương lai vô định. Ḷng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo th́ như ứa tràn.

    Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao ? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đă chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.

    Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo t́m đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đă xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đă vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nh́n đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.

    Măi vào lúc 16 chiều ngày 30-4-1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh, thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29-4-1975 để thuyết phục những người của Mặt trận với lời yêu cầu họ đừng đánh phá Sàig̣n. Các tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Vơ Đông Giang đă hứa chỉ pháo chút ít để làm áp lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đă tiến quân vào TSN nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.
    21 năm sau, ngày 28-1-1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đă nói khác:’’ Chúng tôi ngồi yên nh́n cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế dộ đang trên đà tan ră’’. Nay, mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 82 tuổi đầu tưởng đă tự cho phép ḿnh hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ. Điều ǵ khiến một nguời đă tạm quay mặt với Chúa để theo Cách mạng, nay trở thành kẻ đối đầu với chính những điều xác tín của ḿnh ?

    Ngoài phố, chỉ c̣n nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sàig̣n như oặn ḿnh dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên th́ đă bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những dường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào. Praha, Sàig̣n, ngạo nghễ và tủi nhục.

    Những chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ nhoi của người Sàig̣n. Niềm hy vọng mong manh mà đằng kia là cuối đuờng.

    Những chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho nguời ta có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris… Nhưng Champs-Élysées của Paris vào tháng 8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng giải thoát, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
    Nhưng Champs Élysées th́ không phải đưởng Tự Do ở Sàig̣n. Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nh́n chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nh́n. Không có biển ngựi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo ḥ. Và 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.

    Họ c̣n ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đă mô tả trong truyện ngắn Ba lẻ một: chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng Nam truy kích…

    Đài phát thanh Sàig̣n mở đầu bằng tiếng hát Trịnh Công Sơn. Tiếng hát một thời. Tiếng hát của một đời ngựi.
    Anh cất tiếng hát không phải khúc ca da vàng, nhưng lạc lơng với bài : Nối Ṿng tay lớn bên cạnh đám bạn bè anh, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, một SV tranh đấu.
    Dân Sàig̣n đă đón tiếp quân Giải Phóng như thế. Một nhúm người người dân ngơ ngác, 125 nhà báo và TCS với Nối Ṿng Tay Lớn. 8 chiến xa có trang bị kính nhắm hồng ngoại tuyến dùng cho những cuộc đánh nhau ban đêm? Chả c̣n ǵ để dấu diếm nữa. Những chiến xa Liên Xô từ ngoài Bắc chạy thẳng vào chứ đâu phải của mặt trận giải phóng miền Nam ? Trên chiến xa có cắm cờ MTGPMN. Nhưng cắm một lá cờ th́ không lẽ đủ để thay đổi nguồn gốc một lịch sử.

    Trong khi đó, ông Minh và toàn bộ chính phủ ông đă chờ sẵn tại dinh độc lập để trao quyền hành lại cho những người chủ mới. Người ta không thấy có một đại diện nào của MTGPMN. Nhiều người chê trách ông Minh hèn “bán đứng miền Nam”. Nếu ông Minh hèn th́ những kẻ chạy vắt gị lên cổ từ những ngày cuối tháng tư phải gọi bằng tên ǵ ? Kẻ trốn chạy và kẻ ở lại lănh thẹo, ai hèn hơn ai ? Sài g̣n lúc đó như một băi rác với đủ thứ rác: rác Mỹ, rác quân đội với súng ống, quân trang, quân dụng vứt bừa băi, rác chính quyền tham nhũng. Cùng lắm, ông Minh chỉ là người không thức thời cúi ḿnh xuống nhặt cái danh chính quyền bị người ta vứt lại từ đống rác đó.

    Lại c̣n vấn đề trao cái chính quyền đó vào tay ai ? Chẳng biết nữa, người nói ông Bùi Tín, người nói Chính ủy Tùng. Theo Stanley Karnov, trong Viet Nam viết : “Ngồi trên một chiến xa vào dinh độc lập, Ông Bùi Tin chuẩn bị đóng hai vai tṛ một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là sĩ quan cao cấp trong đơn vị của ông, ông muốn chính ông tiếp nhận sự đầu hàng này.Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông, đại tướng Minh đă nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành. Quyền hành của các ông c̣n đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có.” ( Pénétrant à bord d”un char dans la cour du Palais, il se préparait à jouer un double rôle: journaliste, il désirait être témoin de la capitulation, officier le plus élevé en grade de son unité, il avait pour devoir de la recevoir. J”attends depuis ce matin pour vous remettre le pouvoir, annonca le général Minh, quand Bui Tin entre dans le salon. Il n”en est pas question, répliqua le colonel. Votre pouvoir s”est écroulé. Vous ne pouvez donner ce que vous n”avez pas.)

    Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là câu sau đây :”Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui mừng, v́ chiến tranh đă không c̣n nữa trên quê hương của chúng ta ” (Entre Vietnamiens, il n”y a ni vainqeur, ni vaincus. Seul les Américains ont été battus. Si vous êtes patriotes, c”est le moment de vous réjouir. La guerre pour notre pays est terminée”

    Từ đó đến nay, đă hơn 30 năm, người ta vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện. và nó sẽ không bao giờ được thực hiện

    Cũng trong tháng 9 năm 1975, các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy c̣n nhắc nhở mọi người rằng: Ai c̣n nói ngụy là nguy…

    Hồi mất Điện Biên Phủ, cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh phải mất 56 ngày đêm. Mất Sàg̣n nhanh hơn, chỉ có 55 ngày. Ít hơn một ngày. Hồi ĐBP, chỉ mất một nữa. Lần này mất tất cả.

    Phía những người thua trận

    Không kể những người đă tháo chạy, không kể những người c̣n kẹt lại trong gọng ḱm lịch sử oan nghiệt. C̣n có những người cất lên tiếng nói cuối cùng.

    Thiếu Tá Long, Cảnh sát Quốc Giađă đến đứng trước tượng TQLC trước ṭa nhà Quốc Hội ở Sàig̣n rồi rút súng tự sát. Ông đă nằm chết ngay dưới chân pho tượng.

    Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc đại đội một quân cảnh phụ trách an ninh khu vực Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10giờ 30, sau khi nghe tin đầu hàng, trung sĩ Trần Minh đă dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ TTM.

    Thêm vào đó là những cái chết của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Chuẩn tướng Trần văn Hai, sư đoàn 7 bộ binh. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân khu 2. Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4. Những cái chết anh dũng. Nhưng đă thay đổi được ǵ và có thể đại diện cho những vị khác đă bỏ chạy không ? Đó là những cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
    Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lư.

    Và tự sát bao giờ cũng cần được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng ( Ultimate sacrifice )đáng được trân trọng.
    Không có cái chết vô ích mà chỉ có những cái sống vô ích.
    Đó là số phận những người đă tự chọn cái chết. Những cái chết đó giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.

    C̣n số phận những người c̣n lại ?

    Tôi ghi lại đây h́nh ảnh một anh lính VNCH, đi chân đất, hai tay áo rách, đầu gối rách, chắp tay. Đằng sau anh là một bộ dội mặc đồ đen, cầm súng lăm lăm và sau chót là đám đông dân làng, khoảng 6, 7 chục người khoanh tay bất lực với lời ghi chú của nhiếp ảnh viên:* Un avenir qui ne s!annonce pas vraiment radieux pour ce soldat de Thiệu: pendant combien d!années sera-t-il rééduqué.. ( ảnh của Abbas. Gamma). Một tương lai không mấy sáng sủa cho người lính VNCH  này Người lính này sẽ bị đưa đi học tập cải tạo trong bao lâu?

    Thật ra người lính lúc đó chỉ có 3 chọn lựa: di tản ra nước ngoài, nhẫn nhục để đi học tập cải tạo hoặc t́m đến cái chết. Cạnh đó là bức h́nh của kẻ chiến thắng. H́nh một anh bộ đội chống nạng, cụt hẳn một gị đến háng, đi bên cạnh một xe tăng đă bốc cháy với lời ghi:* Après les vingt- cinq années de guerre, une photo qui résume tout (ảnh của Leroy-Gamma). Sau 25 năm cuộc chiến, một bức h́nh nói lên tất cả..

    Cũng khoảng 2 giờ rưỡi trưa hôm ấy, những chiến xa đă từ trong dinh Độc Lập chạy dọc theo đại lộ Catinat-Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà ra hướng bờ sông.. Có tới mười người dụt dè dơ cánh tay vẫy chào. Nhiệm vụ của người chiến thắng không phải là dễ. Chiếm được Sài g̣n rồi, nhưng làm sao thay v́ chỉ có 10 cánh tay dụt dè dơ lên, phải nhân lên bao nhiêu triệu lần ? Phải chờ xem vậy thôi.

    Vào cái giờ này của ngày chiến thắng. Toàn bộ báo chí đă ngưng xuất bản. Gần 50 chục báo hằng ngày của Sàig̣n sáng nay vắng mặt. Họ đâu cả rồi ? Tất cả liên lạc viễn thông với thế giới bên ngoài cũng bị cắt. Họa chăng c̣n lại đại diện của các ṭa đại sứ sau đây: Pháp, Bỉ, Nhật, Khâm sứ ṭa thánh, Thụy Sĩ và lănh sự Ấn độ. Chế độ mới hầu như tạm thời cắt đứt với thế giới bên ngoài. Cho măi đến ngày 23 tháng năm, liên lạc với thế giới bên ngoài mới được nối lại và chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài vào ngày 24 tháng năm. Chuyến bay này chở một số người ngoại quốc c̣n kẹt lại trong thành phố mà phần lớn là người Pháp.

    Theo Ngũ Giác Đài, có khoảng 50 ngưởi Mỹ bị kẹt lại VN sau ngày 30 tháng tư, cộng thêm 26 người VN là vợ con của những người Mỹ này. Sát cạnh nhà tôi, có hai vợ chồng người Việt cũng ra đi theo diện quốc tịch Pháp. Trong t́nh huống này mới thấy người Pháp là những người tử tế. Chị họ con ông bác tên Diệp, làm y tá nhà thương Grall cũng được đi và sang Pháp cũng làm y tá lại, lương bổng ngạch trật như cũ. Chẳng bao lâu sau, có vợ chồng một đại tá, đă đến cư ngụ ờ căn nhà đó. Sau này, suốt vài năm ở cạnh nhà như hàng xóm, ra vào đụng mặt nhau, ông bà chưa bao giờ nói chuyện, hoặc chào hỏi chúng tôi lấy một lần. Điều này phải được hiểu là thế nào ? Không dễ dàng ǵ để những người dại diện đó được nh́n nhận. Họ không có trong mắt của người Sàig̣n.

    Chiến thắng th́ đă xong, nhưng chinh phục th́ chưa tới và sẽ không bao giờ tới !

    Phía trí thức miền Nam: Mặt trận Giải Phóng, ảo tưởng và ảo ảnh.

    Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc đă để lại một di sản thừa như một cục bướu ung thư cần nhổ. Đó là MTGPMN. Mặt trận này đối với trí thức thành phần thứ ba hay đối với sinh viên VN hải ngoại chỉ dẫn đưa họ đến một kết quả là: những ảo tưởng vĩ đại ( grandes illusions) và đối với toàn thể thế giới là một âm mưu lừa bịp trắng trợn.

    Xin nhắc để mọi người cùng nhớ: những trí thức đi theo Mặt trận hồi đó gồm có các ông luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, Chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, phó chủ tịch HĐCV CPLTCHMNVN, chủ tịch UBTUMTTQVN và vợ là Ngô Thị Phú, ở Sóc Trang. Lâm Văn Tết, Phùng Văn Cung, Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang, vợ nữ sĩ Vân Trang. Nguyễn Văn Ch́, Chánh án Phạm Ngọc Thu, dược sĩ Đỗ Thu, Kỹ sư Cao Văn Bổn, Kỹ sư Tô Văn Cang, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chức sắc Cao Đài Nguyễn Văn Ngưỡi, kỹ sư Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, bà Nguyễn Thị B́nh, Huỳnh Tấn Phát, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Lữ Phương, bà Bùi Thị Nga, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, nhà vănThanh Nghị Hoàng Trọng Quỳ và vợ ca sĩ Tâm Vấn. Thêm vào đó gs Lê Văn Hảo theo vào năm 1968, chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, thêm chủ tịch UBKNHTT. Trong dịp tờ Quê Mẹ phỏng vấn ông năm, 1999 ở Pháp, ông Hảo giải thích: dư luận gán cho ông về cuộc rhảm sát Mậu Thân ở Huế là không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi, nói là mời họp rồi giữ tôi ở lại luôn, không về thành phố lần nào. Cùng với tôi có Hoàng Phủ NgọcTường. Chỉ có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân đă theo bộ đội về Huế và tôi được biết Phan và Xuân đă từng ngồi xét sử nhiều người có quan hệ với chính quyền Sàig̣n, trong những phiên xử của cái gọi là Toà Án Nhân Dân.

    Sau này, các ông Trần Quang Long, Trần Triệu Luật đă chết v́ bom Mỹ. Những người c̣n lại may mắn sống sót.

    C̣n tiếp...

  4. #184
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau 30 tháng 4, đám trí thức trên vỡ mộng. Họ không có một vị trí nào trong chính quyền Cộng Sản tương lai và danh xưng MTGPMN cũng không ai muốn nhắc tới. Chẳng bao lâu sau ngày giải phóng, cờ của Mặt trận bị cuốn gói, xếp một chỗ.

    Có thể bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa là người đầu tiên xin ra khỏi đảng CS và không tham dự phái đoàn nhân sĩ trí thức miền Nam ra ngoài Bắc. Lư do chính là hai vợ chồng chính thức phản đối việc thống nhất hai miền như một thứ bội phản đối với miền Nam. Đơn xin rút tên ra khỏi đảng đă được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra một điều kiện: Phải 10 năm sau mới được quyền công bố chính thức rút tên ra khỏi đảng. Sau này, trong bài phỏng vấn trả lời trên tờ Far Eastern economic review (Feer) ngày 17-10-1996, Dương Quỳnh Hoa đă trả lời câu hỏi: « Quel est l’évènement le plus marquant pendant les 50 années passées?» bằng một phán quyết: « L’effondrement du mur de Berlin qui mit un terme à la ‘grande illusion’. » ( Biến cố nào được coi là nổi bật nhất trong 50 năm đă qua? Trả lời: Sự sụp đổ bức tường Bá Linh chấm dứt một thời kỳ cuả ‘ảo tưởng lớn’).

    Và nói như ông Hồ Sĩ Khuê: “Thành viên Mặt trận thực sự chẳng có bao nhiêu. Nhưng ở Sài G̣n, sao mà ai cũng có vẻ là người của Mặt trận quá.” Nhưng bên trong, họ chỉ làm bù nh́n. H́nh nộm” ngồi chơi xơi nước” như theo lời tường thuật của kỹ sư Trương Như Tảng. Ông Tảng vốn là một sinh viên du học bên Pháp, có dịp gặp Hồ Chí Minh, coi HCM như khuôn mặt lănh tụ sáng chói nhất để chống lại người Mỹ, và trước mắt, chống lại chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă viết: Hồi kư của một Việt cộng (A Viet Cong Memoir) cho thấy MTGPMN chỉ là một sự dàn dựng, họ được đưa vào bưng để làm bung xung, đánh lừa cả thế giới. Họ bị bịt mắt, dẫn đi quanh co trong rừng. Những buổi họp, để giữ bí mật, các thành viên mặt trận đều bịt mặt, v́ thế chẳng biết ai vào với ai. Ai là thật, ai là giả? Đó là kinh nghiệm đau xót của một số ít trí thức miền Nam. Trong The Myth of Libération, Trương Như Tảng tố cáo sự dàn dựng giả dối của chính quyền Cộng sản Hà Nội: “Trong nhiều năm, họ đă nghe Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa long trọng tuyên bố cam kết”, qua lời Tổng bí thư Lê Duẩn, rằng “Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam”. Hay như lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố với phóng viên nước ngoài: “Chẳng ai lại có cái ư nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”.

    William Shawcross, trên tờ Washington Post, nhận xét:* “He became the Viet Cong’s Minister of Justice, but at the end of the war, he fled the country in disillusionment and despair. He now lives in exile in Paris, the highest level official to have defected from Viet Nam to the West. This is his candid, revealing and unforgettable autobiography.” (Tạm dịch: “Ông trở thành Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Việt cộng, nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, ông đă trốn thoát khỏi Việt Nam với tâm trạng bị vỡ mộng và thất vọng. Nay ông tỵ nạn ở Paris. Ông là một trong những viên chức cao cấp nhất đă đào thoát ra khỏi Việt Nam sang Tây Phương. Đây là cuốn tự truyện đáng nhớ, phơi bày (nhiều chuyện) và thành thật.”)

    Vai tṛ bù nh́n của MTGPMN cũng được đề cập đến trong hồi kư của Vũ Thư Hiên. Ông viết: “Trẻ con miền Bắc cũng biết Mặt trận Giải phóng là do miền Bắc dựng nên”. Người trí thức miền Nam một lần nữa bị lừa gạt .

    Riêng Nguyễn Hữu Thọ, sau 1975 được làm phó chủ tịch nước. 1981, phó chủ tịch quốc hội, 1988, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc… Nhưng cuối cùng th́ ông cũng phải thốt ra một câu như sau: “Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn, mà bằng sự đấu tranh”.

    Sau ngày miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, nhiều người trong bọn họ trước đó mang ảo tưởng sẽ có vai tṛ, sẽ được dùng, sẽ được lănh đạo miền Nam, bị gạt ra bên lề một cách thảm hại, có chức mà không có quyền. Màn lường gạt, tráo trở này chắc chắn không phải lần đầu mà chắc chắn cũng không phải lần cuối. Những người trí thức này chỉ quên một điều: Người Cộng Sản bao giờ cũng ăn thịt trước tiên những đứa con đẻ của ḿnh.

    Niên lịch mới, Sàig̣n thời của những tiên tri giả.

    Bộ đội chính quy, cán bộ miền Bắc đă đành là có mặt. Nhưng đám 30 tháng tư, bọn cách mạng 30 cơ hội nhố nhăng th́ đầy đường, đầy ngơ. Không biết ở đâu ra mà họ đông thế. Chúng là những tiên tri giả, bán rao thời cuộc. Gọi theo một thứ ngôn ngữ chuyên dùng hơn th́ đó là bọn tiêu bạc giả, vốn liếng là sự bịp bợm, sự tráo trở và tư cách vô liêm xỉ. Có thể bọn họ tuần trước, tháng trước, năm trước c̣n “đả đảo Cộng Sản” nay th́ hoan hô… Bên cạnh đó, có một số trí thức đă có dính dáng, hoạt động bí mật trong Mặt Trận nay xuất đầu lộ diện. Trong số này, có Giáo sư Lư Chánh Trung, sau làm đại biểu Quốc hộI, Nguyễn Ngọc Lan trên tờ Đối Diện nay đổi là Đứng Dậy. Đổi tên tờ báo đă khéo, chơi chữ đă khéo. Nhưng Đứng Dậy có thể hiểu lầm là nổi dậy. Hăy coi chừng. Một số người khác như Nguyễn Đ́nh Đầu, luôn luôn dấu mặt sau hội trường dật giây và em rể, giáo sư Trần Đức Quảng, gs Châu Tâm Luân, LM Chân Tín, Trần Bá Cường v.v.

    Và nếu nói như người Pháp: « Il n’ y a que le premier pas qui compte », có nghĩa chỉ bước đầu tiên mới quan trọng, th́ những người trên là những người đầu tiên ló mặt sau ngày Giải Phóng t́m một vị trí quan trọng?

    Ngày 4-5-1975, xung đột với Campuchia

    Nhũng tin tức nóng hổi sau đây nhiều bạn đọc, sau hơn 30 năm, có thể đây là lần đầu tiên đuợc nghe nói tới. Điều đó không lạ, v́ tin tức thông tin nằm trong mạng lưới tuyên truyền của chế độ CS. Vào ngày 4-5-1975, có nghĩa là chỉ bốn ngày sau khi miền Nam thua trận, quân đội Khờ me của Pol Pot đă đổ bộ xâm chiếm đảo Phú Quốc. Ngày mồng 8, quân đội trên bộ của Pol Pot đột nhập vào tỉnh Tây Ninh. Ngày 10, chiếm đảo Thổ Chu và bắt hơn 500 thường dân. Để trả đũa, bộ đội VN chiếm đảo Poulo Way, sau đó th́ rút lui. Tất cả những biến cố trên xảy ra dân chúng đều không hay biết v́ các báo bị đ́nh bản. Nhưng đài phát thanh cũng không thông báo cho dân chúng biết.

    Ṇng súng của bộ đội Bắc Việt chưa kịp nguội th́ đă chuẩn bị cho một cuộc chiến khác. Hai cuộc chiến trước đây là chiến tranh chống chủ nghĩa Đế quốc thực dân, vậy th́ sẽ gọi tên cuộc chiến sắp tới là ǵ ? Cho đến nay, có hai cuộc chiến đă xảy ra, một phía Nam và một phía Bắc VN. Vẫn chưa có một tên gọi thích đáng. Chúng vẫn chưa có một giấy khai sinh hộ tịch. Phải gọi đó là những cuộc chiến tranh ǵ ? Cũng không ai nhắc tới nửa lời về lẽ thắng thua của hai cuộc chiến ấy. Mọi chuyện được bung bít dấu nhẹm như thường lệ. Nói gian dối là cái lệ của người làm chính trị chẳng khác ǵ rỉ sét là cái đương nhiên của vỏ tầu biển. Nói gian dối riết rồi bị lộ, bị ch́m chẳng khác ǵ rỉ sét lâu ngày đục vỡ sàn tầu.

    Quân đội Khờ Me Đỏ mới vào Nam Vang hôm 17 tháng 4, th́ ngay ngày hôm sau đă chuyển quân về hướng biên giới VN. Và như đă tŕnh bày ở trên, đă chiếm đảo Phú Quốc. Theo ông Phan Hiền th́ sau đó, nhiều cuộc thương thuyết đă diễn ra từ tháng 4-1976, nhưng kết quả không đi tới đâu và hai bên đă ngưng mọi thương thuyết vào ngày 18 -5-1976… Sang đến tháng 4-1977 th́ tranh chấp giữa hai bên càng trở nên ác liệt. Các tỉnh biên giới của VN như Tây Ninh, Hà Tiên phải di tản dân chúng. Tây Ninh th́ một phần dân chúng phải bỏ nhà, Hà Tiên đến ba chục ngàn người phải di tản đi nơi khác. Phóng biên Roland-Pierre Paringaux đă nh́n thấy hàng đống thây người bị giết, bị cắt cổ ở các ruộng thuộc tỉnh Hà Tiên. Francois Nivolon cũng đă nh́n thấy những cảnh chém giết, dốt nhà tàn bạo như thế ở làng Mỹ Đức, cách biên giới Cam Pu Chia chỉ 4 km. Có gia đ́nh cả bố mẹ, 4 anh chị em đều bị giết, trừ một người con gái sống sót kể lại như một nhân chứng. Sau này, Ông Ngô Diên tố cáo có cố vấn Trung Quốc trong các binh đội quân Khờ me đỏ. Phải chăng, đằng sau Pol Pot là kẻ thù cố cựu của VN ? Thật vậy, do sự xúi dục của Bắc kinh, chính quyền Căm bốt mới dám gây chiến tranh biên giới với Việt Nam và cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31-12-1977.

    Ông Trần Văn An, một cán bộ tỉnh, cho biết từ 1975, tại tỉnh Tây Ninh, tỉnh giáp ranh với Cam bốt, có một 1090 thường dân bị giết do quân đội Pol Pot gây ra. 70.000 dân chúng phải dời bỏ ruộng vườn đi nơi khác. 15000 mẫu hoa mầu bỏ không canh tác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số đưa ra, sự thẩm định độ chính xác cần được dè dặt.

    Trong một tài liệu sau này VN thu nhặt được cho thấy Pol Pot coi cuộc đối đầu giữa Cambốt và VN là một đối đầu giữa Sống hoặc Chết. Sự thù ghét của Pol Pốt đă rơ ràng và minh bạch trong cuốn Sách đen ghi nhận:’’ Dân tộc Cam Bốt nuôi một mối hận quốc gia đối với Việt Nam, một kẻ hiếu chiến đi xâm lược, nuốt chửng đất đai của Cambốt. Người Cam Bốt biết rơ ràng tính xảo trá, mưu mô quỷ quyệt và giả h́nh của VN. VN hành động như một Hitler đối với Cambốt một cách man rợ và Phát xít. Chúng ta phải bằng mọi cách giết người VN, một đổi 30.’’

    Cũng sau này, trên mặt báo Le Figaro đă cho chạy một hàng tít lớn, phóng viên Yves-Guy Berges xác nhận: « Hà nội đang tiến hành một cách khoa học một cuộc diệt chủng lớn nhất trong lịch sử » (Hanoi procède scientifiquement au plus grand génocide de l’histoire). Điều này xem ra có vẻ không đúng sự thật. Le Figaro tỏ ra thiếu ngay thẳng và trung thực. Hà nội đă không đến mỗi ngu dại như thế, v́ họ có cách xử lư khôn ngoan và khéo léo hơn. Nhưng mặc dù Pol pot gây hấn trước đă mang quân sang chiếm đóng Phú Quốc, việc VN mang quân sang chiếm đóng Campuchia đă bị cộng đồng thế giới lên án khiến uy tín ngoại giao của VN bị suy giảm, nhất là đối với các nước Đông Nam Á. Về phía người Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói :’’ Các cuộc nói chuyện Mỹ-Việt Nam về b́nh thường hoá đă tan vỡ do cuộc xâm lược Cam pu chia của Việt Nam.’’

    Ngày 5-5-1975, Thông cáo của ṭa Tổng Giám Mục Sàig̣n.

    Sau tiếng hát của TCS trên đài phát thanh Sàig̣n, dấu hiệu thứ hai đón tiếp chính quyền mới là vị đại diện của Thiên Chúa giáo.
    Chưa đầy một tuần sau ngày Giải phóng, TGM Nguyễn văn B́nh gửi tâm thư kêu gọi giáo dân phải ḥa ḿnh vào nhịp sống mới, nỗ lực đón nhận trong tinh thần hoà hợp, ḥa giải dân tộc. Lá thư có đoạn như sau:” Một trang sử mới đă mở ra cho dân tộc VN.. Đây là một niềm vui chung của cả dân tộc, và với cái nh́n theo đức tin của người tín hữu, đây cuĩng chính là một hồng ân của Thiên Chúa.. Hơn mọi lúc, giờ đây người công giáo phải hoà ḿnh vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào ḷng dân tộc.. người công giáo chúng ta phải phải sẵn sàng thi hành một cách tích cực mọi nghĩa vụ công dân do Chính phủ cách mạng lâm thời chỉ dẫn.”
    Nội trong năm 1975, có cả thảy ba lá thư chung như thế. 12 tháng 6 một lá thứ hai và nhân dịp Hội nghị Hiệp thương thống nhất tổ quốc diễn ra tại TP Sàig̣n, một lá thứ ba mà nội dung nhằm thứ nhất trấn an người TCG, linh mục, tu sĩ trong toàn địa phận. Thứ hai bảo đảm với chính quyền CM về sự sẵn sàng hợp tác trong hoàn cảnh mới. Theo tinh thần hiến chế: Gaudium et Spes. Anh em ơi, hăy vui mừng.
    Một vài Kitô giáo trí thức cấp tiến như Nguyễn Ngọc Lan đă dùng thánh kinh để gọi Ngày Giải Phóng: đó là tin mừng cứu độ đă được gửi đến.
    Bảo Hăy đừng sợ th́ c̣n nghe được. Bảo hăy vui mừng th́ quả thực không dễ.

    Một số khác th́ tỏ ra lo ngại về đường lối ḥa giải của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh. Sài g̣n có khoảng 600 linh mục, trong đó có hơn 100 vị đă du học nước ngoài và 2000 tu sĩ phần đồng khép ḿnh đưới sự chỉ đạo của đức cha B́nh. Tất cả những cơ sở trường tư thục TCG như đại học, đại chủng viện như cơ sở ḍng Tên, Đồng Công, Chúa Cứu thế, học viện thánh Piô 10, Đàlạt, các cơ sở thương mại như nhà in Nguyễn Bá Ṭng, trại gà Đàlạt, thương xá Eden, nhà sách, cơ sở nhà in Tân Định đều phải giao nạp cho chính quyền mới. Theo Georg Evers, Missio 2003, CHLB Đức trong bài T́nh trạng nhân quyền tại CHXHCNVN, tự do tôn giáo, bản dịch Việt ngữ của Liên Đoàn công giáo Việt Nam tại Đức th́ Giáo Hội miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra theo niên giám 2004, vào năm 1962-1963, giáo hội TCG miền Nam có có 58 cô nhi viện nuôi hơn 6000 trẻ em, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lăo, 8 trại phong và 159 pḥng phát thuốc phát thuốc cho khoảng gần 2 triệu lượt người. Tất cả đều bị trưng thâu, nộp cho nhà nước.

    Sự chọn lựa của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh đă hẳn không phải dễ. Một tháng trước ngày qua đời, phóng viên Hải Nam, tức Trương Bá Cần, báo CGVDT đă phỏng vấn cụ trong 20 năm ‘‘sống phúc âm giữa ḷng Dân tộc’’, cụ là người đứng đầu CGVN, xin cụ cho biết cảm tường của cụ trong 20 năm qua sống dưới chế độ VNDCCH, cụ c̣n thấy sợ không. Trả lởi ‘‘vẫn c̣n sợ ” và cụ nói tiếp: “Đời con người giống như một cuộc leo núi. 50 năm đầu là thời gian leo núi và những năm c̣n lại sau này là xuống núi. Khi leo lên núi th́ thời gian kéo dài và khó khăn, c̣n khi xuống núi th́ dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng với tôi, 20 năm qua, cảm tưởng sâu đậm của tôi là đă phải sống một thời gian dài nhất của đời người “.

    Sau này, tác giả Tuệ Không, trong một bài viết vào 10-5-1995, cho rằng tất cả bài phỏng vấn trên là ngụy tạo của Uỷ Ban Tôn giáo chính phủ dựng đứng lên. Toà TGM Sàig̣n cũng xác nhận cụ Nguyễn Văn B́nh đă quá suy yếu, kiệt sức để có thể trả lời một bài phỏng vấn như thế. Bài phỏng vấn từ câu hỏi đến câu trả lời là của ông Trương Bá Cần dàn dựng viết ra. Ông có đưa tới tŕnh Đức Cha vẫn đang đau yếu, chỉ đọc mấy câu, câu được, câu mất và yêu cầu đừng đăng. Nhưng ông Trương Bá cần đă viện cớ là bài đă lên chữ rồi, ở nhà in, để rồi xin cứ đăng.
    Theo tôi, có lẽ tâm trạng và ḷng mong ước của cụ Giám Mục B́nh thể hiện rơ nhất trong câu trả lời lúc 80 tuổi của báo Iregno Attualita, đăng lại trên Église d’ Asie là: ‘‘Lúc này đức cha ước vọng ǵ nhất. Trả lời: Sau những biến cố Đông Âu, tôi hy vọng mọi sự sẻ tiến triển tốt đẹp.’’

    Phía Phật Giáo, cả hai vị lănh đạo của hai khối đều không có tiếng nói. Thượng toạ Thích Tâm Châu chọn lựa ra đi như nhiều người. Thượng toạ Trí Quang th́ tịnh khẩu suốt hơn 30 năm nay. Phật tử như rắn không đầu. Người cần lên tiếng và đáng nhẽ phải lên tiếng là TT Trí Quang. C̣n ai uy tín hơn ông trong lúc này, người đă từng được nước Mỹ qua phóng viên James Wilde và Frank Mc Culloch trên tờ Time mệnh danh ‘‘politician from the pagoda’’ hay ‘‘a most extraordinary man’’ (người phi thường nhất). Tôi chỉ muốn đổi một vài chữ như sau. Trước 1975, ông là một politician outside the pagoda và sau 1975, một politician inside the pagoda.

    Nhưng ông Diệm, ông Thiệu không c̣n, Thượng toạ Trí Quang không có giá nữa. Ông chỉ có thể là * người của thời cuộc* dưới một chế độ kiểu ông Diệm, ông Thiệu mà thôi. Trong suốt hơn 30 năm quy ẩn và ngồi dịch rất nhiều kinh sách, ông chỉ làm được một thứ chính trị inside the pagoda, một điều hữu ích cho chính ông và cho những kẻ thù của ông ở bất cứ phía nào. Đó là: Ta bảo cho các người hay, ta không bao giờ là người Cộng Sản như các người nghĩ, nhưng ta là nhà *tu thật* trong chế độ Cộng Sản. Và TGM B́nh th́ có thể nói: “Ta bảo cho các người hay, có người chê ta ba phải. Nhưng trước sau, ta là nhà tu thật dưới thời ông Diệm, ông Thiệu. Nhưng ta trở thành nhà chính trị bất đắc dĩ dưới thời Cộng Sản.”

    Và có lẽ, tôi thích nhất câu nói để đời sau đây của nhà tu bất đắc dĩ: ‘‘Nó giết ḿnh hôm trước, hôm sau nó đem ṿng hoa đến phúng điếu ḿnh.’’

    Có lẽ chính nhờ hiểu cái lẽ quyền biến của câu trên đă giúp ông không phải nhận một ṿng hoa phúng điếu.
    Sau 1975, chúng ta có chủ nghĩa CS và có thêm chủ nghĩa bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ để Thượng toạ Trí Quang phải quy ẩn trong chùa và bất đắc dĩ, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh phải làm chính trị. Kẻ làm chính trị phải đi tu và kẻ đi tu phải làm chính trị.
    Và cả miền Nam đều làm những công việc bất đắc dĩ như thế.

    Ngày 6 tháng 5-1975, bộ mặt thứ hai của Sàig̣n sau Giải Phóng

    Bộ mặt thứ nhất là những tiên tri giả ở trên, bộ mặt thứ hai là những người buôn bán giả. Chỉ sau một tuần, cái điểm nỗi bật của một thành phố chết vừa mới trỗi dậy là sự xuất hiện rất nhiều những người buôn bán lẻ. Họ ngồi dọc theo các đường, từ đầu phố hay đầu con hẻm. Bán đủ thứ và mua cũng đủ thứ.
    Người buôn bán phần đông là những người chưa bao giờ buôn bán. Đây là lần đầu họ làm nghề buôn bán bất đắc dĩ. Sự buôn bán này là một bài toán trắc nghiệm người chủ mới trong thế chờ đợi thời thế, nghe ngóng động tĩnh.
    Nghĩ đến hoàn cảnh bất đắc dĩ của cả miền Nam, xin mượn lời hát của TCS:

    Hăy sống dùm tôi
    Hăy nói dùm tôi
    Hăy thở dùm tôi…

    Nhiều người không muốn sống, không muốn thở và đă hẳn không muốn nói nữa.

    Nguyễn Văn Lục

    www.canhthep.com/

  5. #185
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện Thiếu Tá Thiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ và Đại Tá Vơ Bị Lê Thành Long: Từ Đắng Cay Hậu Chiến...(04/07/2012)

    Tác giả : Trang Đài Glassey - Trần Nguyễn

    Nhân Tháng Tư Đen năm thứ 37, từ nay mỗi cuối tuần, Viết Về Nước Mỹ sẽ là loạt bài đặc biệt do tác giả Trangđài Glassey-Trầnguyễn thực hiện trong Dự án “Tháng Tư Đen, Tháng Tư Sáng” về những ảnh hưởng của tang thương và mất mát trên đời sống t́nh cảm của người Việt hải ngoại qua sự bảo trợ của tiểu bang California cho Chương tŕnh Báo chí về Y tế Sức khỏe (CEHJF), và do Trường Báo chí và Thông tin Annenberg của Đại học University of Southern California tổ chức.

    Cô sử dụng phương pháp lịch sử truyền khẩu, cùng kinh nghiệm dấn thân cộng đồng, và tư duy trải nghiệm.

    This project “Black April, Bright April” © is produced using oral history, community participation, and lived perspectives. Trangđài Glassey-Trầnguyễn reporting on trauma, loss, and emotional health in the Vietnamese diasporas was undertaken as part of the 2011-12 California Endowment Health Journalism Fellowships (CEHJF), a program of the University of Southern Californias Annenberg School for Communication & Journalism.

    CHỦ TRƯƠNG CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN:

    Từ năm 1976 đến nay, mỗi Tháng Tư là một thời gian hồi tưởng, truy niệm chung cho người Việt hải ngoại. Qua dự án này, tôi muốn quy nhận truyền thống tưởng niệm này của Cộng đồng người Việt hải ngoại.

    Đồng thời, tôi cũng muốn đón nhận và đưa lên giá cao những ngọn đèn đă làm cho Tháng Tư 1975 không chỉ c̣n là một ngày của bạo lực và mất mát

    . Chúng ta đă xây dựng những Tiểu Việt Nam khắp dọc dài thế giới. Chúng ta đă nuôi dạy nhiều thế hệ trẻ thành nhân tài xứ người. Chúng ta đă xoay ngược thế cờ, dùng sức mạnh của thế giới và tư duy đương đại để ǵn giữ lịch sử và phát triển tương lai. Những ngọn đèn đó vẫn tỏa sáng giữa chúng ta – là chính ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cái của chúng ta – đang thắp lên một b́nh minh mới trên những đổ nát hôm qua. Chúng ta không chỉ có một Tháng Tư Đen, mà chính mỗi chúng ta cũng là hiện thân của một Tháng Tư Sáng.

    PHẦN 1(4):

    MƯỜI BA NĂM KHỔ SAI

    Những ngày sau 30 tháng Tư, 1975 chắc chắn là những ngày kinh hoàng nhất cho rất nhiều gia đ́nh tại miền Nam Việt Nam. Nhưng đối với một số người, những ngày ấy kéo dài tưởng như vô tận, đến mười mấy năm, mà mỗi ngày là một thế kỷ của nhọc nhằn và mỗi đêm là một trường canh của kinh sợ.

    Cái giai đoạn lịch sử ấy – tuy man rợ và đầy tang thương – nhưng vẫn là một di sản được những người trong cuộc ôm ấp và ǵn giữ. Bởi v́, cái lịch sử ấy chính là một dấu chứng cho niềm tin vào điều thiện và sự vượt qua của những ai c̣n sống sót sau kinh nghiệm hỏa ḷ. Đó có lẽ là lư do mà khi đến Mỹ, Cựu thiếu tá Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy đă mang theo 3 vật rất quan trọng đối với ḿnh. Một đôi găng tay may từ vải vụn, bà đă dùng trong thời gian 13 năm tù cải tạo. Hai chiếc áo tù – một bằng vải thô, và một bằng len, do chính bà đan lại từ hai chiếc áo lạnh cũ đă chật của hai con gái, do mẹ bà gửi vào. Và một cơ thể đă bị phá hủy, thương tật.

    Nhưng bà cũng mang theo một gia tài quan trọng hơn cả những vật chứng này – một gia tài không ai có thể tịch thu, đấu tố, hay phá hủy: một ư chí để sống, một nghị lực phục vụ gia đ́nh và xă hội, và một niềm tin mănh liệt vào Chúa. Chính gia tài này đă là cứu cánh cho bà trong suốt 13 năm tù, và quăng đời sau đó.

    Trên hai chiếc áo tù đó, số tù – cũng là 'nhân diện' của bà trong mười ba năm khổ sai – đă bắt đầu phai nhạt theo năm tháng. Nhưng những đau đớn về tinh thần lẫn thể xác vẫn c̣n hằn sâu. Có lẽ những thế hệ một và một rưỡi c̣n nhớ và biết cái bi kịch hỏa ḷ tại Việt Nam, nhưng thế giới và những thế hệ Việt ngoại biên vẫn cần một văn khố chính thức về bi kịch này.



    Cô dâu Thanh Thuỷ và chú rể Lê Thành Long.


    Điều quan trọng là chúng ta không để cho những sự thật về bi kịch này phai nhạt – như những số tù trên áo những người tù khổ sai năm nào. Chúng ta cần ghi lại những đau thương – không v́ hận thù – nhưng v́ để đấu tranh cho Công lư, Ḥa b́nh, Tự do, Bác ái. Đến bao giờ, người Việt hải ngoại mới có một tác phẩm như Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr Solzhenitsyn, người đoạt giải Nobel Văn Chương 1970 với những tác phẩm vạch trần cái hỏa ḷ của Cộng Sản Xô Viết? Những quần đảo ngục tù vẫn c̣n hoành hành trên cơ thể của nhiều con dân Việt và ngay trên đất Việt qua những hậu quả khốc liệt của nó. Đến bao giờ chúng ta mới có một Solzhenitzyn của Việt Nam? V́ nếu những đau thương này đă đến từ bất công, th́ chúng cũng là một mối đe dọa cho con người ở tất cả mọi nơi – như nhà tranh đấu dân quyền Martin Luther King đă nói, "Bất công ở bất cứ nơi nào là bất công ở khắp mọi nơi." Xă hội con người không tách rời nhau bởi biên giới hay ngôn ngữ, mà cộng thông trong lư tưởng công bằng, bác ái, và dân chủ.

    Chiếc áo tù ngày nào, tuy nay không c̣n ấm lạnh trên người Nguyễn Thanh Thủy nữa, nhưng kinh nghiệm mười ba năm tù khổ sai là một chiếc áo đầy gai, vẫn châm chích và làm đau đớn tâm hồn và thể xác bà. Hai mươi bốn năm sau khi ra khỏi trại tù, bà vẫn c̣n oằn oại trong những bệnh tật do giai đoạn oan nghiệt này tạo ra, và những kinh hoàng của bốn tháng biệt giam vẫn bám riết tâm trí bà. Chúng ta thử cùng bà ngồi trước màn ảnh của quá khứ, chứng kiến lại những điều mà trước nay bà chưa nói được với ai, v́ nó quá kinh hoàng và khó khăn để thuật lại.

    Nguyễn Thanh Thủy nhớ lại, “Vài hôm sau ngày 30 tháng Tư, 1975, tôi bị gọi đến nơi làm việc của Ủy Ban Quân Quản của chế độ Cách Mạng (tức Văn Pḥng Khối Đặc Biệt, đường Cộng Ḥa cũ) để hỏi cung từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cán Bộ Cộng Sản cho biết, lẽ ra giam cầm tôi luôn, nhưng v́ các con tôi c̣n quá nhỏ, nên mỗi ngày tôi đến đây làm việc rồi về. Họ cho tôi xấp giấy, cây viết, và muốn tôi viết lại quá tŕnh hoạt động. Mỗi ngày tôi chỉ viết lư lịch của ḿnh, rồi tôi nộp, nhưng họ không bằng ḷng. Tôi có cho họ biết là tôi không nhớ ǵ cả, và yêu cầu họ cho tôi thời gian để tập trung trí nhớ. Sau đó, họ giúp tôi bằng cách dẫn tôi đi ṿng quanh khối Đặc Biệt, vào những pḥng làm việc của Khối để nh́n từng nơi xem thấy cái ǵ c̣n, cái ǵ mất. Tôi chú ư đến Văn pḥng của Trưởng Cơ Quan E4, nơi c̣n những bản sơ đồ vẽ hệ thống hoạt động, những bản thuyết tŕnh có ám danh công tác, bí số nhân viên, nhưng không có tên tuổi thật. Tôi nghĩ trong đầu một kế hoạch để đối phó với Cộng Sản khi bị hỏi cung.”

    Nguyễn Thanh Thủy không chỉ là một người tù cải tạo. Bà c̣n là vợ một người tù cải tạo. Chồng bà, Cựu Đại Tá Vơ Bị Lê Thành Long, cũng vào tù sau ngày 30 tháng Tư 1975. Ba người con nhỏ của ông bà được gửi gắm lại cho ông bà Ngoại tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, những cố gắng để kéo dài thời gian hỏi cung của bà cũng không giúp bà được ở gần gia đ́nh măi. Đến 15 tháng Sáu, 1975 th́ bà bị tập trung vào tù cải tạo. Theo lời bà, th́ “Tôi ở chung trại với tù cải tạo nam, học tập chính trị ở hội trường, học quốc ca của Cộng Sản và những bài hát đấu tranh chống Mỹ Ngụy, làm những bài thu hoạch, phê và tự phê, kiểm điểm, nộp cho họ. Tất cả mọi người phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Ḥa đều có tội nhiều hoặc ít. Đó là cách luận tội của Cộng Sản. Tôi vào trại tù cải tạo Long Thành, với một túi xách đeo vai, một chiếc chiếu nhỏ cho một người nằm. Thiếu đủ mọi thứ. Tôi phải xuống hố rác cạnh dăy nhà chúng tôi ở, để t́m chai, lọ, mấy tấm tôn để đựng nước, đựng cơm, thức ăn… Nước chỉ đủ uống, không đủ tắm. Trời tháng sáu mưa dầm dề. Chờ trời mưa, tôi gội đầu tắm giặt nhờ những ḍng nước mưa chảy theo mái nhà.”

    Trong suốt thời gian bị giam một ḿnh, bà đă canh cánh sợ bị bọn vơ trang muốn làm hỗn nên không bao giờ dám chợp mắt, đă nơm nớp khiếp sợ mỗi đêm khi cai ngục lẻng kẻng xâu ch́a khóa đâu đó giữa rợn rùng thăm thẳm tối. “V́ đêm trước có ai bị đưa đi, th́ sáng hôm sau coi như mất tích,” bà nói. Hơn nữa, phương tiện vệ sinh căn bản nhất cũng không có. Bà hồi tưởng, “Nói đến nơi tiểu tiện bằng những cầu dă chiến ngoài trời, mưa dầm là nó lầy lội, và những con ṿi trắng lềnh bềnh mà nữ th́ làm sao dám ngồi để tiểu tiện, nên tôi đành nín, nhịn khát, đợi tối mới ra cái nhà tắm che bằng bốn vách lá, đi xong cho vào hố rác. Nhớ tới cảnh này, tôi luôn rùng ḿnh, sao tôi chịu nổi dơ bẩn như thế.”

    C̣n tiếp...

  6. #186
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bà nói tiếp, “Đầu tháng 10 năm 1975, tôi bị chuyển về trại giam Thủ Đức (tức 16NV). Chỉ có một người nữ bị chuyển là tôi. Tôi ở một ḿnh trong pḥng giam và bắt đầu các cán bộ thẩm vấn, điều tra từ trung ương đến. Tôi bị kêu lên đêm có, ngày có, bị hỏi liên tục, hỏi xong rồi bắt viết, thu bài. Những tháng ngày này, đầu óc tôi quá căng thẳng. Cả đêm không buồn ngủ, tựa lưng vào vách tường, kê túi quần áo và gối nằm để làm điểm tựa viết bài họ điều tra.”



    Bà mẹ Thanh Thuỷ và ba con thơ tại Mỹ Tho.


    Bà nhớ lại, “Tôi phải cải tạo khổ sai ở đây nhiều năm, không đủ vệ sinh và thiếu thốn. Ăn th́ độn khoai ḿ có vỏ đỏ quấy, gọi bột ngàng phệt, hột bo bo, ḿ sợi luộc có cả con chuột chết vớt ra bỏ đi, lại tiếp tục chia ḿ sợi cho người một phần để ăn, không th́ đói.

    Cả ngày cuốc xới mỏi mệt, tối đến vào pḥng ngủ gần người lao phổi (xuất huyết phổi tới thời kỳ chót), bệnh giang mai thời kỳ thứ ba, phổi có nước thời kỳ chót. Tôi phải sống chung với họ cho tới khi họ được tha, và không bao lâu th́ họ chết. Tôi phải may những nệm ngồi bằng vải vụn riêng để tránh lây nhiễm.

    Lúc ngủ, các bạn khỏe xếp gần nhau, chừa một chiếu cách người bệnh, xây đầu khác hướng với người bệnh và xây lưng về phía người bệnh để tránh lây nhiễm.”

    V́ Nguyễn Thanh Thủy đă giữ một vai tṛ khá quan trọng khi phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, bà đặc biệt bị quản lư nghiêm ngặt và tra khảo liên tục, làm bà chóng mặt, căng thẳng đến ngă bệnh. Cán bộ không bao giờ rời mắt khỏi bà, ngay cả về đêm.

    Bà kể, “Tôi là người tù bị chỉ định nằm ngay cửa ra vào hoặc ngay cửa sổ pḥng tù để họ dễ kiểm soát hành vi về đêm của tôi. Cửa sổ tù không bao giờ có cửa để đóng lại, nên rất lạnh. Đêm đêm đói bụng quá, các bạn tù kể món ăn này, món ăn kia cho đỡ thèm đỡ đói. Nhớ chồng con kể chuyện hạnh phúc ngày nào th́ có bà lên tiếng, kêu đừng kể nữa, v́ rờ hai bên toàn chiếu không. Tới ngày thăm nuôi được gặp thân nhân gia đ́nh, là lúc lấy dạ dày an ủi trái tim.”

    Trong hoàn cảnh lao tù khổ sai, người nữ tù chịu nhiều khó khăn và khổ sở hơn người tù nam, nhất là về phần vệ sinh hằng tháng, và sự an toàn bản thân. Không chỉ những nữ tù cải tạo mới bị ḍm ngó và hăm hiếp, mà những phụ nữ bị bắt v́ vượt biên cũng bị lính gác bạo hành về t́nh dục. Sự căng thẳng của người tù nữ, v́ vậy, cao gấp nhiều lần so với bạn tù nam.

    Bà lại kể, “Trại giam có nước máy, nên vệ sinh cá nhân cũng đỡ, nhưng vấn đề phụ nữ hằng tháng, không có băng giấy, tôi phải dùng quần áo cũ xé ra để lót, rồi giặt không xà pḥng (v́ không được thăm nuôi).

    Ăn uống, mỗi buổi sáng được một ly nước nóng, trưa một phần khoai độn, buổi chiều nửa chén cơm, một chút rau muống luộc với nước muối. Lễ lớn có một miếng thịt bằng ngón tay.

    Hơn một năm, một số tù cải tạo chuyển đi Bắc, một số tù cải tạo ở nơi khác chuyển tới, lúc đó mới có một số chị em phụ nữ ở trại Long Giao, trại giam Chí Ḥa, Phan Đăng Lưu tới. Đa số là tù phản động. Tôi mới thoát cảnh ở một ḿnh mà sống tập thể với bạn tù cũ, bạn tù mới. Tôi bắt đầu đi lao động, làm cỏ chung quanh trại giam, và trồng rau muống.”

    Cảnh lao động vất vả của trại tù, dù sao, cũng cho người tù cơ hội được thấy ánh sáng mặt trời, mà không bị vây hăm g̣ bó giữa bốn bức tường bức bối. Nhưng trồng rau bằng phân người và nước tiểu người là những cực h́nh mà người tù phải gánh chịu, và ăn rau do chính ḿnh trồng nhưng không được rửa sạch làm cho người tù bị tiêu chảy kinh niên.

    Nhu cầu nha chu hay y tế căn bản cũng không được đáp ứng, nên bạn tù phải mượn kềm của tù nam h́nh sự, khi họ về ăn cơm trưa trong một tiếng, để nhổ răng cho nhau, khi răng đă hư quá nặng và không thể giữ được. Họ phải cầm máu bằng nước muối, vừa rát, vừa đau.

    Bà kể tiếp, “Hai năm sau, tức tới tháng Bảy, 1977, chúng tôi chuyển lên trại tù cải tạo Căn Cứ 5 Rừng Lá, tức trại Z30D Hàm Tân, Thuận Hải.

    Đă di chuyển xa, nên việc phải gặp chấp pháp ít hơn, vài ba tháng một lần. Mà chủ yếu là lao động, cả đội mấy chục cô cầm cuốc, cầm xẻng, thùng tưới nước, chia nhau công tác để làm. Mới đầu chẳng biết cuốc, cả ngày trời cuốc một khoảng cỏ trước sân cơ quan mà thấy vẫn y nguyên.

    Lần lần gánh tranh, trồng rau muống, khoai lang, củ cải. Rau tưới bằng một lon nước tiểu pha một thùng nước suối, phân người bỏ dưới rănh, lấp đất, trồng rau lên.

    Tôi yếu sức nên đứng múc nước tiểu, pha cho người khỏe trẻ tưới.

    Cả ngày làm lao động mệt, chiều hết giờ chạy về bờ suối tắm 20 phút, vừa giặt giũ vừa tắm, không có quản giáo nữ canh gác. Cán bộ nam và vơ trang canh gác khi đội nữ tắm. Bọn cai tù nói, “Các chị cứ coi chúng tôi như các chị, cứ thế mà tắm.” Thật là trơ trẽn.

    Chúng tôi cứ nhúng cả người xuống nước rồi lên giống như vịt rỉa lông. Những ngày mưa, nước suối đục ngầu, vẫn phải tắm, v́ nước tiểu và phân dính cả người. Tới mùa nước suối cạn, bọn Cộng Sản chuyển đội nữ về lại trại cải tạo Long Thành. Nơi đây là trại h́nh sự, máy nước bị hư, không tiền sửa chữa. Mỗi ngày phát một gô nước uống, một tuần lễ mới ra suối cạn tắm một lần, giặt giũ rồi xách nước về. Về tới trại rửa cát bụi đi đường là thấy hết sô nước. Trại này trồng táo Thái Lan, dền, rau muống, cũng dùng nước tiểu, phân người làm phân bón. Chỉ trồng táo mới tưới bằng phân urê.”

    C̣n tiếp...

  7. #187
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhưng sau đó, bà bị chuyển trại, và bị đưa vào biệt giam hơn một năm để hỏi cung. Đây là gian đoạn gian nan nhất trong thời gian mười ba năm khổ sai của bà. Tuy nhiên, bà vẫn luôn giữ trong đầu một điểm đến: cố sống sót, đối diện với nghịch cảnh, để có ngày đoàn tụ với con.

    Bà ôn lại, “Ăn thiếu thốn, đói khát, bị vây quanh mấy tên cán bộ chấp pháp, tôi muôn điên lên v́ thần kinh quá căng thẳng. Tôi sẽ gặp đau thương khi đối đầu với địch nên trước ngày cuối, để bảo mật, tôi đă hủy hồ sơ của Biệt đội Thiên Nga.

    Tôi cũng được bọn Cộng Sản đưa đi xem các văn pḥng có liên hệ. Nhưng tôi vẫn lo lắng cho các nhân viên. Tôi muốn bảo toàn cho các bạn nữ đồng khóa, các nhân viên, và cộng tác viên. Tôi tâm niệm trong ḷng mỗi lần phải gặp mặt cán bộ, tôi đều thầm nhủ đây là địch, đây là Việt Cộng, làm cho tôi thêm nghị lực, b́nh tĩnh hơn, mạnh dạn hơn để trả lời.

    Tôi ở biệt giam một ḿnh hơn một năm, v́ phải làm việc bằng đầu óc, trại giam gọi là động năo quá nhiều, ăn uống thiếu thốn, ngủ nền xi-măng, tôi bị liệt một chân, phải lần vách. Tôi mới xin lau chùi quét dọn hành lang và xin phơi nắng nửa giờ mỗi ngày trừ thứ Bảy và Chủ Nhật. Tôi tập giật chân kinh và tự xoa nắn lấy chân bị liệt teo cơ do suy dinh dưỡng gây ra. Tôi tự nhắn nhủ, không nhớ con nhiều nữa, phải rán chịu đựng mọi khó khăn để có sức khỏe trở về với con.”





    [B]Trước 30 Tháng Tư 1975 và sau 13 năm tù. (H́nh văn khố: Olivier Glassey-Trầnguyễn)[/B
    ]


    Thời gian biệt giam này đă dài như thế nào? Những chi tiết về gian đoạn này sẽ khiến nhiều người không thể tưởng tượng ra được, bà Nguyễn Thanh Thủy đă làm thế nào để sống sót. Bà nói, “Tháng 4 năm 1981, tôi bị đưa từ trại tù cải tạo Long Thành về trại tù biệt giam X4 (Bộ Công An Cộng Sản đường Vơ Tánh, Sàig̣n). Tôi ở xà lim, chung quanh tối om, ngoài một bóng đèn điện cho cả dăy xà lim, mỗi xà lim có một khoảng trống bằng một cục gạch trên sát trần nhà để thở. Trời tháng Tư ở Việt Nam, nóng bức, mồ hôi chảy như tắm, quần áo vo cao cho bớt nóng. Tuần lễ đầu tiên tôi bị xỉu, thiếu dinh dưỡng, thời tiết quá nóng. Cán bộ trại giam phát hiện do người ở cạnh xà lim đập tường hỏi thăm sức khỏe, không thấy tôi trả lời, họ đập tường gọi cán bộ cấp cứu. Sau lần cứu tôi tỉnh dậy, trại giam đưa một lọ thuốc tim nhỏ giọt để khi mệt nhỏ vào miệng và gọi cấp cứu.

    Về ăn uống, sáng để gô ra, họ cho một gô nước nóng. Trưa và chiều để ít cơm trong cái thau và một chén canh ngoài song sắt xà lim, rồi tự ḿnh mang cơm canh qua song sắt để ăn. Phải kiếm thế nghiêng thật nhanh, mang tất cả cơm canh vào. V́ không có muỗng, nên phải ăn bốc bằng tay.

    Lúc mới tới, Cán Bộ chấp pháp cho biết tôi sẽ được ăn tiêu chuẩn quốc tế, dành cho người về làm việc, ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều. Nhưng tôi chưa bao giờ nhận được buổi ăn nào như thế. Các tù nhân đi với Cán Bộ trại giam giao phần ăn không được mặc áo, phải ở trần và bận quần xà lỏn (quần đùi), họ không được nói bất cứ lời nào. Muốn hỏi ǵ, họ chỉ tay về phía Cán Bộ, người Cán Bộ mới có quyền nói chuyện với tù nhân.

    Về phần vệ sinh cá nhân, mỗi ngày được tắm một lần, 20 phút. Tù không bao giờ gặp mặt nhau, cứ người này tắm xong, mới mở cửa pḥng khác cho tù ra tắm. Tiểu tiện đi vào thùng sắt đựng đạn của Mỹ, cứ đi tắm mang ra đổ, rửa sạch dùng lại.

    Đưa tôi về nơi này, bọn Cán Bộ chấp pháp làm áp lực để tôi viết cam kết, với chồng hồ sơ thu thập được của nhân viên Thiên nga, cấp chỉ huy, bạn bè để trước mặt, cho thời hạn suy nghĩ là 3 ngày. Trên đường trở về xà lim, tôi nhờ chấp pháp tŕnh lại với lănh đạo của họ, 6 năm tù cải tạo đủ để suy nghĩ, không cần thêm 3 ngày. Tôi trả lời: Không, không bao giờ.

    Thế là tiêu chuẩn ăn hàng ngày bị giảm đến mức tối thiểu, chỉ c̣n một chút cơm với vài hột muối hột. Thời gian này, bệnh nặng không được chữa, có lần ói từ nửa đêm đến sáng. Khi họ kiểm tra thấy nằm ói toàn mật xanh, Bs y tá tới, cho thuốc uống liền tại chỗ. Người y tá đưa thuốcd nói thật nhanh, thật khẽ, “Đừng uống.” Tôi vội nắm chặt thuốc trong ḷng bàn tay, đưa tay giống như bỏ thuốc vào miệng và vội vàng uống nước. Sau này, tôi gặp người y tá đó khi khám sức khỏe đi Mỹ tại Bv Cảnh Sát. Người ấy mới kể, trước là y tá Bv Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, có thân nhân liệt sĩ, nên được giữ làm lại, biết tôi và tránh cho tôi bị thuốc.

    Họ giữ tôi tại cơ quan X4 bốn tháng nhưng không khai thác được ǵ. Bọn chấp pháp đem cán bộ nữ ra dụ dỗ v́ thương con tôi, mới khuyên tôi cam kết để tha về. Tôi khẳng định tôi về khi nào có chính sách của lănh đạo nước, chứ về riêng lẻ không bao giờ có.

    Thấy tôi kiên quyết không khai, bọn chấp pháp biểu tôi đứng xa họ ba thước, nghe đọc lệnh án. Lệnh án có nội dung như sau: Do quyết định ngày… tháng… năm, Tên Nguyễn Thanh Thủy có thái độ ngoan cố không chấp hành cải tạo lao động nên tuyên án tập trung cải tạo tiếp 3 năm và quyết định có hiệu lực vô thời hạn.

    C̣n tiếp...

  8. #188
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hai chân tôi bị nhốt ở xà lim, nên bị liệt không đi nổi. Trở lại xà lim, lấy quần áo chiếu mền theo họ chở về trại tù cải tạo Long Thành. Trước khi lên xe, họ đưa cái giỏ nhỏ nói là quà gia đ́nh gửi.

    Sau này gặp chồng tôi, anh kể mấy ngày trước khi tôi trở lại trại cải tạo Long Thành, họ đưa một miếng giấy có chữ viết của tôi, vỏn vẹn, “Thăm anh và các con. Em vẫn khỏe mạnh.” Xong họ dặn chồng tôi mua cho tôi ít quà khô. Họ biểu đem đến cổng. Anh không biết chỗ, hỏi thăm gác cổng, họ bắt anh nhốt cho tới tối mới thả anh ra.

    Sáng hôm sau là tôi chuyển trại. Họ phải xách tất cả một xách quần áo, sô đựng vài thứ linh tinh, một giỏ thức ăn. V́ tôi đi không nổi, mặt mày xanh xao, không ánh nắng mặt trời bốn tháng, màu da vàng của người VN rất đúng không sai tí nào.

    Nói đến h́nh phạt kỹ luật cho nữ, cái nhà kỹ luật là nhà có 2 lớp, giống như cái hộp có hai lớp, một lớp là pḥng giam nóc bằng, cách khoảng chừng 1 thước, lớp ngoài cũng xi măng cốt sắt.

    Mỗi pḥng giam kỷ luật có một cái bệ. Cuối bệ có cây sắt thông ra ngoài để khóa bằng ống khóa sắt. Trên cây sắt có những cái cùm. Cái bệ xi măng có một cái lỗ để thùng đạn của Mỹ. Thùng trống không, làm chỗ tiểu tiện. Đặc biệt là kể từ ngày vào pḥng giam kỹ luật cho đến ngày ra không được tắm. Khôn được tắm từ 1 tuần cho tới 3 tháng, 6 tháng, hay cả năm, chỉ những ngày kinh nguyệt phụ nữ mới được 40 phút thay quần áo.

    Tùy theo h́nh thức phạt, đa số hai chân đều phải cùm lại, hỏng trên cái bệ, nên rất đau đớn v́ tê chân và sét ăn vào cườm chân. Muỗi đốt suốt ngày đêm, bóng tối cả ngày đêm… Những h́nh thức này tôi đều trải qua, hằn sâu trong da thịt tôi.”

    Chính thời gian biệt giam này đă gây ra nhiều tổn thương trên thân thể bà nhất, từ việc bị bại liệt một bên người, phong thấp, các chứng bệnh đường ruột và tiêu hóa, cho đến sự căng thẳng đầu óc đến cao độ.

    Từ việc bị giam trong pḥng tối cả ngày lẫn đêm, cho đến việc bị điều tra hỏi cung 24/24, cho đến việc bà bị trừng phạt không cho ăn uống, chỉ có chút nước và ít muối hột, hay bị phạt không được tắm, những ngày có kinh nguyệt bà cũng chỉ được 40 phút thay quần áo rồi bị cùm lại – tất cả đă khiến bà rụng gần hết răng và cơ thể bà hoàn toàn kiệt sức, không đứng được.




    Tại Mỹ, với vật chứng nhà tù mang theo. (H́nh phóng sự: Benjamin Vũ)

    Tôi thắc mắc, sau những đằng đẵng đói lạnh và lao động quá sức, không biết trong những lúc quá cùng cực và bị bệnh thập tử nhất sinh, Nguyễn Thanh Thủy có bao giờ cảm thấy tuyệt vọng không? Mười ba năm khổ sai đă cho bà nhiều kinh nghiệm đắt đỏ và một cái nh́n thấu đáo về chế độ chính trị đang nắm quyền trên quê hương bà. Và khi bà rời nhà tù nhỏ của trại Hàm Tân Z30, bà tiếp tục bị dồn bức cho đến giây phút gia đ́nh bà đứt ruột rời bỏ người thân và quê hương để đi Mỹ qua diện H.O.

    Bà kiên tŕ, giữ vững tôn nghiêm của người lính, giữ tinh thần lạc quan. Cho nên “Cả 13 năm tù, tôi không muốn kẻ địch thấy giọt nước mắt của tôi. Nên khó t́m thấy nét buồn, cho tới ngày em tôi lên trại, báo tin Ba tôi mất, tôi xỉu ngay tại pḥng thăm nuôi và tôi rơi nước mắt.”

    Nhưng dù không biết tương lai ḿnh ra sao, Nguyễn Thanh Thủy vẫn luôn nghĩ đến người khác, những người bạn tù của bà. Chính v́ nghĩ đến người khác, nên ngay từ đầu, bà đă không khai những bí mật Thiên Nga khi bị hỏi cung, mà mới bị trừng phạt nặng nề và chịu nhiều tổn hại về sức khỏe.

    Đến những ngày cuối cùng, bà vẫn giúp các bạn tù, “Mấy năm trước ngày ra trại, tôi làm đội trưởng kỹ thuật may, chỉ cho các em h́nh sự án cao biết may gia công để đỡ cuốc đất trồng rau cực khổ trong thời gian thụ án, sau có tay nghề may.”

    Là người nữ tù cuối cùng rời trại cải tạo v́ bị cho là ngoan cố, Nguyễn Thanh Thủy rời tù nhỏ, về tù lớn của xă hội Việt Nam hậu 1975, với hai hàm răng đă rụng, nên các con không dám tới gần bà. Con gái bà bảo, “Kỳ quá, Mẹ không có răng!”

    Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau t́nh cảm phải chia ĺa với gia đ́nh và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?

    Lần đầu tôi phỏng vấn Cựu thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy là từ thập niên 1990, cho Dự Án Việt Mỹ (c̣n gọi là Vietnamese American Project, do tôi dùng tiền student loans để sáng lập tại CSU Fullerton, và sau được sự hỗ trợ của Đại học Nhân Văn và Khoa Học Xă Hội của trường và các tổ chức khác). Cho nên trong các cuộc thuyết tŕnh chuyên môn về người Việt hải ngoại tại các trường đại học khắp nơi trên thế giới trong suốt gần hai mươi năm qua, tôi vẫn đặt câu hỏi: Ai sẽ trả lại cho Nguyễn Thanh Thủy và gia đ́nh bà 13 năm chia ĺa v́ tù ngục cải tạo? Chứng từ của Nguyễn Thanh Thủy trong các cuộc phỏng vấn lịch sử truyền khẩu mà tôi đă thực hiện với bà sẽ tiết lộ câu trả lời của bà cho những câu hỏi này trong các kỳ tới.

    Trang Đài Glassey - Trần Nguyễn
    Liên lạc: vietamproj@gmail.com

  9. #189
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tháng Tư ra Biển Đông ngồi khóc !

    Quốc Hận! Trời ơi đến bao giờ ?!!!

    Mường Giang

    Sau khi Việt Nam Cộng Ḥa bị sụp đổ, chẳng những tất cả “Quân, Công, Cán, Cảnh” của Miền Nam bị trả thù, cộng sản Hà Nội c̣n tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh gán ghép, chụp mũ, bịa đặt cho mọi người là bóc lột, tư sản mại bản, ngụy dân… Tại Đại Hội đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đă vênh váo tuyên bố rằng “từ nay người VN sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong ṿng 15 năm tới”. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công tŕnh vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Đ́nh Hà Nội và Khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây, do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng. Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào Sài G̣n trưa ngày 30-4-1975, đă tận t́nh vơ vét máy móc đem về Bắc, ra lệnh cho nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực.


    Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC c̣n bày thêm “quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975”, để đuổi hết số gia đ́nh có liên quan tới chế độ VNCH, đang sống tại Sài G̣n và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc. Kế hoạch thâm độc này, “vừa tống khứ được những thành phần c̣n lại mà VC đă xếp loại nguy hiểm”, sau khi chồng con thân nhân của họ đă bi đảng gạt vào tù. Có như vậy, VC mới chiếm được nhà cửa ruộng vườn và các tiện nghi của Miền Nam, để phân phối cho cán bộ miền Bắc, lúc đó chỉ có súng đạn, tăng pháo và mớ lư thuyết của Mác-Lê-Mao-Hồ mà thôi.


    Ai đă từng là tù nhân của VC, dù có ở trong các trại tù tại miền Nam hay bị đầy ải ra vùng biên giới Việt Bắc, đă bị giặc cầm giam lâu hay mau, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên nổi những đau đớn về vật chất và nhất là sự tủi nhục tinh thần, khi bị bọn VC”gọi chúng ta là ngụy quân, ngụy quyền, là những đống rác bẩn thỉu, cặn bă của xă hội, đánh giặc thuê cho Mỹ, Pháp, Nhật..”!


    Ai đă từng bị VC cướp của, cướp nhà, đày đoạ lên tận miền rừng núi để phát triển kinh tế mới. Đa số đă ngă quỵ v́ không chịu nổi mưa nắng, cùng cảnh ma thiêng nước độc, bệnh sốt rét rừng, ghẻ lở, kiết lỵ... mà không có thuốc uống. Cuối cùng những người c̣n sống, kiệt sức v́ đói bệnh, nên đă bỏ rừng chạy ngược về thành. Họ đă trở nên vô gia cư và ở bất cừ nơi nào, kể cả nghĩa địa, gầm cầu, chùa miễu.. ăn sống, phó mặc cho định mệnh và bọn công an, tới hốt bắt, đưa lên lại vùng kinh tế mới, rồi họ lại về.Rốt cục huề cả làng, và càng ngày càng có nhiều người vô gia cư sống khắp mọi nẻo đường đất nước, trong xă nghĩa thiên đường v́ cảnh cướp ruộng đất nhà cửa của đồng bào qua chiêu bài “phát triển kinh tế, công nghiệp..”.


    Chắn chắn những thành phần trên, nếu may mắn bằng mọi lư do ǵ, nay tới được bến bờ tự do và được sống tạm trên mọi nẽo đường thế giới, chẳng ai có thể vô tâm để quên kiếp đời “Tị Nạn Việt Cộng” trăm đắng ngàn cay, biển hờn trời hận, “chỉ có thể đầu thai lần khác” họa chăng mới xóa nổi vết nhơ của Dân Tộc VN trong gịng lịch sử cận đại. Bởi vậy VC đă dùng quyền lợi để yêu cầu chính quyền Mă Lai, Nam Dương.. phá bỏ các Tượng Đài kỷ niệm Thuyền Nhân VN bỏ ḿnh trên biển Đông, khi trốn chạy khỏi thiên đàng xă nghĩa, tại các trại Tị nam Việt Cộng. Hành động dă man này của bọn đầu sơ Bắc Bộ Phủ, chẳng những không làm ai khiếp sợ, trái lại c̣n bị Cộng đồng Người Việt Tị Nạn Cọng Sản khắp thế giới thêm khinh ghét , khiến chúng đi tới đâu cũng bị mọi người tẩy chay và biểu t́nh đă đảo.


    Đầu tháng 4-1975, Người Mỷ khởi sự chạy khỏi Nam VN bằng chuyến bay định mệnh, đưa 250 trẻ mồ côi và 37 nhân viên của Dao đi theo săn sóc. Nhưng chiếc C5 đó đă bị tai nạn, chỉ c̣n 175 em sống sót với một số người lớn may mắn. Tai nạn này đă báo trước những thảm kịch sắp tới cho làn sóng người bỏ nước ra đi v́ không muốn sống chung với rợ Hồ, giết người cướp của.


    Ngày 15-4-1975, thượng viên Hoa Kỳ thông qua đạo luật, cho phép 200.000 dân tị nạn Đông Dương được vào sống trên đất Mỹ. Song song, chính phủ Mỹ cũng mở chién dịch Frequent Wind tại Sài G̣n, để di tản các công dân Mỹ và 17.000 người Việt có liên hệ. Máu lệ và thảm kịch VN đă khơi nguồn từ đó, vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ngàn ngàn vạn vạn người với đủ mọi phương tiện, tiến ra biển Đông để mong được Đệ Thất Hạm Đội cứu vớt những chỉ tới ngày 2-5-1975 th́ chấm dứt. Tóm lại từ tháng 5-1975 tới bây giờ (2012), người Việt bỏ nước ra đi để t́m tự do và đất sống, hoàn toàn chấp nhận may rủi” một sống chín chết”, trong hoàn cảnh bơ vơ tự cứu. Do trên hầu hết những người đến được bờ đất hứa, đă phải trả một giá thật đắt. Nên mới có hằng trăm ngàn câu chuyện bi thảm năo nùng của thuyền nhân VN, bị HẢI TẶC THÁI LAN cướp giết,hăm hiếp tập thể đến chết nếu c̣n sống th́ bị bán vào ổ điếm. Số khác trôi giạt vào hoang đảo và đă ĂN THỊT NGƯỜI lẫn nhau để mà sống.


    Sau khi cưỡng chiếm xong VN, đảng Hồ và đảng Mao trở mặt nên VC đă quy tội cho người Tàu sống tại VNCH ( Sài G̣n-Chợ Lớn và các tỉnh) là mối đe dọa, rồi đ̣i Trung Cộng phải qua hốt hết 1,2 triệu người Việt gốc Hoa về nước. Sự kiện được Tàu Cộng chấp nhận, phái hai chiến hạm tới các hải cảng VN để nhận người. Nhưng đến cho có mặt, chứ Tàu Cộng đâu có ngu, lănh đám dân nghèo này (v́ của cải đă bị hốt sạch) về nước đê nuôi ăn, v́ vậy nửa đêm nhổ neo rút cầu, âm thầm về nước.


    Sáng ngày 24-3-1978 trên khắp các nẻo đường Sai G̣n-Chợ Lớn, bổng xuất hiện rất nhiều xe vận tải chở công an, bộ đội và hằng ngàn thanh niên nam nữ đeo băng đỏ trên tay áo. Theo đài phát thanh của VC thông báo, th́ đây là chiến dịch “Đánh Tư Bản Mại Bản, Diệt Thương Gia”.Trước đó vào sáng ngày 20-3-1978 tại Chợ Lớn, cũng đă có một cuộc xô xát, giữa trăm người Hoa và công An VC ph3n đối bắt lính, bắt đi kinh tế mới và đ̣i được trở về Tàu sống với Trung Cộng. Nhưng lần này, cuộc bố ráp qui mô không phải để bắt người Hoa chống đối hôm trước, mà là xộc vào từng nhà cùng các cửa tiệm, để kiếm tiền đôla và vàng cất dấu, cũng như kiểm kê tất cả hàng hóa kể cả cây chổi, ngoại trừ h́nh” bác” và lá cờ”đảng”, máu đỏ sao vàng.


    Theo báo chí ngoại quốc ghi nhận, th́ lần đó đảng đă hốt của đồng bào (Việt lẫn Hoa) gần 7 tấn vàng và cả mấy chục bao bố tiền đô Mỹ, khiến cho mấy chục người uất hận phải tự tử chết. Vậy là đảng đă ba bước nhảy vọt, chiến thắng tư bản chủ nghĩa, bước lên thiên đàng xă nghĩa ưu việt. Cũng từ đó đă có trên 250.000 Hoa kiều phải bỏ nước ra đi và theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn năm 1983, trong số này có trên 50.000 đă chết trên biển v́ sóng gío và hải tặc Thái Lan.


    Sau ngày 30-4-1975 khi Miền Nam bị VC Hà Nội cưởng chiếm, th́ Biển Đông đă trở thành cửa ngỏ để đồng bào vượt thoát t́m tự do. Nhưng đồng thời biển cũng đă biến thành hỏa ngục và trên hết, đảng VC đă thưc hiện được công tŕnh vĩ đại nhất trong Việt Sử. Đó là KỸ NGHỆ XUẤT CẢNG NGƯỜI, từ cho thuyền nhân vượt biển chính thức, tới các chương tŕnh ra đi có trật tự (ODP), hồi hương con Mỹ Lai và Mua Vợ Bán Chồng giả. Tất cả các nghiệp vụ trên, đều giúp cho tập thể lănh đạo đảng giàu to nhờ thu vào được nhiều vàng, tính tới cuối năm 1989, đảng thu vào chừng 3.000 triệu mỹ kim, con số nh́n vào thấy rởn tóc gáy nhưng lại là sự thật. Bởi vậy đâu có ngạc nhiên, khi biết xă nghĩa VN, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lại có nhiều tỷ phú đứng hàng đầu nhân loại.


    Theo sử liệu th́ năm 1978 là năm VC chính thức trục xuất người Hoa ra biển. Đây cũng là thời gian đảng xuất cảng người nhiều nhất, mà theo thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn, số người tạm trú tại các Trại khắp Đông Nam Á, lên tới 292.315 người. Cũng theo tài liệu của Hồng Thập Tự Quốc Tế, th́ từ năm 1977-1983 đă có khoảng 290.000 người đă chết hay mất tích trên biển Đông.


    Ngày 15-1-1990 khi mà Mỹ chuẩn bị băi bỏ lệnh cấm vận và lập bang giao với VC, th́ tại vùng biển Nakhon Si Thammarat, có 11 thi thể PHỤ NỮ VIỆT NAM, tất cả đều trần tuồng thê thảm, trôi tắp vào bờ. Theo Thiếu tá cảnh sát Thái Chumphol, người có trách nhiệm lập biên bản khám nghiệm, cho báo chí biết, th́ tất cả các nạn nhân, có tuổi từ 18-20. Họ bị giết sau khi bị hải tặc Thái Lan hăm bức nhiều làn.


    Đây cũng chỉ là một trong ngàn muôn thảm kịch máu lệ của thân phận VN, từ khi VC cưỡng chiếm được đất nước. Đă có hằng triệu người chết trong ḷng biển, khi t́m tới những địa danh Songkhia, Pulau Tanga, Pulau Bidong, Galang.. Có nhiều cái chết của thuyền nhân thật tức tưởi và oan khiên, mà không bút mực nào viết cho nổi, chẳng hạn như Tàu của Chủ Khách Sạn “Lộc Hotel” ở An Đông, chở trên 500 người, đi bán chính thức nhưng khi tới G̣ Công th́ bị gài bom nổ, chết sạch chỉ có tài công và 3 người may mắn sống sót. Tàu Lập Xương di bán chính thức ngày 22-1-1979, chở 200 người, cũng bị gài bom nổ ngoài biển, chỉ c̣n một vài người may mắn sống sót được Tàu Panama cứu đem vào trại Tị Nạn. Đây cũng chỉ là một vài chuyện nhỏ trong ngàn muôn thảm kịch mà thuyền nhân, đă chịu từ khi phong trào vượt biển bùng nổ vào đầu năm 1977-1989.


    Người vượt biển t́m tự do, ngoài sóng gió băo tố bất thường không biết trước, c̣n chịu thêm cảnh săn đuổi của công an, bộ đội biên pḥng và ghe tàu đánh cá quốc doanh có trang bị súng máy và súng cá nhân. Nhưng hăi hùng nhất vẫn là Nạn Hải Tặc Thái Lan. Bọn này rất hung ác, tàn bạo, sau khi chận bắt thuyền vượt biển, chúng cướp giựt hết tất cả tài sản, đánh đập mọi người, hăm hiếp phụ nữ và bắn bỏ những ai muốn trốn hay chống lại. Sau đó để phi tang, chúng đốt thuyền cho ch́m, giết hết đàn ông và bắt đem theo phụ nữ, hành lạc cho tàn tạ và đem về đất liền bán cho các động đĩ.


    Câu chuyện của một chiếc tàu vượt biển lênh đênh sau 32 ngày bị hải tặc Thái Lan đánh cướp, chỉ c̣n có 52 người sống sót, th́ gặp được Chiến Hạm USN.Dubuque do Đại Tá Alexander chỉ huy nhưng bị từ chối không cứu vớt, khiến cho số người trên chết gần hết. Những người sống sót phải ăn thịt bạn bè để cầu sinh. Viên Đại Tá Mỹ vô nhân đạo trên, bị Bộ Hải Quân Mỹ lột chức và truy tố ra Ṭa Quân Sự.


    Cũng do hằng ngàn câu chuyện đứt ruột của người vượt biển t́m tự do, mà nhân loại ngày nay có thêm một danh từ độc đáo “Boat People”, giống như trước kia người Do Thái, qua cuộc hành tŕnh t́m đường về đất hứa, cũng đă làm nảy sinh danh từ “Holocaust”. Tuy nhiên, nếu đem so sánh, kể cả chuyện người Do Thái bị Đức Quốc Xă tàn sát trong thế chiến 2, th́ thảm kịch vượt biển của người VN trên biển Đông, vẫn bi đát hơn nhiều.


    Năm 1945 VC núp trong Mặt Trận Việt Minh, lợi dụng nạn đói năm Ất Dậu để tuyên truyền và cướp chính quyền từ trong tay người Quốc Gia, nhờ vào súng đạn của người Mỹ. Từ năm 1955-1975 VC gây nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, và đă cưỡng chiếm được VNCH, nhờ Nixon-Kissinger dàn dựng lên Hiệp định ngưng bắn 1973, hợp thức hóa sự chiếm đóng của cọng sản Hà Nội trên lănh thổ Miền Nam.


    Ngày nay, VC lại đem t́nh thương nhớ quê hương VN ra khuyến dụ người tị nạn, mong mọi người ḥa hợp ḥa giải, xóa bỏ hận nước thù nhà. Nhưng VC đă lầm, cho dù đă có nhiều người tị nạn trở về VN nhưng thực tế hầu hết chỉ v́ gia đ́nh. Sau đó ai cũng quay lại miền đất tự do, để chờ một ngày chính thức được theo sau gót voi của Quang Trung Đại Đế về giải phóng Thủ Đo Sài G̣n-Huế-Hà Nội. Ngày đó chắc không xa, v́ hiện nay cả nước đều biết chế độ cọng sản đă sụp đổ toàn diện, từ ư thức hệ, lănh đạo, kể cả huyền thoại Hồ Chí Minh, cho tới đời sống tinh thần, kinh tế, xă hôi. Chính sự xét lại của đảng, đă minh chứng sự sụp đổ trên.


    “Thân phận người Thuyền Nhân VN là thế đó ?!”, Tại sao ngày nay lại có một số người đ̣i bỏ danh từ “Tị Nạn Việt Cộng”? , để đồng hóa chúng ta thành kẻ di dân v́ miếng cơm manh áo, trong lúc đó thật sự chúng ta chỉ bỏ nước ra đi để tị nạn chính trị, v́ không thể nào sống nổi dưới chế độ cầm thú bất nhân vô tổ quốc của VC.


    Bỗng thấy thấm thía vô cùng, khi nhớ lại câu nói của nhà cách mạng vĩ đại trong thế kỷ XX là Cụ Phan Bội Châu “Ṭng Lai Quốc Dân Sở Dĩ Suy Đồi, Chỉ v́ Hai Nguyên Nhân: BỤNG ĐÓI VÀ ÓC ĐÓI”. Từ năm 1930-2012, cọng sản VN đă đấu tranh đẫm máu, giết hại triệu triệu người, cũng chỉ muốn đạt cho được mục đích là đưa Dân Tộc vào con đường cách mạng vô sản, bằng thống trị ngục tù, bằng gầy ṃn đói khát, bằng áp chế dối gian. Nhưng tất cả ngày nay đă trở thành những chiếc đinh rỉ, đóng cứng chiếc quan tài đỏ, trong đó có chứa bao triệu oan hồn VN, kể cả những người đă chết đói năm Ất Dậu 1945, những người sinh bắc tử nam, những thuyền nhân chết trên biển. Và đau đớn nhất là NHỮNG NGƯ DÂN VN, ngày ngày bị Trung Cộng cướp giết trên Biển Đông, khi họ hành nghề chính trên lănh hải của ḿnh. Tất cả là những nhân chứng, bia miệng ngàn đời bôi đen VC trong ḍng sử dân tộc.


    Lúc nào cũng hô hào ḥa hợp ḥa giải dân tộc nhưng kể cả người chết cũng bị dầy mồ, bia kỷ niệm thuyền nhân cũng bị phá bỏ, th́ thử hỏi người sống làm sao yên được khi phải đối mặt với VC ? -/-


    Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

    Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012

    MƯỜNG GIANG

  10. #190
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hẹn Nhau Tại Sài G̣n


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •