Tiếp theo...
Nắp cống vỡ, lộ bêtông cốt tre
Khi bị chất vấn về việc thu phí, ông ta bảo thu phí là để làm “đường tuần tra biên giới, nếu không th́ ai sẽ giữ biên giới cho chúng ta?”. Cách giải thích lạ đời này đă lập tức bị coi là tṛ mèo vớ vẩn. Sao ông ta không đề nghị thu phí giao thông luôn để đánh Trung Quốc lấy lại Hoàng Sa hoặc Trường Sa luôn cho tiện. Hoặc thu phí giao thông để cho Phạm Tuân lại đi giao thông lên vũ trụ chơi chuyến nữa? V́ nếu không th́ ai lấy lại Hoàng Sa, ai đi lên vũ trụ cho chúng ta?
Chỉ riêng cách giải thích này đă cho thấy tư duy Đinh La Thăng, Bộ trưởng một Bộ chiếm ngân sách khổng lồ và đảm bảo một ngành quan trọng của đất nước rành mạch đến đâu.
Điều không b́nh thường là trên ông ta c̣n có Thủ tướng, dưới ông ta c̣n có các Thứ truởng, cục, vụ, viện… lẽ nào như cha ông ta nói “Cháu nó lú th́ có chú nó khôn” mà không ai chỉ bảo cho Đinh La Thăng rằng không được phép lấy cả đất nước và hàng triệu người dân làm chuột bạch như thế.
Nhưng đến khi biện bạch cho việc thu phí, không phải Đinh La Thăng không biết tính toán và không có suy nghĩ. Chính v́ có suy tính, nên khi được giao quyền lực trong tay Đinh La Thăng là Bộ trưởng một Bộ giao thông, anh ta đă cố gắng khai thác nhiều nhất khả năng móc túi người dân bằng những cách hiệu quả nhất. Tất nhiên không tính đến sự hợp lư của những quyết định đó.
Chỉ có điều cái suy nghĩ của ông ta là ai cũng như ông, cũng nhiều tiền như Bộ trưởng hoặc đă từng có thời làm mưa làm gió ở cái ngành nhiều tiền nhất của đất nước là ngành dầu khí.
Khi đổi giờ, anh ta bảo: “Có một điều cụ thể là tôi đi làm lúc 6h30, hơn 7h mới về tôi chả thấy bao giờ tắc đường cả. Mọi người cũng thế thôi…”. Vâng, mọi người cũng thế thôi, cũng sống, cũng đi ra khỏi nhà và về nhà ḿnh, nhưng họ không như ông, ông Đinh La Thăng ạ. Họ không có xe đưa đón, không có nhà cửa to lớn và hàng đống người nịnh bợ, giúp việc cũng như họ đang sống đồng lương chết đói trong t́nh h́nh giá cả hiện nay.
Đặc biệt, họ không có trách nhiệm thay người khác khi đóng tiền tuần tra biên giới vào phí giao thông. Đó là trách nhiệm của cả dân tộc. Trong đó bao gồm cả những người có cái đầu nghĩ ra những thứnày nhưng không bao giờ phải đi xe riêng hoặc bằng phương tiện cá nhân như anh ta.
Họ cũng không thể cứ đúng 6h30 ra khỏi nhà và hơn 7h mới về như ông. Họ c̣n cả đống công việc lo lắng cho cuộc sống của họ và gia đ́nh họ.
Trong tư duy của Đinh La Thăng và bộ sậu của anh ta, anh ta cho rằng “không thể nói phí này đánh vào người nghèo” th́ tôi không hiểu anh ta đang nói với ai?
- Thứ nhất, nếu không đánh vào người nghèo, th́ có nghĩa là yên tâm khi đánh vào người giàu th́ không sao? Cứ đánh thoải mái miễn là nó c̣n nôn ra được tiền? Có phải đây chính là tư tưởng “kinh tế thị trường định hướng XHCN” quái gở mà chúng ta đang lần ṃ trong đó? Nghĩa là cứ làm giàu đi, đến khi nào cần tao không tịch thu, công hữu được cách này th́ sẽ có cách khác buộc mày phải nôn tiền?
- Thứ hai, khi tăng thuế đường, thuế xe, xăng… tất cả mọi thứ sẽ tăng giá buộc mọi người phải chịu vào cước xe. Bà nông dân đi viện, ông công nhân về nhà thăm quê, họ đi bộ măi được sao? Vậy những khoản đó đánh vào ai? Hay nó đánh vào những người tham gia giao thông bằng xe nhà nước như anh bộ trưởng họ Đinh này?
Thậm chí, một tay Thứ trưởng của anh ta c̣n giải thích là mỗi chuyến xe thêm mấy triệu chia đều bao nhiêu hành khách không đáng bao nhiêu, hoặc ngành vận tải congtennơ là siêu lợi nhuận nên thêm mỗi chuyến vài triệu không ảnh hưởng. Đúng là miệng lưỡi từ những cái đầu dốt nát và không thể nói ǵ hơn là ngu xuẩn. Tại sao anh ta không hiểu rằng đời sống người dân đă tích tụ quá nhiều những cái “không lớn” như anh ta đă dẫn ra để đang đi đến sự khốn đốn? Và có phải quyền lực được giao cho anh ta th́ anh ta có quyền tước đoạt từ tay người dân đồng tiền mồ hôi xương máu của họ bằng những chính sách bất hợp lư?

Cột km bị găy, lộ ra tre thay cốt thép.
Tại sao anh ta không hiểu rằng ngành nọ, ngành kia siêu lợi nhuận như anh ta nói th́ nhà nước đă sẵn sàng tṛng vào cổ họ những sợi dân thuế má khác nhau.
Tại sao có một ngành siêu lợi nhuận hơn cả, là tệ tham nhũng của công, đặc biệt là trong các công tŕnh giao thông ông ta không nhắm vào đó mà lấy lại tiền bị cướp đi?
Cuối cùng, chẳng có thể nói ǵ hơn, là khi một người được giao trọng trách mà ăn nói quàng xiên, ra lệnh ấm ớ, đặc biệt không biết ḿnh đang phục vụ đối tượng nào, th́ đời sống người dân cứ như giao vào tay kẻ đánh bạc. Và cả đất nước, dân tộc ta lại tiếp tục biến thành những con chuột bạch không cần bảo hiểm.
Nhưng, trên hết là thân phận người dân, cứ ṃn mỏi nôn sạch từ những đồng tiền cắc nhỏ nhất trong đáy quần cho đến tài sản chắt chiu bao đời cho thỏa cơn khát tiền hiện nay của nhà nước. Cơn khát đó đang được giải khát bằng những lư do vớ vẩn và sự ngụy biện của quan chức để mục đích cuối cùng là người dân nôn ra những thứ họ cần.
Những điều đó không có ǵ lạ, chính sách đó diễn đi, diễn lại quá nhiều qua nhiều thời kỳ. Nhưng khi một Bộ trưởng dám thừa nhận rằng: “Tôi bị ’chửi’ suốt” như một chuyện b́nh thường mà không suy nghĩ, th́ đó là đă đến lúc không c̣n ǵ để nói thêm.
18/3/2012
Nguyễn Hữu Vinh
Bookmarks